5 minute read

GIỚI THIỆU VỀ CÁC TÁC GIẢ

Cố Giáo sư Piero Musiani (bên phải) là một cầu thủ bóng rổ bán chuyên nghiệp trước khi trở thành nhà Bệnh lý học ngoại khoa tại Đại học Công giáo Rome, và sau đó là Đại học Chieti, Ý. Nghiên cứu của ông ban đầu tập trung chủ yếu vào tuyến ức và các kháng thể dạng tiết (secretory immunoglobulins). Tại Đại học Chieti, ông đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành của Trung tâm Xuất sắc nghiên cứu về sự lão hóa - Excellence Center of Aging (CESI). CeSI có nhiều thiết bị tinh vi cho phép nhóm nghiên cứu của ông kết hợp được những phân tích tình trạng bệnh lý với các kết quả thí nghiệm. Trong nhiều trường hợp, các dữ liệu thu được đã đưa đến cách lý giải cho những phát hiện miễn dịch mới. Trong thời gian thực hiện những hình vẽ minh họa cho cuốn sách này, ông đã qua đời sau một tai nạn xe mô-tô vào năm 2014.

Advertisement

*Trung tâm Xuất sắc: là một cơ sở thực sự xuất sắc, đóng vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực mà nó hoạt động. Vai trò của nó không chỉ là tạo ra các sản phẩm xuất sắc, mà còn tạo ra những chuẩn mực xuất sắc cho các cơ sở khác noi theo. Trung tâm Xuất sắc nằm ở tuyến đầu trong lĩnh vực mà nó hoạt động xét trên tầm quốc tế. Giáo sư Guido Forni (bên trái) là Viện sĩ của Viện Hàn lâm Quốc gia Lincei, Ý. Từ năm 1970 đến năm 2011, ông là giáo sư Miễn dịch học tại trường Đại học Torino, Ý. Ông hiện cũng là giảng viên trong chương trình đào tạo Cao học Y sinh học liên kết giữa Đại học Y Dược, Đại học Huế và Đại học Sassari, Ý. Nghiên cứu của ông tập trung vào các liệu pháp miễn dịch ung thư, mô hình chuột biến đổi gene ung thư và vaccine DNA. Công trình của ông tại Đại học Torino, Ý về vai trò của các cytokine và những nghiên cứu về vaccine để ngăn ngừa ung thư đã được công nhận trên toàn thế giới. Phòng thí nghiệm của ông đã công bố nhiều kiến thức mới liên quan đến vai trò trực tiếp của kháng thể mà vaccine kích thích tạo ra đối với sự phát triển của khối u, khả năng các kháng thể đó kích hoạt các phản ứng qua trung gian tế bào, hoạt hóa Bổ thể cũng như kích hoạt trí nhớ miễn dịch đối với các kháng nguyên khối u qua trung gian tế bào. ix

Phó giáo sư Trần Đình Bình là nhà Vi sinh vật học với những nghiên cứu tập trung vào tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và vấn đề nhiễm khuẩn bệnh viện. Ông hiện đang giảng dạy tại Bộ môn Vi sinh, trường Đại học Y Dược, Đại học Huế, đồng thời là Trưởng khoa Kiểm soát Nhiễm khuẩn tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. Nghiên cứu về vi sinh vật học có mối liên hệ chặt chẽ với các đáp ứng miễn dịch của cơ thể, và vì thế ông dành mối quan tâm lớn đối với các vấn đề về vaccine và bệnh nhiễm trùng xét theo khía cạnh Miễn dịch học. Ngoài ra, nghiên cứu của ông về Kháng nguyên bạch cầu người – HLA là một trong những nghiên cứu sớm nhất liên quan tới vấn đề này tại Việt Nam từ năm 2004 và cho đến nay vẫn tiếp tục được nghiên cứu. Thạc sĩ Trần Thanh Loan là giảng viên tại Bộ môn Miễn dịch – Sinh lý bệnh thuộc trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Tốt nghiệp xuất sắc lớp Cao học Y sinh học liên kết giữa Đại học Y Dược, Đại học Huế và Đại học Sassari - Ý, nghiên cứu của cô tập trung vào lĩnh vực sinh học phân tử trong miễn dịch học. Thạc sĩ Trần Thanh Loan rất may mắn vì có cơ hội làm học viên của Giáo sư Guido Forni, thông qua chương trình đào tạo Cao học Y sinh học liên kết giữa trường Đại học Y Dược, Đại học Huế và đại học Sassari - Ý. Cuốn sách này được giới thiệu khi Thạc sĩ Trần Thanh Loan đang học lớp Miễn dịch học của Giáo sư Guido Forni, và nó đã thật sự gây được ấn tượng qua cách trình bày về mặt hình ảnh và nội dung vô cùng mạch lạc. Chúng tôi đã trao đổi và thấy rằng việc chuyển ngữ sang tiếng Việt cũng như cập nhật những nghiên cứu mới là điều mà cả học viên và thầy đều mong muốn. Đó cũng là một phần lý do cho sự ra đời của cuốn sách này.

ix

MỤC LỤC

Chương 1. Tổng quan về hệ miễn dịch Chương 2. Phương thức trao đổi thông tin của hệ miễn dịch I. Các Cytokine 1

5

Chương 3. Miễn dịch trên bề mặt 17

Chương 4. Các tế bào canh gác 28

Chương 5. Các tế bào của hệ miễn dịch bẩm sinh 36

Chương 6. Phương thức trao đổi thông tin của hệ miễn dịch II. Phức hợp hòa hợp tổ chức chính – MHC 60 Chương 7. Trình diện peptide bởi glycoprotein HLA 70 Chương 8. Tế bào Lympho T 76 Chương 9. Đào tạo tế bào T tại tuyến ức 84 Chương 10. Hoạt hóa tế bào T non 93 Chương 11. Tế bào T độc 103

Chương 12. Tế bào T giúp đỡ 107

Chương 13. Tế bào Lympho B Chương 14. BCR và kháng thể 115 121

Chương 15. Sự hình thành của tập hợp BCR (và TCR) Chương 16. Tương tác giữa vị trí gắn và kháng nguyên Chương 17. Kháng thể Chương 18. Hoạt hóa tế bào B Chương 19. Cơ quan bạch huyết thứ cấp Chương 20. Hoạt tính trực tiếp và gián tiếp của kháng thể Chương 21. Hệ thống Bổ thể Chương 22. Kháng thể đơn dòng (mAb) Chương 23. Trí nhớ miễn dịch

126 134 138 150 167 175 184 190 198 Chương 24. Vaccine 209 Chương 25. Cơ chế kiểm soát âm tính của đáp ứng miễn dịch 216 Chương 26. Dung nạp miễn dịch 224 Chương 27. Hiện tượng tự miễn dịch 234 Chương 28. Suy giảm miễn dịch 240

xiii

This article is from: