GT Kiến trúc QG 2014: QH chung thị trấn Đại Nghĩa, huyện Hoài Đức, tp. Hà Nội

Page 1

QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN ĐẠI NGHĨA HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TỶ LỆ 1/5.000 Chuyển đổi từ một Đô thị lấy giao thông đối ngoại làm trung tâm Î Đô thị lấy không gian mặt nước làm trung tâm


Phần thuyết Minh

QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN ĐẠI NGHĨA HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TỶ LỆ 1/5.000 (Năm thiết kế 2013 - Năm phê duyệt 2014)

2


Mục lục I.

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4

X.

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG ..................................28

XI.

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ................................................32

I.1

Giới thiệu về khu vực lập quy hoạch ....................................................................... 4

XI.1

Quy hoạch giao thông ...........................................................................................32

I.2

Phạm vi - ranh giới nghiên cứu ............................................................................... 4

XI.2

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật .................................................................................34

I.3

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch........................................................................ 5

XI.3

Quy hoạch cấp nước .............................................................................................36

CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ .......................................................................... 6

XI.4

Quy hoạch cấp điện ..............................................................................................37

II.1

Các nội dung quy hoạch có liên quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà nội đến năm 2030 ................................................................... 6

XI.5

Quy hoạch thoát nước thải – quản lý chất thải rắn và nghĩa trang ........................38

II.2

Tính chất đô thị ....................................................................................................... 6

XI.6

Quy hoạch thông tin liên lạc ..................................................................................40

II.3

Mục tiêu tổng quát................................................................................................... 6

II.4

Quy mô dân số, đất đai ........................................................................................... 6

II.

III.

NHẬN DIỆN CẤU TRÚC CẢNH QUAN ĐẶC TRƯNG VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC ........................................................................................................... 7 III.1

Cấu trúc cảnh quan đặc trưng................................................................................. 7

III.2

Cấu trúc giao thông hiện hữu .................................................................................. 9

III.3

Cấu trúc không gian xây dựng .............................................................................. 10

III.4

Đánh giá điều kiện tự nhiên .................................................................................. 12

IV.

XII.

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN ..............................41

XII.1

Các dự án ưu tiên đầu tư ......................................................................................41

XII.2

Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị ...........................................................41

XIII.

KẾT LUẬN .................................................................................................................41

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC ............................................................. 13

IV.1

Hiện trạng cấp điện ............................................................................................... 13

IV.2

Hiện trạng cấp nước ............................................................................................. 13

IV.3

Hiện trạng thoát nước ........................................................................................... 13

V.

CÁC DỰ ÁN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG ............................................. 13

VI.

QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH ............................................................................... 14

VII.

TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN ĐẠI NGHĨA ..................................................... 14

VIII.

DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ ...................................................................................... 15

IX.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐẶC TRƯNG ........................................................................... 16

IX.1

Ý tưởng quy hoạch chính ..................................................................................... 16

IX.2

Định hướng phát triển không gian đô thị ............................................................... 16 3


I. I.1

PHẦN MỞ ĐẦU Giới thiệu về khu vực lập quy hoạch

Hình : Huyện Mỹ Đức nằm phía Nam Thủ đô Hà Nội mở rộng

Huyện Mỹ Đức là huyện nằm phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, là vùng bán sơn địa, cách trung tâm thành phố khoảng 50km; phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; phía Nam giáp tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp Huyện ứng Hòa có dòng sông Đáy chảy dọc từ Bắc xuống Nam làm ranh giới giữa hai huyện. Huyện Mỹ Đức là một huyện được thiên nhiên ưu đãi với cảnh sắc thiên nhiên gồm núi, rừng, sông, suối, hồ…, Giá trị cảnh quan và sinh thái đặc sắc của huyện là vùng hang động Kast đẹp nổi tiếng trong cả nước, với trọng tâm là các khu danh lam thắng cảnh như núi Hương Sơn, quần thể động Hương Tích, suối Yến, di tích chùa Hương với lễ hội kéo dài từ tháng giêng đến tháng hết 3 âm lịch hàng năm. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có sông Đáy, khu du lịch sinh thái Hồ Quan Sơn. Hoạt động kinh tế của huyện Mỹ Đức chủ yếu là nông nghiệp kết hợp với phát triển dịch vụ du lịch. Thị trấn Đại Nghĩa là trung tâm huyện lỵ của huyện Mỹ Đức, nằm ven sông Đáy, giáp huyện Ứng Hòa, cách các điểm du lịch chính như chùa Hương, hồ Quan Sơn 4-10 km. Giao thông đường bộ có tuyến quốc lộ 21B chạy từ Hà Đông đến giáp thị trấn Đại Nghĩa chuyển sang kết nối với tuyến tỉnh lộ 424 đi hồ Quan Sơn ( khoảng 5km) và giao tuyến tỉnh lộ 419 qua thị trấn đi Chùa Hương (khoảng 12 km )và kết nối với đường Hồ Chí Minh cũng như QL38 đi Đồng Văn. Giao thông đường thủy có sông Đáy và các hệ thống sông nhỏ trên địa bàn Huyện. I.2

Phạm vi - ranh giới nghiên cứu

Phạm vi lập Quy hoạch chung thị trấn Đại Nghĩa có quy mô 495,06ha, là phạm vi hành chính của Thị trấn hiện nay và được giới hạn như sau: + Phía Bắc giáp xã Phù Lưu Tế; + Phía Tây giáp xã Hợp Thanh và xã Phù Lưu Tế; + Phía Nam giáp xã An Tiến và xã Đại Hưng; + Phía Đông giáp sông Đáy – giáp ranh giới huyện Ứng Hòa.

Hình : Vị trí Thị trấn Đại Nghĩa trong Huyện Mỹ Đức 4


I.3

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê

duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định khu vực dự kiến lập quy hoạch thị trấn Đại Nghĩa đến năm 2030 là trung tâm huyện lỵ của huyện Mỹ Đức, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội và dịch vụ du lịch của cả Huyện cũng như của khu vực Tây – Nam thành phố Hà nội. Hiện nay, Thị trấn có mật độ dân cư khá tập trung, tỷ lệ hoạt động kinh tế phi nông nghiệp rất cao, tốc độ xây dựng khá nhanh. Để đáp ứng nhu cầu về quản lý đô thị cũng như để cụ thể hóa các định hướng quy hoạch của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, việc lập “Quy hoạch chung Thị trấn Đại Nghĩa đến năm 2030” là cần thiết và cấp bách

Hình: Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng

5


II.

CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

II.1 Các nội dung quy hoạch có liên quan được xác định trong Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà nội đến năm 2030 Trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, một số nội dung liên quan đến định hướng phát triển thị trấn Đại Nghĩa được xác định như sau: -

-

-

Hệ thống giao thông liên vùng qua khu vực lân cận thị trấn Đại Nghĩa được tăng cường, bao gồm: về phía Nam có đường cao tốc Tây Bắc – QL5B; về phía Bắc có đường Đỗ Xá – Quan Sơn;

II.2 Tính chất đô thị Tính chất đô thị của thị trấn Đại Nghĩa được xác định trong nhiệm vụ thiết kế và trong Quy hoạch chung Thủ Đô Hà nội là: Trung tâm hành chính – chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của huyện MỹĐức; Trung tâm dịch vụ du lịch kết nối với các điểm du lịch Chùa Hương, Quan Sơn; Trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội của khu vực Tây Nam thành phố Hà nội. II.3 Mục tiêu tổng quát

Quy mô đất xây dựng đô thị của Thị trấn Đại Nghĩa được mở rộng sang phía Tây đường 419;

Thị trấn Đại Nghĩa trở thành một đô thị có sức hút đối với khách du lịch về bản sắc cảnh quan và dịch vụ, phát huy tốt chức năng trung

Phát triển cụm công nghiệp Đại Nghĩa ở phía Nam thuộc xã Đại Hưng giáp với thị trấn Đại Nghĩa với quy mô 30 ha (nằm ngoài ranh giới hành chính của thị trấn).

tâm đô thị của huyện Mỹ Đức và khu vực Tây Nam Hà nội

II.4

Quy mô dân số, đất đai

-

Quy mô dân số: dự báo tối đa đến năm 2030 khoảng 12.000 người.

-

Quy mô đất đai:Tổng diện tích đất trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch là toàn bộ ranh giới hành chính của thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, khoảng 495,06 ha.

-

Trong đó: + Đất xây dựng đô thị khoảng 239,5 ha (chiếm 48,38% diện tích đất tự nhiên) + Đất ngoài phạm vi xây dựng đô thị diện tích khoảng 255,56 ha (chiếm 51,62% diện tích đất tự nhiên).

Hình : thị trấn Đại Nghĩa và vùng phụ cận trong QHC Thủ đô Hà Nội

6


III.

NHẬN DIỆN CẤU TRÚC CẢNH QUAN ĐẶC TRƯNG VÀ ĐIỀU

KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC III.1 Cấu trúc cảnh quan đặc trưng -

Cảnh quan khu vực thị trấn Đại Nghĩa đặc trưng bởi: Sự kết hợp giữa mặt nước và cây xanh ven mặt nước và cảnh quan ruộng nông nghiệp: lúa, rau màu… Không gian sông Đáy dễ dàng được tiếp cận vì không có bị đê che chắn. Hệ thống đường chính khu vực và liên khu vực chạy dọc mặt nước, dọc theo các hàng cây xanh mang lại kinh tế như: nhãn, keo, xoan, chuối…

Hình : Cảnh quan sông Đáy nhìn từ trục đường hướng ra sông không bị đê che chắn

Sông Đáy

Hình : Đường vào khu dân cư

Hình : Cấu trúc mặt nước tổng thể

Hình : Đường ven kênh/mương

Hình : Cảnh quan mặt nước sản xuất 7


Hình : Đường giao thông và đồng ruộng

Sông Đáy Î Để phát huy các giá trị cảnh quan hiện trạng và tạo cấu trúc đô thị có bản sắc, cấu trúc đô thị cần được tạo dựng trên cơ sở khai thác cấu trúc địa hình cảnh quan: đồng ruộng và mặt nước để tạo cảnh quan đặc trưng, đồng thời đảm bảo hoạt động sản xuất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa.

Hình: Cấu trúc cảnh quan nông nghiệp

Hình: Cảnh đồng ruộng

8


III.2 Cấu trúc giao thông hiện hữu

Khu vực nghiên cứu thiết kế nằm trong địa phận huyện Mỹ Đức – Thành phố Hà Nội, liên hệ giao thông tới khu vực chủ yếu là loại hình giao thông đường bộ và vận tải đường sông.

Hình : Giao thông đối ngoại liên kết các vùng lân cận

a. Giao thông đối ngoại: * Đường bộ: Tỉnh lộ 424 có vai trò chiến lược quan trọng kết nối trung tâm thị trấn với quốc lộ 21B và khu du lịch Hồ Quan Sơn, mặt cắt ngang đường 32m. Đoạn đi qua khu vực thị trấn có chiều dài khoảng 1,2km. Tỉnh lộ 419 từ trung tâm thị trấn đi khu du lịch Chùa Hương, mặt cắt ngang đường 25m. Đoạn đi qua khu vực nghiên cứu có chiều dài khoảng 1,6km. * Đường sông: Trong khu vực nghiên cứu có tuyến vận tải qua hệ thống sông Đáy – chuyên chở vật liệu xây dựng từ trung tâm thị trấn đi các khu lân cận. Cảng trung chuyển của thị trấn đặt gần cầu Tế Tiêu. b. Giao thông khu vực: Đường trục phát triển từ tỉnh lộ 419 đi xã An Tiến, mặt cắt 18m. Chiều dài tuyến đi trong khu vực nghiên cứu khoảng 1,75km. Hệ thống đường nội bộ kết nối tỉnh lộ 424 và 419 với các thôn, xóm của thị trấn có bề rộng từ 4-7m. c. Các công trình giao thông : Bến xe Bus Tế Tiêu: Nằm trên phố Đại Đồng, có diện tích khoảng 0.35ha. Hiện tại chỉ phục vụ tuyến: Mỹ Đình – Tế Tiêu. Cảng chuyên dụng : Trong khu vực nghiên cứu có 1 cảng bốc xếp vật liệu xây dựng quy mô nhỏ, vị trí nằm sát cầu Tế Tiêu. Cầu : Cầu Tế Tiêu là cầu cửa ngõ của thị trấn có chiều dài 109m, rộng 11.5m. Cầu Phù Lưu Tế nằm trên phố Đại Nghĩa, chiều dài 25m, rộng 7m. Đánh giá chung: - Mạng lưới đường giao thông tương đối dày đặc, mặt cắt nhỏ. -; - Hệ thống đường khu vực theo hướng Đông – Tây chưa được phát triển giao thông chủ yếu tập trung theo các tuyến đối ngoại; - Cần phát huy giao thông đường thủy trong du lịch.

