QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU CÔNG VIÊN TRUNG TÂM, ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, TP. PHAN RANG - THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN TỶ LỆ 1/500
THUYẾT MINH QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU CÔNG VIÊN TRUNG TÂM ĐƯỜNG 16 THÁNG 4, THÀNH PHỐ PHAN RANG – THÁP CHÀM, TỈNH NINH THUẬN TỶ LỆ 1/500
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch chi tiết Khu công viên trung tâm – tp. Phan Rang – Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận
1
MỤC LỤC I.
GIỚI THIỆU KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH ..................................................... 2
1.1.
Lý do lập quy hoạch và sự cần thiết của đồ án ....................................... 2
1.2.
Vị trí, giới hạn khu đất thiết kế .............................................................. 2
1.3.
Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 2
1.4.
Đặc điểm hiện trạng ............................................................................... 2
1.4.1.
Hiện trạng dân cư – lao động ............................................................ 2
1.4.2.
Hiện trạng sử dụng đất..................................................................... 2
1.4.3.
Hiện trạng công trình xây dựng ......................................................... 4
1.4.4.
Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật:............................................................ 4
1.4.5.
Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật .............................................................. 4
II.
2.6.
Đánh giá tác động môi trường .............................................................. 38
2.6.1.
Hiện trạng môi trường .................................................................... 38
2.6.2.
Đánh giá tác động môi trường ......................................................... 38
2.6.3.
Giải pháp bảo vệ môi trường ........................................................... 38
2.6.4.
Giải pháp quản lý môi trường .......................................................... 39
III. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 40
CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ....................................................................... 5
2.1.
Ý tưởng tổ chức không gian tổng thể ..................................................... 5
2.1.1.
Các nguyên tắc quy hoạch chính ....................................................... 5
2.1.2.
Giải pháp quy hoạch tổng thể............................................................ 5
2.2.
Hướng dẫn thiết kế đô thị các khu đặc trưng .......................................... 8
2.2.1.
Khu vực quảng trường nước và ánh sáng ............................................ 8
2.2.2.
Trục không gian vui chơi trẻ em ...................................................... 10
2.2.3.
Trục nghệ thuật............................................................................. 14
2.2.4.
Trục giải trí tĩnh và quảng trường ánh sáng ....................................... 16
2.2.5.
Trục vui chơi và thể thao mạo hiểm ................................................. 19
2.2.6.
Trục không gian vui chơi giải trí và tổ chức hội chợ ............................ 23
2.2.7.
Các khu dân cư ............................................................................. 27
2.2.8.
Vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam....................................... 29
2.3.
Quy hoạch sử dụng đất ........................................................................ 32
2.4.
Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật .................................................. 33
2.4.1.
Quy hoạch giao thông .................................................................... 33
2.4.2.
Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật........................................................... 34
2.4.3.
Quy hoạch Cấp nước ...................................................................... 35
2.4.4.
Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị .......................................... 36
2.4.5.
Quy hoạch hệ thoát nước thải và vệ sinh môi trường .......................... 36
2.4.6.
Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc .............................................. 37
2.5.
Kinh tế xây dựng .................................................................................. 37
2.5.1.
Kinh phí xây dựng các công trình kiến trúc........................................ 37
2.5.2.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư ................................................................ 37
2.5.3.
Suất đầu tư .................................................................................. 37
--------------------------------------------------------------------------------------------------------Quy hoạch chi tiết Khu công viên trung tâm – tp. Phan Rang – Tháp Chàm - tỉnh Ninh Thuận
1
I.
GIỚI THIỆU KHU VỰC LẬP QUY HOẠCH
1.1. Lý do lập quy hoạch và sự cần thiết của đồ án Mục tiêu phát triển Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm thành trung tâm du lịch biển quốc tế đã được thống nhất xuyên suốt qua các chiến lược lớn liên quan đến Thành phố, như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội toàn tỉnh, quy hoạch chung xây dựng thành phố... Để thực hiện mục tiêu này, nhiều khu chức năng và dự án đầu tư gắn với chức năng dịch vụ du lịch đã và đang được triển khai. Trong đó, khu công viên trung tâm là một trong những thành tố chính trong hệ thống không gian mở công cộng của thành phố, nằm về phía Đông khu đô thị trung tâm hiện hữu, tiếp giáp với các khu đô thị mới hướng biển của thành phố. Công viên giúp hình thành nên khu vực trung tâm rõ nét cho thành phố, tạo nên những không gian giao lưu và dịch vụ đô thị phục vụ chung cho cả khu cũ và khu mới, cũng như toàn thành phố, mang đến những giá trị hiện đại, đồng thời cũng là những nét bản sắc riêng cho đô thị du lịch. Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cũng như tỉnh Ninh thuận đang rất tích cực tranh thủ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là các chương trình cải tạo và nnâng cấp môi trường đô thị để thực hiện đầu tư các dự án hạ tầng trọng điểm, trong đó có Khu công viên trung tâm đường 16-4, Thành phố Phan Rang – Tháp Chàm. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận, đồ án Quy hoạch phân khu Khu công viên trung tâm đã được lập và phê duyệt. Để cụ thể hóa nội dung của đồ án quy hoạch phân khu, triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng khu công viên trung tâm – góp phần nâng cao chất đô thị và giá trị dịch vụ du lịch, việc lập Quy hoạch chi tiết Khu công viên trung tâm là rất cần thiết.
Hình: Sơ đồ vị trí Khu công viên trên bản đồ Hình: Sơ đồ vị trí Khu công viên trong định vệ tinh hướng phát triển không gian thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đến năm 2030 1.3. Điều kiện tự nhiên Khu vực nghiên cứu thuộc thành phố Phan Rang Tháp Chàm có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ từ 1,1m đến 6.1m, thuận lợi cho xây dựng Khu vực nghiên cứu mang tính đặc trưng của khí hậu Nam Trung Bộ, khá khắc nghiệt, nắng nhiều, lượng mưa ít dẫn đến thiếu nước ngọt cho sinh hoạt. 1.4. Đặc điểm hiện trạng
1.2. Vị trí, giới hạn khu đất thiết kế Khu công viên trung tâm có diện tích 87,1 ha; có ranh giới như sau: - Phía Bắc giáp đường Nguyễn Văn Cừ và đường Nguyễn Thị Minh Khai; - Phía Tây giáp đường Nguyễn Tri Phương;
1.4.1. Hiện trạng dân cư – lao động Trong khu vực nghiên cứu thiết kế hiện có khoảng 235 hộ dân - với khoảng 900 người sinh sống, chủ yếu tập trung tại Phường Phước Mỹ. Mật độ dân cư khoảng 11người/ha. Người dân sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt hoặc dịch vụ.
- Phía Nam giáp đường 16/4; - Phía Đông giáp đường Phan Bội Châu và các công trình dịch vụ, nhà văn hóa.
1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất Khu vực nghiên cứu thiết kế có tổng diện tích 87,1 ha. Bao gồm: - Phần lớn là đất nông nghiệp với tổng diện tích 48,6 ha – chiếm 55,7% tổng diện tích thiết kế, gồm các loại đất: đất trồng lúa, đất trồng màu và đất trồng cây ăn quả. - Đất ở 14,7 ha, chiếm khoảng 16,9% - trung bình 165 m2/người, 670 m2/hộ. Ngoài ra còn có các loại đất như: đất tôn giáo (chùa Thiên Đức); mặt nước (chủ yếu là kênh Chà Là và hồ điều hòa kết hợp cảnh quan); đường giao thông, đất trống và diện tích nhỏ là nghĩa địa (1,5 ha – nằm phía Đông chùa Thiên Đức).
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
2
Bảng: Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất TT
Loại đất
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đất dân cư Đất tôn giáo Đất trồng lúa Đất trồng màu Đất cây ăn quả Đất trồng cây cao độc lập Đất nghĩa địa Đất trống Mặt nước Đất giao thông Tổng
Diện tích đất (ha)
Tỷ lệ (%)
14,7 1,2 34,6 10,1 3,8 1,6 1,5 2,6 11,5 5,5 87,1
16,9 1,3 39,7 11,6 4,4 1,8 1,7 3,0 13,2 6,3 100,0
Hình: Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
3
1.4.3. Hiện trạng công trình xây dựng Các công trình xây dựng trong khu vực thiết kế chủ yếu là nhà ở của dân cư, xây dựng 1 tầng, loại nhà bán kiên cố. 1.4.4. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật: a) Hiện trạng nền: Khu vực nghiên cứu thuộc thành phố Phan Rang Tháp Chàm, có địa hình tương đối bàng phẳng, cao độ từ 1m đến 6.1m.
1.4.5. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật a) Hiện trạng giao thông Giao thông đô thị có liên quan đến khu vực nghiên cứu thiết kế: + Đường 16 tháng 4: lộ giới 37m, mặt đường trải nhựa, chất lượng tương đối tốt. (mặt cắt 1-1). + Đường Nguyễn Văn Cừ và đường Nguyễn Thị Minh Khai: lộ giới 31m, mặt đường trải nhựa,chất lượng tương đối tốt. (Mặt cắt 2-2). + Đường Nguyễn Tri Phương: hiện tại đang được xây dựng, lộ giới 31m. + Đường Yên Ninh: lộ giới 31m, cách khu vực nghiên cứu thiết kế khoảng 1,2km. - Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có quan hệ rất thuận lợi với các khu trung tâm đô thị, do vị trí liền kề với các tuyến giao thông chính của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm.
b) Hiện trạng Thoát nước mưa: Có hệ thống cống thoát nước mưa vào hồ hiện trạng và kênh tiêu Chà Là, gồm:
Giao thông trong khu vực nghiên cứu thiết kế:
- Có 2 cống D1.500, 1 cống D1.000 thoát vào hồ.
+ Trong khu vực có tuyến đường trải nhựa, rộng 5m nối đường Nguyễn Gia Cừ với đường 16 tháng 4. Chiều dài tuyến đi trong ranh giới khoảng 1km. (Mặt cắt 3-3).
- Ngoài ra, có cống D800, D900, D1500 trên đường 16-4, 3 cống qua đường trên đường Nguyễn Văn Cừ thoát vào kênh tiêu Chà Là.
