TIẾNG NÓI VIỆT NAM CƠ QUAN CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM Chủ nhật Số 241/ ra ngày 04 tháng 01 năm 2015
số ra kỉ niệm 5 năm ngày thành lập báo tiếng nói việt nam 04/01/2010
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM NHỮNG DẤU MỐC ĐẦU TIÊN
THỜI TIẾT HÔM NAY
HÀ NỘI:................................................trời mây, 11-23oC HẢI PHÒNG:........................................trời mây, 10-23oC ĐÀ NẴNG:.............................................có mưa, 19-23oC TP HCM:.............................................trời nắng, 23-32oC
Gặp gỡ vtv Bữa tiệc đón Tết Dương lịch đầy màu sắc
trang 3
10 Sự kiện văn hóa nổi bật của việt nam năm 2014
Bác Hồ với cán bộ Đài tiếng nói Việt Nam. Ảnh: VOV
Hà Nội đương mùa thu. Phố Trần Phú như đẹp hẳn, mát rượi với hàng sấu bên đường. Đằng sau sự tấp nập của phố xá là một ngôi nhà hai tầng kiến trúc kiểu Pháp, nằm khiêm nhường trong con ngõ nhỏ ngay sát đường. Chủ nhân của ngôi nhà ấy là một ông lão ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, ông đúng là một nhân chứng lịch sử! Sang đến thế kỷ XXI lớp người như ông bây giờ còn lại ít lắm. Ông là Trần Lâm, nguyên Chủ nhiệm ủy ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam, người đặt nền móng cho sự phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam từ
năm 1945. Bước sang tuổi 89, nhà báo Trần Lâm không còn khoẻ để có thể lục tìm trong trí nhớ của mình những câu chuyện cụ thể. Nhưng, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với ông đủ để tôi lý giải được một điều quan trọng hơn. Làm thế nào mà 65 năm trước, chàng thanh niên 23 tuổi có thể gây dựng được một Đài phát thanh Quốc gia và phát đi tiếng nói đầu tiên chỉ sau vẻn vẹn 15 ngày? Tiếp theo trang 4
GÓC NHÌN
ĐIỆN ẢNH 360
Phóng viên truyền hình - cái danh hay sự hy sinh?
Trang 6
trang 12
VĂN HÓA & XÃ HỘI
Phim độc lập - Hướng đi mới cứu hang đoòng - cứu 5 cho đạo diễn trẻ triệu năm
Trang 11
Trang 13
2
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
NHÂN VẬT & SỰ KIỆN
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
NHÀ BÁO TRẦN LÂM:
VỊ TƯ LỆNH CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
NHÀ BÁO TRẦN LÂM CÁC MỐC LỊCH SỬ
7/2/1921
Trần Lâm sinh ra và lớn lên tại Đoàn Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
1939
Trong suốt thời niên thiếu, Trần Lâm học tập và rèn luyện tại trường Bưởi, sau đó học đại học luật.
1941
Ông gia nhập tổ chức Đảng Dân chủ và là thành viên tích cực của Mặt trận Việt Minh
1945
Trần Lâm trở thành giám đốc kiêm tổng biên tập Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam.
1977
Nhà báo Trần Lâm là người dựng nghiệp phát thanh Việt Nam trong vòng nửa thế kỷ
Nhà báo Trần Lâm được xem như vị Tư lệnh của phát thanh, gắn bó với ngành trong vòng 43 năm, ông đã để lại một dấu ấn vô cùng đậm nét trong dòng lịch sử của ngành, là tấm gương sáng trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Đài Tiếng nói Việt Nam phát sóng chỉ năm hôm sau ngày nước Việt Nam Tuyên ngôn Độc lập là một trong những sự kiện lớn của đất nước ta, trở thành hiện thực xuất phát từ trí tuệ và tầm nhìn Hồ Chí Minh. Ngay sau ngày Tổng khởi nghĩa cướp chính quyền thành công tại thủ đô, 19/8/1945, đồng chí Xuân Thủy truyền đạt ý kiến của Bác Hồ: “Việc hết sức quan trọng là phải lập ra ngay một đài phát thanh”. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng nhớ lại, Bác Hồ vừa từ Tân Trào về tới Hà Nội, viết Tuyên ngôn Độc lập tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Bác chỉ thị: “Phải xây dựng ngay Đài Phát thanh Quốc gia”. Trần Lâm chính là người được tin tưởng giao cho
trọng trách quan trọng này. Khi mới bước vào tuổi 23, trước sự cấp bách của thời đại, nhà báo Trần Lâm cùng một số đồng nghiệp của mình đã gây dựng nên đài phát thanh Quốc gia. Lúc đó, lời xướng “ Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam dân chủ cộng hòa” như tiếng nói chào đời của toàn ngành, mang một vẻ giản dị nhưng đầy trang trọng, tự hào. Sau khi thành lập Đài phát thanh Quốc gia, Trần Lâm cùng với những cộng sự của mình cho ra đời những bản tin hằng ngày bằng tiếng Việt và các thứ tiếng như Pháp, Hoa, Anh, Lào phát sóng theo những giờ đã định. Nguồn tin chủ yếu lúc bấy giờ là từ các hãng thông tấn và tờ báo uy tín trên thế giới. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã cho đài phát thanh di chuyển 14 lần để đảm bảo an toàn đồng thời đảm bảo vẫn phát sóng thường xuyên, không bị gián đoạn. Trong kháng
TIẾNG NÓI VIỆT NAM CƠ QUAN CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
TRỤ SỞ TÒA SOẠN
69 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội Tel: (84-04) 39334098
chiến chống Mỹ, nhiều khu cư xá của đài bị bom B52 của giặc oanh tạc, tuy vậy nhưng đài cũng chỉ ngừng phát sóng một lần duy nhất chừng mấy phút rồi tiếp tục vang lên dõng dạc. Trần Lâm chính là người chăm lo xây dựng Đài Phát thanh Giải phóng ngay khi đất nước ta còn bị bốn bề phong tỏa. Làn sóng phát thanh là một kênh thông tin chủ chốt và là tiếng kèn cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước . Dưới sự điều hành của đồng chí Trần Lâm, Đài Phát thanh mang lời của Tổ quốc đến với những đơn vị chiến đấu xa xôi nhất vùng giải phóng hoặc âm thầm hoạt động trong lòng các thành thị miền Nam. Đài là tiếng nói chính nghĩa truyền đạt ý chí của dân tộc Việt Nam với bạn bè năm châu bốn biển. Đài tiếng nói Việt Nam suốt mấy chục năm có một vai trò vô cùng to lớn: truyền đi tất cả: tin tức, chính sách, chiến lược và sách lược của kháng chiến – cách mạng,
Tổng biên tập Trương Anh Tuấn Email: anhtuan@tnvnmail.com Phó tổng biên tập phụ trách Dương Khánh Huyền Email: dkhuyen@tnvnmail.com
văn hóa - nghệ thuật. Đặc biệt Đài còn được tin tưởng truyền mật lệnh chiến đấu vào Nam, chịu rất nhiều áp lực từ việc truy lùng của quân địch cho đến đảm bảo sự liên tục trong tin tức. Những lúc như thế người ta lại nhắc nhiều đến sự lãnh đạo của vị Tư lệnh Trần Lâm để đưa Đài vượt qua những khó khăn. Nhà báo Trần Lâm đã làm nên vị thế riêng biệt của phát thanh trong suốt nửa thế kỉ nhờ sự tư duy, trí tuệ, sáng tạo của mình. Là một cử nhân luật từ thời Pháp thuộc, ông đặc biệt sắc sảo trong chỉ đạo về các mảng chính trị và nông nghiệp, luôn bám sát thực tiễn cuộc sống. Thực tế đã chứng minh, làn sóng phát thanh có vai trò vô cùng quan trọng trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, góp phần to lớn vào công cuộc giải phóng, thống nhất đất nước. Vai trò, vị thế của Đài Tiếng Nói Việt Nam gắn liền với tên tuổi Trần Lâm. Anh Tuấn
Thư ký tòa soạn Nguyễn Mai Linh Email: nmlinh@tnvnmail.com Nguyễn Kiều Hương Email:nkhuong@tnvnmail.com Mai Quỳnh Anh Email: mqanh@tnvnmail.com
Ông được bổ nhiệm làm chủ nhiệm Uỷ ban Phát thanh và Truyền hình Việt Nam.
1983-1989
Trần Lâm trở thành phó chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam.
1976-1981
Ông được bổ nhiệm là uỷ viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
1982-1986
Ông chính thức trở thành uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
24/2/2011
Ông từ trần tại Hà Nội. ʿʿChúng ta hãy làm truyền hình theo kiểu con nhà nghèo, bởi đất nước chúng ta tập trung vào chiến tranh nên còn rất nghèo ̉ ̉ ― Trần Lâm
Cố vấn tòa soạn Nguyễn Đồng Anh Thiết kế mỹ thuật Hoàng Minh Trang Email:hmtrang@tnvnmail.com
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
Tháp truyền hình Việt Nam mới sẽ được xây dựng tại khu đô thị Tây Hồ Tây
NHÂN VẬT & SỰ KIỆN
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
GẶP GỠ VTV BỮA TIỆC ĐÓN TẾT DƯƠNG LỊCH ĐẦY MÀU SẮC Với sự góp mặt của Tùng Dương, Hồ Quỳnh Hương, Hoàng Hải… cùng nhiều ngôi sao nổi tiếng trong làng giải trí Việt, Gặp gỡ VTV diễn ra đã là một đêm nhạc khó quên chào đón năm mới 2015.
Hình ảnh dự kiến của tháp truyền hình Việt Nam mới
Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND TP Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và Đài Truyền hình Việt Nam xác định cụ thể ranh giới và thực hiện "Dự án Tháp Truyền hình Việt Nam" theo đúng quy định của pháp luật. Dự kiến tháp Truyền hình Việt Nam sẽ được xây dựng trên khu đất diện tích hơn 14 ha tại trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Đây là một công trình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực truyền hình tại Việt Nam về du lịch, đầu tư và xã hội của những khu vực lân cận cũng như điểm nhấn quan trọng về kiến trúc của Thủ đô
Hà Nội. Tháp Truyền hình có tầm cỡ quốc tế. Vì thế, trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện đầu tư cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định về vốn đầu tư, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu nhằm đạt được hiệu quả tối ưu của dự án. Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam hy vọng đến năm 2020, Việt Nam sẽ có một công trình tháp truyền hình hàng đầu khu vực châu Á và thế giới, đạt được hiệu quả cả về kinh tế, du lịch và truyền dẫn phát sóng truyền hình phát thanh. Anh Tuấn
công bố 10 sự kiện mỹ thuật, nhiếp ảnh tiêu biểu 2014
Ảnh: VOV
Ngày 29/12 vừa qua, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH-TT&DL) đã tổ chức công bố mười sự kiện mỹ thuật, nhiếp ảnh tiêu biểu và nổi bật năm 2014 do Hội đồng nghệ thuật của ngành bầu chọn (đối với các lĩnh vực mỹ thuật và nhiếp ảnh). Đó là các cuộc triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam; các triển lãm ảnh, mỹ thuật kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; các hoạt động giới thiệu, quảng bá linh vật Việt và triển khai không sử
dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam; Triển lãm ảnh nghệ thuật toàn quốc; Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”; Triển lãm mỹ thuật ứng dụng toàn quốc; Quy hoạch phát triển mỹ thuật đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Chính phủ phê duyệt; Triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài LLVT; Triển lãm tranh sơn mài và sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam tại Pháp; Festival Mỹ thuật trẻ 2014. Minh Trang
Gala Gặp gỡ VTV - chương trình đặc sắc chào mừng năm mới 2015.
