GTKTQG 2016 - G1.6 - QH chi tiết 1 - 500 trường ĐH Công đoàn - cơ sở 2

Page 1

HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

MỤC LỤC • MỤC LỤC

1

• CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

2

• LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐH CÔNG ĐOÀN -

• BẢN ĐỒ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

10

• PHỐI CẢNH TỔNG THỂ

12

3

• KHU HỌC TẬP & NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN

13

• MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH

4

• KHU Ở - SINH HOẠT, KHU VĂN HÓA - TDTT

14

• ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

6

• QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT

15

• PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG

7

• QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN

19

• CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HÌNH THÀNH

8

• QUY HOẠCH CẤP NƯỚC

21

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG

CÁC CƠ CẤU QUY HOẠCH • BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

• QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ 9

VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

22

1


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ • Luật quy hoạch đô thị: Số 30/2009/QH12 ngày 17/06/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản. • Luật giáo dục: Số 38/2005/QH11 ngày 14/06/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25/11/2009. • Luật xây dựng: Số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 (nay là luật số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014) • Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng. • Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập,thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch xây dựng đô thị. • Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục. • Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ ban hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. • Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng. • Thông tư số 07/TT-BXD ngày 07/04/2008 của Bộ xây dựng hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt vá quản lý quy hoạch xây dựng, trình thẩm định và phê duyệt theo quy định. • Thông tư số 10/2010/TT-BXD ngày 11/8/2010 của Bộ Xây Dựng về việc quy định hồ sơ của từng loại Quy hoạch đô thị. • Thông tư số 01/2013/TT-BXD ngày 08/2/2013 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn xác định quản lý chi phí Quy hoạch Xây dựng và Quy hoạch đô thị. • Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng hướng quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ ban hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. • Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học. • Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/9/2011 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Điều lệ trường đại học. • Quyết định số 558/QĐ-TLĐ ngày 07/05/2009.của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc Phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển Trường Đại học Công đoàn đến năm 2020. • Công văn số 2711/BGDĐT-KHTC ngày 01/04/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng cơ sở II của Trường Đại học Công đoàn. • Công văn số 1291/TLĐ ngày 27/7/2007 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam về việc xin cấp đất để đầu tư xây dựng cơ sở II mở rộng Trường Đại học Công đoàn. • Văn bản số 249-TB/TU ngày 27/8/2007 của Tỉnh ủy Hưng Yên “ Thông báo ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tiếp nhận dự án đầu tư xây dựng cơ sở II trường Đại học Công đoàn”. • Văn bản số 138/TB-UBND ngày 07/07/2009 của UBND tỉnh Hưng Yên về địa điểm xây dựng Cơ sở II Trường đại học Công đoàn. • Văn bản số 60/ BC-SXD ngày 07/08/2014 của Sở Xây Dựng tỉnh Hưng Yên về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trường đại học Công đoàn cơ sở II tại huyện Yên Mỹ. • Văn bản số 1438/ UBND-KT1 ngày 19/08/2014 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên về việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Trường đại học Công đoàn cơ sở II tại huyện Yên Mỹ. • Văn bản số 10/UBND-VP ngày 15/1/2008 của UBND huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên về việc tiếp nhận dự án xây dựng cơ sở II- trường Đại học Công đoàn. • Thông báo số 60/TB-VPCP ngày 30/3/2007 của Văn phòng Chính phủ “ Thông báo ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”. • Thông báo số 171/TB-TLĐ ngày 26/02/2007 của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam “ Thông báo Kết luận của Thường trực Đoàn Chủ tịch v/v mở rộng cơ sở 2 của Trường Đại học Công đoàn”. • Đề án “Quy hoạch phát triển Trường Đại học Công đoàn đến năm 2020”.

2


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

CONCEPT DESIGN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN Ngày 15 tháng 5 năm 1946, lớp đào tạo cán bộ Công vận đầu tiên được khai giảng tại đình Khuyến Lương, xã Trần Phú, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Sự kiện này đã mở đầu cho lịch sử 70 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Công đoàn Việt Nam.70 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và sự hướng dẫn, giúp đỡ của Bộ Giáo dục - Đào tạo, các thế hệ cán bộ, giảng viên, công nhân viên và sinh viên nhà trường đã đoàn kết, phấn đấu xây dựng trường trở thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trung tâm nghiên cứu lý luận của tổ chức Công đoàn Việt Nam, thành viên của hệ thống giáo dục - đào tạo quốc gia, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngày 19/05/1992 Trường Cao cấp Công đoàn được Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ra quyết định đổi tên thành Trường Đại học Công đoàn. Trường Đại học Công đoàn là trường đại học đa ngành, đa cấp trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và chịu sự quản lý về chuyên môn của Bộ Giáo dục - Đào tạo. Từ năm 1992 đến nay, trường Đại học Công Đoàn Việt Nam vừa thực hiện chức năng đào tạo cán bộ cho tổ chức Công đoàn (chỉ tiêu do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao), vừa góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội (theo chỉ tiêu Nhà nước giao), từng bước khẳng định vị trí và uy tín của Nhà trường trong xã hội. Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, trường Đại học Công đoàn đã đạt được kết quả trên các mặt hoạt động. Trường đại Công Đoàn cũng vinh dự được Bác Hồ 5 lần về thăm.