Hình : Cấu trúc giao thông hiện hữu

Î Cấu trúc giao thông hướng ra sông Đáy rất rõ ràng, phân cấp đường giao thông đối ngoại và đường giao thông nội bộ tương đối tốt, Chủ yếu các trục đường trong khu vực xây dựng hướng ra sông mà không bị chắn tầm nhìn bởi hệ thống đê hay công trình xây dựng khác. Đây là một trong những ưu điểm của cấu trúc giao thông trong khu vực chưa khai thác đúng và triệt để. 9


Các công trình dịch vụ đô thị chính bám dọc các tuyến đường đối ngoại;

III.3 Cấu trúc không gian xây dựng Đất xây dựng đô thị: tập trung ven sông Đáy, phía Đông TL419. Các công trình nhà ở hầu hết xây dựng kiên cố và bán kiên cố, cao từ 1 – 5 tầng.

Các công trình phúc lợi xã hội phân bố tương đối đồng đều. Một số công trình đã được xây dựng kiên cố, một số còn đang trong quá trình cải tạo, xây dựng mới. Nhiều di tích đình chùa nằm gắn liền với các thôn xóm.

Sông Đáy

Đất cơ quan,công cộng

Hình: Phân bố đất xây dựng hiện trạng

Đất trường học

Đất tôn giáo

Hình ảnh một số không gian xây dựng tiêu biểu

Î Đô thị chưa có trung tâm rõ nét; Chỉ phát huy được tính chất hành chính huyện lỵ, chưa tham gia dịch vụ du lịch; Trung tâm hành chính huyện và một số cơ quan, trung tâm công cộng cần chuyển đổi vị trí do quy mô và vị trí hiện trạng chưa phù hợp.

10


11


III.4 Đánh giá điều kiện tự nhiên III.4.1

Địa hình

Thị trấn Đại Nghĩa có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ nền +2,4m đến 25,8m, độ dốc nền từ 0% đến 21,7% -

Khu dân cư hiện trạng có cao độ +4,8m - +7,5m.

-

Khu đồi thấp phía Đông Nam thị trấn có cao độ +7,3m đến +31,2m

-

Không bị che chắn bởi đê.

III.4.2 -

Thủy văn

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng của mực nước thuỷ văn sông Đáy và là một phân lưu của sông Hồng

-

Theo đề xuất của Bộ NNPTNN: + Xây dựng đê Hữu Đáy đoạn qua thị trấn Đại Nghĩa với cao trình thiết kế là +5,99m (đề xuất), nơi dân cư hiện trạng đang sinh sống rất đông đúc đã tồn tại nhiều năm mà không bị ngập khi mưa lũ và nếu như vậy hầu như toàn bộ thị trấn Đại Nghĩa hiện nay sẽ nằm ngoài đê. + Xác định chỉ giới hành lang thoát lũ 500 m từ đê Tả Đáy (đường QL21B).

Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý như sau: -

Khu vực dân cư thị trấn Đại nghĩa nằm ngoài đê có cao độ hiện trạng từ 4,8m đến 7,7m (trong đó: từ 4,8 – 5,5m là khoảng 9,3ha; >5,5m đến 6m là 38,55khoảng ha; >6m là khoảng 88,39ha). Tuy nhiên tiêu chuẩn tính toán

Hình: Hệ thống đê sông Đáy – đoạn qua khu vực thị trấn Đại Nghĩa

là phải đảm bảo không làm ngập các bãi sông, nơi tập trung các hoạt động kinh tế mà Khu vực thị trấn Đại Nghĩa là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế - văn hóa của huyện Mỹ Đức, là đô thị duy nhất hiện có của toàn huyện, cần phải được coi là khu vực quan trọng, phải đảm bảo không bị ngập lũ. -

Î Điều kiện tự nhiên và địa hình thuận lợi cho việc phát triển và xây dựng đô thị. Kiến nghị sử dụng kè ven sông Đáy hiện nay làm đê Hữu Đáy và việc xác định chỉ giới thoát lũ phải cần tính toán cụ thể tại hiện trường vì đây là khu vực dân cư

Thực tế là hiện nay, tại địa phương đang triển khai xây dựng kè kết hợp đường

hiện hữu, đã tồn tại nhiều năm mà không bị ngập khi mưa

giao thông ven sông với cao độ thiết kế +6,3m cao hơn cao trình thiết kế là

lũ.

+5,99m (đề xuất của Bộ NNPTNN).

12


IV. IV.1

HIỆN TRẠNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHÁC Hiện trạng cấp điện

IV.3

Hiện trạng thoát nước

Hệ thống thoát nước thải: chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải riêng. Chất thải rắn sinh hoạt chưa đạt tiêu chuẩn.

Hiện nay trên địa bàn huyện Mỹ Đức chưa có trạm nguồn 110KV, nguồn điện

Nghĩa Trang: hiện có 3 nghĩa trang tại thôn Tế Tiêu, thôn Văn Giang, thôn Thọ

chính cấp cho huyện Mỹ Đức cũng như thị trấn Đại Ngĩa là trạm 110KV Vân Đình.

Sơn và một số nghĩa trang nhỏ nằm rải rác.

Trạm 110KV Vân Đình hiện nay đang trong tình trạng đầy tảI nên không đảm bảo được khả năng cung cấp điện ổn định, lâu dài cho huyện. Hiện tại lưới điện trung thế trong thị trấn còn tồn tại 2 cấp điện áp (35KV, 10KV) gây khó khăn cho công tác quản lý và vận hành lưới điện.Trong thời gian tới cần có kế hoạch cải tạo toàn bộ lưới 10KV lên cấp điện áp chuẩn 22KV. Các tuyến điện trung thế trong thị trấn Đại Nghĩa vẫn sử dụng đường dây nổi không bọc cách điện gây mất mỹ quan đô thị và an toàn vận hành lưới điện. Trong vài năm gần đây, lưới điện hạ thế trong thị trấn đã được đầu tư cải tạo từng bước nên chất lượng tương đối tốt. Tuy nhiên, còn một nơi lưới điện hạ thế do

V.

CÁC DỰ ÁN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG -

Xây dựng mới UBND Huyện Mỹ Đức tại vị trí khu đồng ruộng phía Bắc thị trấn;

-

Dự án khu đô thị mới Đại Nghĩa đang trong giai đoạn quy hoạch.

-

Các nhu cầu phát triển thêm các chức năng như: công viên đô thị, trung tâm thể dục thể thao, trường học chất lượng cao, các cơ quan chuyên ngành khác…

được đầu tư xây dựng từ lâu đã cũ nát và xuống cấp không đảm bảo tiết diện dây dẫn, do vậy cần thiết phải quy hoạch cải tạo lại để đảm bảo nhu cầu phát triển và an toàn cấp điện của các hộ phụ tải. Trong tương lai, khi điều kiện kinh tế cho phép nên tiến hành thay thế và hạ ngầm các tuyến đường dây trên thành cáp ngầm với tiết diện tương đương để đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn vận hành lưới điện. Trong thị trấn Đại Nghĩa còn đa số sử dụng trạm biến áp kiểu treo không đảm bảo mỹ quan đô thị và an toàn điện, về lâu dài cần thay kết cấu trạm treo thành trạm kiêu kín, xây, kios hoặc trạm 1 cột. Hệ thống chiếu sáng nội thành thị trấn tương đối tốt xong cần phải bố trí thêm chiếu sáng trang trí trong các công viên, dọc bờ sông Đáy, và bố trí thêm chiếu sáng cho các điểm nhấn như: các quảng trường, các khách sạn lớn... Cần tiếp tục phát triển hệ thống chiếu sáng công cộng tại các đường nội bộ, các thôn xóm. IV.2

Hiện trạng cấp nước

Hiện tại người dân trong khu vực thị trấn Đại Nghĩa đang sử dụng nguồn nước mưa, giếng khoan phục vụ cho sinh hoạt 100% hộ gia đình có bể chứa nước mưa với dung tích nhỏ từ 2-4 m3, nguồn nước này phục vụ cho ăn uống, còn giếng đào, giếng khoan phục vụ cho tắm giặt. Uỷ ban nhân dân huyện Mỹ Đức cũng đang triển khai dự án xây dựng nhà máy nước sạch để phục vụ cho nhu cầu dùng nước của người dân Đại Nghĩa. Nhà máy nước thị trấn Đại Nghĩa công suất thiết kế 2.000 m3/ngđ, nguồn nước sông Đáy

13


VI.

QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH

VII. TẦM NHÌN PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN ĐẠI NGHĨA

Î Tôn trọng và nâng cao các giá trị hiện trạng, liên hệ khớp nối với các khu vực lân cận và dự án hiện có trong khu vực. Î Xác định quy mô đô thị hợp lý để đảm bảo sử dụng đất hiệu quả, đồng thời đảm bảo đáp ứng các nhu cầu phát triển của đô thị. Có thể phát triển mở rộng mà không phá vỡ cấu trúc đô thị.

Thị trấn Đại Nghĩa trở thành một đô thị có sức hút đối với khách du lịch về bản sắc cảnh quan và dịch vụ, phát huy tốt chức năng trung tâm đô thị của huyện Mỹ Đức và khu vực Tây Nam Hà nội.

Î Tận dụng yếu tố địa hình, cảnh quan đặc trưng của khu vực, phát triển đô thị có bản sắc cảnh quan và có khả năng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là hoạt động dịch vụ, song song với duy trì, tôn tạo môi trường thiên nhiên và nông nghiệp. Î Xây dựng mật độ đô thị hợp lý với hệ thống các công trình công cộng thiết yếu, đảm bảo các dịch vụ căn bản cho người dân kết hợp với các khu đất đa chức năng, đảm bảo linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực tế của xã hội, phù hợp với các quy định hiện hành về QH xây dựng.

14


Đồ án đề xuất phương án dự báo dân số như sau:

VIII. DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ a) Phương án 1: Tổng quy mô dân số xác định theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà nội đã được phê duyệt. Trong đồ án Quy hoạch chung Thủ đô Hà nội, không nêu luận chứng và cơ sở dự báo quy mô dân số cho thị trấn Đại Nghĩa. Nếu theo phương án trên, quy mô dân số toàn thị trấn đến năm 2030 sẽ là 10.000 người và tốc độ tăng dân số trung bình trong giai đoạn 2012 - 2030 là khoảng 0,75%/năm. Từ đó, cho kết quả là tỷ lệ tăng dân số trung bình của thị trấn sẽ giảm dần, từ 1,8%/năm 2012 xuống còn 0,8% vào năm 2020 và 0,7% vào năm 2030.

b) Phương án 2: Quy mô dân số khu vực thị trấn Đại Nghĩa được dự báo duy trì ở mức tương đương như hiện nay – khoảng 1,7 đến 1,8%/năm. Trong đó: -

Giai đoạn năm 2013 - 2020: tăng tự nhiên 1,7%/năm; tăng cơ học 0,1%/năm;

-

Giai đoạn năm 2021 - 2030: tăng tự nhiên 1,6%/năm; tăng cơ học 0,1%/ năm. Tổng dân số được dự báo tăng từ 8.747 người năm 2012 lên 10.100 người vào năm 2020 và lên 12.000 người vào năm 2030. Cụ thể như sau:

Trong đó: -

-

Tỷ lệ tăng tự nhiên năm 2012 là 1,8%/năm và dự báo giảm dần mỗi năm 0,01 đến 0,02%/năm, theo chương trình dân số quốc gia, đến năm 2020 còn khoảng 1,7%/năm và đến năm 2030 còn 1,6%/năm. Tỷ lệ tăng cơ học sẽ giảm từ 0% năm 2012 xuống còn trung bình -0,9%/năm vào năm 2020 và -0,9%/năm vào năm 2030. Nghĩa là: thị trấn Đại Nghĩa sẽ suy giảm sức hút đô thị so với hiện nay, dân số sẽ di cư từ thị trấn Đại Nghĩa đi nơi khác – mỗi năm khoảng 85 người. Điều này trái với các định hướng phát triển thị trấn Đại Nghĩa là trung tâm đầu não của toàn huyện Mỹ Đức, là đô thị quan trọng nhất trong toàn huyện, kết nối với các chuỗi du lịch sinh thái quan trọng như Chùa Hương, hồ Quan Sơn và trở thành một điểm dừng chân, lưu trú chính của du khách trước đi đến Chùa Hương và đặc biệt là việc hình thành khu công nghiệp nằm kề sát phía Nam thị trấn.

Hạng mục Dân số thị trấn

1

2

Đơn vị

Hiện trạng 2012

người

8.747

9.300

10.000

Dự báo 2020

%/năm

1,8

0,8

0,7

Trong đó: - tăng tự nhiên

%/năm

1,8

1,7

1,6

%/năm

0

-0,9

-0,9

Dân số gia tăng hàng năm

người/nă m

69

70

Trong đó: - tăng tự nhiên

người/nă m

153

154

người/nă m

-84

-84

- tăng cơ học

Hạng mục Dân số thị trấn

1

người

Hiện trạng 2012

Dự báo 2020

Dự báo 2030

8.747

10.100

12.000

Tỷ lệ tăng dân số

%/năm

1,8

1,8

1,7

Trong đó: - tăng tự nhiên

%/năm

1,8

1,7

1,6

%/năm

0

0,1

0,1

- tăng cơ học 2

Đơn vị

Dân số gia tăng hàng năm

người/nă m

169

190

Trong đó: - tăng tự nhiên

người/nă m

158

175

người/nă m

11

15

Dự báo 2030

Tỷ lệ tăng dân số

- tăng cơ học

TT

- tăng cơ học

Bảng: Hiện trạng và dự báo dân số - Phương án 1 TT

Bảng: Hiện trạng và dự báo dân số - Phương án 2

Î Các thông số dự báo cho thấy, phương án 2 là phù hợp hơn, nên phương án 2 được lấy làm phương án chọn.

