Typo

Page 1

TYPOGRAPHY


TYPOGRAPHY // HỌC THÔI CHƯA ĐỦ Chào mừng bạn đến với Typography, dù bạn đang là ai ở hiện tại thì khi bạn đã sẵn sàng để lật tiếp những trang tiếp theo trong cuốn Ebook này thì tôi mong rằng từng kiến thức mà tôi tích luỹ được khi đang trên con đường thiết kế này sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu thiết kế là sự kết hợp tuyệt vời của màu sắc, bố cục, hình ảnh thì Typography là một loại hình nghệ thuật kết hợp các chữ cái để làm đối tượng khai thác, khiến các con chữ không còn là công cụ truyền đạt thông tin bình thường nữa mà giờ đây nó còn mang cho mình tính nghệ thuật cao và sự khoa học trong thiết kế. Bất cứ đâu trong cuộc sống này Typography đều hiện hữu trước mắt bạn. Khi bạn đặt tay viết một dòng chữ, bạn trình bày 1 đoạn văn bản thì đó cũng chính là Typography nhưng đó chỉ là một cách thức trình bày và kỹ thuật mà bản năng chúng ta tự có. Nghệ thuật Typography sẽ là nơi cho chính bản thân của bạn được dùng chính phong cách và kỹ thuật của riêng bạn để tạo ra những sản phẩm không chỉ đẹp về mặt hình thức mà có thể nó còn tạo ra những câu truyện, những thông điệp rộng hơn mà bạn muốn truyền đạt đến người xem. Hy vọng rằng sau khi bạn đọc xong cuốn Ebook này sẽ giúp cho bạn có một kiến thức bao quát và giúp cho bạn có được những tác phẩm Typography thật đẹp và mang đậm tính nghệ thuật và phong cách của cá nhân bạn.


- Chương 1: Lịch sử Typography > Quá trình hình thành - Chương 2: Typography là gì? > Font là gì? > Typeface là gì? > Các nhóm typeface - Chương 3: Kết hợp font trong thiết kế > Kết hợp Sans-Serif > Kết hợp Sans-Scripts > Kết hợp Sans-Decorate - Chương 4: Kỹ thuật trong Typography > Kỹ thuật dùng Shape > Sự tương phản > Dùng Line Tool > Dùng Clipping Mask > Áp dụng độ dầy - mỏng của font - Chương 5: Các nguyên tắc trong Typography > Kern chữ > Thiết kế dễ đọc > Phân cấp nội dung > Khoảng cách hợp lý



Sự hình thành của chữ không bắt nguồn từ bản chất của nó mà gắn liền với sự hình thành và phát triển của văn minh nhân loại. Chữ viết bắt đầu từ cội nguồn cuộc sống của những người nguyên thủy chuyên sống trong hang đá, phát triển song hành với sự hình thành của văn minh đời sống, dẫn đến sự hình thành bảng chữ cái, và kế đến phát minh ra chữ và kỹ thuật in ấn. Ngày nay với các phương tiện hiện đại chúng ta hiển nhiên có thể học được cách dùng chữ một cách hiệu quả và thẩm mỹ, nhưng không thể không biết đến nguồn gốc để hiểu được tại sao chữ lại xuất hiện và tồn tại đến ngày nay, qua đó có thêm nhiều hiểu biết về quá khứ. Những cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành chữ sẽ được giới thiệu. Vài thời điểm, niên đại và chi tiết có thể khác nhau bởi nhiều nguồn tư liệu nhưng bản chất của các sự kiện vẫn như nhau, là diễn tiến của một quá trình vinh quang bắt đầu từ những hình vẽ thô sơ trong hang động cho đến những bit, byte của ký tự kỹ thuật số sau này.


Vào khoảng năm 20.000 trước công nguyên, các bức tranh trong hang động là bằng chứng đầu tiên của việc ghi lại hình ảnh. Giao tiếp bằng chữ viết được phát triển tầm 17.000 năm sau đó bởi người Sumerian, là vào khoảng năm 3500 trước công nguyên. Họ được biết là đã ghi lại những câu chuyện và những thứ cần thiết lưu trữ bằng cách sử dụng hình vẽ đơn giản về các đối tượng hàng ngày, được gọi là chữ tượng hình Pictograms.


Khi nền văn minh trở nên tiên tiến hơn, họ đã trải qua một nhu cầu giao tiếp khái niệm phức tạp hơn. Khoảng năm 3000 trước công nguyên, chữ tượng hình Ai Cập kết hợp các biểu tượng đại diện cho suy nghĩ hay ý tưởng, gọi là chữ tượng hình ideograms, cho phép sự biểu hiện của khái niệm trừu tượng hơn so với các chữ tượng hình Pictograms. Một biểu tượng cho một con bò có thể có nghĩa là thực phẩm, biểu tượng của ánh mặt trời kết hợp với các biểu tượng cho một người đàn ông có thể ban thánh thể tuổi già hoặc cái chết. Chữ số la mã (Roman) ngày nay mà chúng ta thường sử dụng chính là các chữ tượng hình ideograms. I, II, III và đại diện cho các ngón tay của bàn tay, V là bàn tay mở, và IV là bàn tay mở trừ đi một ngón tay.


Năm 1600 trước công nguyên, người Phoenicia đã phát triển biểu tượng cho âm thanh, gọi là chữ tượng thanh phonograms. Họ gọi con bò là aleph, được sử dụng để đại diện cho âm thanh “A” và gọi nhà là beth, đại diện cho âm thanh “B”. Ngoài âm thanh, ghi âm cũng có thể là lời nói. Ngày nay, bảng chữ cái của chúng ta vẫn còn chứa nhiều chữ tượng thanh như: % Cho phần trăm,? Đối với câu hỏi, và $ đối với đồng USD.



TYPOGRAPHY




Người Phoenicia được ghi nhận là những người phát triển thực sự đầu tiên bảng chữ cái alphabetmột tập hợp các biểu tượng đại diện cho âm thanh ngữ nói, mà có thể được kết hợp để đại diện cho ngôn ngữ nói. Vốn là một xã hội phát triển có nhiều thương gia đi biển, họ giao dịch với nhiều nền văn hóa, truyền bá chữ cái của họ trên khắp thế giới phương Tây. Khoảng 1.000 trước Công nguyên, bảng chữ cái Phoenician đã được những người Hy Lạp, người đã phát triển nghệ thuật của chữ viết tay (handwriting) ra nhiều phong cách. Bảng chữ cái bắt nguồn từ hai chữ cái Hy Lạp đầu tiên là alpha và beta. Vài trăm năm sau đó, người La Mã sử ​​dụng bảng chữ cái Hy Lạp như là cơ sở cho các chữ cái viết hoa mà chúng ta biết ngày nay. Họ rất tinh thông nghệ thuật handwriting, tạo ra nhiều phong cách đặc trưng của chữ mà họ sử dụng cho các mục đích khác nhau. Họ tả một cách cứng cáp, kịch bản chính thức dành cho bản thảo quan trọng và các văn bản chính thức và một phong cách không chính thức công nhanh hơn cho các chữ cái và các loại thông thường của văn bản. By AD 100, người La Mã đã phát triển một ngành công nghiệp sách phồn thịnh và, như chữ viết tay Roman tiếp tục phát triển, chữ thường và hình thức thô của dấu chấm câu được dần thêm vào.


Năm 1448, Johanner Gutenberg đã phát minh ra phương pháp in ấn đầu tiên tại Mainz-Đức


Thế kỷ XV là thời điểm then chốt cho giao tiếp bằng văn bản. Bản thảo được trân trọng như một thứ của cải hiếm khi xuất hiện bên ngoài tu viện hoặc các tòa án của hoàng gia. Chữ viết được dành riêng cho những đặc quyền đặc lợi. Trong thực tế, không đến 1/10 dân số châu Âu có thể đọc. Năm 1448, mọi thứ thay đổi với sự ra đợi của ngành in. Johanner Gutenberg, một thợ kim hoàn từ Mainz-Đức, đã phát minh ra phương pháp in dấu. Phát minh này thưc sự đã làm thay đổi thể giới, không còn những người chép thuê vất vả hàng tháng, hàng năm, thậm chí cả đời để chép tay những cuốn sách. Trong khi người ta thường nói Gutenberg phát minh ra cả báo chí in và các bản chữ kim loại, thực tế không phải vậy. In ấn đã được sử dụng vài trăm năm ở Trung Quốc và ít nhất vài thập kỷ ở châu Âu. Mặc dù còn thô sơ nhưng con chữ kim loại đã được đúc thành công một vài năm trước đây ở Hà Lan. Tuy nhiên chính Johann Gutenberg đã làm cho những công nghệ trước đó trở nên thiết thực hơn. Trong 50 năm tiếp theo là sự bùng nổ của in ấn trên toàn châu Âu, và vào năm 1500, hơn 10 triệu bản của gần 3500 tác phẩm đã được in và phát hành. Sự lan rộng chưa từng có về kiến thức ​​ kỹ thuật và xã hội lan truyền khắp thế giới phương Tây. Việc phổ cập giáo dục được bắt đầu.