Là chương trình chào mừng Tết Dương lịch 2015, Gala Gặp gỡ VTV là cơ hội nhìn lại tất cả những sự kiện nổi bật trong năm qua cũng như chào đón năm mới 2015. Chương trình quy tụ nhiều gương mặt đồng hành thường xuyên trong những chương trình của VTV trong năm 2014 như Xuân Bắc, Tự Long, Hồ Quỳnh Hương, Hồ Hoài Anh, Thúy Hằng, Thúy Hạnh, diễn viên Đức Hải ... Với sự dẫn dắt khéo léo từ hai gương mặt MC quen thuộc là Diễm Quỳnh và Phan Anh, các vị khách mời sẽ gửi tới khán giả những chia sẻ nhìn lại một năm hoạt động đã qua cùng những dự định, kế hoạch trong năm 2015 sắp tới. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để những người làm truyền hình có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện về hành trình một năm làm việc đã qua. Theo đó, đêm Gala Gặp gỡ VTV năm nay sẽ có sự xuất hiện của nhiều gương mặt nổi tiếng trên màn ảnh nhỏ hiện nay như BTV Diệp Anh, BTV Ngọc Trinh, BTV Thụy Vân, BTV Lại Bắc Hải Đăng (ê-kíp thực hiện Điều ước thứ 7), Á hậu Thụy Vân... Tại đây, nhiều chủ đề đã được các khách mời chia sẻ, trong đó đặc biệt là đề
tài biển đảo, các vấn đề thời sự và tình yêu quê hương đất nước. Gala Gặp gỡ VTV một đêm nhạc đầm ấm được dàn dựng công phu, kỹ lưỡng, kết nối trực tiếp 5 điểm cầu TP.Hồ Chí Minh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, và tất nhiên không thể thiếu những gia vị âm nhạc độc đáo, ấn tượng, tất cả hứa hẹn sẽ mang đến cho khán giả truyền hình một đêm nhạc với những cảm xúc đặc biệt để đón năm mới 2015. Đây còn là cơ hội để khán giả truyền hình lắng nghe những chia sẻ của các nhân vật nổi tiếng như: NTK - NSƯT Đức Hùng, nghệ sĩ Đức Hải, ca sĩ Hà Anh Tuấn, ca sĩ Đoan Trang, MC Diễm Quỳnh, MC Phan Anh, khán giả cũng được lắng nghe tâm sự của những người làm truyền hình - những người luôn cống hiến hết mình để có những chương trình chất lượng trên sóng VTV. Là một trong số những khách mời hát mở màn trong đêm Gala Gặp gỡ VTV, ca sĩ Hoàng Hải sẽ có phần hợp ca cùng Ngọc Anh - nữ ca sĩ trưởng thành từ cuộc thi Sao Mai Điểm hẹn của VTV trong hai ca khúc "Hoa cỏ mùa xuân" và "Thì thầm mùa xuân" Bên cạnh đó, nam ca sĩ cũng góp mặt trong tiết mục
của Quán quân Vietnam Idol 2014 Nhật Thủy với liên khúc Nồng nàn Hà Nội - Hồ Gươm sáng sớm. Đặc biệt, chương trình đêm Gala còn có sự xuất hiện bất ngờ của đoàn làm phim Tuổi thanh xuân - dự án hợp tác giữa VTV với tập đoàn giải trí CJ E&M của Hàn Quốc. Không chỉ chia sẻ nhiều câu chuyện hậu trường trong quá trình thực hiện bộ phim, diễn viên trẻ Hàn Quốc Kang Tae Oh cũng sẽ có một phần trình diễn đặc biệt tại Gặp gỡ VTV. Một điều thú vị là bên cạnh sự trở lại của những gương mặt quen thuộc như Tùng Dương, Hà Anh Tuấn, Hoàng Hải.., Gặp gỡ VTV năm nay còn có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ thành danh từ các sân chơi âm nhạc trên truyền hình hiện nay như Quán quân Nhân tố bí ẩn 2014 Giang Hồng Ngọc, Quán quân Vietnam Idol Nhật Thủy, boyband O Plus, Lâm Vissay... Được đầu tư công phu và hoành tráng, những nhà sản xuất của chương trình hy vọng không chỉ đem tới những phần trình diễn đẹp mắt, hấp dẫn mà còn lưu lại những cảm xúc ấm áp nhất cho khán giả trong những ngày đầu năm mới này. Minh Trang (Theo vietbao.vn)
3
TIN VẮN ● 200 người biểu diễn mở màn 'Bước nhảy hoàn vũ 2015' Tiết mục "Những trái tim Việt Nam" quy tụ 200 người cùng các thí sinh. Họ sẽ thể hiện những vũ điệu sôi động, mang đến không khí hào hứng cho liveshow đầu tiên của chương trình. 100 cặp nhảy ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó hơn một nửa là các tình nguyện viên và không biết nhảy. Họ là những sinh viên, người trung niên, các em bé nhỏ tuổi yêu thích khiêu vũ. ● Dàn danh hài hội tụ trong ‘Xóm hóng’ Chí Trung, Vân Dung, Đức Khuê, Hương "Tươi", Minh Hằng là năm nghệ sĩ nổi tiếng cùng tham gia chương trình “Xóm hóng” diễn ra ngày 1/1/2015. Xóm hóng là dự án hài kịch do Nhà hát Tuổi Trẻ xây dựng với mong muốn sẽ kết hợp với các đài truyền hình thực hiện chương trình "Nhà hát truyền hình". Dự án đã thực hiện các buổi tổng duyệt với một số tiểu phẩm hài để vào ngày 1/1/2015, các nghệ sĩ sẽ thực hiện một buổi trình diễn đặc biệt tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội. ● Nhiều nghệ sĩ hài Nam - Bắc hội ngộ Các cặp danh hài như Hoài Linh - Chí Tài, Xuân Hinh - Thanh Thanh Hiền, Xuân Bắc - Tự Long sẽ cùng diễn xuất trong chương trình “Xuân phát tài”. Sáng 16/12 tại Hà Nội diễn ra họp báo giới thiệu chương trình "Xuân phát tài". Đây là một chương trình nghệ thuật thường niên diễn ra vào dịp cuối năm như lời tạm biệt năm cũ, đón chào năm mới âm lịch. Năm nay, "Xuân phát tài" số 5 sẽ được tổ chức lúc 20h ngày 10/1/2015 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
QUẢNG CÁO
tiengnoivietnam.vn Cách hiệu quả nhất để quảng bá doanh nghiệp nghiệp của bạn
Điện thoại: 04 3565 666 Email: adhn@tnvnmail.com
4 Tiếng Nói Việt Nam
THEO DÒNG LỊCH SỬ
Số Chủ nhật, 04/01/2015
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM - NHỮNG DẤU MỐC ĐẦU TIÊN " Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ”, câu nói ấy đã làm nức lòng người dân Việt. Nhưng ít ai biết những con người đã lần đầu tiên khẳng định chủ quyền của Tổ quốc trên sóng phát thanh… Ngày 19/8/1945 khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội thành công. Ba ngày sau, đồng chí Xuân Thuỷ gặp các ông Trần Lâm, Trần Kim Xuyến và Chu Văn Tích truyền đạt chỉ thị của Bác Hồ, giao nhiệm vụ nhanh chóng thành lập đài phát thanh. Ông Lâm nhớ lại: “Chúng tôi vừa mừng, vừa lo. Không ai trong chúng tôi biết đài phát thanh là gì? Gồm gì? Liên hệ với đâu? Lại càng không thể yêu cầu lấy tiền ở đâu?”. Mọi người chỉ hiểu mơ hồ là phải có một cái máy sóng điện tử để phát tiếng nói đi xa, phải có studio và có bộ phận làm chương trình như toà soạn của một tờ báo. Hà Nội chưa có đài phát thanh chuyên làm nhiệm vụ thông tin đại chúng nên gặp rất nhiều khó khăn. Liên hệ mãi, anh Trần Kim Xuyến cùng với kỹ sư Nguyễn Văn Tình và bác Nguyễn Cung cải tiến những máy phát tín hiệu moóc thành máy phát tiếng nói. Anh Chu Văn Tích được phân công chuẩn bị studio, mượn được căn phòng khoảng 30m2 của Sở Vô tuyến điện viễn thông (phát sóng để liên lạc bằng tín hiệu moóc) ở số 4 Phạm Ngũ Lão.
Bác Hồ với cán bộ Đài tiếng nói Việt Nam. Ảnh: VOV
Có lẽ trên thế giới hiếm có đài phát thanh nào lại xây dựng bằng cách ấy. Những sáng kiến kiểu “con nhà nghèo” được áp dụng triệt để, để bảo đảm chất lượng cho phòng thu: chăn chiên phủ lên tường gạch để cách âm, người điều khiển micro, phát thanh viên đều ở trong một phòng và tuyệt đối không được gây tiếng động. Thậm chí phòng thu quá nhỏ, chỉ đủ chỗ cho tốp ca dưới 10 người. Về phần biên tập, ông Lâm kể: “Chủ yếu là bạn bè tin cẩn có trình độ tham gia. Biên tập tiếng Việt có các anh Hoàng Tuấn, Nguyễn Văn Nhất, Nguyễn Văn Tích…
N GÀY NÀY TRONG L ỊCH SỬ 1948 Quốc khánh Myanmar. Vào ngày 4/1/1948, Anh Quốc chính thức trao trả tự do hoàn toàn cho Myanmar 1983 Bộ Chính trị BCH TW Đảng họp và ra Nghị quyết về "Công tác thủ đô Hà Nội". Bản nghị quyết nhấn mạnh Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, trung tâm lớn nhất về vǎn hoá, khoa học - kỹ thuật, và là một trung tâm lớn về kinh tế. 1984 Tại Phnôm Pênh, Thủ đô Vương quốc Campuchia đã tổ chức lễ khánh thành Tượng đài các chiến sĩ quốc tế Việt Nam - công trình văn hoá ghi nhớ sự hy sinh của các chiến sĩ tình nguyện Việt Nam vào sự nghiệp giải phóng dân tộc Campuchia
Tiếng Pháp có anh Bùi Xuân Hoàn tốt nghiệp Trường Trung học Albert Sarraut, hôm sau có thêm chị Phạm Thị Thi và bà Denise Phạm Huy Thông. Những người này viết và nói tiếng Pháp giỏi. Sau đó ít hôm có bà vợ Bộ trưởng Bộ Kinh tế Nguyễn Mạnh Hà là người Anh đến giúp, rồi thêm anh Tụng, giỏi tiếng Anh nói giọng Mỹ và chị Ngọ sau này đóng một vai trò quan trọng trong công tác vận động binh sỹ Mỹ qua làn sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi mọi việc cũng hòm hòm, ấy là lúc nảy sinh băn khoăn là thiếu phát thanh viên nữ. Nghĩ mãi, thấy chỉ
có các cô điện thoại viên của Bưu điện là có giọng nói truyền cảm, có thể phát thanh được. Thế là gọi dây nói xin Sở Bưu điện Hà Nội. Hôm sau, bà Dương Thị Ngân cầm giấy giới thiệu sang làm việc ở toà soạn, trở thành phát thanh viên nữ đầu tiên của Đài Phát thanh Việt Nam. Ông nhớ lại hôm Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập: “Chúng tôi đã xin đặt một micro ở loa và dòng dây trần truyền từ Ba Đình về số 4 Đinh Lễ để thử máy và thử dây. Nhưng không ngờ hôm ấy lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập cũng được phát lên không
trung. Một số nơi có thể nghe được. Nhưng đó chỉ là sự tình cờ bởi đến 11h30 ngày 7/9/1945, buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt mới được thực hiện, buổi phát thanh ấy đã bắt đầu bằng câu: “Đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, Thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” do chị Dương Thị Ngân khởi xướng, rồi anh Nguyễn Văn Nhất xướng lại một lần nữa. Phòng chật quá, ngay sau lưng hai phát thanh viên là mười cô thanh niên sắp hai hàng hát bài “Diệt phát xít”. Thoáng chút sững sờ rồi tất cả mọi người đều bồi hồi, sung sướng đến rơi nước mắt. Tất cả im lặng, không gian dường như chỉ để câu nói ấy vang lên. Lần đầu tiên trong lịch sử, người Việt Nam trên mọi miền đất nước không phân biệt giàu nghèo được nghe câu nói dịu dàng đến thế, lại do chính người Việt thân thương mình đọc. Tiếng nói ấy còn vượt biên giới để thông báo với toàn thể thế giới về một nước Việt Nam độc lập, một kỉ nguyên mới mở ra cho dân tộc. Khánh Huyền (Theo VOV)
CÂU CHUYỆN THỜI CHIẾN
CÂU CHUYỆN TÌNH VƯỢT CHIẾN TRANH VÀ BOM ĐẠN Họ gặp nhau và yêu nhau trong vùng giải phóng. 60 năm qua, họ vẫn sống hạnh phúc bên nhau. Đó là chuyện tình của ông Vũ Hoàng Cung (1928) và bà Trương Thị Hường (1935) - hai chiến sĩ cách mạng đang sống vui cùng con cháu tại khóm Châu Long I, phường Vĩnh Mỹ (TP. Châu Đốc). Ông Cung móm mém kể: “Hồi đó, tôi gặp vợ trong vùng giải phóng. Tôi là cán bộ làm công tác văn thư hoạt động tại miền Đông Nam Cao Miên. Trong một lần về căn cứ B2, tôi gặp cô giao liên dễ thương, xinh đẹp rồi đâm ra cảm mến. Chúng tôi làm “lễ tuyên bố” trước đơn vị”. Ngày cưới, bà Hường vừa tròn 19 tuổi, đối với bà việc được sống và chiến đấu cùng chồng là niềm hạnh phúc. Ông đi hết vùng này đến vùng khác,
trong khi bà phải bám căn cứ để sắp xếp chuyện đóng quân, vận chuyện hàng hóa, thuốc men, đạn dược cho bộ đội khắp vùng Vạt Lài, Tà Bang. Cưới nhau được một năm thì bà sinh con gái đầu lòng. Để giữ an toàn cho con, bà phải gởi cho bà ngoại chăm sóc để toàn tâm lo công tác. Bà kể: “Lần đó, tôi bị địch bắt tra tấn rất dã man, chúng giật điện một ngày 4-5 lần. Chết đi sống lại không biết bao nhiêu bận, nhưng tôi quyết không khai một lời vì mình đã quyết tâm hiến dâng cuộc đời cho đất nước. Cha tôi chết vì giặc Tây sát hại, gia đình có truyền thống cách mạng nên dù thế nào tôi cũng quyết chí trung thành!”. Năm 1968, ông tham gia chiến đấu trong Sư đoàn 30, tấn công vào nội ô Sài Gòn trong dịp Tết Mậu Thân. “Đơn vị tôi
Ảnh minh họa: Tình yêu thời chiến
đánh vào quận 6 và hy sinh một Trung đội. Khi đó, mỗi ngày địch phản công 14-15 lần. Nhiều anh em nằm xuống nhưng chúng tôi gạt nước mắt và chiến đấu đến cùng” - ông Cung bồi hồi kể. Sau chiến dịch Mậu Thân, ông trở lại căn cứ Tây Ninh rồi được điều động về vùng giải phóng B1. “Lúc ông ấy ra đi, tôi cứ nghĩ tới là chảy nước mắt. Nhưng đã sống và chiến đấu vì lý tưởng thì không được yếu hèn! Ngày ông trở về trong bộ đồ tả tơi với chiếc ba lô rách bươm vì bom đạn Mỹ, tôi như
muốn vỡ òa, không biết là thật hay mơ!”- bà Hường kể. Hiện nay, cả hai ông bà đều đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng vẫn rất yêu thương nhau. “Ba má tôi thương nhau lắm, xa nhau là nhớ. Ba nằm viện là má thăm mỗi ngày dù đi đứng khó khăn. Hai người cứ lo lắng cho nhau như thời còn trẻ khiến chúng tôi rất ngưỡng mộ. Có lẽ, ở họ có một tình yêu mãnh liệt vì đã từng đi qua sự sống và cái chết để đến bên nhau” con trai của ông bà tâm sự. Mai Linh
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
GƯƠNG MẶT TRUYỀN HÌNH
THÙY DƯƠNG
MC TÀI NĂNG VÀ DUYÊN DÁNG CỦA TALK VIETNAM
Nhắc đến chuyên mục Talk Vietnam của Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4), nhiều khán giả ấn tượng với vốn tiếng Anh phong phú và cách trò chuyện cuốn hút của cô MC tài năng xinh đẹp - Thùy Dương. Là MC của Talk Việt Nam bắt đầu từ tháng 1-2010 nhưng Thùy Dương vẫn là một ẩn số với khán giả truyền hình. Một vài bật mí nho nhỏ về Thùy Dương sẽ giúp khán giả có điều kiện “giải mã” MC rất duyên dáng này.
