1 Yesnews thรกng 02/2013
Quản lí bản tin Phòng công tác chính trị và quản lí sinh viên ĐH KTQD
Chịu trách nhiệm bản tin Hội sinh viên ĐH KTQD
Cố vấn nội dung Phòng quản lí khoa học ĐH KTQD
Xa lộ thông tin ~ Tin tức kinh tế trong nước tháng 02/2013……………….3
Thực hiện nội dung, biên tập và phát hành
~ Tin tức kinh tế thế giới tháng 02/2013…………………...6
CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH KTQD
Sinh hoạt khoa học ~ Tổng quan Kinh tế Việt Nam 2012 và vấn đề giải quyết nợ xấu ngân hàng thương mại (tiếp)…………………………11
Biên tập: Nguyễn Thị Lan
Lăng kính khoa học
Nội dung: Đinh Thị Thanh Nhàn,
~ Một góc nhìn về lịch sử khoa học………….…………..25
Trần Đăng Dung, Phan Thị Thương, Nguyễn Hồng Ngọc, Phan Huy Hoàng, Trịnh Duy Hoàng, Đỗ Phương Dung, Trần Như Trung, Nguyễn Thị Lan, Lê Phương Anh, Nguyễn Hồng Phương.
Thiết kề và trình bày: Phan Huy
~ Internet với hành trình hơn 15 năm ở Việt Nam……….27 ~ Cách mạng công nghiệp lần III…………………………32 ~ Những bước đi của ngành điện Việt Nam 2012……….36
Hoàng
Đường đến thành công Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về
~ Tổng kết và trao giải “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam
Địa chỉ: Phòng 121 – nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân
2012”……………………………………………………..40
Email: yesnews.neu@gmail.com
Góc nội bộ ~ Yesnews – 2 năm một chặng đường……………………43
Chờ đón YESNEWS tháng 03/2013 Phát hành ngày 31/03/2013
~ Lắng nghe người “trong cuộc”…………………………43
2 Yesnews tháng 02/2013
Tin tức kinh tế trong nước tháng 02/2013 Các hoạt động kinh tế đã trở lại sau kì nghỉ tết âm lịch Qúy Tỵ. Thị trường vàng và đô la Mỹ sôi động trong khi bất động sản vẫn trầm kha. Đáng chú ý là thông tin CPI tháng Tết này tăng 1,32% - con số thấp so với cùng kì các năm trước và dự đoán của các chuyên gia. Bên cạnh đó thị trường tài chính được một phen chao đảo với các tin đồn… 1. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2013 tăng 1,32% so với tháng trước Không nằm ngoài quy luật của thị trường, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tết thường tăng mạnh, Tổng cục Thống kê vừa công bố CPI tháng 2/2013 đã tăng 1,32% so với tháng trước và 7,02% so với cùng kì năm ngoái. Tuy nhiên so với mức tăng của một số năm trước CPI năm nay không có nhiều đột biến. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng tới 2,28%, cao hơn so với cùng kỳ năm
ngoái (2,11%). Tiếp đó nhóm đồ uống và thuốc lá cũng có mức tăng mạnh với 1,5%; may mặc, mũ nón, giày dép 1,08% - đây đều là những mặt hàng có nhu cầu lớn trong dịp Tết. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng 1,07% so với tháng 1. Các nhóm còn lại chỉ tăng dưới 1%, trong đó có cả thuốc và dịch vụ y tế, do việc điều chỉnh viện phí tại các tỉnh gần như được tạm dừng trong tháng Tết. Riêng nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,03% so với tháng 1.
Tháng Tết – dịp tiêu dùng mạnh nhất trong năm vừa qua đi, người dân tiếp tục tiết giảm chi tiêu trước quan ngại khó khăn của nền kinh tế tiếp tục kéo dài. Điều này khiến cho giá cả tương đối ổn định, chủ yếu do vòng quay tiền tệ ít cải thiện chứ không phải do cung tiền quá thấp. Không nằm trong các mặt hàng tính chỉ số giá, chỉ số giá Đô la Mỹ và vàng đều tăng nhẹ 0,03% so với tháng trước. 2. Cơn sốt “mua vàng để gặp may mắn đầu năm” Tháng 2 này thị trường vàng trong nước có tới 9 ngày nghỉ Tết âm lịch, giá
3 Yesnews tháng 02/2013
vàng cũng có những biến động đáng kể trước và sau thời gian này. Trước Tết, giá vàng thế giới có xu hướng đi ngang do không có động lực kéo theo giá vàng trong nước dao động ở mức 45,5-45,8 triệu đồng /lượng. Tuần đầu tiên sau kì nghỉ thị trường vàng và ngoại tệ có những diễn biến thay đổi lớn. Đầu tuần giá vàng giảm 600.00 đồng/lượng, so với giá vàng thế giới đang trên đà giảm vẫn cao hơn 4,5 triệu đồng/ lượng. Những ngày sau đó giá vàng trong nước tăng và đẩy chênh lệch với giá vàng thế giới lên mốc 5 triệu đồng/lượng. Gía vàng tăng mạnh do đầu năm Qúy Tị này, người dân đổ xô đi mua vàng đặc biệt là mặt hàng nhẫn tròn trơn, có lẽ do quan niêm “mua vàng để gặp may mắn cả năm”, bất chấp chênh lệch giá quá lớn so với thế giới. 3. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương trình Đề án giải quyết nợ xấu. 4 Yesnews tháng 02/2013
Trái ngược với sự nóng lên từng ngày của nợ xấu, Đề án xử lý nợ xấu và đề án Thành lập Công ty mua bán nợ quốc gia của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn nằm trên bàn thảo và chưa đi vào thực tế. Trước tình hình trên, tại Thông báo số 79/TBVPCP gửi các Bộ, ngành Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu NHNN khẩn trương trình Đề án xử lý nợ xấu ngân hàng cũng như quy định về Điều lệ Công ty quản lý tài sản (AMC) để đưa vào thực hiện ngay trong quý I/2013.
và quy định về Điều lệ Công ty quản lý tài sản để triển khai thực hiện ngay trong quý I/2013. Theo Vụ Tín dụng, NHNN, dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng đến ngày 19/2 âm 0,16% so với cuối năm 2012. Đây là kết quả khá tích cực so với mức âm 1% của tháng 1 và âm 3% của cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, NHNN cũng đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng là 12% nhưng tính gộp cả cả tăng trưởng của trái phiếu Chính phủ. 4. Thị trường chứng khoán chao đảo trước tin đồn.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN Việt Nam: •Điều hành lãi suất, dư nợ tín dụng và tổng phương tiện thanh toán phù hợp, hướng tới mục tiêu cả năm •Tích cực triển khai Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng. •Khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng, trình Chính phủ thành lập
Tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt, PVX công bố lỗ và thông tin giá xăng có thể tăng khiến chứng khoán lao dốc mạnh nhất trong suốt 6 tháng qua. Diễn biến đầy gay go, căng thẳng của thị trường chứng khoán (TTCK) hôm 21/2
có thể so sánh ngang bằng hôm bầu Kiên bị bắt. Sau khi tin đồn lan ra, các lệnh bán với số lượng hàng trăm nghìn cổ phiếu xuất hiện ngày càng dày đặc. Không ai có thể nghĩ Vn-Index giảm tới hơn 18 điểm khi đóng cửa. Đà giảm càng nhanh, sự hốt hoảng càng thể hiện rõ. Nhưng điểm đáng chú ý là lực mua vẫn có. Dù không tương xứng với áp lực bán, như vậy, một bộ phận đã tranh thủ thị trường giảm sâu để gom hàng. Có thể nói nguyên nhân do một số kẻ xấu tung tin đồn để trục lợi hay sự yếu đuối của các nhà đầu tư đã hành động theo tâm lý đám đông không phải là lý do chính tạo nên sự thiệt hại lớn của
TTCK. Chính việc thiếu minh bạch của thị trường, sự yếu kém trong quản lý của các nhà chức trách đã gây ra hậu quả nặng nề đó!
lít, từ 400 đồng lên 700 đồng
5. Tiếp tục kìm giá xăng dầu. Theo nguồn tin từ Bộ Tài chính, sáng 8/2 trong thông báo gửi tới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về điều hành giá: Liên Bộ Tài chính Công Thương đã thống nhất giữ ổn định giá bán xăng dầu và tăng mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá 200 đồng - 500 đồng mỗi lít. Cụ thể, xăng tăng từ 500 đồng mỗi lít lên 1.000 đồng. Dầu Diezel và madut cùng tăng 200 đồng mỗi lít. Dầu hỏa tăng mức sử dụng Quỹ thêm 300 đồng mỗi
Thực tế trong bối cảnh hiện nay, khi giá điện vừa tăng, việc tăng tiếp giá xăng sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng. Còn đối với doanh nghiệp, giá xăng tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào, gây bất lợi cho cạnh tranh trên thị trường. Vì thế, việc điều hành giá xăng dầu của các cơ quan quản lý rất cần một sự tính toán cẩn thận, hợp lý để có thể đáp ứng được nguyện vọng của người dân và các doanh nghiệp trong nước.
Lời kết: CPI tháng Tết thấp nhất trong mười năm qua, thị trường chứng khoán thiếu minh bạch, tranh cãi xung quanh việc điều chỉnh tỷ giá và vấn đề tăng giá xăng,… là những gì mà nền kinh tế tháng 2 nước ta thể hiện. Tuy có đáng thất vọng, song bên cạnh đó ta có thể thấy được sự nỗ lực của Nhà nước trong việc đưa ra các biện pháp, chính sách giải quyết thực trạng khó khăn hiện nay. Liệu những thách thức gì sẽ xuất hiện vào tháng 3 và Chính phủ sẽ chèo lái con thuyền kinh tế vượt qua sóng gió như thế nào? Hãy đón đọc phần tổng hợp tin tức kinh tế trong nước vào kỳ tới! Định Thị Thanh Nhàn – Trần Đăng Dung (Tổng hợp) 5 Yesnews tháng 02/2013
Tin tức kinh tế thế giới tháng 02/2013 Bất chấp những dấu hiệu về sự ổn định, nguy cơ suy giảm tăng trưởng ở châu Á vẫn còn. Sự phục hồi kinh tế tại Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản vẫn yếu ớt. Trong khi Mỹ đang cố đối phó với vấn đề “vách đá tài chính,” việc các nền kinh tế thuộc Eurozone không có khả năng khắc phục những khó khăn về tài chính có thể làm hỏng triển vọng phục hồi của kinh tế toàn cầu trong những tháng tới. Thị trường vàng
Giá vàng thế giới trong tháng 2 vừa qua có sự giảm sút đáng kể. Biến động gia tăng trên thị trường tiền tệ đã có hiệu ứng lan tỏa tới thị trường kim loại quý, đường đi của tỷ giá các đồng tiền mạnh, nhất là cặp Euro/USD, sẽ có tiếp tục ảnh hưởng tới giá vàng, bên cạnh đó, giá vàng quốc tế cũng chịu tác động bất lợi khi thị trường một số 6 Yesnews tháng 02/2013
nước châu Á đóng cửa trong kỳ nghỉ năm mới âm lịch. Trong phiên giao dịch ngày 8/2, đóng cửa tại New York, giá vàng giao ngay dừng ở mức 1.668,2 USD/oz, giảm 3,8 USD/oz (0,2%), so với chốt phiên liền trước. Giá vàng giao tháng 4 trên sàn COMEX chốt tuần ở mức 1.666,9 USD/oz, giảm 0,22% trong cả tuần. Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/2, giá vàng giao tháng 4 trên bộ phận Comex của sàn Nymex rớt 26 USD/oz (1.6%) xuống 1,609.50 USD/oz sau khi xuống tới 1,596.70 USD/oz vào đầu phiên. Mức sụt giảm gần 30 USD/oz trong ngày đã khiến kim loại quý bốc hơi hơn 3%/tuần và đóng cửa sát 1,600 USD/oz sau khi
rớt khỏi mốc này vào đầu phiên. Vào những ngày cuối tháng giá vàng tiếp tục giảm, ngày 21/2 sau khi tăng nhẹ vào đầu giờ sáng trong phiên giao dịch tại châu Á, giá vàng đã quay đầu giảm trở lại. Lúc 9h45 giờ Việt Nam, vàng giao ngay có giá 1.560,9 USD/oz. Trước đó ngày 20/2 giá vàng thế giới đã lao sâu xuống dưới ngưỡng 1.600 USD/oz. Với sức ép giảm giá đã xuất hiện từ thời gian gần đây, giá vàng đã sụt sâu thêm sau khi biên bản cuộc họp vừa được công bố của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đây được xem là một trong những “tác giả” gây ra phiên giảm giá chóng mặt này của kim loại quý. Lúc đóng cửa tại New York, giá vàng giao ngay sụt 40,3 USD/oz, tương đương mức
giảm trên 2,5%, còn 1.565,3 USD/oz. Giá vàng giao tháng 4 giảm 26,2 USD/oz, chốt ở mức 1.578 USD/oz. Đây là mức giá thấp nhất của vàng kể từ tháng 7/2012 tới nay. Cho tới nay, giá vàng đã khiến nhiều nhà đầu tư thất vọng khi không bứt phá được khỏi vùng 1.650-1.690 USD/oz. Sức hấp dẫn hiện tại của vàng có thể không lớn, những vẫn có những chuyên gia tin rằng giá vàng sẽ còn tăng cao nhờ những yếu tố hỗ trợ nền tảng như chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của các ngân hàng trung ương. Trong tuần tới, một loạt số liệu kinh tế Mỹ quan trọng sẽ được công bố, bao gồm: niềm tin tiêu dùng, doanh số bán nhà, số liệu sản xuất, số liệu điều chỉnh của GDP Mỹ quý IV... Nếu những số liệu này không tốt như dự đoán, giá vàng sẽ được hỗ trợ và ngược lại. Ngoài ra, hạn cuối ngày 1/3 để quốc hội Mỹ đạt thỏa thuận về vấn đề chi tiêu nhằm tránh việc cắt giảm chi tiêu ngân sách tự động cũng đang tới gần. Nhiều chuyên gia cho rằng, 7 Yesnews tháng 02/2013
những căng thẳng xung quanh vấn đề ngân sách Mỹ sẽ làm tăng nhu cầu vàng làm nơi trú ẩn an toàn.
Thị trường xăng dầu Đầu tháng 2 giá dầu thô dao động sau chuỗi những ngày tăng mạnh. Phiên giao dịch ngày 4/2, giá nhiều mặt hàng năng lượng quan trọng như dầu thô, xăng, dầu sưởi đã hạ nhiệt do sức ép từ đồng USD và sau khi có những tin tức về cuộc đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Iran. Chốt phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 trên sàn New York giảm tới 1,6 USD, tương ứng gần 1,6%, xuống còn 96,17 USD/thùng. Trước đó giá dầu thô loại này đã tăng được 2%.
Đến nửa sau của tháng giá xăng dầu thế giới biến động khó lường, phiên giao
dịch năng lượng đêm 19/2, giá dầu thô thế giới tăng mạnh sau khi nhận được hỗ trợ từ báo cáo kinh tế lạc quan của thị trường Đức, trong khi giá xăng, dầu sưởi hợp đồng kỳ hạn lại đi xuống. Cụ thể, chốt phiên, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 3 tại sàn hàng hóa New York tăng mạnh tới 80 cent (0,8%), lên mức 96,66 USD/thùng. Trước đó ngày 18/2, thị trường xăng, dầu tại sàn New York đóng cửa nghỉ lễ ngày Tổng thống, cho nên mức tăng hôm 19/2 là rất mạnh nếu so với mức giảm lên tới 1,5% trong phiên cuối cùng của tuần trước đó 15/2. Tại sàn giao dịch London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc cũng tiến lên nhưng thấp hơn nhiều so với những phiên trước. Cụ thể, chốt phiên 19/2, giá dầu Brent giao sau tăng được có 14 cent (0,1%), lên 117,52 USD/thùng. Ngày 18/2, thị trường London vẫn hoạt động, giá dầu Brent chốt phiên này là 117,38 USD mỗi thùng. Cũng trong phiên giao dịch ngày 19/2, tại sàn New York, giá khí
tự nhiên giao tháng 3 tăng mạnh tới 12 cent (3,8%), lên 3,27 USD/ triệu BTU. Trong khi đó, giá xăng giao cùng kỳ hạn giảm 1 cent xuống 3,12 USD/gallon. Giá dầu sưởi giao tháng 3 cũng giảm 3 cent xuống còn 3,18 USD mỗi gallon. Phiên giao dịch đêm 21/2, giá dầu thô hợp đồng kỳ hạn tại sàn hàng hóa New York đã giảm mạnh hơn 2%, xuống mức thấp nhất từ đầu năm tới nay, do những báo cáo bất lợi về tình hình kinh tế của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và Mỹ được công bố trong vài ngày qua. Những báo cáo này về cơ bản đã khiến giới đầu tư hàng hóa quốc tế lo ngại về khả năng giảm sút nhu cầu tiêu thụ trong thời gian tới. Cụ thể, giá dầu thô ngọt, nhẹ giao tháng 4 tại sàn hàng hóa New York đã giảm 2,38 USD, tương đương với 2,5%, xuống còn 92,84 USD/thùng. Cùng đi xuống với dầu thô New York, tại sàn hàng hóa London, giá dầu thô ngọt, nhẹ Brent Biển Bắc giao tháng 4 đã giảm 2,07 USD (1,8%), xuống còn 8 Yesnews tháng 02/2013
113,53 USD/thùng. Những lo lắng về nhu cầu tiêu thụ dầu trong thời gian tới cũng là nguyên nhân chính khiến giá dầu thô Brent Biển Bắc giảm. Hiện tại phạm vi dao động của giá dầu thô New York đang được dự đoán là từ thấp nhất 90 USD mỗi thùng cho tới cao nhất là 100 USD/thùng. Tình trạng dao động này có thể sẽ đạt được chuyển biến lớn, hoặc tăng rất mạnh hoặc giảm rất sâu, nếu như thị trường đón nhận tin tức kinh tế thật tích cực hoặc rất tiêu cực.