Từ Tiếng Hy Lạp, “typography” được ghép nối bởi τύπος – typos mang nghĩa “hình thức” và γράφειν – graphein nghĩa là “viết”. Hiểu một cách đơn giản, Typography là nghệ thuật và kỹ thuật của việc sắp xếp chữ. Giống như bạn đang chơi ấy mà: hãy ghép các kí tự với nhau sao cho dễ đọc nhất có thể, mang thông điệp nhiều nhất có thể và phù hợp nhất có thể. Typography là quá trình tạo ra một “hình ảnh đồ họa” trực quan thông qua việc thể hiện văn bản chữ cái, tức là, hình ảnh bằng ngôn ngữ và có thể đọc được, nhờ vậy các nhà thiết kế có nhiều cách khác nhau để thể hiện thông điệp của sản phẩm đến người tiêu dùng. Tùy thuộc vào mục đích, Typography được sử dụng để tối ưu hóa việc đọc - Text typography hoặc để hiển thị - Display typography. Hiệu quả của thiết kế làm nên sự khác biệt lớn đến cách đọc và cảm nhận về thông điệp được gửi gắm qua thiết kế đó. Và tất nhiên, hiệu quả Typography đạt được chủ yếu nhờ vào các yếu tố về kết hợp font, kích thước, khoảng cách và màu sắc.


FONT


Theo định nghĩa truyền thống, thì một font là một bộ chữ cái thuộc một typeface với kích thước và định dạng xác định. Nói dễ hiểu, thì 8pt-Arial và 10pt-Arial là hai font khác nhau, cũng như Arial Bold và Arial Italic cũng là hai font khác nhau. Tuy nhiên vào thời kỹ thuật điện tử phát triển, với sự ra đời của font máy tính thì định nghĩa của font cũng bị biến đổi, do trên máy tính việc thay đổi kích cỡ của một bộ chữ trở nên đơn giản hơn bao giờ hết, vì các font được định dạng vector, có thể phóng to, thu nhỏ tuỳ ý. Chính vì vậy, định nghĩa về font được rút lại chỉ còn là một bộ chữ cái thuộc cùng typeface với định dạng xác định. Nói cách khác, 8pt-Arial và 10pt-Arial bây giờ là thuộc cùng 1 font, nhưng Arial Bold và Arial Italic vẫn là hai font khác nhau.



Typeface hay còn được gọi là Font family, hay kiểu chữ, là một bộ các chữ cái có cùng điểm chung trong thiết kế. Nói cách khác, mỗi typeface là tập hợp các ký tượng, mỗi ký tượng đại diện cho một chữ cái, số, dấu câu và các biểu tượng khác. Tóm lại, typeface là một định nghĩa rộng hơn, nó bao trùm khái niệm font vì nó không chịu giới hạn về kích thước cũng như định dạng. Chúng ta có thể nói là sử dụng typeface Arial kích thước 10pt với định dạng Bold Italic, nhưng nếu dùng khái niệm font thì phải nói là sử dụng font Arial Bold Italic với kích thước 10pt (thậm chí là sử dụng font 10pt-Arial Bold Italic theo định nghĩa truyền thống). Vậy thì có bao nhiêu nhóm typeface??? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các nhóm typeface cơ bản nhé.