+ Tuyến đường nhựa rộng 4m, chạy xung quanh khu vực hồ trung tâm, chất lượng tương đối tốt. (Mặt cắt 5-5). + Còn có 1 số tuyến đường bê tông, đường đất, mặt cắt từ 2-3m. (Mặt cắt 4-4). Đánh giá hiện trạng giao thông: + Thuận lợi: Khu vực nghiên cứu có quan hệ rất thuận lợi với các khu trung tâm đô thị, do vị trí liền kề với các tuyến giao thông chính của thành phố Phan Rang.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
4
+ Khó khăn: Hệ thống giao thông bên trong khu vực nghiên cứu còn hạn chế, chưa mạch lạc, chủ yếu là giao thông tự phát. b) Hiện trạng cấp nước Khu vực nghiên cứu hiện đã có các tuyến ống cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước thành phố Phan Rang - Tháp Chàm chạy qua gồm: + Tuyến ống cấp nước sạch 300mm và 150mm trên đường Nguyễn Văn Cừ + Tuyến ống cấp nước sạch 200mm và 150mm trên đường 16 Tháng 4. c) Hiện trạng cấp điện - Các phụ tải trong khu vực sử dụng điện hạ thế 0,4KV từ các trạm biến áp 22KV khu vực lân cận. - Trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thị Minh Khai, có đường dây điện trung thế 22KV đây sẽ là nguồn điện chính cấp điện cho khu vực công viên. - Đã có hệ thống chiếu sáng vòng quanh hồ trung tâm và chiếu sáng đèn đường trên một vài đoạn đường trong khu vực nghiên cứu thiết kế, song hệ thống chiếu sáng còn đơn giản, cần phải cải tạo để phù hợp với cảnh quan của công viên sau khi quy hoạch. d) Hiện trạng thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: Hiện trạng thoát nước thải: Chưa có hệ thống thoát nước tập trung. Nước mưa, nước thải một phần tự thấm, một phần theo các khe rãnh tự nhiên thoát xuống các ao hồ, ruộng trũng. Hiện trạng quản lý CTR: Chất thải rắn được thu gom đạt tỷ lệ 100% CTR phát sinh. CTR hiện được thu gom theo phương pháp không tiếp đất và vận chuyển về khu xử lý Nam Thành thuộc huyện Thuận Bắc. Công suất tái chế đạt 90 tấn/ngđ. Hiện trạng nghĩa trang: Trong khu vực nghiên cứu hiện có một nghĩa trang quy mô 1,04 ha, nằm ở phường Văn Hải, phía Đông chùa Thiên Đức. Nghĩa trang: này hiện nay đã đóng cửa.
II.
CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH
2.1. Ý tưởng tổ chức không gian tổng thể 2.1.1. Các nguyên tắc quy hoạch chính - Các giải pháp quy hoạch đảm bảo để khu công viên này là không gian kết nối, chứ không ngăn cách giữa hai khu đô thị mới và cũ. Phát huy tác dụng trong tổng thể toàn đô thị. - Đảm bảo mối liên kết của hệ thống nước trong khu công viên với hệ thống nước của toàn thành phố. - Chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư hiện trạng tương đối tập trung và bố trí đan xen đất tái định cư tại chỗ sẽ giúp hạn chế quy mô đền bù, giải tỏa và tạo thuận lợi hơn cho quá trình tái định cư, đồng thời giúp giảm thiểu tác động chia cắt, ngăn cách của công viên đối với các khu đô thị lân cận. Bổ sung một số chức năng ở và dịch vụ phục vụ mục đích tái định cư và hoàn thiện không gian đô thị. Hình thành hai tuyến phố gắn với các quảng trường nhỏ ven hồ là hai khu vực có tiềm năng trở thành một trong những khu vực trung tâm đắt giá, tạo được không gian thưởng ngoạn cảnh quan cho người dân và du khách. - Cho tới khi khu công viên này thực sự nằm trọn trong trung tâm đô thị, nó vẫn sẽ là một vùng cây xanh, nằm bên ngoài khu vực trung tâm đô thị. Vì vậy, trong khoảng thời gian trung hạn đó, các giải pháp quy hoạch đảm bảo để khu công viên vẫn phát huy tác dụng trong tổng thể của toàn thể đô thị. 2.1.2. Giải pháp quy hoạch tổng thể Kết hợp các mạng giao thông, mặt nước và cây xanh thành khung cảnh quan chính. Tổ chức không gian trong khu công viên vừa đảm bảo quy mô của từng loại cảnh quan riêng đủ lớn để tạo giá trị cảnh quan và ấn tượng cho du khách, vừa tạo được sự thay đổi không gian phong phú, khi đi dọc theo các tuyến đường trong công viên.
e) Hiện trạng thông tin liên lạc: Chuyển mạch: Hệ thống chuyển mạch trong khu vực thiết kế nằm trong hệ thống chuyển mạch chung Host Phan Rang – Tháp Chàm dung lượng lắp đặt 16.542 lines. Mạng ngoại vi: Hiện tại, mạng ngoại vi có một số đường cáp đồng thuê bao cấp tín hiệu cho dân cư khu vực thiết kế, chủ yếu là cáp đồng đi trên cột điện. Mạng thông tin di động: Các nhà cung cấp mạng điện thoại di động bao gồm: Vinaphone, Viettel, Mobilphone,... khai thác công nghệ GSM và CDMA. Vùng phủ sóng đã được phủ kín. Mạng Internet: Mạng Internet trong khu vực thiết kế đang sử dụng mạng băng thông rộng ADSL.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
5
b) Quy hoạch hệ thống giao thông:
a) Quy hoạch hệ thống mặt nước: - Kết nối hồ trung tâm với hồ hiện hữu góc Đông Nam và kênh Chà là để tạo thành mạng nước liên hoàn. - Mở thêm không gian mặt nước quanh các hồ chính để làm phong phú thêm và nâng cao chất lượng cảnh quan. - Duy trì, tổ chức và khai thác cảnh quan kênh hiện hữu phía Đông Bắc, kết nối với hồ trung tâm.
Hệ thống đường chính trong công viên: - Đường bao quanh khu công viên cần được tổ chức để đảm bảo giao thông thuận tiện với vỉa hè rộng rãi. - Tại các đầu mối giao thông chính kết nối đến khu công viên, bố trí những quảng trường, bãi đỗ, với những kết nối dịch vụ, cảnh quan, điểm nhấn. - Từ các điểm đầu mối này, có các tuyến chéo kết nối trực tiếp các điểm với nhau, tạo ra mạng giao thông ngắn nhất, thuận tiện nhất.
Hệ thống đường dạo:
- Tổ chức một hệ thống đường giao thông ngoằn ngoèo riêng cho việc ngắm cảnh. Các tuyến đường này giúp tạo nên hình khối của các khu vực cây xanh, tạo cảnh quan có đặc trưng riêng. Dọc theo các tuyến đường này, bố trí các cảnh quan nhỏ. Hệ thống đường trong khu dân cư: - Cải tạo và nâng cấp mạng lưới đường hiện trạng; - Mở mới hoặc cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường chính khu vực; Hình: Quy hoạch hệ thống mặt nước
- Tổ chức các tuyến đường ven hồ với vỉa hè rộng, nhiều nơi mở ra thành các dải quảng trường, tạo điều kiện hình thành tuyến phố dịch vụ ven hồ gắn với các khu dân cư.
Hình:Mạng lưới đường, quảng trường.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
6
c) Hệ thống không gian cảnh quan cây xanh:
d) Hệ thống dịch vụ và trung tâm vui chơi giải trí:
- Tổ chức không gian cây xanh gồm các vùng trồng cây bóng mát và vùng thảm thấp, để tạo khối và tầm nhìn. Cây xanh được trồng chủ yếu theo ngôn ngữ tự nhiên.
- Tổ chức hệ thống dịch vụ thuận tiện và đa dạng về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, nhấn mạnh tính chất kết nối trong và ngoài công viên
- Các loài cây trồng được lựa chọn phù hợp với khí hậu khô nóng của khu vực, cây gỗ là các cây cho bóng mát nhanh, cây bụi và phủ đất là các cây dễ trồng, ít tốn công chăm sóc.
- Tổ chức 7 tuyến trục cảnh quan chính kết hợp dịch vụ, kết nối từ các cửa ngõ của công viên vào đến hồ trunng tâm:
- Khu vực thảm có thể là cỏ, những thảm cây lá mầu, hoa, v.v. tạo thành những thảm màu sắc. Khu vực thảm cỏ sẽ mở rộng tầm nhìn ven hồ cũng như từ đô thị vào trong công viên.
- Mỗi trục cảnh quan được thiết kế với những giải pháp khác nhau, nhưng cùng có mục đích là tạo không giai vui chơi, thư giãn cho người dân, đồng thời đảm bảo kết nối tốt với các hoạt động khác trong công viên.
- Trên các mặt nước mở thêm lân cận hồ chính phía Nam, trồng các loại cây thủy sinh tạo cảnh quan liên kết giữa mặt nước và trên bờ.
- Trên mỗi trục, có không gian hoạt động ngoài trời, cây xanh cảnh quan và điểm xuyết các công trình dịch vụ. - Bố trí một số điểm dịch vụ quy mô vừa và nhỏ có hướng mở về phía hồ chính, tạo không gian dịch vụ ấm cúng, thân thiện, đan xen trong không gian cây xanh cảnh quan. 1- Khu vực cảnh quan nước và ánh sáng; 2- Trục không gian vui chơi trẻ em; 3- Trục nghệ thuật; 4- Trục đọc sách, giải trí tĩnh và quảng trường ánh sáng; 5- Trục không gian vui chơi và thể thao mạo hiểm; 6- Trục không gian vui chơi giải trí có thể tổ chức hội chợ theo thời điểm; 7- Vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam.
Hình: Tổng mặt bằng quy hoạch cảnh Hình: Các mảng/khối cây xanh trong công viên quan cây xanh
Hình: Các trục cảnh quan – vui chơi – dịch vụ và các điểm dịch vụ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
7
e) Các khu dân cư: - Duy trì và chỉnh trang, nâng cấp các khu dân cư có mật độ tương đối tập trung và nằm ở cao độ không bị ngập lụt. - Tạo lập các tuyến phố ven hồ để trở thành các trung tâm giao lưu công cộng và cung cấp dịch vụ - Khai thác giá trị quý báu của hồ nước, tạo nên những trung tâm mới của toàn thành phố. - Bố trí đan xen một số quỹ đất tái định cư để phục vụ tái định cư tại chỗ cho các hộ dân bị giải tỏa để xây dựng công viên. - Để đảm bảo công bằng và góp phần tạo vốn phát triển hạ tầng và xây dựng đô thị, các quỹ đất ở và dịch vụ quy hoạch dọc các trục đường chính và ven hồ cảnh quan được thu hồi và chuyển đổi chức năng cũng như quyền sử dụng đất (có thể thông qua đấu giá).
Hình: Vị trí các khu dân cư trong tổng thể khu vực lập quy hoạch
2.2. Hướng dẫn thiết kế đô thị các khu đặc trưng 2.2.1. Khu vực quảng trường nước và ánh sáng
Hình: Phối cảnh - Tổng mặt bằng Khu vực quảng trường nước và ánh sáng
a) Ý tưởng tổng thể tổ chức không gian quảng trường nước và ánh sáng - Không gian quảng trường nước và ánh sáng nằm ở phía Tây của công viên, ven bờ Tây kênh Chà Là và đối diện với khu vực hành chính trong tương lai của Tỉnh Ninh Thuận. - Quảng trường được thiêt kế chủ yếu gắn với các hoạt động tĩnh, lấy ý tưởng tạo hình là các tia ánh sáng và nước phát ra từ phía trung tâm hành chính.
