LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

Page 1

G

REEN

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

01/06/2021

VẺ ĐẸP MÙ CANG CHẢI MÙA LÚA CHÍN Tr.2

SO GĂNG “KIẾN TRÚC SƯ XANH” VÀ “KIẾN TRÚC SƯ HẠNH PHÚC Tr.21

GẠCH LÁT XUYÊN NƯỚC VẬT LIỆU CHO THÀNH PHỐ XANH Tr.18


TIN TỨC 2

TỐC ĐỘ TUYỆT CHỦNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG CỦA CÁC LOÀI THỰC VẬT

6

NAN ĐỀ TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TRUNG TÂM HÒA BÌNH - ĐÀ LẠT

10

MỤC LỤC

VẺ ĐẸP MÙ CANG CHẢI MÙA LÚA CHÍN

CHUYỆN THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN CÂY XANH CÓ LÀ VẬT LIỆU CỐT LÕI?

18

GẠCH LÁT XUYÊN NƯỚC VẬT LIỆU CHO THÀNH PHỐ XANH

18

NHÂN VẬT SO GĂNG “KIẾN TRÚC SƯ XANH” VÀ “KIẾN TRÚC SƯ HẠNH PHÚC”

21

GIỚI THIỆU DỰ ÁN

NGÔI NHÀ ÂM DƯƠNG: “TRỘN” VƯỜN LÊN MÁI (PRENDA’S YIN & YANG HOUSE)

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

24


Những thửa ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải được ca ngợi là “đỉnh cao của vẻ đẹp kết tinh từ văn hóa và lao động của người Việt Nam”. Khoảng thời gian nơi đây phơi trọn hết vẻ đẹp là vào giữa tháng 9 đến tháng 10. Đây cũng là mùa lúa chín, mùa của màu vàng rực trải khắp mọi nơi.

VẺ ĐẸP MÙ CANG CHẢI MÙA LÚA CHÍN LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

Trang 2


M

ù Cang Chải là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, nằm dưới chân dãy núi Hoàng Liên Sơn. Từ Hà Nội lên Mù Cang Chải phải đi khoảng 280km và đi qua đèo Khau Phạ- một trong những con đèo hiểm trở và đẹp nhất Tây Bắc.. Mù Cang Chải nổi tiếng nhờ những thửa ruộng bậc thang trải khắp các sườn núi đẹp rực rỡ đến nỗi đã được xếp hạng là danh thắng quốc, cùng với Hoàng Su Phì và Sa Pa.

Lịch sử hình thành ruộng bậc thang gắn liền với lịch sử và văn hóa cư trú của các tộc người. Các tộc người nơi đây quan niệm vạn vật hữu linh nên những thửa ruộng bậc thang, công cụ lao động, và thóc lúa đều được phong thần như: thần ruộng, thần lúa, thần sấm, thần mó nước... Khung cảnh ngày mới lên trên những thửa ruộng bậc thang nhìn từ Lìm Mông. Nổi tiếng nhất ở Mù Cang Chải là ruộng bậc thang trên địa bàn ba xã La Pán Tẩn, Chế Cu Nha và Zế Xu Phình. Cho đến nay đồng bào nơi đây vẫn còn gìn giữ và bảo tồn các tập tục, các nghi thức cũng như tín ngưỡng trong việc khai khẩn và canh tác ruộng bậc thang. Trang 3


L

a Pán Tẩn và Zế Xu Phình lần lượt nằm cách thị trấn Mù Cang Chải 15 km và 20km. Còn xã Chế Cu Nha cách trung tâm huyện khoảng 7km, đường vào xã này khá dốc và khó đi Trên thực tế, Mù Cang Chải có 2 vụ lúa trong năm: vụ xuân (tháng 4-5) và vụ chính (tháng 9-10). Trong vụ xuân, người dân tập trung trồng lúa ở ruộng thấp do trên đồi cao không đủ nước tưới. Chỉ có vụ lúa rơi vào tháng 9-10 mới là vụ chính, sản lượng không thua kém những cánh đồng dưới xuôi. Ruộng bậc thâng ở La Pán Tẩn

Vào thời điểm này, trải dài ngút tầm mắt sắc vàng tươi của những thửa ruộng lúa vào độ chín xen lẫn sắc nâu của những thửa ruộng đã gặt xong xuôi.

Trang 4


M

ù Cang Chải tháng 10, nhất là những ngày cuối tháng 9 đầu tháng 10, là lúc lúa bắt đầu chín dần, những lớp màu xanh vàng xen kẽ hiện lên trước mắt những người mang trong mình giấc mơ Tây Bắc là trải nghiệm khó quên.

Bản Lìm Mông với những mái màu nâu xám nổi bật giữa thung lũng Cao Phạ.

Nguồn: Hoàng Ngọc (Tổng hợp)

Kia là cầu treo bắc qua ruộng bậc thang có tên là Mũi Giày.

Từ đèo Khau Phạ nhìn xuống Cao Phạ. Trang 5


K

ể từ năm 1900, gần 3 loài thực vật có hạt biến mất mỗi năm - nhanh hơn 500 lần so với tốc độ tuyệt chủng tự nhiên.

TỐC ĐỘ TUYỆT CHỦNG ĐÁNG BÁO ĐỘNG CỦA CÁC LOÀI THỰC VẬT

Theo một cuộc khảo sát lớn nhất từng có về sự tuyệt chủng của thực vật, các thực vật có hạt trên thế giới đã biến mất với tốc độ gần 3 loài mỗi năm kể từ năm 1900 - cao gấp 500 lần so với tốc độ tuyệt chủng do các tác động tự nhiên.

