ĐỀ CƯƠNG TỐT NGHIỆP BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN TRÀNG AN

Page 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KIẾN TRÚC

ĐỀ CƯƠNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN TRÀNG AN

SVTH: HUỲNH KHƯƠNG DUY MSSV: 17510201046 GVHD: THẦY ĐẶNG THANH HƯNG


MỤC LỤC

01 07 20 21

A. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

B. XÁC ĐỊNH SỐ LIỆU, TIÊU CHUẨN CƠ SỞ.

C. XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG TRÌNH.

D. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC.

28 36 39

E. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG.

F. TIÊU CHÍ THIẾT KẾ.

G. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

A. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI Tên đề tài: Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An Thể loại công trình: Bảo tàng Lý do chọn đề tài: Bảo tàng là một loại hình công trình bảo tồn văn hóa, di tích và tinh hoa của nhân loại. Để có một thế hệ am hiểu và trân trọng văn hóa thì việc đầu tư vào công trình bảo tàng là một bước đi không thể thiếu. Việt Nam là một quốc gia dồi giàu danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Bề dày lịch sử của Việt Nam và sự phong phú đa dạng trong tự nhiên, trong con người không bao giờ là cãn kiệt để khai thác. Song giới trẻ đang dần thờ ơ với chiều sâu văn hóa và lịch sử của quốc gia. Vì thế cần thiết để đầu tư vào công trình bảo tàng mở hơn với cộng đồng và khuyến khích nghiên cứu, bảo tồn, học tập và đặc biệt là gần gũi với người dân. Tràng An là một địa danh nổi tiếng bởi sự đa dạng phong phú trong địa chất, phong cảnh và bề dày khảo cổ. Các di tích ở Tràng An có bề dày lịch sử trãi dài từ thời kỳ đồ đá cũ, qua 3 triều đại vua phong kiến cho đến thời nay. Các di tích này là minh chứng cho bề dày lịch sử ở Tràng An nói riêng và Việt Nam nói chung.

1


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

1. Định nghĩa - Đặc Trưng: 1.1. Định nghĩa: Bảo tàng là cơ quan thực hiện nhiệm vụ sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu các di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên hay con người và môi trường sống của con người nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu, học tập, tham quan và cảm thụ văn hóa của cộng đồng. Bảo tàng không những lưu giữ văn hóa mà còn là bộ mặt của địa phương. Bảo tàng có 5 chức năng chính như sau: - Sưu tập. - Lưu trữ. - Bảo tồn. - Nghiên cứu. - Trưng bày.

1.2. Đặc trưng của Bảo tàng: Bảo tàng hiện đại thường có 2 chức năng chính là: 1.Nghiên cứu khoa học: thu thập, cất giữ các tư liệu về sự phát triển của tự nhiên và xã hội và những vật quý hiếm, có giá trị thẩm mỹ cao. Sau khi đã nghiên cứu, xác định khoa học về những tư liệu, gốc tích đó, bảo tàng tiến hành các biện pháp giữ gìn, bảo quản và tu sửa các di tích gốc để thực hiện công tác nghiên cứu và cung cấp tư liệu cho cộng đồng. 2.Giáo dục: các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ cập của bảo tàng đều phải dựa trên các hiện vật trưng bày và tư liệu có trong kho bảo quản.

3

2


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

2. Phân loại - Phân cấp: 2.1. Phân loại: Phân loại theo: chủ đề, đặc tính, quy mô, cơ cấu hành chính.

2.1.1. Theo cơ cấu hành chính: Xã: nhà truyền thống. Huyện: Bảo tàng, nhà truyền thống. Tỉnh: Bảo tàng tỉnh hay địa phương hay thành phố. Trung ương: Bảo tàng quốc gia.

2.1.2. Theo chủ đề: Bảo tàng tổng hợp Có nhiệm vụ thu thập, lưu giữ, bảo quản và trưng bày với cộng đồng quần chúng tài liệu, hiện vật về: lịch sử, tự nhiên, khoa học,... Loại bảo tàng thường đại diện cho một địa phương nên, một quốc gia nên có thể gọi là bảo tàng chính trị.

Bảo tàng chuyên ngành Là loại bảo tàng thu thập tài liệu, hiện vật và trưng bày các hiện vật có giá trị chuyên ngành phân loại theo từng ngành khác nhau như khoa học - nghệ thuật, âm nhạc,..

3


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

Bảo tàng Lịch sử Loại bảo tàng này có thể được xây dựng ngay tại vị trí di tích lịch sử có chức năng bảo tồn di tích đồng thời thu thập và trưng bày các hiện vật mang giá trị lịch sử di tích hay lịch sử.

Bảo tàng tự nhiên Loại bảo tàng chuyên thu thập, nghiên cứu và trưng bày hiện vật mang giá trị tự nhiên. Những hiện vật có thể là cây cối động thực vật, sản phẩm khảo cổ, hóa thạch có ý nghĩa trưng bày bề dày và phong phú tự nhiên của vùng.