Quảng trường được thiết kế với các hoạt động chính sau: - Là không gian nghỉ ngơi, thư giãn, ngắm cảnh và đọc sách: - Là không gian biểu diễn nghệ thuật ánh sáng - Là không gian biểu diễn nhạc nước (tại hồ cảnh quan phía Tây Nam)
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
8
b) Giải pháp thiết kế chi tiết kiến trúc cảnh quan: Hướng tiếp cận: Có thể tiếp cận theo 2 hướng chính:
Thiết kế chi tiết các không gian đặc trưng Khu vực quảng trường nước và ánh sáng: Các không gian đặc trung trong quảng trường nước và ánh sáng bao gồm: 1- 1- Quảng trường nước phía trước
- Hướng Tây – Đông: Từ Đường Nguyễn Tri Phương có thể tiếp cận theo ba lối vào.
2- 2- Các mảng sân màu hội tụ
+ Lối vào phía Bắc tiếp cận vào quảng trường ánh sáng với việc bố trí các mảng sân nhỏ có ghế ngồi kết hợp với ánh sáng phía dưới;
3- 3- Khu vực hồ nước cảnh quan kết hợp biểu diễn nhạc nước
+ Lối vào ở giữa tiến vào không gian quảng trường với những tia nước kết hợp với mảng sân màu và những dãy ghế dài hắt sáng bên dưới tạo nên những vệt màu hội tụ;
4- 4- Trục ánh sáng
+ Lối vào phía Nam tiếp cận ra hồ nước cảnh quan. - Hướng Đông - Tây: Tiếp cận với quảng trường từ khu Dân Cư phía Nam hồ Trung tâm đi qua kênh Chà Là.
Hình: Các không gian đặc trưng Hình: Hệ thống sân, quảng trường, trong quảng trường ghế và bậc ngồi
Thiết kế cây xanh Khu vực quảng trường nước và ánh sáng: - Quanh hồ nước biểu diễn nghệ thuật nhạc nước sử dụng các cây to có màu sắc tạo sự tươi vui: muồng, osaka,... Bố trí những bãi trống nhỏ tạo ra không gian mở. - Đối với các khu vực cây trồng theo dạng mảng cao: Cây xanh trồng đa dạng, theo ngôn ngữ tự nhiên, gồm nhiều tầng thực vật đan xen - Đối với những quảng trường, các loại cây xanh cần to, cao, có tán rộng để đảm bảo che nắng cho các khoảng không phía dưới. Chủ yếu dùng sân lát hoặc sân lát đục lỗ trồng cỏ để tạo nhiều không gian thuận lợi cho giao lưu cộng đồng.
Hình: Hình ảnh minh họa khu vực quảng trường nước và ánh sáng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
9
2.2.2. Trục không gian vui chơi trẻ em a) Ý tưởng tổng thể về tổ chức không gian khu vui chơi trẻ em: - Lấy ý tưởng từ hình ảnh các triền cát, các luồng di chuyển linh hoạt của trẻ em. Đồng thời, tạo cánh cung tránh gió nóng Tây Nam bắng cách trồng những mảng cây lớn chắn gió, các khu vực vui chơi đan xen hợp lý với các không gian cảnh quan. - Các không gian hoạt động chính:
Hình: Minh họa các hoạt động vui chơi của trẻ Ngoài ra, vào những dịp lễ tết, các ngày lễ dành cho trẻ em, trong khu vui chơi trẻ em này, cũng có thể tổ chức các hội thi, các buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ, triển lãm tranh hay các ngày hội có tính giáo dục cho trẻ cũng như cho bố mẹ về trẻ.
+ Khu vui chơi sử dụng thiết bị + Vui chơi khám phá thiên nhiên + Vui chơi trong nhà Hình: Vị trí công viên vui chơi trẻ em trong công viên
a) Giải pháp thiết kế chi tiết kiến trúc cảnh quan khu vui chơi trẻ em: Hướng tiếp cận: Có thể tiếp cận Khu vui chơi trẻ em từ ba hướng chính: phía Tây, phía Nam, phía Đông Bắc.
Hình: Các hướng tiếp cận đến khu vui chơi trẻ em
Hình: Tổng mặt bằng quy hoạch khu vui chơi trẻ em 1- Cổng vào phía Tây 2- Cổng vào phía Nam 3- Điểm dịch vụ công viên phía Tây Kênh 4- Quảng trường ven Kênh 5- Điểm dịch vụ phía Đông Kênh
6- Sân cát 7- Sân – chòi nghỉ 8- Đường dốc đi xe đạp kết hợp cảnh quan 9- Sân lát kết nối ra quảng trường ven Kênh
Thiết kế cây xanh: - Tại khu vui chơi trẻ em, bố trí các không gian như sân cát, đồi cỏ nhân tạo đặt các thiết bị vui chơi. Sử dụng các cây to có màu sắc tạo sự tươi vui, hứng khởi như: muồng hoàng yến, mật sát, osaka, phượng, muồng hoa đào. Ngoài ra, trong các khu vực trồng cây mảng cao cạnh trục vui chơi trẻ em này, bố trí những bãi trống nhỏ tạo ra không gian mở thích hợp cho các hoạt động caming, picnic... Trồng cây bụi chắn cát bay và cây cao có bóng mát quanh các sân cát. - Đối với các khu vực cho trẻ khám phá thiên nhiên hay những dải địa hình được tạo mới: Cây xanh trồng đa dạng, có tầng bậc theo không gian chiều cao. - Đối với những quảng trường, cần tạo được các không gian trống có phủ cây bóng mát.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
10
- Chỗ ngồi được chia làm hai loại: + Chỗ ngồi có mái: bố trí trong các khu nhà dịch vụ, chòi nghỉ, dưới các giàn hoa + Chỗ ngồi ngoài trời: phía trên mỗi khu vực chỗ ngồi có trồng cây bóng mát. Thiết kế chi tiết các không gian đặc trưng: 1- Khu cổng đón tiếp từ đường Nguyễn Tri Phương; 2- Khu cây xanh đường dốc – triền cỏ kết hợp cảnh quan; 3- Khu vui chơi phía Tây Kênh; 4- Quảng trường ven Kênh; 5- Khu vui chơi phía Đông Kênh;
Hình: Thiết kế cây xanh tạo cảnh quan dạng tuyến–diện–điểm trong khu vui chơi trẻ em Thiết kế sân – quảng trường – ghế ngồi trong khu vui chơi trẻ em
6- Khu vực công viên tiếp giáp khu dân cư Tấn Tài – Xóm Láng và đường Trần Nhân Tông Hình: Phân khu các không gian đặc trưng trong khu vui chơi trẻ em 1- Khu cổng đón tiếp từ đường Nguyễn Tri Phương
Hình: Vị trí Khu cổng đón tiếp
Hình: Mặt bằng quy hoạch chi tiết Hình: Mặt bằng bố trí sân – quảng trường – ghế ngồi trong khu vui chơi trẻ em - Sân trống trồng cây bóng mát ở khu vực này liên thông với nhau tạo thành một lưới liên kết các không gian khác nhau trong công viên. Đôi khi có xen cấy thêm ô cỏ để tạo sự phong phú cho các không gian đặc biệt hơn. - Quảng trường chính bao gồm: Quảng trường ven Kênh và quảng trường ven hồ.
Tổ chức không gian khu vực này như khoảng đệm chuyển tiếp giữa công viên và cụm công trình hành chính phía đối diện, tạo lối dẫn vào phía trong mới bắt đầu các hoạt động vui chơi.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
11
2-
Khu cây xanh đường dốc – triền cỏ kết hợp cảnh quan
3- Khu vui chơi phía Tây Kênh Chà Là
Đường đi xe đạp qua khu vực này được nâng cao lên, vừa tạo cảnh quan vừa có tác dụng chắn gió nóng Tây Nam cho toàn công viên. Mảng cây lớn tiếp giáp với các đường giao thông chính trồng cây cao bóng mát kết hợp với đường dốc tạo cánh cung bao lấy lõi hoạt động vui chơi phía trong.Cây trồng theo ngôn ngữ tự nhiên đa dạng, hai bên là những triền cỏ lau. Trên những triền cỏ dùng để chuyển cốt cao độ, bố trí những khu vực có bậc thang đi xuống vừa tăng kết nối vào khu công viên, vừa là chỗ ngồi, nghỉ ngơi ngắm cảnh. Hình: Vị trí khu vui chơi
Hình: Mặt bằng hoạch chi tiết
quy
1. Nhà dịch vụ 2. Bể vầy kết hợp chỗ ngồi 3. Sân cát 4. Cây xanh – đường dạo 5. Khu vực nghỉ có mái 6. Quảng trường - sân lát trồng cây bóng mát cho các hoạt động tĩnh. 7- Dịch vụ trong khu sân cát Hình: Mặt bằng quy hoạch chi tiết khu vui chơi
- Khu vực này sẽ diễn ra các hoạt động vui chơi trên sân cát, nhưng chủ yếu chỉ dành cho các em bé, dùng các thiết bị đồ chơi nhỏ, cầm tay để xúc, chở cát... - Hoạt động chính thiên về không gian tĩnh như : chơi cờ, vẽ, tô tượng,đọc sách... - Khu vực sân lát trồng cây bóng mát có thể tổ chức lễ hội cho trẻ em vào những dịp lễ. - Các khu vực chòi nghỉ có mái đồng nhất về màu sắc – chất liệu trên toàn trục.
Hình: Giải pháp kiến trúc cho công trình dịch vụ - chòi nghỉ có mái trong khu vui chơi giải trí
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
12
4- Thiết kế chi tiết Quảng trường ven Kênh Chà Là
5- Thiết kế chi tiết Khu vui chơi phía Đông Kênh Chà Là
- Kết nối hai bên Kênh bằng cầu và trường tạo không gian mở chung.
các quảng
- Đây là không gian vui chơi chính của trẻ với chủ đề ”cát”, đáp ứng cho các lứa tuổi. Sân cát được tách thành hai khu với các thiết bị đồ chơi phù hợp lứa tuổi
- Mở rộng một số chỗ ven kênh ra phía mặt nước, tạo thành quảng trường băng ngang trên mặt kênh đặt trên cột chống
- Những sân trong nhỏ ở mỗi khu chòi nghỉ là những sân trống trồng cây bóng mát xung quanh, tạo thành những không gian giao lưu ấm cúng theo nhóm.
- Cây trồng quanh quảng trường đón tiếp từ đường Trần Nhân Tông được thiết kế thành nhiều tầng bậc, tạo điểm bắt đầu cho trục không gian
1. Công trình có mái – điểm nhấn trên Kênh; 2. Giàn hoa che bóng mát; 3. Quảng trường phía Đông; 4. Quảng trường phía Tây; 5. Sân lát – trồng cây bóng mát mở ven Kênh; 6. Quảng trường dẫn lối vào khu vui chơi;
Hình: Mặt bằng quy hoạch chi tiết
- Nhà dịch vụ kết hợp chỗ ngồi nghỉ có mái bao gồm các chức năng: giải khát, quầy dịch vụ, gửi đồ, vệ sinh... và dịch vụ vui chơi trong nhà.
