TÌM VỀ VỐN CỔ - BTL môn Kiến trúc Con người

Page 1


THÀNH VIÊN NHÓM Bùi Xuân Điệp Lê Khánh Vy Lê Hữu Thắng Hà Hải Nam Trương Quyết Tiến



“Khai thác, đi đến tận cùng truyền thống, sẽ gặp hiện đại.” - Danh họa Nguyễn Tư Nghiêm



SỰ HÒA HỢP

& quá trình tiếp biến lịch sử văn hóa


Khái niệm: “Tiếp biến văn hoá”?

Sự giao lưu văn hoá

Sự tiếp biến/ tiếp nối văn hoá

Là cơ sở tạo ra các nền văn hoá mới, từ đó hình thành các kiến trúc mới do văn hoá là yếu tố xác định thế ứng xử của con người

Trong đó: “tiếp nối”: giữ gìn các giá trị cốt lõi “tiếp biến”: thông qua việc giao lưu, tìm ra các giá trị mới tốt cho mình, bỏ qua các giá trị thừa thãi không cần thiết, tạo tác những thứ đa năng để hình thành giải pháp đơn giản mà xác đáng

Dại chắn nắng

Hoa gió

Hệ lam chắn

Ví dụ về giải pháp chắn nắng và thông gió với tính đa năng và đơn giản Phù hợp với thái độ kiến trúc của dân tộc ta từ trước đến nay: “tinh giản hoà hợp, không càu kì áp chế” => “Tính dân tộc trong Kiến trúc”


4 mốc tiếp biến văn hoá mạnh mẽ và ảnh hưởng của nó tới kiến trúc

Trước năm 111TCN người Việt - Mường hình thành văn hoá lúa nước

Thời kì Bắc thuộc (111TCN-938SCN) - Chịu sự đồng hoá mạnh mẽ từ văn hoá Hán - Tiếp thu tam giáo: Nho giáo - Phật giáo - Đạo giáo => Ảnh hưởng mạnh mẽ văn hoá Hán => Hình thành các loại hình kiến trúc mới phục vụ tôn giáo

Chùa Một Cột - Phật Giáo

Khuê Văn Các - Văn Miếu Quốc Tử Giám Nho Giáo


Giai đoạn mở rộng lãnh thổ về phía Nam (TK XI TK XVII) - Ảnh hưởng văn hoá tín ngưỡng - phong tục - lễ hội ở đây - Tiếp thu văn hoá Chăm ở Trung và Nam Trung Bộ, văn hoá Hoa, Kmer ở Nam Bộ

Tháp Chăm

Chùa Kmer

Thời kì Pháp thuộc ( cuối TK XIX - nửa đầu TK XX) - Thực dân Pháp dùng văn hoá Pháp để thị uy, đồng hoá dân ta - Dần dần các văn hoá đó (trong đó có kiến trúc) được thay đổi để phù hợp, thích ững với “bản địa” => Du nhập các kiến trúc tôn giáo mới => Hình thành kiến trúc Đông Dương

Nhà thờ lớn Hà Nội Kiến trúc Thiên Chúa Giáo

Bảo tằng lịch sử Việt Nam - Kiến trúc Đông Dương


=> Kết quả của sự tiếp biến văn hoá với kiến trúc là hình thành các dấu ấn kiến trúc mới tại nơi mà con người khai phá và di cư đến. Từ đó hình thành: THÍCH ỨNG - ĐA DẠNG SÁNG TẠO - ĐẶC SẮC

Sự đa dạng và đặc sắc trong kiến trúc nhà ở dân gian Việt Nam Tiêu cực của sự tiếp biến văn hoá: Có thể dẫn tới sự đồng hoá văn hoá => Cần phải có sức mạnh văn hoá cốt lõi mạnh mẽ, có khả năng chọn lọc, chuyển hoá hoá những văn hoá mới du nhập làm sức mạnh cho văn hoá nội tại Hai quá trình SÁNG TẠO - THÍCH ỨNG cần dựa trên sự HOÀ HỢP - TIẾP NỐI VĂN HOÁ