Quỳnh Anh Thùy Dương tốt nghiệp Đại học Mount Holyoke (Mỹ) chuyên ngành môi trường và tiếng Pháp, ngành nghề có vẻ như không hề liên quan đến công việc MC hiện này của cô. Thùy Dương cũng chia sẻ, cô đã có dự định làm việc tại một tổ chức cộng đồng về môi trường. Khi được hỏi, quãng thời gian học ở Mỹ, giúp ích như thế nào cho công việc là một BTV, MC hiện tại, Dương cho biết: Chuyên ngành học của cô áy không liên quan nhiều tới báo chí hay truyền thông nhưng trường Mount Holyoke đã giúp cho cô tự tin hơn khi đứng trước khán giả. Trong khoảng thời gian học đại học, Thùy Dương nhiều lần phải làm các dự án và trình bày dự án của mình trước số lượng người nghe rất lớn. Vì vậy cô học được cách sắp xếp thông tin như thế nào để đến với khán giả
● Thông tin chung về MC Thùy Dương: - Tên thật: Trần Thùy Dương - Ngày sinh: 29/4/1987 - Từng học Đại học Mount Holyoke, Bang Massachusetts, Mỹ về chuyên ngành về Môi trường và tiếng Pháp. - Năm 2013 tốt nghiệp cao học ngành truyền hình tại University of Westminster - Cộng tác tại Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) từ tháng 7/2009 đến nay. - Sở thích: chụp ảnh, đi du lịch, khám phá... Cô MC xinh đẹp tài giỏi Thùy Dương
một cách tốt nhất. Sau khi về nước, Thùy Dương thi tuyển vào làm biên tập viên Tiếng Anh cho Ban Truyền hình đối ngoại VTV4, sau đó làm MC cho chương trình Talk Vietnam. Chia sẻ về thời gian đầu mới vào nghề, Thùy Dương cảm thấy hơi buồn vì theo ngành truyền hình thì không thể đi giúp những cộng đồng với các vấn đề môi trường như thời đi học. Sau đó, cô giáo sư thời đại học đã nói nếu theo nghề truyền hình, cô vẫn có thể giúp môi trường và các cộng đồng đó bằng cách truyền tải thông tin và nâng tầm hiểu biết xã hội. Hiện nay, ngoài công việc dẫn chương trình Talk Việt Nam và bản tin tiếng Anh của kênh VTV4, Thùy Dương còn trực tiếp tham gia sản xuất các phóng sự. Nghề truyền hình đem lại cho Thùy Dương nhiều trải nghiệm và niềm vui thú
vị. Với công việc của mình, Dương chia sẻ cô có nhiều cơ hội tiếp cận và học hỏi từ những chủ đề, đề tài mới trong mảng tin thời sự hay chuyên mục Talk Việt Nam. Mỗi buổi gặp gỡ, vinh dự trò chuyện với các nhân vật là một cơ hội để tự nâng cao tầm hiểu biết của cô về cuộc sống. Chia sẻ về những lợi thế và khó khăn của phụ nữ khi làm truyền hình, Thùy Dương bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với đàn chị đồng nghiệp, những người luôn chu đáo, vẹn toàn đối với gia đình và công việc. Làm truyền hình là công việc đòi hỏi nhiều sự hy sinh về thời gian và hơn hết là sự cảm thông của gia đình và bạn bè. Với Thùy Dương, điều mà gắn bó với nghề truyền hình chính là những trải nghiệm mới lạ mà công việc mang lại. Mỗi đề tài Dương theo đuổi lại mở ra một khía cạnh mới,
cho mình cơ hội gặp những người mới, điều đó khiến công việc năng động và thú vị hơn, Đối với cô, làm truyền hình giống như một cuộc phiêu lưu. Dù nhận được rất nhiều ưu ái, khen ngợi từ phía khán giả, Thùy Dương cho rằng cô vẫn cần phải cố gắng học hỏi các anh chị đồng nghiệp và trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình. Cô thường đặt ra cho mình những mục tiêu cụ thể, dù là những việc nhỏ nhặt như bớt ngủ nướng hay nấu ăn nhiều hơn… để cố gắng đạt được. Chia sẻ cuối cùng là lời khuyên của Thùy Dương đến các bạn trẻ muốn theo đuổi ngành truyền hình. Đó là những đức tính lạc quan (Optimistic), kiên nhẫn ( Patience), Sáng tạo (Nimple), Khám phá ( Exploratory), và sẵn sàng để vượt qua giới han của bản thân ( Be opened).
HUYỀN THOẠI MÀN BẠC LUISE RAINER QUA ĐỜI
Rainer và 2 Tượng vàng Oscar của bà
Luise Rainer, ngôi sao của kỷ nguyên vàng điện ảnh, đã vừa qua đời hôm 30/12 tại nhà riêng ở London (Anh), thọ 104 tuổi. Giữa những năm 1930, bà được một nhà tìm kiếm tài năng của tập đoàn truyền thông Metro-Gold-
wyn-Mayer phát hiện ra, khi họ đang tìm kiếm một người đẹp châu Âu mới có thể cạnh tranh với minh tinh Greta Garbo. Sau đó bà đã tới Hollywood. Bộ phim Mỹ đầu tiên mà Rainer tham gia thủ diễn là tác phẩm điện ảnh gần như đã bị quên lãng, Escapade (1935). Tuy nhiên, những vai diễn sau đó khiến bà trở thành một ngôi sao. Rainer trở thành một huyền thoại ở Hollywood khi bà là người đầu tiên đoạt giải Oscar ở hạng mục diễn xuất trong 2 năm liên tiếp. Bà đoạt Tượng vàng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất với phim The Great Ziegfeld (1936) và phim The Good Earth (1937).
Những thành công này đã đánh dấu thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp của Rainer. Tuy nhiên, sự nghiệp của Rainer xuống dốc nhanh chóng sau đó, khiến nhiều người cho rằng bà là một trong những nạn nhân đầu tiên của “lời nguyền Oscar”. Bà có mâu thuẫn với hãng phim quản lý sự nghiệp của mình, trốn khỏi Hollywood tới New York và trải qua một cuộc hôn nhân ngắn ngủi, đầy bất hạnh với nhà soạn kịch Clifford Odets. Đầu những năm 1940, sự nghiệp ngôi sao của Rainer đã chính thức lụi tàn. Bản thân Rainer từng nói rằng 2 lần chiến thắng tại lễ trao giải Oscar là sự kiện tồi tệ nhất đã xảy đến với bà.
Năm 1943, Rainer đóng một phim Hollywood nữa là Hostages và sau đó sống phần lớn cuộc đời còn lại của bà ở Anh. Thi thoảng bà tham gia phim nhựa và phim truyền hình, trong đó có một tập trong loạt phim The Love Boat (1984). Một trong những vai diễn điện ảnh cuối cùng của bà là vai diễn trong bộ phim The Gambler (1998), phim được dàn dựng theo tác phẩm của nhà văn Fyodor Dostoyevsky. Sau Rainer, mới chỉ có Spencer Tracy, Katharine Hepburn, Jason Robards và Tom Hanks đoạt 2 giải Oscar trong 2 năm liên tiếp như bà. Anh Tuấn
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
5
LỊCH TRUYỀN HÌNH ● VTV1 07h30 – Danh nhân đất Việt: Bậc trung thần nhà Hậu Lê. 13h05 – Phim truyện: Tùy Đường anh hùng. 17h45 – Cuộc sống thường ngày. 21h00 – Lục lạc vàng ● VTV3 11h00 – Không gian xanh. 15h10 – Phim Rubik 8: Trái tim có nắng. 20h05 – Tìm kiếm tài năng Việt Nam. 23h20 – Bí mật của tạo hóa: Bí mật các cung hoàng đạo. ● VTV4 07h00: Người Việt bốn phương. 9h25: Ký ức Việt Nam. 11h30: Người làm nhạc: Ca sĩ Hoàng Tôn. 15h30: Hành trình khám phá: Con đường du lịch tâm linh gắn với triều đại nhà Trần. 17h45: Sổ tay du lịch: Du lịch làng nghề Phú Xuyên. 20h30: Cuộc sống vẫn tươi đẹp: Gieo mầm yêu thương. 22h15: Phim truyện: Heo may về qua phố. ● VTV6 7h30: Những bông hoa nhỏ. 11h00: Ghế không tựa: Ca sĩ Nhật Thủy. 13h00: Bố ơi mình đi đâu thế. 14h45: Khám phá. 18h00: Lăng kính V6. 19h00: Phim truyện: Hồ sơ tuyệt mật. 21h35: Đồng hành Bài hát Việt. 23h00: Phim truyện: Chúng ta hãy kết hôn. ● HTV7 11h00 – Phim truyện: Tình một đêm(HQ). 12h05 – Phim truyện: Niềm đau chôn dấu(TQ). 13h00 – Phim truyện: Vết sẹo(VN). 16h45 – Phim truyện: Đường cung yến(TQ). 20h00 – Phim truyện: Bằng chứng vô hình. 21h15 – Cười là thua. ● HTV9 06h30 – Thành phố hôm nay. 10h10 – Sáng tạo Việt: Ngày hội sáng tạo trẻ. 14h00 – Phim truyện: Bên dòng sông Kon. 15h20 – Truyện 4 mùa: Hồn quê. 17h30 – Phim truyện: Khung trời mơ ước. 21h00 – Vì ngày mai tươi sáng. ● HBO 08h00 – One Direction: This Is Us. 11h05 – Fast & Furious 6. 13h15 – Jack Reacher. 15h25 – The Cat In The Hat. 16h45 – Click. 16h30 - Superman Returns. 21h00 – Escape Plan. 22h55 – Argo ● STAR Movies 07h10 – Robocop(2014)). 09h10 – One Chance. 10h55 – Planes. 12h25: Monuments Men. 14h25 – X - Men. 16h10 – X – Men United. 18h20 – Fantastic Four: Rise of the Silver Surfer. 20h00 – 28 Week Later. 21h45 - Robocop(2014). 23h45 – One Chance.
6
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
GÓC NHÌN
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
PHÓNG VIÊN TRUYỀN HÌNH CÁI DANH HAY SỰ HY SINH THẦM LẶNG? Nghề phóng viên cũng như nghề báo, được nhắc tới như một cái nghiệp. Người có tố chất làm báo chưa hẳn đã là người làm báo, bởi cái nghiệp báo nó đòi hỏi ở người ta ngoài tố chất chuyên môn còn cả một tinh thần thép, lòng dũng cảm, tính kiên nhẫn, và hơn cả là lòng tự trọng và yêu nghề. Nghề báo đã là một sự hy sinh, nhưng nhắc tới phóng viên truyền hình, một nghề mà người đời vẫn ca ngợi vì cái danh, thì đằng sau lại có cả một câu chuyện dài. Chấp nhận làm phóng viên truyền hình nghĩa là bạn luôn phải đi, phải tìm hiểu, phải giao tiếp và phải hoàn thành tác phẩm đúng thời hạn để phát sóng. Phóng viên truyền hình là người làm nội dung ở một đài truyền hình, cũng là người trực tiếp đi thu thập tài liệu, đến hiện trường để có những tin bài mới nhất phát sóng. Phóng viên truyền hình bao gồm: phóng viên biên tập và phóng viên quay phim, họ luôn kết hợp với nhau để có hình ảnh và tư liệu tốt nhất làm tác phẩm. Họ luôn làm việc theo một ê kíp: biên tập, quay phim, kỹ thuật, âm
Nữ phóng viên VTV đưa tin giữa siêu bão Haiyan
thanh, ánh sáng... tuy nhiên cũng nhiều trường hợp phóng viên truyền hình phải tác nghiệp một mình - một máy quay. •Phẩm chất cần có? Phóng viên truyền hình phải học nhiều kỹ năng, từ tri thức cuộc sống, khả năng phát hiện vấn đề đến kỹ năng nghề nghiệp. Làm truyền hình tức là chấp nhận làm dâu trăm họ, họ phải vượt qua được những lời khen chê, sự thích và không thích
theo quan điểm cá nhân của hàng triệu khán giả để tiếp tục hoàn thành công việc của mình. Và họ phải chấp nhận một sự thật hiển nhiên là một ngày chỉ có 24h, và ngày nào cũng phải lên sóng trong khi nắng mưa là chuyện của trời. Vì thế, nếu băng ghi hình có trục trặc gì thì bất kể là khi nào, địa hình xa xôi hiểm trở đến đâu cũng phải làm lại bằng được. Đến những lúc đi phỏng vấn, họ bị đặt vào thế bí khi người được phỏng
vấn thích thì trả lời, không thích thì thôi, trong khi máy quay đã sẵn sàng… Những khó khăn ấy họ phải vượt qua trước khi đương đầu với cái gọi là tin đồn ác ý. Nhất là đối với các nữ phóng viên có cơ hội lên hình trong vai trò người dẫn chương trình. Biên tập viên thời sự Vân Anh là một gương mặt được nhiều người yêu thích. Tuy vậy, khi chị nghỉ sinh em bé, nhiều người vì nhớ quá đâm ra thắc mắc, lo lắng liệu có phải chị bị tai nạn giao thông
hay không? Thế là thành tin đồn. BTV DQ có một dạo lui về phòng làm biên tập thì bị tin đồn là gia đình gây khó dễ... Nhà báo Tạ Bích Loan trong một lần trả lời phỏng vấn mới đây trên Sài Gòn giải phóng có nói rằng nữ phóng viên truyền hình, nếu có thua cánh nam giới, thì chỉ thua khoản… bia rượu. Đúng vậy! Chủ nghĩa xê dịch là kim chỉ nam dành cho những người làm báo. Chuyện đi công tác xa nhà đối với các nữ phóng viên luôn là điều tất yếu. Nhưng chuyện ở Đài có người tính ra một tháng đi tới 10.000km thì quả là đáng khâm phục. Một nữ phóng viên phòng trò chơi VTV3 kể cái sự liều của mình khi chị đang mang bầu ở tháng thứ 7 mà vẫn đi công tác miền Trung, sinh con xong vừa đi làm trở lại đã đi công tác xa là chuyện bình thường. Hiểu hơn về câu chuyện “làm dâu trăm họ” đằng sau hào quang của ngành, ắt hẳn chúng ta sẽ có cái nhìn bao dung hơn, nể phục hơn với công việc của những người phóng viên truyền hình. Mai Linh
CHÍNH KHÁCH VÀ HÀNH XỬ VỚI TRUYỀN THÔNG Câu chuyện về cách hành xử của người công chúng trước giới truyền thông đã và đang là một vấn đề tốn nhiều giấy mực để bàn luận. Năm 2006, trả lời phỏng vấn báo chí sau khi bị ném cà chua ở Indonesia, Tổng thống Mỹ George Bush đã nói: “Không vấn đề gì, việc đó chứng tỏ đấy là một quốc gia dân chủ”. Bị ném cà chua vào mặt là một trải nghiệm khó khăn, nhưng ông Bush vẫn tỏ ra lịch thiệp. Tuy nhiên, không những không phản ứng một cách bất nhã, ông còn “tranh thủ” nhấn mạnh được với giới truyền thông quốc tế về “dân chủ” mà người Mỹ muốn lan tỏa. Bộ phận phục vụ của ông Bush khi đó có lẽ đã mất thêm thời gian và chi phí giặt tẩy bộ vest của sếp, nhưng bản thân Tổng thống Mỹ thì đã “ghi điểm” đáng kể với báo giới, giữa bối cảnh đầy thử thách khi đó trong chuyến thăm châu Á. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, khi còn là Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, cũng từng đối diện nhiều câu hỏi khó, nhưng ông cũng đã có những câu trả lời khiến báo giới ngả mũ.