ĐỊA DANH

LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG Hưng Yên là một tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng Việt Nam. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hưng Yên nằm cách thủ đô Hà Nội 64 km về phía đông nam, cách thành phố Hải Dương 50 km về phía tây nam. Phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía đông giáp tỉnh Hải Dương, phía tây và tây bắc giáp thủ đô Hà Nội, phía nam giáp tỉnh Thái Bình và phía tây nam giáp tỉnh Hà Nam. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội. Đây cũng là quê hương của cố Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh. Hưng Yên nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, trong vùng kinh tế trọng điểm phía bắc, là tỉnh đồng bằng xen đồi thấp, không có rừng, núi và biển. Độ cao đất đai không đồng đều mà hình thành các dải, các khu, vùng cao thấp xen kẽ nhau như làn sóng. Vì có điều kiện địa lý thuận lợi có quốc lộ số 5 chạy qua, nối Hà Nội - Hải Phòng, nằm trong khu vực trọng điểm tam giác kinh tế Bắc bộ nên Hưng Yên có nhiều ưu thế để phát triển kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Năm 2009, mặc dù khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng GDP của Hưng Yên tăng 7,01%. Địa điểm dự kiến xây dựng trường đại học Công Đoàn - Cơ sở 2 nằm tiệm cận khu Phố Nối (Thị trấn Bần Yên Nhân) huyện Mỹ Hào là một khu vực kinh tế phát triển, là trung tâm thương mại tài chính ngân hàng, công nghiệp tỉnh Hưng Yên. Tại đây các trung tâm thương mại, mua sắm, khu giải trí đang được xây dựng nhiều đang dần biến nơi đây thành trung tâm giải trí chính của vùng. Đây cũng là nơi trung tâm một số cơ sở giáo dục lớn như trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên (cơ sở II), trường Đại Học Chu Văn An (cơ sở II), trường Cao Đẳng Công Nghiệp Hưng Yên, trường Cao Đẳng Bách Khoa Hưng Yên (dân lập).

MỐI LIÊN HỆ VÙNG

VỊ TRÍ XÂY DỰNG

3


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

MỤC TIÊU & QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH MỤC TIÊU Mục tiêu chung: Quy hoạch chi tiết xây dựng Cơ sở II Trường đại học Công đoàn nhằm thiết lập được tổ hợp không gian quy hoạch-kiến trúc chức năng Giáo dục và Đào tạo hợp lý, hài hoà, đáp ứng tích cực yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, tương xứng với vị thế cơ sở chính của một Trường đầu ngành Công đoàn Việt Nam. Mục tiêu cụ thể: Xác định phạm vi ranh giới, diện tích khu vực thiết kế quy hoạch chi tiết Xác định danh mục các công trình cần đầu tư xây dựng Xác định các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chủ yếu về sử dụng đất, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật; các yếu tố về không gian, kiến trúc, thiết kế đô thị và những yêu cầu khác đối với từng khu vực thiết kế Làm cơ sở cho việc lập các dự án đầu tư QUAN ĐIỂM LẬP QUY HOẠCH Bảo đảm tính chỉnh thể, thống nhất và khả năng phát triển không gian theo thời gian của cơ cấu quy hoạch Bảo đảm sự hợp lý của việc tổ chức chức năng-quy hoạch và giao thông , một mặt phù hợp, đáp ứng được yêu cầu công nghệ của mối quan hệ hoạt động giữa các cơ cấu chức năng- quy hoạch tạo lập, mặt khác đảm bảo khả năng phát triển của mỗi cơ cấu chức năng-quy hoạch tạo lập trong chỉnh thể chung thống nhất. Không gian quy hoạch-kiến trúc của Cơ sở chính của Trường đại học Công đoàn phải đạt được các giá trị cao về nghệ thuật bố cục và tổ chức không gian, phải là sản phẩm từ sự chắt lọc những thành tựu quy hoạch- kiến trúc trường đại học hiện đại kết hợp với tinh hoa của kiến trúc truyền thống. Giải pháp quy hoạch xây dựng cần đảm bảo khả năng phát triển đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện thuận lợi , tiện nghi cho sự vận hành khai thác tổ hợp không gian trong quá trình xây dựng, phát triển. Giải pháp quy hoạch-kiến trúc cần tận dụng địa hình, cảnh quan sẵn có, đồng thời góp phần tích cực vào việc bảo tồn, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường khu vực xây dựng. Cuối cùng, cần bảo đảm hiệu quả kinh tế đầu tư cao và hiệu qủa tổng hợp của giải pháp quy hoạch-kiến trúc đề xuất.