Thị trường khoán
chứng
Vào những ngày đầu tháng, thị trường chứng khoán chứng kiến sự sụt giảm sau báo cáo không mấy tích cực của Mỹ, những rối ren chính trị tại Tây Ban Nha và Italy càng khiến giới đầu tư lo lắng. Ở Mỹ chốt phiên giao dịch ngày 4/2, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm mạnh tới 129,71 điểm, tương ứng 0,93%, xuống còn 13.880,08 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 17,46 điểm
(1,15%), xuống 1.495,71 điểm.
mức
Chỉ số Nasdaq Composite cũng giảm 47,93 điểm (1,51%), còn 3.131,17 điểm. Trong đó, S&P 500 có mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Lượng giao dịch ngày 4/2 đạt 6,3 tỷ cổ phiếu, tương đương trung bình 3 tháng. Vào những ngày trung tuần của tháng thị trường chứng khoán với màu sắc xanh khả quan. Kết thúc phiên hôm 12/2, chỉ số S & P 500 tăng thêm 0,2%, lên 1.520,27 điểm. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng thêm 0,4%, lên 14.028,43 điểm. Cả 2 chỉ số này đều đang hướng tới các mức đóng cửa cao nhất kể từ 2007. Chỉ số S&P 500 hiện thấp hơn 3% so
với mức cao kỷ lục được lập hồi tháng 10/2007 trong khi chỉ số Dow Jones chỉ còn cách mốc cao nhất mọi thời đại 1%. Càng tiến về cuối tháng thị trường chứng khoán có diễn biến khó lường, ở Mỹ chốt phiên ngày 22/2 chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng mạnh được 119,95 điểm (0,86%), lên mức 14.000,57 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng được 13,18 điểm (0,88%), lên mức 1.515,60 điểm. Ở châu Âu mở phiên ngày 22/2 với sắc xanh khả quan sau khi thiết lập 2 phiên giảm điểm mạnh nhất trong tuần. Báo cáo khả quan tại Đức truyền cảm hứng cho giới đầu tư. Kết quả là, chỉ số Stoxx Europe 600 Index tăng 0.8%, đứng ở vùng 287.1 điểm vào lúc 9:05 a.m giờ London, xóa đi bước giảm gần 0.1% trong tuần này, trong khi đó thị trường chứng khoán châu Á tiếp tục hướng tới phiên giảm giá thứ 2 trong ngày cuối cùng của tuần. Những tín hiệu kinh tế xấu từ Châu Âu và khả năng FED ngừng tiến hành chương trình nới lỏng tiền tệ đang 9 Yesnews tháng 02/2013
gây áp lực lên giới đầu tư, chỉ số Nikkei 225 mở rộng đà giảm từ mức cao 52 tháng đã thiết lập hồi đầu tuần. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn đứng ở mức cao nhất trong vòng hơn 1 năm qua. Cùng lúc, chỉ số Kospi của Hàn Quốc duy trì trên mức cao 7 tuần quanh ngưỡng 2,000 điểm. Tâm điểm trong thời gian tới là các cuộc đàm phán về khủng hoảng ngân sách Mỹ sẽ tiếp tục được nối lại và kéo dài đến ngày 1/3, thời điểm chương trình cắt giảm chi tiêu liên bang trị giá 85 tỷ USD chính thức có hiệu lực. Nếu các nhà lập pháp Mỹ không đạt được thỏa thuận về chương trình giảm thâm hụt ngân sách thì có nguy cơ đẩy giá cổ phiếu lao dốc. Tuy nhiên các nhà đầu tư trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi chương trình cắt giảm chi tiêu của chính phủ Mỹ đều tỏ ra khá bình tĩnh, bất chấp nguy cơ đó.
Thị
trường
tiền
tệ
Thị trường tiền tệ trong tháng 2 có những diễn biến
phức tạp. Trong bối cảnh Tây Ban Nha và Italia đối mặt với bất ổn chính trị mới liên quan đến bê bối tham nhũng của chính quyền thủ tướng Tây Ban Nha và bầu cử ở Italia.
Hôm 5/2, euro giảm 0,2% xuống 124,6 yên/EUR sau khi giảm 1,4% phiên hôm trước đó, mức giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 6/2012. Euro không thay đổi nhiều so với USD, giao dịch ở 1,3509 USD/EUR. Cùng lúc, đồng yên bất ngờ tăng trở lại so với USD khi các công cụ kỹ thuật chỉ ra rằng việc giảm giá của JPY gần đây đã trở nên “thái quá” khiến giới đầu tư bắt đầu quay trở lại đối với đồng tiền
này, cụ thể yên tăng 0,2% so với USD lên 92,22 yên/USD sau khi xuống thấp nhất kể từ tháng 5/2010. Nhưng ngày 6/2 đồng tiền chung Euro bất ngờ đảo chiều tăng so với USD sau khi có dự báo Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) sẽ không nới lỏng chính sách tiền tệ trong cuộc họp diễn ra vào ngày 7/2. Ngày 22/2 đồng euro ổn định ở mức 1,319 USD/euro sau khi chạm ngưỡng 1,316 USD/euro – mức thấp nhất kể từ ngày 10/1 và theo đó EUR/USD đã lập đáy 6 tuần. Trong
khi đó, đồng euro cũng giảm so với đồng yên Nhật và giao dịch ở mức 122,74 yên/euro còn đồng yên cũng tăng nhẹ so với USD lên mức 93,02 yên/USD sau nhiều ngày giảm liên tiếp. Vào nửa cuối của tháng đồng euro đã giảm mạnh so với các đồng tiền chủ chốt trong bối cảnh cả châu Âu chuẩn bị dõi theo cuộc bầu cử quốc hội của Italia. Trên thị trường tiền tệ, đồng đôla tiếp tục duy trì đà tăng điểm so với các đồng tiền chính sau khi biên bản cuộc họp trước đó của FOMC cho thấy Fed
có thể giảm tốc độ hoặc ngừng chương trình mua trái phiếu. Sắp tới, thị trường sẽ hướng sự chú ý vào thỏa thuận giữa Tống thống Obama và đảng Cộng hòa về việc cắt giảm chi tiêu. Nếu thỏa thuận này không đạt được, nhiều khả năng kinh tế Mỹ sẽ lại gặp khó khăn, bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế khu vực EU còn nhiều bất ổn cũng là nguyên nhân khiến đồng EUR suy yếu so với đồng USD.Dự kiến trong thời gian tới biên độ dao động cặp tỷ giá EUR/USD là 1,3000 -1,3300.
Lời kết : Nền kinh tế thế giới năm 2013 đã trải qua gần 2 tháng, tuy vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các nước rất tin tưởng vào sự hồi phục của nền kinh tế. Với đợt giảm giá đang diễn ra của vàng và nền kinh tế toàn cầu khởi sắc, các chuyên gia nhận định giới đầu tư sẽ chuyển vốn mạnh vào thị trường chứng khoán và trái phiếu kho bạc trong thời gian tới.Chúng ta cùng chờ đợi vào sự “ lột xác” của kinh tế thế giới trong các tháng tiếp theo của năm rắn này. Phan Thị Trương – Nguyễn Hồng Ngọc (Tổng hợp)
10 Yesnews tháng 02/2013
Sinh hoạt khoa học 01/2013
Tổng quan kinh tế Việt Nam 2012 và vấn đề giải quyết nợ xấu ngân hàng thương mại (tiếp theo)
Phần II: Giao lưu Câu hỏi: Trong số các biện pháp xử lý nợ xấu của tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa đưa ra, đầu tiên là dùng nguồn trích lập dự phòng, vốn chủ sở hữu và thứ ba là nguồn ngân sách NN, tại sao chúng ta lại chưa sử dụng ngay cái nguồn tài sản thế chấp đó đầu tiên và phải sử dụng nguồn trích lập dự phòng?
trong chất lượng tăng trưởng kinh tế. Thầy nhận định như thế nào về hai con số này? Trong năm 2012 có khoảng 50000 DN phá sản và giải thể và 70000 DN thành lập mới. Có nhiều ý kiến của DN là NHNN năm vừa rồi có sự điều hành chính sách tiền tệ không hiệu quả, NHNN chỉ áp dụng trần đầu vào mà không áp dụng trần đầu ra nên nhiều DN phải vay vốn lên tới 26% và rất điêu đứng. Thầy nhận định thế nào nếu năm vừa rồi NHNN không áp dụng trần đầu vào mà áp dụng trần đầu ra thì có là một năm dễ thở hơn cho DN hay không? Thầy Đặng Ngọc Đức: Câu đầu tiên là câu dễ nhất, tại sao chúng ta không dùng nguồn TS thế chấp để giải quyết nợ xấu thậm chí TS thế chấp lên tới 60% thì chúng ta cũng chưa nên sử dụng.
Các bạn có đưa ra con số tổng kết năm nay tăng trưởng tín dụng của chúng ta là 7% trong khi tăng trưởng kinh tế là 5,03% thì theo nhận định của thống đốc Bình: năm nay chúng ta đã thành công hơn 11 Yesnews tháng 02/2013
-Lý do là: có một số tài sản thế chấp chính là tài sản đang được vận hành, sử dụng ở trong các DN. Nếu chúng ta thanh lý nó thì
chính là chúng ta tuyên bố đóng cửa DN đó. Mà có trường hợp, trong ngành NH có quy định là: “tài sản thế chấp là tài sản được từ nguồn vốn vay”, như vậy tôi vay 100 tỉ từ NH để nhập một dây chuyền máy móc từ nước ngoài về. Dây chuyền đó chính là tài sản thế chấp, nếu thu hồi tài sản thế chấp đó chính là không để cho DN có cơ hội tồn tại. Nó lại giống hệt cách chúng ta phong tỏa tài sản, bán đấu giá, thanh lý tài sản để thu hồi nợ. Không kể TBCN hay XHCN, NH và DN phải là bạn hàng với nhau, việc thu hồi nợ phải đảm bảo cho việc tái tạo và phát triển nguồn thu. Do đó chúng ta không thể thu hồi tài sản thế chấp. -Lý do thứ hai, về vấn đề định giá tài sản thế chấp không bao giờ đầy đủ chính xác cả. Ngay từ lúc đầu tiên DN đi vay tiền bao giờ cũng khai tăng lên, xu hướng NH thì đánh giảm giá trị xuống. Nếu hai đối tượng này cùng thống nhất gặp nhau tại một điểm. Em có 100 tỉ vốn đang bị nợ đọng và em có 100 tỉ tài sản bảo đảm thì chuyện không có gì để nói. Nhưng do việc đánh giá không chính xác nên đôi khi giá trị tài sản chỉ bằng 60% giá trị của món vay. -Lý do thứ ba, trong quá trình sử dụng vốn đặc biệt là trung và dài hạn thì giá trị tái sản thế chấp giảm xuống. Ví dụ BĐS là thứ xưa nay chúng ta yên tâm nhất là cùng với thời gian giá của nó chỉ tăng thì đợt vừa rồi nó giảm tới 25% giá trị. Em có thu hết tài sản thế chấp về cũng không đủ. Chưa kể máy tính, các thiết bị hao mòn vô 12 Yesnews tháng 02/2013
hình rất nhanh nên giá trị giảm xuống. Một số tài sản giá của nó lúc thế này lúc thế khác. Chứng khoán cũng là loại tài sản thế chấp không thể nào sử dụng được. Nguồn tài sản thế chấp chỉ là nguồn thứ cấp chứ không phải là nguồn sơ cấp, quan trọng ban đầu. Trong trường hợp chúng ta có cố gắng tối đa nó cũng không bao giờ đủ cho món vay. Câu hỏi thứ hai, tôi cũng hoàn toàn nhất trí với quan điểm cho rằng chất lượng tăng trưởng của chúng ta ngày càng tăng lên. Tôi không quan ngại lắm đến hai con số mà các em nêu ra. Nhưng tôi cũng đã trình bày rằng, lần đầu tiên ở Việt Nam chúng ta thấy sự tương đồng giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Nó thể hiện vốn được vay từ hệ thống NH đã bỏ vào sự phát triển của DN, ít nhất là về mặt logic hình thức chúng ta có quyền kết luận như vậy. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng trên 30%, 40% mà tăng trưởng GDP chỉ có 7, 8 % thôi thì dù có muốn tô vẽ chúng ta cũng ko thể nhận định rằng tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Như vậy vốn vay về có thể để làm việc khác chứ không phải để phát triển kinh tế, phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội. Nếu chúng ta xét chất lượng tăng trưởng dưới giác độ tăng trưởng ổn định, tăng trưởng đi kèm với bảo vệ môi trường, đi kèm với tái tạo nguồn tăng trưởng cho tương lai thì nhận xét của Thống đốc Nguyễn Văn Bình là cũng có lý. Khi chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng là trên 5% trong khi tốc độ
tăng trưởng tín dụng là 7% thì chúng ta cần lưu ý một điểm khác: vốn để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế bằng ít nhất từ hai kênh chứ không phải chỉ có một. Còn ở Việt Nam chúng ta có nhiều hơn hai kênh: kênh thứ nhất là qua hệ thống NH, kênh thứ hai là qua TTCK thì năm 2012 TTCK chúng ta gần như dẫm chân tại chỗ, không có ai IPO thêm, có một số DN gọi vốn thêm nhưng cũng không nhiều lắm, nhưng chúng ta còn kênh Ngân sách Nhà nước nữa bởi vì đầu tư của Ngân sách Nhà nước ở Việt Nam được xếp vào chi thường xuyên của Ngân sách Nhà nước. Thế cho đó do nên là chỉ nhìn vào tốc độ tăng trưởng tín dụng thì cũng chưa đủ để nói rằng sự phù hợp ở đây là hoàn toàn, ít nhất là về mặt hình thức. Bây giờ muốn kết luận về sự phát triển bền vứng hay không thì hiện nay chưa có khái niệm duy danh định nghĩa thế nào là tăng trưởng bền vững hay là sự tăng trưởng có chất lượng. Nhưng chúng ta cứ cảm thấy thế này: thứ nhất GDP tăng, thứ hai là phúc lợi công cộng tăng ví dụ Y tế, chăm sóc sức khoẻ, thứ ba các DN Việt Nam phải chú ý đến bảo vệ môi trường. Bởi vì trong khi chúng ta tăng trưởng đôi khi chúng ta phá huỷ môi trường, ví dụ Vedan ở trong kia người ta tăng sản lượng lên, về mặt bột ngọt là đời sống gia tăng nhưng người ta lại làm chết dòng sông Thị Vải.Vậy thì tăng trưởng bền vững phải lấy tổng số lợi ích ấy trừ đi cái thiệt hại kia thì mới ra tăng trưởng được. Tôi nghỉ rằng con số GDP tăng trưởng và con số tăng trưởng tín dụng có phản ánh sự tăng trưởng bền vứng ở 13 Yesnews tháng 02/2013
góc độ các DN không sử dụng vốn sai mục đích chứ chưa thể nói đến sự tăng trưởng lành mạnh hay sự tăng trưởng bền vững một cách thực sự được.