Serif là tập hợp những chữ cái, số và kí hiệu,… chứa những nét mảnh nhỏ và có đường chân ở mỗi kí tự và kí hiệu, thường đặc trưng cho các kiểu chữ đánh máy. Hãy vơ lấy một cuốn sách bất kì mà bạn đang sở hữu. Xác xuất là 80% bạn sẽ có một cuốn sách có nội dung được viết bằng loại chữ Serif – Chữ có chân. Serif thường đem lại cảm giác nghiêm trang và cổ điển. Bên cạnh đó khi sử dụng Serif, người đọc còn cảm nhận được sự chắc chắn (biểu hiện ở những nét gạch mảnh nhỏ của từng kí tự). Vì thế nó tạo được sự tin tưởng và cũng chính vì lý do đó, Serif được sử dụng để gửi mail, thư từ về thương mại, các văn bản mang tính trang trọng, thông điệp quảng cáo và nhiều loại phương thức truyền thông khác. Serif được dùng hầu hết cho phần nội dung chính bởi phần chân của chúng gần như tạo thành các đường thẳng giúp cho mắt người đọc lướt thông tin nhanh hơn đồng thời không gây mỏi mắt. Loại chữ này còn có một đặc điểm mà bạn cần lưu tâm. Chúng hoạt động rất tốt tại những nơi có mật độ chữ dày như sách hoặc báo và trong lĩnh vực in ấn. Một trong những font Serif nổi tiếng nhất ở Việt Nam đó là Time new roman, điển hình ứng dụng tại các văn bản mang tính trang trọng nghiêm túc như giáo trính, luận văn, sách báo...


SANS-SERIF


Chúng ta có chữ có chân và đương nhiên sẽ có chữ không chân rồi. Trong tiếng latin, Sans-Serif có nghĩa là “without serif – không có chân”, là tập hợp tất cả các chữ cái, số, kí tự không có các đương mảnh (chân) Đặc trưng của Sans-serif là có cấu trúc đơn giản và gọn gàng, đem lại cảm giác trẻ trung hiện đại, thân thiện nhưng cũng không kém phần tinh tế. Một trong những đặc điểm nổi bật của Sans-serif là không bị biến dạng khi phóng to thu nhỏ đồng thời hiển thị rất tốt trên màn hình điện tử chính vì vậy chúng thường được sử dụng trong các trang web, điện thoại… Bạn thử kiểm tra hệ điều hành window hay điện thọai của mình dùng loại chữ gì để hiển thị nhé. Khi hiển thị một đoạn thông tin ngắn Sans-serif đem lại tốc độ đọc nhanh hơn Serif chính vì vậy chúng rất được ưa chuộng trong các chiến dịch truyền thông. Trên đường về nhà bạn hãy thử chú ý xem các banner khẩu hiệu hay poster nhé, chắc chắc bạn sẽ phát hiện ra ngay đặc điểm chung của chúng.

24


Scripts


Script là kiểu chữ bắt chước chữ viết tay. Các kiểu chữ này thường không thích hợp sử dụng trong phần thân văn bản vì chúng gây rối mắt và khó đọc hơn 2 kiểu chữ kể trên. Script được dùng trong các văn bản mang tính trang trọng hoặc cả các văn bản có tính thân mật nhưng cần sự nhấn mạnh. Script là sự lựa chọn hàng đầu cho các loại thiết kế thông cáo mang tính cá nhân. Tuy nhiên ta nên hạn chế sử dụng Script trong các loại văn bản trong các môi trường có tính tổ chức cao vì chúng không thể hiện được quyền lực và uy tín cho văn bản. Được phát triển từ chữ viết tay sau đó phát triển thành kiểu chữ mang tính nghệ thuật và tao nhã. Script được áp dụng khá hiệu quả trong việc tạo ra cảm giác hài hước hay tinh tế như một sáng tạo nhỏ cho bước tiến của công nghệ thông tin.


Decorate


Tất cả những nhóm chữ không thuộc 3 nhóm kể trên được xếp vào nhóm chữ trang trí. Công dụng của Decorate được thể hiện như chính tên gọi của nó, chúng chỉ được dùng chủ yếu cho việc tạo ra các đối tượng trang trí hoặc làm điểm nhấn mạnh cho các phong cách mà designer muốn thể hiện hoặc sử dụng trên nền các tác phẩm với kích thước lớn để giảm đi các khoảng trống không cần thiết (như các loại tiêu đề). Với hình dạng khuôn chữ dày đậm có thể thu hút ánh nhìn và tạo ra một phong cách mới mẻ. Ngoài ra, Decorate còn được dùng để thể hiện các loại emotion và minh họa cho một số thể loại riêng biệt hay một cột mốc thời gian cụ thể. Tuy nhiên,do các đường stroke đặc trưng nên Decorate không thích hợp sử dụng cho các đoạn văn bản dài hay chữ với kích thước nhỏ. Bạn nên tránh sử dụng nó trong các loại báo tin tức hay báo cáo về kinh doanh, vì nhóm font Decorate có xu hướng làm giảm đi tính trung lập quan trọng trong nội dung văn bản mà các tổchức hay tập thể thường lấy làm mục tiêu hàng đầu cho các văn bản của họ.