Lấy ví dụ có lần, trước câu hỏi của một nhà báo nổi tiếng về tình hình “chuẩn bị nhân sự” trước một kỳ họp Quốc hội, ông Đam có cách thoái thác trả lời khéo léo. Vấn đề nhân sự vẫn thường bị xem là “nhạy cảm”, và ông Đam, sau thoáng chút suy nghĩ, nhìn về phía nhà báo và nói đầy dí dỏm: “Tôi không nghĩ là trong danh sách đó có anh!”. Một cách từ chối khiến người hỏi cũng không thấy mếch lòng, trong khi tránh được một nội dung đầy gai góc. Câu chuyện của Tổng thống George Bush hay của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được giới truyền thông kể lại như là những ví dụ thú vị về ứng xử của người nổi tiếng Đáng tiếc, nhiều ví dụ kém thú vị khác vẫn đã và đang diễn ra. Vì bất bình trước việc bị một nhà báo “cắt lời”, một quan chức gần như đã đòi “đuổi” nhà báo này ra khỏi phòng họp báo. Trước đó, giới truyền thông cũng từng chứng kiến việc một lãnh đạo Tập đoàn Vi-
Một cuộc họp báo ở nước ngoài. Giữ được phong thái quý ông trong một không khí đầy áp lực thế này là rất khó khăn.
nashin , hất micro của một phóng viên thuộc Đài Truyền hình Việt Nam với một thái độ khá bất nhã. Trong hành trình làm chính khách, chút bối rối trước truyền thông là điều có thể thông cảm được; trong khi những hành xử kiểu “cấp trên - cấp dưới” là hoàn toàn không phù hợp. Đáng chú
ý là sau nhiều “cú vấp” đáng tiếc giữa các chính khách và giới truyền thông, vấn đề đào tạo kỹ năng trả lời báo chí đã được nêu ra một cách nghiêm túc trong bản “Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí” của Chính phủ vào tháng 5/2013. Dù ở vị trí nào thì chính khách vẫn phải luôn tự nhắc
mình đang nhận lương từ tiền thuế của người dân. Trong khi giới truyền thông, về mặt nào đó, đang đại diện cho quyền và lợi ích của người dân. Vì lẽ đó, ứng xử văn minh và lịch lãm là một tiêu chuẩn để người dân và giới truyền thông đánh giá họ. Dương Huyền
GÓC NHÌN
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
TRẦN LÂM TRONG CON MẮT NGƯỜI THÂN VÀ ĐỒNG NGHIỆP Nhắc đến Trần Lâm, người ta không chỉ nói đến một nhà báo lớn, một người lãnh đạo anh minh, mà còn là một đồng nghiệp thân tình, một người giản dị trong đời sống hàng ngày. Ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam: "Bác Trần Lâm là một cây đại thụ trong nghề báo, trong lĩnh vực phát thanh – truyền hình. Tên tuổi bác mãi mãi được ghi vào lịch sử báo chí Việt Nam." Ông Nguyễn Đăng Tiến, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: "Nhà báo Trần Lâm là điển hình về nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nghề, sáng tạo, liêm khiết, khơi nguồn phát triển cho đội ngũ làm phát thanh - truyền hình cả nước. Nói đến bác Trần Lâm là nói đến nhà cách mạng lão thành, một cây đại thụ lớn nhất trong hệ thống phát thanh truyền hình Việt Nam.” NSƯT Trịnh Thị Ngọ: "Nghĩ đến anh Trần Lâm tôi luôn luôn cảm thấy sự gần gũi và rất thân tình. Anh luôn luôn động viên chúng tôi chân thành như một người anh lớn." Còn đối với ông Lê Trường Kiên, chỉ với 5 năm làm thư ký riêng của nhà báo Trần Lâm đã để lại cho ông bao kỷ niệm sâu sắc, đáng nhớ. Ông Lê Trường Kiên nhớ lại, mỗi lần đi công tác về, nhà báo Trần Lâm lại có quà cho con ông, hỏi chuyện ông ở nhà đi cơ sở viết lách ra sao; xem bài rồi chỉ bảo chỗ nào viết được hay chưa được. Nhà báo Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài THVN, cũng là người con trai của nhà báo Trần Lâm. Nhà báo Trần Bình Minh cho biết, trong suốt những năm tháng công tác cũng như khi về hưu, lúc nào ông cũng nghe đài, nhất là khi gia đình ăn cơm tối phải “trật tự” để nghe chương trình thời sự. Ông chia sẻ: “Lúc nào tôi cũng thấy cha tôi cười với niềm lạc quan, yêu đời. Ông là người hóm hỉnh nhưng nghiêm khắc, nhân ái, độ lượng.” ― Quỳnh Anh
LĂNG KÍNH CUỘC SỐNG
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
ANH CẢ NGÀNH PHÁT THANH QUỐC GIA QUA HỒI ỨC NGƯỜI BẠN ĐỜI ● Cuộc gặp gỡ của chàng tú tài và nữ sinh Hà Nội Nhà báo Trần Lâm, tên thật là Trần Quảng Vận (SN 1922), quê ở xã Đoàn Tùng, Thanh Miện, Hải Dương. Ông nguyên là ủy viên Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI, V; chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam và giữ cương vị phó chủ tịch hội Nhà báo Việt Nam từ năm 1983 đến 1989. Năm 17 tuổi, chàng thanh niên Trần Quảng Vận ra Hà Nội, thi đỗ vào trường Bưởi. Được giác ngộ Cách mạng, ông tham gia vào hội truyền bá Quốc ngữ, tham gia đội Tuyên truyền xung phong nội thành của tổ chức Mặt trận Việt Minh do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Hồi còn là sinh viên, Trần Lâm đã để ý đến cô nữ sinh trường Thăng Long xinh đẹp Trần Thị Ý. Cô Ý là con gái của một gia đình tiểu tư sản sớm giác ngộ Cách mạng. Đoạn đường từ nhà đến trường Thăng Long.Trần Lâm đã mến thương người con gái phố cổ. Thế nhưng ông chỉ dám dứng từ xa dõi theo gót chân người con gái mình thầm thương trộm nhớ. Một tháng sau, cô Ý nhận được một lá thư từ tay người em trai của Trần Lâm. Trong thư, Trần Lâm thừa nhận đã bị ngay từ
Vợ ông, bà Trần Thị Ý- người phụ nữ Hà Nội mang vẻ đẹp thanh lịch- luôn thầm lặng vun vén hạnh phúc gia đình, hỗ trợ chồng hoàn thành nhiệm vụ và dành trọn tâm huyết cho nền báo chí nước nhà.
Vợ chồng nhà báo Trần Lâm
lần đầu tiên gặp mặt và xin được…dạy học cho cô. "Ông ấy gọi tôi là người mắt trứng, bởi đôi mắt to tròn, đen lay láy của tôi. Mối tình không có một lần hẹn hò đi chơi riêng nhưng rất bền vững. Anh Lâm được lòng hai cụ lắm nên lúc nào đến nhà, anh cũng được bố tôi mời ra trò chuyện, hỏi han. Chính vì thế, tình yêucủa chúng tôi cũng thuận buồm xuôi gió", bà Ý kể lại. Cách mạng tháng Tám nổ ra, Trần Lâm là hạt nhân trong số ba người được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trọng trách thành lập Đài phát thanh quốc gia. Cơ sở vật chất ban đầu của đài chỉ là một vài chiếc máy tăng âm, micro, máy phát sóng bằng tín hiệu mod với công suất nhỏ cũ kỹ. Đúng 11h30 trưa ngày 7/9/1945, giọng xướng của hai phát thanh
viên đầu tiên là Nguyễn Văn Nhất và Dương Thị Ngân cất lên trên nền nhạc bài hát Diệt phát-xít của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi chào mừng sự ra đời của Đài Tiếng nói Việt Nam trong chiến sự ngàn cân treo sợi tóc. Vừa hoạt động Cách mạng, sợi dây tình cảm của Trần Lâm và cô Ý vẫn bền chặt. Hai người dự định sẽ tổ chức đám cưới vào đầu năm 1947. Đầu năm 1948, nhân dịp nghỉ lễ, Trần Lâm nhờ người bạn đem lá thư về cho bà Ý. Trong thư,Trần Lâm bàn kế hoạch đám cưới, sau đó, hai vợ chồng chuyển lên sống ở Việt Bắc. Đám cưới của họ được tổ chức vào cuối tháng 5/1948, tại nơi sơ tán của cô Ý trong bốn ngày phép ngắn ngủi của Trần Lâm. ● Hậu phương vững chắc
7
Lên đến Việt Bắc, bà Ý vào công tác tại Đài Tiếng nói. Suốt 30 năm công tác ở Đài Tiếng nói Việt Nam, bà Ý luôn nỗ lực để vừa công tác tốt, vừa làm hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác. Con gái Ngọc Dung chào đời sớm một tháng, Bác Hồ đến thăm hỏi, tặng hai vợ chồng một chiếc màn the che muỗi. Hai năm sau, cô con gái Kim Thu chào đời. Năm 1954, bà Ý sinh thêm cậu con trai kháu khỉnh, Trần Lâm đặt tên con là Trần Điện Biên để kỷ niệm tròn một tháng chiến thắng Điện Biên Phủ. Cả bốn lần, bà Ý vượt cạn đều không có chồng bên cạnh. Khó khăn là thế nhưng khi chồng gọi điện thăm hỏi tình hình, bà đều bảo ở nhà yên ổn. Sau 13 năm làm việc, bà Ý nhận tin nếu không đi chữa trị kịp thì có thể bà sẽ bị hỏng thanh quản, đối với một người làm phát thanh, tin này giống như một sự kết thúc với sự nghiệp. Công việc của ông đòi hỏi tính bí mật cao, bà Ý rất tế nhị khi hỏi về công việc của chồng. Mọi việc trong gia đình, ông luôn nhận được sự chia sẻ thầm lặng từ phía vợ. Năm 2011, nhà báo Trần Lâm qua đời. Bà Ý hụt hẫng một thời gian. Trong căn phòng ở số 5 Trần Phú, con cháu của ông bà vẫn thường xuyên quần tụ đông vui. Bà nhắc lại chuyện cũ cho các cháu nghe, như cổ tích của tình yêu một thời… Quỳnh Anh
Họ là những con người bình dị trong cuộc sống đời thường với những câu chuyện đậm chất con người... - Nếu có một chiếc máy thời gian, thì anh sẽ làm gì với nó? - ... Mình sẽ cho anh trai mình. - Vì sao? - Anh trai của mình lúc trẻ là một thuỷ thủ. Không phải là thuỷ thủ phục vụ quân ngũ, kiểu thương mại tự do. Lúc đó trong mắt mình, ảnh như một hình mẫu đàn ông vậy. Ảnh thường hay đi phiêu lưu trong 6 tháng, khi thì Nhật Bản khi thì Ân Độ. Cho tới khi ảnh có con sớm và buộc phải ở lại lo cho gia đình. Giờ ảnh chỉ đi kiếm tiền từ các việc làm ở cảng. Sáng đi chiều về. Thời gian rảnh thì uống rượu. - Tại sao anh nghĩ anh trai anh cần sống lại khoản thời gian đó? - Mình nhận ra ảnh mất cái lấp lánh trong mắt ảnh như cách mỗi khi ảnh trở về nhà sau một chuyến tàu. Mình nghĩ, ảnh cần phải trẻ lại một lần nữa để tiếp tục thực hiện những chuyến đi đó. Mình rất ngưỡng mộ anh trai mình.