Bảo tàng danh nhân Lưu giữ những hiện vật có liên quan đến nhân vật nổi tiếng, có ý nghĩa với đất nước hoặc vùng trong nhiều lĩnh vực như chính trị, khoa học, nghệ thuật,... Ví dụ: Bảo tàng Lenin, Bảo tàng Hồ chí Minh,...

4


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

2.2. Phân cấp: Bảo tàng có thể được phân cấp theo mức độ bảo quản, ứng dụng khoa học kỹ thuật bảo quản hiện vật. ●

Phân cấp theo sức chịu lửa.

Phân cấp quản lý hành chính: xã, huyện, trung ương, tỉnh.

Phân cấp quản lý theo chuyên môn: cơ quan quản lý văn hóa, di sản, cơ quan ngành đặc thù,..

Phân cấp theo bảo vệ hiện vật, nhu cầu môi trường, khí hậu, nhu cầu an ninh.

Ngoài ra, nhiều nước trên thế giới còn phân loại bảo tàng theo quy mô:

Diện tích sử dụng.

Số lượng hiện vật.

Quy mô khác tham quan, ngoài ra còn dựa trên điểm đánh giá của các cơ quan văn hóa, khảo cổ học.

5


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

3. Xu hướng: Các xu hướng bảo tàng trên thế giới: Bảo tàng là loại hình kiến trúc lâu đời. Trãi qua nhiều giai đoạn lịch sử và phong cách nghệ thuật đạ hình thành nhiều kiểu kiến trúc bảo tàng phù hợp với mục đích trưng bày hay khuynh hướng thời đại như: kiến trúc cổ điển, hiện đại, hậu hiện đại,... Hiện nay một số xu hướng chính của bảo tàng là: ●

Kiến trúc cổ điển.

Kiến trúc tân cổ điển.

Kiến trúc bền vững

Kiến trúc Hi-tech.

Kiến trúc Deconstruction.

6


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

B. XÁC ĐỊNH SỐ LIỆU, TIÊU CHUẨN CƠ SỞ. 1. Vị trí xây dựng- yêu cầu quy hoạch bảo tàng : 1.1. Đặc điểm vị trí: Xác định vị trí xây dựng bảo tàng là mục tiêu quan trọng và cần thiết hàng đầu trước khi quyết định đầu tư xây dựng công trình bảo tàng lựa chọn vị trí cần phải thỏa mãn các yêu cầu : - Đảm bảo diện tích kích thước hình dạng khu đất theo tiêu chuẩn quy định - Đảm bảo có cơ sở hạ tầng thuận lợi, các hệ thống giao thông thuận lợi, hệ thống cung cấp điện nước đầy đủ - Đối với các vị trí khu đất có ý nghĩa lịch sử thì bảo tồn các di tích chiến tích các kiến trúc vật cần thiết phải lựa chọn vị trí xây dựng bảo tàng phù hợp với yêu cầu về tầng thể các khối kiến trúc chính phụ để đảm bảo cảnh quan của toàn khu vực cần kết hợp giữa công trình bảo tàng với các kiến trúc hiện có tạo ra một dây chuyền hợp lí cho người tham quan - Phải dành một phần đất dự trữ để có thể phát triển mở rộng các chức năng của bảo tàng nên khéo léo kết hợp với các bộ phận trưng bày ngoài để thỏa mãn yêu cầu hiện tại cũng như tương lai - Khu đất phải đảm bảo vệ sinh môi trường theo các tiêu chuẩn quy định độ ồn cho phép bụi khối hơi mùi nguồn nước, cây xanh, các quy định về thoát nước mưa, bề mặt, đảm bảo các quy định về khoảng cách cây xanh và khoảng cách an toàn với công trình Bảo Tàng

7


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

1.2. Yêu cầu về quy hoạch: Công trình bảo tàng phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về quy hoạch sau: - Thỏa mãn yêu cầu về quy hoạch chung và chi tiết

- Quy hoạch mạng lưới công trình công cộng cụm nhóm

thủ đô thị, nơi xây dựng vị trí quy hoạch giao thông Quảng

các thể loại công trình văn hóa công viên thành phố và khu

trường trước công trình bảo tàng lối vào chính lối vào phụ

vực công cộng ở các thành phố các thị xã thị trấn vùng

đường xe cứu hỏa, các chỉ giới đường đỏ chỉ giới xây dựng

nông thôn

- Đáp ứng yêu cầu về độ cao, quy định của quy hoạch

- Đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ cảnh quan của khu vực

các quy định về quy hoạch không gian cảnh quan khu vực

trình bảo tàng thường tồn tại trong thời gian khá dài nên

và thẩm mỹ để bố nơi xây dựng công trình.

hình thức công trình phải thỏa mãn yêu cầu Mỹ quan từ

- Đáp ứng yêu cầu về hướng - Hướng nhìn tầm nhìn từ ngoài đường phố Quảng trường tới công trình chú ý các công trình lân cận - Hướng nắng chiếu nắng trực tiếp gián tiếp hướng gió chủ đạo các mùa

thành phố hoặc đến chi tiết của công trình bảo tàng khai thác những đặc điểm truyền thống phong tục tập quán biểu đạt được đặc thù của dân tộc địa phương của từng miền từng vùng của đất nước chúng Khai thác các ưu việt của địa phương vật liệu địa phương, tay nghề điêu luyện của địa phương.