15


IX.

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÀ GIẢI PHÁP

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ ĐỐI VỚI KHU VỰC ĐẶC TRƯNG IX.1

IX.2

Định hướng phát triển không gian đô thị a)

Lấy hệ thống không gian cây xanh mặt nước công cộng làm

khung kiểm soát và hướng dẫn phát triển đô thị:

Ý tưởng quy hoạch chính

Chuyển đổi từ một đô thị lấy giao thông đối ngoại làm trung tâm thành đô thị lấy không gian mặt nước làm trung tâm: tạo dựng không gian trung tâm rõ nét, cấu trúc đô thị thân thiện, mật độ tương đối cao, trên nền cảnh quan sinh thái nông nghiệp, gồm đồng lúa, kênh mương và cây xanh dọc kênh mương, mặt nước sản xuất. Î Tổ chức không gian đô thị thân thiện, ấm cúng, có sức thu hút và lưu giữ khách du lịch thông qua việc tổ chức các tuyến phố đa chức năng, đan xen giữa ở và dịch vụ, với cấu trúc và hình thái xây dựng thân thiện, đa dạng, hội tụ về hệ thống quảng trường và không gian công cộng ven mặt

Nếu được tổ chức tốt, giá trị của các không gian mở công cộng sẽ thu hút các hoạt động đô thị và giúp hình thành nên các khu trung tâm đô thị có chất lượng và hấp dẫn, đặc biệt là các dịch vụ thương mại. Mặt khác, về mặt thiết kế đô thị tổng thể, hệ thống không gian mở công cộng sẽ giúp định dạng nên các không gian xây dựng với các đường biên sắc nét, phong phú. Hệ thống không gian mở công cộng của thị trấn Đại Nghĩa được tổ chức trên cơ sở khai thác các giá trị cảnh quan đặc trưng của thị trấn. Đó chính là sông Đáy và hệ thống mặt nước, cấu trúc đồng ruộng, cây xanh sinh thái hiện hữu.

nước trong đô thị, kết nối với không gian cây xanh sinh thái nông nghiệp, mặt nước sản xuất ven đô. Trung tâm bám quốc lộ

Trung tâm là không gian mặt nước

Hình: Hiện trạng hệ thống mặt nước

Hình: Quy hoạch hệ thống không gian cây xanh, quảng trường công cộng gắn với mặt nước

Hình : Quy hoạch hệ thống mặt nước và quảng trường công cộng

Hình: Tổ chức hệ thống giao thông tận dụng mạng lưới đường hiện trạng trong các khu cải tạo và dựa trên cấu 16 trúc kênh mương, đồng ruộng trong các khu phát triển mới.


b)

Tổ chức không gian ven sông Đáy thành mặt tiền đô thị : Để thực hiện được mục tiêu chiến lược là hướng các hoạt động chính của đô thị hiện đang bám dọc theo các tuyến đường đối ngoại - vốn rất phổ biến tại các đô thị Việt nam và không thể giúp Đại Nghĩa thu hút khách du lịch – sang tập trung tại các khu vực có giá trị cảnh quan mặt nước. Giải pháp quan trọng nhất đó là tạo dựng cảnh quan ven sông Đáy thành không gian mặt tiền mới của đô thị. Khu vực đồng bằng Bắc bộ tuy có nhiều đô thị nằm ven sông, nhưng hầu hết bị ngăn cách sông bởi hệ thống đê điều, nên trong thực tế, việc khai thác không gian ven sông trong tổ chức không gian trung tâm đô thị bị rất hạn chế. Đây lại chính là đặc điểm nổi trội của Đại Nghĩa, do thị trấn tiếp giáp trực tiếp với sông Đáy, không bị chia cắt với sông bằng đê. Dọc theo bờ sông Đáy về phía Bắc cầu Tế Tiêu, hiện đã có đường giao thông và tuyến phố dọc sông, nhưng tuyến đường này chưa được thiết kế hợp lý, chưa tạo ra được không gian thu hút các hoạt động đô thị nhằm khai thác hết tiềm năng của không gian ven sông. Tương tự như vậy, dự án đường và kè đang được chuẩn bị đầu tư đối với khu vực ven sông phía Nam cầu Tế Tiêu cũng mới chỉ quan tâm đến giải pháp kè và đường đơn thuần. Đồ án đề xuất bổ sung thêm một số giải pháp tạo điểm nhấn về không gian cho các dịch vụ ven sông Đáy như: khuyến khích các hộ dân nằm ven sông phát triển dịch vụ và cải tạo chỉnh trang hay xây mới mặt tiền công trinh; Tạo một số điểm quảng trường công cộng dễ dàng tiếp cận với cảnh đẹp và mặt nước của sông Đáy; Mở rộng vỉa hè về phía tiếp giáp với khu đất xây dựng công trình và khuyến khích các hộ thuận lợi về diện tích có thể mở rộng khoảng lùi để có thêm không gian cho dịch vụ và đảm bảo mặt tiền sinh động hơn, không bị trải dài đơn điệu; Xây dựng một số bến thuyền phục vụ du lịch.

-

Tổ chức đường, quảng trường ven sông với khả năng tiếp cận mặt nước sông ở những cao độ khác nhau; Xây dựng bến thuyền kết nối với quảng trường ven sông; Hạn chế đền bù giải tỏa, khuyến khích phát triển dịch vụ du lịch, thương mại trên các tuyến phố ven sông. Nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới đường hướng sông hiện có để nhấn mạnh cấu trúc đô thị hướng sông, làm tăng khả năng hội tụ các hoạt động giao lưu.

Minh họa giải pháp tổ chức mặt bằng khu dân cư cải tạo kết hợp quảng trường ven sông Đáy.

Minh họa không gian tiện ích của quảng trường công cộng ven mặt nước. Hình: Không gian ven sông Đáy trở thành mặt tiền đô thị - trung tâm giao lưu và dịch vụ du lịch của đô thị Hình: minh họa không gian mặt tiền đô thị ven sông Đáy

17


Hình: Minh họa mặt cắt – nguyên tắc tổ chức không gian quảng trường bên sông với không gian dịch vụ

18


c)

Nâng cấp và phát huy, tận dụng tiềm năng trong khu đô thị hiện hữu

ven sông Đáy: Thực tế phát triển đô thị trong những năm qua cho thấy các khu đô thị hiện

Nâng cấp, phát huy và tận dụng tiềm năng trong khu đô thị hiện hữu: •

hữu vẫn là nơi có những giá trị và tiềm năng phát triển đích thực, nơi có thể cung

Cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, mở rộng các tuyến giao thông hiện hữu.

cấp không gian cho các thành phần dân cư với mức sống khác nhau mà vẫn là

Bổ sung sân chơi, không gian công cộng, nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng;

những khu vực có giá trị đô thị lớn nhất, nếu được bổ sung các không gian công

Khuyến khích xây dựng mật độ cao và phát triển dịch vụ tại các khu vực có

cộng và hạ tầng thiết yếu. Chính bởi tại các khu đô thị hiện hữu này mới có các giá trị lịch sử, văn hóa nhân văn đã tích lũy qua nhiều thế hệ. Những giá trị mà

giá trị cao về cảnh quan, xung quanh các không gian mở công cộng. •

các khu đô thị mới không thể có được, đặc biệt là bối cảnh các công trình xây dựng trong các khu đô thị mới được xây dựng đồng loạt do chủ đầu tư dự án

Các tuyến đường < 7m khuyến khích khoảng lùi tối thiểu 1m khi cải tạo, xây mới để tạo khoảng lưu thông đón gió từ sông vào cho khu vực.

Tầng cao xây dựng tối đa 7 tầng.

hoạch định. Vì vậy, đồ án muốn tôn trọng và đề cao khu vực hiện hữu, đề xuất tận dụng các quỹ đất có thể cải tạo thành không gian công cộng để nâng cấp chất lượng dịch vụ cho đô thị hiện hữu. Từ đó, tính đa dạng đô thị sẽ lan truyền được sang các khu đô thị mới kề cận trong tương lai. (Có thể so sánh giá trị của các khu đô thị hiện hữu như giá trị của các cánh rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng, còn các khu đô thị mới đều tăm tắp chỉ có giá trị của những nông trường đơn loài.). Với mục tiêu trên, việc khuyến khích các lô đất trong khu vực cải tạo có thể chuyển đổi chức năng sử dụng đất thành các chức năng công cộng là hết sức cần thiết cho đô thị như: dịch vụ thương mại, nhà sinh hoạt của thôn, vườn hoa, quảng trường (sân chơi) kèm theo các dịch vụ của các hộ dân hoặc các doanh

Hình ảnh một khu vực hiện hữu

nghiệp, để tăng thêm sự sống động cho khu vực. Nâng cấp các công trình hạ tầng xã hội, đảm bảo các dịch vụ công cộng cho khu dân cư. Các tuyến đường chính hướng sông được cải tạo mở rộng để có mặt cắt ngang rộng tối thiểu là 5,5m. Tại những tuyến chính, bố trí vỉa hè tối thiểu 1m mỗi bên, tạo thuận lợi kết nối hạ tầng cũng như cảnh quan.

Minh họa không gian khu vực hiện hữu sau khi cải tạo Hình: Nâng cấp khu vực hiện hữu – nhấn mạnh các trục hướng sông 19


d)

Phát triển đô thị về phía Tây đường 419, lấy cấu trúc mặt nước làm

trung tâm, chức năng sử dụng đất linh hoạt Từ các phân tích về cảnh quan và các điều kiện hiện trạng cho thấy, khu đất phía Tây đường 419 là không gian phù hợp để mở rộng và phát triển đô thị, tạo nên không gian đô thị có bề dày, có thể hình thành nên hệ thống trung tâm mới, tách khỏi các tuyến đường đối ngoại. Cấu trúc tổ chức khu đô thị mới dựa theo cấu trúc kênh mương, đồng ruộng hiện trạng sẽ tạo thuận lợi cho quá trình triển khai xây dựng, đồng thời đảm bảo duy trì sản xuất nông nghiệp trên các quỹ đất nông nghiệp được giữ lại, mặt khác đảm bảo không gian phát triển mở rộng của đô thị trong tương lai sau năm 2030 có thể tiếp nối cấu trúc và không gian đô thị quy hoạch cũng như hiện hữu. Để khắc phục phần nào sự đơn điệu và nhược điểm của hầu hết các khu đô thị mới hiện nay, cần nỗ lực áp dụng một nguyên tắc quy hoạch phát triển bền vững đối với hầu hết các khu đô thị, đó là khả năng sử dụng đa chức năng đan xen, linh hoạt chuyển đổi trên mỗi khu đất. Luật quy hoạch Đô thị cũng như các văn bản pháp quy hiện hành yêu cầu xác định chức năng sử dụng đất trong nội dung đồ án quy hoạch, nhưng không bắt buộc là mỗi khu đất chỉ được có một chức năng và bất biến trong suốt thời hạn quy hoạch. Thực tế đã chứng minh giá trị và sức sống của các khu đất đa chức năng cũng như nhu cầu thiết yếu của việc linh hoạt chuyển đổi chức năng để đáp ứng được các nhu cầu luôn biến đổi của xã hội, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường. Trong quy hoạch đô thị hiện nay trên thế giới, một trong những giá trị bền vững của đô thị là sự kết hợp giữa các nguyên tắc phát triển và khả năng linh hoạt biến đổi, chỉ có như vậy thì đô thị mới có thể cạnh tranh và phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa. Các nội dung quy hoạch chỉ định cứng nhắc càng hạn chế được ở mức độ thấp nhất càng tốt cho đô thị. Cần thay thế các nội dung mang tính chỉ đinh cứng nhắc bằng các nguyên tắc hành động, các chỉ số tuyệt đối cần được thay thế bằng các chỉ số mang tính ngưỡng để đảm bảo đô thị phát triển có định hướng, nhưng cũng không làm mất đi tính linh hoạt sống còn của đô thị. Từ những luận điểm đó, khu vực phát triển mới của thị trấn Đại Nghĩa chỉ hoạch định chức năng một số công trình công cộng thiết yếu. Còn lại, đa số sẽ là các khu đất đa chức năng được phát triển theo một số nguyên tắc kiểm soát về môi trường. Yêu cầu đan xen các chức năng khác nhau trong mỗi khu vực. Hệ thống không gian cây xanh, mặt nước, không gian công cộng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đã tạo nên khung định dạng cho không gian phát triển của các khu đô thị mới này. Trong không gian đô thị mới phát triển về phía Tây đường 419, bố trí quỹ đất phát triển một số khu chức năng đáp ứng nhu cầu của đô thị như: trung tâm hành chính mới của huyện, không gian vui chơi giải trí công cộng, khu trung tâm đô thị mới, các khu dân cư đô thị mới và tái định cư…

Hình: Không gian phát triển đô thị phía Tây

20


Đối với không gian khu đô thị mới - Tây đường 419 -

Lấy cấu trúc mặt nước làm trung tâm – Đô thị phát triển có bề dày, không trải quá dài theo đường 419 , hình thành nên trục lõi đô thị `mới gắn kết các khu đô thị dịch vụ khuyến khích mật độ cao, liên kết bởi các quảng trường công cộng - nơi hội tụ các hoạt động giao lưu và dịch vụ đô thị.