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ TIÊU CHÍ ĐỂ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC XANH Để phát triển kiến trúc xanh ở Việt Nam. Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã đề xuất có 5 tiêu chí Kiến trúc xanh Việt Nam, bao gồm : 1. Địa điểm bền vững 2. Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả 3. Chất lượng môi trường trong nhà 4. Kiến trúc tiên tiến, bản sắc 5. Tính xã hội - Nhân văn bền vững. Trong đó có lưu ý các giải pháp quy hoạch đô thị, thiết kế công trình phải tính đến các yếu tố sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và tận dụng nguồn năng lượng tái tạo. Quy hoạch chủ động bảo toàn hệ thống cấu trúc xanh đô thị, hệ thống sinh thái tự nhiên có giá trị (đặc điểm địa hình, lưu vực hệ thống mặt nước, thảm xanh tự nhiên đồi núi, hệ sinh thái nông nghiệp, các hành lang lưu thông tự nhiên..). Có nghĩa là cần có Quy hoạch hệ thống sinh thái tự nhiên trước khi phân bố đất để Quy hoạch các khu chức năng đô thị.. Sự tiếp cận với không gian cảnh quan sinh thái tự nhiên và sinh thái nông nghiệp cũng đồng thời làm tăng giá trị và chất lượng đô thị. Phát triển đô thị Nén - Mật độ cao hợp lý để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả quỹ đất, dành ra nhiều không gian cho Môi trường sinh thái nông nghiệp và sinh thái tự nhiên, hạn chế tác động đến cộng đồng dân cư hiện trạng. Mô hình phát triển đô thị nén trong một cấu trúc hợp lý đã được chứng minh là mô hình tiêu thụ ít nguồn lực sinh học và năng lượng hơn so với mô hình dàn trải và là mô hình phát triển bền vững hơn. Sử dụng hỗn hợp đa chức năng một cách hợp lý ở mọi cấp độ có thể được từ một công trình, một nhóm công trình, một khu phố đến một khu đô thị. Phát triển đô thị có chất lượng môi trường sống tốt, cấu trúc chặt chẽ, đa dạng, cần bao gồm các công trình có niên đại khác nhau (giá trị lịch sử của đô thị). Quy hoạch đô thị, đặc biệt là bố cục công trình cần tận dụng lợi thế và hạn chế các bất lợi của khí hậu (thông gió, chiếu nắng.. thiết kế và xây dựng công trình theo các tiêu chí : xanh hóa công trình) để giảm thiểu nhu cầu sử dụng năng lượng là vấn đề lớn của thế kỷ 21. Quy hoạch xây dựng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị bền vững về mặt môi trường, phát triển hệ thống giao thông công cộng sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường, đi xe đạp và đi bộ, hạn chế các phương tiện cá nhân như ô tô, xe máy

4


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VỊ TRÍ GIỚI HẠN KHU ĐẤT THIẾT KẾ Khu vực nghiên cứu quy hoạch có diện tích 25,04ha, thuộc địa phận xã Giai Phạm và một phần thuộc địa phận xã Đồng Than. Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết được xác định như sau: Phía Tây Bắc giáp đất canh tác xã Đồng Than; Phía Đông Nam giáp đất canh tác xã Giai Phạm và xã Đồng Than; Phía Đông Bắc giáp hành lang tỉnh lộ 200 ; Phía Tây Nam giáp đất canh tác xã Đồng Than. Khu đất hành lang bảo vệ tỉnh lộ 200 rộng 1,67 ha đã được UBND tỉnh giao cho quản lý sử dụng để xây dựng khu công viên cây xanh cảnh quan. Diện tích hàng rào đã xây dựng trong khu vực quy hoạch được giữ nguyên để tiếp tục sử dụng là 2000 m2. KHÍ HẬU Khu vực Quy hoạch nằm trong vùng Ic- Vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 18 - 27°C; lượng mưa hàng năm từ 1.600 - 1.700mm, cao nhất năm 2466mm, thấp nhất năm 1065mm. Số giờ nắng trung bình năm 2160 giờ.Số giờ nắng tháng cao nhất 200 giờ - Hướng gió chủ đạo chính trong năm: Mùa hè gió Đông Nam. Mùa đông gió Đông Bắc. Vận tốc gió trung bình 29m/s. Vận tốc gió lớn nhất 40m/s (xảy ra khi có bão). Độ ẩm tương đối trung bình năm 86%. Hàng năm chịu ảnh hưởng của khoảng 10 cơn bão , gió mạnh cấp 8 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Khu đất quy hoạch xây dựng hiện là đất trồng lúa, nói chung thuận lợi cho khai thác xây dựng. Hiện trạng sử dụng đất như sau

ĐỊA CHẤT, THỦY VĂN Địa chất công trình: Địa tầng khu vực chủ yếu là đất thịt nhẹ, sét và sét pha cát có cường độ chịu lực từ 1,0 - 1,5 kg/cm2. Địa chất thủy văn: Mực nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 1 - 1,5m Địa chấn: Theo tài liệu của Viện Khoa Học Việt Nam, khu vực nghiên cứu quy hoạch thuộc vùng động đất cấp III. ĐỊA HÌNH TỰ NHIÊN Huyện Yên Mỹ có độ cao trung bình từ 3 - 4m, thoải dần từ tây bắc xuống đông nam, theo hướng chung của tỉnh Hưng Yên.Khu vực quy hoạch xây dựng hiện là ruộng lúa, địa hình tương đối bằng phẳng, Cao độ tự nhiên trung bình là +2,69m, lớn nhất là +4,95m và nhỏ nhất là +1,35m. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Hưng yên có diện tích tự nhiên 932,09 km2, dân số trên 1,1 triệu người, tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam và Thái Bình. Huyện Yên Mỹ nằm ở trung điểm phía bắc tỉnh Hưng Yên, có ranh giới với 5 trong số 10 huyện, thị của tỉnh. Vị trí địa lý của Yên Mỹ tạo cơ hội thuận lợi để liên doanh, liên kết với các tỉnh và huyện bạn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư. Huyện Yên Mỹ có diện tích 91km2 với 17 đơn vị hành chính, có các huyết mạch giao thông chính là quốc lộ 5A, 39A, là địa bàn hấp dẫn đã và đang thu hút nhiều dự án vào đầu tư phát triển, tạo lên sức sống và diện mạo mới của một vùng năng động trong phát triển kinh tế và hội nhập. Khu vực nghiên cứu quy hoạch nằm về phía Tây Bắc huyện Yên Mỹ ( cũng là phía Bắc tỉnh), giáp tỉnh lộ 200.