8


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

2. Đặc điểm công năng: - Bộ phận trưng bày hay các không gian trưng bày - Bộ phận khảo cổ, nghiên cứu - Bộ phận kho- kĩ thuật - Khối dịch vụ bảo tàng - Khối hành chính quản lí, phục vụ

Sơ đồ dây chuyền chức năng, quan hệ trong công trình bảo tàng (nguồn: sách Nguyên Lý Thiết Kế Bảo Tàng)

9


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

Sơ đồ dây chuyền chức năng, thiết lập các quan hệ trong bố cục trên mặt bằng bảo tàng (nguồn: sách Nguyên Lý Thiết Kế Bảo Tàng)

10


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

Sơ đồ dây chuyền kho xưởng, (nguồn: sách Nguyên Lý Thiết Kế Bảo Tàng)

11


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

Sơ đồ dây chuyền chung

Sơ đồ dây chuyền tham quan

12


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

3. Yêu cầu về chiều cao: 3.1. Chiều cao thông thuỷ trong phòng: Chiều cao thông thuỷ trong phòng là chiều cao thẳng góc Tính từ mặt sàn đến một dưới của trần treo hoặc đến một dưới của sàn tầng trên. Nếu kết cấu chịu lực dưới sàn hoặc mái ảnh hưởng tới không gian sử dụng, phải tính theo chiều cao thẳng góc từ một sàn đến mép dưới của kết cấu chịu lực.

3.2. Tuỳ thuộc vào chức năng sử dụng mà quy định chiều cao phòng cho thích hợp: 1. Thông thường chiều cao của những tầng trên một đất, tính từ một sàn tầng dưới đến một sàn tầng trên lấy từ 3m đến 3,6m 2. Đối với các công trình công cộng có các phòng lớn như hội trường, phòng khán giá, nhà thể Thao, cửa hàng có diện tích trên 300m2, giảng đường, phòng triển lãm, bảo tàng, phòng thí nghiệm ... tuỳ theo yêu câu sử dụng vị kích thước trang thiết bị, chiễu cao được lấy từ 3,óm trỏ lên. 3. Chiều cao thông thuỷ của các phòng phụ như tầng hầm, nhà kho, tầng xép cục bộ, hành lang và phòng vệ sinh... cho phép được giảm xuống nhưng không thấp hơn 2,2m. Chiều cao các phòng ngủ trong cóc công trình công cộng lốy theo quy định trong tầng tiêu chuẩn TCVN 4451-1987 " Nhà ở -Nguyên tắc cơ bản để thiết kế”. Đối với nhà ở công trình công cộng có tầng kỹ thuật thì chiểu cao của tầng kỹ thuội xác định theo thiết kế, không kế vào chiều cao của tầng nhà, nhưng phảii tính vào chiều cao công trình để Tính khối tích của ngôi nhà.

13


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

4. Yêu cầu về chiếu sáng: 4.1. Chiếu sáng cho không gian trưng bày: Bảo tàng là loại hình công trình đặc biệt yêu cầu ánh sáng chuẩn, đặc biệt là ánh sáng trong không gian trưng bày.

4.2. Chiếu sáng tự nhiên: 4.2.1. Các nguyên tắc khi lấy sáng tự nhiên: -Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp vào không gian. -Giới hạn tia UV bằng bộ lọc, có thể xây dựng thành các lớp kính. -Ba cách đưa ánh sáng vào:cửa sổ, cửa đi, giếng trời, phản xạ qua bề mặt. -Quy tắc ngón tay cái từ IESNA: độ sáng vật trưng bày gấp 5 lần độ sáng nền, khách giành 5 - 8 phút trong khu vực chuyển tiếp, bức tường cửa sổ đối mặt hướng bắc. -Ngoài ánh sáng khu vực lưu thông, ánh sáng trưng bày cũng cần 1 lượng nhất định ánh sáng: xem xét số lượng, chất lượng và màu sắc chiếu sáng, ánh sáng nhân tạo bổ sung cho ánh sáng tự nhiên.

4.2.2. Các hình thức lấy sáng tự nhiên: -Chiếu sáng bên. -Lấy sáng qua cửa mái. -Lấy sáng giếng trời. -Lấy sáng khuếch tán toàn bộ mái nhà. -Lấy sáng khuếch tán một phần mái nhà/ giếng trời. -Lấy sáng qua mái răng cưa quay về 1 hướng. -Làm đổi hướng ánh sáng trực tiếp.

