Vài nguồn gốc về Bà Thiên Hậu
Theo học giả Vương Hồng Sển trong “Sài Gòn xa xưa”, truyền thuyết lịch sử từ xưa kể rằng Thiên H ậu Thánh Mẫu (vị thần được
thờ chính trong chùa) có tên là Mi Châu, người Bồ Dương (Phúc Kiến), bà sinh ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thân (1044) tức là vào
đời của vua Tống Nhân Tông. Năm tám tuổi bà mới biết đọc, năm
mười một tuổi bà tu theo Đ ạo giáo. Mười ba tuổi, bà thọ lãnh thiên
thơ: thần Võ Y xuống cho một bộ "Nguyên vị bí quyết" và bà tìm
được dưới giếng lạn một xấp cổ thư khác, rồi coi theo đó mà luyện
tập đắc đạo. Một lần nọ, cha bà tên Lâm Tích Khánh ngồi thuyền
cùng hai trai (anh của bà), chở muối đến tỉnh Giang Tây để buôn, giữa đường thuyền gặp bão lớn. Lúc đó bà đang ngồi dệt vải cạnh
mẹ nhưng xuất thần để đi cứu cha và hai anh. Bà dùng răng cắn
được chéo áo của cha, hai tay nắm hai anh, giữa lúc đó mẹ kêu gọi bà, buộc bà phải trả lời, bà vừa hở môi trả lời thì sóng cuốn cha đi mất dạng, chỉ cứu được hai anh. Từ đó mỗi khi thuyền bè ngoài
biển bị nạn người ta đều gọi vái đến bà. Năm Canh Dần (1110) nhà Tống sắc phong cho bà là "Thiên Hậu Thánh Mẫu".
Hay còn có tài liệu khác ghi chép lại rằng bà sinh năm 960 tại đảo Mi Châu, huyện Bồ Điền, phủ Hưng Hóa, tỉnh Phúc Kiến; là con thứ 7 của ngư phủ Lâm Nguyện, còn gọi là Lâm Thiện Nhân. Ông nội bà từng là Tổng đốc ở Phúc Kiến. Khi sinh ra bà không khóc không la, nên còn gọi là Mặc Nương ("Cô gái im lặng"). Nổi tiếng bơi gi ỏi từ năm 15 tuổi. Năm 16 tuổi, Lâm Mặc Nương lượm được 2 miếng
"Đồng phù" (bùa vẽ trên miếng đồng) ở dưới giếng nước và tập luyện theo, nên trở thành có phép lạ và nổi danh từ đó qua những sự việc được cứu người vượt biển và thu phục và cảm hóa các vị ác thần (như 2 hung thần Thiên lý nhãn và Thuận phong nhĩ) được
kể lại. Học thuyết cho rằng bà mất năm 987 khi 28 tuổi, lúc bà lên
núi và bay về trời. Sau khi bà mất được dân làng nhớ ơn, suy tôn
là "Thông hiền linh nữ" và lập đền thờ. Triều đình nhà Tống sắc phong cho bà là "Thần nữ", "Nam Hải thần nữ", đời vua Tống Cao Tông phong bà là "Sùng Linh Huệ Chiêu Ứng Phu nhân". Đời vua
Nguyên Thế Tổ phong là "Hộ Quốc Linh Trước Thiên Phi". Sau gia phong "Thiên Hậu" vào đời vua Khang Hy (nhà Thanh).
Bạn có biết?
H ội quán
là một địa điểm cộng đồng của người Hoa, được
lập ra để tương trợ những người cùng bang. Ở Chợ Lớn có năm bang (Ngũ Bang): Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ. Hội quán đều có ban quản trị do bang lập để quản trường học, chùa, bệnh viện.
Bang trưởng là người quyết định, cho xây dựng trường học bên cạnh hội quán, chùa, miếu, bệnh viện để giáo dục con cái và cộng đồng theo chương trình. Hoạt động chính của hội quán là tín ngưỡng và giáo dục.
Nguồn gốc hình thành Hội quán Tuệ Thành
Chính di ệ n H ộ i Quán Tu ệ T hành hay Mi ế u Bà Thiên H ậ u
hóa Sài Gòn, xuất hiện nhiều phố xá vì thế mà chùa miếu cũng
được dựng lên để phục vụ cho nhu cầu tín ngưỡng của người dân.
Con đường Phúc Châu hay là Quảng Đông ( nay là Triệu Quang
Phục) trở thành đại lộ chính nối các ngã đường trong phố chợ ra
bến sông Sài Gòn “theo dạng chữ điền”. Trên con đường của trục
lộ chính Phúc Châu ấy, ngôi miếu dành cho cộng đồng người Hoa
thuộc Tuệ Thành đã được dựng lên.