Dù trải qua các bước tiếp biến văn hóa mạnh mẽ, dẫn đến sự tháy đổi trong hình thức kiến trúc, song thái độ đối với kiến trúc của dân tộc ta vẫn không hề thay đổi => Thái độ kiến trúc của dân tộc ta từ trước đến nay: “tinh giản hoà hợp” => Thái độ này không hề thay đổi xuyên suốt lịch sử Thái độ này khiến người ta có những giải pháp riêng cho mình trong mọi việc. Còn hình thức của sản phẩm chỉ là dấu vết của từng giai đoạn lịch sử, phụ thuộc vào mức độ hiểu biết thiên nhiên và kỹ năng tạo tác của con người. Thời nguyên thủy thì cái nhà của người ta là hang núi và tấm da thú săn được. Tiến bộ hơn thì biết dùng tre nứa lá lẩu làm nơi trú ẩn. Cứ thế mà mỗi thời mỗi hình thức kiến trúc khác nhau, với vật liệu khác nhau. Thái độ kiến trúc tinh giản, tiện dụng, hòa hợp với thiên nhiên, văn hóa và con người, tinh khéo thích ứng mọi công nghệ và giải pháp mới của thế giới vào lối sống mới mà mình muốn cổ vũ.


Sự đa dạng trong Văn hóa & Kiến trúc

“bản sắc dân tộc // bản sắc đa dạng”


“Môi trường tự nhiên cho chúng ta nhiều khả năng để lựa chọn - và con người quyết định chọn cho mình cái phù hợp với nền tảng văn hoá của họ” - (A.Rappaport, “House Form and Culture”, 1969)


Nhà sàn của người Tày kiến trúc nhà ở dân tộc Tày Thái Nguyên có hướng chính là hướng Nam. -> lấy ánh mặt trời ấm áp & tránh gió lạnh Mặt bằng Nhà sàn của người Tày thường từ 4 - 7 gian. Mái nhà có cấu tạo dầy và rộng có khả năng cách nhiệt tốt, tạo bóng mái che tất cả các tường, cửa sổ không bị chiếu nắng trực tiếp từ mặt trời.

ngăn không khí ẩm từ đất, đồng thời tạo hiệu ứng nhiệt để thông gió theo chiều đứng.

Khi thời tiết lặng gió, hiệu ứng phân tầng không khí sẽ tăng chuyển động không khí từ sàn lên mái nhờ các đầu hồi thoáng.


Nhà dài Ê đê MẶT BẰNG: dài và hẹp chiều ngang, phần gian thứ nhất là để sinh hoạt chung giữa các thế hệ, phần gian thứ 2 là gian để ở của các thế hệ. Hướng nhà chủ yếu là hướng Bắc-Nam đón gió mát và không bị hắt nắng.

Chất liệu của ngôi nhà chủ yếu lấy từ thiên nhiên như: tranh, tre, nứa và gỗ. Nhằm thích ứng với môi trường thiên nhiên tránh thiên tai thú dữ bảo vệ sự sống của các thành viên trong gia đình thì mặt sàn nhà cách đất từ 1,0 m đến 1,7m với hai hang cột chính chạy song song được làm từ những cây cổ thụ rất lớn và đây cũng là hệ thống chịu lực chính của ngôi nhà.

Mặt sàn cách mặt đất 1 khoảng để tránh thời tiết ẩm gió mùa và ngập lụt , thiên tai, mục đích chính là nuôi dông vật. Hệ mái vươn xa để che chắn nắng gió và mưa.


Nhà rông Bana Nhiều người ví mái nhà Rông giống như cánh buồm no gió, nhưng có lẽ gần gũi hơn là hình ảnh của lưỡi rìu, lưỡi búa trong kết cấu nhà Rông Tây Nguyên. Tuy nhiên nó không phải là mặt phẳng mà được cấu trúc theo hình elip để tránh sức cản gió tối ưu. Mặt bằng hơi có hình ô van,có hành lang rộng phía trước, có sức chứa khoảng 80-100 người, nơi sinh hoạt chung của cộng đồng Sàn cách mặt đất khoảng 2m để tránh thú dữ Mái dốc để thoát nước dễ Mang tính kết nối cộng đồng và hay diễn ra các văn hóa dân gian


Nhà trình tường Hà Nhì Địa hình: núi cao Lai châu, Lào Cai, thường tâm chung ở thung lũng, lưng chừng núi khí hậu: vùng núi cao nên mùa đông sẽ rất lạnh và mùa hè sẽ rất nóng tường nhà sẽ dày khoảng 40-60 cm hầu hết không có cửa sổ và có thường sẽ rất nhỏ và ở phía trên cao và có 1 lối ra vào chính chống thoát nhiệt ra phía bên ngoài.

sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên là chủ yếu (đất, rơm,.....)