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

Trang 6


D

ự án đã xem xét hơn 330.000 loài và thấy rằng thực vật trên các đảo và vùng nhiệt đới là các loài có nhiều khả năng bị tuyên bố tuyệt chủng nhất. Cây, cây bụi và cây lâu năm thân gỗ khác có xác suất biến mất cao nhất bất kể chúng nằm ở đâu. Kết quả được công bố vào ngày 10 tháng 6 trên tạp chí Nature Ecology & Evolution. Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng cứng giúp ích cho các nỗ lực bảo tồn, theo Stuart Pimm, nhà khoa học bảo tồn tại Đại học Duke ở Durham, Bắc Carolina. Cuộc khảo sát này bao gồm nhiều loài thực vật hơn bất kỳ nghiên cứu nào khác, ông nói. "Kết quả của nghiên cứu này rất quan trọng".

Hawaii có mất nhiều loài thực vật mang hạt hơn bất cứ nơi nào trên thế giới kể từ năm 1900. Trang 7


Biên soạn cẩn thận

C

ông trình bắt nguồn từ một cơ sở dữ liệu được biên soạn bởi nhà thực vật học Rafaël Govaerts tại Vườn thực vật hoàng gia Kew, London. Govaerts bắt đầu cơ sở dữ liệu vào năm 1988 để theo dõi tình trạng của mọi loài thực vật đã được biết đến. Trong một phần của dự án, ông đã khai thác tài liệu khoa học và tạo ra một danh sách các loài thực vật có hạt đã bị tuyệt chủng, và lưu ý loài nào được các nhà khoa học coi là tuyệt chủng nhưng sau đó được phát hiện lại. Vào năm 2015, Govaerts đã hợp tác với nhà sinh vật học tiến hóa Aelys Humphreys tại Đại học Stockholm ở Thụy Điển và những người khác để phân tích lượng dữ liệu này. Họ so sánh tỷ lệ tuyệt chủng giữa các khu vực và đặc điểm thực vật khác nhau (chẳng hạn như cây tái sinh từ hạt giống mỗi năm hay cây lâu năm tồn tại nhiều năm liền). Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khoảng 1.234 loài đã được báo cáo đã tuyệt chủng kể từ khi tổng hợp các loài thực vật của Carl Linnaeus, Species Plantarum, được xuất bản (năm 1753). Nhưng hơn một nửa trong số đó đã được tái phát hiện hoặc phân loại lại vào một loài đang sống khác, có nghĩa là còn 571 loài được cho là tuyệt chủng.

Species Plantarum (tiếng Latin nghĩa là "Các loài của thực vật") là một cuốn sách của Carl Linnaeus, xuất bản lần đầu năm 1753, liệt kê tất cả các loài thực vật được biết đến vào thời điểm đó, được phân loại thành các chi. Đây là công trình đầu tiên áp dụng nhất quán danh pháp hai phần và là điểm khởi đầu cho việc đặt tên thực vật.

Trang 8


Quy mô lớn của sự hủy diệt

M

ặc dù các nhà nghiên cứu đã xem xét cẩn thận cơ sở dữ liệu tuyệt chủng thực vật, số liệu từ các nghiên cứu tỏ ra không tương xứng với mức độ nghiêm trọng của vấn đề, Jurriaan de Vos, nhà sinh học tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ cho biết. Một số loài thực vật đã bị tuyệt chủng về mặt chức năng, ông lưu ý, và chỉ hiện diện trong các vườn thực vật hoặc với số lượng rất nhỏ trong tự nhiên và không có nhiều khả năng sẽ sống sót. "Kể cả khi số cây của một loài giảm xuống chỉ còn 1 cây thì loài đó vẫn chưa tuyệt chủng. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mọi chuyện vẫn ổn", Vos nói.

Rất ít nhà nghiên cứu có tiền hoặc thời gian để khởi động một nỗ lực tìm kiếm toàn diện để tìm ra một loài thực vật mà họ nghĩ có thể đã tuyệt chủng. Môi trường có thể thay đổi rất nhiều trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, do đó rất khó để biết liệu một loài đã thực sự biến mất nếu không có sự theo dõi sâu rộng, de Vos nói. Vos nhớ lại cuộc săn lùng của mình qua Cameroon, một quốc gia Trung Phi, để thu thập các loài hoa thu hải đường màu vàng để giải trình tự DNA. De Vos đã đến thăm một số địa điểm nơi các hồ sơ chỉ ra rằng các nhà nghiên cứu khác đã thu thập loại cây này trong nhiều thập kỷ qua, nhưng đôi khi nơi anh đến cảnh quan đã thay đổi hoàn toàn. "Quy mô hủy diệt hoặc thay đổi sử dụng đất là rất lớn trong 50 hoặc 80 hoặc 100 năm qua", Vos nói.

Cây hoa Thu Hải Đường Nguồn: Hoàng Nam (khoahocphattrien.vn)

Trang 9


Theo KTS Lê Thanh Sơn – Đại học Kiến trúc TP. HCM, trong lời phát biểu mới nhất của tác giả dự án Quy hoạch khu trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt đang tự tạo cho chính mình một số "nan đề" xung quanh việc diễn giải cho những ý tưởng và giải pháp của đồ án.