H ộ i quán Tu ệ Thành
hay còn được gọi là Miếu Bà Thiên Hậu tên
chữ hán là Thiên Hậu miếu, người hoa gọi là Phò miếu tức miếu
đức bà đã được nhóm người Hoa gốc Tuệ Thành (tức Quảng Châu
thuộc tỉnh Quảng Đông) di dân sang Việt Nam góp vốn và góp
công xây dựng vào khoảng năm 1760 và được trùng tu nhiều lần.
Hội quán nằm trong khu trung tâm của những người Hoa đầu tiên đến tạo lập nên Chợ Lớn sau này.
“Cách huyện Bình Dương 12 dặm, ở phía tả và phía hữu đường quan lộ. Nơi chợ có đường thông ra tứ phía đi liên lạc như hình chữ "điền", nhà cửa phố xá liên tiếp thềm mái cùng nhau, người Hán, người Thổ ở chung lộn dài độ 3 dặm, đủ cả hàng hóa trăm thức,...đầu phía bắc đường lớn có đền Quan
Công, quán Tam Hội, xây cất đối nhau phía tả và phía hữu. Phía tây đường
lớn có chùa Thiên Hậu, gần phía tây có Ông Lăng Hội Quán...”
ĐạiNamnhấtthốngchí– Quốc sử quán
Và ngày nay, hội quán Tuệ Thành tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn
Trãi ở quận 5 – đây được xem là ngôi miếu cổ nhất của người Hoa
trên đất Sài Gòn.
Nét đặc sắc về kiến trúc
được xây theo hình Ấn, là kiểu kiến trúc đặc
H ộ i quán Tu ệ Thành trưng của người Hoa, đây là tổ hợp 4 ngôi nhà liên kết nhau tạo thành mặt bằng giống hình chữ "khẩu" (口) hoặc chữ "quốc" (囯 ).
Nhìn chung, kiến trúc tổng thể là kiểu nội công ngoại quốc gồm tiền điện, trung điện, nhà hương và chính điện nằm trên trục dọc; đông lang, tây lang ở hai bên. Trang trí ở các điện là hình hoa lá, chim thú và hoành phi, câu đối, biển tự thường là màu đỏ, vàng tạo sự ấm áp, tin tưởng, ngoài ra còn có các bức tranh đắp nổi liên hoàn, các con vật thuộc "tứ linh".
Mái nhà
NÉT ĐẸP VĂN HÓA HOA KIỀU GIỮA LÒNG CHỢ LỚN
Khi vừa đặt chân vào, ta dễ dàng
nhận thấy ở hàng song sắt trước
cửa chính có cặp liễn đối bằng
đồng với kỹ thuật gắn nổi chữ Hán
được làm vào năm Kỷ Dậu, hai bên
cửa là cặp lân đá ngồi chầu được
tạo hình và chạm trổ rất mỹ thuật.
Lân đá trong sân mi ế u
hoàn toàn lợp ngói âm dương, g ờ nóc mái ngang phẳng
được gắn những khối phù điêu gốm men hình tượng cặp rồng
tranh châu, cảnh sinh hoạt ở thiên đình, bát tiên, chim hoa, sông
núi cỏ cây rất mỹ thuật, diềm mái gắn mảnh gốm men xanh hình
lá cây.
H ộ i quán qua nét v ẽ
Tranh: Hoàng Quân
Chính đi ệ n
là gia n chính đặt án thờ Thiên hậu Thánh mẫu, Kim
Hoa nương nương, Long Mẫu nương nương được đặt theo thứ tự
từ lớn đến nhỏ. Pho tượng bà Thiên hậu được tạc từ một khối gỗ
nguyên cao 1 mét, có từ khá lâu, vốn được dụng thờ từ Biên Hòa
đến năm 1836 thì thỉnh về đây. Tất cả các pho tượng trong đền
đều được làm bằng gỗ cao lớn, trang trí màu sắc rực rỡ, hình
tượng cặp rồng chầu mặt trăng, chim hoa lá quả, các hoành phi, liễn đối, bài vị gỗ được chạm khắc tỉ mỉ và lấy cảm hứng từ rổng mây tô điểm thêm giá trị nghệ thuật là tòa nhà ba gian được xây dựng bằng tường gạch, kèo
Ti ề n đi ệ n mái chạm trổ tinh xảo. Nhờ vào xà, đòn tay, rui mè gỗ tạo thành một ngồi đền thờ cao rộng vững chắc. Bên trái thờ thần cửa môn quan Vương Tả còn bên phải thờ Phúc Đức Chánh thần. Giữa các dãy nhà này có một khoảng trống gọi là thiên tỉnh (giếng trời), hai bên sân thiên tỉnh là hai hành lang nối liền tiền điện với trung điện giúp không gian chùa thoáng đãng, đủ ánh sáng cho hậu cung và có chỗ thoát khói hương. Hai bên gờ mái đứng cửa thiên tỉnh nhìn lên ta sẽ thấy nh ững mảng phù điêu gốm nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt của con người, cảnh sông núi cỏ cây sống động.