03


Untitled, 2017 Lý Tuấn Khiêm


SANS


Đây là cách kết hợp cơ bản nhất trong tất cả các cách kết hợp fonts khác mà bạn biết đến. Vì nó đơn giản và dễ áp dụng trong nhiều tình huống khác nhau. Cách kết hợp này bạn sẽ nhìn thấy nhiều nhất trong văn bản: báo cáo, đồ án, luận án, đơn từ,… Nhưng đôi lúc bạn cũng sẽ bắt gặp cách kết hợp này trong thiết kế. Tại sao? Tại vì chính sự đơn giản và dễ áp dụng nên thường sẽ mang tính đơn điệu và hiệu quả cao trong thông điệp mà sản phẩm muốn mang đến. Nếu bạn cần một thông điệp tinh tế, đơn giản thì cách kết hợp fonts này dành cho bạn. - Ưu điểm: + Dễ áp dụng, dễ đọc. + Tạo cảm giác không cầu kì trong sản phẩm, ấn phẩm. - Khuyết điểm: + Không truyền tải được nhiều thông điệp trong sản phẩm, tác phẩm. + Chỉ phát huy tốt khi làm về tạp chí, văn bản.


Untitled 1, 2018 Lý Tuấn Khiêm


Untitled 2, 2018 Lý Tuấn Khiêm




Scripts SANS


Nếu cách kết hợp giữa Serif - Sans là cơ bản và thuần khiết trong văn bản, thì đến với sự kết hợp này sẽ là hiện đại và thanh lịch, đây cũng là kiểu kết hợp hầu như ngày này được các Designer sử dụng nhiều nhất và phổ biến ngày này. Scripts là bộ typeface được tạo ra và mô phỏng lại theo dạng viết tay nên khi nói đến Scripts thì chắc chắn trong nó luôn có những đường line cong dư thừa và uốn lượn để tạo ra độ thẩm mỹ cao và thu hút được ánh nhìn. Vì ai cũng thích cái đẹp, Scripts lại là typeface mang cho mình nét đẹp mà ai cũng phải muốn nhìn ngắm. Sans như bạn đã biết nó là bộ typeface không chân, và được sử dụng hầu như trong tất cả các nội dung vì có cấu trúc đơn giản, dễ đọc mà còn mang trong mình tính hiện đại và tinh tế. Thông thường cách áp dụng này thì chủ đề chính sẽ sử dụng Scripts, còn nội dung hay tiêu đề phụ






Decorate SANS


Ngoài cách kết hợp Sans - Scripts ra thì cách phối hợp giữa Sans - Decorate cũng là một trong những cách kết hợp mang đậm tính độc lạ. Vì nhóm Decorate này là các nhóm typeface khác do chính người thiết kế tạo ra hoặc biến tấu nên khi bạn dùng cách kết hợp này sẽ giúp bạn tạo ra những bản thiết kế mà chỉ có bạn tạo ra được mà thôi. Người khác sẽ không thể hiểu và biết được chính xác cách bạn tạo ra tác phẩm. Bạn hãy tham khảo qua vài tấm hình mẫu để có thể hình dung và biết thêm những cái hay mà cách kết hợp này mang lại nhé. Vì đây cũng là cách kết hợp khá nâng cao nên bạn sẽ phải học thêm khá nhiều kỹ năng về cách thêm nét cho font.