-

Trong không gian đô thị mới phát triển về phía Tây đường 419, bố trí quỹ đất phát triển một số khu chức năng đáp ứng nhu cầu của đô thị như: trung tâm hành chính mới của huyện, các cơ quan, trường đào tạo mới, không gian vui chơi giải trí công cộng, khu trung tâm đô thị mới, các khu dân cư đô thị mới và tái định cư…

-

Điểm nhấn là hồ và mương nước gắn với quảng trường công cộng

-

Các chức năng sử dụng hỗn hợp và linh hoạt.

-

Giữ lại cảnh quan sinh thái nông nghiệp hai bên đường vào làng Hà - Đồi Ngũ.

-

Tầng cao tối đa 15 tầng (Tuân thủ quy định về Mật độ XD tối đa cho phép theo Quy chuẩn vềQHXD).

Đường 419

Làng Hà Đồi Ngũ

Hình: Khu đô thị mới phía Tây đường 419 21


Hình - Mặt cắt minh họa tổ chúc không gian cảnh quan khu vực hồ trung tâm và trung tâm hành chính: kết hợp trung tâm hành chính với quảng trường công cộng và các tuyến phố dịch vụ. Trong đó: Các khu vực ký hiệu màu đỏ là không gian quảng trường công cộng, đường đi bộ và khu vực dịch vụ dọc theo các tuyến phố tạo không gian sống động cho khu trung tâm hành chính.

22


Đối với không gian khu hành chính mới -

Tổ chức hồ cảnh quan, láy lại ấn tượng các rặng cây chạy dọc theo mặt nước; Các khu đất cơ quan quay về hướng Nam; Đan xen hợp lý với các chức năng đô thị khác.

Hình : Minh họa không gian khu trung tâm hành chính mới của Huyện 23


Hình : Mặt cắt minh họa nguyên tắc tổ chức không gian quanh mặt nước công cộng. Trong đó: Ít nhất một phía mặt nước tiếp giáp với đường giao thông và ít nhất một phía tiếp giáp quảng trường công cộng và công trình dịch vụ. Vỉa hè phía giáp dãy phố của tuyến đường đi qua không gian mặt nước công cộng cần được tổ chức rộng tối thiểu 4m để đảm bảo không gian làm dịch vụ và không gian đi bộ.

24


Î Định hướng phát triển không gian thị trấn Đại Nghĩa

Đối với khu vực xây dựng mới -

Chỉ khẳng định chức năng của các công trình công cộng thiết yếu, còn lại là đất đa chức năng. Khuyến khích sự đa dạng trên mỗi tuyến phố

Hình: Minh họa tổ chức mặt bằng dãy phố liên kế

Hình : Minh họa tổ chức mặt đứng các tuyến phố


Hình: Hệ thống các công trình công cộng cơ bản (Xem chi tiết bản đồ quy hoạch sử dụng đất)

d) Hệ thống trung tâm: Hệ thống được tổ chức bao gồm các công trình công cộng cơ bản và các trung tâm đa chức năng với trọng tâm là dịch vụ thương mại.

+ Hệ thống các công trình công cộng cơ bản: Dựa vào một số dự án đầu tư và chủ trương phát triển các khu chức năng đô thị (xem mục 2.3), các công trình công cộng cơ bản được điều chỉnh, sắp xếp, bố trí cho hợp lý với không gian cảnh quan và giao lưu đô thị: −

UBND Huyện nằm trong khu hành chính mới tại vị trí phía Bắc thị trấn, được quy hoạch phù hợp với một không gian hành chính của Huyện mà vẫn sống động bởi những sinh hoạt giao lưu công cộng của người dân thị trấn và mang đậm bản sắc của vùng.

Trường học mới được bố trí đan xen trong thị trấn, bao gồm: trường phổ thông trung học, trường chất lượng cao, trường bổ túc và trường dạy nghề…

Sân TDTT hiện hữu được nâng cấp và mở rộng sang phần đất nông nghiệp và hợp tác xã Đại Nghĩa.

Khu cây xanh công viên bố trí tại phần đất quân đội và đất ruộng phía Tây đường 419.

Các cơ quan chuyên ngành khác được xây dựng mới như: Tòa án, công an, viện kiểm sát nhân dân, đội thi hành án, thuế … được bố trí phía Tây trục đường mới – trục đường trung tâm liên kết với khu hành chính.

26


+ Các trung tâm hỗn hợp: dịch vụ hoặc ở hoặc ở kết hợp dịch vụ đan xen linh hoạt -

-

-

-

-

-

Hình: Hệ thống các khu trung tâm hỗn hợp đa chức năng

Trong đô thị, khu trung tâm hỗn hợp đa chức năng là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định bản sắc cảnh quan của đô thị. Một đô thị được tổ chức tốt phải có khu trung tâm rõ nét và phải là các tuyến phố/khu phố hỗn hợp đa chức năng, thì mới đảm bảo sự sống động và giá trị của khu trung tâm. Với vai trò là trung tâm kinh tế và dịch vụ của toàn huyện Mỹ Đức, cũng như khu vực Tây Nam thành phố Hà nội, các khu trung tâm đa chức năng là không gian hoạt động kinh tế mới quan trọng của thị trấn. Trong đó, có thể linh hoạt bao gồm các chức năng như: nhà ở, trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn, các tuyến phố buôn bán và cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau phục vụ cho huyện Mỹ Đức nói riêng và khu vực Tây Nam Hà nội nói chung với yêu cầu đảm bảo các quy định về môi trường. Các khu trung tâm hỗn hợp của thị trấn được bố trí tại các khu vực thuận lợi về giao thông, có giá trị cao về không gian cảnh quan (ví dụ: các khu vực ven mặt nước, các tuyến đường chính đô thị) và là nơi có khả năng hội tụ các hoạt động giao lưu của người dân cũng như du khách. Để phát huy vai trò của thị trấn trong chuỗi du lịch của toàn Huyện cũng như thành phố, khuyến khích xây dựng các khách sạn, nhà hàng tại các khu vực có lợi thế về cảnh quan như: ven sông, ven hồ, trong các khu sinh thái ở phía Tây hoặc khu đồi sinh thái ở phía Nam. Đối với các trung tâm thương mại – siêu thị: tùy theo nhu cầu thị trường, có thể bố trí trong các khu trung tâm hỗn hợp đa chức năng. Ngoài chợ huyện đã được xác định trong quy hoạch chung, trong các giai đoạn quy hoạch và xây dựng tiếp theo, cần bố trí thêm các điểm chợ khu vực phù hợp với bán kính phục vụ theo quy chuẩn. Trong các khu trung tâm hỗn hợp, khuyến khích xây dựng mật độ cao – đảm bảo phù hợp với quy chuẩn về Quy hoạch xây dựng, khai thác tốt không gian cây xanh, mặt nước, quảng trường.

27


X.

QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN KHU CHỨC NĂNG Trên cơ sở Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn

đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng phát triển không gian đô thị thị trấn Đại Nghĩa..., đồ án đã nghiên cứu, đề xuất quy hoạch sử dụng đất đô thị và đất ngoài phạm vi phát triển đô thị: * Khu vực ngoài phạm vi phát triển đô thị: Bao gồm đất nằm trong khu vực hành lang thoát lũ sông Đáy có diện tích khoảng 16,5ha [thực hiện theo Luật Đê điều và các quy định hiện hành có liên quan (ô *)], và đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giết mổ tập trung, dịch vụ, nghĩa trang, nông nghiệp... có diện tích khoảng 239,06ha (các dự án đầu tư trong khu vực này cần tuân thủ chức năng sử dụng đất theo quy hoạch, quy mô sử dụng đất và chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc tuân thủ quy hoạch chuyên ngành được cấp thẩm quyền phê duyệt). * Khu vực phát triển đô thị: Phân khu chức năng thuộc cấp đô thị (≈ cấp huyện), đơn vị ở (≈ cấp thị trấn), cụ thể như sau: - Trên cơ sở phân tích đánh giá hiện trạng và dự báo nhu cầu phát triển về kinh tế xã hội, dân số, đất đai theo định hướng tại đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đền năm 2050, khu vực nghiên cứu quy hoạch đô thị được chia thành 05 ô quy hoạch, các ô quy hoạch này tương đương một nhóm nhà ở và các tuyến đường giao thông để kiểm soát phát triển. Chức năng sử dụng đất chính trong các ô quy hoạch là đất công cộng, cây xanh thể dục thể thao, trường học, đường giao thông, hệ thống hạ tầng kỹ thuật... và đất ở. - Các công trình công cộng, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cấp đơn vị ở được bố trí đảm bảo bán kính phục vụ với quy mô diện tích phục vụ sinh hoạt

+ Trường Tiểu học, Trung học cơ sở: Được bố trí tại trung tâm đơn vị ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ cho đơn vị ở. + Trường Mầm non: Được bố trí tại trung tâm nhóm ở gắn với cây xanh, sân vườn, nhóm nhà ở đảm bảo quy mô phục vụ trong đơn vị ở. - Đất an ninh quốc phòng thực hiện theo dự án riêng do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Đất công trình di tích, tôn giáo, danh thắng cảnh quan hiện có đã hoặc chưa được xếp hạng, ranh giới, quy mô và hành lang bảo vệ sẽ được xác định chính xác trong quy hoạch tỷ lệ 1/500 trên cơ sở quyết định hoặc ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước có liên quan. Việc lập dự án, cải tạo, xây dựng phải tuân thủ theo Luật Di sản Văn hóa và được cấp thẩm quyền phê duyệt. - Đối với các nghĩa trang, nghĩa địa và khu mộ hiện có tại khu vực không phù hợp quy hoạch, được di dời quy tập mộ đến các khu vực nghĩa trang tập trung của Thành phố: + Trong giai đoạn quá độ, khi Thành phố chưa có quỹ đất để quy tập mộ, các ngôi mộ hiện có được tập kết vào nghĩa trang tập trung hiện có (mà vị trí các nghĩa trang này trong quy hoạch được xác định là đất dự trữ phát triển). Các nghĩa trang tập kết tạm này phải được tổ chức thành khu khang trang, sạch sẽ, tiết kiệm đất và phải có hành lang cây xanh cách ly, hệ thống xử lý kỹ thuật đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường (tuyệt đối không được hung táng mới). + Về lâu dài, khi Thành phố có quỹ đất dành cho các khu nghĩa trang tập trung của Thành phố, nghĩa trang hiện có và các khu vực tập kết tạm các ngôi mộ trong các khu đất nêu trên sẽ di chuyển phù hợp với quy hoạch nghĩa trang của Thành phố và phần đất này ưu tiên sử dụng các dịch vụ tiện ích của đô thị. - Cây xanh sinh thái, thể dục thể thao gồm 2 cấp:

hàng ngày cho người dân. - Đối với đất nhóm nhà ở xây dựng mới được nghiên cứu xây dựng đồng bộ hiện đại đảm bảo các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật theo hướng sinh thái; Tổ chức không gian cảnh quan kết nối hài hòa với khu vực ở hiện có, ưu tiên, khai thác chọn lọc các hình thức kiến trúc truyền thống, gìn giữ giá trị văn hóa đặc trưng. Nhà ở được phát triển theo hướng đa dạng với nhiều loại hình nhà ở phù hợp với đặc trưng phát triển đô thị tại từng khu vực. Đối với phần đất xây dựng mới, trong quá trình triển khai cần nghiên cứu, ưu tiên bố trí quỹ đất để giải quyết nhà ở và dịch vụ của địa phương, ưu tiên theo thứ tự: quỹ đất tái định cư, giãn dân, di dân giải phóng mặt bằng, nhà ở xã hội, nhà ở thương mại... - Đất trường học:

+ Cấp đô thị: Hình thành các khu cây xanh, công viên sinh thái, thể dục thể thao trên cơ sở quy hoạch các hồ điều hòa, sinh thái kết hợp với không gian cây xanh, mặt nước sông Đáy, kênh mương tạo thành hệ thống liên hoàn. + Cấp đơn vị ở: Các vườn hoa, sân bãi thể dục thể thao cấp đơn vị ở được bố trí tại trung tâm đơn vị ở. - Đối với các tuyến đường quy hoạch đi qua khu dân cư hiện có sẽ được xác định chính xác ở giai đoạn quy hoạch chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện trạng. Tổng diện tích đất xây dựng đô thị của thị trấn Đại Nghĩa được dự báo đến năm 2030 là khoảng 239,50ha – trung bình khoảng 199,58m2/người. Cụ thể, như sau:

+ Trường Trung học phổ thông: Được bố trí tại trung tâm khu ở đảm bảo quy mô và bán kính phục vụ cho khu ở và dân cư khu vực lân cận. 28


TT

Chức năng sử dụng đất

Diện tích (ha)

Chỉ tiêu (m2/ người, hs)

Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích đất nghiên cứu quy hoạch

495,06

A

ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ (I+II+III)

239,50

199,58

48,38

I

Đất dân dụng

198,11

165,09

40,02

18,70

15,58

3,78

1

2

Đất công cộng đô thị (≈ cấp huyện) Đất trường Trung học phổ thông (cấp 3) Đất cây xanh, TDTT đô thị (≈ cấp huyện)

6,40

22,68

5,33

18,90

1,29

2.560 học sinh ≈ 25m2 đất/hs

4,58

Bao gồm cả diện tích hồ điều hòa, mương thoát nước.