Còn câu hỏi thứ ba, cũng như tôi giải thích ban đầu, để một DN phát triển được thì đôi khi lãi suất càng cao thì DN lại càng sử dụng vốn có hiệu quả chứ chưa chắc lãi suất thấp mà DN sử dụng vốn có hiệu quả. Từ năm 1998-2001 tôi làm việc cho tổ chức CGAP (Consultative Group to Assist the Poorest) của Ngân hàng thế giới - quỹ hỗ trợ cho những người nghèo nhất. Tôi vô cùng giật mình khi thấy rằng ngân hàng Grameen Bank ở Pakistan, ở Indonesia tức là NH phục vụ cho người nghèo, người ta cho những người nghèo nhất của xã hội vay 222%/năm, như vậy mỗi một tháng xấp xỉ 20%. Bây giờ ngoảnh lại Việt Nam, quỹ tình thương TYM của hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam có tôn chỉ là hỗ trợ cho những phụ nữ nghèo ở nông thôn Việt Nam. Nhưng mà khi Ngân hàng Công thương cho vay ra với lãi suất 11% thì TYM lại cho vay với lãi suất 34,5%. Đối với người nghèo, cho họ cái cần cầu hay
hơn là cho họ cái xâu cá và nếu định cho họ xâu cá thì cho vay không lãi suất luôn. Nhưng vì sao lãi suất cho vay với người nghèo cao thì có 3 lí do. Thứ nhất là nguời nghèo không có tài sản thế chấp. Đã gọi là người nghèo là tổng tài sản là dưới 10 triệu đồng, và một trong những nguyên tắc quản lí tài chính là rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao. Thứ hai là người nghèo bao giờ cũng vay với món nhỏ, trong khi chi phí hành chính lại rất cao nên nó kết chuyển vào lãi suất của nó là rất cao. Và lí do quan trọng nhất là chỉ khi người nghèo vay vốn với lãi suất cao thì trước khi vay vốn mới đặt ra 2 câu hỏi và sau khi vay vốn phải đặt tiếp một câu hỏi thứ 3 nữa: một là có thực sự cần hay không, lãi suất cao như thế không phải là một lợi ích cho không nên phải chấp nhận lãi suất cao thì mới vay vốn; hai là họ phải làm gì để cover chi phí lãi suất ấy; và từ đó dẫn đến câu hỏi thứ ba là họ phải làm gì để sử dụng vốn có hiệu quả nhất như dự kiến ban đầu. Nếu không có tài sản thế chấp thì phải cho vay thế này: thành lập một nhóm 5 người, đặt ra quy định là một trong 5 người mà không trả được nợ thì 4 người còn lại phải trả thay. Thế nên có một tình huống, chúng tôi cho một nhóm trên Vĩnh Phú vay, vay xong một bà về Hà Nội làm osin. Khi đi làm osin người ta chỉ cần báo chính quyền địa phương người ta đi thăm thân thì chính quyền địa phương hết cách. Nhưng đến khi cần để tìm người kia về thì 4 người trong nhóm tìm còn giỏi hơn cảnh sát hình sự bởi vì đó là trách nhiệm của người ta mà, và nếu anh không hoàn trả thì lần sau anh 14 Yesnews tháng 02/2013
không thể vay được nữa. Nên mong ước của tôi là nếu như có thể được thì NHNN không cần khống chế cả lãi trần lẫn lãi sàn, không cần khống chế cả đầu vào lẫn đầu ra mà hãy để người dân và các DN tự xác định được nhu cầu vốn và giá họ phải trả là như thế nào. Cost to borrower - giá trị thực mà khách hàng phải trả gồm có 3 thứ, chỉ một trong số đó là tiền lãi được xác định là tỉ lệ phần trăm trên số vốn vay. Đây lại là 1 bất cập của Việt Nam, nếu tôi là thành viên của kiểm toán, cho tôi đi kiểm tra thì vào DN nào cũng chết là vì ngân hàng và Bộ Tài chính chỉ cho kiểm toán hạch toán vào trong lãi vay này vào chi phí hợp lý. Nhưng để có được tiền vay thì DN còn phải trả chi phí cơ hội và chi phí giao dịch nữa, đây là những khoản chi phí chúng ta không đưa được vào sổ sách, những khoản gọi là undertable money, và không có chuyện này thì ông phó tổng giám đôc BIDV đã không bị bắt quả tang nhận hối lộ 50 ngàn USD. Thế thì khi tôi đưa lãi vay lên mức của thị trường, ai muốn vay được thì phải chấp nhận mức đó thì có còn hối lộ nữa không? Lãi suất cao như thế DN nào chịu được thì phải toan tính sử dụng vốn như thế nào rồi. Ngược lại người dân lại đi gửi tiết kiệm, ngân hàng cảm thấy trả được ở mức lãi suất nào thì trả ở mức đó. Chúng ta khống chế là chúng ta đi lùi lại lịch sử. Nhưng ông Lê Đức Thuý lại ủng hộ đi tinh thần trước đón đầu, vì xu thế là chúng ta phải thị trường hoá nền kinh tế, mà thị trường hoá nền kinh tế thì lãi suất là giá cả nguồn vốn thôi. Và sau đó tuơng ứng 2 năm là 2001 và
2002 Đảng và Nhà nước đã cho phép các NH thoả thuận lãi suất với khách hàng, 2001 là tín dụng nội tệ và 2002 là tín dụng ngoại tệ. Nhưng vì tình hình lạm phát, suy thoái kinh tế 2007-2009 cuối cùng chúng ta đã phải quay trở lại kiểm soát và đây là bước lùi. Còn chuyện đây có là bước lùi hợp lí hay bước lùi cần thiết hay không thì tuỳ theo quan điểm từng người. Nhưng nếu được phép đưa ra kiến nghị thì tôi vẫn ước rằng Nhà nước không kiểm soát đối với lãi suất và tỷ giá nữa, và như vậy chúng ta đã sử dụng đúng giải pháp mà chúng ta dành thắng lợi vào năm 1989 khi chúng ta giải phóng giá cả, làm ổn định nền kinh tế giúp chúng ta đi vào thời kì hoàng kim từ năm 1990 đến 2001. Còn nếu NHNN hạ lãi suất cho vay xuống chưa chắc các DN đã bớt khó khăn, có khi còn khó khăn hơn và có khi họ còn khó thích nghi được khi các DN du nhập vào Việt Nam. Trái lại, họ phải tự hoạch toán đầy đủ các khoản chi phí thì họ mới tồn tại bền vững được.
Câu hỏi: Công ty mua bán bán nợ xấu mà cuối năm vừa rồi Nhà nước bàn đến được đánh giá khá tốt khi giúp các ngân hàng giải quyết nợ xấu một cách nhanh chóng, tuy nhiên khi giúp các ngân hàng giải quyết nợ xấu một cách dễ dàng sẽ làm giảm thúc đẩy tái các ngân hàng tự tái cơ cấu. Thầy cho em một chút ý kiến về vấn đề này.
15 Yesnews tháng 02/2013
Thầy Đặng Ngọc Đức: Như tôi nói vừa xong thì công ty mua bán nợ là một giải pháp để các NH giải quyết nợ xấu, kéo bảng tổng kết tài sản của sạch sẽ hơn và chuyển quyền đòi nợ sang công ty mua bán nợ. Nếu chúng ta dừng lại ở chỗ đó thì chúng ta thấy công ty mua bán nợ rất là tốt. Nhưng tôi sẵn sàng mua nhưng giá là bao nhiêu? Giống như cho vay 100 tỷ nhưng bầu Kiên chỉ mua có 20 tỷ thì vẫn phải hạch toán 80 tỷ vào lỗ. Như vậy khi có công ty mua bán nợ xấu thì đó cũng chưa phải là điều kiện cần và đủ để chúng ta nói rằng đấy là cách giải quyết dễ dàng đối với nợ xấu mà còn phụ thuộc phương thức mua bán, giá cả mua bán như thế nào. Ở các nước trên thế giới thì công ty mua bán nợ là 1 tổ chức khai thác nợ xấu chuyên nghiệp nên nó có thể chứng khoán hoá, nó có thể mua bán nợ trên phạm vi quốc gia thậm chí là quốc tế. Các khái niệm Câu lạc bộ Paris, Câu lạc bộ Luân đôn chính là những Câu lạc bộ đứng ra để xử lí nợ quốc tế thôi, một cái là xử lí nợ ngắn hạn một cái là xử lí nợ dài hạn. Nhưng mà cái tôi lo ngại hơn là sau khi mua xong thì công ty mua nợ sẽ làm thế
nào? Giả sử chúng ta đặt ra viễn cánh chúng ta là những người hùng đứng ra giải quyết nợ xấu, đang được chính phủ và nền kinh tế nhìn bằng con mắt rất ưu ái, chúng ta sẽ làm gì sau khi mua về? Tiền ở đâu mua, vốn chủ sở hữu của những công ty này cũng có giới hạn thôi? Giả sử có 1 công ty đưa ra vốn chủ sở hữu là 100 tỷ đi thì thử hỏi với từng ấy thì mua được bao nhiêu món nợ xấu và mua xong rồi chúng ta làm gì và đấy mới là câu chuyện đáng phải bàn. Còn về công ty mua bán nợ quốc gia. Như vừa nói với các em lúc nãy thì nhiều người phản đối dùng tiền ngân sách để giải quyết nợ xấu thì công ty mua bán nợ quốc gia lại là trường hợp khác, nó được thành lập bởi Nhà nước vốn của nó là Ngân sách Nhà nước và như vậy chúng ta có thể hiểu là vô hạn. Nó có vai trò giống với của IMF sau hội nghị Jamaica lần thứ nhất năm 1967. Tức là xây dựng nên một loại đồng tiền là đồng SDR, trước đây IMF phải dùng vàng, USD để giải quyết nợ nần giữa các nước thuộc khối IMF nhưng đến lúc không đủ vàng và USD nữa thì tại hội nghị Jamaica I năm 1967 người ta sáng kiến ra đồng SDR, tức thanh toán bằng SDR nhưng là tiền tượng trưng. Theo tôi công ty mua bán nợ quốc gia hoạt động theo cách đó. Đây có thể gọi khác đi là biến thể tiên tiến hơn 1 chút để dùng tiền ngân sách xoá nợ, còn bản chất của nó thì vẫn là Nhà nước đứng ra giải quyết nợ.
16 Yesnews tháng 02/2013
Câu hỏi: Nợ xấu ảnh hưởng tới nền kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn như thế nào? Thầy Đặng Ngọc Đức: Trong ngành NH chia 3 loại khái niệm: dư nợ, dư nợ hiệu quả và dư nợ hiện thời. Dư nợ hiện thời chính là tại thời điểm này tổng dư nợ là bao nhiêu. Như vậy ta có thể thấy dư nợ bằng tổng doanh số dư nợ trừ đi các khoản nợ đã trả. Còn dư nợ hiệu quả là khoản nợ mà các DN vay vốn và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiện quả hay không được xếp trong nhóm 3, 4, 5. Phần lớn số này đã đc thu hồi hoặc khả năng thu hồi là chắc chắn. Chênh lệch giữa dư nợ hiệu quả và tổng dư nợ thực tế sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Ví dụ, dư nợ 7%, tăng trưởng kinh tế là 5,6% thì đây là dư nợ hiệu quả, có ảnh hưởng tích cực. Phần còn lại chênh lệch giữa tổng dư nợ và dư nợ hiệu quả ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế vì vốn đã đc sử dụng vào mục đích khác không phải sản xuất, kinh doanh, đời sống, có thể là đánh bạc, dùng để trả nợ cũ hay chảy máu vàng ra nước ngoài.
Câu hỏi: Một số công ty Nhà nước quản lý kém hiệu quả dẫn đến làm việc kém hiệu quả. Theo tôi chúng ta có nên kiểm soát các quyền lực đặc biệt hoặc xóa bỏ các công ty Nhà nước này không? Thầy Đặng Ngọc Đức: Đây là một câu hỏi rất hay, và cũng rất may cho tôi là Nhà nước đã trả lời cho tôi câu hỏi này rồi. Vừa
rồi, tập đoàn sông Đà đã bị thu hồi quyết định thành lập tập đoàn và môt số công ty nộp đơn xin thành lập tập đoàn đã bị đình chỉ. Chúng ta hãy khoan đánh giá đến sự quản lý, vì ở đây có 2 yếu tố chi phối. Đôi khi muốn quản lý tốt nhưng trong nền kinh tế chính trị như ở Việt Nam thì rất khó để vận hành, chỉ đạo tập đoàn theo một định hướng tôn chỉ của chỉ tập đoàn mà không để ý đến ý kiến của Nhà nước, Chính phủ, yêu cầu về mặt chính trị, xã hội. Để nêu rõ quan điểm này, chúng ta hay quay lại cuộc khủng hoảng tài chính 1997. Sau cuộc khủng hoảng, người ta đã tổng kết và so sánh Hàn Quốc với Đài Loan và Hàn Quốc với Singapore. Chúng ta đa thấy các nước Malaysia, Indonesia chịu những ảnh hưởng rất nặng nề của cuộc khủng hoảng do những nguyên nhân về chính sách tài chính, dự trữ quốc tế, phản ứng trước tình hình, vấn đề kiểm soát các dòng vốn ra vào, đặc biệt là các luồng vốn tư nhân ngắn hạn gián tiếp. Nhưng Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc đều là những nước có tiềm lực tài chính rất lớn, đều thuộc khối các nước công nghiệp mới, từng được ví là rồng là phượng của khu vực châu Á, Đông Nam Á. Nhưng khác biệt ở chỗ tác động của cuộc khủng hoảng đến Hàn Quốc là vô cùng nặng nề, trong khi đó đới với Singapore thì ít hơn và với Đài Loan thì hầu như không đáng kể. Sự khác nhau này là về vấn đề chiến lược công nghiệp hóa. Hàn Quốc là nền kinh tế được hình thành từ 5 tập đoàn lớn, như vậy nếu dùng phép số học thô thiển chia nền kinh tế thành 5 phần, giả sử mỗi tập đoàn nắm 20% thì chỉ 17 Yesnews tháng 02/2013
cần một tập đoàn sụp đổ thôi thì tức là 20% nền kinh tế sụp đổ, rất nguy hiểm. Nhưng Đài Loan và Singapore thì lại công nghiệp hóa theo kiểu các DN vừa và nhỏ, nền kinh tế với trăm ngàn các DN khác nhau, thậm chí như ở Việt Nam trên 60,000 DN khó khăn, phá sản vẫn chưa ảnh hưởng gì. Như vậy có thể so sánh lợi ích của DN lớn và nhỏ, của tập đoàn và không tập đoàn thế nào rồi. Quy mô lớn có lợi thế về quy mô nhưng chỉ có lợi thế khi DN thuộc loại economics to scale, tức là lợi ích tăng theo quy mô. Nếu tập đoàn gồm những DN cộng lại mà lợi ích giảm theo quy mô, tức là quy mô càng tăng thì hiệu quả càng thấp thì rõ ràng là một phép cộng ngu ngốc, không đáng lựa chọn. Huống chi là một DN lớn hoặc quá lớn thì sự thích ứng với thay đổi của thị trường là chậm. Chỉ đạo từ trên xuống qua tầng tầng lớp lớp rồi mới đến các DN, công ty thành viên thì sẽ lỡ mất cơ hội, trong khi thay đổi để tránh hậu quả xảy ra thì không kịp. Do vậy, với trình độ quản trị, điều hành, với điều kiện khinh tế cụ thể ở Việt Nam, DN vừa và nhỏ có ưu thế hơn. Vậy tại sao trong thời gian vừa rồi chúng ta vẫn thành lập các tập đoàn lớn, điều này rất khó bày tỏ ở đây vì sau nó lấp ló bóng dáng của các quan chức chính phủ, các nhà chính trị, chính khách. Ví dụ tập đoàn Tân Tạo, Vinashin, Vinacomin có ai? Về mặt lý thuyết, nếu các DN lớn phát triển nó sẽ định hướng cho nền kinh tế, cũng giống như Mỹ là nền kinh tế đầu tầu của thế giới vậy. Chính phủ VN cũng thông qua DN lớn để dẫn đạo cho các DN khác, đó là mặt
tích cực. Nhưng nếu vai trò đó không được đảm bảo thì cái giá phải trả rất có vấn đề, bằng chứng cho thấy như Vinashin không chỉ nợ quá hạn Việt Nam mà ngay cả Bộ tài chính cũng phải gồng lưng trả nợ nước ngoài cho nó. Nguyên Bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng từng tuyên bố nợ của Vinashin thì Vinashin phải trả, nhưng tôi có nguồn tin vỉa hè ở Kho bạc Nhà nước cho thấy ngay sau tuyên bố đó thì Bộ Tài chính phải vận chuyển 1500 tỷ đi để trả nợ cho Vinashin. Xét về mặt quy mô, xét về mặt giá trị hoạt động, về tầm ảnh hưởng, mạng lưới len lỏi khắp các khu vực của đất nước thì Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoàn toàn có thể trở thành một tập đoàn thì lại xảy ra những vấn đề như thế. Như vậy thực tế thì các tập đoàn của chúng ta cho đến lúc này đều có vấn đề, mà đều là vấn đề lớn cả. Do đó, cần phải cân nhắc lại định hướng, rất may, Chính phủ đã nhận thức được điều này nên các tập đoàn mới không được thành lập tiếp nữa.