NAN ĐỀ TRONG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH TRUNG TÂM HÒA BÌNH ĐÀ LẠT

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE Trang 10


N

"

gày 23/03/2019 trên Báo điện tử của Bộ Xây dựng có đăng bài phỏng vấn KTS Hồ Thiệu Trị - tác giả đồ án quy hoạch khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt. Trong lời dẫn, phóng viên cho KTS Hồ Thiệu Trị và bạn đọc biết: “Sau khi UBND tỉnh Lâm Đồng công bố "Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị - tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt" rất nhiều ý kiến trái chiều đã được đưa ra, đặc biệt là việc dỡ bỏ rạp Hòa Bình và di dời Dinh Tỉnh Trưởng.” Đọc các câu trả lời của kiến trúc sư (KTS) Hồ Thiệu Trị, tự nhiên tôi thấy nhớ đến “Thuyết nan” (cái khó trong việc du thuyết) của Hàn Phi, một học giả nổi tiếng thời Chiến Quốc, và thấy rằng tác giả đồ án tự tạo cho mình một số nan đề (vấn đề khó) xung quanh việc diễn giải cho những ý tưởng và giải pháp của đồ án. Cụ thể có 6 nan đề: 1 – Có thể nói việc tăng cường không gian xanh là ý tưởng chính của đồ án, tiếp theo là hình thành nhiều quảng trường lớn. Ở đây, tác giả đã sử dụng những ngôn từ dễ nghe nhất, những thuật ngữ thời thượng, dễ thuyết phục nhất. Cũng trong bài trả lời phỏng vấn trên, KTS Hồ Thiệu Trị còn nêu lên 6 lập luận khác mà cơ bản là trùng với lập luận thứ nhất, tức là tăng cường không gian xanh – không gian mở. Các lập luận này cứ lặp đi lặp lại đến 7/ 7 lần đã chứng tỏ rằng đồ án có một số ý tưởng đang thật sự khó trình bày cho rành mạch, đó là vấn đề bảo tồn di sản, di tích kiến trúc và giữ gìn ký ức lịch sử, “hồn nơi chốn”… của khu vực trung tâm Hòa Bình mà cụ thể là việc quyết định dỡ bỏ rạp Hoà Bình và di dời Dinh Tỉnh Trưởng. Và đau đầu hơn là làm sao bảo vệ cho được quyền lợi thật sự của nhà đầu tư. Đây chính là lý do chính gây nên làn sóng phản đối, những ý kiến trái chiều từ phía cộng đồng – những người chẳng ai thèm hỏi ý kiến trước đó.

Hình ảnh cũ về trung tâm Hòa Bình

Trang 11


2 – Là một KTS, người viết bài này rất thông cảm với tác giả đồ án – nếu hiểu rằng KTS ở Việt Nam là những người được “thuê” để vẽ đồ án cho một ngôi nhà, một building… Khi đấy thì những vấn đề về khía cạnh pháp lý của việc thiết kế đã khá rõ ràng (lộ giới qui hoạch, khoảng lùi công trình, mật độ xây dựng, chiều cao công trình, hệ số sử dụng đất…), tất cả nằm trên một khuôn đất có chủ sở hữu (nhà đầu tư) cũng rõ ràng không kém. Khi đấy thì KTS chỉ còn có việc phô diễn tài năng của mình trong các giải pháp thiết kế từ khía cạnh công năng cho đến thẩm mỹ, từ kỹ thuật đến tính khả thi… Ấy thế mà búa rìu dư luận đôi lúc cũng còn không buông tha nếu như cái ngôi nhà ấy xây lên bị cho là xấu, là lỗi thời và có thể làm hỏng “đường chân trời” (skyline) của một đô thị nào đó. Đằng này, KTS Hồ Thiệu Trị lại tự mình vác cái “cây thập tự” qui hoạch chi tiết và thiết kế đô thị nên mới khổ đến thân. Nên hiểu rằng, ngày hôm nay không có chuyện một KTS công trình – dẫu có tuổi nghề cao – “nhảy vào” làm qui hoạch. Ngay cả những đô thị gia và chuyên gia thiết kế đô thị cũng không thể làm việc cá nhân được, vì hai cái nghề trên thực chất là một kỳ công xử lý trên diện rộng rất nhiều loại thông tin từ kinh tế đến xã hội, từ lịch sử đến tâm linh, từ kiến trúc đến bảo tồn, từ nguồn vốn cho đến tính khả thi… Vì vậy mà có thể hiểu được tại sao những lập luận của tác giả đồ án cứ loanh quanh, lặp đi lặp lại những từ ngữ đến mức tôi cảm thấy rất bất tiện nếu như phải chép lại đầy đủ ở đây vì sự ngớ ngẩn, hỗn độn của ngôn từ.