14


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

4.3. Chiếu sáng nhân tạo: Ánh sáng nhân tạo trong bảo tàng cung cấp độ ổn định của không gian. Ngoài ra, sử dụng ánh sáng nhân tạo có thể điều chỉnh màu sắc phù hợp với thời điểm, nhu cầu, mục đích trưng bày. - Chiếu sáng bề mặt trong phòng: Chiếu ánh sáng vào tường và trần là phương pháp đơn giản và hiệu quả khi hiện vật là tranh ảnh treo tường, chạm khắc trên tường,.. - Chiếu sáng vật thể ba chiều: thường dùng đèn spotlight chiếu tập trung từ trần từ tường vào hiện vật đặt giữa không gian trưng bày. Hiện vật thường được chiếu sáng theo quy tắc 3 đèn với đèn từ trên xuống là mạnh nhất. - Chiếu sáng vật phẩm trong hộp kính: hiện vật trong lồng kính có khoảng lùi so với vách kính để tránh bị chói. Có thể bố trí đèn ở trong lồng kính. - Vật trưng bày là nguồn sáng: Đối với vật trưng bày là nguồn sáng, cần điều chỉnh cho không gian tối lại với độ tối phù hợp với mục đích và độ sáng của hiện vật.

15


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

5. Bảo quản hiện vật: Phân loại hiện vật cho mục đích bảo quản: -

Hiện vật vô cơ.

-

Hiện vật hữu cơ.

-

Hiện vật hỗn hợp (áo da có đính kim cương,...). Yêu cầu đáp ứng các loại xưởng phục chế cho các hàng mục hiện vật nêu trên. Các xưởng có chức năng phục chế, chế tác, gia

công, sao chép hiện vật do đó đòi hỏi kích thước nhất định cho hệ thống máy móc sử dụng.

16


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

6. CƠ SỞ TÍNH TOÁN QUY MÔ 1. Khoảng lùi 1.1. Yêu cầu về kiến trúc cảnh quan, thiết kế đô thị và bố cục các công trình ●

Khoảng cách tối thiểu giữa các công trình độc lập hoặc dãy nhà liền kế (gọi chung là công trình) phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị. Bồ trí các công trình, xác định chiều cao công trình phải đảm bảo giảm thiểu các tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên (nắng, gió...), tạo ra các lợi thế cho điều kiện vi khí hậu trong công trình và phải đảm bảo các quy định về phòng cháy chữa cháy. Ngoài ra khoảng cách giữa các công trình trong cùng lô đất phải đáp ứng các yêu cầu sau:

Trường hợp hai công trình có chiều cao nhỏ hơn 46m

Khoảng cách giữa các cạnh dài song song với nhau phải đảm bảo lớn hơn hoặc

bằng 1/2 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 7m; - Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình khác phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1/3 chiều cao công trình và không được nhỏ hơn 4m.

Trường hợp hai công trình có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 46m

- Khoảng cách giữa các cạnh dải song song với nhau phải đảm bảo lớn hơn bằng 25m;

hoặc - Khoảng cách giữa đầu hồi của công trình với đầu hồi hoặc cạnh dài của công trình

khác phải đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 15m; , 2.6.1.3 Khoảng cách giữa hai công trình có chiều cao khác nhau lấy theo quy định của công trình có chiều cao lớn hơn.

Đối với công trình có chiều dài cạnh dài và chiều dài đầu hồi tương đương nhau thì mặt công trình tiếp giáp với đường giao thông lớn nhất được tính là cạnh dài của dây nhà.

17


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

Khoảng lùi của công trình

Khoảng lùi của các công trình phải được quy định tại đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, nhưng phải thỏa mãn quy định trong Bảng 2.7;

Đối với tổ hợp công trình bao gồm phần để công trình và tháp cao phía trên thì các quy định về khoảng lùi công trình được áp dụng riêng đối với phần để công trình và đối với phần tháp cao phía trên theo chiều cao tương ứng của mỗi phần.

18


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

1.2. Mật độ xây dựng:

1.3. Yêu cầu Cây Xanh

19


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

C. XÁC ĐỊNH QUY MÔ CÔNG TRÌNH. 1.

Số liệu tổng quát quy mô công trình:

Là công trình cấp I, mang tính trung tâm văn hóa, dịch vụ của một khu vực. Công trình thuộc cấp thành phố, bán kính phục vụ là 2km 3km với thời gian đi lại là 15-20 phút. Theo Quy hoạch diện tích đất dành cho công trình là 4.7 ha. Số tầng cao trung bình 1 - 5 tầng.

2.