Đất giao thông đô thị (≈ cấp huyện)

9,64

8,03

1,95

4

Đất đơn vị ở (≈ cấp thị trấn )

140,69

117,2

28,42

3,23

2,69

0,65

4.2

4.3

- Đất cộng cộng đơn vị ở

- Đất cây xanh, TDTT đơn vị ở

- Đất trường Tiểu học, Trung học cơ sở (cấp 1, 2)

4.4

- Đất trường mầm non

4.5

8,17

4,09

TT

100

3

4.1

Ghi chú

6,80

3,41

1,65

0,83

Chức năng sử dụng đất

Diện tích (ha)

Chỉ tiêu (m2/ người, hs)

Tỷ lệ (%)

2

Đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật

3,43

0,69

3

Đất công nghiệp

2,97

0,60

4

Đất kè

1,27

0,26

5

Đất trồng cây lâu năm

2,36

0,48

B

ĐẤT NGOÀI PHẠM VI PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Bao gồm đất công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, giết mổ tập trung, dịch vụ, nghĩa trang, nông nghiệp...)

255,56

51,62

Ghi chú

Đồ án quy hoạch chung đô thị được tính toán đến mạng lưới đường khu vực, đề xuất việc tính toán các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc cũng được nghiên cứu đến các ô quy hoạch. Vị trí và ranh giới các lô đất trên bản vẽ có tính chất định hướng. Ranh giới, quy mô và các chỉ tiêu quy hoạch kiến trúc của các lô đất xây dựng sẽ được xác định chính xác ở bước sau khi lập quy hoạch chi tiết, trên cơ sở quỹ đất

Bao gồm cả diện tích hồ điều hòa, mương thoát nước. 1.440 học sinh (TH: 780 học sinh, THCS: 660 học sinh) ≈ 28,4m2 đất/học sinh 600 cháu 28,7m2 đất/cháu

cụ thể tại khu vực, đảm bảo tuân thủ Tiêu chuẩn thiết kế, Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các chỉ tiêu cơ bản đối với ô quy hoạch đã được xác định tại đồ án Quy hoạch chung này. Quá trình lập các đồ án quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư cần tuân thủ các của định của Luật Thủ đô, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Nhà ở, Luật đất đai... lấy ý kiến của các cơ quan quản lý chuyên ngành có liên quan và các quy định hiện hành. - Chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất của từng ô quy hoạch được xác lập tại bản vẽ là các chỉ tiêu “gộp” của đơn vị ở nhằm kiểm soát phát triển chung. Trong quá trình triển khai lập quy hoạch chi tiết hoặc dự án đầu tư ở giai đoạn sau có thể xem xét cụ thể hóa cho phù hợp với điều kiện thực tế, có thể áp dụng các tiêu

1,72

1,43

0,35

- Đất ở

88,66

73,88

17,91

4.6

- Đất giao thông đơn vị ở

34,83

29,02

7,03

II

Các loại đất khác trong phạm vi dân dụng

27,83

5,62

1

Đất hỗn hợp

14,00

2,83

2

Đất trường đào tạo

2,35

0,47

3

Đất di tích, tôn giáo - tín ngưỡng

3,60

0,73

+ Ô quy hoạch 3: Có diện tích khoảng 106,2ha, quy mô dân số khoảng 4.810 người.

4

Đất dự trữ phát triển

7,88

1,59

+ Ô quy hoạch 4: Có diện tích khoảng 50,76ha, quy mô dân số khoảng 3.906 người.

13,56

2,74

+ Ô quy hoạch 5: Có diện tích khoảng 24,6ha, quy mô dân số khoảng 496 người.

3,53

0,71

III 1

Đất xây dựng ngoài phạm vi dân dụng Đất an ninh, quốc phòng

chuẩn tiên tiến của nước ngoài và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định. - Phân bổ quỹ đất đô thị: Được chia thành 05 ô quy hoạch và đường giao thông để kiểm soát phát triển, cụ thể như sau: + Ô quy hoạch 1: Có diện tích khoảng 27,6ha, quy mô dân số khoảng 884 người. + Ô quy hoạch 2: Có diện tích khoảng 20,7ha, quy mô dân số khoảng 1.904 người.

29


Î Quy hoạch sử đất và phân khu chức năng

30


Î Phối cảnh tổng thể

Hình : Phối cảnh minh họa cấu trúc không gian xây dựng với khung cảnh quan chính của đô thị. - Không gian xây dựng sẽ hình thành dần dần theo thời gian và nhu cầu phát triển, trong khi vẫn giữ được cấu trúc cảnh quan đặc trưng của thị trân Đại Nghĩa.

31


XI.

ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT

XI.1

Căn cứ theo quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, thị trấn Đại Nghĩa sẽ kết nối với các huyện, tỉnh lân cận thông qua các tuyến đường sau: -

Quốc lộ 21B cách thị trấn Đại Nghĩa khoảng 600m về phía Bắc, kết nối với thị trấn thông qua tỉnh lộ 424. Đây là tuyến hành lang vận tải quan trọng và là tuyến đường chính phục vụ du lịch lễ hội Chùa Hương, mặt cắt ngang là 35m.

-

Đường trục Miếu Môn – Hương Sơn: nằm ở phía Bắc thị trấn, đây là tuyến đường dự kiến quy hoạch từ thị trấn Phú Xuyên đến Quan Sơn, kết nối với thị trấn thông qua tỉnh lộ 424.

-

-

rộng 25m, gồm: + Mặt đường + Hè đường

Quy hoạch giao thông

Tuyến đường Đỗ Xá – Quan Sơn: Đây là tuyến đường dự kiến quy hoạch. Nằm ở phía Tây Nam thị trấn Đại Nghĩa, kết nối với thị trấn thông qua tỉnh lộ 424. Trục cao tốc Tây Bắc – Quốc lộ 5: Đây là trục đường dự kiến quy hoạch nối các tỉnh Tây Bắc với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng. Đi xuyên qua huyện Mỹ Đức cách ranh giới nghiên cứu thiết kế khoảng 400m về phía Nam, kết nối với thị trấn Đại Nghĩa bằng tỉnh lộ 424 và trục đường Miếu Môn – Hương Sơn. Tuyến được quy hoạch là đường cao tốc 6 làn xe.

a. Xác định quy mô và phân cấp các tuyến đường trong khu vực thiết kế: Giao thông đối ngoại: * Đường bộ: Tiếp tục nâng cấp, cải tạo, duy tu bảo dưỡng các tuyến đường tỉnh lộ 419, 424 đạt tiêu chuẩn đường chính khu vực. Mặt cắt ngang đường rộng 24m- 32m, bao gồm: - Tỉnh lộ 424 là tuyến đường từ Quốc lộ 21B đi khu du lịch Hồ Quan Sơn (qua khu vực thị trấn Đại Nghĩa) có chiều rộng mặt cắt ngang đường B=24m÷32m, cụ thể: Đoạn từ cầu Tế Tiêu đến ngã 5 Tế Tiêu : B=24m + Mặt đường =15m + Hè đường 4.5x2 =9m Đoạn từ ngã 5 Tế Tiêu đến hết ranh giới thi trấn : 32m + Mặt đường 10.5x2=21m + Hè đường 4.5x2 =9m + Dải phân cách = 2m - Tỉnh lộ 419 là tuyến đường từ trung tâm thị trấn đi khu du lịch Chùa Hương

2x5

=15m =10m

* Đường sông: Căn cứ theo Quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến bố trí 01 cảng địa phương - cảng Tế Tiêu và có tuyến du lịch sinh thái trên sông Đáy. Vì vậy, cần có kế hoạch nâng cấp, xây mới hệ thống hạ tầng phục vụ giao thông đường sông, cụ thể: + Nâng cấp, cải tạo luồng lạch tuyến trên sông Đáy. + Cảng Tế Tiêu: Nâng cấp cảng Tế Tiêu đạt tiêu chuẩn cảng chuyên dùng cấp IV, có khả năng tiếp nhận phương tiện nhỏ hơn 400 tấn, năng lực bốc xếp hơn 0,3 triệu T/năm. + Xây dựng mới 02 bến thuyền phục vụ cho tuyến du lịch Đại Nghĩa – Chùa Hương, vị trí dự kiến ở phía bắc và phía Nam cầu Tế Tiêu. Đây là các vị trí mà hiện nay đang là bến đậu thuyền tạm thời của các hộ dân sống trong khu vực. Vị trí nơi đặt bến có địa hình ổn định, thuận lợi về thủy văn. Cần bố trí cọc neo, đệm chống va và báo hiệu theo đúng quy định hiện hành, có cầu dẫn cho người lên xuống thuận tiện dễ dàng. Phạm vi vùng nước sử dụng cho mỗi bến sự kiến có chiều dài 100m dọc theo bờ, chiều rộng 40m từ mép ngoài cầu bến trở ra sông. Giao thông kết nối trong Thị trấn Đại Nghĩa: • Đường khu vực: -

Nâng cấp chỉnh trang kết hợp xây dựng mới các tuyến đường chạy vuông góc với tỉnh lộ 419. Các tuyến này sẽ kết nối khu vực trung tâm với các xã An Phú và An Tiến.

-

Đường khu vực B=20m (mặt cắt 4-4), gồm: + Mặt đường =11m. + Hè đường 4.5x2 =9m.

-

Đường trục phát triển B=18m (mặt cắt 7-7), gồm: + Mặt đường =10.5m. + Hè đường 4.5+3 =7.5m.

-

Các tuyến đường B=18m (mặt cắt 6-6), gồm: + Mặt đường =9m. + Hè đường 4.5x2 =9m.

-

Nâng cấp cải tạo, kết hợp xây dựng mới các tuyến đường chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam kết nối với các đường tỉnh lộ 424,419 tạo thành mạng giao thông hoàn chỉnh. Quy mô mặt cắt từ 16m. 32


Đường phân khu vực:

-

Đường phân khu vực B=16m (mặt cắt 8-8), gồm: + Mặt đường =9m. + Hè đường 3,5x2 =7m .

-

Xây dựng mới tuyến đường kết hợp với kè bờ hữu sông Đáy, từ hạ lưu cầu Tế Tiêu đến bệnh viện huyện Mỹ Đức. Mặt cắt ngang đường 14m (theo: Hồ sơ Thiết kế kỹ thuật thi công kè chống sạt lở kết hợp giao thông bờ Hữu sông Đáy từ hạ lưu cầu Tế Tiêu đến bệnh viện huyện Mỹ Đức do công ty cổ phần tư vấn xây dựng thủy lợi Hà Tây lập năm 2010). + Mặt đường =7m. + Hè đường 3.5x2 =7m.

-

Các tuyến đường phân khu vực B=13m, gồm: + Mặt đường =7m. + Hè đường 3x2 =6m. • Đường phân khu vực trong khu vực làng xóm hiện hữu:

-

Nâng cấp, cải tạo xây dựng mới các tuyến đường trong các khu dân cư hiện trạng, đảm bảo kết nối thông suốt với hệ thống đường phân khu vực và khu vực trong thị trấn:

-

Đường 12m: + Mặt đường + Hè đường

-

Đường 11.5m: + Mặt đường + Hè đường

-

=7m. 1+2+2 =5m.

3,5+1

=7m. =4.5m.

Đường 10m: + Mặt đường =6m. + Hè đường 2x2 =4m. • Các tuyến đường ngoài khu vực xây dựng đô thị:

-

Nâng cấp mở rộng tuyến đường Đại Thanh từ trung tâm Thị trấn đi xã An Phú, mặt cắt ngang đường 18m, (mặt cắt 6A-6A): + Mặt đường =9m. + Hè đường 2x4.5 =9m.

-

1 đoạn đường trục phát triển (835m), từ tỉnh lộ 419 đi xã An Tiến, mặt cắt ngang đường 18m.

-

Nâng cấp, cải tạo các tuyến đường nội đồng đảm bảo kết nối thuận tiện với mạng đường chính của khu vực. Mặt cắt ngang đường 5m.

-

Bến xe Tế Tiêu: Hiện tại, bến xe khách Tế Tiêu có diện tích khoảng 3500m2, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp và không có khả năng mở rộng. Trong giai đoạn trước mắt, việc sử dụng bến xe cũ vẫn rất cần thiết. Vì vậy cần nâng cấp, cải tạo bến xe Tế Tiêu cũ đạt tiêu chuẩn loại 4, là trung tâm điều hành giao thông, trạm trung chuyển các loại hình giao thông công cộng, có nhà chờ và nhà bán vé phù hợp với quy mô bến xe. Dự kiến giai đoạn dài hạn, sẽ dỡ bỏ bến xe hiện tại chuyển đổi thành bãi đỗ xe phục vụ công cộng và xây dựng bến xe mới nằm phía Nam tỉnh lộ 419, đạt tiêu chuẩn bến xe loại 3, với quy mô diện tích khoảng 2ha.

