TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MAI CHÂU ECOLODGE RESORT, HOÀ BÌNH, VIỆT NAM
Trang trại Stone Edge, Thung lũng Sonoma
Bạn có biết hay từng nghe đến cụm từ “KIẾN TRÚC CẢNH QUAN” chưa? Nếu từng nghe, biết đên vậy bạn hiểu như thế nào về Kiến trúc Cảnh quan, bạn có biết vai trò của nó đối với mỗi chúng ta, với xã hội hiện nay quan trọng như thế nào không? Có thể nói, vai trò của kiến trúc cảnh quan trong giai đoạn hiện nay là vô cùng quan trọng, nó góp phần xoa dịu môi trường sống của con người trong giai đoạn đô thị hóa bằng cách làm nhẹ đi sự xuất hiện của các công trình kiến trúc, cơ sở hạ tầng trên nền thiên nhiên, đặc biệt là tại các thành phố lớn, dân cư tập trung đông đúc. Bên cạnh đó, con người cũng dần quan tâm đến cảnh quan xung quanh, các dự án nhà ở, đô thị đều được quan tâm đến kiến trúc cảnh quan xung quanh để xây dựng môi trường sống mỹ quan đẹp và gần gũi với thiên nhiên nhất. Bởi lẽ đó, mà KIẾN TRÚC QUAN là một đề tài đang được quan tâm, chú ý đến. Một đề tài đáng để ta tìm hiểu và học hỏi thêm kinh nghiệm. Và với bài viết tìm hiểu sau đây sẽ góp phần giúp ta có thêm kiến thức, vốn hiểu biết đối với KIẾN TRÚC CẢNH QUAN cũng như tầm quan trọng của nó hiện nay.
Padma Resort Ubud Bali
Four Seasons Resort, Bali
Cảnh quan là gì? Cảnh quan là những “phong cảnh”_ cảnh vật xung quanh, được chúng ta cảm nhận bằng tất cả các giác quan. Tính chất: mang tính trừu tượng và chủ quan Cảnh quan gắn liền với môi trường, con người và tất cả sự vật xung quanh nó. Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sống mà cảnh quan sẽ có những đặc điểm hình thái riêng. Gồm hai loại: cảnh quan tự nhiên và cảnh quan nhân tạo.
Cảnh quan nhân tạo
Vịnh Hạ Long, Việt Nam
Cảnh quan tự nhiên
Kiến trúc cảnh quan là gì? KIẾN TRÚC CẢNH QUAN (LANDSCAPE ARCHITECTURE) là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người, nhằm tạo ra khung cảnh mỹ lệ, tạo cảm giác thư thái nhất, mang lại sự hài hòa Thiên nhiên – Con người – Kiến trúc. Phạm vi hoạt động của Kiến trúc cảnh quan: thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan được gọi là Kiến trúc sư cảnh quan. CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN: • Các yếu tố tự nhiện: địa hình, đất đai, mặt nước, sông núi, bầu trời, cây xanh, con người và động vật • Các yếu tố nhận tạo: công trình kiến trúc, thiết bị đô thị, tranh tượng...
Có thể nói đây là một lĩnh vực đa nghề có sự kết hợp của nhiều khía cạnh như thực vật học, làm vườn, mỹ thuật, kiến trúc, khoa học đất, tâm lý môi trường sinh thái và kỹ thuật dân dụng.
Kiến trúc cảnh quan là gì? KIẾN TRÚC CẢNH QUAN (LANDSCAPE ARCHITECTURE) là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của con người, nhằm tạo ra khung cảnh mỹ lệ, tạo cảm giác thư thái nhất, mang lại sự hài hòa Thiên nhiên – Con người – Kiến trúc. Phạm vi hoạt động của Kiến trúc cảnh quan: thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản, bảo tồn và phục chế môi trường, thiết kế đô thị, quy hoạch đô thị, thiết kế các công viên và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực Kiến trúc cảnh quan được gọi là Kiến trúc sư cảnh quan.
CÁC YẾU TỐ TẠO THÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN: • Các yếu tố tự nhiện: địa hình, đất đai, mặt nước, sông núi, bầu trời, cây xanh, con người và động vật • Các yếu tố nhận tạo: công trình kiến trúc, thiết bị đô thị, tranh tượng...
Có thể nói đây là một lĩnh vực đa nghề có sự kết hợp của nhiều khía cạnh như thực vật học, làm vườn, mỹ thuật, kiến trúc, khoa học đất, tâm lý môi trường sinh thái và kỹ thuật dân dụng.