Số lượng khách công trình phục vụ:

Theo thống kê của sở du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2019, khách du lịch: Đạt 7,65 triệu lượt khách, tăng 4,79% so với năm 2018; trong đó: khách nội địa: 6,68 triệu lượt khách, tăng 3,9% so với năm 2018; khách quốc tế: 970 nghìn lượt khách, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu du lịch: Đạt 3.600 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2018, vượt mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra. Đối với thống kê 2020 do đại dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến số lượt khách du lịch, toàn tỉnh ước đón 2,6 triệu lượt, chỉ bằng 34,3% so với năm 2019, trong đó khách nội địa 2,4 triệu lượt, chỉ bằng 36% năm 2019, khách quốc tế chỉ đạt 196.000 lượt, chỉ bằng 21,4% năm 2019. Trong 6 tháng đầu năm 2021, toàn tỉnh đón gần 868.000 lượt khách, đạt 57,69% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó: khách nội địa là 855.000 lượt khách; khách quốc tế là 13.000 lượt khách. Doanh thu ước đạt trên 553 tỷ đồng, đạt 67,16% so với cùng kỳ năm 2020. Vậy, để chuẩn bị cho tương lai 5 năm - 10 năm tới sau đại dịch Covid, ta lấy số liệu năm 2019 là 7.65 triệu lượt khách / năm tương đương 20,958 khách / ngày. Theo tiêu chuẩn, có khoảng 10% - 20% khách du lịch sẽ tham quan bảo tàng, tương khoảng 2100 người đến 4200 người/ ngày.

Yêu cầu diện tích trưng bày và lưu trữ

Bảng thống kê quy mô công trình 20


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

D. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CHI TIẾT CÁC HẠNG MỤC. 1.KHU TRƯNG BÀY:

2. KHU PHÒNG ĐỌC ●

Khối lượng sách của thư viện: 106-123 đơn vị sách người

Thời gian ra của khách tham quan: 5 - 20 phút.

Diện tích quảng trường 10,25m2/người.

Số chỗ trong thư viện: 12% 15% tổng số độc giả, với 2%

Cửa ra vào 1m rộng/người.

ở các thư viện khoa.

Chiều rộng cửa tối thiểu: 1,6m cho 2 khách tham quan.

Khu vực cho mượn sách về nhà: 20% số cho

Quầy phục vụ: 20 - 25kg/m dài.

Diện tích cho người đọc 1,8 m2/người. Diện tích cho

Sảnh theo tiêu chuẩn: 0,6m2/người.

Hành lang rộng hơn 4m.

Khu vực cho mượn sách ở phòng đọc 15% số chỗ

Khu vệ sinh 50 nữ hoặc 70 nam/xí.

Diện tích cho người đọc: 1,5m2/người. Diện tích cho

Khán phòng sân khấu có tiêu chuẩn 0,85 - 0,9m2/người.

Độ dốc thoát 10%.

Phòng trưng bày sách: 0ăm2/người Khu vực thư mục.

Thể tích phòng tham quan 20,5 - 30m3/kg.

Tra cứu bằng máy tính, được bố trí tại các sảnh và

Khoảng cách thoát nước là 16 - 24m.

Diện tích khu trưng bày là cơ sở để tính diện tích các khu phụ

nhân viên 5m2/người.

nhân viên 5m2/người.

trong các phòng đọc khác nhau ●

tích cho nhân viên 5m2/người.

trợ khác (chiếm khoảng 50% diện tích). ●

Diện tích khu trưng bày phụ thuộc vào kích thước và số lượng

Diện tích tra cứu thông tin cho người dọc: 0,1m2 /người

vật phẩm trưng bày.

Các phòng dọc dành cho các nhóm học sinh: chiếm 30%

Diện tích khu kho, xưởng chiếm khoảng 20 - 30% diện tích và

Số chỗ 2,4m2 người.

phụ thuộc vào cấp của bảo tàng. ●

giúp đọc giả tra cứu nhanh các danh mục sách. Diện

Diện tích giao thông chiếm khoảng 10%. Còn lại là các khu

Các phòng đọc dành cho nghiên cứu khoa học: chiếm 20% số chỗ m2/người

phụ trợ khác.