Các bãi đỗ xe công cộng : việc tính toán và quy hoạch hệ thống bãi, điểm đỗ xe công cộng trong khu đô thị được tính toán trên nguyên tắc sau : + Bãi đỗ xe công cộng nằm trong thành phần đất đơn vị ở chủ yếu phục vụ khách vãng lai và khu vực làng xóm hiện có đảm bảo chỉ tiêu 2-5m2/người, đảm bảo bán kính phục vụ khoảng 400-500m. Quy mô diện tích trung bình mỗi bãi đỗ xe khoảng 1000m2-5000m2. + Các bãi đỗ xe công cộng nằm trong thành phần đất công cộng, cây xanh sẽ được xác định cụ thể trong giai đoạn sau trên cơ sở nhu cầu thực tế. Các bãi đỗ xe trong đất cây xanh không vượt quá 20% tổng diện tích khu đất. Tùy từng vị trí các bãi đỗ xe này được xây dựng ngầm hoặc cao tầng, trên đó sử dụng các chức năng trong đất cây xanh. c. Cầu, cống: Nâng cấp, xây mới hệ thống cầu cống phù hợp với cấp hạng các tuyến đường.

-

d. Giao thông công cộng (GTCC): -

-

-

Cơ cấu phương tiện: Phương tiện lựa chọn là xe búyt loại vừa và nhỏ. Điểm tập trung, thu hút của đô thị: Khu du lịch Chùa Hương, khu du lịch Hồ Quan Sơn. Hệ thống giao thông công cộng (GTCC): Vạch hệ thống GTCC trên hệ thống mạng lưới đường của đô thị đảm bảo các nguyên tắc: Tất cả các điểm tập trung, thu hút chính của đô thị cần được liên hệ bằng các tuyến giao thông theo đường ngắn nhất. Ngoài 2 tuyến hiện có là: Tuyến 78 (Mỹ Đình – Tế Tiêu) và tuyến 81 (Xuân Mai – Tế Tiêu – Hương Sơn), dự kiến phát triển thêm tuyến 78 thành Mỹ Đình – Tế Tiêu – Quan Sơn. Vị trí điểm dừng cho xe búyt: Khoảng cách giữa hai trạm lấy khoảng 400 -500 m (khu vực trung tâm), khu vực ngoại thành thường lấy: 700-800m. Đặt vị trí trạm dừng ngay bên phần đường xe chạy.

b. Công trình phục vụ giao thông:

33


XI.2

Mạng lưới cống trong khu quy hoạch:

Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật

Xây dựng hệ thống cống thoát nước mưa bao gồm các tuyến cống bản có kích thước BxH= (0,6mx0,6m) ÷(1,5mx2,0m) dọc theo các tuyến đường quy hoạch kết hợp hệ thống kênh hở (Bmặt=9m-14m) phục vụ thoát nước cho khu quy hoạch.

a) Thoát nước mưa Nguyên tắc thiết kế: Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế là hệ thống thoát nước hỗn hợp, khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng tự chảy, khu vực dân cư hiện có sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng.

Kết cấu tuyến thoát: mương xây nắp đan kín, cống hộp, vị trí qua đường dùng cống tròn bê tông cốt thép b) Giải pháp san nền xây dựng:

Các tuyến cống thoát nước mưa ngoài việc đảm bảo thoát nước mặt cho khu vực lập quy hoạch còn đảm bảo tiêu thoát nước cho các khu vực lân cận.

Cao độ san nền được xác định trên cơ sở mực nước tính toán sông Đáy (đoạn qua thị trấn) khoảng 5,2m (tại khu vực Ba Thá khoảng 5,89m và tại Phủ Lý là 4,28m); Tuân thủ theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt (định hướng khu vực xây dựng mới, cao độ nền ≥5,5m); Phù hợp với cao độ dân cư hiện có (cao độ nền trung bình khoảng 4,8m-7,8m) và cao độ thiết kế của hệ thống thoát nước mưa. Theo đó khu vực xây dựng mới có cao độ nền trung bình ≥5,5m. Đối với các khu vực đã xây dựng, khu vực làng xóm cũ cao độ nền cơ bản được giữ nguyên, chỉ san gạt cục bộ phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước.

Hướng, lưu vực, cống thoát nước, hồ điều hòa: Thị trấn Đại Nghĩa được phân chia thành 03 lưu vực chính, cụ thể như sau: + Lưu vực 1 (phía Bắc thị trấn): bao gồm toàn bộ diện tích phía Bắc tỉnh lộ 424 được thoát tự chảy ra sông Đáy thông kênh tiêu Phù Lưu Tế khi mực nước kênh tiêu ≤4,1m và được bơm cưỡng bức ra sông Đáy qua trạm bơm Phù Lưu Tế 1 khi mực nước kênh tiêu ≥4,1m. + Lưu vực 2 (phía Đông Nam thị trấn): bao gồm toàn bộ diện tích phát triển đô thị phía Nam tỉnh lộ 424 được thoát tự chảy ra sông Đáy thông kênh tiêu của trạm bơm thôn Văn Giang khi mực nước kênh tiêu ≤4,0m và được bơm cưỡng bức ra sông Đáy qua trạm bơm thôn Văn Giang khi mực nước kênh tiêu ≥4,0m. + Lưu vực 3 (phía Tây Nam thị trấn): bao gồm toàn bộ diện tích không phát triển đô thị phía Nam tỉnh lộ 424, được thoát thông qua hệ thống kênh tiêu, trạm bơm hiện trạng (trạm bơm Hòa Lạc…), cụm hồ phía Tây Nam thị trấn hiện có (quy mô khoảng 50ha). Ngoài ra, một phần nhỏ lưu vực bao gồm các khu dân cư hiện có dọc kè hữu Đáy do có cao độ nền hiện trạng cao (6,5m-7,8m) nên sẽ được thoát trực tiếp ra sông Đáy Do các trạm bơm được cải tạo, nâng cấp trên cơ sở các trạm bơm hiện có, ngoài mục đich phục vụ thoát nước đô thị còn phục vụ thoát nước nông nghiệp nên công suất, diện tích của các trạm bơm sẽ được xác định chính xác theo Quy hoạch phát triển thủy lợi thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND Thành phố phê duyệt và dự án đầu tư xây dựng riêng. Các hồ điều hòa thoát nước: Được bố trí trong đất cây xanh, khu ở, đơn vị ở. Tổng diện tích mặt nước các hồ điều hòa chính trong khu vực phát triển đô thị của thị trấn Đại Nghĩa (chưa tính đến diện tích các kênh mương thoát nước; Cụm hồ phía Tây Nam thị trấn) khoảng 12,83 ha, chiếm khoảng hơn 5% diện tích đất xây dựng đô thị.

-

Cao độ tim đường tại các ngả giao nhau được xác định trên cơ sở các cao độ đã khống chế, quy hoạch mạng lưới cống thoát nước mưa, đảm bảo độ sâu chôn cống.

-

Cao độ nền các ô đất được thiết kế đảm bảo thoát nước tự chảy, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và phân lưu thoát nước các ô đất.

-

Đối với các khu vực công viên cây xanh, hồ điều hòa sẽ được thực hiện theo dự án riêng. c) Tồn tại và kiến nghị:

-

Theo dự thảo đề án “Rà soát quy hoạch phòng, chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập tháng 9 năm 2012 đang trình Chính Phủ phê duyệt: đê Hữu Đáy, đoạn qua khu vực thị trấn Đại Nghĩa sẽ đi theo đường tỉnh lộ 419 hiện có, với cao trình thiết kế là +5,99m.

-

Nếu theo đề xuất xây dựng đê Hữu Đáy như trên, hầu như toàn bộ thị trấn Đại Nghĩa hiện nay sẽ nằm ngoài đê. Tuy nhiên, có một số điểm cần lưu ý như sau: + Khu vực dân cư thị trấn Đại nghĩa nằm ngoài đê có cao độ hiện trạng từ 4,8m đến 7,7m (trong đó: từ 4,8 – 5,5m là khoảng 9,3ha; >5,5m đến 6m là 38,55khoảng ha; >6m là khoảng 88,39ha). Theo dự thảo đề án đã nêu “tiêu chuẩn tính toán để đưa nước thường xuyên vào sông Đáy là phải đảm bảo không làm ngập các bãi sông, nơi tập trung các hoạt động kinh tế”, mà Khu vực 34


thị trấn Đại Nghĩa là trung tâm hành chính – chính trị, kinh tế - văn hóa của huyện Mỹ Đức, là đô thị duy nhất hiện có của toàn huyện, cần phải được coi là khu vực quan trọng, phải đảm bảo không bị ngập lũ. Thực tế là hiện nay, tại địa phương cũng đang triển khai xây dựng kè kết hợp đường giao thông ven sông với cao độ thiết kế +6,3m, bề rộng mặt cắt ngang đường là 13m. + Ngoài ra, dọc đường 419 đoạn qua thị trấn Đại Nghĩa, dọc hai bên đường đã xây dựng tập trung các khu chức năng của thị trấn với cao độ từ 4,8m đến 5,5m. Nếu chuyển đoạn đường này thành đường đê và đưa cao độ đường đoạn này lên 5,99m thì sẽ khó đảm bảo kết nối của các khu chức năng hai bên với tuyến đường, cần di dời giải tỏa để làm đường gom. -

Theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại văn bản số 3860/BNN-TCTL ngày 29/10/2013, định hướng chỉ giới thoát lũ sông Đáy được xác định theo nguyên tắc: + Đối với đoạn từ đập Đáy đến biển: Di dời nhà cửa, công trình tại các khu vực trong phạm vi cải tạo lòng dẫn, những nơi khoảng cách giữa hai đê nhỏ hơn 500m. + Trong hồ sơ “Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy” Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ không đưa nội

Hình: Sơ đồ hệ quy hoạch đê sông Đáy – đoạn qua khu vực thị trấn Đại Nghĩa. Æ Trong khi hành lang thoát lũ chưa được xác định cụ thể tại hiện trường, phạm vi 500m tính từ đê tả sông Đáy được tạm thời xác định là hành lang thoát lũ. Trong các giai đoạn tiếp theo, cần xem xét điều tra và tính toán cụ thể về hành lang thoát lũ tại vị trí này của thị trấn, vì đây là khu vực dân cư hiện hữu, đã tồn tại nhiều năm mà không bị ngập khi mưa lũ.

dung xác định tọa độ cụ thể các điểm của đường chỉ giới thoát lũ, do nội dung này có tính chất cụ thể cần được xem xét xác định tại hiện trường. Ủy ban nhân dâ các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình có trách nhiệm: “Chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định cụ thể hành lang thoát lũ sông Đáy, kể cả vùng bụng chứa Vân Cốc”. -

Đối với đê sông Đáy đoạn qua thị trấn Đại Nghĩa: hiện trạng đê tả Đáy được xác định có cấp hạng ≥ cấp 3, đê hữu Đáy được xác định có cấp hạng ≤ cấp 4. Dọc đê hữu Đáy, dân cư hiện trạng đang sinh sống rất đông đúc. Căn cứ các phân tích nêu trên, đề xuất chỉ xác định sơ bộ chỉ giới thoát lũ sông Đáy theo nguyên tắc: chỉ giới thoát lũ sông Đáy phía tả trùng với đê tả Đáy hiện có (trường hợp bất lợi nhất), lấy đủ khoảng cách 500m (khoảng cách tối thiểu để đảm bảo lưu lượng thoát lũ)

Khu vực xây dựng nằm trong vùng thoát lũ sông Đáy

để xác định chỉ giới thoát lũ phía hữu Đáy.Theo

phương án này, chỉ giới thoát lũ phía hữu Đáy cơ bản đi qua khu vực phường Thọ Sơn (với chiều sâu lớn nhất khoảng 250m tính từ kè hữu Đáy hiện có). Chỉ giới thoát lũ sông Đáy sẽ được xác định chính xác theo “Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều hệ thống sông Đáy” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và dự án riêng.

Hình: Sơ đồ hành lang thoát lũ được tạm thời xác định ranh giới theo phạm vi 500m từ đê tả sông Đáy – đoạn qua khu vực thị trấn Đại Nghĩa. 35


XI.3

Quy hoạch cấp nước

a) Nguồn nước: Nước mặt: Nguồn nước mặt chính của thị trấn là sông Đáy. Sông Đáy bắt đầu chảy vào phía Tây thị trấn, là con sông có trữ lượng rất lớn, dòng chảy ổn định. Nước ngầm: nước ngầm mạch nông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các hồ ao trong khu vực. Các giếng khơi có độ sâu trung bình từ 5-10m là có nước. Tuy nhiên trữ lượng nước không lớn, bên cạnh đó chất lượng của nước này chịu ảnh hưởng rất lớn bởi ô nhiễm bề mặt, tưới tiêu, trồng trọt, nhất là tại thị trấn thì việc xử lý nước thải và chất thải rắn chưa được xây dựng. Hiện nay số lượng giếng đào đã giảm đi đáng kể. Đa phần các hộ dân đầu tư xây dựng giếng khoan, tuy nhiên chất lượng nước không được tốt nên chỉ sử dụng cho mục đích ngoài ăn uống.

cứu, khi đó trạm xử lý hiện có sẽ chuyển thành trạm tăng áp, công suất 3.000m3/ngđ, để tiếp nhận nước từ hệ thống cấp nước thành phố. c) Tổ chức mạng lưới đường ống cấp nước: -

Mạng lưới đường ống cấp nước tổ chức dạng mạng vòng để đảm bảo an toàn cấp nước kết hợp một số tuyến ống nhánh có đường kính từ ∅100mm∅200mm.