Phối cảnh dự án

Trang 12


3 – Cũng vì là một KTS, người viết bài này rất thông cảm với tác giả đồ án ở cái ý: là một người được “thuê” để vẽ đồ án qui hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, thì điều đầu tiên ông Trị phải làm tất nhiên là tìm hiểu ý đồ đầu tư và quyền lợi của người đã thuê ông là gì? Chắc chắn rằng mọi nhà đầu tư tư nhân hiện nay đều phải nhìn thấy trong cái dự án mà họ đầu tư là bao nhiêu m2 sàn sẽ được xây để đảm bảo hiệu quả đầu tư là cao nhất trong thời gian ngắn nhất có thể. Đó là ý tưởng chính của tất cả các nhà đầu tư. Không hề có nhà đầu tư nào bỏ tiền ra để nhằm giải quyết hai việc “tăng cường không gian xanh” và “hình thành nhiều quảng trường lớn” cho khu vực trung tâm Hòa Bình, TP Đà Lạt như những gì ông Trị đã nói. Vì thực chất thì KTS cũng không có quyền gì, quyền quyết định ở đây thuộc về UBND tỉnh Lâm Đồng. Nhưng UBND tỉnh cũng không có kinh phí để thực hiện việc tôn tạo, chỉnh trang đô thị như mong muốn, nên chỉ còn phương thức kêu gọi các nhà đầu tư. Và như vậy thì một cú bắt tay “đổi đất – lấy cảnh quan” sẽ cần phải được thực hiện. Vậy nên cần hiểu rằng những ý tưởng mà ông Trị nêu trên chỉ là những từ ngữ hoa mỹ mà người ta hay dùng có tính bề ngoài để “đánh tráo khái niệm” hoặc làm lạc hướng chú ý của dư luận mà thôi. Ý thức được cái nỗi khó khăn này, tác giả đồ án đã không ngần ngại sử dụng phương thức của những nhà du thuyết cổ đại, đó là: dấu đi cái mục đích thật sự (lợi nhuận của nhà đầu tư) bằng cách che đậy lên bên trên nó tới 7 lớp lập luận – mà thực chất là chỉ có một lập luận (cái ý mà cộng đồng thích nghe). Cái ý mà cộng đồng thích nghe ở đây chính là: “tăng cường không gian xanh”, “hình thành nhiều quảng trường lớn” và “giảm lưu lượng xe tập trung về khu trung tâm”… Hàn Phi từng viết: “việc thuyết phục là cốt ở chỗ biết tô điểm cho cái mà nhà vua quý trọng, từ bỏ cái mà nhà vua ghét”. Cái ý này có vẻ đã được tác giả đồ án vận dụng rất tốt. Nhưng hiệu quả trước công luận thì hình như lại ngược lại, vì rằng: sách lược du thuyết ngày xưa có thể dùng khi tấu trình trước một cá nhân có toàn quyền sinh sát – ông vua; nhưng cộng đồng ngày nay thì cần phải được thuyết phục bằng sự thật. Sự thật là trong đồ án này, rạp Hoà Bình thì bị dỡ bỏ và Dinh Tỉnh Trưởng thì bị di dời. Sự thật này là không thể được chấp nhận bởi cái dự định sẽ thay vào đấy ít nhất 3 tòa nhà không hẳn là xấu, nhưng chắc chắn là không hợp cảnh. Mà những việc hệ trọng này không hề được tác giả đồ án nhắc đến dù chỉ một lần trong toàn bộ bài phỏng vấn. Có thể ông cũng thấy rằng đoạn này đến “nói” còn khó chứ mong gì “nuốt” cho trôi.

Trang 13


4 – Nhưng đến gần cuối bài phỏng vấn, tác giả đồ án nhận định: “khu rạp Hòa Bình hiện tại đang bị xuống cấp trầm trọng và khai thác không hiệu quả…” thì thú thực là tôi không thể chia sẻ được. Với tư cách của một KTS chủ trì đồ án, trước khi quyết định số phận của một công trình dẫu không có gì đặc sắc, nhưng lại là vấn đề nhạy cảm, thì KTS phải có đủ sự nhạy cảm tương ứng để từ từ tháo gỡ cái ngòi nổ ra khỏi chỗ nhạy cảm này của công luận mới phải. Tại sao tác giả đồ án không học theo các KTS ở châu Âu đã cư xử tinh tế như thế nào đối với kiến trúc của các thế hệ đi trước, chứ chưa cần nói tới cách ứng xử đối với các công trình thuộc hạng di tích kiến trúc – lịch sử – nghệ thuật. Hẳn rằng tác giả đồ án không xa lạ gì với công trình cải tạo tòa nhà chính La Grande Halle, vốn là chuồng gia súc cũ do Jules de Merindoi xây năm 1867 được chuyển thành một không gian hiện đại, làm nơi diễn ra các liên hoan nghệ thuật trình diễn (âm nhạc, múa, xiếc…) hay các hội chợ triển lãm quốc tế… Đây là một hạng mục rất hấp dẫn và thu hút du khách khi đến Paris Parc de La Villette.

Parc de la Villette trước khi cải tạo

Parc de la Villette sau khi cải tạo Trang 14


5 – Tôi rất ngạc nhiên khi đọc những nhận định của tác giả đồ án liên quan đến Dinh Tỉnh Trưởng: “Hiện trạng khu vực này đã xuống cấp, không thu hút được khách tham quan du lịch. Việc đề xuất cải tạo hoặc di dời trong khuôn viên là định hướng chung để các nhà thiết kế có thể đưa ra các phương án tối ưu nhất…”. Thứ Nhất, để cho một di tích kiến trúc – lịch sử xuống cấp đến mức không thu hút được khách du lịch tham quan là bằng chứng cho thấy một sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm đã kéo dài quá lâu đối với tài nguyên chung này của các cấp quản lý và là một sự lãng phí rất đáng chê trách. Nếu các cấp quản lý thực sự quan tâm, chú trọng bảo dưỡng, duy trì thì hiệu quả sử dụng mấy chục năm qua đã không bị mai một và giờ đây cũng giảm được gánh nặng cho ngân sách trùng tu, bảo tồn. Thứ Hai, việc di dời, dù là “trong khuôn viên” đối với một di tích như Dinh Tỉnh Trưởng ở khu Hòa Bình cũng sẽ trở nên bất cập như khi người ta định di dời ngôi đền Parthenon đến một góc nào đó trên đồi Acropolis ở Hy Lạp. Toàn cảnh Acropolis ở TP. Athens – Hy Lạp cho thấy những di tích kiến trúc cổ đại dù đổ nát, nhưng vẫn toát lên giá trị văn hóa – lịch sử có một không hai. Để xây dựng một nhà bảo tàng hiện đại (góc khoanh đỏ), nơi bảo quản các tác phẩm nghệ thuật cổ đại, người ta đã phải chọn vị trí xa nhất và công trình có khối tích nhỏ bé hơn hẳn so với các di tích bên ngoài quảng trường để không gây ảnh hưởng đến phần có giá trị nhất – Di tích lịch sử. Thống kê năm 2014, mỗi năm có khoảng 3 triệu 500 lượt du khách đến tham quan.