Hình: Vị trí khu vui chơi 1. Nhà dịch vụ 2. Sân cát 3. Khu vực nghỉ có mái 4. Đài phun nước 5. Khu vực chơi trên cỏ trồng cây bóng mát 6. Chòi nghỉ nhỏ trên mặt nước 7. Cây xanh – đường dạo 8. Giàn Hoa 9. Bãi đỗ xe Hình: Mặt bằng quy hoạch chi tiết
Hình: Giải pháp kiến trúc cho một số công trình đón tiếp, dịch vụ, chòi nghỉ trong khu vui chơi giải trí phía Đông kênh Chà Là
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
13
6- Khu vực công viên tiếp giáp khu dân cư Tấn Tài – Xóm Láng và đường Trần Nhân Tông
2.2.3. Trục nghệ thuật a) Giải pháp quy hoạch tổng thể trục nghệ thuật
- Không gian chính của khu vực này như một mảng rừng cây bóng mát, hoạt động phù hợp cho trẻ em ở đây có thể là cắm trại, khám phá thiên nhiên. Đây cũng là không gian yên tĩnh để đi dạo, nghỉ chân, đồng thời là vùng đệm giữa khu dân cư và khu vực công viên. - Bố trí quảng trường tập trung có mái che tạo điểm nhấn và cũng là nơi giao lưu cộng đồng.
Hình: Vị trí trục nghệ thuật
Hình: Mặt bằng quy hoạch chi tiết
Hình: Mặt bằng tổng thể trục nghệ thuật
- Trục nghệ thuật được thiết kế thành ba khu vực chính: Khu trưng bày, triển lãm nghệ thuật trong nhà, Khu triển lãm nghệ thuật ngoài trời và Khu biểu diễn có mái che. Vì quy mô nhỏ nên trục nghệ thuật sử dụng các không gian theo hướng đa chức năng và linh hoạt cho các hoạt động khác nhau. Đan cài giữa các công trình triển lãm trong nhà là các sân trống có trồng cây bóng mát , tạo không gian đóng - mở linh hoạt. - Các hoạt động chính trong trục nghê thuật: Hoạt động thường xuyên và hoạt động theo chủ đề về văn hóa nghệ thuật như: âm nhạc, hội họa, văn hóa di sản của Ninh Thuận cùng các lễ hội nghệ thuật. Các không gian trống trong trục nghệ thuật vẫn là những không gian công cộng cho tất cả mọi người có thể được sử dụng. Vì vậy, về bản chất, đây vẫn là không gian cho các hoạt động giao lưu, thể dục thể thao, vui chơi công cộng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
14
Hình: Minh họa các hoạt động chính trong trục văn hóa – nghệ thuật b) Giải pháp thiết kế chi tiết kiến trúc cảnh quan: Tổ chức giao thông trục nghệ thuật: Tổ chức giao thông cần phải vừa đáp ứng nhu cầu sứ dụng phương tiện cơ giới của người dân, vừa đảm bảo an toàn cho người đi bộ, đi xe đạp trong công viên. Giải pháp đưa ra là tổ chức đường cho xe cơ giới với mặt cắt lòng đường 7m, vỉa hè 6m ở phía dân cư để có thể cho phép sử dụng một phần vỉa hè cho các hoạt động dịch vụ. Phía trục nghệ thuật thiết kế vỉa hè rộng 12m và có tổ chức làn đường riêng cho xe đạp rộng 3m.
Hình: Các hướng tiếp cận đến Trục nghệ thuật Thiết kế cây xanh trong trục nghệ thuật: - Trục nghệ thuật có phần diện tích cây xanh khá nhỏ. Dọc trục bố trí đan xen giữa khối công trình và các sân trống, giữa đặc và rỗng. - Phía Tây của trục nghệ thuật là hai khu vườn nằm hai bên sân khấu biểu diễn. Cây xanh khu vực này là khoảng đệm giữa khu dân cư và trục nghệ thuật vừa có chức năng cảnh quan cho toàn trục vừa chắn nắng phía tây cho trục nghệ thuật - Quảng trường ven mặt hồ trung tâm được thiết kế với những block vuông, kết hợp giữa ghề ngồi, cây xanh và mặt nước. - Trên trục chính của trục nghệ thuật trồng các loài bóng mát có tán đẹp, hoa lá đẹp. Tầng cây thảm trên dải phân cách trồng cỏ lá gừng cùng cốt với mặt đường vỉa hè để khi có dịp lễ hội như Carnival thì mặt đường này trở thành trục diễu hành lớn.
Hình: Sơ đồ quy hoạch cây thảm và cây bụi
Hình: Sơ đồ quy hoạch cây gỗ
Hệ thống sân chơi - quảng trường - ghế ngồi trong trục nghệ thuật: - Các quảng trường nên được thiết kế rộng mở cạnh các khu vực dịch vụ, cảnh quan đẹp và điểm kết nối các luồng giao thông, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu, hoạt động triển lãm, trình diễn ngoài trời. - Thiết kế một sân khấu ngoài trời có mái che. Sân của khu vực này để trống, không trồng cây bóng mát, để tạo không gian lớn, làm chỗ ngồi xem biểu diễn vào những dịp lễ hội. - Tại khu vực quảng trường tiếp giáp với mặt hồ, tạo bậc tiếp cận với mặt nước, để người sử dụng có những cảm nhận thú vị, phong phú. - Hệ thống ghế ngồi gắn với các khu vực sân chơi, quảng trường được che nắng bởi cây xanh, hoặc mái che. Ghế được thiết kế đa dạng: theo dạng dải, theo cụm hoặc có thể thành những tấm lớn phục vụ Hình: Hệ thống quảng trường, sân chơi, ghế đa dạng nhu cầu sử dụng. ngồi
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
15
Hình: Thiết kế kiến trúc nhà quản lý, điều Hình : Giải pháp thiết kế khu hành và sân khấu vực quảng trường ven hồ Hình: Giải pháp thiết kế cảnh quan cây xanh trong trục nghệ thuật 2.2.4. Trục giải trí tĩnh và quảng trường ánh sáng Thiết kế chi tiết các không gian đặc trưng trong trục nghệ thuật: -
a) Giải pháp quy hoạch tổng thể Trục giải trí tĩnh
Phân khu các không gian đặc trưng:
Hình: Vị trí của Trục giải trí tĩnh và quảng trường ánh sáng trong công viên
1- Khu vực quảng trường, lối tiếp cận 1. Chòi nghỉ chính 2. Giàn hoa. 2- Sân chơi công cộng 3. Sân khấu biểu diễn 3- Khu vực quảng trường 4. Nhà quản lý, điều hành chung 4- Khu vực cảnh quan điểm nhấn 5. Công trình triển lãm 1 5- Khu cảnh quan cây xanh. 6. Công trình dịch vụ 6- Quảng trường ven hồ trung tâm. 7. Công trình triển lãm 2
Hình: Sơ đồ phân bố các chức năng chính trong khu vực 1- Trục giải trí tĩnh; 2- Quảng trường ánh sáng; 3- Đường dạo trên mặt nước
- Giải pháp chính là tạo cảnh quan bằng chuỗi quảng trường ánh sáng - chủ yếu có tác dụng vào buổi tối, còn ban ngày thì chủ yếu là trang trí bằng vật liệu dạng gạch khác màu nhau. - Các quảng trường ánh sáng được liên kết với nhau bằng các con đường có ánh sáng hắt từ cây hai bên
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
16
- Tổ chức các quảng trường với hình thức đa dạng, tạo thành lõi cảnh quan chính trong khu vực. - Tổ chức đường dạo trên mặt nước và trục giải trí tĩnh để tăng thêm sự phong phú trong không gian sử dụng
Hình: Giải pháp thiết kế không gian cảnh quan ánh sáng
- Tổ chức trục giải trí tĩnh xuất phát từ quảng trường phía Đông nối ra mặt nước hồ. Trên trục này, có thể đạp xe đạp hoặc đi dạo bộ. Kết thúc trục động là một không gian tĩnh lặng, được tạo nên bởi một hồ nước bán nguyệt, tạo cảm giác thư thái để thuận lợi cho các hoạt động giải trí tĩnh.
Hình: Giải pháp cho thiết kế trục giải trí tĩnh.
Các điểm - tuyến quảng trường ánh sáng trong Trục giải trí tĩnh:
Hai quảng trường ánh sáng chính bao gồm: một quảng trường lớn phía Đông, tiếp cận với đường Phan Bội Châu và quảng trường nhỏ tiếp giáp với mặt hồ. Hình: Phối cảnh tổng thể toàn khu Giải trí tĩnh và Quảng trường ánh sáng b) Giải pháp thiết kế chi tiết Trục giải trí tĩnh:
Hệ thống sân - đường:
Quảng trường lớn sẽ thiết kế các đường nét dạng vòng cung, tạo cảm giác lan tỏa, quảng trường nhỏ thì có dạng hướng tâm.
- Hệ thống đường trong khu vực đồng thời là các dải quảng trường, kết nối với những tuyến đường dạng tia, kết nối với khu vực dân cư.Giao điểm của các trục đường này sẽ tạo thành các sân trong. Hệ thống sân trong này tạo thành tuyến quảng trường liên hoàn, kết nối với các quảng trường ánh sáng chính.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
17
Hình: Giải pháp thiết kế không gian cảnh quan
Hình: Giải pháp thiết kế bồn cây kết hợp chỗ Hình: Giải pháp thiết kế quảng trường ven ngồi hình tam giác mặt nước Thiết kế hệ thống cây xanh trong trục quảng trường ánh sáng:
Hệ thống ghế ngồi – đường dạo ngoài mặt nước
- Trên trục quảng trường ánh sáng, trồng các dải hoa và cây bụi, thảm phủ cho màu sắc sặc sỡ. Do tính chất của trục chủ yếu là có tác dụng tạo cảnh quan vào ban đêm và vị trí sát với mặt hồ nên cây bóng mát chỉ trồng tập trung tại các khu vực có bố trí ghế ngồi ngắm cảnh. - Loài cây được sử dụng trong trục đọc sách là cây dương được cắt tỉa tạo khối cầu, tạo ra những đường nét tương đồng với bồn hình tam giác. Không gian kết thúc trục là không gian giải trí tĩnh, bố trí dàn cây leo. Sơ đồ quy hoạch cây thảm, cây gỗ trong khu quảng trường ánh sáng:
- Khu quảng trường quanh mặt nước, chỗ ngồi được thiết kế theo dạng dải, nhìn ra hồ, tựa vào các mảng cây xanh, phía trên có cây bóng mát. - Tại trục giải trí tĩnh, tổ chức không gian đi bộ, ngắm cảnh. Trục này kết thúc tại quảng trường nước, vật liệu kính để tăng cảm giác được tiếp cận với mặt nước. Kết thúc trục là một không gian tĩnh lặng dùng cho các hoạt động giải trí tĩnh.