-

Thiết kế 9 vòng và một số tuyến nhánh cho khu vực nghiên cứu

-

Độ sâu chôn ống tối thiểu cách mặt đất 0,50m, ống qua đường xe chạy độ sâu chôn ống không được nhỏ hơn 0,7m.

-

Vật liệu sử dụng làm ống là HDPE

e. Giải quyết chữa cháy: Lượng nước cần cho chữa cháy: Chọn số đám cháy đồng thời khu vực nghiên cứu là 2 đám cháy, với lưu lượng nước cấp cho một đám cháy là 20 lít/giây, thời gian tính toán là 3 giờ:

Nước mưa: Lượng mưa bình quân năm khu vực thị trấn là 1520,7mm, phân bố không đều trong năm. Mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa lớn nhất có thể đạt tới 336,1mm. Đây là nguồn nước bổ cập tương đối lớn cho thị trấn Đại Nghĩa.

-

Hệ thống cấp nước thành phố: xác định sẽ xây dựng thêm 2 nhà máy nuớc sông Hồng và sông Đuống để cùng với nhà máy nứơc sông Đà phục vụ cho nhu cầu dùng nứơc trong tương lai của toàn thủ đô.

-

Chữa cháy áp lực thấp. Khi có cháy xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m.

-

Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống 100mm trở lên.

Î Lựa chọn nguồn nước:

-

Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là 150m.

Sông Đáy sẽ là nguồn nước cấp cho thị trấn Đại Nghĩa trong giai đoạn trước mắt. Trong tương lai khi có điều kiện sẽ sử dụng nước từ hệ thống cấp nước của thành phố Hà Nội

-

Khoảng cách tối thiểu giữa họng cứu hỏa và tường các ngôi nhà là 5m.

-

Khoảng cách tối đa giữa các họng và mép đường( trong trường hợp họng bố trí ở bên đường, không nằm dưới lòng đường) là 2,5m.

b) Công trình đầu mối:

-

Họng cứu hỏa phải được bố trí ở nơi thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy: nên đặt ở ngã ba, ngã tư đường phố.

-

Trong toàn bộ khu vực nghiên cứu dự kiến đặt 59 họng cứu hỏa.

-

-

Công trình thu và trạm bơm cấp I: Hoàn thành và đưa trạm bơm cấp một của nhà máy nứơc thị trấn vào hoạt động theo đúng thiết kế với công suất 2.000m3/ngđ phục vụ nhu cầu trước mắt cũng như giai đoạn ngắn hạn của thị trấn.

Wcc = (2*20*3*3600)/1000=432 m3

Trạm xử lý: Đưa trạm xử lý của nhà máy nứơc thị trấn vào hoạt động theo đúng thiết kế với công suất 2.000m3/ngđ phục vụ nhu cầu trước mắt cũng như ngắn hạn của thị trấn.

Trong tương lai khi có điều kiện sẽ sử dụng nước từ hệ thống cấp nước thành phố thông qua tuyến ống truyền dẫn ∅300mm (theo quy hoạch cấp nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, 499/QĐ-TTG ngày 21-03-2013) để cấp cho khu vực nghiên 36


thấp tầng, nhà liền kề lưới điện hạ thế đi nổi trên cột bê tông ly tâm, sử dụng dây cáp văn xoắn loại ABC.

XI.4 Quy hoạch cấp điện •

Nguồn điện:

Lưới chiếu sáng:

-

Theo đề án Quy hoạch phát triển điện lực thành phố Hà nội giai đoạn 2011 – 2015, có xét đến 2020 và dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực huyện Mỹ Đức giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến 2020, hiện tại, khu vực nghiên cứu thiết kế được cấp điện từ trạm 110KV Vân Đình. Tương lai, sẽ xây dựng mới trạm 110KV Mỹ Đức – 1x40MVA trên địa bàn huyện và lưới điện thị trấn Đại Nghĩa sẽ được chuyển sang nhận điện từ trạm 110KV này.

-

Trong khu ở, trên trục đường, công viên sử dụng lưới điện chiếu sáng đi ngầm. Tiết diện cáp chiếu sáng từ 10-25mm2. Đường dây chiếu sáng trên các đường khu vực trong khu nhà ở sử dụng chung cột với lưới điện hạ thế tiết diện dây chiếu sáng không nhỏ hơn 4mm2

-

Nguồn cấp cho lưới điện chiếu sáng được lấy từ tủ hạ áp của các trạm biến áp khu vực hoặc trạm biến áp chiếu sáng riêng

-

Hệ thống điện sinh hoạt sẽ được xác định cụ thể vào giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng.

-

Lưới điện chiếu sáng phải đảm bảo mỹ quan đô thị và phải đảm bảo theo tiêu chuẩn 259-2001-TCXD và 333 – 2005- TCXD của Bộ XD.

-

Điểm đấu nguồn và nguồn đấu điện cụ thể sẽ do cơ quan chuyên ngành quyết định.

Lưới điện trung thế: -

-

Lưới điện trung thế trong thị trấn Đại Nghĩa sẽ sử dụng điện áp 22KV. Kết cấu lưới mạch vòng vận hành hở dự phòng 100%. Tuyến đường dây nổi 35KV, 10KV hiện có từ trạm 110KV Vân Đình đến sẽ được cải tạo nắn tuyến để phù hợp với giao thông và cảnh quan khu vực, và chuyển về sử dụng ở điện áp chuẩn 22KV. Sau khi trạm 110KV Mỹ Đức được xây dựng xong và đưa vào sử dụng sẽ chuyển đấu nối tất cả các tuyến đường dây trung thế trong thị trấn vào trạm 110KV Mỹ Đức Các tuyến điện trung thế trong khu nghiên cứu thiết kế dự kiến sử dụng cáp lõi nhôm bọc cách điện, tiết diện trục chính là 185mm2

Cấp điện áp của trạm phân phối theo tiêu chuẩn là 22/0,4KV. Vị trí các trạm phân phối được lựa chọn sao cho gần trung tâm phụ tải dùng điện với bán kính phục vụ nhỏ hơn hoặc bằng 300m và gần đường giao thông để tiện thi công. Trạm phân phối khuyến khích sử dụng loại trạm xây và trạm hợp bộ kiểu Kiot, các nhà cao tầng sử dụng trạm biến áp trong nhà đặt tại tầng hầm hoặc tầng trệt.

-

Vị trí trạm biến áp trên bản vẽ chỉ là xác định sơ bộ, cụ thể sẽ được xác định trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng.

Lưới hạ thế và sinh hoạt:

-

Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V, đi ngầm khi cấp cho các công trình cao tầng, chung cư, công trình công cộng. Cáp chọn loại Cu/XLPE/PVC/DSTA/PVC 0,6/1KV đi trong hào cáp sâu 0,7-1m. Khu vực dân cư hiện trạng, khu vực nhà

1,2 cd/m2.

- Đường cấp II:

0,8 cd/m2.

- Đường cấp III:

0,6 cd/m2.

- Đường phụ, đường khu nhà ở...:

0,4 cd/m2.

Chiếu sáng cảnh quan, công trình lựa chọn chiếu sáng theo các mức đô sau:

¾

Khu trung tâm thương mại dịch vụ, quảng trường, đầu mối giao thông: sử dụng nhiều hình thức chiếu sáng khác nhau, phối hợp màu sắc giữa chiếu sáng đường và chiếu sáng công trình nhằm nêu bật các điểm nhấn công trình.

¾

Các khu trường học, cơ quan hành chính, cây xanh, thể dục thể thao hạn chế chiếu sáng dàn trải, tập trung vào chiếu sáng công năng của công trình.

¾

Các khu vực khác như khu ở, bệnh viện, khu công nghiệp, di tích lịch sử, đền, chùa… không thích hợp với chiếu sáng dàn trải, ngoài việc đảm bảo một số chiếu sáng công năng thì nên cố gắng hết sức giảm thiểu chiếu sáng trang trí.

Trạm phân phối: -

- Đường cấp I :

37


XI.5 Quy hoạch thoát nước thải – quản lý chất thải rắn và nghĩa trang 1. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: a) Cơ sở thiết kế quy hoạch hệ thống thoát nước thải: - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXD 01:2008 do Bộ Xây Dựng ban hành. - TCVN 5957:2008 – Thoát nước – mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu chuẩn thiết kế. - Quyết định sô 725/QĐ-TTg ngày 10/5/2013 về việc phê duyệt quy hoạch thoát nước thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050. - Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. - Tham khảo các quy hoạch chuyên nghành quản lý CTR, nghĩa trang thủ đô Hà Nội đang trình duyệt. b) -

Tiêu chuẩn và nhu cầu thải nước: Tiêu chuẩn thải nước lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước Nước sinh hoạt( Qsh): 120 lít/ng.ngđ Nước công cộng và dịch vụ: 3 lít/ m2 sàn Nước công nghiệp, kho tàng: 22m3/ha. Tổng lượng nước thải thu gom 2.100 m3/ngđ

c) Quy hoạch thu gom và xử lý nước thải: -

-

Nguyên tắc thiết kế: + Đảm bảo thu gom hết các loại nước thải đô thị. Các chỉ tiêu tính toán nhu cầu thoát nước thải lấy bằng chỉ tiêu cấp nước. + Đối với khu vực dân cư làng xóm hiện có sử dụng hệ thống thoát nước nửa riêng, tại vị trí đấu nối tuyến cống bao với tuyến thoát nước thải sẽ xây dựng các ga tách nước thải. Nước thải được tách về các các tuyến cống thoát nước thải và được vận chuyển về trạm xử lý để làm sạch hoàn toàn. + Đối với khu vực xây dựng mới sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn với thoát nước mưa. Nước thải sinh hoạt từ các công trình được thu gom vào các tuyến cống bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, tập trung về các trạm xử lý. Nước thải tại các trạm xử lý được làm sạch đạt yêu cầu vệ sinh môi trường trước khi xả ra nguồn tiếp nhận. + Nước thải của các cơ sở sản xuất công nghiệp, giết mổ gia súc được xử lý bằng trạm xử lý nước thải cục bộ riêng của khu đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường trước khi xả vào mạng lưới thoát nước thải chung của khu vực. + Các nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm chuyển bậc phải sử dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, ít ảnh hưởng đến môi trường, đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường theo quy định. + Mạng lưới thoát nước được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, tránh đào đắp nhiều, tránh đặt nhiều trạm bơm gây lãng phí. Giải pháp thiết kế:

-

+ Xây dựng mạng cống thoát nước thải kích thước D300mm÷D400mm và các trạm bơm chuyển bậc để dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung của thị trấn dự kiến bố trí phía Nam tỉnh lộ 424, công suất khoảng 2.100 m3/ng.đ, diện tích khoảng 0,2 ha để xử lý. Công suất, quy mô các trạm xử lý, trạm bơm chuyển bậc nước thải sẽ được xác định cụ thể theo dự án riêng. + Nước sau xử lý có thể sử dụng phục vụ mục đích tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hỏa, phục vụ nông nghiệp, giảm áp lực cung cấp nước sạch cho khu vực thiết kế. + Do điều kiện kinh tế và tiến độ xây dựng, hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải không thể xây dựng hoàn chỉnh ngay trong giai đoạn đầu. Để giảm bớt ô nhiễm môi trường, nước thải xử lý cục bộ qua bể tự hoại đặt trong từng công trình, bể xây 3 ngăn đúng quy cách. Có thể sử dụng bể tự hoại cải tiến có dòng chảy ngược và ngăn lọc (BASTAF) để giảm bớt ô nhiễm nước thải đầu ra. Các dự án triển khai trong phạm vi quy hoạch khi xây dựng phương án thu gom và xử lý nước thải cần tuân thủ quy hoạch về hướng thoát nước, chọn vị trí khu xử lý nước thải, cao độ điểm xả thải phù hợp để thuận tiện cho việc đấu nối với hệ thống chung sau này. Nước thải y tế: xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế trước khi đấy nối vào hệ thống thoát nước chung. Nước thải công nghiệp:xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn B theo QCVN 402011/BTNMT trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

2. Quy hoạch hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn: * Tiêu chuẩn và nhu cầu thu gom xử lý chất thải rắn: + CTR sinh hoạt: 0,9 kg/ng.ngđ + CTR công cộng, dịch vụ: 15% CTR sinh hoạt + CTR công nghiệp, kho tàng: 0,2ha/tấn Bảng: Tổng lượng chất thải rắn phát sinh dự kiến T T

Thành phần thải

1

CTR sinh hoạt

2

CTR công cộng

3

Nước công nghiệp, kho tàng Tổng cộng

Quy mô

Tiêu chuẩn

12.000

0,9

người

ngd

kg/ng-

15%CTR sinh hoạt 5ha

0,2tấn/ha.ng ày

Lượng

thải

(tấn/ngày) 10,8 1,62 1 12,4

38


XI.5.1 * Nguyên tắc chung: -

Tuân thủ theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn

-

Tuân thủ theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến

-

đến năm 2050,

đoạn nghiên cứu quy hoạch.