Trang 15


6 – Nếu Đà Lạt thật sự có nhu cầu xây dựng những công trình thương mại, du lịch hiện đại thì không phải không có phương cách thích hợp, đó là các khu vực nằm bên ngoài khu trung tâm và cảnh quan đặc sắc của hệ thống các hồ nước. Phải thừa nhận rằng đang tồn tại một nghịch lý lớn lao giữa bảo tồn và phát triển ở khắp các đô thị lớn nhỏ của chúng ta. Nhà đầu tư thường không mấy quan tâm, đồng hành cùng các thành phố trong việc “vẽ” nên những đô thị hiện đại. Cái mà họ quan tâm nhất là lợi nhuận trong mức đầu tư thấp nhất có thể. Khu Thủ Thiêm của TP. HCM cho đến nay vẫn chưa phát triển, theo ý kiến của TS Ngô Viết Nam Sơn: “trong khi mong muốn ban đầu Thủ Thiêm là nơi thu hút các tập đoàn lớn xây dựng thành khu trung tâm kinh tế, tài chính… tầm cỡ khu vực”, thì nay chỉ thấy những dự án của các nhà đầu tư tư nhân, chủ yếu xây nhà để bán. Nhìn bức ảnh chụp bán đảo Thủ Thiêm sau hơn 20 năm qui hoạch đến nay vẫn còn như một bãi đất hoang, trong khi ở bên bờ đối diện thì những toà nhà cao tầng mọc lên dày đặc như những bức tường rào.

Những cao ốc bên bờ Tây thật giống như những bức tường rào bao vây Thủ Thiêm. Câu hỏi đặt ra: tại sao Thủ Thiêm đã dọn sãn mặt bằng mà các nhà đầu tư vẫn thích ở lại bên bờ bên kia hơn với món “mì ăn liền”? Qua 6 nan đề nêu trên mới thấy việc tạo dựng tính đồng thuận ngày nay còn có nhiều cái khó hơn so với việc du thuyết ngày xưa đến như thế nào." Theo KTS Lê Thanh Sơn – Đại học Kiến trúc TP. HCM

Trang 16


CHUYỆN THIẾT KẾ

G

REEN

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

Trang 17


KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Cây Xanh Có Là Vật Liệu Cốt Lõi? Kiến trúc cảnh quan là một chuyên ngành mới mẻ đối với Việt Nam, trong khi ở nước ngoài nó đã phát triển từ rất lâu và trở thành một phần rất lớn trong các ngành liên quan đến Kiến trúc và Xây dựng. Nếu Kiến trúc là việc kiến tạo không gian chức năng và hình khối công trình, Kiến trúc Nội thất là hoàn thiện không gian nội thất cho các căn nhà và các công trình khác thiên về khuynh hướng hướng nội. Thì Kiến trúc Cảnh quan là phần bù còn lại, nên phạm vi của chuyên ngành ngày rất rộng vượt ra khỏi các công trình Kiến trúc.

2 . NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ CỐT LÕI ? Đúng vậy, bản thân từ Cảnh quan vốn có nghĩa là quan cảnh, là trưng bày, mang tính thưởng lãm rất cao. Vậy Kiến trúc cảnh quan chính là ngành thiết kế các không gian dành cho việc thưởng thức. Nên có rất nhiều công trình kiến trúc cảnh quan đã vượt ra khỏi quan điểm cổ điển. Cây xanh không còn là CHẤT LIỆU chính, các Kiến trúc sư khai thác nhiều hơn ở các chất liệu khác, tạo nên những dấu ấn và đặc điểm riêng cho thiết kế của mình.

Gạch Lát Xuyên Nước – Vật Liệu Cho Thành Phố Xanh Với tốc độ đô thị hóa nhanh tại Việt Nam hiện nay, sản phẩm gạch lát xuyên nước được xem là giải pháp hữu ích, khắc phục nhược điểm của quá trình bê tông hóa đô thị, sụt lún nền đất và bổ sung nguồn nước ngầm từ lớp nước mặt.

Chúng ta cùng thưởng thức 1 số công trình như vậy:

Là giao thoa của Quy hoạch đô thị, Thiết kế đô thị với Kiến trúc, Kiến trúc nội thất. Kiến trúc Cảnh quan thực thi các công việc thiết kế từ các công trình nhỏ cho gia đình như sân vườn, giếng trời đến các công trình cộng đồng lớn như công viên, landmank... Vậy một công trình Kiến trúc cảnh quan có nhất thiết cần có cây xanh hay không? 1 . CÂY XANH LÀ THỨ KHÔNG THỂ THIẾU ? Khi mà cả thế giới đang đối mặt với nóng lên toàn cầu, cây xanh như một lá phổi xanh duy trì nhân loại, nên lợi ích của cây xanh quá lớn, chúng ta không có gì bàn cãi. Nên ta luôn thấy cây xanh từ những thiết kế vườn cổ điển Pháp đến hiện đại trên khắp thế giới.