Diện tích hàng rào đã xây dựng trong khu vực quy hoạch được giữ nguyên để tiếp tục sử dụng là 2000 m2. Ngoài ra hiện trạng xây dựng, hạ tầng kỹ thuật trong khu quy hoạch gần như chưa có gì ngoài một số đường nội đồng.

5


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

ĐIỂM NHÌN - TẦM NHÌN

HƯỚNG GIÓ CHÍNH

HƯỚNG NẮNG

HƯỚNG TIẾP CẬN

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

6


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

PHÂN TÍCH Ý TƯỞNG

XUẤT PHÁT Ý TƯỞNG Kết hợp điểm chung giữa Logo Tổng liên đoàn và Logo ĐH Công đoàn: Hình ảnh chiếc bánh xe quay tượng trưng cho giai cấp công nhân, đặt trên nền hình quyển sách tượng trưng cho tri thức cách mạng - trí thức thời đại, với hình dải cuốn làm đế tạo nên bố cục chặt chẽ kết hợp màu sắc chuyển tải các thông điệp về tri thức - giai cấp - ngành nghề... Được chắt lọc từ truyền thống, đặc trưng các ngành nghề đào tạo, chiến lược phát triển của trường trong tương lai, nhằm tạo nên nét riêng trong quy hoạch phát triển Đại học Công đoàn. Chú trọng yếu tố lịch sử và các thành tựu mà nhà trường đạt được. Xây dựng mục tiêu cụ thể mà phương án đạt được: Xanh - Sạch - Thân thiện Chú trọng các giải pháp tiết kiệm năng lượng nhằm hướng đến mô hình kiến trúc xanh - hiện đại.

7


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

CONCEPT DESIGN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI VIỆC HÌNH THÀNH PHƯƠNG ÁN CƠ CẤU QUY HOẠCH MÔ HÌNH CÔNG VIÊN XANH

Với mục tiêu giảm mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh công viên nhằm tạo nên các không gian giao tiếp “xanh” theo hướng mở và cũng là để tạo quỹ đất dự trữ phát triển lâu dài.

KHÔNG GIAN GIAO TIẾP

Tạo nên các không gian giao lưu ngoài trời cho học viên, hướng đến cách tiếp cận giáo dục hiện đại có tính chủ động cao.

BỂ CẠN VÀ ĐÀI PHUN NƯỚC

Được bố trí trước khối nhà chính nhằm tạo hiệu quả mạnh về kiến trúc, làm tăng yếu tố vi khí hậu nhưng vẫn giảm thiểu chi phí bảo trì.

XANH

Là giảm tối đa mật độ xây dựng, tăng diện tích cây xanh và bố cục hài hòa nhiều mảng xanh vào công trình. Cùng với đó là giải quyết tối đa các yếu tố vi khí hậu nhằm giảm thiểu các tác nhân có hại đến môi trường. Đưa các công nghệ nhằm giảm năng lượng.

SẠCH

Là bố cục gọn gàng các khu chức năng, hợp khối và phân bố các chức năng tương đương vào một khu vực nhằm tạo nên mối liên kết chặt chẽ. Đảm bảo hài hòa về kiến trúc, cảnh quan, yếu tố chính - phụ, chú trọng điểm nhấn trong không gian và bắt nhịp với ngôn ngữ kiến trúc quốc tế...

THÂN THIỆN

Là lấy con người làm trọng tâm trong việc kết nối thuận tiện tới các khối chức năng, đề cao khả năng thích dụng, chú trọng tính khai thác về kinh tế nhằm tạo ra nguồn thu, giảm thiểu các chi phí ảnh hưởng. Chú trọng tạo các không gian “mở” để kết nối con người - cảnh quan - công trình hợp lý nhất...

8


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

CÁC CHỈ TIÊU KT-KT CHỦ YẾU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT, HTKT CHỈ TIÊU VỀ QUY MÔ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Ghi chú: (*) Diện tích Học tập- Nghiên cứu các khoa bao gồm các loại diện tích: Văn phòng khoa, phòng học, giảng đường, phòng thí nghiệm, phòng hội thảo...và các diện tích phục vụ khác; (**) Qui ra diện tích sàn khoảng 91.000m2-93Z.000m2 cho năm 2015 và khoảng 149.000m2-151.000m2 cho năm 2020.

CHỈ TIÊU VỀ SỬ DỤNG ĐẤT Chỉ tiêu sử dụng đất bình quân: 250400m2 : 11.170 sv = 22,40m2/sv CHỈ TIÊU VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT Đất giao thông, quảng trường : khoảng19-20%; Chỉ tiêu cấp điện: 150w/người/năm; Chỉ tiêu cấp nước sinh hoạt: 100l/ng/ng.đ; Chỉ tiêu thoát nước bẩn: 70% nước cấp cho sinh hoạt, học tập; Chỉ tiêu rác thải sinh hoạt: 1,2 kg/người/ng.đ;

BẢNG THỐNG KÊ CƠ CẤU SỬ DỤNG ĐẤT

9


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

BẢN ĐỒ TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

CONCEPT DESIGN

QUY HOẠCH PHÂN KHU CHỨC NĂNG I. GIAO THÔNG Bố trí 1 cổng chính và 1 cổng phụ tiếp giáp tỉnh lộ 200, đồng thời bố trí 3 cổng phụ tương ứng với 3 chức năng khác nhau nhằm kết nối thuận tiện nhất với giao thông bên ngoài. Giao thông đối nội được định hướng bởi 3 loại: Giao thông vòng quanh dẫn hướng đến các khu chức năng chính dành cho xe cơ giới, xe cứu hỏa, xe máy... và làm nhiệm vụ thoát người, giao thông xuyên tâm giúp kêt nối nội vi các khu chức năng dành cho ô tô nhỏ. giao thông đi bộ được định hướng là các đường dạo xuyên tâm, vỉa hè, đường bám kênh hồ... kết nối các không gian xanh với nhau. Khu Hiệu Bộ - Giảng đường tổ chức 5 đường dạo hướng về trung tâm tượng trưng cho 5 lần trường Đại Học Công Đoàn vinh dự được Bác Hồ về thăm. II. ĐIỂM NHẤN Bố trí ngay gần cổng ra - vào chính, trước tòa nhà trung tâm với sân lát đá cách điệu từ cánh sen hồng tạo vẻ uy nghiêm, kết hợp đài phun nước có đèn tạo nên “màn phông” chấn phía sau.