Hình: Sơ đồ quy hoạch cây thảm
Hình: Sơ đồ quy hoạch cây gỗ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
18
2.2.5. Trục vui chơi và thể thao mạo hiểm a) Ý tưởng quy hoạch tổng thể đối với Khu thể thao mạo hiểm: - Tập trung các hoạt động thể thao tương đối mạo hiểm, đối tượng phục vụ chính là thanh thiểu niên, bao gồm các môn thể thao như: trượt ván, trượt patin, xe đạp địa hình, leo núi, chèo thuyền kayak… - Tạo địa hình phong phú để đáp ứng các hoạt động thể thao nêu trên, đồng thời tạo cảnh quan hấp dẫn. - Không gian năng động khiến người đi bên ngoài trục vẫn có thể cảm nhân các hoạt động diễn ra bên trong. - Ngoài ra, trong khu vực có bố trí sân khấu biểu diễn ngoài trời, điểm xuyết các không gian dịch vụ giải khát, ăn nhẹ, cũng như các khu vực thư giãn, ngắm cảnh. Hình: Vị trí của Khu thể thao mạo hiểm
Hình:Tổng mặt bằng quy hoạch khu thể thao mạo hiểm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
19
b) Giải pháp thiết kế chi tiết không gian kiến trúc cảnh quan Khu thể thao mạo hiểm: Hệ thống sân đường: - Do tính chất của các môn thể thao được thiết kế trong khu vực, cấu trúc đường được thiết kế mềm mại, thuận theo chuyển động, kết hợp với việc tạo địa hình gồm nhiều cao độ khác nhau. Tùy theo kích thước và vị trí, hệ thống sân trong nằm giữa các luồng chuyển - Các khu vực quảng trường, sân trong dùng gạch hoặc gạch đục lỗ trồng cỏ, các khu vực sân quanh các công trình dịch vụ sử dụng các loại gạch lát tạo điểm nhấn ấn tượng.
Sơ đồ phân bố các chức năng chính trong khu vực: Dựa theo đặc điểm vị trí, toàn Khu thể thao mạo hiểm được tổ chức thành năm khu chức năng chính: 1- Tại đoạn đầu tuyến bố, tổ chức địa hình cho bộ môn trượt ván, scooter. 2- Tại đoạn tiếp theo, bố trí môn leo núi, sân khấu biểu diễn ngoài trời. 3- Tại đoạn tiếp theo, bố trí môn patin, sân chơi cho trẻ em, không gian thư giãn ngắm cảnh tiếp cận mặt nước. 4- Đoạn cuối vươn ra hồ, dành cho môn chèo thuyền kayak và ngắm cảnh. 5- Một số khu vực bố trí công trình dịch vụ kết hợp sân chơi – quảng trường.
Hình: Luồng lưu thông và trục hoạt động
Hình: Hệ thống sân đường và các lối tiếp cận
chính
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
20
Các điểm nhấn cảnh quan trong Trục thể thao mạo hiểm: Những giao điểm giữa khu vực thiết kế với các đường giao thông chính hay các quảng trường cũng chính là các điểm bắt đầu của từng tuyến từ các phía, những vị trí này được thiết kế với dạng lối đi được che phủ hoặc các điểm nhấn để dẫn hướng và thu hút hướng nhìn từ các phía, cũng như quan sát được các cảnh quan xung quanh.
Quảng trường phun nước
Các bậc ngồi quan sát người chơi thể thao.
Cổng mái che tại lối vào
Quảng trường - sân khấu biểu diễn ngoài trời.
Quảng trường ngắm cảnh tại phần kết thúc trục đua ra hồ
Không gian bố trí quảng trường - sân chơi – ghế ngồi nghỉ.
Hình: Sơ đồ bố trí các điểm nhấn cảnh quan
Hình: Sơ đồ bố trí các hoạt động thể thao, vui chơi diễn ra trên mỗi khu vực
Hình: Mặt cắt ngang khu vực công trình và quảng trường kết thúc trục đua ra hồ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
21
Các công trình dịch vụ trong Trục thể thao mạo hiểm: Bố trí các công trình dịch vụ tại những điểm dễ tiếp cận và có tầm nhìn tốt về các hướng, đồng thời đảm bảo phân bố tương đối đều các công trình dịch vụ trên toàn tuyến. Tại điểm bắt đầu của trục, bố trí công trình dịch vụ, ngoài chức năng tạo điểm nhấn thu hút tầm nhìn, còn là nơi trưng bày các sản phẩm phục vụ các môn thể thao.
Hệ thống chòi nghỉ - ghế ngồi trong Trục thể thao mạo hiểm: - Ghế ngồi hay chòi nghỉ có mái che kết hợp với cây xanh bóng mát là những thiết bị thiết yếu, tạo tiện nghi cho người sử dụng. - Do các không gian hoạt động thể thao là những nội dung chủ đạo, nên những điểm có mái che sẽ không nhiều.
Tại đoạn giữa của trục bố trí công trình giải khát, ăn nhẹ.
Tại khu vực kết nối với quảng trường trung tâm, bố trí công trình dịch vụ quy mô lớn - nhà hàng giải khát.
Điểm kết thúc của trục là sẽ là công trình cung cấp các dịch vụ cho môn chèo thuyền kayak, kết hợp với giải khát, ăn nhẹ
- Các chỗ ngồi được thiết kế quanh các không gian thể thao, để theo dõi các hoạt động thể thao diễn ra trên khu vực, kết hợp mục đích nghỉ ngơi. Các chỗ ngồi còn được bố trí tập trung tại khu vực quảng trường ven hồ, phục vụ cho nhu cầu thư giãn, ngắm cảnh.
Vị trí thiết kế chỗ ngồi có mái che Chỗ ngồi nghỉ
Phối cảnh chi tiết cho các công trình dịch vụ như sau:
Công trình giải khát – ăn nhẹ
Công trình dịch vụ nhà hàng – giải khát Hình: Giải pháp cho các loại ghế ngồi – bậc thềm kết hợp ngồi nghỉ
Công trình dịch vụ chèo thuyền kayak kết hợp Công trình điểm nhấn phía Bắc – kết hợp giải khát – ngắm cảnh trưng bày và bán các thiết bị thể thao ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
22
Thiết kế hệ thống cây xanh trong Trục thể thao mạo hiểm: - Trục thể thao mạo hiểm có lợi thế so với các trục khác về diện tiếp xúc với mặt nước lớn, hơn nữa lại nằm ngay trung tâm của công viên. Vì vậy, cây trồng được sử dụng là các loài cây gỗ có màu sắc có nhiều hoa như muồng hoàng yến, Osaka, muồng hoa đào, tường vi, trồng xen kẽ với các loài thường xanh gỗ lớn như sao đen, thàn mát,...
2.2.6. Trục không gian vui chơi giải trí và tổ chức hội chợ - Ý tưởng tổng thể - Khu hội chợ là không gian tổ chức các hoạt động hội chợ, đồng thời là không gian vui chơi giải trí, giao lưu và hoạt động thể thao thường nhật. Cần có những điểm nghỉ chân và một vài công trình dịch vụ - Khí hậu Phan Rang nắng nóng quanh năm, việc quan trọng khi tổ chức hội chợ ngoài trời là yếu tố che nắng. Tổ chức không gian khu hội chợ dưới dạng sân trống được che phủ bởi cây bóng mát và các giàn cây leo che nắng. Công trình dịch vụ và không gian dừng chân bố trí ghế ngồi kết hợp trồng cây bóng mát, tạo thành một chuỗi nối tiếp nhau tại vị trí trung tâm của khu hội chợ. Đây sẽ là một chuỗi hoạt động sầm uất
Hình: Ranh giới giữa các phần trồng cỏ và sân đường không tạo thành đường bo cứng
Hình: Vị trí khu vực hội chợ
với điểm kết thúc là sân khấu ven hồ.
- Có thể tiếp cận khu vực tổ chức hội chợ từ nhiều hướng khác nhau. - Giao thông trong khu vực tổ chức hội chợ được thiết kế là giao thông chậm, các tuyến đường kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới liên thông, đảm bảo tính liên hoàn giữa các không gian. Có hai tuyến giao thông chính trong khu vực, là tuyến đi xe đạp và tuyến trục đi bộ
Hình: Giao thông, các hướng tiếp cận khu vực hội chợ
Hình: Sơ đồ bố trí thảm cỏ và cây bóng mát
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
23
b) Tổ chức không gian khu vực hội chợ
Khu vực 1: Trục đi bộ và không gian hai bên trục 1- Công trình dịch vụ 2- Quầy dịch vụ 3- Không gian dừng chân;
Trục đi bộ: là trục hoạt động chính của khu vực hội chợ, bắt đầu từ lối vào tại nút ngã tư và kết thúc tại quảng trường kết hợp sân khấu ven hồ. Các công trình dịch vụ và dừng chân được tổ chức thành một chuỗi nối tiếp nhau, liên kết với nhau khi thành tuyến, khi thành cụm, tạo ra những khoảng không gian đóng mở sinh động.
4- Quảng trường kết hợp sân khấu ngoài trời; 5- Công trình điểm đón; 6- Sân bố trí kiốt bán hàng; 7- Sân chơi cho trẻ em; 8- Bãi đỗ xe đạp; 9- Bãi đỗ xe chung; 10- Khu cắm trại;
1-Quảng trường đón; 2- Cụm ghế ngồi nghỉ chân và chòi nghỉ; 3- Quầy hàng và không gian dịch vụ; 4– chỗ ngồi dưới giàn cây; 5- Bãi sỏi kết hợp ghế ngồi; 6- Quảng trường kết hợp sân khấu ngoài trời. Không gian dừng chân
11- Khu tập thể thao dụng cụ công cộng. Hình: Không gian tổng thể khu vực tổ chức hội chợ Không gian Khu hội chợ được phân thành hai khu vực: - Khu vực 1 là khu vực đi bộ và không gian hai bên trục. - Khu vực thứ hai là không gian hai bên tuyến đường dành cho xe đạp.. Hai khu vực này được kết nối, liên thông với nhau bằng các tuyến giao thông liên kết ngang, đảm bảo tính liên hoàn cho toàn bộ không gian khu hội chợ.
Hình: Không gian dừng chân trên trục hội chợ
Hình: Hai khu vực không gian hội chợ
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
24
Không gian dừng chân được bố trí xen kẽ với không gian dịch vụ, gồm: cụm ghế ngồi kết hợp trồng cây bóng mát, chỗ ngồi dưới giàn cây leo, chòi nghỉ có mái che và sân sỏi kết hợp ghế ngồi. Đây không chỉ là nơi ngồi nghỉ chân còn là không gian giao lưu cộng đồng. Thiết kế ghế ngồi tại không gian dừng chân: Tại một số vị trí, ghế ngồi được bố trí theo dạng cụm. Tại một số vị trí khác, khoảng cách giữa các ghế xa hơn hoặc chỉ có một băng ghế dài để tạo không gian riêng tư. Dưới chòi nghỉ, ghế ngồi được bố trí kết hợp bàn, để có thể ngồi chơi cờ, học bài,... Ghế ngồi cũng được bố trí xung quanh các gốc cây bóng mát.
Không gian dịch vụ gồm chòi bán hàng và không gian xung quanh, nơi có thể bố trí ghế ngồi sử dụng dịch vụ. Không gian dịch vụ và không gian công cộng được ngăn cách nhau bởi các bệ thấp trồng cây và hoa. Chòi bán hàng không xây tường bao cố định, chỉ sử dụng vách ngăn bằng các vật liệu nhẹ, linh hoạt trong bố trí tổ chức không gian, ưu tiên sử dụng cột chống và mái che, vật liệu thân thiện như tre, gỗ, lá…
Hình: Không gian dịch vụ trên trục hội chợ
Hình:Ghế ngồi bố trí quanh gốc cây.