Câu hỏi: Làm thế nào để hạn chế sự ỷ lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của Chính phủ với quan niệm “too big too fail” trong khi vấn đề rủi ro đạo đức ở Việt Nam đang được lên án rất nhiều. Ở VN, tiêu chuẩn Basel 2 vẫn đang được triển khai nhưng mới chỉ có 20% ngân hàng đạt tiêu chuẩn này. Vậy tiến trình để áp dụng Basel 3 là như thế nào?
18 Yesnews tháng 02/2013
Thầy Đặng Ngọc Đức: Về giải quyết nợ xấu, như tôi đã chia sẻ từ đầu thì quan điểm là chúng ta không ỷ lại, “too big too fail” là thuật ngữ để chỉ ra rằng các NHTM cố để trở thành các ngân hàng lớn. Càng lớn thì càng được Chính phủ cứu cánh khi khó khăn, vì một ngân hàng lớn mà bị phá sản thì hậu quả sẽ rất nặng nề với nền kinh tế. Trong trường hợp giải quyết nợ xấu thì cũng tương tự. Nợ xấu của một NHTM đến một mức độ nào đó có thể làm ngân hàng phá sản. Ví dụ ở Mỹ có luật phá sản. Washinton Mutual có tổng giá trị tài sản còn lại trước khi phá sản là 309 tỷ USD, số thua lỗ chỉ có 19 tỷ, vậy mà đã phải tuyên bố phá sản. Trong khi đó, ở Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thua lỗ hàng trăm ngàn tỷ, bao gồm cả vấn đề nợ xấu, cung cách cho vay, rủi ro đạo đức và vi phạm pháp luật. Trong bối cảnh như vậy thì theo quan điểm “too big too fail”, chính phủ không dám để cho nó tự phá sản mà buộc phải tìm cách tài trợ cho nó. Khi đó, xuất hiện tâm lý ỷ lại. Khi làm ăn phát đạt, chúng ta chia nhau lợi ích, có thể Nhà nước được một phần thông qua thuế và nghĩa vụ tài chính, nhưng khi thua lỗ, Ngân sách Nhà nước phải bỏ ra để bù đắp. Như thế NHTM không phải sự cấu thành, không phải là bà đỡ cho mọi sự phát triển kinh tế hay là đứa con ưu tú nhất của nền kinh tế thị trường như vai trò mà nó được vinh danh. Về lý luận, một ngân hàng ra đời sử dụng vốn của công chúng và các DN, khi làm ăn có lãi thì chia nhau nhưng khi thua lỗ lại lấy tiền của chính bà con
đóng thuế để bù lỗ, như vậy là không công bằng, tôi tuyệt nhiên phản đối con đường sử dụng NSNN để giải quyết nợ xấu. Trong bối cảnh hiện tại, chúng ta không có phương án tối ưu, không có “The best” thì phải chấp nhận “The second best”. Đây là bước lùi cần thiết. có thể là công ty mua bán nợ quốc gia, công ty mua bán nợ NN được coi là phương án tốt thứ 2. Về vấn đề rủi ro đạo đức: để xác định khách hàng vay vốn hay dự án hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không là không hề khó. Nhưng tại sao những dự án không hiệu quả vẫn được vay vốn thì đây chính là vấn đề rủi ro đạo đức. Ở Việt Nam, điều đó xảy ra qua 3, 4 hình thức biến tướng khác nhau. Nếu cán bộ tín dụng thông đồng với DN như 1 số cán bộ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì đã bị bắt – những số này không nhiều. Vấn đề không minh bạch của nền kinh tế mới tạo ra khoản nợ lớn, ở đây là khoản nợ cho vay theo chỉ định của Nhà nước, Chính phủ, chỉ định trực tiếp thông qua văn bản, hoặc chỉ định thông qua những cái rất khó nói. Trường hợp của Vinashin hoàn toàn là rủi ro đạo đức. Người ta chủ động sử dụng tiền để mua tàu hỏng, tàu cũ, sau đó khi đưa tàu về Việt Nam giữa biển khơi thì đánh đắm để lấy tiền bảo hiểm. Rủi ro đạo đức của tư nhân lại khác với rủi ro đạo đức của một DN Nhà nước, lại càng khác tổng công ty. Đến năm 2018, nước ta phải trở thành một nền kinh tế thị trường thực sự khi tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Chúng ta là thành viên thứ 19 Yesnews tháng 02/2013
150 nhưng chưa được các nước khác công nhận là nền kinh tế thị trường, chưa được các ưu đãi của một thành viên WTO. Nhưng từ nay đến 2018, ta phải thực hiện 1 loạt các thay đổi về kinh tế, chính trị ,xã hội, đó là phải minh bạch nền kinh tế. Họ không yêu cầu về chính trị, đường lối phát triển. Chúng ta định hướng CNXH, có 1 Đảng duy nhất cũng không sao. Nhưng chúng ta phải xóa bỏ hoàn toàn bao cấp, sẽ không có chuyện điều chỉnh cho vay hay xóa nợ.Các DN Nhà nước chỉ sản xuất những sản phẩm công cộng mà khu vực tư nhân không sản xuất. Sẽ không có chuyện các tỷnh phải có một số dự án, nếu không có dự án thì phải tự tạo ra dự án nữa. Không nên chỉ hiểu minh bạch đơn thuần chỉ là công khai thông tin mà còn phải tạo ra công bằng trong kinh doanh, không có bao cấp dưới bất kì hình thức nào, cho bất kì chủ thể nào. Liên quan đến Basel thì mỗi dạng của Basel đề cập đến một mức phát triển khác nhau của hệ thống tài chính. Căn nguyên là từ vần đề phát triển tài chính thì phát triển kinh tế nhưng khủng hoảng tài chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Một mặt chúng ta tìm mọi cách để phát triển hệ thống tài chính bằng cách đa dạng hóa các định chế tài chính trung gian, minh bạch hóa các quan hệ, thị trường hóa tỷ giá để hệ thống tài chính phát triển, thúc đẩy nền kinh tế. Tuy nhiên đa dạng hóa qua mức, tình trạng đầu cơ và không có kinh nghiệm quản lí sẽ dẫn đến khủng hoảng tài chính. Thế nên Basel 1 đặt ra yêu cầu là an toàn vốn với NHTM hay là sự đầy đủ vốn. Tại đây
người ta đặt ra vấn đề về vốn cấp1, vốn cấp 2 để đảm bảo cho NH có hoạt động kinh doanh an toàn. Trong trường hợp không an toàn thì vốn chủ chính phải đủ trang trải chi phí. Nhưng đến Basel 2 người ta đặt vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng. Cho vay như thế nào, thanh khoản như thế nào,.. người ta lượng hóa các mặt này thành một hệ thống chỉ tiêu. Chính phủ Việt Nam đã vận dụng trong Thông tư 13 với một loạt các chỉ tiêu về an toàn trong hoạt động ngân hàng thương mại. Nhưng nếu áp dụng chỉ tiêu đó thì tất cả các ngân hàng của chúng ta không đạt yêu cầu. Sau Thông tư 13, Thông tư 19 ban hành để gỡ rối, để giảm bớt đi 1 số chỉ tiêu để làm sao các ngân hàng đạt được các tiêu chuẩn an toàn. Chúng ta hội nhập tức là phải nối ngân hàng của Việt Nam với hệ thống NH toàn cầu. Nếu NH của Việt nam rủi ro thì nó sẽ tác động rủi ro đến toàn thế giới. Bằng chứng là sự cho vay dưới chuẩn trước sự đổ vỡ của BĐS ở Mĩ đã tạo ra rủi ro toàn cầu. Nhưng thực tế, các nước trên thế giới phát triển trước chúng ta đến cả trăm năm về kinh tế thị trường và có một Nhà nước pháp quyền ổn định. Thế nên, nếu chúng ta áp dụng tiêu chuẩn Basel 2, Basel 3, không khác gì chúng ta bắt người nông dân biết máy tính, làm các công việc thanh toán online. Phải có 1 quá trình. Đây là lí do tại sao chúng ta được kết nạp năm 2007 nhưng phải đến 2018 mới phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Vừa rồi Basel 3 cũng đã đến Việt Nam. Một số chuyên gia cũng đề cập vấn đề phổ cập Basel 3 vào Việt nam. Tuy nhiên 20 Yesnews tháng 02/2013
Chính phủ thống nhất từ nay đến 2015, hãy tạm áp dụng tất cả các tiêu chuẩn của Basel 2 trước. Và chúng ta phải chấp nhận đi sau nhưng tốc độ đuổi kịp sẽ nhanh hơn giai đoạn đầu tiên. Ngân hàng chúng ta đang tái cơ cấu để áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế. Trong khi đó, chúng ta hãy tạm chấp nhận các tiêu chuẩn của Việt Nam, của hiệp hội ngân hàng châu Á nên vẫn được WTO chấp nhận. Bằng chứng là tất cả các ngân hàng Việt Nam đều có ID, zipcode và có thể thanh toán toàn cầu.
Câu hỏi: Rõ ràng có những khoản nợ xấu Nhà nước cho vay thì Nhà nước cũng phải tham gia chịu hậu quả. Nợ xấu chủ yếu là do BĐS, như vậy thì nợ xấu làm sao để giải quyết, kinh tế làm sao phát triển được.? Năm 2012 thực tế là vẫn còn rất nhiều khó khăn phải vượt qua thì có nên lạc quan vào năm 2013 hay không ? Thầy Đặng Ngọc Đức: Đúng là xét 1 cách tổng thể thì Nhà nước cũng phải tham gia một phần. Nhưng ở đây tôi chỉ nhấn mạnh vào vai trò, trách nhiệm của NHTM trước nợ xấu. Mình gây ra thì mình phải tự chịu. NHNN không nên chỉ đạo quan hệ mà hãy để cho các ngân hàng tự kinh doanh. Và thứ hai là thành lập công ty mua bán nợ quốc gia, là biến tướng của hình thức sử dụng Ngân sách Nhà nước gánh đỡ 1 phần khó khăn cho các NH.
Năm 2012 đúng là gặp một số khó khăn nhưng chúng ta cũng đạt được 1 số mặt tích cực. Tôi sợ lạm phát cao thì năm vừa rội lạm phát thấp. Kiểm soát được như thế là ngoài sức tưởng tượng. Thứ hai là tỷ giá tương đối ổn định. Thứ ba là tốc độ tăng trưởng năm nay đạt 5.03% như thế cũng vẫn là tốt. Đời sống cũng giảm so với năm trước nhưng không đến nỗi thảm hại như chúng ta tưởng tượng. Còn năm 2013 tình hình sẽ tốt hơn. Tăng trưởng trong khu vực sản xuất có thể từ 4 - 5%, BĐS, chứng khoán chưa thay đổi được nhiều. Tuy nhiên hệ thống tài chính, văn hóa giáo dục sẽ được phát triển lành mạnh hơn. Tôi nghĩ rằng BĐS chưa phục hồi thì hệ thống tài chính chưa thể phát triển. Tuy nhiên, giải quyết nợ xấu không phải là vấn đề nhân quả. Nếu BĐS đã phục hồi thì không những giả quyết được nợ xấu mà còn phát triển được hệ thống tài chính. Phần lớn vốn nằm ở đây. Cón vấn đề nợ xấu, chúng ta đang giải quyết từ trích lập dự phòng, từ vốn sở hữu của các NHTM và một phần từ Ngân sách Nhà nước, cho nên chúng ta yên tâm vẫn có thể giải quyết được. Còn nếu Nhà nước không giải quyết được thì sẽ báo cáo là giải quyết được. Nhưng sẽ giả quyết được mà không cần phải bán được đất. Đây là cách giải quyết gián tiếp.
Câu hỏi: Theo số liệu 2012 thì Việt Nam có xuất siêu là 284 triệu USD, thầy có thấy vấn đề này có vẻ đáng lo? Theo thầy, nếu có đề án thành lập công ty cho vay nợ thì cơ hội tiếp cận vốn của các 21 Yesnews tháng 02/2013
công ty vừa và nhỏ có bước tiến triển nào không Thầy Đặng Ngọc Đức: Về mặt dự doán, khi thành lập công ty nợ xấu, người ta sẽ không giải quyết toàn bộ mà theo một thứ tự ưu tiên nào đó. Nhóm nào bất khả kháng thì người ta sẽ giải quyết trước. Còn nhóm nào còn tài sản thế chấp, còn có khả năng thu hồi thì họ theo thứ tự ưu tiên. Hoặc là lĩnh vực nào thuộc về then chốt của nền kinh tế cần phải tháo gỡ để cho nó tiếp tục phát triển, thì chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể sau. Nhưng về mặt lí thuyết, sau khi công ty mua bán nợ quốc gia ra đời thì nợ xấu sẽ giảm đi, đó sẽ là điều kiện cho các DN vừa và nhỏ tiếp cận vốn. Còn bây giờ em vẫn đang mang một cục nợ xấu mà em không thể giải quyết được thì khi em đến NH để vay thì em đã bị mất điểm rồi, vì các NH cho vay dựa trên chấm điểm tín dụng Đương nhiên là khi chưa giải quyết được nợ cũ thì không thể vay được nợ mới, còn khi có một công ty mua bán nợ đứng ra giải quyết món nợ này, thì đó là cơ hội để em nộp đơn xin vay để tiếp cận nguồn vốn Đó là đứng về phía khách hàng. Thế thì đứng về phía NH, bây giờ nợ xấu, DN không trả được cho tôi thì dù người khác lịch sử tín dụng trong sạch đến vay thì tôi cũng không còn vốn để cho vay. Nhưng thông qua công ty xử lí nợ người ta sẽ hoàn trả lại cho tôi, không phải tất cả thì cũng một phần, vì thế tôi sẽ có nguồn vốn để cho vay tiếp. Còn bây giờ nói đến câu chuyện 284 triệu USD xuất siêu. Giả thiết con số là chính
xác, 2012 xuất siêu còn 2011 nhập siêu, đó cũng là một con số đáng mừng. Quả thật tôi cũng phải thừa nhận, trên 70% giá trị hàng xuất của chúng ta là hàng nhập, tức là chúng ta nhập khẩu nguyên liệu về. Như vậy suy cho cùng các DN xuất khẩu là các đơn vị gia công chế biến. Vì thế có thể coi Việt Nam là một cái công trường trên thế giới. Nếu xét trên mặt đó thì cũng đáng buồn, đáng lo ngại vì chúng ta chỉ có thể phát triển những hàng hóa có hàm lượng công nghệ thấp, không biết bao giờ mới công nghiệp hóa hiện đại hóa được nền kinh tế và người dân thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình được. Thế nhưng ngược lại, tôi lại thấy trước tiên chúng ta cũng phải xuất khẩu được cái 30% đã. Trong bối cảnh nhất định, thà rằng chúng ta chỉ xuất khẩu được 30% giá trị gia tăng còn hơn là không được chút nào, thà rằng chúng ta xuất siêu được 282 triệu USD, không lớn lắm, không thấm tháp gì nhưng cũng còn hơn là chúng ta nhập siêu. Thầy cũng chưa biết em lo ngại trên giác độ nào, có thể em lo Việt Nam sẽ trở thành công trường của thế giới và các DN Việt Nam trở thành những đơn vị gia công chế biến, thầy chia sẻ với em những quan điểm đó. Nhưng trước khi chúng ta muốn trở thành cái nôi của phát minh sáng chế thì chúng ta phải làm công trường đã, trước khi chúng ta nhìn lên cao phải nhìn xuống thấp. Để sản xuất ra hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao, hay ngay cả hàng hóa có hàm lượng công nghệ thấp chúng ta cũng chưa làm được thì việc vươn tới cái cao cũng rất khó khăn. Các DN nước ngoài sang Việt 22 Yesnews tháng 02/2013
Nam bao giờ cũng nhớ câu: Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản, lực lượng lao động dồi dào, nhưng sang đây đều vỡ mộng hết. Phải nói chính xác là lực lượng lao động không có kĩ năng, thậm chí còn không có cả ý thức tuân thủ. Samsung đã thống kê là cứ 1 triệu cái TV làm ở Trung Quốc thì chỉ hỏng 5 cái, còn làm ở Việt Nam thì hỏng 52 cái, gấp hơn 10 lần so với Trung Quốc. Cái hỏng không chỉ tác động vào chi phí sản xuất mà còn tác động vào hình ảnh sản phẩm. Vì vậy tôi nghĩ xuất phát điểm của công nghiệp hóa là chúng ta làm công trường cho nước khác thì không có gì gọi là quan ngại tại thời điểm này. Còn đến năm 2018 nếu chúng ta vẫn tiếp tục làm công xưởng thì mới là lo ngại. Thêm nữa, quan ngại hay không còn phụ thuộc vào việc em đứng trên giác độ nào. Riêng tôi cũng đồng tình xuất khẩu là ngu ngốc, chúng ta càng xuất khẩu nhiều bao nhiêu thì càng xúc tài nguyên nhiều bấy nhiêu để đi bán. Nhất là những nước công nghiệp hóa kém như Việt Nam thì cái chúng ta xuất ra đều là nguyên liêu thô cả, giá cả thành phẩm thì thấp, term of trade thì thiệt thòi. Đến lúc nào đó Việt Nam hết than, hết dầu xuất khẩu thì ta bị ô nhiễm môi trường, bị thủng tầng ozon. Nhưng mà xuất khẩu là bất đắc dĩ thôi bởi vì nếu không xuất khẩu thì lấy gì bù đắp cho nhập khẩu? Vấn đề là phân tích chi phí và lợi ích thì đôi khi cần phải chấp nhận điều đó.