Mặt bằng nhà thường ba gian, phù hợp với 1 hộ gia đình trên dưới 6 người, 1 gian chính là gian sinh hoạt chung, 2 gian còn lại cho cha mẹ và vợ chồng người con


Nhà truyền thống Bắc Bộ Mặt bằng hướng Nam, để tránh nắng mưa, chia làm 3 gian chính Tính văn hóa truyền thống Việt Nam thể hiện rõ nhất: nâng cốt & hệ vì kèo.

Do nằm ở tại vùng nhiệt đới gió mùa, nhà truyền thống Bắc bộ cần phải có những đặc tính riêng để thích nghi với khí hậu: Mái: vươn xa khỏi mặt bằng để tránh mưa nắng Hiên: rộng, thích ứng tốt với khí hậu và thông gió Cửa: làm bằng những miếng gỗ dễ tháo lắp - dễ tháo lắp, linh hoạt.

VĂN HÓA: Sử dụng những tấm gỗ chắn ở dưới phía lối vào khiến người vào phải nhấc chân bước vào đồng thời cúi đầu. Với phong tục văn hóa tôn trọng người lớn tuổi bàn thờ luôn đặt ở 1 vị trí trang trọng giữa gian chính “ trước cau sau chuối “


VẠT LIỆU: chủ yếu sử dụng những vật liệu đơn giản Nhà tranh vách đất“ - tre, rơm, trấu, bùn Vách tường kín: giúp cho nhà mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông Kết cấu nhà thấp để tránh tránh bị đổ do thời tiết Tấm nan cửa dể che chắn năng và mưa



Nhà phố cổ Hội An MẶT BẰNG phát triển theo chiều dọc Có một bộ khung bất biến nhưng bên trong đó vẫn sẽ có yếu tố tuỳ biến (tính chất phi tập quyền) Một mô hình nhà ống điển hình thường có 3 – 4 lớp nhà, tích hợp cửa hằng phía mặt tiền.

Không gian các phòng xuyên suốt với nhau, các cửa bố trí thẳng trên trục dọc (đây là đặc trưng về tính bố cục trong kiến trúc dân gian Việt). Các lớp nhà phân tách nhau bởi các sân trong để lấy sáng và thông khí,

VĂN HÓA: Ảnh hưởng bởi sự giao lưu, hội nhập văn hóa phương Tây, những ngôi nhà nơi đây đã hình thành nên những phố thị cảng cho người dân làm ăn buôn bán và lập nghiệp


Từ đó, vấn đề cơ bản được đặt ra đối với kiến trúc đương đại là công trình kiến trúc phải phù hợp, hài hòa với các môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn của địa điểm xây dựng Do đó, sự hiện diện của “cái bản địa” trong kiến trúc có tính phổ biến và có thể được xem là một tính chất đặc thù, có vai trò chi phối cách thức tổ chức không gian và xử lý hình thức kiến trúc. Tính chất đó có thể được gọi là “tính bản địa” trong kiến trúc.


Bảo tàng lịch sử quốc gia

Bảo tàng Hồ Chí Minh

Bảo tàng Đắc Lắk


Mỹ thuật


sự đặc sắc


ĐIÊU KHẮC BẢN ĐỊA Nền mỹ thuật Việt Nam có cội nguồn từ rất sớm, được nuôi dưỡng, kế thừa và phát triển không ngừng từ bức phù điêu chạm mặt người và đầu thú trên vách đá hang Đồng Nội ở Hoà Bình thời Tiền sử, hình dáng và hoa văn trên gốm Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Sa Huỳnh, Óc Eo... đến thạp, trống, vũ khí, công cụ sản xuất bằng đồng chạm khắc tinh xảo, đẹp nổi tiếng của văn hoá Đông Sơn cách đây hàng ngàn năm.


Mỹ thuật Đông Sơn Văn hoá Đông Sơn là nền văn hoá tiêu biểu của dân tộc Việt Nam, phản ánh một thời kỳ phát triển văn hoá rực rỡ mà chủ nhân là những người Việt cổ. Nói đến Văn hoá Đông Sơn là nói đến trống đồng, bởi ở đó tập trung cao nhất những ý niệm về vũ trụ, những quan niệm nhân sinh. Văn hóa Đông Sơn đã làm chủ hoàn toàn nguyên liệu và chế tác ra nhiều loại hình công cụ, vũ khí, trang sức bằng đồng tinh xảo nhất còn lại cho đến ngày nay…Tuy nhiên, niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú. Trống đồng của tổ tiên ta không giống hẳn các trống đồng tìm được tại các quốc gia khác ở vùng Đông Nam Á, mà lại khá nhiều về số lượng, dày đặc về mật độ phân bố, trau chuốt về đường nét và tinh tế về thẩm mỹ cũng như kỹ thuật chế tác, chứng minh rằng nền văn hóa Đông Sơn của người Việt cổ đã phát sinh trưởng thành ngay tại bản địa.