Hình: Minh họa hình thức quầy dịch vụ và không gian xung quanh. Hình: Không gian dịch vụ được ngăn cách bởi bệ trồng cây và hoa.
Chi tiết bố trí cụm ghế ngồi có khoảng cách gần nhau tăng sự gắn kết cộng đồng
Điểm kết thúc trục đi bộ là quảng trường rộng kết hợp với thiết kế ánh sáng vươn ra mặt hồ. Đây vừa là sân chơi, là nơi ngắm cảnh, vừa là sân khấu biểu diễn ngoài trời. Sử dụng các bậc thang để chuyển cốt cao độ giữa các thềm địa hình.
Hình: Bố trí ghế ngồi có bàn.
Hình: Mặt cắt thiết kế qua quảng trường ven hồ. Hình: Bố trí ghế ngồi tạo không gian riêng tư.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
25
Khu vực 2: Không gian hai bên tuyến đường đi xe đạp. - Không gian này được thiết kế giống như vỉa hè mở rộng với kích thước đảm bảo bố trí được các kiốt và phần không gian đi bộ dành cho người mua hàng khi tham gia hội chợ. - Bố trí một khu vực sân chơi vận động ngoài trời dành riêng cho trẻ em, kết hợp quầy hàng dịch vụ nhỏ để tạo sự sôi động cho không gian này.
Hình: Thiết kế quảng trường kết hợp sân khấu ngoài trời ven hồ.
- Công trình dịch vụ được tổ chức kết nối trực tiếp với trục hội chợ, kết hợp với không gian trục hội chợ để làm tăng sức hấp dẫn và khả năng tiếp cận với công trình
Không gian hai bên trục đi bộ: - Không gian hai bên trục đi bộ được phân chia thành các khoảng sân trống, các kiốt bán hàng được bố trí trong các sân, tạo thành từng khu vực riêng biệt, rất thuận lợi khi tổ chức các gian hàng theo chủ đề khác nhau. - Bố trí các dụng cụ tập thể thao cho người dân tại vị trí sân cỏ. - Ngoài các thời điểm tổ chức hội chợ, không gian này có thể sử dụng làm sân tập thể dục thể thao, giao lưu và sinh hoạt cộng đồng.
Hình:Sân chơi cho trẻ em
Hình: Khu tập thể thao dụng cụ Hình: Không gian hai bên trục đi bộ vào dịp công cộng. hội chợ.
Hình: Hoạt động hội chợ trong các sân.
Hình: Không gian hai bên tuyến đường đi xe đạp (1- Công trình dịch vụ; 2- Bãi đỗ xe đạp; 3- Sân chơi cho trẻ em; 4- Ghế ngồi nghỉ chân).
Hình: Phối cảnh minh họa không gian hội hai bên tuyến đường đi xe đạp.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
26
Tổ chức không gian cây xanh:
2.2.7. Các khu dân cư
Cây xanh được trồng chủ yếu theo ngôn ngữ tự nhiên và đa dạng về loài.
a) Ý tưởng quy hoạch chính đối với các khu dân cư: Khu dân cư phía Bắc Hồ Trung Tâm: Diện Tích: khoảng 10.6 ha. Khu dân cư phía Nam Hồ Trung Tâm: Diện Tích: khoảng 10.4 ha.
Hình: Vị trí các khu dân cư trong tổng thể khu vực lập quy hoạch
Hình: Sơ đồ bố trí thảm cỏ và cây bóng mát Khu vực tiếp giáp khu tổ chức hội chợ: Phía Nam khu vực tổ chức hội chợ là khu vực trồng cây bóng mát lớn. Tổ chức các tuyến đường dạo nhỏ và các khoảng trống trong lõi cây xanh là nơi dừng chân ngắm cảnh và cắm trại.
Hình: Khu vực tiếp giáp khu tổ chức hội chợ
- Các khu dân cư được quy hoạch trên cơ sở giữ lại cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu tương đối tập trung và không bị ngập lụt, đan xen các quỹ đất phục vụ cho mục đích tái định cư và các quỹ đất ở và dịch vụ quy hoạch phát triển mới giáp các trục đường lớn cũng như ven hồ cảnh quan. - Tăng sức sống cho toàn công viên thông qua việc quy hoạch 2 tuyến phố dịch vụ ven hồ. Nhiều chỗ mở rộng vỉa hè thành quảng trường nhỏ, tạo không gian thuận lợi cho các hoạt động dịch vụ. - Không tạo chia cắt bằng hàng rào cứng giữa khu dân cư và các khu chức năng của công viên. Tổ chức giao thông và cây xanh hợp lý để các hoạt động vui chơi công viên và sinh hoạt người dân không bị chồng chéo. - Quản lý xây dựng, thiết kế công trình hài hòa với cảnh quan công viên.
Hình: Phối cảnh quy hoạch không gian Hình: Phối cảnh khu dân cư phía Nam khu dân cư phía Bắc hồ Trung Tâm hồ Trung Tâm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
27
b) Giải pháp quy hoạch chi tiết: Hướng tiếp cận: Hình thành hệ thống giao thông tiếp cận từ đường chính vào từng lô đất. Tại những điểm giao cắt đi vào khu dân cư cần bố trí phân làn, tạo thành những quảng trường phân luồng di chuyển, đồng thời, tránh giao cắt tối đa với hệ thống đường đi bộ, đường dạo và đường đi xe đạp.
- Tổ chức dải quảng trường công cộng lớn, nhỏ liên hoàn ven mặt nước. Ưu tiên và khuyến khích các hoạt động đi bộ. Mở rộng tối đa khả năng tiếp xúc với không gian ven mặt nước. Biến không gian ven hồ thành mặt tiền mới của khu dân cư. - Phía cuối đường ven hồ đoạn nối thông với kênh Chà Là hình thành một điểm kết – công trình điểm nhấn về không gian cao không quá 3 tầng. Về chức năng, nên là công trình khách sạn, nhà hàng, nơi tổ chức sự kiện… - Hình thành các tuyến giao thông hướng ra hồ, trồng nhiều cây bóng mát, mở rộng một số đoạn vỉa hè làm không gian mở và bãi đỗ xe, khuyến khích phát triển dịch vụ. - Thiết kế cầu đi bộ qua Kênh Chà Là để kết nối khu dân cư với không gian công viên phía Tây Kênh. Trồng và quy hoạch cây xanh dọc kênh để tôn tạo cảnh quan. Quy hoạch cây xanh – vỉa hè – quảng trường trong các khu dân cư
Hình: Giao thông cơ giới tiếp cận vào khu Hình: Các luồng giao thông cơ giới tiếp cận vào khu dân cư phía Bắc Hồ Trung Tâm dân cư phía Nam Hồ Trung Tâm Không gian mở công cộng - Tổ chức các không gian mở gắn liền với cảnh quan khu vực, khu dân cư sẽ tạo thành các trọng tâm giao lưu cộng đồng và phát triển dịch vụ trong khu đô thị.
Hình: Mặt bằng bố trí cây thân gỗ khu dân cư phía Bắc Hồ Trung Tâm
Hình: Không gian mở công cộng khu dân Hình: Không gian mở công cộng khu dân cư cư phía Nam Hồ Trung Tâm phía Bắc - Hệ thống không gian mở công cộng bao gồm: + Hồ nước trung tâm + Quảng trường và sân chơi công cộng + Vỉa hè.
Hình: Mặt bằng bố trí cây thân gỗ khu dân cư phía Nam Hồ Trung Tâm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
28
Quy hoạch sử dụng đất, chiều cao và mật độ xây dựng trong các khu dân cư - Cải tạo, chỉnh trang lại các khu nhà ở hiện trạng tương đối tập trung và không bị ngập lụt. - Các quỹ đất dọc đường chính đô thị và ven hồ cảnh quan quy hoạch phát triển nhà ở và dịch vụ mới - Việc tạo ra không gian đô thị sầm uất, đa dạng là rất cần thiết, để phát triển được dịch vụ của khu vực. Các dãy nhà liên kế có thể được tổ chức như các giải pháp sau:
2.2.8. Vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam a) Giải pháp quy hoạch tổng thể Khu sinh thái phía Nam: Khu vực này có một hồ nước lớn làm nhiệm vụ hồ điều hòa. Tuy nhiên, cảnh quan hồ nước đang bị hạn chế do hệ thống kè hồ và hình dáng hồ chưa thật sự phù hợp. Do đó, cần tạo dựng các đường nét mềm mại tự nhiên cho cảnh quan kết hợp với các đường dạo gỗ tạo cảm giác thân thiện, gần gũi.
Hình: Vị trí Vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam
Hình: Phối cảnh minh họa các bố Hình: Minh họa mặt đứng, mặt bằng cục nhà liên kế có thể sử dụng các bố cục nhà liên kế có thể sử dụng
Hình: Tổ chức không gian khu dân cư phía Hình: Mặt bằng bố trí cây thân gỗ khu dân cư Bắc Hồ Trung Tâm phía Bắc Hồ Trung Tâm
Hình: Tổng mặt bằng quy hoạch Khu sinh thái phía Nam
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
29
b) Các giải pháp tổ chức không gian chi tiết: Tổ chức cảnh quan mặt nước và khu vực trồng các loại cây thủy sinh: Giảm nhẹ ảnh hưởng của ranh giới kè hồ hiện trạng bằng cách mở thêm các không gian mặt nước ra khu vực lân cận. Trong các không gian mặt nước này, trồng các loại cây thủy sinh, vừa có tác dụng lọc nước, vừa tạo ấn tượng cảnh quan riêng cho khu vực.
Hình: Đường dạo gỗ,trên cột tạo cảm Hình: Minh họa quảng trường phía Đông - Bắc giáp mặt nước giác thân thiện, gần gũi Bố trí ghế ngồi
Hình: Không gian mặt nước, cây xanh vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam
Ghế ngồi được đặt ở những nơi thuận lợi giao lưu, dừng chân, ngắm cảnh. Ghế ngối được bố trí theo tuyến tại những vị trí có tính hội tụ hay dẫn hướng; quanh các khoảng sân trống được bao bọc bởi khối cây cao; hoặc được bố trí theo điểm, dưới tán cây bóng mát tại những vị trí có tầm nhìn rộng mở như khu vực quảng trường phía Bắc và những điểm dừng chân trên tuyến đường dạo gỗ.
Tổ chức hệ thống các quảng trường, sân chơi, đường dạo: - Tạo các không gian trống nằm lọt trong những mảng cây cao, tạo ấn tượng qua sự tương phản đặc – rỗng và thuận lợi cho các hoạt động vui chơi giải trí theo nhóm.
Hình: Mặt bằng bố trí ghế ngồi trong vùng cảnh quan sinh thái ven hồ phía Nam
- Các tuyến đường dạo trên mặt nước sử dụng đường dạo gỗ trên cột, tạo cảm giác thân thiện và không làm ảnh hưởng đến dòng chảy của nước.