10


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

SÂN TẬP TRUNG HỘI TRƯỜNG

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

CONCEPT DESIGN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2 ĐƯỜNG ĐI BỘ

QUẢNG TRƯỜNG TẬP TRUNG

GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI GIAO THÔNG ĐỐI NỘI

QUẢNG TRƯỜNG SVĐ

QUẢNG TRƯỜNG KTX

QUẢNG TRƯỜNG KHÔNG GIAN TẬP TRUNG

MÔ HÌNH CÔNG VIÊN TRƯỜNG HỌC

SƠ ĐỒ GIAO THÔNG

KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI

TỔ CHỨC KHÔNG GIAN XANH

VẬT LIỆU THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG 11


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

PHỐI CẢNH TỔNG THỂ

Tổ hợp công trình khu Học tậpNCPT lấy ý tưởng từ Logo tổng liên đoàn lao động Việt Nam và Logo trường Đại học Công Đoàn để tổ hợp các khối công trình trong khu học tập – nghiên cứu. Với các khối học được xếp như bánh xe với 8 khối học tượng trưng cho 8 ngành học chiến lược, kết nối với nhau bằng hành lang thông tin, cũng là nơi bố trí các khoa đào tạo.

12


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

KHU HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU - PHÁT TRIỂN

Khu Học tập và Nghiên cứu- Phát triển ( gồm cả khu Trung tâm) chiếm hầu hết phần đất ngoài của khuôn viên ( phía tỉnh lộ 200), kế tiếp phía trong là Khu TDTT- Phía Tây Nam và Khu ở sinh hoạt- Phía Nam- Tây Nam. Lối chính vào trường được mở từ tỉnh lộ 200, qua dải cây xanh cách ly được quy hoạch trên diện tích đất hành lang bảo vệ tỉnh lộ 200 được giao cho nhà trường quản lý quy hoạch. Từ đây khu quảng trường trung tâm cũng là đầu mối kết nối các trục giao thông xuyên tâm dẫn qua không gian khu Học tập- NCPT và trục giao thông vòng quanh tới khu Nội trú và khu TDTT. Khu quảng trường tượng đài được bố trí ngay gần cổng ra vào chính, trước tòa nhà trung tâm với sân lát đá cách điệu từ cánh sen hồng tạo vẻ uy nghiêm, kết hợp với đài phun nước có đèn tạo nên “màn phông” chấn phía sau

13


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

KHU Ở - SINH HOẠT

Không gian phía sau Khu Học tập- NCPT được xem như không gian trong của Trường được hình thành bởi quần thể công trình khu Nội trú và Khu TDTT bố cục quanh khu công viên hồ nước cảnh quan tạo nên một không gian forum mở- Nét nhấn kết thúc cho trục bố cục quy hoạch chính. Hồ nước cảnh quan kết nối với kênh thủy lợi dọc đường 200 qua dòng kênh “dải cuốn” tạo nên bố cục quy hoạch mềm mại với sự hòa quện của không gian cây xanh mặt nước với các công trình xây dựng trên toàn bộ mặt bằng quy hoạch.

KHU VĂN HÓA - TDTT Tổ hợp công trình khu Nội trú gồm các cụm ký túc xá cao tầng và nhiều tầng, nhà công vụ, nhà khách cùng các công trình phục vụ sinh hoạt

Tổ hợp công trình TDTT gồm nhà thi đấu Thể thao, Bể bơi có mái cùng hệ thống sân bãi tiêu chuẩn.

