3 minute read
Điều trị đái tháo đường
from Seika Group
by song lam
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG BẰNG TẾ BÀO GỐC
SƠ LƯỢC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG:
Advertisement
A
B
Bệnh đái tháo đường là tình trạng bệnh lý xảy ra khi cơ thể không thể điều chỉnh nồng độ đường trong máu, nồng độ này được điều chỉnh bởi insulin kích hoạt bởi các tế bào Beta khi có sự gia tăng glucose (lượng đường) trong máu. Khi bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường, các tế bào Beta bị rối loạn chức năng hoặc không sản xuất đủ insulin. Đái tháo đường liên quan đến một số tình trạng bệnh và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim, thận, đoạn chi, mù lòa...
Đái tháo đường loại 1: hệ thống miễn dịch chiến đấu và phá hủy các tế bào Beta của đảo tụy (tế bào tiết insulin), gây ra sự thiếu hụt insulin và phải sử dụng nguồn insulin từ bên ngoài đưa vào cơ thể hàng ngày để duy trì sự sống.
Đái tháo đường loại 2: bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tăng glucose mãn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh. Loại này liên quan đến các yếu tố di truyền và béo phì, do đó đái tháo đường loại 2 có thể được ngăn chặn bằng một lối sống lành mạnh.
NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ:
Trong điều trị, mô mỡ được thu thập từ chính bệnh nhân có bệnh mãn tính. Khi thu thập, mô mỡ sẽ được phẫu thuật lấy từ bụng hoặc đùi sau của bệnh nhân theo dạng khối hoặc thu thập bằng ống dẫn. Các mô mỡ đã thu thập được vận chuyển đến cơ sở xử lý tế bào được cấp phép, nơi các tế bào gốc được phân ly và nuôi cấy. Khi số lượng tế bào đã tăng lên đến mức cần thiết phục vụ cho điều trị (khoảng 3 tuần), các tế bào được thu thập, quản lý dưới dạng lỏng để chuẩn bị cho liệu pháp điều trị. Dịch tế bào được gửi đến các cơ sở y tế ở trạng thái đông lạnh hoặc được bảo quản lạnh, được chứa trong túi truyền dịch và sẽ truyền qua tĩnh mạch. Theo quy chuẩn, 2 tháng truyền 1 lần, 200 triệu tế bào sẽ được chia ra 3 lần sử dụng. Có những trường hợp, sau 1 hoặc 2 lần trị liệu đã nhìn thấy kết quả thì có thể kết thúc quá trình điều trị.
HIỆU QUẢ MONG ĐỢI:
Phương pháp ứng dụng tế bào gốc phù hợp với bệnh nhân đái tháo đường loại 1 và loại 2. Bệnh nhân đái tháo đường có những tiến triển rõ rệt. Bệnh nhân giảm lượng đường trong máu, ổn định đường huyết, phục hồi chỉ số miễn dịch. Do sử dụng tế bào gốc được thu thập từ chính bệnh nhân nên khả năng xảy ra biến chứng được giảm thiểu tối đa. Song song với các hiệu quả đó, phương pháp còn giúp phục hồi khả năng tái tạo máu, cải thiện tình trạng rối loạn dinh dưỡng ở người mắc đái tháo đường. Vượt lên hơn tất cả, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường được cải thiện rõ rệt, kéo theo khả năng nâng cao tuổi thọ cho người bệnh.
Tùy vào mức độ của bệnh nhân đái tháo đường (loại 1, loại 2), bệnh nhân được chỉ định uống thuốc hạ đường huyết hoặc tiêm insulin. Tuy vậy, các biện pháp này chỉ có tác dụng trì hoãn sự phát triển của bệnh, chứ không giải quyết triệt để nguyên nhân gây ra đái tháo đường đó là: suy giảm chức năng tế bào Beta ở tuyến tụy. So với 2 liệu pháp trên, sử dụng tế bào gốc với khả năng tạo ra các yếu tố tăng trưởng, tăng sinh tế bào giúp bổ sung các tế bào Beta bị đào thải ở tuyến tuỵ, bảo vệ các tế bào khoẻ mạnh còn lại. Bên cạnh đó, phương pháp này hạn chế và giảm thiểu tối đa các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra.
Quan trọng hơn cả là bệnh nhân có thể giảm hoặc ngừng việc dùng thuốc hạ đường huyết (cũng như tiêm insulin).