Cuộc triển lãm mang tên “Cánh đồng” của nhóm Out Of Dark tại công viên Hyde Park ở Sydney (Australia) đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của du khách và người dân ở đây bởi ý tưởng mới lạ và độc đáo.

Gạch lát xuyên nước bổ sung lượng nước ngầm tại các đô thị, dưỡng ẩm duy trì phát triển hệ sinh thái tự nhiên như cây xanh, thảm cỏ.

Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Quang Cung – Phó Chủ tịch Hội Vật liệu Xây dựng Việt Nam cho biết: Những năm gần đây, quá trình bê tông hóa đô thị diễn nhanh chóng gây ra không ít hệ lụy cho môi trường tự nhiên và xã hội như: hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, ngập úng, ô nhiễm, sụt giảm nguồn nước ngầm, sụt lún nền đất đô thị, tiêu diệt sinh vật tự nhiên trong lòng đất… (Sang trang)

Không gian nghệ thuật MQ, Simone Bossi - Kết hợp nhuần nhiễn vật liệu gỗ với mặt nước tạo nên những hiệu ứng thú vị

Trang 18


Để khắc phục vấn đề này, một số quốc gia phát triển tại Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… đã áp dụng sản phẩm gạch lát xuyên nước dùng làm đường giao thông, bãi đỗ xe, vỉa hè, sân công cộng và các công trình ngoài trời khác.

Nhận định về khả năng phát triển của sản phẩm gạch lát xuyên nước, ông Phạm Văn Bắc – Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng: Với tốc độ đô thị hóa, bê tông hóa nhanh chóng của Việt Nam hiện nay, chúng ta lại phải có những loại vật liệu mới, vật liệu xanh, vật liệu thân thiện với môi trường để cung cấp cho ngành Xây dựng giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đô thị. Các sản phẩm này vừa phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, tải trọng, làm đẹp cho đô thị nhưng cũng phải đảm bảo yếu tố tự nhiên, khí hậu, môi trường.

Theo TS Nguyễn Quang Cung, đây là loại vật liệu thân thiện với môi trường, đáp ứng được yêu cầu chịu tải trọng trong khi cho phép nước mưa xuyên qua, thẩm thấu xuống lòng đất tự nhiên, một mặt giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị, giảm thiểu tình trạng ngập úng, duy trì nguồn nước ngầm, bảo vệ sự sống của sinh vật trong lòng đất… Tuy nhiên, ở Việt Nam, sản phẩm này chưa được quan tâm và nghiên cứu một cách thấu đáo mặc dù thường xuyên diễn ra ngập úng tại các thành phố và đô thị lớn. “Hầu hết hệ thống thoát nước của các thành phố và đô thị lớn đều sử dụng vật liệu truyền thống như bê tông cho cống thoát nước, gạch block cho vỉa hè, bãi đỗ xe, là những loại vật liệu không giải quyết được vấn đề ngập úng trong mùa mưa do cấu trúc đặc chắc nên nước không thoát qua”, TS Nguyễn Quang Cung cho biết và đánh giá cao sản phẩm gạch lát xuyên nước mà Cty CP Gạch Khang Minh vừa giới thiệu ra thị trường mới đây.

Những tính năng nổi trội của gạch lát xuyên nước thế hệ mới.

“Chúng tôi biểu dương Cty CP Gạch Khang Minh đã mạnh dạn ứng dụng sản xuất các sản phẩm mới như gạch lát xuyên nước. Đây là sản phẩm mới, chúng tôi cũng đề nghị chủ đầu tư công bố các tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm. Từ đó, cơ quan quản lý sẽ tiến hành xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để các doanh nghiệp xây dựng, nhà thầu, chủ đầu tư có cơ sở đưa vào sử dụng sản phẩm cho các công trình xây dựng”, ông Phạm Văn Bắc nhấn mạnh. Theo kientrucvn.org

Chia sẻ về kế hoạch phát triển gạch lát xuyên nước, Giám đốc Cty CP Gạch Khang Minh Lê Hoài An cho biết: Theo các nghiên cứu và đã áp dụng tại Mỹ và các nước châu Á, gạch lát xuyên nước là loạt vật liệu thân thiện với môi trường, cho phép bổ sung nguồn nước mưa tự nhiên xuống lòng đất, thúc đẩy khả năng thoát nước, tiêu úng và khi trời nắng thì hơi nước có thể được thoát lên giúp điều hòa khí hậu tại các đô thị. Việt Nam là đất nước khí hậu nhiệt đới, mùa nắng thì nóng và oi bức, mùa mưa thì kéo dài, đường phố ẩm và trơn trượt. Việc ứng dụng gạch lát xuyên nước sẽ góp phần giải quyết hàng loạt vấn đề đặt ra trong phát triển đô thị tại Việt Nam. Sau một thời gian nghiên cứu và đầu tư dây chuyền sản xuất, Cty CP Gạch Khang Minh đã sản xuất thành công sản phẩm gạch lát xuyên nước theo tiêu chuẩn quốc tế.

Đa dạng sản phẩm cho nhiều công trình trong thi công xây dựng.