Điêu khắc & Kiến trúc Trải qua các thời kỳ cùng với những ảnh hưởng từ bên ngoài đã tạo ra nền điêu khắc Việt Nam phát triển rực rỡ vào các thời Lý, Trần, Lê qua các công trình tôn giáo và cung điện, dinh thự các vương triều.

Bộ cánh cửa chính của tam quan nội chùa Keo, Thái Bình.


Bên cạnh các công trình kiến trúc và điêu khắc của người Việt thì nền điêu khắc kiến trúc Việt Nam được bổ sung các kỹ thuật tinh xảo trong việc xây dựng các công trình tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm và người Khmer Nam Bộ. Đề tài của tranh tường Khmer Nam Bộ đặc biệt phong phú, bao gồm những kỳ tích của đức Phật lịch sử, câu chuyện tiền thân của đức Phật, Phật thoại, những thần thoại và truyện kể dân gian…

Ngoài ra, tranh tường Khmer Nam Bộ còn có những đề tài khuyến thiện, răn ác khác là truyền thuyết về tu sĩ và người thợ săn, địa ngục và đề tài dân gian về 12 con giáp…



Thánh địa Mỹ Sơn


HỘI HỌA


Hội họa xuất hiện muộn hơn với tranh lụa, tranh truyền thần, tranh thờ, tranh chân dung, tranh sơn mài, tranh khắc gỗ, hội họa cung đình và dòng tranh dân gian Việt Nam gồm tranh Tết, tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống. Đề tài tranh dân gian thường giản dị và gần gũi với đời sống dân dã, mỗi bức tranh đều có ý nghĩa tượng trưng và đều được cách điệu hoá. Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng có những bước tiến dài từ đầu thế kỷ 20 với ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thời Pháp thuộc, với các trường phái lãng mạn, hiện thực, ấn tượng, trừu tượng, siêu thực,...mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng khuynh hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước.


g tranh dân gian dòng tranh dâ Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm tranh. Do ra đời để đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của người dân, gắn bó chặt chẽ với đời sống thường nhật của người dân nơi thôn dã cho nên đề tài của tranh hết sức phong phú. Tranh phản ánh từ những gì gần gũi, thân thiết nhất với người dân cho đến những điều thiêng liêng cao quý trong các tranh thờ.

TRANH ĐÔNG HỒ Đây là dòng tranh khắc ván, sử dụng ván gỗ để in tranh, tranh có bao nhiêu màu thì có bấy lần in. Dòng tranh này có đề tài rất phong phú, nó phản ảnh hầu như tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, sinh hoạt thường ngày cũng như những mối quan hệ xã hội ở miền nông thôn Bắc Bộ.


ân gian dòng tranh dân gian dò TRANH HÀNG TRỐNG Tranh Hàng Trống một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam được làm chủ yếu tại phố Hàng Nón, Hàng Trống của Hà Nội xưa. Dòng tranh này chịu ảnh hưởng rõ rệt của các luồng tư tưởng, văn hoá, tôn giáo, của vùng miền, các dân. Là kết quả của sự giao thoa tinh hoa giữa Phật giáo, Nho giáo; giữa loại hình tượng thờ, điêu khắc ở đình chùa với những nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá hằng ngày.

“Ngũ Hổ”

“Lý ngư vọng nguyệt” và “Chim công”

Tranh tứ bình “Tố nữ”


hội họa hiện đại

*

Cùng với các môn nghệ thuật hiện đại khác, mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng có những bước tiến dài từ đầu thế kỷ 20 với ảnh hưởng của nghệ thuật phương Tây thời Pháp thuộc, với các trường phái lãng mạn, hiện thực, ấn tượng, trừu tượng, siêu thực,...mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng của phương Tây nhưng khuynh hướng mỹ thuật hiện đại của Việt Nam vẫn gắn liền với lịch sử đất nước. Sự ra đời của Trường Đại học Mỹ thuật Đông Dương đã trở thành dấu mốc hình thành mỹ thuật hiện đại Việt Nam.