- Điều bác tự hào nhất về bác là gì? - Tôi chẳng có gì tự hào cả (cười) - Dòng chữ trên tay bác là sao ạ? - À, ngày trước trong tiểu đoàn tôi trước khi đánh trận cuối năm 1975, ai cũng tự xăm lên mình câu này "Sống Trọn Nghĩa". Cứ 3 đầu tre vót nhọn cuốn chỉ xung quanh chấm vào mực mà xăm. Có người còn xăm thêm bó đuốc. - Tiểu đoàn bác bây giờ có thường hay gặp nhau không ạ? - Giờ tôi chỉ còn 1 người bạn có hình xăm này thôi. Mai Linh (Sưu tầm)
10
PHÓNG SỰ
Tiếng Nói Việt Nam
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
“BỘI THỰC” TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ Hiện nay các chương trình thực tế gần như chiếm trọn các khung giờ vàng phát sóng trên các kênh truyền hình lớn tại Việt Nam. Khán giả đang thật sự bị ‘ngộ độc’ bởi nó không chỉ vì bội thực do có quá nhiều món ăn để lựa chọn mà còn ‘ngộ độc’ vì quá nhiều tài năng ‘kỳ lạ’ và các thể loại chiêu trò, scandal theo sau. Hầu hết những chương trình này đều có bản quyền ở nước ngoài và được các đơn vị mua lại để sản xuất ở Việt Nam. Vẫn biết khi mang một cuộc thi có nguồn gốc, xuất xứ từ nước ngoài vào Việt Nam, nhà sản xuất phải tuân thủ các nguyên tắc bắt buộc của đối tác như giữ nguyên format sân khấu, cách thức tuyển chọn, cách thức chơi... ● Lợi nhuận khổng lồ Trung bình, chương trình phát sóng trên VTV3 một đêm thu về không dưới 40 mẫu quảng cáo. Nếu chịu khó ngồi xem và đếm quảng cáo trong chương trình truyền hình lúc 20g tối chủ nhật trên hai kênh HTV7 và VTV3 sẽ thấy một sự chênh lệch khá rõ rệt. Chỉ hơn hai tiếng phát sóng đêm chung kết Gương mặt thân quen, truyền hình trực tiếp lúc 21g20 trên VTV3,
Những năm trở lại đây, truyền hình thực tế có thể nói là đã nở rộ ở Việt Nam, chương trình này mới kết thúc, chương trình khác đã rục rịch khởi động. Khán giả có nhiều lựa chọn món ăn tinh thần nhưng đi kèm với nó là những chiêu trò phía sau. Nhiều chương trình tạo được hiệu ứng rất tốt trong lòng khán giả tuy nhiên vấn còn những chương trình lại không phù hợp với văn hóa cũng như thói quen tiếp nhận của công chúng.
Dàn người mẫu trong chương trình Người mẫu Việt Nam - được biết đến là một chương trình với kịch bản được dàn dựng "quá lố"
đếm sơ sơ nhà đài thu được đến...77 mẩu quảng cáo. Cụ thể, mẩu quảng cáo dài 10 giây là 90 triệu đồng, 108 triệu đồng cho quảng cáo dài 15 giây và 180 triệu đồng cho mẩu quảng cáo dài 30 giây. Cứ thế mà nhân lên thì có thể thấy sau hơn hai giờ phát sóng, chương trình đã có thể thu về khoảng trên dưới 10 tỉ đồng. Những khoản nhuận khổng lồ thu được từ quảng cáo cũng như tin nhắn bình
chọn trong mỗi chương trình truyền hình thực tế luôn tỷ lệ thuận với sức nóng của chương trình đó. Khi quyết định mua một phiên bản truyền hình nước ngoài, dẫu quy định về bản quyền có khắt khe đến mức nào, thì nhà sản xuất vẫn phải coi sự đóng góp với văn hóa dân tộc là yếu tố hàng đầu. ● “Bội thực” tài năng Do có quá nhiều cuộc thi nở rộ liên tục mà tài năng ca hát thật sự lại hạn chế về số
lượng thì sự khán giả tiếp tục bị ‘nhẵn mặt’ với các thí sinh do họ xuất hiện quá nhiều. Chương trình X-Factor mới đây đã trình làng quá nhiều gương mặt cũ đã minh chứng cho sự thiếu hụt tài năng và cạn nguồn thí sinh có chất lượng cho các cuộc thi ca hát. Bùi Caroon, Đinh Huy hết dự thi The Voice lại tiếp tục với X-Factor, Nguyễn Khánh Phương Linh thất bại ở The Voice nhảy sang thi Việt Nam idol.
● “Bội thực” chiêu trò Tính bất ngờ trong các tình huống ở mỗi tập phát sóng là chất liệu chính tạo nên sức hấp dẫn cho người xem. Thay vì để cho tình huống tự diễn biến, không ít nhà sản xuất đã xây dựng kịch bản một cách chi tiết nhằm dẫn dắt cảm xúc của khán giả. Câu chuyện giới tính, tình yêu cũng là một thứ gia vị nóng được lựa chọn để thêm vào cho đa dạng. Việt Nam idol 2012 sẽ kém đi kịch tính nếu như không có câu chuyện chuyển giới của thí sinh Hương Giang. Các thí sinh nam giả nữ đi dự thi Vietnam’s got talent, Vietnam Next Top model ở mỗi mùa đều được biên tập đưa vào phát sóng. Chúng ta không thể phủ nhận nhờ scandal và những lùm xùm đi kèm theo mà nhiều cuộc thi đang thiếu người xem, doanh thu quảng cáo ở mức thấp bỗng tăng ‘rating’ và thời gian phát sóng dài hơn vì số lượng các xuất quảng cáo tăng lên đáng kể. Một thực tế khác đáng buồn là khán giả nhiều khi mong đợi cuộc thi đó sẽ tung chiêu trò gì tiếp theo hơn là chờ xem các tài năng trình diễn gì trên sân khấu. Anh Tuấn
BẢO TỒN CẦU LONG BIÊN: CÁCH NÀO CHO HỢP LÝ? Các ý tưởng biến Long Biên thành bảo tàng khổng lồ, thành cầu đi bộ hay thậm chí là... cầu xoay như trường hợp cầu sông Hàn (Đà Nẵng) đã được nhắc tới trong cuộc tọa đàm sáng 10/12 về tương lai của cây cầu sắt khổng lồ này.
Cầu Long Biên trong ánh hoàng hôn
Các khảo sát trong thời gian qua cho thấy cầu Long Biên đang ở trạng thái xuống cấp nghiêm trọng. Hầu hết các nhịp cầu bằng thép đều han rỉ nặng sau hơn 1 thế kỉ, trong khi các kết cấu chịu lực phía dưới đã trải qua nhiều lần gia cố, chắp vá kể từ giai đoạn Long Biên bị đánh sập (và nối lại) thời chiến tranh. Phân tích của ông Phạm Hữu Sơn (Tổng Giám đốc Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông Vận tải
VN - TEDI) cho thấy: Để "đại tu" cho Long Biên, đồng thời phục dựng lại đủ các nhịp cầu đã mất, một khoản kinh phí rất lớn cần được đầu tư. Và trong bối cảnh còn hạn chế về kinh tế như hiện nay, việc đổ tiền vào chỉ để có một cây cầu đi bộ như Long Biên là phần nào lãng phí. "Các nước phát triển cũng chỉ có thể dùng nguồn vốn xã hội hóa, chứ không ai bỏ ngân sách đầu tư theo cách như vậy" - ông Sơn nói thêm.
Bởi vậy, dù quyết định bảo tồn cầu Long Biên đã được thông qua, TEDI vẫn đề xuất nên kết hợp việc tôn tạo, trùng tu cầu với mục đích khai thác Long Biên cho xe cơ giới. Vắn tắt, các kết cấu xuống cấp cần được xử lý triệt để, phần đường sắt hiện có sau khi dỡ bỏ sẽ được nâng cấp thành làn đường cho ô tô, còn các phần "cánh gà" cho xe đạp hiện nay được mở rộng thêm một chút để dành cho xe máy và đường đi bộ. Theo ông Sơn, cùng với việc khôi phục hình dáng cũ, Long Biên sẽ vừa có chức năng vãn cảnh, vừa phục vụ giao thông trong bối cảnh Hà Nội đang rất cần những cây cầu nối 2 bờ sông Hồng. Ý kiến của ông Sơn tại tọa đàm được tiếp nhận khá dè dặt - khi mà từ khá lâu, giới nghiên cứu văn hóa vẫn hào hứng với ý tưởng biến kiến trúc trăm tuổi này thành một cây cầu đi bộ. "Hà Nội trong tương lai sẽ có thêm nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng. Bởi vậy, kế hoạch bảo tồn Long Biên cần được tính về lâu dài" Cũng quanh ý tưởng bảo tồn, một câu hỏi được đặt ra: có nên phục dựng lại Long Biên theo hình dáng ban đầu như khi người Pháp xây dựng năm 1902? Theo dòng lịch sử, trong giai đoạn chống máy bay Mỹ, non nửa trong số 18 nhịp cầu của Long Biên đã
bị phá hủy và tạo nên hình dạng "nhịp mất nhịp còn" như hiện tại. "Tôi nghĩ là cần phục dựng. Ngoài vấn đề về mỹ quan, việc gợi nhớ tới một giai đoạn thương đau, có nhiều mất mát trong lịch sử như thời chống Mỹ là không nên đối với một thành phố Hòa Bình như Hà Nội"- ông Sơn phát biểu. Đồng quan điểm với ông là KTS Việt kiều Nguyễn Nga, người được biết tới từ nhiều năm nay với dự án bảo tồn, phục dựng nhịp cầu. Ngược lại, theo ông Đào Ngọc Nghiêm, nguyên KTS trưởng Hà Nội, việc phục dựng 9 nhịp cầu Long Biên vừa gây tốn kém không cần thiết, vừa xóa đi những giá trị lịch sử- văn hóa kèm theo nó. Ông Nghiêm cũng chỉ ra những điểm chưa hợp lý trong ý tưởng "bảo tàng hóa Long Biên" mà KTS Nguyễn Nga nhắc tới trong vài năm qua. "Tôi mong, chúng ta đừng chồng chất lên gần 2000 mét của Long Biên tất cả những gì muốn "khoe" về Hà Nội. Quy hoạch của thành phố đã có những không gian dành cho làng nghề thủ công, cho bảo tàng mỹ thuật, chị Nga lại muốn đặt thêm những thứ ấy lên Long Biên và khu vực quanh nó thì có hợp lý không?" Anh Tuấn
ĐIỆN ẢNH 360
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
PHIM ĐỘC LẬP – HƯỚNG ĐI MỚI CHO ĐẠO DIỄN TRẺ
Một đoàn làm phim độc lập trẻ đang tác nghiệp
Phần đông chúng ta đều có cách hiểu về Phim độc lập (Independent film) như những bộ phim có kinh phí thấp và không do các hãng phim lớn sản xuất. Song “kinh phí thấp” có phải là đặc điểm cốt yếu của Phim độc lập? Có thể chỉ ra một số lượng lớn phim độc lập có kinh phí không thấp để hoài nghi cách hiểu trên, thậm chí thêm rất nhiều tên tuổi đạo diễn quyền lực của Mỹ đã hoặc đang là các nhà làm phim độc lập. Người ta gọi là Phim độc lập bởi tính độc lập về nội dung, tư tưởng, độc lập về tiêu chí nghệ thuật, độc lập về tài chính”. Cộng đồng những đạo diễn trẻ say mê làm phim nhưng còn gặp nhiều khó khăn về kinh phí và thiếu một nhà tài trợ mạo hiểm cho những
ý tưởng mới lạ đang hình thành một “sân chơi” cho riêng họ. Và sân chơi ấy có tên "Phim độc lập." Nó như mạch nước ngầm, âm ỉ chảy, chỉ đến thời điểm thích hợp thì phun trào. Phim "Bi ơi! đừng sợ" của đạo diễn Phan Đăng Di đoạt giải thưởng Dự án châu Á nổi bật tại Liên hoan Phim (LHP) quốc tế Pusan 2007 hay phim Đập cánh giữa không trung của Nguyễn Hoàng Điệp giành giải thưởng tại LHP Venice vừa qua là minh chứng. ● Bước đi hòa nhập Từ các cuộc thi phim ngắn như 48 giờ, tiệc phim ngắn online YxineFF, điện ảnh trong nước bắt đầu thu hút các gương mặt trẻ, gồm các đạo diễn từ Trường Sân khấu Điện ảnh đến những người mê làm phim không chuyên. Một số đã có tiếng
KHOẢNH KHẮC ĐIỆN ẢNH
tăm trong làng phim nhờ những phim đoạt giải thưởng như Tạ Nguyên Hiệp, Trương Minh Quý, Phan Đăng Di, ... Đạo diễn Tạ Nguyên Hiệp - giải thưởng Trống Đồng dành cho phim ngắn xuất sắc nhất Phía sau cái chết tại Đại hội Điện ảnh Việt Nam quốc tế năm 2011, sau khi có chút kinh nghiệm từ phim ngắn - cho biết đang thực hiện một dự án phim dài đầu tay. “Tôi không thích đi xin tài trợ nên tiền kiếm được từ công việc đạo diễn video quảng cáo, tôi dành dụm, tích lũy đến khi nào đủ tiền mới làm phim” - Hiệp nói. Phim độc lập Việt được khán giả trong nước chú ý từ khi phim Bi ơi! đừng sợ đoạt giải thưởng Dự án châu Á nổi bật tại LHP quốc
tế Pusan 2007. Phan Đăng Di như người mở van khơi dòng cho những niềm đam mê điện ảnh. “Những bộ phim độc lập ở Việt Nam đi ra được với thế giới, tham dự một số LHP lớn và giành giải, dù nhỏ thôi, cũng là những bước hòa nhập” Phan Đăng Di nói. ● Những nút thắt chưa được tháo Đoạt vài giải thưởng không đồng nghĩa với việc khẳng định dòng phim độc lập ở Việt Nam đã có chỗ đứng.. Những nội dung ấy có thể mới mẻ với khán giả trong nước nhưng điện ảnh quốc tế đã từng và đang thể hiện. Giải thưởng cho các phim này chính là sự khuyến khích để các đạo diễn trẻ Việt Nam có thêm động lực trau dồi tay nghề, đồng thời cũng là một cách để đưa điện ảnh Việt Nam đến với điện ảnh thế giới. Theo đạo diễn - NSND Đào Bá Sơn, phim độc lập mang dấu ấn rất riêng của đạo diễn. Nó là nhận thức, là cảm xúc, là cái mà đạo diễn muốn thể hiện, muốn nói. “Anh ta không bị tác động, không bị ảnh hưởng và thoát ra khỏi mọi áp lực, ràng buộc trong cách kể câu chuyện phim. Nhưng dù kể theo cách nào mà bộ phim đó không hướng tới vẻ đẹp nhân văn, hướng tới nét đẹp trong tâm hồn con người và phụng sự nó thì khó thành công” - theo Đào Bá Sơn. Mai Linh
2
11
TIN VẮN ĐIỆN ẢNH ● Hợp tác với nước ngoài, xu hướng mới của điện ảnh Việt Thực tế phát triển của công nghiệp điện ảnh thế giới cho thấy, hợp tác sản xuất phim giữa các quốc gia hay vùng lãnh thổ đã mang lại cho mỗi bên tham gia không ít lợi ích về kinh tế, văn hóa, đồng thời nâng cao tính đa dạng, chuyên nghiệp trong sáng tác, sản xuất phim và phát hành phim. ● Avika Gor - “Cô dâu 8 tuổi” muốn đến Việt NZam lần thứ 2 để khám phá nhiều hơn Avika Gor là ngôi sao tuổi teen nổi tiếng của kinh đô Bollywood, từng gây ấn tượng với khán giả Việt Nam khi hóa thân vào vai nữ chính trong series truyền hình Cô dâu 8 tuổi. Avika Gor đã hoàn toàn thuyết phục khán giả màn ảnh nhỏ trên khắp thế giới khi lột tả một cách thành công cuộc đời của Anandi, một cô bé 8 tuổi đã sớm phải trải qua những tập tục khắt khe của một nàng dâu. ● Trần Bảo Sơn được vinh danh giải “Leading Actor” Bộ phim Quyên của đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, đã chính thức lên kế hoạch phát hành vào tháng 4/2015. Và vào ngày 12/1 tới, Trần Bảo Sơn sẽ được vinh danh với hạng mục “Leading Actor” tại giải thưởng “Men of the Year” Mai Linh
4
Trong năm 2014, chúng ta đã được chứng kiến nhiều khoảnh khắc điện ảnh đáng nhớ, những cảnh quay đầy nghệ thuật, những thước phim giàu giá trị.