Trang 19


NHÂN VẬT

G

REEN

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

Trang 20


SO GĂNG “KIẾN TRÚC SƯ XANH” VÀ “KIẾN TRÚC SƯ HẠNH PHÚC” Nói về KTS.Võ Trọng Nghĩa, anh sinh năm 1976 tại tỉnh Quảng Bình. Là con út trong một gia đình thuần nông có 7 anh chị em. Sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, anh thi đậu ba trường đại học Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học xây dựng Hà Nội và đại học kiến trúc Hà Nội- ngôi trường anh chọn theo học. Năm 1996, anh nhận được học bổng Chính phủ Nhật để theo học tại khoa Kiến trúc Học viện kỹ thuật Nagoya (Nagoya Institute of Technology). Năm 2002, tốt nghiệp thủ khoa trường này, sau đó anh học tiếp và tốt nghiệp thạc sĩ hạng ưu của Đại học ToKyo vào năm 2004 với đề tài nghiên cứu về khí động học, gió và nước. Anh bỏ việc học tiếp tiến sĩ và trở về Việt Nam.

Hãy cùng nhìn qua sự khác nhau của hai kiến truc sư nổi tiếng "Kiến trúc sư xanh" Võ Trọng Nghĩa và "Kiến trúc sư hạnh phúc" Hoàng Thúc Hào nhé! Sở dĩ KTS Võ Trọng Nghĩa được nhắc đến là "Kiến truc sư xanh" bởi lẽ KTS mới vừa bổ sung cho "bộ sưu tập" của mình thêm một giải thưởng "Kiến trúc xanh ở Mỹ - Green Good Design Award 2017" dành cho các công trinh: Khách sạn ở Hội An, Nhà cộng đồng ở Long An, Ngôi nhà ở Nha Trang, Nhà hàng ở cuối đường Láng Hoà Lạc, Công trình Đèn Lồng Đỏ. KTS được biết đến với rất nhiều thiết kế về "công trình xanh" nên tên gọi "Kiến trúc sư Xanh" là một điều khá bình thường.

Với KTS. Hoàng Thúc Hào, anh sinh năm 1971 tại Hà Nội trong gia đình có bố là họa sĩ thiết kế nội thất. Anh tốt nghiệp Khoa Kiến trúc và Quy hoạch, trường Đại học Xây dựng năm 1992 và tốt nghiệp cao học tại Đại học Bách khoa Turin – Italia năm 2002. Hiện anh là Uỷ viên BCH Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Kiến trúc xanh Việt Nam, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư ĐH Xây dựng, và Sáng lập Văn phòng kiến trúc 1+1>2. Không đam mê từ nhỏ, chưa từng có khái niệm kiến trúc, khi học hết cấp 3, theo nguyện vọng của bố anh theo ngành kiến trúc, đúng là “việc chọn người”, từ việc học trong trường anh đã cảm thấy yêu thích nghề kiến trúc, cảm thấy phù hợp với tính cách của mình và phát huy được thế mạnh của bản thân, từ đó đến nay đã gần 30 năm.

Mặc khác với KTS. Hoàng Thúc Hào, tại sao lại mệnh danh là "Kiến trúc sư hạnh phúc"? Điều này xuất phát từ quan điểm nổi tiếng của KTS "Vì hạnh phúc con người", KTS thường xuyên khuyến khích sinh viên cùng tham gia với quan điểm này. Hơn 20 công trình của anh cùng với những cộng sự trong văn phòng kiến trúc 1+1>2 như: nhà cộng đồng, sân chơi cho trẻ em, trường học, nhà ở nông thôn mới, nhà ở cộng nhân, trung tâm thiền hay nhà chống lũ… đều thực hiện ở địa bàn khó khăn, phục vụ thiết thực nhu cầu cộng đồng người yếu thế. Vì vậy mà người ta luôn gọi KTS này bằng cái tên "Kiến trúc sư Hạnh phúc"