21


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

3. KHU NGHIÊN CỨU: ●

● ●

● ● ●

● ● ● ● ●

Các điều kiện lý tưởng là phù hợp với chiều cao của người làm việc, chiếu sáu của một làm việc trên căn bản tầm với kích thước tối đa; có thể 600 theo lý thuyết nhưng trong thực tế thay đổi từ 610 và 840. Chiều dài mặt làm việc cũng tương tự thay đổi giữa 2100 và 4800 cho các sinh viên nghiên cứu, tùy môn và các yêu cầu nghiên cứu đặc biệt, có thể giảm bớt khoảng 1500 người nơi nhóm người làm việc chung phần trang bị. Chiều cao một làm việc có thể khác giữa các bàn dài thấp ở 450 từ nền và 900 cho các bàn dài người làm việc đứng Một bảng mô đun Đơn vị làm việc tạo nên vùng mặt bằng cơ bạn hoặc mô đun. Thông thường chỗ làm việc có thể xem như khoảng 1600×800. Chiều rộng mô đun có thể thay đổi từ 2800 đến 5250: trung bình khoảng 3000 đến 3600, trong đó cho phép 2 dãy dàn bàn dài song song với lốn đi trung tâm có chỗ cho 2 người làm việc di qua Chiếu rộng mô-đun = 2 không gian làm việc + lối đi trung tâm Kích thước nhà tiêu biểu gồm có: Chiều rộng mô-đun 3000-3600m Chiêu sau mô-đun 5000-8000m Chiều rộng hành lang 2000-2500 Chiều cao tầng 3600-4200m Phục vụ cho nhóm nghiên cứu nhỏ từ 2-5 người và nhóm nghiên cứu lớn từ 5-10 người. Diện tích: Loại nhỏ 24- 36 m2: Loại lớn 50-60 m2: Chiều cao là 4.5-6m

4. KHU HỘI TRƯỜNG ●

Thời gian vào của của khán giả 15-30 phút

Thời gian ra cửa của khán giả 5-20 phút

Diện tích của quảng trường (không tính vỉa hè): 0.25m2/người Kích thước cửa ra vào: 1m cho 100 người.

Sảnh theo tiêu chuẩn: 0.6m2/người

Hành lang nghỉ> 4m

Khu vệ sinh: 25 nam hoặc 25 nữ 1 xí, rửa

Thể tích phòng khán giả trung bình Bm3/người.

Diện tích phòng khán giả 1 - 1,2m2/ khán giả

Độ sâu phòng khán giả: trung bình 20-25m Khoảng cách thoát người ra khỏi công trình 4-6 phút

Thời gian thoát người ra khỏi phòng 2 phút Độ dốc thoát người<=10%

Quan hệ tỉ lệ chiều (H:B:L): 2:3:5

Khoảng cách giữa lan can đến dãy đầu tiên 900-1500mm)

Độ rộng san khấu > 2 lần độ mở miệng sân khấu Chiều sâu kể từ màn ngăn cháy > 4 chiều rộng sân khấu

22


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

BẢNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ CHI TIẾT

23


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

24


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

25


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

TÍNH TOÁN DIỆN TÍCH XE

26


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

5. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG. Giới thiệu: Quần thể danh thắng Tràng An là một vùng du lịch tổng hợp gồm các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới do UNESCO công nhận ở Ninh Bình, Việt Nam. Trước đó, nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như Khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính, cố đô Hoa Lư... Liên kết giữa các khu vực này là hệ sinh thái rừng đặc dụng Hoa Lư trên núi đá vôi, đất ngập nước và hệ thống sông, hồ, đầm với diện tích 12.252 ha. Quần thể di sản thế giới Tràng An mang trong mình những khung cảnh thiên nhiên độc đáo từ đá núi, hệ sinh thái, rừng cây, thảm thực vật, đồng lúa, hồ đầm và những tuyến du thuyền trên sông Ngô Đồng, suối Tiên, sông Vọc, sông Sào Khê, sông Đền Vối, sông Bến Đang. Nơi đây sở hữu những hang động đẹp như động Thiên Hà, động Thiên Thanh, động Tiên, động Tiên Cá, động Vái Giời, động Thủy Cung, hang Bụt, hang Tam Cốc, hang động Tràng An, hang Sinh Dược; những di chỉ khảo cổ học có giá trị như hang Mòi, hang Bói, hang Trống, mái Ốc, thung Bình, thành Hoa Lư; những di tích lịch sử nổi tiếng gắn với 4 vương triều Đinh - Lê - Lý - Trần như cung điện Hoa Lư, đền Vua Đinh-Vua Lê, chùa Bích Động, chùa Bái Đính, hành cung Vũ Lâm, đền Thái Vi, đền Trần, đền Suối Tiên hay những thắng cảnh khác như vườn chim thung Nham, thung Nắng, hang Múa, rừng đặc dụng Hoa Lư… Ngày 23 tháng 6 năm 2014, tại Doha, với sự đồng thuận tuyệt đối của Ủy ban Di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An chính thức trở thành di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam khi đáp ứng cả hai yếu tố nổi bật về văn hóa và thiên nhiên. Tràng An hiện cũng là di sản thế giới kép đầu tiên và duy nhất ở khu vực Đông Nam Á. Trong quy hoạch phát triển du lịch tại Việt Nam, Tràng An cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

27


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

E. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ KHU ĐẤT XÂY DỰNG. 1.