3
1 1. Chìm đắm vào khung cảnh cổ tích với Cô bé quàng khăn đỏ (Lilla Crawford) trong Into the Woods 2. Hồi hộp với đường đua của huyền thoại Olympic của Louis Zamperini (Jack O'Connell) trong Unbroken
3. Những thông điệp từ suốt hai thập kỷ trong Interstellar 4. Tình yêu của Stephen Hawking, nhà Vật lý, Khoa học vũ trụ vĩ đại nhất thế kỉ 21 trong bộ phim The Theory of Everything.
12
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Năm 2014 đánh dấu nhiều thay đổi đáng nhớ và thật thiếu sót nếu như không nhắc đến những sự kiện văn hóa nổi bật trong năm.
1. Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Nghị quyết được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành trong Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI và được xem như đã đặt nền móng cho sự phát triển của văn hóa trong những năm tới. 2. Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản thế giới. Khu danh thắng Tràng An chứa đựng những bằng chứng về sự tương tác giữa con người và môi trường, thể hiện sự thích ứng của con người với những điều kiện biến đổi về địa lý và sự khắc nhiệt của mội trường trong lịch sử.
Khu thắng cảnh Tràng An
3. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thể loại văn hóa này chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Nghệ Tĩnh, thể hiện đặc sắc văn hóa địa phương, là nhịp cầu để gắn kết cộng đồng. 4.
VĂN HÓA & XÃ HỘI
10
SỰ KIỆN VĂN HÓA NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM NĂM 2014
Cảnh trong phim "Đập cánh giữa không trung
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần III thu hút sự chú ý đông đảo từ khán giả với 130 phim được tuyển chọn từ 13 quốc gia, vùng lãnh thổ diễn ra trong 4 ngày từ 23-27/11. Đặc biệt Việt Nam có hai phim chuyện dài “Đập cánh giữa không trung” và phim truyện ngắn “Ngoài kia có gì” đã được hai giải thưởng của Ban khoa giáo Liên hoan phim. 5. Năm Việt Nam tại Pháp: sự kiện đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt - Pháp thông qua gần 100 hoạt động văn hóa, thể thao, chính trị, khoa học, du lịch được tổ chức. Tại sự kiện này đã diễn ra nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật, triển lãm, các cuộc giao lưu gặp gỡ giữa các công ty, thúc đẩy mối quan hệ song phương. 6. Ngày quốc tế hạnh phúc lần đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam vào ngày 20/3 với chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. 7. Giao lưu nghệ thuật về đại gia định các dân tộc Việt Nam diễn ra tại Làng văn hóa – du lịch các dân tọc Việt Nam với chủ đề “Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. 8. Loại bỏ các hiện vật ngoại lai
Theo chân "Chị Phụng" trong "chuyến đi cuối cùng"
Poster của chương trình công chiếu phim tài liệu "Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng"
Hôm nay, V.League 2015 khai màn:
Chờ màn trình diễn từ “những đứa con” của bầu Đức
Trong ngày khai mạc Giải vô địch bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (V.League) 2015, có lẽ sự chú ý sẽ dồn cả về sân Pleiku, nơi chủ nhà Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) gặp tân binh của V.League là Sanna Khánh Hòa BVN.
Một vài mùa giải gần đây, những trận đấu kiểu này hiếm khi gây sự chú ý, nhưng năm nay, mọi sự đã khác khi HAGL tạo nên những thay đổi mạnh mẽ. Hầu hết cầu thủ của HAGL tham dự V.League 2014 phải chia tay đội bóng vì không còn trong
kế hoạch sử dụng ở mùa giải sau cảnh làng nhàng. Tiếp theo là quyết định đưa nguyên lứa U19 HAGL lên thi đấu ở V.League 2015. Đây cũng là lúc lứa cầu thủ này tốt nghiệp Học viện HAGL - Arsenal JMG, cần phải được thi đấu ở
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
môi trường có trình độ cao hơn, khắc nghiệt hơn. Có lẽ không phải kể nhiều về lứa cầu thủ này. Thực tế, quyết định đưa cả lứa U19 vào sân chơi V.League mùa này của ông Đoàn Nguyên Đức cũng ít nhiều gây ra sự bàn tán. Tiền lệ đã có
không phù hợp ra khỏi di tích lịch sử. 9. Tuyên truyền lưu động “Biên giới và biển đảo Việt Nam”. Đây là một trong những điểm nhấn trong việc tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam qua đó khẳng định niềm tin của Việt Nam về chủ quyền ở biển Đông và chính sách của Việt Nam là theo đuổi các biện pháp giải quyết bằng hòa bình, thương lượng dựa trên các nguyên tắc của luật Quốc tế. 10. “Châu bản triều Nguyễn” được xướng tên: “Châu bản triều Nguyễn” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào danh mục Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương của UNESCO. Đây được xem như tài liệu hành chính duy nhất còn lại của Vương triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam, mang bút tích của nhà vua, được bảo quản trong kho lưu trữ cung đình. Châu bản triều Nguyễn rất có giá trị về nội dung bởi những thông tin phong phú phản ánh rất nhiều khía cạnh của cuộc sống Việt Nam lúc này.
TIN VẮN ● Federer & Sharapova quyết "hái lộc" ở Brisbane Tay vợt nam số 2 thế giới đã có 73 trận thắng và 12 thất bại trong mùa trước, trong đó anh đã vô địch ở 5 giải đấu thuộc khuôn khổ ATP và giúp ĐT Thụy Sĩ lần đầu tiên xưng vương ở Davis Cup. Với Maria Sharapova ở nội dung đơn nữ, tay vợt xinh đẹp người Nga sẽ đối mặt với đối thủ người Đức Sabine Lisicky ở vòng 2 và tay vợt số 9 thế giới Angelique Kerber ở tứ kết giải WTA Brisbane International 2015. ● Tái hiện không gian sinh hoạt của gia đình Vua Bảo Đại Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã tổ chức khai mạc không gian trưng bày Khải Tường Lâu (di tích Cung An Định), trong đó triển lãm ảnh “Một số hình ảnh về Vua Bảo Đại và Hoàng hậu Nam Phương” cùng nhiều hình ảnh, tài liệu, sách báo. ● 104 người chết do tai nạn dịp Lễ So với cùng kỳ năm 2014 tăng 17 vụ, giảm được 2 người chết, nhưng tăng 17 người bị thương. Riêng ngày 4/1 đã xảy ra 48 vụ, làm chết 22 người, bị thương 38 người.
Ảnh chụp Châu bản triều Nguyễn
"Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng" là bộ phim được đạo diễn Nguyễn Thị Thắm ấp ủ và thực hiện trong 5 năm, phản ánh chân thực cuộc sống của gánh hát lô tô, là những người song giới, chuyển giới, và đồng tính. 35 con người, đa phần là người đồng tính, dưới sự dẫn dắt của chị Phụng, một người đồng tính nam lớn tuổi, lang bạt qua nên chẳng lý gì ông bầu họ Đoàn không thực hiện, nhất là khi không đặt mục tiêu phải chiến thắng trong mọi trận đấu cho cầu thủ Chưa biết kết quả thế nào nhưng có lẽ sân Pleiku vào chiều 4-1 sẽ đông nghịt khán giả. Đó là điều mà những người có trách nhiệm ở HAGL mong muốn sau nhiều năm chùng xuống của bóng đá Phố Núi. Anh Tuấn (Theo Báo Hanoimoi)
những tỉnh thành nghèo của miền Trung chạy suốt về đất Mũi Cà Mau. Ban ngày, họ sống tạm bợ trong những căn nhà tạm, tối đến đắp lên người đủ thứ áo sống xanh đỏ, kim sa lấp lánh làm trò mua vui cho thiên hạ. Đạo diễn Nguyễn Thị Thắm, chỉ với một chiếc camera, máy tính và máy thu âm, đã sống cùng gánh hát trong vòng một năm để thu lại những thước
phim chân thực Bộ phim tài liệu đầu tay của đạo diễn trẻ Nguyễn Thị Thắm đã được trình chiếu rộng rãi và tham gia Liên hoan phim tại nhiều thành phố trên thế giới như. Hơn 10.000 lượt vé đã được bán tại TP.HCM, trước khi khởi chiếu ở Hà Nội. Bộ phim tài liệu này đã được trình chiếu tại L’Espace, Hà Nội đến hết ngày 3/1/2015. Mai Linh
Đội Hoàng Anh Gia Lai tập luyện trước trận mở màn V.League 2015
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015 SỰ KIỆN XÃ HỘI NỔI BẬT TRONG NĂM 1. Kiên quyết đấu tranh phản đối hành động sai trái của Trung Quốc ở biển Đông Ngày 2/5/2014, Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, an ninh, tự do hàng hải trên Biển Đông. Với sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã đồng lòng nhất trí, bằng các biện pháp hòa bình, đấu tranh mạnh mẽ chống lại hành động sai trái của Trung Quốc. 2. Nhiều quyết sách đổi mới giáo dục và đào tạo Thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về đổi mới giáo dục và đào tạo, nhiều quyết sách đã được ban hành như quy định về đánh giá học sinh tiểu học; đổi mới sách giáo khoa 3. Đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, tiêu cực Việc đưa ra xét xử nghiêm minh các vụ sai phạm trong lĩnh vực kinh tế như vụ Nguyễn Đức Kiên; vi phạm của nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền… khẳng định quyết tâm mạnh mẽ của Đảng, Nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. 4. Giải cứu thành công nạn nhân vụ sập hầm thủy điện ở Lâm Đồng 16 giờ 30 phút ngày 19/12, với sự nỗ lực cao nhất của các lực lượng cứu hộ, 12 công nhân bị mắc kẹt trong hầm Thủy điện Đạ Dâng-Đa Chomo (thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) bị sập đã được giải cứu an toàn. 5. Hoàn thành nhiều công trình quan trọng Nhiều công trình quan trọng được đưa vào sử dụng, có ý nghĩa đối với phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Điển hình như đường cao tốc Nội Bài– Lào Cai; dự án cầu Nhật Tân...―MT
VĂN HÓA & XÃ HỘI
2014 1. 11/2: Máy bay Lockheed C-130 Hercules của Không quân Algeria Chiếc máy bay Lockheed C-130 Hercules của Không quân Angeria chở 78 người đã rơi xuống Djebel Fertas, một ngọn núi thuộc tỉnh Oum El Bouaghi, Algeria. Lực lượng cứu hộ phát hiện một người duy nhất còn sống sót cùng 77 thi thể tại hiện trường vụ tai nạn. 2. 16/2: Nepal Airlines DHC-6 Twin Otter 300; 9N-ABB; flight 183 Chiếc máy bay De Havilland Canada DHC-6 Twin Otter của hãng hàng không Nepal đã rơi xuống khu rừng rậm gần Dhikura VDC, cách Pokhara, Nepal gần 74 km về phía tây nam. Vụ tai nạn khiến 18 người thiệt mạng. 3. 8/3: Chuyến bay MH370 của hãng hàng không Malaysia Máy bay cất cánh từ Kuala Lumpur, Malaysia và dự kiến sẽ hạ cánh tại Bắc Kinh, Trung Quốc bị mất tích trên đường bay. Thông tin về tình trạng, vị trí máy bay cùng số phận của 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn đến nay vẫn còn là bí ẩn. 4. 17/5: Máy bay AN-74 của Không quân Lào Chiếc máy bay AN74TK-300 của Không quân Lào rời Thủ đô Vientiane sáng 17/5 đã bị rơi khi còn cách sân bay Xiêng Khoảng 1.500m. Chiếc phi cơ đưa các quan chức cấp cao của Chính phủ Lào tới tỉnh Xiêng Khoảng để tham dự lễ
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
13
NĂM THẢM HỌA CỦA NGÀNH HÀNG KHÔNG THẾ GIỚI Năm 2014 đánh kép lại với những vụ tai nạn xảy ra một cách liên tiếp của ngành hàng không. Tính đến thời điểm này, số người chết đã lên tới con số 852. Hãy cùng điểm lại những vụ tai nạn đã xảy ra trong năm vừa qua.
Mảnh vỡ MH17 nằm trên mặt đất sau tai nạn
kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Sư đoàn 2 của Quân đội Nhân dân Lào. Vụ tai nạn khiến 16/17 người trên máy bay thiệt mạng. 5. 5/6: Máy bay JH-7 Flying Leopard của Trung Quốc Máy bay gặp nạn trong khi đang làm nhiệm vụ tập huấn tại vùng ven biển phía đông của tỉnh Chiết Giang. JH-7 là máy bay ném bom chiến thuật thuộc Hạm đội Đông Hải thuộc Hải quân Trung Quốc, hoạt động tại Biển Hoa Đông, trong đó bao gồm khu vực quần đảo Senkaku đang tranh chấp với Nhật Bản. 6. 14/6: Máy bay ILyushin-76 của Không quân Ukraina Ngày 14/6/2014, một phi cơ vận tải quân sự Ilyushin Il-76 của Không quân Ukraina bị lực lượng ly khai dùng súng máy phòng không hạng nặng bắn rơi.