* Giải pháp thu gom và xử lý chất thải rắn: -

100% CTR được thu gom, phân loại tại nguồn, trên phạm vi toàn thị trấn.

-

Giảm lượng thải – Tăng tái chế - Tái sử dụng CTR. Chỉ chôn lấp CTR không

-

-

Tiêu chuẩn sử dụng đất nghĩa trang: 0,06 ha/vạn dân.

-

Nhu cầu đất nghĩa trang đô thị đến năm 2030 khoảng 1ha.

-

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030 thị trấn sẽ cải tạo nâng cấp nghĩa trang hiện có tại phía Nam tỉnh lộ 424 với quy mô 2,2ha phục vụ việc di chuyển các nghĩa trang hiện có trong khu vực phát triển đô thị.

-

Ngoài năm 2030 sử dụng nghĩa trang tập trung của thành phố.

-

Khoanh vùng, trồng cây xanh cách ly, đóng cửa các nghĩa trang nằm trong trung tâm đô thị như: nghĩa trang thôn Văn Giang, thôn Thọ Sơn và thôn Tế Tiêu. Có kế hoạch thu hồi, giải tỏa, đền bù khi có nhu cầu chuyển đổi chức năng sử dụng đất.

-

Vận động và có hình thức khuyến khích người dân sử dụng hoả táng theo chủ trương chung của thành phố.

-

Dự kiến xây dựng 01 nhà tang lễ phía Nam tỉnh lộ 424, quy mô khoảng 1,0ha phục vụ nhu cầu cho thị trấn.

năm 2025 tầm nhìn đến năm 2050. Tham khảo các quy hoạch chuyên ngành đã và đang thực hiện trong giai

thể tái chế, giảm nhu cầu đất dành cho xử lý CTR. Trang bị đồng bộ phương tiện, nhân lực thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sau phân loại. Tuyên truyền, hỗ trợ kinh tế cho hoạt động phân loại CTR tại nguồn phát sinh. Về chất thải rắn sinh hoạt: Phân loại tại nguồn phát sinh thành 2 loại: + Chất thải rắn vô cơ bao gồm: kim loại, giấy, bao bì thuỷ tinh... được định kì thu gom. + Chất thải rắn hữu cơ (lá cây, rau, quả, củ v.v.) được thu gom hàng ngày. + Tại các cơ quan, trường học, công trình công cộng... đều được bố trí các thùng rác công cộng ở trong khuôn viên các công trình này. Tại khu công viên cây xanh bố trí các thùng rác công cộng có nắp đậy tại các điểm vui chơi giải trí. Bố trí các thùng thu gom rác nhỏ ven các đường đi dạo với khoảng cách 100m một thùng để thu gom rác vụn... Thùng thu gom được để cạnh đường đi để tiện cho việc thu gom của công nhân. + CTR sinh hoạt của thị trấn sau khi thu gom được vận chuyển đến điểm trung chuyển và đưa về khu xử lý tập trung của huyện.

-

CTR tiểu thủ công nghiệp: Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp cần phân loại chất thải ngay tại nguồn, tận thu, tái sử dụng, trao đổi hoặc bán lại CTR có thể tái chế cho các cơ sở khác sử dụng để giảm giá thành sản phẩm. Phần CTR không sử dụng được sẽ vận chuyển đến khu xử lý.

-

CTR y tế: Được xếp vào loại chất thải rắn nguy hại, phải được xử lý bằng lò đốt đạt tiêu chuẩn môi trường.

-

Tất cả CTR của thị trấn sau khi thu gom sẽ chuyển về bãi xử lý CTR tập trung tại xã Hợp Thanh và xã Mỹ Thành của thành phố.

-

Dự kiến xây dựng trạm trung chuyển chất thải rắn xây dựng, quy mô 1,0ha2,6ha tại phía Tây thị trấn.

Quy hoạch nghĩa trang tập trung:

* Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt định hướng bố trí nhà tang lễ, bãi đổ chất thải rắn xây dựng, trạm trung chuyển chất thải rắn tại phía Tả của sông Đáy để phục vụ cho nhu cầu của thị trấn Đại Nghĩa. Tuy nhiên, nếu các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật được bố trí như trên sẽ không thuận tiện trong việc phục vụ nhu cầu của người dân cũng như trong công tác quản lý (phải qua cầu sông Đáy sang phần đất thuộc huyện Ứng Hòa quản lý, do toàn bộ thị trấn Đại Nghĩa định hướng phát triển phía Hữu của sông Đáy). Do vậy, đề xuất dịch chuyển, bố trí nhà tang lễ, bãi đỗ chất thải rắn xây dựng, trạm trung chuyển chất thải rắn phía Hữu Đáy như đã nêu ở trên để phù hợp với quy hoạch không gian kiến cảnh quan, quy hoạch sử dụng đất và đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu của người dân thị trấn Đại Nghĩa là hợp lý. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt định hướng xây dựng 01 trạm xử lý nước thải tập trung, công suất 1900m3/ngđ, diện tích 0,2ha phục vụ cho nhu cầu thị trấn Đại Nghĩa. Nay trên cơ sở các số liệu quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu tính toán (phù hợp chỉ tiêu cấp nước) cụ thể, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn tính toán, đề xuất công suất trạm xử lý nước thải tập trung khoảng 2100 m3/ng.đ (tăng khoảng 200m3/ngđ so với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội được duyệt, vẫn giữ nguyên quy mô diện tích 0,2ha) là hợp lý.

39


3. Định hướng quy hoạch thông tin liên lạc

XI.6 Quy hoạch thông tin liên lạc

a. Định hướng phát triển chung

1. Các vấn đề chung a. Căn cứ thiết kế - Căn cứ Quyết định số 158/2001/QĐ-TTg ngày 18/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển bưu chính, viễn thông Việt Nam đến 2010 và định hướng đến 2020; -

Phương án quy hoạch chung xây dựng thị trấn Đại Nghĩa đến năm 2030.

-

Tình hình phát triển mạng thông tin - liên lạc trong nước và quốc tế những năm gần đây.

-

Cấu trúc mạng viễn thông thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Tây cũ.

-

Các tiêu chuẩn, quy phạm ngành và các tài liệu có liên quan.

b. Tiêu chí thiết kế - Đảm bảo độ tin cậy: dịch vụ thông tin liên lạc được đảm bảo chất lượng và độ sẵn sàng phục vụ trong các hoàn cảnh khác nhau. -

Đảm bảo khả năng mở rộng và công năng đầy đủ

-

Có khả năng thích ứng với các yêu cầu tương lai nhưng phải tương thích với hạ tầng mạng đã có.

-

Đảm bảo thoả mãn tiêu chuẩn kết nối, lắp đặt và khai thác bảo dưỡng của quốc gia và quốc tế.

2. Dự báo a. Dự báo các loại hình dịch vụ Mạng thông tin cho khu vực nghiên cứu sẽ gồm: - Mạng điện thoại: cung cấp những dịch vụ viễn thông cơ bản như thoại và VoIP, Fax... -

Mạng internet băng thông rộng:

-

Mạng không dây (Wi-Fi): Mạng này hỗ trợ cho mạng hữu tuyến, cung cấp kết nối máy tính di động .

-

Mạng truyền hình cáp và truyền hình số.

b. Dự báo nhu cầu sử dụng Thành phần sử dụng

Đơn vị

Thuê bao sinh hoạt

Thuê bao/hộ

Thuê bao công trình công cộng, cơ quan

Thuê bao/công trình

50 -100

Thuê bao trường học

Thuê bao/ trường

20 - 50

Tổng nhu cầu thuê bao khoảng: 6.000 thuê bao

Chỉ tiêu 2

Mạng thông tin khu vực nghiên cứu trong giai đoạn tới sẽ được tổ chức thành các hệ thống riêng trên cơ sở hệ thống hiện có. Đảm nhiệm chức năng thoại, truyền số liệu và truy nhập Internet, mạng truyền thanh/hình. b. Mạng điện thoại - Trạm chuyển mạch tại trung tâm thị trấn sẽ được nâng cấp, đảm bảo cho khoảng 10.000 thuê bao thoại và khoảng 5.000 đối với các thuê bao khác. - Các điểm chuyển mạch, truy nhập thuê bao hiện có trong phạm vi nghiên cứu và khu vực xung quanh được nâng cấp và kết nối với nhau bởi hệ thống cáp quang dung lượng từ 8E1 đến 16E1. - Vòng Ring Hà Đông- Bình Đà- Thanh Oai- Vác- Ứng Hòa- Mỹ Đức được nâng cấp lên 24E1. c. Mạng truyền hình Mạng truyền hình đảm nhận cung cấp dịch vụ truyền hình (gồm cả miễn phí và có phí) cho cộng đồng sống và làm việc tại khu vực nghiên cứu. Nhà cung cấp dịch vụ truyền hình sẽ triển khai mạng của họ tới từng đơn vị qua mạng cáp truyền hình hoặc đầu thu tín hiệu. d. Mạng ngoại vi - Mạng ngoại vi gồm các hệ thống cống, bể cáp và hầm cáp chạy trên vỉa hè đường. Hạ ngầm trên các trục đường chính, mương dẫn cáp sử dụng kiểu 3 ống/3 lớp và 3 ống/2 lớp, nắp bể cáp sử dụng loại nắp gang tròn hoặc nắp đan bê-tông. - Ống nhựa bảo vệ cáp dùng ống PVC φ110x0,5. Tại mỗi khu qui hoạch sẽ có một bể kết nối cáp thông tin. Đặc biệt những đoạn qua đường nên sử dụng loại ống sắt hoặc kẽm φ110x0,65 - Mạng cáp này sử dụng cáp quang hoặc cáp đồng xoắn, đường kính 0,5mm, loại cáp có dầu chống ẩm đi trong ống. Tất cả cáp được đi trong hệ thống cống, bể cáp của mạng ngoại vi. - Các tủ, hộp cáp dùng loại vỏ nội phiến ngoại, bố trí tại các ngã ba, ngã tư nhằm thuận lợi cho việc lắp đặt và quản lí. e. Mạng truy nhập Internet Truy nhập Internet băng rộng sẽ được phát triển theo 2 phương thức qua mạng cáp nội hạt và vô tuyến. Giai đoạn đầu: phát triển chủ yếu theo hướng truy nhập Internet qua mạng hữu tuyến. Giai đoạn 2015 - 2030: phát triển chủ yếu theo công nghệ NGN và công nghệ kết nối vô tuyến băng thông rộng Wimax với tốc độ truyền dữ liệu cao, có thể lên tới 100 Mbps, khu vực phủ sóng rộng, khả năng bảo mật cao. 40


XII. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN XII.1 Các dự án ưu tiên đầu tư Để thực hiện các định hướng phát triển thị trấn Đại Nghĩa, đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư là các dự án có tác dụng thúc đẩy các khu chức năng đô thị khác phát triển, hoặc nâng cao, cải thiện đáng kể chất lượng đô thị. Các dự án ưu tiên đầu tư bao gồm: 1- Xây dựng đường và không gian quảng trường công cộng ven sông Đáy, kết hợp với bến thuyền du lịch;

XIII. KẾT LUẬN Đồ án Quy hoạch chung Thị trấn Đại Nghĩa đã được nghiên cứu đồng bộ, xem xét khả năng phát triển của khu vực trong mối quan hệ tương hỗ với các khu chức năng khác trong Huyện Mỹ Đức, trong Thành phố Hà nội cũng như trong Vùng thủ đô Hà nội, đề xuất các giải pháp quy hoạch nhằm hướng tới sự phát triển bền vững, đảm bảo một môi trường sống và làm việc tốt hơn, tạo nên những động lực quan trọng cho qúa trình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Huyện Mỹ Đức nói riêng, cũng như vùng Thành phố Hà nội nói chung./.

2- Cải tạo, nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong khu đô thị hiện hữu, đặc biệt ưu tiên các tuyến đường hướng sông; 3- Xây dựng mới khu công viên trung tâm; 4- Xây dựng mới khu trung tâm hành chính huyện và chuyển đổi các khu hành chính cũ thành không gian dịch vụ đô thị hoặc công trình công cộng; XII.2 Dự kiến nguồn vốn đầu tư phát triển đô thị Nguồn vốn để xây dựng và phát triển đô thị được huy động từ mọi nguồn lực trong và ngoài nước. -

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được tập trung đầu tư cho các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật khung, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung của toàn đô thị hoặc các công trình phúc lợi công cộng thiết yếu;

-

Huy động nguồn vốn từ các doanh nghiệp để đầu tư phát triển các khu chức năng đô thị và hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trên nguyên tắc thị trường;

-

Huy động nguồn vốn từ trong dân cư để đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật trong khu dân cư. Khuyến khích hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm và “Điều chỉnh đất đai” trong nội bộ khu dân cư. Khuyến khích người dân tự xây dựng nhà ở để nâng cấp môi trường sống, giảm giá thành xây dựng và tăng sự đa dạng, phong phú trong cảnh quan đô thị;

-

Tận dụng các cơ hội thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài hoặc các chương trình.

41


Phần bản vẽ

QUY HOẠCH CHUNG THỊ TRẤN ĐẠI NGHĨA HUYỆN MỸ ĐỨC – THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 TỶ LỆ 1/5.000

42


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.