Vị trí: Khoảng cách từ trung tâm hình học của quần thể Tràng An đến

thành phố Ninh Bình khoảng 8 km theo đường chim bay. Các khu du lịch đều nằm ở vùng ven quần thể di sản Tràng An với mục đích đưa khách vào sâu trong lòng di sản: Khu du lịch sinh thái Tràng An với trung tâm du khách nằm ở xã Ninh Xuân, cách cố đô Hoa Lư 3km theo hướng nam, cách thành phố Ninh Bình 7 km theo hướng tây dọc đại lộ Tràng An, cách thành phố Tam Điệp 17 km theo hướng bắc qua Tam Cốc, cách Hà Nội 96 km theo hướng nam. Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động với bến thuyền trung tâm nằm ở xã Ninh Hải, cách thành phố Ninh Bình 7 km, cách thành phố Tam Điệp 12 km, cách Hà Nội 100 km theo hướng nam. Khu du lịch sinh thái Thung Nham cách thành phố Ninh Bình 10 km, cách thành phố Tam Điệp 8 km, cách Hà Nội 103 km. Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư nằm ở xã Trường Yên, cách thành phố Ninh Bình 11 km, cách Hà Nội 94 km theo hướng nam. Khu du lịch văn hóa chùa Bái Đính nằm ở xã Gia Sinh, cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 98 km theo hướng nam.

28


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

2. Ranh giới: Quần thể danh thắng Tràng An nằm ở khu vực ranh giới giữa huyện Hoa Lư với các huyện Gia Viễn, Nho Quan, thành phố Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Về mặt hành chính, vùng lõi Tràng An nằm trên 12 xã: Trường Yên, Ninh Hải, Ninh Hòa, Ninh Xuân, Ninh Vân, Ninh Thắng (Hoa Lư); Ninh Nhất, Ninh Tiến (Tp Ninh Bình); Gia Sinh (Gia Viễn); Yên Sơn (Tam Điệp) và Sơn Hà, Sơn Lai, (Nho Quan); vùng đệm Tràng An nằm trên 20 xã, cũng gồm 12 xã trên và 8 xã: Ninh Giang, Ninh Mỹ, Ninh An, Gia Trung, Gia Tiến, Quỳnh Lưu, Tân Bình, Ninh Phong. Vùng lõi Tràng An không bao trùm hoàn toàn lên 1 xã nào. Theo quy hoạch thành phố Ninh Bình thì tương lai danh thắng Tràng An sẽ thuộc về thành phố này. Vùng lõi Tràng An có diện tích hơn 6.172 ha, chủ yếu thuộc 2 xã Trường Yên và Ninh Hải (huyện Hoa Lư), là vùng bảo vệ đặc biệt của danh thắng. Vùng bảo vệ đặc biệt này nằm trọn trong quy hoạch khu du lịch Tràng An với diện tích 12.252 ha. Diện tích các khu vực bảo tồn đặc biệt của vùng lõi Tràng An như sau: -

Trung tâm cố đô Hoa Lư: 314 ha,

-

Khu Tam Cốc - Bích Động: 350 ha,

-

Khu sinh thái Tràng An: 2.133 ha,

-

Rừng đặc dụng Hoa Lư: 3.375 ha. Quần thể danh thắng Tràng An nằm gần các quốc lộ 1A, QL38B, QL12B và trong tứ giác nước được giới hạn bởi các sông:

-

sông Hoàng Long ở phía Bắc;

-

sông Chanh ở phía Đông;

-

sông Hệ ở phía Nam;

-

sông Bến Đang (và một phần sông Chim) ở phía Tây.

29


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

30


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

3. Tổng quan khu đất: Khu đất chọn có diện tích 4.7 ha là một đảo bằng phẳng nằm trong quần thể danh thắng Tràng An và là vùng quy hoạch cho phát triển du lịch và văn hóa theo Quy hoạch sử dụng đất Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bao quanh khu đất là hệ thống sông ngòi len lõi các đảo đá vôi. Khu đất có một lối tiếp cận xe từ đường Tràng An. Khu đất nằm giữa tuyến di chuyển thuyền của du khách tham quan quần thể danh thắng Tràng An xuất phát từ điểm mua vé/ ban quản lý quần thề danh thắng đến điểm kết thúc Đền thờ Quý Minh Đại Vương. 31


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

4. Giao thông tiếp cận: Bao quanh khu đất là hệ thống sông ngòi len lõi các đảo đá vôi. Khu đất có một lối tiếp cận xe chính từ đường Tràng An. Trong vòng bán kính 400m của khu đất có Ban quản lý quần thể Tràng An, đồng thời là điểm xuất phát của tuyến chèo thuyền xuyên quần thể danh thắng. Hướng Đông của đường Tràng An đi về thành phố Ninh Bình.

5. Tiềm năng: Khu đất nằm giữa tuyến di chuyển thuyền của du khách tham quan quần thể danh thắng Tràng An xuất phát từ điểm mua vé/ ban quản lý quần thể danh thắng đến điểm kết thúc Đền thờ Quý Minh Đại Vương. Vị trí này là rất thuận lợi cho một trạm dừng chân đón tiếp du khách, phát triển du lịch. 32


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

6. Hướng nhìn: Công trình được bao quanh bởi núi đồi đá vôi của quần thể danh thắng, hầu hết các hướng đều có tầm nhìn đẹp. Cần khai thác tối đa quang cảnh hiện hữu. Hướng xấu nhất của khu đất là hướng Đông Đông Nam.