Trang 21


Võ Trọng Nghĩa "Tôi là người Việt Nam và muốn cống hiến cho Việt Nam". Với sự quả quyết đó anh bỏ dở đồ án Tiến sĩ và những lời đề nghị hấp dẫn cho sự nghiệp tương lai của mình để trở về Việt Nam và thành lập công ty TNHH Võ Trọng Nghĩa Vo Trong Nghia Architects năm 2006. Thời gian đầu công ty gần như không có khách hàng, lại ít mối quan hệ, kỹ sư trẻ không chịu làm việc cùng… bao nhiêu là khó khăn nhưng anh cũng vượt qua và dần khẳng định danh tiếng của mình trên trường quốc tế với những giải thưởng lớn. Anh đã phát triển thiết kế kiến trúc bền vững bằng cách tích hợp các vật liệu rẻ tiền ở địa phương và những kĩ năng truyền thống với mĩ học đương đại và các phương pháp hiện đại. Đầu năm 2015, anh nhận lời làm Giáo sư giảng dạy thiết kế kiến trúc tại Singapore University ò Technology anh Design (SUTD). Hoàng Thúc Hào phát triển sự nghiệp của mình với một loạt dự án cho những cộng đồng yếu thế như nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà ở nông dân và công nhân, trường học cho trẻ em nghèo, hệ thống sân chơi trẻ em, chợ dân sinh, trường học đô thị… Hướng đến bảo vệ và phát huy sự đa dạng văn hóa cho cộng đồng yếm thế và thiểu số. Phát triển kiến trúc xanh, kiến trúc bền vững ở đô thị và nông thôn. Ngôn ngữ thiết kế của ông giản dị, nâng cao giá trị trải nghiệm trong mỗi công trình. Ông đã hợp nhất ý tưởng về hình thức và sự gắn kết với cộng đồng thành luận điểm ‘kiến trúc hạnh phúc’, được coi là nguyên lý cốt lõi trong các thực hành kiến trúc của ông: vì hạnh phúc của con người và tương lai văn hóa. 2003 đến nay: Giảng viên khoa Kiến trúc và Quy hoạch, Đại học Xây dựng và sáng lập – KTS trưởng Văn phòng Kiến trúc quốc tế 1+1>2 2010 đến nay: Ủy viên BCH Hội KTS Việt Nam và Ủy viên Hội đồng Kiến trúc xanh Việt Nam 2013 đến nay: Tham gia thiết kế Quỹ nhà chống lũ - Quỹ Cộng đồng xanh trong Chương trình nhà chống lũ. 500 nhà được xây từ giữa năm 2013. 2014 đến nay: KTS trưởng Thiết kế và xây dựng những ngôi trường ở miền núi phía bắc Việt Nam trong Chương trình “Trường học cho trẻ em nông thôn”. 2015 đến nay: Chủ tịch Hội kiến trúc sư Đại học Xây dựng Hà Nội. 2016, 2017: Thành viên BGK Liên hoan Kiến trúc thế giới (WAF) tổ chức tại Berlin. Giảng dạy tại trường Nghệ thuật Chicago; Đại học quốc gia Singapore, Đại học công nghệ Delft (Hà Lan); Đại họ Puerto Rico; Đại học Quảng châu - Trung Quốc; Viện nghệ thuật đương đại Berlin - Đức Thuyết trình tại Liên hoan kiến trúc thế giới WAF tại: Singapore, Berlin, Barcelona.

Kết luận Nếu như người ta nói "Võ Trọng Nghĩa- Kiến trúc sư xanh, sùng bái thiền và kỳ dị nhất Việt Nam" thì KTS Hoàng Thúc Hào lại là "Người gắn bó với kiến trúc, coi kiến trúc là vì hạnh phúc con người" nên anh đã làm nên bao điều kì diệu. Cả hai KTS này đều là những người tài năng và có cho mình những phong cách và quan điểm thiết kế độc đáo. Những công trình đã làm nên tên tuổi và tầm ảnh hưởng cho thế hệ KTS Việt Nam sau này. Và thật khó để "so găng" họ trong một lĩnh vực đầy tính sáng tạo, đột phá và mới mẻ này! (Theo nghiên cứu từ VNGB Công trình xanh Việt Nam và Wikipedia)

Trang 22


GIỚI THIỆU DỰ ÁN

G

REEN

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

Trang 23


NGÔI NHÀ ÂM DƯƠNG: “TRỘN” VƯỜN LÊN MÁI - PENDA’S YIN & YANG HOUSE

D

ưới sự dẫn dắt của Chris Precht, nhóm Penda đã thiết kế ngôi nhà ’Ying and Yang’ cho một gia đình muốn sống trong không gian yên tĩnh và thích tận hưởng hương vị cuộc sống nông thôn. Vườn trên mái kết hợp cùng với cấu trúc của ngôi nhà nhỏ cùng với cảnh quan xung quanh khiến công trình như một thông điệp về sự bền vững: trả lại nhưng gì đã lấy của thiên nhiên

Ý tưởng của ‘Ying and Yang’ đề cập đến nhu cầu của gia đình : ‘Ying’ đại diện cho công việc và ‘Yang’ đại diện cho cuộc sống. Thoạt nhìn, khái niệm ‘Ying and Yang’ dường như là một khái niệm tượng trưng. Tuy nhiên, nó không chỉ là một biểu tượng. Đó là một thiết kế mang lại không gian sống và làm việc trong nhà sao cho phù hợp với lối sống của một gia đình. Để bù đắp cho diện tích đất xây dựng nhà, KTS đã cố gắng trả lại cùng một lượng đất lấy ra khỏi tự nhiên. Các kiến trúc sư cũng cho biết: “Bất cứ khi nào kiến trúc sư thiết kế một tòa nhà, họ sẽ mất một khu vực thuộc về tự nhiên. Chúng tôi cố gắng đưa không gian này trở lại trên mái nhà. Đồng thời chúng tôi cũng cung cấp hệ thống làm vườn tương tự như trong nhà kính vào mùa đông và hàng chục loại cây trồng trong suốt cả năm.”

Khu vườn trên mái có đầy đủ các loại rau, thảo mộc và trái cây, cho phép gia đình có thể tự cung tự cấp cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày.

Trang 24


Chris Precht nói rằng ông cũng sử dụng ý tưởng về ‘tự cung tự cấp lương thực’ trong nhà riêng của mình “Vợ tôi Fei và tôi cũng đang sống trong một ngôi nhà nhỏ ở vùng nông thôn Áo, và lợi thế lớn nhất của nông thôn là chất lượng cuộc sống. Đặc biệt là khi nói đến việc trồng thực phẩm cung cấp cho riêng bạn.” Nguồn: kienviet.net

Trang 25


G

THÔNG TIN SINH VIÊN

REEN

LANDSCAPE ARCHITECTURE MAGAZINE

Họ tên: Nguyễn Ngọc Anh Khoa MSSV: 18510501606 Lớp: QH18/A2

GVHD: Huỳnh Thị Mai Phương


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.