Câu hỏi: Đối với các khoản nợ xấu có tài sản thế chấp bằng BĐS thì liệu chúng ta có thể cho thuê được hay không? Thầy Đặng Ngọc Đức: Đây là vấn đề thuộc về mô hình tổ chức, về nguyên tắc thì hoàn toàn có thể, nhưng theo tổ chức ngân hàng ở Việt Nam thì câu trả lời là không. Trên thế giới có 3 loại mô hình NH. Một loại mô hình NH đa năng hiện đại, toàn phần của Cộng hòa liên bang Đức và một số nước Bắc Âu. Trong trường hợp này người ta không phân biệt hoạt động NH với hoạt động đầu tư BĐS, hoạt động đầu tư chứng khoán, hoạt động cho thuê tài chính và bảo hiểm, như vậy đến một ngân hàng không khác gì đến một tập đoàn tài chính bao gồm các hoạt động kinh doanh nói trên. Tuy nhiên mô hình này được chứng minh là chỉ phù hợp với châu Âu thôi chứ còn Mỹ cũng không phù hợp. Đạo luật Glass Steagall năm 1933 ra đời là để phân tách đâu là NHTM, đâu là NH đầu tư, đâu là công ty chứng khoán, đâu là công ty kinh doanh BĐS. Và trong một thời kì dài nó giúp Mỹ thoát khỏi “Ngày thứ 5 đen tối” năm 1929. Cho đến khi tổng thống Bill Clinton nới đạo luật này ra và George Bush hủy bỏ đạo luật này, ngay lập tức các NH, công ty tài chính đã sát nhập với nhau và việc vỡ nợ do cho vay BĐS dưới chuẩn là do sự sát nhập này mà ra. Ở Nhật, đạo luật chứng khoán Nhật Bản năm 1965 cũng không cho phép các NH tham gia kinh doanh chứng khoán, BĐS, kể cả ngân hàng đầu tư. Việt Nam học theo mô hình NH của Anh, tức là mô hình đa năng hạn chế. Theo đó các NHTM được phép 23 Yesnews tháng 02/2013
hoạt động đa năng, vì vậy mới có chuyện ngân hàng Agribank lại có trụ sở ở nội thành Hà Nội, còn nếu chuyên năng thì Agribank phải ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Tuy nhiên gọi là đa năng hạn chế là vì nếu muốn kinh doanh chứng khoán thì họ phải có công ty chứng khoán độc lập hay công ty cho thuê tài chính độc lập… Đó là lí do mà dù có liên quan đến BĐS, liên quan đến nợ xấu và lĩnh vực khác thì các NH ở Việt Nam cũng không được phép kinh doanh ở lĩnh vực khác.
Câu hỏi: Kinh tế vĩ mô của Việt Nam có phải quá phụ thuộc vào BĐS và có phải điều đó rất là rủi ro không ạ? Thầy Đặng Ngọc Đức: Thực ra thì chúng ta nói rằng là nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam quá phụ thuộc vào BĐS hay quá phụ thuộc vào một cái gì đó không hoàn toàn chính xác. Những thứ đó tác động đến toàn bộ nền kinh tế vì nó thông qua hoạt động kinh tế tài chính. Giai đoạn này không phải là lần đầu tiên BĐS Việt Nam đóng băng, sự kiện này diễn ra theo chu kỳ. Cách đây một thời gian khoảng trên chục năm thì BĐS cũng đã từng nóng lên như thế và rất nhiều người giàu lên nhờ BĐS. Sau đó cũng có nhiều người chết hàng loạt giống hệt như bây giờ. Nhưng quy mô trước đây nhỏ hơn và có một sự khác biệt hơn là không dính đến hệ thống NH. Còn bây giờ do kinh tế thị trường phát triển hơn, mối liên hệ giữa các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế phát triển hơn nên quy mô
BĐS thời gian vừa rồi gắn chặt với hoạt động của hệ thống NH. Và hệ thống NH lại nhận tiền gửi và cho vay với toàn bộ nền kinh tế cho nên có sự ảnh hưởng dắt dây. Chúng ta nói nền kinh tế Việt Nam có sự phụ thuộc vào BĐS thì không hoàn toàn đúng. Bởi vì nếu lệ thuộc hoàn toàn vào BĐS thì BĐS đóng băng lẽ ra chúng ta phải thiểu phát, giá cả các thứ khác cũng phải giảm xuống theo BĐS nhưng thực tế thì không. Thu nhập của chúng ta cũng không giảm xuống theo thu nhập của các công ty kinh doanh BĐS. Không thể nói là phụ thuộc được nhưng nó bị ảnh hưởng rất là nặng nề do ảnh hưởng thông qua hệ thống NH. Câu hỏi: Khi các ngân hàng bị dính phải nợ xấu thì vốn sở hữu của họ có bị giảm đi không? Và cách mà Nhà nước hỗ trợ bằng nguồn ngân sách gì? Nhà nước sẽ bơm tiền cho họ hay chỉ là cân đối sổ sách kế toán? Thầy Đặng Ngọc Đức: Thứ nhất, dù là có sử dụng nguồn vốn của ngân sách Nhà nước hay là tài sản thế chấp hay là dự phòng trước đây thì cũng đều ảnh hưởng tới vốn của chủ sở hữu cả vì tất cả các nguồn đó thứ nhất là không thể giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, một phần còn lại vẫn phải giải quyết bằng vốn của chủ sở hữu. Vấn đề thứ hai là riêng đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và nhiều NH lý vốn của chủ sở hữu. Cho nên chắc chắn vốn chủ sở hữu
24 Yesnews tháng 02/2013
của các NHTM sẽ phải giảm đi trong tiến trình mà chúng ta giải quyết nợ xấu. Còn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho việc giải quyết nợ xấu bằng cách nào? Thực ra mà nói Nhà nước cũng không có tiền để bơm cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Nhưng thông qua hoạt động của NHNN, thông qua hình thức gọi là cho vay tái cấp vốn và thực chất là họ cung cấp các công cụ thanh toán và tự nó sẽ quay vòng và đẻ ra tiền. Người ta dùng từ chính xác là tiếp sức cho các NHTM. Thế thì thông thường hàng năm theo định mức tín dụng ví dụ các NHTM chỉ được phép vay một trăm tỷ từ NHNN. Nhưng bây giờ để giải quyết vấn đề nợ xấu vì khó khăn của Ngân hàng Nông nghiệp và ảnh hưởng đe dọa tới khả năng thanh toán thì NHNN sẽ nới lỏng hạn mức thời gian cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vay bằng 150 tỷ. Vậy bằng 150 tỷ nguồn vốn vay này, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam quay vòng, sinh sôi nảy nở và dần dần sẽ bù đắp lại số tiền. Còn về mặt cân đối kế toán, người ta sẽ xóa nợ xấu đi. Như vậy là câu trả lời của tôi là họ làm cả hai. Một là bơm tiền cho nhưng bằng con đường tín dụng chứ không bằng con đường cấp phát. Cách thứ hai là song song việc đó là xóa nợ xấu cho báo cáo cân đối kế toán. Phan Huy Hoàng
“Dù sao trái đất vẫn quay” - phát ngôn nổi tiếng của Galileo,từng bị coi như là một tuyên ngôn chống lại cả nhân loại nhưng hiện nay câu nói trứ danh này chỉ còn mang tính chất châm biếm những quan niệm sai lầm của nhà thờ thời bấy giờ. Có thể nói đi song song với chiều dài lịch sử loài người, lịch sử khoa học cũng đã thay đổi qua nhiều thời kì, cả huy hoàng lẫn đổ nát. Ngày nay, một đứa trẻ tiểu học đã biết trái đất không phải là trung tâm vũ trụ, một học sinh cấp hai đã được dạy về lực hấp dẫn, một học sinh cấp ba đã biết được rằng vũ trụ tồn tại và hoạt động chỉ nhờ vào bốn lực tương tác cơ bản, các nhà chế tạo động cơ đã thôi mơ tưởng về một “động cơ vĩnh cửu”… và muôn vàn kiến thức khoa học khác đã được phổ cập và được thừa nhận rộng rãi. Mỗi thời kì của loài người đi qua là mỗi bước tiến theo của khoa học, nó len lỏi trong từng hơi thở cuộc sống của con người, chưa bao giờ tách rời. Thời kì đồ sắt rồi đến đồ đồng, sản xuất ngày một dư thừa nhờ sự phát triển của công cụ, xã hội bắt đầu phân hóa và kéo theo một chuỗi lịch sự đầy biến động. Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã đưa những quốc gia châu Âu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, các cuộc cướp bóc thuộc địa bắt đầu diễn ra, phân chia thế giới thành những nước bóc lột và những nước bị bóc lột. Sự phát triển về công nghệ tàu biển đã cho phép Colombo có những chuyến đi xa hơn để rồi đặt chân lên châu Mĩ và đem đến cho vùng đất này một trang sử mới. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, đem lại cho chúng ta sự kinh ngạc về những tiến bộ của khoa học công nghệ và khả năng sáng tạo vô tận của con người, có thể tạo ra sự hủy diệt trên cả toàn cầu. Sự phát triển của hệ thống công nghệ vũ trụ, đã đưa con người ra khỏi quỹ đạo quả đất, thấu đạt hình thù những miền không gian xa xôi đã từng là câu chuyện cổ tích của những con người giàu trí tưởng tượng. Công nghệ thông tin-viễn thông đã tạo ra một sự kết nối chưa từng có trong lịch sử, đưa cả thế giới xích gần đến với nhau, hiểu nhau hơn. Có thể nói chưa bao giờ và chưa nơi đâu mà khoa học công nghệ không mang lại sự thay đổi to lớn cho xã hội nơi mà nó tồn tại. Tuy vậy cũng phải nhìn nhận một điều là lịch sử khoa học chưa bao giờ là một con đường thẳng, thật khó khăn để chúng ta làm quen với những cái mới, nhất là những tư duy khoa học vượt thời đại. Nhiều nhà khoa học đã từng sống trong sự ghẻ lạnh cho tới lúc qua đời, Copernicus[1]có lẽ là một ví dụ đau lòng về một tư duy vượt cả thời gian và không gian, một con người mở ra một thời đại mới cho vũ trụ học phải chết trong nghèo khổ và hắt hủi. Đó cũng là gian nan không chỉ của riêng nhà khoa học nào, chấp nhận dấn thân vào con đường nghiên cứu khoa học là nhà khoa học phải chấp nhận thất bại, chấp 25 Yesnews tháng 02/2013
nhận sự soi xét của nhân loại, có thể họ đúng, có thể họ sai, nhưng điều quan trọng vẫn là dám thử và dám sai, đó là bản lĩnh của một nhà nghiên cứu. Lịch sử không chỉ đơn thuần là một chuỗi những sự việc, ẩn sau đó là những bài học đắt giá. Đôi khi chúng ta cười chê sự ngờ ngệch của một phát kiến của những nhà khoa học thời kì trước, chẳng hạn như những phát biểu về bốn nguyên tố tạo nên thế giới là đất, không khí, lửa, nước của Empedocles[2]hẳn sẽ làm chúng ta phải cười phá lên. Không phải ngẫu nhiên mà khoa học có thể đi một bước đã có thể đạt đến trình độ như ngày nay, mỗi bước đi chập chững của khoa học đều để tạo đà cho những đường chạy dài hơi sau này của chúng, những sai lầm mà khoa học đã từng mắc phải, vì những lí do khác nhau, đều để nhắc nhở chúng ta một điều, không có môn khoa học nào bất biến mãi được, nó sẽ luôn phát triển, bổ sung tính mới và ngày càng hoàn thiện. Vậy khoa học có thực sự “khoa học” theo nghĩa rằng nó đã tuân thủ các quá trình lập luận logic và chặt chẽ, đi từ những tiền đề đúng đắn và rút ra kết quả chỉ từ những giả định nội tại của tiền đề hay không? Có lẽ nhiều người sẽ cho rằng chúng ta đã có một bước tiến lớn trong phương pháp luận khoa học, đã có trong tay một công cụ suy luận và phân tích sắc bén hơn nhiều so với những thời kì trước kia. Và có lẽ đây cũng là những suy nghĩ của tiền bối chúng ta khi họ nói về phương pháp luận của thời kì mình. Lịch sử khoa học đã cho chúng ta nhiều bài học xương máu, không phải tiền đề nào cũng đúng, không phải phương pháp luận nào cũng “khoa học” và không phải nhà khoa học lớn nào cũng sáng suốt và đúng đắn. Lịch sử khoa học quá rộng để có thể nói trong một vài trang giấy, vì vậy tham vọng của tác giả chỉ là điểm lại một góc nhìn, dù vẫn còn sơ sài, về mảng tri thức này.Một câu nói nổi tiếng của Lorca, cũng chính là lời nhắn nhủ sau cùng tới độc giả cũng như những người nghiên cứu:“Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”- đừng bao giờ để những khám phá khoa học đã từng có giam giữ không gian suy nghĩ của bạn. Vượt qua rào cản của tư duy thời đại, bỏ lại cái bóng của những con người vĩ đại lại sau lưng, chính là cách mà những nhà nghiên cứu đã bước đi. Hãy “chôn” những lối tư duy cũ và bước tiếp trên con đường khao khát tri thức. Trịnh Duy Hoàng [1] Nicolaus Copernicus( 1473 – 1543): Nhà thiên văn học, toán học, y học và luật học người Ba Lan. Ông là người đưa ra thuyết nhật tâm, coi mặt trời là trung tâm của vũ trụ thay vì trái đất như những gì nhà thờ đang rao giảng. Kết quả của việc này là ông phải chịu sự phán xét từ cả đồng nghiệp lẫn giáo hội. Cuốn sách để đời của ông – Chuyển động quay của những thiên thể - được xuất bản vài giờ trước khi ông mất. [2] Empedocles ( 490 – 430 TCN) : Nhà triết học cổ đại Hi Lạp tiền Socrates, là người đưa ra quan điểm nguồn gốc vũ trụ cấu thành bởi bốn nhân tố đất, không khí, lửa, nước; mọi vật được tạo ra do sự yêu( love) hay sự xung khắc( strife) giữa bốn yếu tố đó.
26 Yesnews tháng 02/2013
I
nternet với hành trình hơn
15
năm ở Việt Nam
Xuất hiện vào đầu những thập niên 90 của thế kỷ trước, tới ngày 19/11/1997, Internet Việt Nam chính thức hòa vào mạng lưới toàn cầu. Đến nay, nó đã cho thấy sức phát triển mạnh mẽ cùng những tác động to lớn tới nền kinh tế - xã hội nói chung.