Tư tưởng tổng quát không phải là tạo ra một ngôi trường mà ở đó vận dụng các hình thức cổ xưa không có sự suy xét cũng như không có tinh thần phê phán. Vấn đề là, vừa phải biết tôn trọng các truyền thống mang tính bản địa, vừa phải biết thích ứng với các nhu cầu mang tính hiện đại.

Victor Tardieu Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Mỹ thuật Đông Dương



Chủ nghĩa Cổ điển - hiện thực - lãng mạn

“Thiếu nữ đọc sách” Trần Văn Cẩn

Tardieu, Inguimberty và Nam Sơn mang đến cho các thế hệ học trò ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, sau đó được Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn... làm mềm hơn bằng sự êm ái, dịu dàng, thảnh thơi của Á Đông.

“Hai thiếu nữ và em bé” Tô Ngọc Vân


Trường phái Hậu Ấn tượng & Biểu hiện Dẫu chưa thể đạt đến đẳng cấp của các bậc thầy Hậu ấn tượng Pháp, nhưng sự thành công của những họa sĩ thuộc xu hướng này cho thấy khả năng “đi tắt” của các họa sĩ Việt Nam là có thực. Sau rất ngắn thời gian, họ có thể vững vàng đi từ Cổ điển để theo sát những bậc thầy đổi mới của Pháp.


Chủ nghĩa Hiện thực xã hội chủ nghĩa Hàng chục năm nửa sau thế kỷ 20, Việt Nam nằm trong khối xã hội chủ nghĩa nên chịu ảnh hưởng từ trào lưu nghệ thuật chính thống của Liên Xô là điều không thể tránh khỏi. Với đề tài chính là cuộc sống của nhân dân lao động, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.



Trường phái Trừu tượng - Chủ quan Vùng này phát triển mạnh ở miền Nam trước năm 1975, rồi toàn quốc từ sau Đổi mới đến nay. Vùng này mạnh về tính Trường bởi sự giao lưu sâu rộng với nghệ thuật thế giới cũng như sự đa dạng phong phú của các tác giả.


Sự giao thoa giữa Truyền thống & Hiện đại Sơn mài là chất liệu của tôn giáo và triết học, nhưng phải là triết học và tôn giáo mang đặc thù Việt Nam. Xem tranh sơn mài của Nguyễn Gia Trí, chúng ta thấy một sự lộng lẫy, thâm sâu vô cùng, vẽ thực mà như hư ảo, vẽ thiếu nữ hiện đại mà có thể gợi đến những vị thần thánh dân gian, những ám ảnh cổ tích, truyền kỳ.


Ở Nguyễn Tư Nghiêm là một phát kiến về tạo hình khi ông hợp nhất triết lý “lão nông” của nghệ thuật dân gian với triết lý cao siêu của mỹ học hiện đại. Với đề tài Kiều, ông đã đạt đến trạng thái nước đôi giữa minh họa sơ phác với tác phẩm sáng tác, biến cái thô sơ run rẩy thành chiều sâu cảm xúc. Với các đề tài thần thoại và cổ tích như Gióng, Tiên Rồng, ông đã biến cái hình bên ngoài cũng trở nên thần thoại và cổ tích, tức có sự hợp nhất giữa cái hình bên ngoài với cái hình bên trong.

Với đề tài Múa cổ, ông cho thấy cái tâm thức ngàn năm của dân tộc về chuyển động, thời gian, không gian được tái hiện cô đọng trong bức tranh nhỏ nhắn bằng sự biến hình vuông/tròn độc đáo.

Ngoài ra, Nguyễn Tư Nghiêm cũng chính là người đưa hệ lạnh vào bảng màu sơn mài khi ông cùng Tô Ngọc Vân khám phá ra cách tạo màu xanh lục bằng cách phủ lam Phổ lên vàng thếp.


LỜI CUỐI Có thể thấy rằng việc đặt vấn đề nghiên cứu mối quan hệ giữa tính bản địa, con người và kiến trúc là sự tiếp nối logic của quá trình phát triển trong nhận thức về mối quan hệ giữa “Truyền thống” và “Hiện đại” (tính Dân tộc -> Bản sắc dân tộc -> Bản sắc văn hoá -> Bản sắc địa phương/tính Bản địa), góp phần cụ thể hóa khái niệm “bản sắc dân tộc” để chuyển hóa từ văn hoá vào kiến trúc – với sự thống nhất các môi trường sinh thái tự nhiên và sinh thái nhân văn trong một phạm vi lãnh thổ xác định, gắn với một cộng đồng người cụ thể, theo định hướng phát triển bền vững.

*


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.