Hình: Hệ thống quảng trường, sân chơi, đường dạo Hình: Bố trí ghế ngồi quanh các sân trống Hình: Ghế ngồi bố trí theo tuyến và điểm ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
30
Tổ chức các điểm dịch vụ: Tổ chức các công trình dịch vụ, điểm dừng chân, ngắm cảnh: - Các công trình dịch vụ cần bố cục với hướng mở về phía không gian cây xanh mặt nước, tổ chức dịch vụ ngoài trời hoặc trên mặt nước để khai thác tối đa khả năng thưởng ngoạn cảnh quan. - Trong khu vực hồ nước mở thêm phía Nam, bố trí điểm vọng cảnh trên cao, tạo điểm nhấn và tăng sự phong phú trong thưởng ngoạn cảnh quan. - Trên các tuyến đường dạo bằng gỗ, bố trí các điểm dừng chân vươn ra mặt nước, tạo nên những điểm nhìn phong phú cho người sử dụng.
Trong khu vực này bố trí 3 điểm dịch vụ văn hóa, ẩm thực ở vị trí dễ quan sát và dễ tiếp cận. Các công trình này có quy mô phù hợp, hình thức kiến trúc thân thiện, lẩn khuất trong không gian cây xanh của công viên, chứ không lấn át, tạo ấn tượng nhân tạo quá mạnh.
Phối cảnh góc công trình dịch vụ trên mặt hồ
Hình: Điểm vọng cảnh trên cao
Phối cảnh chi tiết chòi ngắm cảnh bằng gỗ
Hình: Điểm dịch vụ và hướng tiếp cận
Hình: Các công trình dịch vụ, điểm dừng chân Hình: Điểm dừng chân ngắm cảnh trên ngắm cảnh và hướng nhìn tuyến đường dạo gỗ
Hình: Mặt cắt 1-1, qua điểm vọng cảnh trên cao - trên khu vực hồ mở rộng
Phối cảnh góc công trình dịch vụ phía Nam Hình: Mặt cắt 2- 2 qua vị trí chòi gỗ ngắm cảnh trên hồ ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
31
Thiết kế hệ thống cây xanh trong Khu vực cảnh quan ven hồ phía Nam: - Tạo thêm các hồ nhỏ xung quanh hồ chính và tạo ra những mảng cây ăn lan vào mặt nước, tạo cảm giác liên thông các ô hồ nước với nhau. - Hồ lớn có tác dụng điều hoà và cũng là nơi tập trung các công trình điểm nhấn như thuỷ đình, nhà thuyền, chòi nghỉ. Cùng với các công trình điểm nhấn này, cây xanh cũng được bố trí tạo điểm nhấn.
Hình: Mặt bằng bố trí cỏ và cây thảm thấp trong Khu sinh thái phía Nam
Mặt bằng bố trí cây mảng cao trong Khu sinh thái phía Nam
2.3. Quy hoạch sử dụng đất Bảng: Tổng hợp quy hoạch sử dụng đất Loại đất
TT
Tổng
Khu công viên phía Bắc Diện tích Tỷ lệ đất (ha) (%)
Khu công viên phía Nam Diện tích Tỷ lệ đất (ha) (%)
Tổng Diện tích đất (ha)
63.0
100.0
22.1
100.0
87.1
100.0
10.0
15.9
1.7
7.6
11.7
13.4
3.3
3.8
10.6
12.1
1
Đất sân, quảng trường và không gian vui chơi giải trí công cộng
2
Đất cây xanh mảng thấp
3.3
5.3
3
Đất trồng cây bóng mát
6.6
10.4
4
Sân cát
0.4
0.6
0.4
0.4
5
Đất giàn cây có thể bố trí kios hội chợ theo chủ đề và thời điểm
0.5
0.7
0.5
0.5
6
Đất khu vực dừng chân được bố trí ghế ngồi và cây bóng mát
0.1
0.2
0.1
0.1
7
Đất công trình dịch vụ
1.1
1.8
1.7
2.0
8
Đất ở và dịch vụ hiện trạng chỉnh trang và điều chỉnh đất đai
3.4
5.5
3.4
4.0
9
Đất ở tái định cư
2.5
4.0
2.5
2.9
10
Đất ở và dịch vụ phát triển mới (tạo vốn phát triển hạ tầng)
3.6
5.7
3.6
4.1
11
Đất ở và dịch vụ đô thị
0.8
1.3
0.8
1.0
12
Đất dịch vụ thương mại
0.2
0.3
0.2
0.2
13
Đất di tích, tôn giáo
1.1
1.8
1.1
1.3
14
Đất dự án
15
Mặt nước
17.9
16
Đất giao thông và bãi đỗ xe
11.4
17
Đất giao thông chính
4.0
0.6
18.2
2.6
0.4
1.8
0.4
0.5
28.5
12.4
56.0
30.3
34.8
18.2
3.0
13.7
14.5
16.6
2.0
2.3
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
Tỷ lệ (%)
32
2.4. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật 2.4.1. Quy hoạch giao thông Tổ chức mạng lưới đường Giao thông khu vực: - Phía Bắc: Giáp đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thị Minh Khai. Mặt cắt đường 27m. - Phía Nam: Giáp đường 16 tháng 4, mặt cắt ngang đường 37m. - Phía Tây: Giáp đường Nguyễn Tri Phương, mặt cắt đường 31m. - Phía Nam: Giáp đường Phan Bội Châu, mặt cắt đường 31m. Giao thông nội bộ: - Xây mới tuyến đường khu vực theo hướng Đông Tây, kết nối đường Nguyễn Tri Phương và đường Phan Bội Châu. Mặt cắt ngang đường 27m. (Mặt cắt 3-3) - Khu vực dân cư: Xây mới các tuyến đường phân khu vực, đường nội bộ. Mặt cắt đường từ 7-17m. - Khu vực công viên: Tổ chức các tuyến đường dạo đi lại thuận tiện có mặt cắt từ 3-6m, gồm 2 loại chính: + Đường giao thông chính : Là đường nhựa hoặc bê tông, mặt cắt từ 5-6m, đường dành cho xe điện, xe đạp, xe cứu thương, cứu hỏa. + Đường đi dạo, đi bộ : Là đường nhựa hoặc đường lát gạch trang trí, có mặt cắt từ 3-4m. Ven đường có ghế ngồi ngắm cảnh, nghỉ chân.
Hình: Sơ đồ quy hoạch giao thông ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
33
Các công trình giao thông:
2.4.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật - Bãi đỗ xe: Các bãi đỗ xe trong khu vực công viên được tổ chức đảm bảo nhu cầu sử dụng của khách đến công viên cũng như các khu chức năng đô thị ở lân cận. Dự kiến xây dựng 17 bãi đỗ xe với tổng diện tích khoảng 2ha. - Tại khu vực thể thao mạo hiểm phía Đông Bắc công viên xây dựng 01 nút giao thông khác cốt dạng cổng vòm, tạo được những không gian ngắm cảnh thuận lợi, cũng như tạo được mỹ quan công trình trong khu vực. - Trong khu công viên bố trí một số không gian quảng trường, sân lát tạo thành khu vui chơi cộng đồng cũng như nghỉ chân. - Cầu cống: Cầu, cống trong khu vực nghiên cứu được xây dựng phù hợp với tải trọng, cấp đường, tuỳ thuộc từng tuyến đường.
Hình: Sơ đồ quy hoạch bãi đỗ xe
a) San nền: Cao độ nền khống chế là H ≥ +3,5m. - Các công trình xây mới xen kẽ trong khu hiện trạng, cần đảm bảo cao độ nền xây dựng Hnền ≥3,5m, cao độ sàn công trình H≥4m. - Các khu vực có cao độ nền hiện trạng <3,5m, khuyến cáo nâng cao độ nền xây dựng lên 3,5m. Đối với tất cả các công trình xây dựng trong khu vực này, khuyến cáo nâng cao độ sàn công trình lên 4m. - Khu vực dự kiến xây dựng mới cần đảm bảo cao độ xây dựng Hnền ≥3,5m, cao độ sàn công trình H≥4m. - Những tuyến đường có độ dốc dọc i<0,4% thiết kế rãnh răng cưa để thuận lợi cho cho việc thoát nước mặt đường, độ dốc rãnh răng cưa irãnh=0,4%. - Độ dốc nền nhỏ nhất khu vực đắp Imin 0,004 với hướng dốc về vị trí được bố trí cống thoát nước mặt.
b) Thoát nước mưa: Hướng thoát: thoát vào hệ thống trục tiêu, kênh Chà Là, và hai hồ trung tâm. - Sử dụng hệ thống thoát nước mưa hỗn hợp. - Xây dựng các tuyến cống thoát nước mưa dọc các trục đường xây dựng mới. - Dọc theo các tuyến cống thoát nước mưa, bố trí các giếng thu tại vị trí thay đổi tiết diện cống, chuyển hướng cống và tại điểm xả các công trình để nạo vét bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa cống. - Kết cấu sử dụng: mương nắp đan. - Hệ thống thoát nước thiết kế đảm bảo tiêu úng tốt.
c) Giải pháp kỹ thuật khác: - Cải tạo và kiên cố hóa kênh tiêu Chà Là theo dự án của thành phố. - Kè hồ điều hòa đảm bảo cảnh quan khu công viên. - Xây dựng taluy bảo vệ đường và khu đất với những khu chênh cao >1m.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
34
2.4.3. Quy hoạch Cấp nước a) Nguồn nước : - Nước cấp cho khu ở, dịch vụ hiện trạng cải tạo và công trình công cộng, dịch vụ công viên được lấy từ hệ thống cấp nước sạch của thành phố Phan Rang - Tháp Chàm thông qua nhà máy nước Phan Rang - Tháp Chàm - Nước tưới cây, rửa đường được lấy nước từ hệ thống hồ trong khu vực nhờ các hố thu nước được bố trí tiện cho xe lấy nước. - Dự kiến trong khu vực nghiên cứu bố trí 6 hố thu nước. Bán kính phục vụ của các hố lấy nước là 500m. - Tổ chức mạng lưới đường ống: + Đường ống phân phối được thiết kế dạng ống nhánh + Đường ống cấp nước có kích thước từ 40mm đến 100mm. + Sử dụng vật liệu ống HDPE. + Đường ống được thiết kế đến chân công trình b) Giải cháy :
quyết
chữa
- Chữa cháy áp lực thấp. Khi có cháy, xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu hoả, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 10m. - Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống 100mm trở lên. - Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là 150m. - Họng cứu hỏa được bố trí ở gần ngã ba, ngã tư đường phố. - Có thể tận dụng các hồ trong khu vực để phục vụ cho chữa cháy khi cần.
Hình: Sơ đồ quy hoạch cấp nước
Hình: Sơ đồ quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
35
2.4.4. Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị
2.4.5. Quy hoạch hệ thoát nước thải và vệ sinh môi trường a) Thoát nước thải
a) Phụ tải điện:
Xây dựng hệ thống thoát nước thải hỗn hợp. Nước thải được thu gom về khu xử lý tập trung tại Phường Tấn Tài. Nước thải sau xử lý đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, được cơ quan quản lý môi trường cho phép mới được xả vào hệ thống thoát nước chung.
Tổng công suất Khu vực thiết kế là khoảng: 2.506KW, tương đương 2.948KVA. b) Nguồn điện - Nguồn cấp điện chính được lấy từ đường dây điện nổi 22KV đi trên vỉa hè đường Nguyễn Văn Cừ và Nguyễn Thị Minh Khai.
b) Quy hoạch thu gom và xử lý chất thải rắn
c) Lưới điện trung thế
Phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn thành ba loại như sau: CTR vô cơ, CTR hữu cơ, chất thải khác (không có khả năng tái chế). CTR thu gom sẽ được đưa về xử lý tại khu xử lý CTR Nam Thành.