Khái lược con đường Internet vào Việt Nam Năm 1991, thí nghiệm đầu tiên về Internet ở Việt Nam được thực hiện với vai trò của giáo sư Đại học quốc gia Australia (ANU) Rob Hurle và ông Trần Bá Thái (Viện công nghệ thông tin IOIT tại Hà Nội). Sự thành công của thí nghiệm đã mở đường cho Việt Nam bước đến giao lộ thông tin thế giới với hộp thư điện tử của IOIT (tên miền Australia). Năm 1994, Internet manh nha phát triển nhờ sự tài trợ của chính phủ Úc. Với sức lan tỏa quá lớn, chính phủ Úc không còn đủ khả năng giúp đỡ nên Internet được thương mại hóa vào năm 1995. Phá bỏ trở ngại, hòa mình cùng thế giới Tuy nhiên, câu chuyện về Internet không chỉ đơn giản như vậy. Nó mang lại cơ hội cho tất cả mọi người được tiếp cận thông tin đa chiều, đồng thời có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin cho nhau, nhưng đánh đổi lại là những nguy cơ tiềm ẩn về thông tin độc hại, an ninh mạng, bí mật quốc gia... Bởi vậy, không dễ gì để Internet được chấp nhận và phổ biến ngay lập tức. Tư duy “quản đến đâu mở đến đó” của 15 năm về trước chính là một thách thức to lớn. 27 Yesnews tháng 02/2013
Vượt qua được thách thức đó phải nhờ đến một hành trình thuyết phục gian nan gắn liền với tên tuổi của Tiến sĩ Mai Liêm Trực – nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thông (nay là Bộ Thông tin – Truyền thông). E ngại trước những nguy cơ mới luôn rình rập là điều hợp lí, nhất là với một quốc gia còn tỏ ra lạ lẫm với công nghệ của thế giới. Nhưng để theo kịp thế giới, chúng ta buộc phải chấp nhận những nguy cơ đó và dần xây dựng các hàng rào ngăn chặn. Đó không chỉ là nguy cơ của riêng Việt Nam mà của bất cứ nước nào tham gia mạng lưới Internet. Trong khi đó, nếu không mở cửa Internet, nước ta sẽ tự hạn mình trước núi thông tin khổng lồ từ thế giới và không thể hội nhập. Rất nhiều cơ hội phát triển sẽ bị bỏ qua một cách đáng tiếc. Chính vì vậy, sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, đội ngũ cán bộ Tổng cục Bưu điện đã thuyết phục thành công các lãnh đạo cấp cao mở cửa Internet, thay đổi quan điểm sang “quản lí thúc đẩy sự phát triển”. Nút thắt lớn nhất đã được tháo gỡ, để từ đó Internet nước ta phát triển như vũ bão. Kéo theo đó là sự phát triển của các ngành nghề khác và sự nâng cao của mặt bằng dân trí.
Trải qua một chặng đường phát triển không quá dài nhưng Việt Nam đã cho thấy sự thích ứng nhanh nhạy với những tiến bộ công nghệ của thế giới. Nếu như đến năm 2003, Việt Nam mới chỉ có khoảng 1,8 triệu người dùng thì đến nay, với khoảng 31 triệu người dùng, Việt Nam nằm trong top 20 thế giới về số lượng người dùng Internet. Bên cạnh đó, chất lượng và quy mô cung cấp dịch vụ Internet Việt Nam cũng ngày càng được nâng cao. Một số nhà cung cấp dịch vụ (ISP) quen thuộc với người dùng có thể kể đến như VNPT, FPT, Viettel..., trong đó đặc biệt là VNPT - một trong những ISP đầu tiên cũng như lớn nhất Việt Nam. Không chỉ vậy, đây còn là nhà cung cấp cổng truy nhập Internet (IXP) duy nhất ở nước ta vào thời điểm đó. Hạ tầng mạng Internet cũng ngày càng được hiện đại hóa với Internet băng rộng cố định và di động. Tốc độ truyền tải thông tin được cải thiện đáng kể, từ 64 kbps ở thời kì sơ khai, đến nay đơn vị tính đã phải chuyển sang Mbps. Với công nghệ 4G, tốc độ thử nghiệm đạt 100 kbps. Tuy vậy, vẫn cần phải thẳng thắn nhận định rằng chất lượng Internet nước ta còn nhiều hạn chế. So với một số nước, Internet ở Việt Nam có thể là “thiên đường”, nhưng nhìn chung, chất lượng đường truyền của ta còn nhiều bất cập, ảnh hưởng từ các sự cố đứt cáp quang dưới đáy biển, mặt khác, hạ tầng Internet hiện nay còn chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của lượng người dùng lớn và ngày một tăng.
28 Yesnews tháng 02/2013
Internet – con dao hai lưỡi Ở thời điểm hiện tại, nhắc đến Internet là người ta nhắc đến những Facebook, Twitter, Myspace, Yahoo, Google... Thông qua các mạng xã hội, con người có thể dễ dàng kết bạn với nhau và chia sẻ những điều thú vị. Chỉ cần một người đăng tin là sau khoảng thời gian ngắn, cả triệu người đã biết đến nó. Nhờ các công cụ tìm kiếm, chúng ta có thế tìm hiểu về mọi thứ, và từ bao giờ không ai rõ, Google đã được phong học hàm “Giáo sư” trong lòng người dùng. Trong thời đại công nghiệp, người người, nhà nhà biết và sử dụng Internet. Trẻ con vài tuổi ôm máy tính dùng chuyên nghiệp như người lớn. Giới trẻ tay cầm Ipad, smartphone vào mạng cập nhật thông tin nóng sốt. Ngay cả người già cũng có thể hàng ngày lướt web đọc báo không kém gì ai. Internet ra đời, cùng với đó là các thuật ngữ mới: chính phủ điện tử (e-government), học trực tuyến (e-learning), thư điện tử (email), sách điện tử (e-book)..., đặc biệt là thương mại điện tử (e-commerce) – mảnh đất màu mỡ cho các doanh nghiệp cạnh tranh phát triển. Không ai có thể phủ nhận sự hiện diện rộng rãi của Internet trong đời sống hàng ngày, từ những mô hình quản lí hiện đại đến những hoạt động đơn giản hàng ngày của từng người dân. Sự kết nối vô hình ấy đã mang lại cho mọi người vô vàn cơ hội lớn. Các trang báo điện tử lần lượt xuất hiện và khẳng định tầm quan trọng trong thời đại số, tiên phong là Vietnamnet. Khi khối lượng công việc nhiều lên, thời gian trở nên quý giá, nhiều người đã lựa chọn báo điện tử thay cho báo giấy, đồng thời cũng là một cách tiết kiệm chi phí. Nhiều loại hình giải trí mới ra đời như game online, nhạc số, video... Và còn rất nhiều lợi ích khác mà không có Internet sẽ không thể có được. Với những vai trò to lớn như vậy, Internet đã đóng góp không nhỏ vào quá trình phát triển của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng. Trước hết, đó là con đường ngắn nhất để nước ta hội nhập với thế giới, hội nhập với sự phát triển chung và riêng trong từng lĩnh vực, là phương thức nhanh gọn trong việc giao lưu, trao đổi với các nước khác. Đây cũng là cách hữu hiệu để ta học hỏi từ bạn bè bốn phương khi thông tin được chia sẻ tự do và dễ dàng hơn. Internet còn là phương thức góp phần giải phóng sức lao động, tiết kiệm thời gian, khi mà máy móc được điều khiển tự động và kết nối với nhau qua mạng cục bộ, khi các cuộc họp được tiến hành tại chỗ một cách linh hoạt, không đòi hỏi sự tập trung tuyệt đối, cắt bớt thời gian di chuyển. Cụ thể hóa bằng những con số, theo báo cáo của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey & Company, Internet đóng góp giá trị khoảng 0,9% vào GDP nước ta. Một mặt, Internet mang lại cho xã hội những lợi ích không thể kể hết, nhưng mặt khác, nó cũng làm nảy sinh các vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý. 29 Yesnews tháng 02/2013
Thời điểm Internet mới du nhập vào Việt Nam, điều làm các nhà lãnh đạo nước ta e ngại nhất chính là vấn đề bí mật quốc gia, rộng hơn là vấn đề an ninh mạng. Thật vậy, cho đến nay và bất cứ khi nào Internet còn tồn tại, đây vẫn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu khi công nghệ ngày càng hiện đại, khả năng của con người ngày càng lớn với những hacker chuyên nghiệp náu mình hay tổ chức công khai như Wikileaks từng khiến chính quyền Mỹ một thời “hết hơi”. Cho đến nay, công tác bảo mật được Việt Nam thực hiện tương đối tốt, chưa có sự việc nào nghiêm trọng xảy ra. Dù vậy, không ai nói trước được điều gì. Chính trường thế giới xuất hiện những tên tuổi “rắn mặt”, chiến tranh mạng luôn có nguy cơ bùng nổ. Bên cạnh việc phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, quản lý Internet cũng cần được đảm bảo để không làm mất đi sự tự do vốn có, và để sự tự do ấy không vượt ra ngoài khuôn khổ, ảnh hưởng đến các vấn đề trọng đại của đất nước. Người xưa có câu: “Trăm năm bia đá thì mòn. Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Sơ suất trong cuộc sống là điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng đôi khi chỉ vì một câu vạ miệng mà người nói phải chịu tiếng cả đời. Khi đó, Internet giống như cơn gió thổi bùng lên và lan rộng ngọn lửa đang nhen nhúm, hậu quả sẽ rất khó lường. Không chỉ “cái miệng làm hại cái thân”, mà còn nhiều điều được phát tán một cách khó kiểm soát như clip, ảnh phản cảm. Dù rằng bản thân họ đã làm những điều không phải nhưng có lẽ nếu không có Internet, vết nhơ trong cuộc đời họ đã không lớn đến vậy. Tốc độ cập nhật và chia sẻ thông tin là một trong những tác dụng lớn của Internet, nhưng với những tình huống tiêu cực, nó hoàn toàn có thể trở thành thứ vũ khí giết người không đổ máu. Một vấn đề nữa khiến toàn xã hội phải quan tâm là cách hành xử của giới trẻ hiện nay. Học sinh, sinh viên chơi game online với nội dung không lành mạnh để rồi chém giết bạn bè, bắt cóc tống tiền như ai, đến nỗi từng có một người mẹ phải than rằng “tôi làm nghề cứu người mà sao con tôi lại đi giết người”. Người thì xem web đen rồi đi hại đời con gái, thậm chí bé gái cũng bị mang ra làm trò đùa. Con cái lên mạng lăng mạ cha mẹ đã sinh ra mình. Bạn gái công khai tìm người quan hệ tình dục và cãi nhau với người yêu cũ trên mạng xã hội. Rất nhiều sự việc tương tự như vậy đã xảy ra làm nảy sinh dấu hỏi lớn về đạo đức, lối sống của giới trẻ. Hội nhập liệu có đồng nghĩa với việc du nhập lối sống quá phóng khoáng của người phương Tây và quay lưng với những giá trị truyền thống căn bản? Hay hội nhập là cãi nhau với bố mẹ thẳng thừng rồi sẵn sàng bỏ nhà đi bụi nếu thấy không vừa ý? Những hệ lụy mà Internet mang lại có lẽ không thể nhanh chóng kể hết. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận rằng, nhờ có Internet mà ngày càng nhiều người biết tới những vấn 30 Yesnews tháng 02/2013
nạn đó để xã hội cùng đưa ra những phương án giải quyết. Cũng như bất cứ thứ gì trong đời sống, Internet mang trong mình tính hai mặt, hơn nữa tính hai mặt đó được thể hiện rất rõ nét, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nó ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày.
Nguồn: WeAreSocial
Đùa với lửa? Vẫn biết rằng sự đánh đổi luôn tồn tại nhưng quyết định mở cửa Internet năm 1997 hoàn toàn là quyết định đúng đắn. Với những ý nghĩa quá to lớn, chắc chắn sự xuất hiện và bùng nổ của nó là điều cần thiết trên con đường phát triển của đất nước ta. Nó là biểu hiện gần gũi nhất của xu thế toàn cầu hóa – xu thế tất yếu của thế giới, mang lại nhiều cơ hội và thách thức cho mọi quốc gia. Làm sao để phát triển bền vững? Làm sao để hòa nhập mà không hòa tan? Và làm thế nào quản lý Internet hiệu quả để thúc đẩy sự phát triển? Đó vẫn luôn là bài toán khó cần lời giải đáp. Thật vậy, sự ra đời của Internet giống như sự ra đời của lửa. Lửa nguy hiểm là thế, nhưng nếu không có nó, loài người mãi không thể thoát ra khỏi đêm trường của thuở hồng hoang. Internet cũng vậy, tuy mang lại nhiều nguy cơ nhưng nó là bằng chứng hùng hồn của thời đại công nghệ phát triển, của nền kinh tế tri thức. Việc của con người là sử dụng nó để mang lại hiệu quả cao nhất, đồng thời luôn phải kiểm soát nó để tự bảo vệ chính mình và thế giới. Đỗ Phương Dung
31 Yesnews tháng 02/2013
Số hóa đang trở thành xu hướng thịnh hành của thế giới, từ sản xuất công nghiệp đến dịch vụ thương mại, từ giao thông vận tải đến truyền thông quảng cáo… Cả thế giới được đưa về hai con số và mọi lĩnh vực đời sống đều xuất hiện trên màn hình vi tính nhà bạn. Dần dần, một cuộc cách mạng công nghiệp mới đang bao trùm và thay đổi không chỉ sản xuất kinh doanh doanh mà còn hơn thế nữa…
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên diễn ra ở Anh vào cuối thế kỷ 18 với sự cơ giới hóa ngành dệt may. Những công việc vốn được thực hiện thủ công trong hàng trăm ngôi nhà của các thợ dệt đã được tập trung vào một nhà xưởng, và nhà máy ra đời. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 đến vào đầu thế kỷ 20, khi Henry Ford thành công sử dụng dây chuyền lắp ráp và mở ra thời kỳ của sản xuất hàng loạt. Hai cuộc cách mạng đầu tiên đã làm con người giàu hơn và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 cũng đang diễn ra ngay lúc này. Sản xuất dần được số hóa. Điều này có thể thay đổi không chỉ sản xuất kinh doanh mà còn hơn thế nữa. Hàng loạt công nghệ đột phá đang ùa về: phần mềm thông minh, vật liệu mới, robot thông minh, phương pháp mới (chẳng hạn như in 3 chiều) và một số lượng lớn dịch vụ trực tuyến. Trong quá khứ, các nhà máy vận hành dựa trên nguyên tắc sản xuất liên tục số lượng lớn các sản 32 Yesnews tháng 02/2013
phẩm giống hệt nhau: Ford từng có câu nói nổi tiếng rằng người mua xe có thể chọn bất kỳ màu sơn nào mà họ thích, miễn nó là màu đen ["You can have any color as long as it's black"]. Nhưng chi phí sản xuất của những khối hàng nhỏ hơn với sự đa dạng cao, thiết kế chính xác với sở thích của người tiêu dùng, đang ngày càng giảm đi. Nhà máy của tương lai sẽ tập trung khai thác sự tùy biến lớn, và sẽ trông giống những ngôi nhà của các thợ dệt hơn là dây chuyền sản xuất của Ford. Hướng tới không gian ba chiều Với cách sản xuất trước đây, chúng ta cần có nhiều bộ phận, sau đó vặn ốc và hàn chúng lại với nhau. Hiện tại sản phẩm có thể được thiết kế trên máy vi tính và “in” ra bởi máy in 3D, một công cụ giúp xây dựng vật thể đặc bằng cách xếp chồng liên tiếp những lớp nguyên vật liệu. Thiết kế số hóa có thể được thực hiện chỉ với vài cú kích chuột. Máy in 3D có thể chạy mà không cần can thiệp, và có thể tạo ra những thứ quá phức tạp đối với một nhà máy cổ điển. Những chiếc máy này có thể tạo ra hầu hết mọi thứ vào bất cứ lúc nào, tại bất kỳ nơi đâu – từ gara nhà bạn đến những ngôi làng ở châu Phi. Những ứng dụng của in 3D là đặc biệt khó tin. Những phương tiện hỗ trợ nghe và những bộ phận công nghệ cao của máy bay phản lực quân đội đã được in ra với hình dạng tùy ý. Bản đồ chuỗi cung ứng cũng sẽ thay đổi. Một kỹ sư làm việc giữa sa mạc thiếu thốn công cụ giờ đây sẽ không còn phải đặt hàng từ thành phố gần nhất nữa. Anh ta đơn giản chỉ cần tải thiết kế về và in nó ra. Cái ngày mà các công trình bị trì hoãn vì thiếu một ít dụng cụ, hay khách hàng phàn nàn họ không thể tìm thấy phụ tùng thay thế cho sản phẩm của họ sẽ một lúc nào đó trở nên kỳ lạ. Những thay đổi
Số hóa sản xuất sẽ biến đổi cái cách mà chúng ta tạo ra mọi thứ cũng như các quan điểm về việc làm
khác cũng quan trọng không kém. Vật liệu mới sẽ nhẹ hơn, chắc chắn hơn và bền hơn loại cũ. Sợi cacbon đang dần thay thế thép và nhôm trong mọi sản phẩm từ máy bay tới xe đạp leo núi. Kỹ thuật mới cho phép kỹ sư tạo hình các vật thể siêu nhỏ. Công nghệ nano đem tới nhiều cải tiến, như những miếng băng có thể làm lành viết thương, động cơ hoạt động hiệu quả và bát đĩa dễ rửa hơn. 33 Yesnews tháng 02/2013
Nghiên cứu gen trong virus đang được phát triển để chế tạo nhiều vật dụng [thay thế] chẳng hạn như pin. Và với việc internet cho phép nhiều nhà thiết kế hơn bao giờ hết cộng tác cùng làm 1 sản phẩm, rào cản gia nhập đang mất dần. Ford đã từng cần lượng lớn vốn để gây dựng nhà máy River Rouge khổng lồ; giờ đây một chiếc tương tự có thể được vận hành chỉ với chiếc laptop và sự khao khát sáng chế. Giống như tất cả các cuộc cách mạng khác, cuộc cách mạng lần này cũng sẽ gây nên nhiều sự lật đổ. Công nghệ số đã làm rung chuyển công nghiệp truyền thông và bán lẻ, cũng giống như nhà máy sợi bông đã đè bẹp khung cửi và Model T [chiếc xe ôtô của Ford] đẩy thợ móng ngựa đến chỗ thất nghiệp. Sẽ có không ít người phải rùng mình khi nhìn thấy những nhà máy trong tương lai. Chúng sẽ không đầy những máy móc bám bụi vận hành bởi những công nhân áo đầy dầu mỡ. Rất nhiều trong số đó sẽ sạch bóng – và gần như không có ai. Một vài hãng ô tô đã nâng số xe sản xuất được trên mỗi công nhân lên gấp hai lần thập kỷ trước. Phần lớn việc làm sẽ không phải ở trong khu nhà máy mà sẽ là ở các văn phòng gần đó, nơi đầy ắp những nhà thiết kế, kỹ sư, chuyên gia IT, chuyên viên vận chuyển, nhân viên marketing và những chuyên gia khác. Sản xuất trong tương lai sẽ yêu cầu nhiều kỹ năng hơn. Những công việc chán ngắt lặp đi lặp lại sẽ trở nên lỗi thời: bạn không cần những thợ tán đinh nữa vì sản phẩm sẽ không còn sử dụng đến đinh tán.