Theo văn phòng công tố Ukraina, chiếc máy bay bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không được cho là của Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng. 7. 24/6: Máy bay A310300; AP-BGN; Chuyến bay PK756 của Hãng hàng không quốc tế Pakistan International Airlines (PIA) Chiếc máy bay khởi hành từ Riyadh, Ả-rập Xê-út đến Peshawar, Pakistan đã trúng đạn ngay trước thực hiện hạ cánh. Hai thành viên phi hành đoàn và 1 hành khách đã bỏ mạng. 177 hành khách và 10 thành viên phi hành đoàn khác đã thoát chết trong gang tấc. 8. 14/7: Máy bay quân sự rơi ở Campuchia Vào lúc 9h20 sáng 14-7, trong khi đang làm nhiệm vụ huấn luyện ở phía nam thủ đô Phnompenh , một chiếc máy bay quân sự chở
các học viên phi công đã rơi xuống quận Dangkao của thủ đô Phnom Penh làm 5 người chết và 1 người bị thương nặng. 9. 17/7: Chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia đã rơi xuống vùng chiến sự Donetsk, Ukraina khi đang trên lộ trình từ Amsterdam (Hà Lan) tới Kuala Lumpur (Malaysia). Vụ tai nạn hàng không thảm khốc này đã cướp đi sinh mạng 298 người. 10. 23/7: Chuyến bay GE222 của hãng hàng không TransAsia Airways Chiếc máy bay ATR 72500 chở 54 hành khách và 4 thành viên tổ bay đã bị rơi trong khi đang cố gắng hạ cánh khẩn cấp tại Đảo Penghu, Đài Loan. Vụ tai nạn khiến 48 người chết, 10 người may mắn sống sót. 11. 28/12: Máy bay QZ8501 rơi trên vùng biển Java, Indonesia. Chiếc máy bay Airbus A320-200 thuộc hãng AirAsia Indonesia khi đang trên đường bay từ thành phố Surabaya (Indonesia) tới sân bay Changi (Singapore) đã bị mất tích. Ngày 30/12, đội tìm kiếm Indonesia thông báo phát hiện một số vật thể trong vùng tìm kiếm QZ8501. Ngày 3/1, ông Soelistyo cho biết tổng cộng 30 thi thể đã được vớt lên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa xác định được vị trí của các hộp đen máy bay. Mai Linh
CỨU HANG SƠN ĐOÒNG – CỨU 5 TRIỆU NĂM Việc xây dựng cũng như vận hành hệ thống cáp treo trong hang Sơn Đoòng sẽ trở thành mối đe dọa cho hang, đặc biệt là hệ thống sinh thái cũng thảm thực vật đã tồn tại gần 5 triệu năm ở bên trong. Trước nguy cơ đó, nhiều chiến dịch nhằm bảo vệ hang Sơn Đoòng đã diễn ra với quy mô rộng khắp.
Vẻ đẹp tự nhiên của hang Sơn Đoòng
Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng, là một phần của hệ thống ngầm nối với hơn 150 động khác ở Việt Nam. Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh cho biết hang có chiều rộng 200m, cao hơn 150m, dài ít nhất 6,5km. Hang có thể còn dài hơn nữa,
tuy nhiên do điều kiện kỹ thuật, các nhà thám hiểm thuộc Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh đã không thể đi hết chiều dài của hang. Với kích thước này, hang Sơn Đoòng đã vượt qua hang Deer ở Vườn quốc gia Gunung Mulu của Malaysia (với chiều cao 100m, rộng 90m, dài 2 km) để chiếm vị trí hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Tại trụ sở UBND tỉnh Quảng Bình đã diễn ra buổi họp báo về Dự án cáp treo Phong Nha - Kẻ Bàng do ông Nguyễn Hữu Hoài, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chủ trì. Theo đó, cáp treo sẽ được xây dựng ở độ cao từ 50 - 250m, tổng chiều dài 10,6 km bao gồm 30 trụ cáp, mỗi trụ chiếm không
quá 10 m² đất rừng. Trên các trụ gắn camera góc quay 360 độ để giám sát, phục vụ công tác bảo vệ rừng. Tuy nhiên, việc dự kiến xây cáp treo vào quy hoạch chung vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng này đã vấp phải nhiều ý kiến không đồng tình của các chuyên gia di sản trong nước. UNESCO cũng đã yêu cầu tỉnh Quảng Bình giải trình và trình hồ sơ thiết kế dự án để UNECSO thẩm định. Không chỉ có thế, trên các trang mạng xã hội, chiến dịch "Save Son Doong- phản đối dự án cáp treo hang Sơn Đoòng" đã nhận được sự ủng hộ của hàng ngàn người. Sự kiện này thi hút rất nhiều sự chú ý của giới trẻ vơi sự tham gia của nhiều người
nổi tiếng như NTK Chương Đặng, nhà báo Hoài Nam, ca sĩ Phạm Hồng Phước, nhà thơ Phong Việt,... Trên trang web thepetition.com – trang web chuyên lấy ý kiến thỉnh cầu về chiến dịch "Stop the Construction: Save the Son Doong Cave!” (tạm dịch: Dừng xây dựng: Hãy cứu lấy hang Sơn Đoòng!”) đã lấy được chữ kí online của gần 54.000 cá nhân phản đối việc xây dựng tuyến cáp treo qua hang động đặc biệt này. Chưa bàn đến chuyện việc xây dựng cáp treo ở Sơn Đoòng là đúng hay sai, điều đáng hoan nghênh là ý thức cũng như tinh thần bảo vệ môi trường sinh thái của giới trẻ. Anh Tuấn
14
LỐI SỐNG
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
ĐÓN TẾT CÙNG ĐỒNG BÀO MÔNG TRÊN VÙNG CAO NGUYÊN Năm nào cũng vậy, cứ mỗi dịp Quốc khánh 2/9, cộng đồng các dân tộc trên khắp dải rừng Tây Bắc lại nô nức đổ về cao nguyên Mộc Châu, Sơn La để tham dự một trong những lễ hội lớn nhất trong năm - Lễ hội mừng Tết Độc lập. Theo một số người già ở Mộc Châu kể lại thì Tết Độc lập của người Mông ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước. Lễ hội đó, tưng bừng náo nức chẳng khác gì ngày Tết Nguyên đán, cũng vì thế, cái tên Tết Độc lập ra đời. Mới đầu, Tết thường được tổ chức ở các thôn bản, về sau, do Mộc Châu là cao nguyên, có mặt bằng lớn, lại gần chợ, dễ giao lưu nên nhiều người đã tự tìm về đây để ăn mừng. Mỗi dịp Quốc khánh 2/9, là nơi diễn ra phiên “chợ tình” lớn
nhất trong năm. Xưa kia, người Mông thường sống du canh, du cư trên những ngọn núi cao, địa bàn cư trú trải rộng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trường Sơn. Vài tháng trước khi diễn ra phiên chợ, các cô gái tuổi 15-17 đã chuẩn bị những bộ váy áo đẹp nhất. Các chàng trai thì luyện những điệu khèn hay nhất để thể hiện tình yêu trong đêm diễn ra chợ tình. Nếu như chợ tình Khau Vai (Hà Giang) và chợ tình Sa Pa (Lào Cai) đã trở nên quen thuộc thì chợ tình Mộc Châu vẫn còn khá nguyên sơ. Cụ Sùng A Khao (76 tuổi), một người đã tham dự gần bốn mươi phiên chợ tình Mộc Châu kể: “Từ bé, tôi đã thấy đồng bào mình họp chợ tình ở đây rồi. Khi tôi lớn lên, khu
Thanh niên người Mông ở Mộc Châu đi chơi Tết Độc Lập.
chợ tình vẫn nguyên như vậy. Dù không còn trẻ nữa, nhưng tôi vẫn phải xuống chợ để gặp bạn bè, dù chỉ để uống với nhau vài chén." Tết Độc lập thường kéo dài từ ngày 3031/8 đến 2/9, nhưng đông vui nhất là đêm 1/9 cho đến rạng sáng 2/9. Dòng người đổ về Mộc Châu tưởng như
“Dòng sông hoa” bất tận. Từ em bé miệng còn hơi sữa đến những ông già, bà lão tóc bạc da mồi đều chộn rộn bước chân, niềm vui sáng trên từng khuôn mặt. Họ đến hội để ngắm, để nhìn, để kết giao tình tự. Họ uống rượu, vui vẻ hát ca, tìm bạn cũ, làm quen bạn mới, không phân biệt
khoảng cách về địa lý, phong tục, vùng miền, những mối tình giao hảo mãi vượt lên và vươn dài mãi. Nhiều người, họ đến, cốt chỉ để tìm gặp lại bạn xưa, như trường hợp của cụ ông Vàng A Phừ (72 tuổi, ở Quỳnh Nhai) và cụ bà Giàng Thị Mua (71 tuổi, ở Sốp Cộp). Xưa kia, hai cụ
cũng từng “phải duyên” nhau ở chợ tình này, nhưng ngặt vì ngăn núi cách sông mà không nên vợ, thành chồng. Họ chẳng có gì để bán mua, càng chẳng phải có nhu cầu thưởng thức món ngon, nhưng năm nào cũng vậy, khi đám trẻ rục rịch chuẩn bị cho chợ phiên thì họ cũng phải đi. Thế mới thấy được Tết Độc lập gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người vùng cao như thế nào . “Văn hóa chợ tình” giống như một dòng chảy len lỏi qua những nếp nhà stừ đời này sang đời khác. Cứ thế, những tiếng khèn, những chén rượu mềm môi, bát thắng cố đượm mùi núi rừng ở cái phiên chợ giữa mây xanh ấy như muốn níu chân người. ― Anh Tuấn
TRANG PHỤC ĐÓN TẾT CỦA Ở CÁC NƯỚC CHÂU Á KHÁC GÌ NHAU? Dừng lại chụp ảnh trên cung đường Hà Giang
DU LỊCH “PHƯỢT” XU HƯỚNG MỚI CỦA GIỚI TRẺ “Phượt” đang ngày một trở thành hiện tượng phổ biến trong giới trẻ ở Việt Nam. Và bên cạnh mục đích ban đầu của phượt là để khám phá những vùng đất mới, nghỉ ngơi thư giãn, tiếp xúc với văn hóa, cư dân bản địa… trong giới “phượt thủ” đã xuất hiện những chuyến đi liều lĩnh mà người ngoài cuộc khó có thể tưởng tượng ra. Điều khác biệt nhất ở những chuyến đi du lịch “bụi” là không chỉ thoả mãn được niềm đam mê khám phá, mà còn thoải mái về thời gian, không bị gò bó giống như các tour du lịch đã được các công ty du lịch thiết kế sẵn. Hơn thế nữa, chi phí cho mỗi chuyến đi cũng rẻ hơn rất nhiều so với đặt tour du lịch thông thường. Đi du lịch kiểu này còn cái thú riêng nữa là bạn có thể vạch ra lộ trình
mình thích với khung thời gian linh hoạt... Một chiếc xe máy, một ba lô với vài thứ cần thiết và một chiếc máy ảnh là đủ để các bạn trẻ thực hiện chuyến “phượt” Những trải nghiệm từ hành trình khám phá những vùng đất mới có lắm bất ngờ lẫn không ít khó khăn, nhưng ít nhiều giúp các bạn trẻ rèn luyện kỹ năng sống - hành trang cần thiết để vững bước vào đời. Qua mỗi chuyến đi, cùng với sự trải nghiệm và khám phá những vùng đất mới, các bạn còn có được những kiến thức vô giá trên mỗi chặng đường đi, đó là sự ấm áp, chan hoà, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ từ những người bạn đồng hành trong suốt chặng đường đi. Hiện nay, cũng có một số công ty du lịch đã thiết kế
những tour du lịch theo kiểu khám phá những vùng đất mới. Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cho rằng, để chi phí cho mỗi tour như vậy cũng khá tốn kém. Hơn nữa, đi theo tour phải tuân theo giờ giấc cố định về chỗ ăn ở nghỉ ngơi nên việc tự đi vẫn là lựa chọn của khá đông giới trẻ. Không cần nhiều tiền, cũng không mất nhiều thời gian chuẩn bị, chỉ cần một nhóm bạn có cùng ý tưởng là có thể thực hiện ngay được một chuyến du lịch “bụi”, thời gian có thể là 1 ngày, 2 ngày hay dài hơn. Vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, bình dị, những điểm đến mới lạ cùng với thử thách của mỗi chuyến đi đã làm nên sức hút khiến du lịch “bụi” ngày càng thu hút giới trẻ đam mê khám phá và muốn trải nghiệm cuộc sống. Anh Tuấn
1. Việt Nam Hình ảnh tà áo dài bay trên phố là dấu ấn đặc trưng của Việt Nam mỗi khi Xuân về, Tết đến. Áo dài ngày Tết thường là những màu sắc tươi tắn, nổi bật và đặc biệt màu đỏ, hồng, vàng rất được ưa chuộng với ý nghĩa đó là màu sắc mang lại may mắn. Ngày nay, áo dài đã được cách điệu và biến thể vơi nhiều kiểu dáng chất liệu nhưng vẫn nằm trong tổng thể kín đáo giữ gìn vẻ đẹp duyên dáng Việt. 2. Nhật Bản Nhắc đến xứ sở hoa anh đào, không ai có thể quên được đường nếp bộ kimono điệu đà. Những bộ kimono nổi bật với một lớp vải định hình vòng eo, bộ lễ phục này mang đến sự uyển chuyển cho người mặc. Người Nhật cũng rất chuộng sắc màu tươi sáng cho bộ kimono ngày Tết của mình. Bên cạnh đó, những bông hoa hay hình ảnh chùa tháp cũng được khắc họa cho bộ kinono thêm phần thú vị và nổi bật hơn. 3. Hàn Quốc Năm mới, người Hàn Quốc thường mặc HanBok, một loại trang phục cổ truyền đậm chất văn hóa. Hanbok tượng trưng cho nét đẹp truyền thống của phụ nữ và văn hóa của đất nước này. Tuy hình dáng của Hanbok
không ôm sát nhưng lại khoe khéo vẻ đáng yêu, e ấp như hoa nở của người phụ nữ nơi đây. Đặc trưng của Hanbok là có màu sắc vô cùng sặc sỡ do vậy đường phố ngày Tết của Hàn quốc cũng rực rỡ . 5. Thái Lan Trang phục truyền thống của quốc gia này được phụ nữ mặc vào các dịp đặc biệt trong năm, lễ tết, cưới hỏi, hay khi trình diễn các điệu múa dân tộc. Tên của loại trang phục này là Phasin, tùy theo người mặc và hoàn cảnh mà loại trang phục này biến hóa khác nhau. Phasin có thể để trơn, không thêu thùa gì, nhưng thường thì chúng có họa tiết và màu sắc theo những kiểu cách phân biệt theo vùng hay nhóm sắc tộc. 6. Ấn Độ Phụ nữ Ấn Độ luôn tự hào về trang phục truyền thống của mình mang tên Sari. Loại trang phục này không chỉ đẹp mà còn ẩn chứa bề dày truyền thống văn hóa. Ngày nay, trang phục Sari hiện đại thì chỉ có một mảnh vải đơn dài khoảng từ 5 -9 mét và một mảnh rộng khoảng 1 mét. Trước đây, phụ nữ Ấn thường chỉ mặc áo Sari một màu, tuy nhiên ngày càng thì màu sắc của Sari ngày càng trở nên đa dạng, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Anh Tuấn
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
VĂN HỌC & NGHỆ THUẬT
Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thủ đô:
GÓC HÀ NỘI TRONG VĂN CHƯƠNG
Không hoàn toàn nói về Hà Nội nhưng 28 tác phẩm, công trình đoạt giải văn học nghệ thuật (VHNT) Thủ đô 2014 (tổ chức hai năm một lần kể từ 2012 thay cho mỗi năm một lần so với trước) ít nhiều đã cho thấy một diện mạo mới của VHNT Hà Nội.