04 TRONG TYPOGRAPHY


Vậy là chúng ta đã cùng nhau đi hết các khái niệm cơ bản nhất trong Typography bây giờ đây tôi sẽ thống kê cho bạn các kỹ thuật mà các Designer thường sử dụng trong Typography. Mong rằng thông qua chương này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức có thể là trước đó bạn chưa hề biết đến. Nếu chỉ đơn thuần ghép những con chữ với nhau thôi thì đó đã là cách làm đơn giản nhất trong Typography mà gần như ai mới bắt đầu cũng có thể làm được thông qua vài tiếng hay thậm chí vài chục phút thực hành. Nhưng để có thể thành thạo và tạo ra nhiều tuyệt tác thì kỹ thuật trong Typography là đóng vai trò quan trọng vì mỗi Designer họ đều có tư duy và cách áp dụng kỹ thuật khác nhau, mục đích và dụng ý trong tác phẩm cũng khác nhau. Nên từ đây bạn sẽ thấy có rất nhiều tác phẩm đẹp mà không hề có điểm dừng trong kỹ thuật. Nào còn bây giờ thì hãy cùng tôi khám phá những kỹ thuật cơ bản nhất trong Typography là gì nhé! Hãy áp dụng nó thật nhiều và nhuần nhuyễn thì bạn sẽ tạo ra những tác phẩm mà ai cũng phải ghen tị và tò mò về cách làm của bạn đấy.



Dùng shape trong Typography là một kỹ thuật thường được áp dụng nhiều trong các thiết kế. Vì nó là một công cụ có sẵn và độ hiệu quả của nó cũng rất cao. Vì nó sẽ khiến cho bạn có cảm giác tác phẩm Typography của bạn không bị rời hay trơ trọi mà được chứa đựng gọn gàng trong Shape. Và shape an toàn để áp dụng thường sẽ là: hình tròn, hình vuông, hình chữ nhất, hình thoi,... Hãy hạn chế sử dụng các hình có quá nhiều cạnh (từ 6-8 cạnh trở lên) vì nó sẽ phá hỏng mọi thứ của bạn nếu bạn không biết cách kiểm soát.





Chữ bắt buộc phải đáp ứng điều kiện quan trọng nhất là dễ dàng cho việc đọc, điều này góp phần không nhỏ trong sự thành công của thiết kế. Bạn hãy chắc chắn rằng màu chữ của bạn đủ tương phản để có thể dễ dàng đọc trên bất kỳ một hình ảnh nào. Nếu bạn sử dụng hình ảnh tối, lựa chọn tốt nhất cho bạn là chữ màu trắng hoặc những màu tươi sáng. Ngược lại, nếu bạn có một hình ảnh sáng, hãy sử dụng những màu chữ tối để tạo sự tương phản rõ ràng giữa các yếu tố.






LINE


Tiếp theo đó là dùng line, nếu shape là cách tạo cảm giác an toàn và bổ sung cho bố cục hoàn hảo thì Line cũng như thế nhưng nó lại giúp bạn hạn chế những không gian âm (không gian trống) trong bố cục Typography của bạn. Vì nếu bạn không hạn chế được điều này, sẽ không giúp bạn tạo cảm giác cân bằng mắt trong tác phẩm và khiến cho Typography trở nên rời rạc và không nhất thống.






CLIPPING MASK


Clipping Mask là kỹ thuật lồng hình ảnh vào các khối. Nếu bạn chưa từng dùng kỹ thuật này vào trong Typography của bạn thì tin mình đi hãy thử một lần rồi bạn sẽ thấy được độ hiệu quả của nó. Ngoài việc giúp cho Typography của bạn nhìn nghệ thuật hơn, hiện đại hơn thì nó còn gián tiếp giúp bạn truyền đạt được nhiều thông tin hơn nữa trong thông điệp mà bạn muốn hướng đến. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều trong các Poster, Banner.







Trong một bộ typeface nó sẽ có rất nhiều styles (thuộc tính fonts) khác nhau. Với những bộ Typeface chất lượng thì sẽ dao động từ (6 styles - 12 styles) hoặc nhiều hơn nữa tuỳ vào người tạo ra typeface. Nhưng tạo ra mục đích là muốn cho bạn thêm nhiều option trong thiết kế, vậy lúc này bạn hãy thử tạo ra 1 tác phẩm chỉ duy nhất với một bộ typeface nhưng áp dụng nhiều style (thuộc tính) khác nhau một cách chặc chẽ xem? Bạn sẽ bất ngờ vì kết quả mà nó mang lại lắm