Cuộc cách mạng sẽ không chỉ ảnh hưởng đến cách thức làm ra mọi vật mà còn là ở đâu. Các nhà máy từng di chuyển qua các nước có lao động giá rẻ để giảm thiểu chi phí. 34 Yesnews tháng 02/2013
Nhưng nay chi phí nhân công ngày càng ít quan trọng: chiếc iPad đời đầu 499 USD chỉ bao hàm 33 USD tiền nhân công sản xuất, mà nếu tính ở Trung Quốc thì chỉ có 8$. Sản xuất sẽ dần dần quay trở về các nước giàu có không chỉ vì giá lao động ở Trung Quốc tăng lên, mà là vì các công ty giờ đây muốn ở gần khách hàng hơn để có thể phản ứng nhanh trước thay đổi của nhu cầu của họ. Hơn nữa đối với một số sản phẩm tinh xảo thì việc có người thiết kế và sản xuất ở cùng một nơi sẽ có lợi hơn nhiều. Tập đoàn tư vấn Boston tính toán rằng đối với những ngành như vận tải, máy tính, giả kim và máy móc, 10 - 30% hàng hóa mà Mỹ đang nhập từ Trung Quốc có thể được sản xuất nội địa vào năm 2020, nâng sản lượng của Mỹ lên thêm tới 20 -55 tỷ USD một năm. Cú sốc của những cái mới Người tiêu dùng sẽ ít gặp khó khăn trong việc thích ứng với thời đại của những sản phẩm tốt và được giao hàng nhanh chóng. Tuy nhiên đối với chính phủ thì sẽ khó khăn hơn nhiều. Khuynh hướng tự nhiên của họ là bảo vệ những ngành công nghiệp và công ty đang tồn tại, chứ không phải những kẻ mới nổi có thể tiêu diệt chúng. Họ hỗ trợ những nhà máy với khoản tiền và những ông chủ khó tính muốn rời sản xuất ra nước ngoài. Họ tiêu hàng tỷ USD trợ giúp những công nghệ mà sự thông thái của họ cho là sẽ thịnh hành. Và họ bám lấy một niềm tin hão huyền rằng sản xuất thì tốt hơn nhiều dịch vụ, đó là còn chưa kể tới lĩnh vực tài chính. Không điều gì trong đó là có lý cả. Danh giới giữa sản xuất và dịch vụ đang mờ dần. Roll-Royce đã không còn bán động cơ máy bay nữa; họ bán số giờ đồng hồ mà mỗi động cơ đẩy chiếc máy bay xuyên qua bầu trời. Chính phủ đã từng nhiều lần sai lầm trong lựa chọn kẻ chiến thắng, và có vẻ họ sẽ không khá hơn, khi những doanh nhân và những người thợ trao đổi thiết kế trực tuyến, chuyển chúng thành sản phẩm tại gia và bán chúng trên toàn cầu chỉ từ một chiếc gara. Một khi cuộc cách mạng đã đạt đến cao trào, chính phủ chỉ nên gắn chặt với những điều cơ bản: những trường học tốt hơn để có lực lượng lao động có tay nghề, luật pháp nghiêm minh và một sân chơi bình đẳng cho mọi loại doanh nghiệp. Phần còn lại hãy để cho những “nhà cách mạng”. Phan Huy Hoàng (dịch)
35 Yesnews tháng 02/2013
Sau hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngành Điện Việt Nam không chỉ làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng mà còn góp phần thúc đẩy tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta với phương châm: “điện luôn đi trước một bước” của nhà nước.
thủy điện Sơn La: “Có thể nói công trình thủy điện Sơn La đã tiếp nối tốt đẹp bản trường ca chinh phục sông Đà, là biểu hiện sinh động của tinh thần tự lực tự cường, vượt khó vươn lên của dân tộc Việt Nam”. Với những con số kỉ lục trên, chúng ta có quyền hi vọng vào một tương lai mới cho thủy điện Việt Nam cũng như mục tiêu khắc phục tình trạng thiếu điện trong mùa khô của ngành.
Năm 2012, mặc dù gặp phải không ít những vấn đề tiêu cực song những đóng góp của ngành điện cho nền kinh tế nước nhà là không thể phủ nhận. Trước hết phải kể đến sự kiện công trình nhà máy thủy điện Sơn La hoàn thiện và hòa vào cùng với lưới điện quốc gia vào những ngày cuối tháng 9. Việc nhà máy này chính thức đi vào hoạt động đã xác lập những kỉ lục mới trong lịch sử ngành điện lực Việt Nam: hoàn thành sớm nhất (trước 3 năm), khối lượng công việc thi công nhiều nhất, lực lượng thi công đông đảo nhất (12000 người), lượng dân giải tỏa lớn nhất, hồ chứa nước lớn nhất (43.760 km2), công suất lớn nhất (2400MW). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong lễ khánh thành nhà máy 36 Yesnews tháng 02/2013
. Bên cạnh nhà máy thủy điện Sơn La, các nhà máy điện và những dự án mới của ngành điện Việt Nam trong năm 2012 cũng nhanh chóng được triển khai: nhà máy phong điện I tại Tuy Phong, Ninh Thuận với năm tuabin đầu tiên với tổng công suất 7,5MW của dự án vừa được Fuhrlaer lắp đặt xong và chuẩn bị kết nối lên lưới điện quốc gia, dự án nhà máy điện hạt nhân (2000 MW) cũng được triển khai mạnh trong năm 2012.
xuất. Năm 2012, ngành Điện tăng giá 2 lần với mức tăng 5% vào ngày 1/7 và 22/12. Biểu đồ: Sản lượng điện khai thác của Theo các chuyên gia Tỉ kWh 140 kinh tế nhìn 120 nhận, việc 120.8 điều chỉnh 108.9 100 tăng giá 97.2 80 84.7 điện ở mức 75 5% sẽ 60 66.8 59.1 không ảnh 40 hưởng 20 nhiều đến chỉ số giá 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 tiêu dùng Sản lượng điện (tỉ kWh) (CPI) quý I Việt Nam giai đoạn 2006-2012 năm 2013, nhưng về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số ngành có nhu cầu điện (Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cao như sản xuất sắt thép, xi măng... Ông Nói về thành tích đạt được, trước hết Đinh Quang Tri - Phó tổng giám đốc EVN phải kể đến sự tăng lên trông thấy của sản cho rằng: "Việc điều chỉnh giá điện năm lượng điện sản xuất qua các năm. Đặc biệt 2012 là bước đi trong lộ trình thực hiện thị trong năm 2012, sản lượng điện khai thác trường hóa giá điện và để giá điện thực sự của ngành đạt 120.8 tỉ kWh tăng 10,89% trở thành tín hiệu thu hút đầu tư vào các so với năm 2011, đạt chỉ tiêu sản lượng công trình điện, đảm bảo cho hệ thống điện sản xuất trước 25 ngày so với kế điện có đủ nguồn cung cấp, đủ năng lực hoạch khai thác được đề ra từ đầu năm truyền tải và phân phối điện, vận hành ổn 2012. Tình trạng thiếu điện vào mùa khô định”. Lãng phí điện cũng là một vấn nạn cũng không còn quá trầm trọng như những năm trước, sự cố do điện gây ra cũng giảm không thể không nói tới. Vấn đề năng lượng và các chính sách phát triển cũng nhiều… như bài toán tiết kiệm năng lượng luôn Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu được những siêu cường kinh tế trên thế đáng kể đó, trong năm 2012 bức tranh về giới như Mĩ, Nhật Bản, Trung Quốc lưu ngành điện Việt Nam cũng vẫn có những tâm song ở Việt Nam, mới chỉ được nói gam màu tối. Tăng giá điện vẫn là vấn đề đến trong những năm gần đây nhưng cũng muôn thuở đối với mọi nhà, mọi ngành sản mới dừng ở mức “hô hào”. Trong khi đó, 37 Yesnews tháng 02/2013
chính nền kinh tế lại là thủ phạm lớn gây ra lãng phí điện. Tăng GDP bằng mọi giá đã khiến khẩu hiệu "điện đi trước một bước" được sử dụng như tư tưởng chỉ đạo trong quy hoạch điện năng. Để tăng GDP thêm 1%, phần lớn các nước trên thế giới đều giữ tốc độ tăng điện năng không quá 1%, còn chúng ta là 2%, thậm chí nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài hàng chục năm nay, giống như cỗ xe kinh tế có thùng xăng thủng đáy. Trong một cuộc họp về quy hoạch điện năng vào cuối tháng 12 năm 2012, lãnh đạo Chính phủ còn chỉ đạo, nếu tăng điện 15% (gấp đôi tăng GDP) không đủ thì ta phải tăng lên 20%, hoặc cao hơn. Thế là quy hoạch điện phải "điều chỉnh" lại.
Theo nhiều phân tích, vấn nạn điện năng ở nước ta vẫn là do mất cân đối cung cầu. Cả cung lẫn cầu đều không nằm trên quỹ đạo tối ưu của chúng. Nếu tăng giá chỉ nhằm mục đích đuổi kịp mặt bằng giá trong khu vực, thu hút nhà đầu tư vào thị trường điện Việt Nam, tức là tiếp tục đẩy cung lên nữa mà quên mất giảm cầu thì thực trạng lãng phí điện có thể khó mà khắc phụ. Hậu quả là mất cân đối cung cầu sẽ còn tăng lên, bởi đây vẫn là tư duy theo 38 Yesnews tháng 02/2013
lối cũ. Có thể không còn cách nào khác mà phải dùng cơ chế đàn hồi giá để giảm cầu do lãng phí điện chứ không phải tiếp tục tăng cung. Vậy trước hết phải xem ai lãng phí điện nhiều nhất? Chỉ có Bộ Kế hoạch Đầu tư và EVN mới trả lời được câu hỏi này, nhưng vài con số thống kê hiếm hoi sau đây có thể cho ta một tia sáng le lói để từ đây lần ra manh mối. Theo EVN, hiện nay điện thương phẩm ở nước ta thấp hơn điện sản xuất khoảng 13%, trong đó 10% là do thất thoát trong truyền tải và 3% do điện tự dùng ở nhà máy. Mức thất thoát kỹ thuật này còn có thể hạ xuống, song sẽ không nhiều, nên không thể xem là giải pháp chủ đạo để giảm lãng phí điện. Phải chăng những công trình đầu tư kém hiệu quả, sử dụng kỹ thuật lạc hậu là thủ phạm lãng phí điện lớn nhất ở nước ta? Đây có thể chính là hậu quả do giá điện thấp. Giá điện của chúng ta thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Nếu các nhà chức trách vẫn giữ giá thấp, Chính phủ có lẽ sẽ phải trợ giá cho các nhà đầu tư ngoại quốc để đổi lấy tăng trưởng GDP. Rồi đây hàng năm chúng ta sẽ thừa vài chục triệu tấn thép để xuất khẩu sau khi các dự án thép khổng lồ do nước ngoài đầu tư đi vào hoạt động. Để có hai chục triệu tấn thép xuất khẩu cần có 10 tỷ kWh điện, hoặc hai nhà máy công suất 2000 MW. Chúng ta phải vét cạn kiệt nguồn lực của mình để mang lại lợi nhuận cho các công ty nước ngoài hay sao? Một số chuyên gia đã đưa ra một số nhận định. Tăng giá điện là điều khó tránh khỏi. Nhưng không phải tăng giá để bắt kịp các nước xung quanh (vì họ có
mức sống cao hơn), hoặc để thu hút đầu tư nước ngoài vào thị trường điện Việt Nam, mà mục đích chính là để tái cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phù hợp với xu thế chung và tạo ra sức cạnh tranh trên thế giới. Cụ thể, khi tăng giá điện phải nới rộng hơn nữa khoảng cách giữa điện cho sản xuất kinh doanh và điện cho dân dụng, đừng để giá điện thấp hiện nay của chúng ta tạo điều kiện duy trì các công nghệ lỗi thời, tiêu tốn năng lượng. Lộ trình tăng giá điện cho khối sản xuất có thể phải đi trước khôi dân dụng.
ngắn hạn, cần phải dần dần cải thiện máy móc, nâng cấp các trang thiết bị, dãn lao động để đảm bảo chất lượng và giá thành. Bài toán nan giải này chỉ được giải quyết bằng cách tăng giá điện. Không thể để công nghiệp của ta núp dưới giá điện thấp để tiếp tục "cạnh tranh" với các nước khác.