14


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

QUY HOẠCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT. A. QUY HOẠCH CHUẨN BỊ KỸ THUẬT I. SAN NỀN * Nguyên tắc thiết kế: - Cao độ khống chế trong Quy hoạch được xác định trên cơ sở cao độ tuyến đường 200 đi qua khu đất xây dựng. - Xung quanh chỉ giới san nền khu đất đã có tường chắn xây đá hộc cũng là điểm giới hạn san nền - Cao độ nền chung của ô đất được thiết kế phù hợp cao độ các tuyến đường xung quanh khu đất xây dựng và đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật; các khu vực san đắp cục bộ sẽ được nghiên cứu trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với kiến trúc cảnh quan của khu vực. * Giải pháp thiết kế: - Cao độ san nền được thiết kế theo phương pháp đường đồng mức, có độ chênh cao là 0.05m, hướng dốc được san từ trung tâm khu đất ra các phía xung quanh. Độ dốc san nền là 0.25% đảm bảo thoát nước mặt . - Cao độ khống chế khu vực san nền: + Phía Đông Bắc khu đất: Căn cứ theo cao độ mặt đường 200 hiện tại và cao độ hè của đường 200 là 3.60 - Cao độ mức nước hồ điều hoà là 3.4m; Cao độ đáy hồ chọn 1.0 m để đảm bảo chức năng điều hoà của hồ và khớp nối thuận tiện với các dự án xung quanh. Diện tích hồ điều hoà Fhồ= 15329.50m2 dung tích điều hoà tối thiểu dự kiến với chiều cao Hđh= 1,5m. Mái taluy bờ hồ thiết kế kè ốp mát xây đá hộc. Quanh hồ làm đường dạo, cao độ dường dạo phù hợp với cao độ hệ thống sân, đường nội bộ. * Khối lượng san nền: - Khối lượng san nền được tính toán theo phương pháp kẻ lưới ô vuông kích thước 20mx20m. Một số ô có kích thước nhỏ hơn để tính khối lượng cho phù hợp với địa hình. - Khu vực san nền là đồng ruộng lên khi san lấp phải vét một lớp hữu cơ trung bình 30 cm rồi mới đổ nền. - Khối lượng san đắp nền tính toán trong đồ án chỉ là ước tính, khối lượng đất đắp khu vực dự kiến san đắp cục bộ tạo cảnh quan theo quy hoạch tổng mặt bằng cụ thể sễ được xác định trong giai đoạn lập dự án sau này. - Đất đắp dùng cát đen sông Hồng và đầm chặt đảm bảo yêu cầu xây dựng công trình. - Kết quả: + Diện tích san nền : 249500.00 m2 + Khối lượng đào đất hữu cơ : 74850.00 m3. + Khối lượng đắp trả vét hữu cơ : 74850.00 m3 + Khối lượng đắp san nền : 389861.80 m

15


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

16


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

CONCEPT DESIGN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2 II.QUY HOẠCH GIAO THÔNG

1. Cổng ra vào: Mạng lưới đường quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông khu vực. Trên cơ sở đó, đồ án đề xuất tổ chức một cổng chính phía Đông Bắc nhằm tạo ra mối quan hệ giao thông thuận lợi giữa khu vực với trong và bên ngoài, - Bố trí 2 cổng ra vào Trường ở phía Đông Bắc giáp tuyến đường 200m, trong đó cổng chính nằm ở giữa mặt tường rào Đông Bắc, cổng phụ trên mặt tường rào này nằm sát giao điểm với tường rào Tây Bắc. Cổng chính được thiết kế với hình dáng đẹp và mang tính chất biểu trưng. Ba cổng phụ còn lại được bố trí trên các hướng tường rào còn lại của trường tại những vị trí phù hợp đảm bảo sự kết nối thuận tiện giữa giao thông nội bộ và bên ngoài. - Kết hợp với các cổng ra vào, tổ chức hệ thống đường giao thông nội bộ để phù hợp trong việc bố trí các công trình xây dựng bên trong hợp lý. 2. Mạng lưới đường thiết kế: - Giao thông đối nội được định hướng bởi 3 loại: giao thông vòng quanh dẫn hướng đến các khu chức năng dành cho xe cơ giới, xe cứu hỏa, xe máy… và làm nhiệm vụ thoát người, giao thông xuyên tâm giúp kết nối nội bộ các khu chức năng dành cho ô tô nhỏ, giao thông đi bộ được định hướng là các đường dạo xuyên tâm, vỉa hè, đường bám kênh – hồ… kết nối các không gian xanh với nhau. - Mạng lưới đường nội bộ trong trường được thiết kế với chức năng kết nối các công trình nhà điều hành, giảng đường và các công trình của dự án với hệ thống đường giao thông quanh khu vực qua 2 cổng chính và hệ thống đường dạo bao quanh hồ điều hoà gắn kết các khu chức năng trong khuôn viên trường. - Hình dạng tuyến đường phù hợp với yêu cầu kiến trúc và hình dáng hồ điều hoà. Tại vị trí tiếp giáp với công trình kết hợp chức năng sân và đường. - Xung quanh hồ điều hoà được kè bằng đá hộc kết hợp đường quanh hồ tạo thành đường dạo quanh hồ. - Bố trí vật liệu các lớp áo đường theo từng vị trí sử dụng, phù hợp với cảnh quan kiến trúc sẽ thiết kế cụ thể trong quá trình lập dự án ở bước tiếp theo. - Vị trí các tuyến đường nội bộ, quy mô mặt cắt ngang sẽ được xác định cụ thể trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng trên cơ sở phù hợp với yêu cầu kiến trúc cảnh quan của Công trình. - Hệ thống giao thông được thể hiện trên bản vẽ quy hoạch giao thông. 3. Các công trình phục vụ giao thông: Bãi đỗ xe: Xây dựng các bãi đỗ xe nhỏ tại các công trình công cộng, quy mô tuỳ theo quy mô công trình.

17


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN III. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC MƯA. - Hệ thống thoát nước mưa trong Công viên được thiết kế là hệ thống thoát nước riêng. - Tuyến cống chính D=800mm được bố trí dọc đường nội bộ có nhiệm vụ đón nước mưa từ tuyến nội bộ qua hệ thống ga, rãnh dọc tuyến rồi xả vào hồ. Cao độ cống được tính toán phù hợp với mực nước hồ điều hoà. - Ngoài ra, đối với các khu vực dự kiến bố trí gò đồi tạo cảnh quan, tại vị trí trũng của bề mặt sân đường, xây dựng hệ thống rãnh BxH=300x400mm thu nước mặt trực tiếp, khắc phục chênh cao cục bộ với nền chung. Cụ thể sẽ được xem xét xác định trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng - Mực nước trong hồ điều hoà điều chỉnh bằng đập điều tiết thông qua tuyến cống bản kích thước BxH= 2x(3x2,0m) nối hồ với tuyến cống bản BxH = 2x(3x2) ở phía ngoài hồ giao với tuyến mương hiện trạng giáp đường 200 - phần đường qua hồ nước là cống bản 2(2x2) mét, sau khi thi công cống thì bố trí tuyến đường phía trên để không cản trở dòng chảy. - Đoạn đường nối cổng trường làm cầu BTCT giản đơn khẩu độ LxB=39x33 mét để đấu nối hệ thống giao thông đường 200 và hệ thống đường nội bộ