05 TRONG TYPOGRAPHY


Hầu như mọi thiết kế đều có một điểm chung đó là chữ. Tuy chữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tạo tinh thần chung cho các dự án từ CV đến danh thiếp và các website nhưng nó cũng thường bị chúng ta gạt sang một bên, thay vào đó, ta tìm kiếm những bức ảnh đẹp hay thiết kế đồ họa bắt mắt. Từ điển Merriam – Webster định nghĩa typography là “kiểu dáng, sự sắp đặt hay diện mạo của các con chữ trên trang giấy”. Việc không chú ý lựa chọn và sắp xếp cẩn thận các typeface trong thiết kế sẽ khiến tác phẩm của bạn kém hấp dẫn và không hiệu quả. Vì vậy nếu bạn muốn dự án thiết kế của mình tốt hơn thì hãy đầu tư nhiều thời gian hơn học về typography. Có thể bạn sẽ đặt ra câu hỏi: “Có phải nghệ thuật sắp chữ không phải là một môn phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ thuật?”. Không hẳn là như vậy. Thực tế thì trong cuốn sách online Practical Typography, Matthew Butterick đã biện luận rằng việc học một cách thật đơn giản và áp dụng một số quy tắc cơ bản sẽ giúp bạn vượt xa dẫn trước các designer khác. “Đây là một phát biểu táo bạo nhưng tôi ủng hộ nó: nếu bạn học và tuân theo năm quy tắc về typography này thì bạn sẽ trở thành typographer giỏi hơn 95% nhà văn chuyên nghiệp và 70% designer chuyên nghiệp.” — Matthew Butterick.


KERN


Kerning là việc căn chỉnh khoảng cách giữa các ký tự, và giúp cho các ký tự được sắp xếp một cách trực quan, gọn gang, dễ đọc. Nghe thì có vẻ đơn giản, nhưng một thiết kế Kern kém chất lượng là một trong những lỗi “chết người” nhất của dân thiết kế. Vì vậy, kỹ năng kerning là bài học cơ bản mà bất kỳ người làm Typography cần nắm được.





Mục đích quan trọng của thiết kế là truyền tải thông điệp đến người xem; bởi vậy dù bạn có làm gì thì vẫn phải chú ý đến việc giữ cho tác phẩm của mình luôn ở trạng thái dễ đọc nhất. Nhiều bạn làm Typography quá lạm dụng vào chữ IN HOA. Chữ in hoa giúp văn bản nổi bật hơn, chỉ ra được ý chính nhanh nhất; nhưng nếu có quá nhiều chữ in hoa trong văn bản thì tất cả các ký tự đều cao ngang bằng nhau, không có lên xuống, cao thấp, nên người xem rất khó phân biệt được các ký tự. Ngoài ra, kích thước của chữ cũng quyết định độ rõ rang của văn bản. Chữ quá nhỏ thì khó đọc, và không lấy được thiện cảm của người xem. Để biết được cỡ chữ nào phù hợp, bạn nên hỏi ý kiến một vài người xung quanh vì đôi lúc có thể bạn thấy dễ đọc nhưng với người khác thì không.





Trong thiết kế, nội dung được chia rõ ràng từng phần thì dễ truyền đạt thông tin cần thiết đến người đọc, và cũng nhấn mạnh thông tin nào là quan trọng. Để phân cấp nội dung, người làm Typography có thể sử dụng font chữ, màu sắc hoặc kích thước để nhấn mạnh thông tin. So sánh 2 hình ảnh trên ta có thể thấy: cùng một thông tin nhưng thiết kế bên phải có sử dụng kích thước, màu sắc và độ nặng của chữ nên người đọc dễ dàng tiếp thu được nội dung chính của thư mời, ngày và giờ của bữa tiệc. Bên cạnh đó, thiết kề này mang tính thị giác cao hơn nên não của người xem dễ nhận biết và ghi nhớ hơn.





Người làm thiết kế cần chú ý giữ khoảng cách giữa các từ phù hợp, tránh mắc lỗi khoảng cách quá rộng hoặc quá hẹp, khiến văn bản có nhiều lỗ hổng và trông rời rạc. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp và tùy vào font chữ để cân chỉnh sao cho phù hợp, không phải tất cả các trường hợp và font chữ đều giống y chang nhau.





Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.