Không riêng gì lĩnh vực đầu tư trên, nhiều dự án đầu tư trong nước kém hiệu quả, hoặc không đưa vào sử dụng, tốn xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng, chắc chắn cũng là thủ phạm gây lãng phí điện. Không thể duy trì mãi những xí nghiệp dùng kỹ thuật lỗi thời cho dù chúng sẽ giữ công ăn việc làm cho một số người. Xét về
Tương lai của EVN nói riêng cũng như ngành năng lượng Việt Nam vẫn còn rất nhiều khó khăn, thử thách đặt ra đối với các ban, ngành , tổ chức đoàn thể cũng như Chính phủ. Liệu EVN có đạt được những chỉ tiêu trong bản kế hoạch quy hoạch ngành điện từ năm 2010 như: tỉ trọng thủy điện ở Việt Nam đạt 22% năm 2020, tổng số lao động trong ngành đạt 100568 người năm 2015 hay trong năm 2013, sản lượng điện đạt 130,5 tỷ kWh, tỉ lệ tổng thất điện giảm xuống còn 8,8%. Năm cũ đã qua, năm mới đã đến, chúc cho EVN đạt được những bước đi mới, thúc đẩy sự phát triể của ngành năng lượng Việt Nam. Trần Như Trung
39 Yesnews tháng 02/2013
Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2012 Một buổi chiều giáp tết, trong không khí phấn khởi chào đón xuân mới, trường ĐH Kinh tế Quốc dân long trọng tổ chức Lễ Tổng kế và Trao giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam 2012”. Buổi lễ với sự hiện diện của Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân GS.TS Trần Thọ Đạt, Trưởng phòng Quản lí Khoa học Nguyễn Hồng Chương và đông đảo các thầy cô giáo, các sinh viên trong trường…
TS. Bùi Đức Thọ - Phó trưởng phòng Quản lí Khoa học
Ngay sau màn khai mạc chào mừng là bài phát biểu báo cáo tóm tắt về hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của TS. Bùi Đức Thọ – Phó trưởng phòng quản lí khoa học. Năm 2012, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên thường xuyên và trực tiếp nhận được sự ủng hộ, quan tâm từ phía ban lãnh đạo nhà trường. Với kinh phí đầu tư 550 triệu đồng, kết quả thu nhận được với những thành tích đáng kể là hoàn toàn xứng đáng với 121 công trình đạt giải được chọn lọc từ 23 đơn vị trong đó CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học – một đơn 40 Yesnews tháng 02/2013
vị trực thuộc Phòng Quản lí Khoa học đã gửi 2 bài dự thi và đều đạt được kết quả xuất sắc (2 nhì cấp trường, 1 ba cấp bộ). Nhà trường cũng đã kịp thời khen thưởng cho 108 công trình (10 nhất, 12 nhì, 42 ba, 44 khuyến khích, 109 giảng viên hướng dẫn và 7 đơn vị xuất sắc. Đặc biệt việc thành lập Hội động khoa học bảo vệ công trình trong năm 2012 này đã mang đến những kết quả đáng khích lệ. Với cách làm việc công minh của hội đồng, 9/22 công trình đã được chọn đi dự thi cấp Bộ và cả 9 công trình đều đạt giải (1 nhì, 7 ba, 1 khuyến khích). Kết quả chung quốc, toàn trường được bằng khen xuất sắc. Bên cạnh những thành tích đạt được, thầy cũng thẳng thắn đưa ra những ý kiến đánh giá của Phòng Quản lí Khoa học nói chung và của thầy nói riêng: kết quả đạt được tuy cao nhưng chưa phản ánh hết tiềm năng và nguyên nhân có thể do công tác phát động phong trào chưa tốt, hay sự quan tâm của các các thầy cô giáo là chưa sát xao…Qua đây thầy cũng vui mừng thông báo năm 2013, Phòng đã có kế hoạch điều chỉnh kết
hợp chặt chẽ với các thầy cô hướng dẫn để tạo điều kiện hơn cho các em sinh viên – đây có thể coi là lời hứa hẹn về một kết quả xuất sắc hơn nữa của phòng trào nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường.
GS.TS Trần Thọ Đạt – Phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân
PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh – Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ
Hòa chung với không khí phấn khởi của buổi lễ trao giải, Phó vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ PGS.TS Nguyễn Phúc Khanh đã đến tham dự và có những chia sẻ đầy tâm huyết với các bạn sinh viên. PGS đã rất phấn khởi khi cuộc thi – nơi tôn vinh các công trình nghiên cứu có chất lượng – đã được các bạn sinh viên đón nhận và tham gia rất nhiệt tình tuy nhiên PGS cũng không ngần ngại chia sẻ trăn trở của mình khi mà giải thưởng tuy ngày càng có uy tín nhưng vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ phía các giảng viên trẻ. Hi vọng những phát biểu đầy tâm huyết của PGS sẽ là những sự động viên, khích lệ cho toàn thể giảng viên, sinh viên trường ta để phong trào nghiên cứu khoa học 2013 sẽ sôi nổi hơn. 41 Yesnews tháng 02/2013
Cuối cùng, GS.TS Trần Thọ Đạt – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã thay mặt cho Ban lãnh đạo nhà trường lên chúc mừng và trao bằng khen cho các sinh viên và giảng viên hướng dẫn tiêu biểu (2 giảng viên và 9 sinh viên đạt giải cấp bộ), các đơn vị xuất sắc trong phong trào nghiên cứu khoa học (7 đơn vị). Cũng thông qua diễn đàn, thầy đã chia sẻ đề án đào tạo chất lượng cao gắn nghiên cứu với giảng dạy của nhà trường. Thầy nhắn nhủ: “Kết quả tốt, có chất lượng nhưng tiềm năng lớn còn chưa khai thách hết, hàm lượng chất xám trong các công trình nghiên cứu còn chưa cao. Hoạt động nghiên cứu khoa học 2013 cần chủ động hơn, mọi sự chuẩn bị sớm đều mang lại kết quả tốt” Chương trình được kết lại với lời cảm ơn chân thành của ban tổ chức được gửi đến các khách mời, ban lãnh đạo nhà trường, các phòng ban chức năng, các thầy cô giáo cũng như toàn thể các bạn sinh viên…đồng thời là lời hứa hẹn một năm sôi nổi hơn, thành công hơn cho hoạt động nghiên cứu khoa học của trường.
Mọi sự chuẩn bị sớm đều mang lại kết quả tốt
Một số hình ảnh trong buổi lễ:
Các giảng viên hướng dẫn đề tài đạt giải
Phó vụ trưởng Nguyễn Phúc Khanh trao bằng khen cho các giảng viên đặt giải cấp Bộ
CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học – Đơn vị hỗ trợ tổ chức chương trình
Đưa tin: Nguyễn Thị Lan Phó hiệu trường Trần Thọ Đạt trao bằng khen cho các sinh viên đạt giải cấp Bộ 42 Yesnews tháng 02/2013
Ban báo trong trí tưởng tượng Là những “cậu bé”, “cô bé” cứ thích cầm bút viết mà chẳng biết sợ hãi là gì, cứ viết vô tư nhất về những vấn đè họ thích với sự trong sáng của những đứa trẻ. Luôn sống thật với chính bản thân mình, thắng thắn nêu lên chính kiến dù cho điều đó không làm hài lòng người khác. Là những “nam thanh”, “nữ tú” luôn hừng hực nhiệt huyết của tuổi trẻ, luôn làm việc với tinh thần chuyên nghiệp nhất mà có thể sẽ chẳng có ai biết và đáp lại. Không ngại khó, chẳng ngại khổ, luôn xông pha vào những vùng đất mới của tri thức. Biến những tri thức kia thành của mình và chia sẻ cho người khác với tinh thần tự nguyện Là những “ông già”, “bà cả” có đôi mắt tinh tế nhìn sâu vào bản chất của mọi việc. Không chấp nhận sự hời hợt khi cầm bút, những “ông cụ non” luôn thể hiện được sự khác biệt trong phong cách và sự hóm hỉnh hài hước đúng chất sinh viên. Đầu xuân khai bút, chúc ban báo năm mới ngày một phát triển. Anh Lê Vĩnh Giang – Chủ nhiệm nhiệm kì 2010-2011 43 Yesnews tháng 02/2013
Với thế hệ đầu tiên của Yesnews, nếu được hỏi điều gì làm bạn tự hào nhất trong 4 năm học đại học, tôi tin sẽ không ít người trong số chúng tôi tự hào mà nói rằng: không gì khác ngoài Yesnews. Tôi luôn nhớ những con người đầu tiên đặt niềm tin vào tờ báo, ngay cả khi nó chưa được định hình. Đơn giản là chúng tôi tin vào tinh thần và những gì tờ báo có thể mang lại cho các bạn sinh viên yêu khoa học, và thật sự tin rằng có thể mang lại một ấn phẩm không chỉ để quảng bá cho hình ảnh một CLB mà đó sẽ là những cuốn cẩm nang để người nhận trân trọng, giữ gìn và lưu lại vì giá trị nội dung của nó. Nghĩ về những gì mà thế hệ đầu tiên đã làm để xây dựng nên tờ báo, tôi tự thấy điều mà mình làm thật nhỏ bé. Và đến giờ tôi vẫn cảm thấy khâm phục những người bạn của tôi ngày ấy, những người không ngại trời mưa gió rét, gõ cửa từng phòng KTX để hoàn thiện phiếu điều tra cho kịp kế hoạch, những người chả ngại cái nắng oi ả mùa hè đi phát tờ rơi quan khu phố cổ để có tiền in báo khi không đủ tiền in, … Đó là những con người không muốn Yesnews phải giập khuôn theo những tiêu chuẩn có sẵn của 1 tờ báo sinh viên, họ muốn tự mình định ra những tiêu chuẩn mới, họ khao khát khẳng định bằng những sản phẩm thực sự có giá trị. Cho dù thế hệ đầu tiên ấy vẫn chưa thể nhìn thấy được thành quả như mong muốn, nhưng chúng tôi vẫn sẽ chờ một ngày được cẩm trên tay phiên bản Yesnews hoàn thiện, và tự hào rằng mình đã là một phần trong đó. Chỉ một thời gian ngắn nữa thôi!" Anh Nguyễn Đức Kiên – Chủ nhiệm nhiệm kì 2011-2012
Khi tham gia câu lạc bộ, tôi cảm thấy hứng thú với dự án làm báo, một phần vì thấy đó là một dự án có ý nghĩa đối với các sinh viên, phần khác vì nó cũng phù hợp với năng lực của tôi. Việc làm báo đã giúp tôi rèn luyện bản thân mình về nhiều mặt như kỹ năng viết lách, trình bày, giao tiếp và cả công việc quản lý. Nhờ có ban báo mà tôi đã quen biết với rất nhiều anh chị em, bạn bè, những người cũng có cùng nguyện vọng với tôi. Công việc làm báo thực sự đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, sáng tạo và tâm huyết. Và một tờ báo có thể hoàn thiện được là do đóng góp của rất nhiều người ở các vị trí khác nhau. Chính vì thế mà tôi nghĩ rằng sự đồng lòng của cả tập thể chính là yếu tố quyết định để duy trì và phát triển. Tôi hy vọng ban báo có thể tìm cách giải quyết những khó khăn trước mắt và lâu dài, để ngày càng phát triển hơn, phù hợp hơn với nhu cầu độc giả, đặc biệt là những sinh viên quan tâm, yêu thích hoạt động nghiên cứu khoa học. Chúc các phóng viên, biên tập viên của báo sẽ sáng tạo hơn nữa trong công việc, làm việc với tinh thần thoải mái và vui vẻ để hiệu quả công việc cao hơn. Chị Vương Mỹ Anh – Nguyên Tổng biên tập Yesnews.
44 Yesnews tháng 02/2013
Vậy là một năm mới nữa lại bắt đầu đánh dấu chặng đường hai năm hoạt động của ban báo – CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH Kinh tế Quốc dân. Hai năm – không phải là khoảng thời gian dài nhưng cũng không phải quá ngắn để ban báo khẳng định vị trí cũng như vai trò của mình đối với hoạt động của toàn câu lạc bộ. Trải qua quá trình hoạt động và từng bước hoàn thiện cùng toàn thể CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học do vậy dù được thành lập sau cùng – là em út trong câu lạc bộ tuy nhiên Yesnews đã trở thành một đặc trưng không thể thiếu khi nhắc đến YES. Trong giai đoạn đầu, cũng như bao sự khởi đầu khác, Yesnews cũng gặp rất nhiều khó khăn từ khâu thành lập đến tổ chức, nhân sự, nhưng với những nét nổi bật riêng ban báo đã nhanh chóng khẳng định tầm ảnh hưởng cũng như sức mạnh của mình trong việc trở thành diễn đàn riêng – trở thành tiếng nói của toàn thể CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học nói riêng và của tất cả những sinh viên trường ĐH Kinh tế Quốc dân đam mê khoa học nói chung. Mỗi số báo ra hàng tháng thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của không chỉ của riêng các thành viên, cộng tác viên ban báo mà còn là sự góp sức của tất cả các anh chị, các bạn, các em trong các ban còn lại, do vậy các ấn phẩm của Yesnews đã và đang dần dần trở thành món ăn tinh thần vô cùng bổ ích cho mỗi bạn sinh viên yêu thích nghiên cứu khoa học. Sự hài lòng và đón chờ của độc giả chính là nguồn cổ vũ rất lớn để Yesnews tiếp tục hoàn thành sứ mệnh của mình trở thành một trong những nhịp cầu kết nối sinh viên với khoa học. Là một trong các thế hệ sinh viên đang học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, những thành viên K53 ban báo CLB Sinh viên nghiên cứu khoa học luôn mong muốn tất cả các bạn sinh viên sẽ có nhận thức sâu hơn nữa về khoa học và cố gắng một cách tốt nhất nhằm mang tới cho các bạn những cơ hội tiếp cận công việc nghiên cứu theo phương thức mới mẻ và đầy đủ nhất. Chính vì vậy, chúng tôi luôn không ngừng phấn đấu, trau dồi kiến thức cũng như kĩ năng của mình để hoàn thiện bản thân mang tới cho người đọc những bài báo mới lạ, thú vị và bổ ích nhất. Và xa hơn nữa là đưa ban báo nói riêng và toàn thể câu lạc bộ nói chung lên những bước phát triển cao hơn, vững mạnh hơn. CHÚC YESNEWS SẼ ĐẠT ĐƯỢC NHIỀU THÀNH CÔNG HƠN NỮA TRONG MỖI BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA MÌNH! Lê Phương Anh – Thành viên Yesnews hiện tại
45 Yesnews tháng 02/2013
Thời gian trôi qua thật là nhanh, mới ngày nào K54 chúng em đang còn bỡ ngỡ lạ lẫm khi bước vào YES vậy mà giờ đây đã trở nên gắn bó thân quen. 2 tháng đồng hành cùng YES, trở thành CTV của ban báo, chúng em đã học được rất nhiều điều, không chỉ về lĩnh vực học tập mà còn cả bài học về cuộc sống. Em đến với YES có lẽ bởi sự tình cờ. Nhớ đầu năm, khi em tham gia Bình minh sinh viên, em đã được các anh chị yes giới thiệu về báo yesnews. Em bị cuốn hút ngay bởi những trang báo đầu tiên, nên sau đó em đã đăng kí vào ban báo với mong muốn đến một ngày, trên yesnews xuất hiện bài viết của em ^^ Kỉ niệm khi tham gia yesnews cứ thế lớn lên từng ngày. Nhớ những buổi tối họp về muộn vì mải mê tranh luận về mô hình cung – cầu mà anh Trung bảo nhóm em vẽ sai. Rồi hôm chuẩn bị sinh nhật yes bận rộn với bao kế hoạch, quay clip nhóm, thiết kế trang phục ban báo với ý tưởng đầy “ ngẫu hứng” máy ảnh kèm mic nguyên liệu bìa cứng . Những đêm cuống cuồng cố hoàn thành xong bài chị Lan giao trước 0h vì bệnh “nước đến chân mới nhảy” . Kỉ niệm vui nhất trong em là lần quay clip phóng sự tháng 1. Cả trưa em cùng các bạn rong ruổi khắp ngõ Tự Do, rồi lân la sang khu Bách Khoa phỏng vấn. Đối tượng săn tin từ bác xe ôm, bác bơm xe cho đến cô bán xôi. Góc nhìn kinh tế dưới con mắt mọi người vô cùng đa dạng. Có nhiều câu trả lời làm cả nhóm cười nghiêng ngả. Sau khi quay xong, đói bụng, cả nhóm kéo nhau đến quán ăn mà theo kinh nghiệm của người sành ăn là anh Hoàng béo bảo rằng “ vừa ngon, vừa rẻ”. Cứ mỗi tháng, yesnews ra lò, là chúng em nhanh chân qua 121 xin báo ( em cũng thú nhận luôn là trong khi trông 121 giùm anh Hoàng béo, em đã mang 2 tờ yesnews về lúc nào không hay ^^ ). Chúng em biết rất rõ, để duy trì đều đặn 1tháng / 1 báo là đánh đổi biết bao công sức, thời gian tìm tòi, nghiên cứu, rồi thiết kế báo của các anh chị yes. Vì thế, yesnews là cả một tâm huyết lớn mà các anh chị đặt vào. Chỉ còn vài ngày nữa thôi, là Yesnews chuẩn bị bước sang tuổi mới, đánh dấu 2 năm hoạt động, đó là quãng thời gian dài với bao kỉ niệm khó quên. Chúng em - CTV của báo, sẽ luôn sát cánh và ủng hộ cho yesnews. Mong cho yesnews càng ngày càng phát triển hơn nữa. Nguyễn Hồng Phương – CTV Yesnews 46 Yesnews tháng 02/2013
47 Yesnews thรกng 02/2013