7. Hướng nắng: Hướng nắng của công trình cần lưu ý là hướng Tây. Có tiềm năng phát triển view nhìn hoàng hôn trên núi đá vôi.

8. Khí hậu:

33


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

9. Địa chất: Tràng An minh chứng cho các giai đoạn cuối cùng của quá trình tiến hóa karst trong môi trường khí hậu nhiệt đới ẩm. Sự đa dạng địa chất địa mạo hiện diện tại Quần thể danh thắng Tràng An là kết quả từ các hoạt động địa chất liên tục qua hàng trăm triệu năm từ kỷ Trias đến Đệ Tứ. Trong suốt chính thời gian này, sự sụp đổ địa mạo và phân chia cao các khối núi Karst đá vôi trầm tích khổng lồ đã xảy ra ở đây.

34


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

10. Động - Thực vật: Tràng An thuộc khu rừng văn hóa lịch sử môi trường Hoa Lư (rừng đặc dụng Hoa Lư) được thành lập ngày 19/05/1995. Thảm thực vật tự nhiên ở Hoa Lư là rừng trên núi đá vôi và rừng thường xanh trên đất thấp ở các thung lũng đan xen giữa các vùng đá vôi. Khu vực Tràng An có 2 dạng hệ sinh thái chính là hệ sinh thái trên núi đá vôi và hệ sinh thái thuỷ vực. Sự đa dạng sinh vật của các quần xã là một yếu tố chủ yếu cấu thành 2 hệ sinh thái này.

11. Hệ sinh thái trên cạn: Theo kết quả điều tra của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng (FIPI) và Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình, Hệ sinh thái trên cạn Tràng An với hơn 600 loài thực vật, 200 loài động vật mà trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

12. Hệ sinh thái dưới nước: Hệ sinh thái dưới nước bao gồm khoảng 30 loài động vật nổi, 40 loài động vật đáy, trong đó có nhiều loài quý hiếm, đặc biệt là Rùa cổ sọc cần được bảo vệ.

Chim Phượng Hoàng (động vật cần bảo tồn)

13. Động - thực vật hiếm: -

Động vật: Sơn dương, báo gấm, chim phượng hoàng.

-

Thực vật: Tuế đá vôi, sưa, lát, nghiến, phong lan, hoài sơn, kim ngân, bách bộ, rau sắng, v.v.

35


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

F. TIÊU CHÍ THIẾT KẾ: 1. -

PHÁT TRIỂN HÌNH KHỐI: Hướng phát triển hình khối cũng như công năng của công trình mang tình chất vừa và nhỏ. Phát triển không gian theo hướng quần thể (Clusters) và Organic nhằm thể hiện phản chiếu quang cảnh của quần thể núi đá vôi. Lấy thiên nhiên làm điểm nhấn, sự xuất hiện của công trình làm điểm nhấn cho thiên nhiên, chó núi đá vôi và sông ngòi, hang động. Phát triển không gian nội thất tạo cảm giác như đi trong một hang động của chính quần thể. Phần lớn diện tích công trình dùng để trồng cây, tạo hồ tảo khuyến khíc các sinh vật bản địa phát triển đồng thời giáo dục du khách về tầm quan trọng của thiên nhiên. Công trình có chiều cao 3 tầng nhưng phần lớn mái được lắp bởi đất trồng cây và cảnh quan tạo nên cảm giác thấp bé và tinh tế.

DUNE ART MUSEUM

36


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

2. VẬT LIỆU: - Ưu tiên vật liệu bản địa, đơn giản không làm hại đến môi trường và mang tính bền vững cao. - Về tha mỹ, vật liệu phải hòa trộn, làm bật lên không gian thiên nhiên.

DUNE ART MUSEUM 37


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

ZANNIER RESORT

Pierre Cardin's Bubble Palace

KOTARO’S SHELL HOUSE

DUNE ART MUSEUM 38


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

G. DANH MỤC: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15.

Nguyên lý thiết kế bảo tàng - Tạ Trường Xuân Neufert Architect’s Data The Architect’s Handbook - Blackwell Museum of Architect Cultural Facilities Museum Builders - James Steeles Museum and Gallery Dsvh.gov.vn baotanglichsu.vn Whc.unesco.org Architecture Graphic Standard Nguyên lý thiết kế bảo tàng - Tạ Trường Xuân A design Manual Museum Buildings Museum for a New Millennium, Concepts Projects Buildings- Prestel (Brikhaeuser- Pulischers for Architecture) Tiêu chuẩn thiết kế Việt Nam

39


Bảo tàng lịch sử tự nhiên Tràng An

HẾT


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.