Nguồn tham khảo : trung tam tieng nhat Các bạn thân mến, các bạn đã ôn tập kiến thức và chuẩn bị các chiến lược làm bài cho kì thi này như thế nào? Tôi tin chắc mỗi người trong các bạn đều đã tìm được một phương pháp học và ôn tập phù hợp cho mình. Chính vì thế, thông qua bài viết nhỏ này, tôi chỉ có mong muốn chia sẻ một vài kinh nghiệm của bản thân.
1. Cách thức ôn tập và làm bài thi Từ vựng – Chữ Hán Đây là phần thi kiểm tra khả năng ghi nhớ và cách thức sử dụng từ vựng và chữ Hán của thí sinh. Trình độ càng cao thì lượng từ vựng và chữ Hán cần nhớ càng nhiều. Như vậy, làm thế nào để chúng ta có thể ôn tập một cách hiệu quả và kĩ lưỡng nhất? Từ kinh nghiệm học và giảng dạy của bản thân, tôi thấy rằng thay vì chỉ chăm chú đọc đi đọc lại một từ mới hay chữ Hán, bạn có thể sắp xếp các từ mới hoặc chữ Hán theo chủ đề và đặt thành một câu hoàn chỉnh. Việc này sẽ giúp các bạn ghi nhớ một cách có hệ thống và nâng cao năng lực sử dụng từ vựng. Để nâng cao khả năng lực chữ Hán, bên cạnh việc chăm chỉ luyện tập viết, bạn nên thử đọc các bài khóa hoặc bài báo tùy theo trình độ của bản thân. Dưới đây là một số trang web có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc luyện đọc chữ Hán. Khi bước vào kì thi chính thức, bạn nên bình tĩnh, tự tin đọc kĩ câu hỏi để khoanh đúng đáp án chính xác. Những câu hỏi mà bạn không thực sự tự tin, hãy khoanh tạm thời một phương án trả lời nào đó rồi đánh dấu nhớ lại và chuyển ngay sang các câu hỏi tiếp theo. Nếu bạn còn thừa thời gian sau khi đã hoàn thành bài thi, bạn có thể suy nghĩ lại các câu hỏi mà bạn chưa thực sự chắc chắn. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian làm bài. 2. Cách thức ôn tập và làm bài đọc hiểu. Đây là một trong những phần thi chiếm số điểm cao nhất trong bài thi năng lực tiếng Nhật. Các bạn cần ghi nhớ rằng chúng ta đang làm bài thi đọc hiểu với thời lượng được quy định. Vì thế trước khi thi, bạn nên làm thử các bài thi đã từng được đưa ra trong các năm trước, xác định thời gian tối đa cho mỗi một phần t hi. Ví dụ: mỗi đoạn văn ngắn (tối đa 5 phút), đoạn văn trung (tối đa 10 phút), đoạn văn dài (tối đa 15 phút). Bạn đừng quên các thao tác như đọc câu hỏi trước khi đọc phần bài khóa, tóm tắt nội dung các đoạn văn và gạch chân các từ quan trọng. Các bạn cần nhớ rằng nhiệm vụ của chúng ta là tìm câu trả lời đúng dựa trên nội dung được đưa ra. Nói một cách khác, chúng ta cần tránh việc dùng suy nghĩ chủ quan của bản thân để đi tìm câu trả lời. Ngoài ra, một trong những điều mà tôi luôn nhắc nhở học viên là tâm lý khi làm bài thi đọc hiểu. Các bài đọc được đưa ra trong phần thi đọc hiểu thường được tuyển chọn kĩ lưỡng và trích dẫn từ các bài báo, thư từ, truyện ngắn hoặc tiểu thuyết. Đó là một kho tàng tri thức phong phú và nếu chúng ta đặt mình vào địa vị của một “người thám hiểm” với sự háo hức và phấn chấn tìm kiếm bí ẩn trong mỗi kho tàng đó, chúng ta sẽ thấy đọc hiểu không hề “đáng sợ” và nhàm chán như chúng ta vẫn nghĩ. Khi bạn có thể tạo cho mình một tâm thế thoải mái như vậy, tôi tin chắc tỉ lệ đọc hiểu và trả lời đúng của bạn sẽ được cải thiện.
3. Cách thức ôn tập và làm bài thi nghe hiểu: Nghe hiểu trong kì thi năng lực tiếng Nhật mới thực sự là một thách thức lớn với người học tiếng Nhật. Bởi phần thi này không đơn thuần chỉ yêu cầu thí sinh khả năng hiể u mà còn yêu cầu khả năng phản xạ tốt. Muốn đẩy mạnh kĩ năng này, bạn cần nghe hiểu hàng ngày, tốt nhất là nghe các bài thi đã từng được sử dụng trước đây. Bên cạnh đó, bạn có thể nghe thêm các bản tin thời sự để quen với ngữ điệu và tốc độ nói của người bản địa. Những trang web dưới đây có thể sẽ phần nào giúp ích cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên tận dụng các cơ hội giao tiếp với người bản địa trong thực tế, nhờ họ giải thích cách sử dụng từ và câu trong từng ngữ cảnh. Trong quá trình thi nghe, bạn nên cố gắng tập trung cao độ, bình tĩnh ghi chép lại các từ khóa trong nội dung nghe. Cấp độ càng cao thì bài nghe hiểu có nội dung càng phức tạp, đòi hỏi người nghe phải thật tinh ý. Đôi khi, chìa khóa để tìm ra câu trả lời đúng lại nằm ở những thông tin được đưa ra cuối cùng. Trên đây, tôi đã chia sẻ với các bạn một số kinh nghiệm về cách ôn tập và kĩ năng làm bài thi năng lực tiếng Nhật. Có nhiều bạn thí sinh cho rằng, ở một mức độ nào đó việc thi cử luôn bị chi phối bởi yếu tố may mắn, đặc biệt với hình thức t hi trắc nghiệm của kì thi nang luc tieng nhat. Tôi nghĩ rằng điều này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, tôi cho rằng sự may mắn không chỉ đơn thuần là một sự ngẫu nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể “mang” may mắn đến cho chính mình bằng cách ôn tập kĩ lưỡng, phân tích tỉ mỉ các lỗi sai, xác định rõ và luyện tập chăm chỉ các phần mà mình còn yếu. Tôi xin chúc các bạn sẽ thành công.