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
15
DANH NGÔN Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính trong khi chống lại gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được hình thành. ― Vincent Van Gogh Vì vậy hãy sống giữa đời. Đừng cô lập chính mình. Hãy sống giữa con người và sự việc, giữa những rắc rối, gian khó và trở ngại. ― Henry Drummond Tâm hồn – đây là một vị khách không thích kẻ lười biếng, nó chỉ thăm người kêu gọi nó. Tâm hồn hoàn toàn không phải là bàn tay đang vẫy thật đẹp mà là trạng thái tâm lí khi con trâu cày dốc toàn bộ sức lực làm việc. ―Tchaikovsky Sống vô tư nhưng không khinh suất; vui tươi nhưng không ầm ĩ; can đảm nhưng không liều lĩnh; tin tưởng và vui vẻ cam chịu nhưng không theo thuyết định mệnh - đó là nghệ thuật sống. ― La Fontaine Hãy đếm tuổi của bạn bằng số bạn bè chứ không phải số năm. Hãy đếm cuộc đời bạn bằng nụ cười chứ không phải bằng nước mắt. ―John Lennon
Các tác phẩm đoạt giải văn học nghệ thuật Thủ đô 2014.
● Tơ sắc lý luận phê bình Hai tác phẩm lý luận phê bình (LLPB) văn học đoạt giải là con số đáng mừng không chỉ của lĩnh vực này mà còn là của mùa giải VHNT Thủ đô 2014. Đó là "Mùi chữ" (nhà báo, nhà lý luận phê bình Nguyễn Hoài Nam) và "Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo" của nhà thơ, nhà báo Phạm Khải. Khi VHNT Thủ đô tìm được những đại diện cho giải thưởng mảng LLPB thì ít nhiều đã cho thấy sự khởi sắc và thành tựu đáng ghi nhận của hoạt động quan trọng này. Còn nhớ mùa giải lớn của văn học là Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2013 cũng không chọn được công trình LLPB văn học tiêu biểu nào để vinh danh. Trở lại với "Mùi chữ" và "Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo", có một điểm đáng chú ý đây đều là tác phẩm của hai nhà báo trong làng văn nghệ. Hoài Nam là nhà LLPB công tác tại Ban Văn nghệ của Đài Truyền hình Việt Nam, còn
Phạm Khải cũng là người vừa sáng tạo vừa "gác" tờ báo văn nghệ có tiếng của làng báo là Văn nghệ Công an. Đương nhiên đời sống đã trả lời rằng sự tồn tại của mỗi phương thức phê bình có lý do riêng và chúng không phủ nhận nhau một khi cả hai thực sự làm tốt vai trò của mình. "Mùi chữ" của Nguyễn Hoài Nam do NXB Phụ nữ in năm 2014 với 3 phần "Tìm lại người quen", "Tìm trong trang sách" và "Nghĩ về văn chương". Trong đó, "Nghĩ về văn chương" là những chịu khó tìm tòi, bàn về những vấn đề sát với đời sống văn nghệ như "Chúng ta cần gì ở các nhà văn trẻ?", "Văn nhân với thị trường",… "Thời tốc độ và tâm lý sáng tạo" của Phạm Khải phát hành năm 2013 do NXB Dân Trí ấn hành. ● Thời kỳ khởi sắc của văn xuôi Đinh Vũ Hoàng Nguyên, chàng họa sĩ trẻ đã sớm rời cõi tạm ở tuổi 37 với tập "Có một phố vừa đi qua phố" và cây bút nổi tiếng Đỗ Bích
Tiểu thuyết "Cậu ấm" của nhà văn Trần Chiến:
ĐI QUA NHỮNG THĂNG TRẦM HÀ NỘI!
"Cậu ấm" dày hơn 500 trang, nói như nhà sử học Dương Trung Quốc thì "Trần Chiến viết về số phận một
con người của Khu phố Mới vắt qua Khu phố Cổ trải qua những thăng trầm của lịch sử mà bối cảnh chính là cuộc
Thúy với cuốn tiểu thuyết xinh xắn về Hà Nội "Cửa hiệu giặt là" là hai chủ nhân của Giải thưởng VHNT Thủ đô ở mảng văn xuôi. Nếu như Đỗ Bích Thúy là cây bút đã khá quen thuộc trên văn đàn thì Đinh Vũ Hoàng Nguyên được xem là một phát hiện mới. Những bài thơ, những câu chuyện mà Nguyên viết đều là những chuyện bình dị trong đời sống, nghe dửng dưng, hài hước nhưng lặn sâu dưới lớp vỏ ấy là một tâm hồn tinh tế, nhân hậu lộ nét tài hoa của người nghệ sĩ. Trong khi văn học có hai giải thưởng cho LLPB và hai giải cho văn xuôi thì "nàng thơ" không có ai lọt mắt xanh Hội đồng Giải thưởng. Được mùa, mất mùa là lẽ tự nhiên, nhất là khi như một thành viên Hội đồng giải thưởng đã bày tỏ thì những đổi mới trong thơ chưa chạm đến chiều sâu tư tưởng của tác phẩm. Mai Linh (Theo Báo Hanoimoi) chuyển đổi cách mạng từ thân phận một người dân thuộc địa thành một công dân ở Thủ đô nước Việt Nam độc lập"... "Cậu ấm" - nhân vật chính như định danh thì rõ ràng là một "tính cách" một "số phận" đặc trưng của thị dân Hà Nội. Góc tiếp cận này tự nó sẽ "tải" được nhiều nhất những tâm tư từ sâu thẳm của một đô thị vốn đã hình thành và phát triển nhờ đặc trưng hội tụ, kết tinh trong cuộc chuyển đổi, va đập cũ - mới. Sẽ không lạ khi cuốn tiểu thuyết này dựng lại một giai đoạn nhất định của không gian "đậm" chất Hà Nội cho cả những người đã
Thời gian vội vã lao đi; Cơ hội nảy sinh rồi tan biến... Vậy mà bạn vẫn chờ đợi và không dám thử - Con chim có đôi cánh mà không dám bay lên. ―A. A. Milne
NHỮNG CHIỀU ĐÔNG Hồ Công Tâm
Thu quyện trôi theo những mặn nồng Rồi đây là những buổi chiều đông Hỡi ơi nao nức đêm hò hẹn Giây phút êm đềm lúc ngóng trông Người ở chân mây xa bến nước Thuyền ra cửa biển bỏ dòng sông Chiều đông rét mướt chờ ai nữa Bếp lửa tro tàn, em biết không? từng sống hoặc chưa từng sống ở đất này. Nhân vật Vận đã thể hiện vai trò làm nền tốt đến mức đẩy rất nhiều nhân vật quanh anh trở nên ấn tượng không sao quên được, từ cô vợ người Hàng Buồm tưởng nhu mì mà hóa ra mạnh mẽ ghê gớm, hay ông Thản bố Vận, bà Hiền Thục mẹ Vận đại diện cho những thế hệ của những người Hà Nội. Rồi Chiêm, và cả vợ chồng Tứ nữa, những con người cụ thể với những ấu trĩ ta từng thấy, từng gặp trong chính mình. Ngôn ngữ của "Cậu ấm" là một thứ đặc sắc vừa lôi cuốn, sang trọng vừa thách đố người đọc. Trần Chiến có lối
hành văn như vậy, chắc nịch, không thừa thãi, lại nhiều độ nén và cư xử như thể người nghe thân tình lắm. Song hình như chính vì thế mà kén người đọc chăng và đôi khi làm cho mạch tiếp nhận tác phẩm có sự phân tán? Lại nhớ đến Hội sách lần đầu tiên của Hà Nội năm 2014, có ý kiến cho rằng có một dòng văn chương thị dân Hà Nội. Có hay chưa và hình thành đến đâu thì phải để dành các nhà phê bình văn học trả lời nhưng chắc chắn trong dòng văn chương ấy nếu có thì Trần Chiến là một giọng văn tiêu biểu! Mai Linh (Theo Báo Hanoimoi)
16
GIẢI TRÍ
TIẾNG NÓI VIỆT NAM
Số 241/Chủ nhật, 04/01/2015
Loạt ảnh về bản chất cuộc sống khiến bạn suy ngẫm Những hình ảnh về cách con người đối xử với nhau, hay bản chất của thành công... dưới đây là những điều khiến chúng ta phải giật mình và suy ngẫm.
Rừng xanh dần bị con người biến thành than củi.
Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.
Người giơ tay về phía bạn chưa chắc đã thực lòng muốn cứu bạn.
ĂN GÌ? Ở ĐÂU? 1. Bánh trứng café: Một món ăn đến từ HongKong sẽ mang đến cho bạn cảm giác lạ miêng, vui tai và nhất là không bao giờ cảm thấy ngán. Địa chỉ: 39 Nguyễn Hữu Huân, Hoàn KIếm
olate và chất đỏ kiêu kì, chiếc bánh với cái tên quyến rũ này đã làm mê mẩn không biết bao nhiêu người. Địa chỉ: 77 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm
2. Bánh rán mặn: Bánh rán mặn hẳn không còn gì xa lạ với mọi người, nhưng bí quyết để món bánh thành công chính là nhờ nước sốt chua ngọt kích thích vị giác này. Địa chỉ: Ngõ 432 Lạc Long Quân, Tây Hồ
4. Bánh mì Zoka: Quen mà lạ. Vẫn là những chiếc bánh mì Hải phòng quen thuộc, nhưng bánh mì Zoka sẽ cho bạn thỏa sức lựa chọn với hàng chục hương vị khác nhau. Địa chỉ: 152 Triệu Việt Vương, Bùi Thị Xuân
3. Bánh Red velvet: với chất bánh xốp mịn, thoáng vị choc-
5. Bánh Churros: chiếc bánh truyền thống của Tây Ban
Nha với hình trụ dài, giòn rụm ngay từ miếng đầu tiên chắc chắn sẽ khiến các bạn thèm thuồng mãi không thôi Địa chỉ: 50A Đào Duy Từ, Hoàn Kiếm
6. Vào những ngày mùa đông lành lạnh, chắc hẳn các bạn sẽ thích thú vô cùng khi được thưởng thức một bán bún ốc chua ngọt đậm đà đặc
Dám sáng tạo mới có thể đánh bại đối thủ.
Thành công đôi khi bị đánh đổi bởi phút chốc chán nản.
trưng Hà Nội Địa chỉ: bún ốc cô Thêm ở ngõ hàng chai.
7. Khác với hương vị chua dịu của bún ốc, bún thái hải sản mang tới cho bạn vị ngon đặc biệt với các nguyên liệu tôm, cua, thịt, rau thơm ngon tươi mới. Địa chỉ: 24 Ngũ Xã
8. Còn gì thú vị hơn khi cầm trên tay bát phở cay nóng hổi, thơm ngon vào những ngày trời lành lạnh như thế này ở Hà Nội. Với công thức chế biến đặc trưng, nước lèo đậm đà cùng với vị cay tự nhiên chắc chắn sẽ mang lại cảm giác thú vị. Khánh Huyền
XEM GÌ? Ở ĐÂU? CGV Vincom Bà Triệu Vincom Centrer Bà Triệu, 191 Bà Triệu St, Tel: (04) 39743333 Chàng trai năm ấy Taken 3 Chung cư ma Để mai tính 2 Paddington The Hobbit: The battle of the five armies Night at the museum: Secret of the tomb Exodus: Gods and Kings
CVG Mipec Tower Mipec Tower, 229 Sơn Tây St, Tel: (04) 62523333 Taken 3 Chàng trai năm ấy Chung cư ma Để mai tính 2 Paddington Chung cư ma The Hobbit: The battle of the five armies Exodus: Gods and Kings Tốc độ và đường cong
Rạp chiếu phim quốc gia 87 Láng Hạ St Tel: (04) 35147823 Quái vật Frankenstein Chàng trai năm ấy Taken 3 The Hobbit: The battle of the five armies Chung cư ma Để mai tính 2 Paddington Tốc độ và đường cong Ông tôi là cương thi