18


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

B. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP ĐIỆN I. NGUỒN ĐIỆN Nguồn điện lấy từ trạm biến áp trung gian khu vực 110/22 KV. Tuyến cáp điện 22KV sẽ được đấu nối với lưới điện của khu vực chạy dọc theo vỉa hè của trục đường phía Đông Bắc sẽ trực tiếp cấp điện cho khu đất. Với tổng phụ tải điện yêu cầu trên thanh cái 22KV của khu vực thiết kế ở giai đoạn định hình là 3000KW, nguồn điện trên đảm bảo thoả mãn nhu cầu của các phụ tải điện. II.LƯỚI ĐIỆN TRUNG THẾ Xây dựng tuyến cáp ngầm trung thế lấy từ đường trung thế của lưới điện khu vực, đưa điện vào khu quy hoạch. Tuyến cáp trung thế này là lưới điện 22KV theo quy hoạch của ngành điện. Toàn bộ khu vực quy hoạch dự kiến cấp điện từ đường dây 22 KV qua các trạm biến thế 22/0,4 KV (công suất cụ thể của các trạm biến áp được tính toán cụ thể trong giai đoạn TKTC). Diện tích dành xây dựng các trạm biến thế này khoảng 20 m2. Để chiếu sáng cho khu vực quy hoạch dự kiến xây dựng tuyến chiếu sáng với cột đèn thuỷ ngân cao áp 250W (H = 8.5m), khoảng cách trung bình giữa các cột đèn 30m. III. LƯỚI ĐIỆN HẠ ÁP Các công trình được cấp bởi tuyến cáp ngầm hạ áp Cu/xlpe/ dsta/pvc cấp điện trực tiếp từ trạm biến áp hạ áp đến các công trình. Các tuyến cáp ngầm đi trong mương kỹ thuật và trong hào cáp, các đoạn cáp được luồn trong ống nhựa cứng HDPE, đoạn qua đường giao thông được luồn trong ống thép chôn ngầm dưới đất. IV.LƯỚI ĐIỆN CHIẾU SÁNG Lưới điện chiếu sáng khu vực 3 pha có cấp điện áp 380/220V. Cáp chiếu sáng khu vực dùng loại Cu/xlpe/dsta/pvc chôn trong mương đất. Hệ thống chiếu sáng khu vực bao gồm các đèn cao áp trên cột liền cần bố trí dọc theo các trục đường giao thông nội tuyến, bộ đèn sân vườn chiếu sáng cảnh quan sân vườn. V. CẤP ĐIỆN TRONG CÁC CÔNG TRÌNH Hệ thống cáp + dây dẫn luồn ống nhựa mềm đi chìm trong các kết cấu xây dựng. Thiết lập các tủ điện tổng, tủ điện tầng và tủ điện phòng. Tủ điện phòng gồm: 1 áptomát cho chiếu sáng, 1 áptomát cho ổ cắm và mỗi điều hoà dùng một áptomát riêng. Cáp và dây dẫn dùng loại dây lõi đồng bọc nhựa PVC cách điện hai lớp. Chiếu sáng phục vụ học tập và làm việc bằng đèn huỳnh quang. Với không gian sang trọng có thể sử dụng các phương án chiếu sáng khác. Khu vực hành lang và khu vệ sinh sử dụng đèn sợi đốt VI. CHỐNG SÉT Các công trình cao trên 8m được bảo vệ chống sét đánh thẳng cấp III với đặc điểm thường xuyên tập trung đông người. Giải pháp chống sét dự kiến sẽ sử dụng hệ thống chống sét kim thu sét phát tia tiên đạo.