Hoa văn trên g ạ ch sàn H ộ i quánTrung đi ệ n
cũng giống như tiền điện, cũng đ ược xây từ tường
gạch, kèo mái, xà, đòn tay, rui mè và mái ngói cũng lợp âm dương.
Gian này đặt bộ lư phát lam mang niên hiệu Quang Tự thứ 12. Và
cũng tại nơi này đã trưng bày dàn ống bơm nước chữa cháy bằng
đồng chế tạo vào năm 1898, chiếc thuyền từ bằng gỗ của Thiên
Hậu được tạo tạo hình và chạm trổ tinh xảo hình tượng rồng mây, chim hoa, bộ ngũ sự cao lớn bằng hợp kim làm năm 1886, các
hoành phi, liễn đối gỗ chạm nổi tinh tế chữ Hán, rồng mây “Hàm hoằng quang đại” làm năm 1800, “Hiếu nữ tác thần tiên, bạch nhật thăng tam thiên giới dĩ thượng, Từ vân phu lãnh hải, hồng
đăng triệt cửu, vạn lý nhi dao” làm vào năm 1910.
được xây dựng kiểu tứ trụ, cột kèo mái, xà, đòn tay, Nhà hương
rui mè bằng gỗ tạo thành một gian cao rộng, thông thoáng. Ở đây có năm chiếc lư đồng to lớn làm năm Quang Tự thứ 2 – 1876 để mọi người niệm hương.
Đông lang và Tây lan g
Ngoài ra, miếu có gắn các tượng tròn, phù điêu bằng gốm dày đặc từ trên nóc miếu, mái hiên miếu cho đến các bàn thờ, vách
tường... do hai lò gốm Bửu Nguyên và Đồng Hòa sản xuất vào năm 1908. Hai con lân đá
được chạm từ một khối đá nguyên ở trong sân. Theo Vương Hồng Sển, từng viên gạch, mái ngói, đồ gốm ở miếu đều được đem từ
Trung Quốc sang. Miếu Bà Thiên Hậu là nơi có đến hàng trăm đồ cổ có niên đại từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XX, bao gồm các
tượng gỗ, tượng đá, bia đá, lư đồng, câu đối, phù điêu,… được chế tác rất tỉ mỉ và tinh tế
Trong lòng người Sài Gòn
Từ đó đến nay, bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ, nơi đây còn có một giá trị khác, giúp cho mọi người có thể đáp ứng nhu cầu về mặt tín ngưỡng, là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Hoa gốc Quảng Châu. Hội quán trở
thành nơi h ội họp của người, không chỉ là m ột nơi thờ tự mà còn là gian nhà chung cho cộng đồng. Hai công trình tiêu biểu gắn liền với quá trình phát triển của Hội quán là Trường Mạch Kiếm Hùng
bên c ạnh Hội quán và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Hội quán Tuệ
Thành được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật vào ngày
07/01/1993 theo quyết định số 43-VH/QĐ của Bộ Văn hóa Thông tin.
Có thể bảo rằng. Hội quán Tuệ Thành là sự hòa quyện nền văn hóa
giữa hai quốc gia vì thế Hội quán vừa mang đậm dấu ấn người Hoa mà lại tọa lạc trên đất Việt.
Sự tích Bà Thiên Hậu, qua người kể đôi khi có ít nhiều dị biệt nhưng lại rất đề cao người phụ nữ Hoa có lòng hiếu thảo, đức hạnh, dám xả thân vì mọi người. Điều này đã nhằm mục đích giáo dục cho bao thế hệ sau này.Mặt khác trên bước đường nguy nan, nhiều sóng gió khi sang vùng đất mới để mưu sinh, người Hoa tin
tưởng sự hiển linh của bà sẽ giúp họ vượt qua được m ọi trở ngại và được an cư lạc nghiệp. Để tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với sự phù trợ của Bà, Miếu Bà Thiên Hậu có vị trí quan trọng đối với người Hoa và cả người Việt.