Xây dựng tuyến cáp ngầm 22KV cấp điện cho trạm biến áp trong khu vực, tổng chiều dài khoảng 1,8Km. d) Lưới điện hạ thế Lưới hạ thế có cấp điện áp 380/220V, đi ngầm khi cấp cho các công trình cao tầng, các khối nhà lớn. e) Lưới điện chiếu sáng - Lưới điện chiếu sáng trong khu vực sử dụng cáp ngầm có tiết diện từ 6 – 10mm2. - Hệ thống đèn chiếu sáng được phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm được đóng cắt điện bởi hệ thống điều khiển tự động hoặc chế độ điều kiển theo thời gian đặt sẵn nhằm tiết kiệm điện năng.
Hình: Sơ đồ thoát nước thải, VSMT Hình: Sơ đồ quy hoạch cấp điện
f) Trạm biến thế phân phối : Xây dựng mới 07 trạm biến áp với tổng công suất là 3.380KVA. Các trạm biến áp trong khu vực sử dụng cấp điện áp 22/0,4KV.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
36
2.4.6. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc a) Hệ thống điện thoại cố định. - Hệ thống điện thoại cố định cấp cho khu vực bằng mạng lưới cáp thông tin và các trạm phân phối trục MDF và trạm phân phối khu vực IDF. Mỗi tủ có công suất từ 50 – 500 thuê bao. - Xây dựng mạch cáp quang ngầm làm trục chính cung cấp tín hiệu. Hệ thống cáp đồng phân phối ngầm, gồm các đường cáp ngầm UTP và các tủ phân phối khu vực. Các tuyến cáp ngầm này được đặt trên vỉa hè các tuyến đường, cấp tín hiệu cho các trạm phân phối tín hiệu. b) Hệ thống internet và truyền hình cáp. - Hệ thống truyền hình cáp CATV và internet cấp cho khu vực quy hoạch bằng các trạm chia tín hiệu HUB và tủ chia khu vực. Mỗi tủ có công suất 200 – 500 thuê bao. - Xây dựng hệ thống cáp đồng trục phân phối ngầm. Hệ thống này gồm các đường cáp ngầm đồng trục và các tủ chia tín hiệu khu vực chờ sẵn lắp đặt cho từng công trình.
2.5. Kinh tế xây dựng 2.5.1. Kinh phí xây dựng các công trình kiến trúc Bảng :Khái toán kinh phí xây dựng các công trình kiến trúc Loại công trình
TT I
Công trình công cộng và cây xanh
1.1
Cây xanh công cộng
Đơn vị tính
Suất đầu tư (1.000 đ)
Khối lượng
Thành tiền (tỷ đồng) 162,68 44,47
- Cây gỗ
2,83
- Cây thảm
41,64
1.2
Quảng trường, sân chơi
1.3
Công trình dịch vụ công cộng
m2 sàn
500 105.633 4.650 13.064
1.4
Công trình thương mại
m2 sàn
3.600
1.5
Thiết bị vui chơi giải trí
50,00
II
Chi phí dự phòng - 30%
48,80
m2
1.291
Tổng
52,82 60,75 4,65
211,49
2.5.2. Tổng nhu cầu vốn đầu tư TT
Loại công trình
Nhu cầu vốn (tỷ đồng)
I
Công trình công cộng và cây xanh
211,49
II
Hạ tầng kỹ thuật
310,51
2.1 CBKT
51,72
2.2 Giao thông
83,92
2.3 Cấp điện
111,47
2.4 Cấp nước
3,50
2.5 Thoát nước VS đô thị
4,30
2.6 Thông tin liên lạc
3,85
III
Dự phòng 20%
51,75
Chi phí khác - 30%
156,60
Tổng
678,60
2.5.3. Suất đầu tư + Suất đầu tư trung bình: 7,8 tỷ đồng/ha đất xây dựng + Trong đó suất đầu tư hạ tầng kỹ thuật: 3,6 tỷ đồng/ha đất xây dựng.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
37
2.6. Đánh giá tác động môi trường 2.6.1. Hiện trạng môi trường a) Hiện trạng môi trường nước - Nước ngầm: Nước ngầm trong khu vực nghiên cứu tương đối hạn chế. Bề dày tầng chứa nước mỏng, chất lượng nước biến đổi phức tạp. - Nước mặt: Khu vực nghiên cứu với nguồn nước mặt từ hồ trung tâm, kênh Chà Là và hệ thống mương khá dày,chất lượng nước nhìn chung chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm - Nước thải sinh hoạt chưa được thu gom xử lý ảnh hưởng đến môi trường khu vực. b) Hiện trạng môi trường không khí và tiếng ồn Lượng phương tiện giao thông hoạt động trên tuyến đường đường 16 Tháng 4, đường Nguyễn Văn Cừ ngày càng tăng đã làm cho môi trường không khí và tiếng ồn trong khu vực nghiên cứu ngày càng bị ảnh hưởng đặc biệt ảnh hưởng tới các đối tượng dọc theo các tuyến đường này. Các loại khí thải bao gồm NO2, CO, VOC và các phần tử lơ lửng. c) Hiện trạng môi trường đất Hiện không có quan trắc chất lượng đất nào được thiết lập trên toàn tỉnh Ninh Thuận vì vậy không có dữ liệu về chất lượng đất trong khu vực nghiên cứu. Tuy nhiên khu vực nghiên cứu với phần lớn diện tích lúa, rau màu và cây ăn quả nên việc sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật không có kiểm soát về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến môi trường đất d) Hiện trạng quản lý chất thải rắn Chất thải rắn trong khu vực nghiên cứu đã được thu gom và vận chuyển về khu xử lý rác Nam Thành ở thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc. e) Đa dạng sinh học Hệ sinh thái ở khu vực dự án thuộc loại đơn giản. Hệ sinh thái chủ yếu là hệ sinh thái nông nghiệp với lúa, rau màu và cây ăn quả. 2.6.2. Đánh giá tác động môi trường a) Tác động đến môi trường không khí, tiếng ồn - Các hoạt động thi công xây dựng, cải tạo một số công trình sẽ làm cho chất lượng môi trường không khí của khu vực bị ảnh hưởng. - Hoạt động của các phương tiện giao thông trên các tuyến đường trục chính của khu vực nghiên cứu đặc biệt như tuyến đường 16 Tháng 4, đường Nguyễn Văn Cừ ảnh hưởng đến môi trường không khí cũng như tiếng ồn, với lượng khí thải với các loại như SO2, NOx, CO, VOC...
b) Tác động đến môi trường đất - Ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường đất là thay đổi mục đích sử dụng đất, các khu vực đất hiện trạng có giá trị sử dụng thấp qua đồ án sẽ được chuyển đổi thành những khu đất có giá trị sử dụng cao hơn như thương mại dịch vụ. - Việc cải tạo hạ tầng kỹ thuật của khu vực sẽ tác động đến môi trường đất trong khu vực bởi các hoạt động đào đắp, xói mòn... c) Tác động đến môi trường nước Với lượng nước thải phát sinh từ khu vực đất ở, công trình dịch vụ theo tính toán của khu vực nghiên cứu là 190m3/ngđ thì tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải như sau: Bảng: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ khu vực dân cư (kg/ngày) TT
Tổng lượng nước Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) thải sinh hoạt SS BOD5 COD
Tổng N
Tổng P
190m3/ngđ
19
5,7
283
132
226
d) Tác động đến môi trường đa dạng sinh học Qua đồ án toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp hiện trạng được chuyển đổi thành hệ sinh thái công viên đô thị. 2.6.3. Giải pháp bảo vệ môi trường a) Giải pháp bảo vệ môi trường đất - Về xử lý nước thải: Thu gom đưa nước thải về khu xử lý theo quy hoạch, sau khi đã xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại đúng quy cách tại các khu chức năng. - Về xử lý chất thải rắn: Thu gom và vận chuyển về khu xử lý rác Nam Thành ở thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc. b) Giải pháp bảo vệ môi trường không khí, tiếng ồn - Phương tiện giao thông công cộng hoạt động trong khu vực ưu tiên sử dụng xe điện hoặc xe sử dụng nhiên liệu là khí hoá lỏng (CNG) hoặc khí thiên nhiên (NG) thay nhiên liệu là xăng hay dầu diesel. - Khu vực nghiên cứu với việc quy hoạch phần lớn diện tích cây xanh, mặt nước góp phần đáng kể vào việc cải thiện chất lượng không khí và tiếng ồn - Các tuyến giao thông chính như tuyến, trục đường chính trong khu vực nên bố trí dải cây xanh để hạn chế bụi và tiếng ồn c) Giải pháp bảo vệ môi trường nước - Thực hiện xử lý sơ bộ nước thải phát sinh tại các khu công trình dịch vụ.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
38
- Sau khi xử lý sơ bộ, nước thải đưa ra hệ thống cống thu gom và đưa đến khu xử lý theo quy hoạch. d) Giải pháp bảo vệ môi trường do chất thải rắn gây ra - Chất thải rắn sinh hoạt phân thành 3 loại ngay tại nguồn phát sinh: chất thải rắn hữu cơ, chất thải rắn vô cơ và chất thải rắn có thể tái chế - Chất thải rắn được thu gom, vận chuyển về khu xử lý rác tập trung tại xã Nam Thành ở thôn Kiền Kiền, xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc. e) Giải pháp bảo vệ tài nguyên hệ sinh thái - Toàn bộ hệ sinh thái nông nghiệp đã chuyển đổi thành hệ sinh thái công viên đô thị, tuy nhiên với diện tích cây xanh, mặt nước lớn đây là một hệ sinh thái mới hoàn toàn có lợi cho khu vực 2.6.4. Giải pháp quản lý môi trường - Cần tăng cường và bồi dưỡng chuyên môn đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường. Giáo dục môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng. - Bổ sung nguồn kinh phí cho các hoạt dộng quản lý môi trường trên nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, đồng thời tiến hành xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường trên cả hai khía cạnh quyền lợi và trách nhiệm. - Hình thành mạng lưới giám sát môi trường nhằm cung cấp thông tin môi trường kịp thời và chính xác tới các cơ quan có thẩm quyền chuyên trách
Hình: Sơ đồ đánh giá tác động môi trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
39
III.
KẾT LUẬN
Đồ án Quy hoạch chi tiết Khu công viên trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm đã nghiên cứu, và đề xuất các giải pháp quy hoạch đảm bảo phát triển một khu công viên trung tâm của thành phố trở thành một không gian nghỉ ngơi, thư giãn tốt cho người dân thành phố, hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Việc đầu tư xây dựng và phát triển Khu công viên trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển thành phố xanh - sạch - đẹp, cũng như các mục tiêu phát triển du lịch của thành phố cũng như của toàn tỉnh.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Quy hoạch chi tiết 1/500 Khu công viên trung tâm đường 16 tháng 4, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm
40