19


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

20


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN

C. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC I. QUY HOẠCH MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC 1. Nguồn nước Nguồn nước cấp cho khu vực nghiên cứu là nguồn nước ngầm tự khai thác cục bộ từ 4 giếng khoan D240 sâu khoảng 110m. Khi có mạng lưới cấp nước khu vực sẽ tiến hành đấu nối vào mạng lưới cấp nước chung của trường. 2. Tổ chức mạng lưới đường ống: Mạng lưới đường ống phân phối tổ chức theo sơ đồ đường ống mạng vòng kết hợp mạng cụt (cành cây). Với hệ thống cấp nước sân vườn (nghiên cứu trong giai đoạn TKTC) sẽ tiến hành đấu nối mạng vòng lợi dụng áp lực nước hiện có của mạng lưới cấp nước khu vực. Lựa chọn đường ống cấp nước là ống nhựa HDPE, loại ống được dùng khá phổ biến hiện nay. Trong trường hợp thay đổi bằng vật liệu khác, sẽ thay bằng đường ống có đường kính và chỉ tiêu kỹ thuật tương đương. Độ sâu chôn ống (có lưới nilon dãn hướng bên trên) tối thiểu cách mặt đất 0,40m, ống qua đường xe chạy độ sâu chôn ống không được nhỏ hơn 0,7m. 3. Tính thuỷ lực đường ống: Các tuyến ống chính đã được xác định theo quy hoạch. Các ống phân phối đến các điểm dùng nước được tính toán thuỷ lực theo phương pháp đương lượng. Đường ống được thiết kế đến chân công trình công cộng và từng khu công trình. 4. Giải quyết áp lực Đối với công trình thấp tầng (bao gồm các Ký túc xá 5 tầng và các công trình công cộng thấp tầng) mạng ống phân phối sẽ dẫn nước đến chân từng công trình. Tuỳ theo áp lực cụ thể trong mạng lưới phân phối khu vực có thể cấp nước trực tiếp lên các tầng của công trình. Trong trường hợp áp lực nước không đủ hay không cấp nước liên tục 24/24h, mỗi công trình hay cụm công trình phải có biện pháp tăng áp cục bộ và bể nước điều hoà sinh hoạt. Đối với công trình cao tầng cần có biện pháp tăng áp. Tập trung tăng áp cho tất cả các công trình cao tầng hay cho từng cụm công trình cao tầng. Trong dự án này đề xuất giải pháp trạm bơm bể bước cục bộ cho từng công trình cao tầng. e) Giải quyết khi có cháy Áp lực của đường ống chữa cháy cao (15m cột nước tại điểm đấu nối). Khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, các xe cứu hoả đến lấy nước tại các họng cứu hoả. Tại các họng cứu hỏa, áp lực cột nước tự do lúc này không được nhỏ hơn 7m. Họng cứu hoả được bố trí trên các tuyến ống 100mm trở lên và bố trí tại các vị trí đảm bảo bán kính phục vụ là 150m, đồng thời phải tuân theo quy phạm PCCC của Bộ Công an. Bố trí các bể dự trữ nước chữa cháy kết hợp cùng bể nước sinh hoạt. Các họng cấp nước chữa cháy bố trí dọc theo đường giao thông, đặt các trụ cấp nước chữa cháy với khoảng cách giữa các trụ không quá 150m. Đối với từng công trình cụ thể tuỳ theo tính chất và đặc điểm riêng mà cần có hệ thống chữa cháy bên trong công trình sao cho phù hợp với tiêu chuẩn qui phạm hiện hành (nghiên cứu thiết kế trong giai đoạn TKKT). Trên mạng lưới cấp nước chữa cháy bên trong, cần bố trí họng nước chờ cấp nước từ xe cứu hoả của khu vực.

21


HỒ SƠ DỰ THI GIẢI THƯỞNG KIẾN TRÚC QUỐC GIA 2016

Quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN - CƠ SỞ 2

CONCEPT DESIGN D. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG. I. QUY HOẠCH HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI Hiện trạng khu vực chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải cũng như rác thải sinh hoạt. Phương án thiết kế lựa chọn, nước thải sinh hoạt sẽ được thu vào hệ thống thoát nước thải. Trước mắt chưa có trạm xử lý, nước thải được làm sạch cục bộ tại từng công trình theo hệ thống cống thu gom đưa nước thải ra mương tiêu nước hiện có của khu đất. Nước sau khi được xử lý tại công trình phải đạt tiêu chuẩn loại C của tiêu chuẩn Việt Nam TCVN: 5945 – 1995 ( hiện nay là 5945- 2005). Sau này khi có hệ thống thu gom nước thải khu vực sẽ tiến hành đấu nối với hệ thống thu gom nước thải đưa về trạm xử lý tập trung của khu vực. - Nước thải sinh hoạt phải được xử lý cục bộ bằng bể tự hoại, các loại nước tắm, giặt trong sinh hoạt có thể xả thẳng vào hệ thống cống sau khi đã loại bỏ rác hoàn toàn. - Tiết diện cống được đặt theo lưu lượng tính toán, nếu lưu lượng nhỏ sẽ đặt theo cấu tạo với đường cống Dmin = 200mm, độ dốc dọc cống imin = 1/D. Độ sâu chôn cống đảm bảo khoảng cách từ đỉnh cống đến mặt hè đường thiết kế tối thiểu 0,6-0,7m. - Dọc tuyến cống hay tại các điểm chuyển hướng, giao nhau. Đặt giếng thăm, giếng kiểm tra với khoảng cách 20-40m. II. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG - Để giảm bớt ô nhiễm môi trường, nước thải xử lý cục bộ qua bể tự hoại đặt trong từng công trình, bể xây 3 ngăn đúng quy cách. Sau đó thoát ra hệ thống cống chung khu vực. - Phương án thu gom chất thải rắn : Chất thải rắn phân loại từ nguồn thải - xe thu gom - xe chuyên chở chất thải rắn đến bãi tập kết chất thải rắn- xe thánh phố đến đến thu gom đến khu xử lý tập trung. - Tổng khối lượng chất thải rắn khoảng 16,98tấn/ ngày-đêm. Đối với chất thải rắn được phân loại ở từng ký túc xá thành chất thải rắn vô cơ và hữu cơ. Chất thải rắn vô cơ thu hồi để tái chế, chất thải rắn hữu cơ được thu hồi về khu xử lý chất thải rắn của khu vực. Toàn khu vực xây dựng mạng lưới điểm gom chất thải rắn gồm 2 điểm, mỗi điểm đặt container thu gom có phân loại rác thải tự động dung tích 1,5 đến 2 m3, đặt những nơi thuận tiện cho ô tô chuyên dùng ra vào, để đưa rác về khu xử lý chất rắn chung của khu vực. Đối với rác thải khu nhà làm việc được nhân viên vệ sinh môi trường đến thu gom hàng ngày, phân loại và sau đó đưa đến khu xử lý rác thải chung.

22


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.