Thuật ngữ “Kiến trúc cảnh quan” trở thành một ngành nghề sau khi được nhắc đến bởi Frederick Law Olmsted. 1900 ra đời Chương trình Kiến trúc Cảnh quan Đầu tiên PHẠM VI HOẠT ĐỘNG Xoay quanh ba lĩnh vực chính: quy hoạch, thiết kế và quản lý không gian đô thị. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: • Đây là ngành đào tạo ra những kiến trúc sư cảnh quan tương lai, những người có thể áp dụng thiết kế khoa học, và quản lý những không gian trống trong các khu dân cư, đô thi. • Sinh viên thuộc chuyên ngành sẽ được trang bị những kiến thức tổng hợp liên ngành. Kiến thức kiên quan đến quy hoạch, kỹ thuật công trình xây dựng, thiết kế cảnh quan,... Hơn nữa là phát triển năng sáng tạo nghệ thuật và biểu đạt thẩm mỹ vốn có. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ VÀ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Văn hóa - xã hội
Kinh tế Kỹ thuật
THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN
Tự nhiên
Sinh thái
Thẩm mỹ
Chức năng
NHIỆM VỤ CỦA THIẾT KẾ KIẾN TRÚC CẢNH QUAN: • Về mặt chức năng: làm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, giao tiếp xã hội... • Về mặt thẩm mỹ: kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan nhân tạo để tạo lập cảnh quan mang giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ. • Về mặt môi trường: thiết lập một cảnh quan theo khuynh hướng sinh thái bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
SẢN PHẨM CỦA KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Xuất hiện ở khắp mọi nơi xung quanh chúng ta. Cách mà đường, từng lối đi, khuôn viên, con phố, vị trí các tòa nhà,… phân bố, được sắp xếp ra sao chính là kết quả của kiến trúc cảnh quan. Mục tiêu hướng tới là sự thuận tiện, nét đẹp trong không gian sống kèm theo vấn đề bảo vệ môi trường luôn được đặt lên trên.
Thamas University, Bangkok
Hiện nay, Kiến trúc cảnh quan đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch và phát triển của từng địa phương đặc biệt ở các thành phố lớn rất cần đến những kiến trúc cảnh quan như vậy. Bởi kiến trúc cảnh quan giúp cân bằng hệ sinh thái môi trường, tạo một môi trường hài hòa giữa thiên nhiên – con người, một không gian trong lành và những con người có cuộc sống tích cực, trẻ trung và năng động hơn. Cụ thể là: LỢI ÍCH MÔI TRƯỜNG: Các công trình cảnh quan nhân tạo sẽ kết hợp với môi trường thiên nhiên như nắng, gió, cảnh quan, hệ động thực vật nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Từ đó: • Làm giảm thiểu những cơ sở hạ tầng mọc lên san sát mà không có bóng mát của cây xanh. • Giảm thải được những vấn đề ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động đỏ: chống ô nhiễm nguồn nước, chống ô nhiễm tiếng ồn, môi trường sống. • Khai thác hợp lý đất đai, nước, bảo tồn, bù đắp và tái tạo các hệ sinh thái, địa hình, địa mạo. • Quan trọng nhất là giảm những tác động của hiệu ứng nhà kính, hạn chế sự “nổi giận của Mẹ thiên nhiên” đối với đời sống con người.
LỢI ÍCH XÃ HỘI: Khi các dự án công trình xanh được xây sẽ được người dân nhiệt tình ủng hộ và chấp thuận. Do: • Mang đến một không gian sống lý tưởng, hòa hợp với thiên nhiên cây cối, đảm bảo sạch sẽ, an toàn sức khỏe cho tất cả mọi người. • Tạo ra một môi trường xã hội thẩm mỹ phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán bản địa, cảm xúc của đối tượng từ đó tiếp tục kế thừa và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, bảo tồn di sản cho nhiều thế hệ tương lai. • Làm mới diện mạo xã hội trong quá trình hội nhập quốc tế.
LỢI ÍCH KINH TẾ: Cảnh quan hiện đại được con người ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, từ đó, tạo ra nguồn năng lượng tự nhiên giúp: • Giảm điện năng tiêu thụ. • Tối giản các chi phí phát sinh, nâng cao giá trị. • Tối ưu hóa các tiện ích xã hội góp phần thúc đẩy ngành kinh tế liên quan.
Nhiều kiến trúc sư cảnh quan từ quá khứ, hiện tại (và tương lai) đã thiết kế những cảnh quan trường tồn với thời gian trong nhiều thập kỷ tới, tạo ra sự bình tĩnh, niềm vui và nguồn cảm hứng cho rất nhiều người. Và nhắc đến Kiến trúc sư Cảnh quan, không thể không nói đến huyền thoại kiến trúc cảnh quan Frederick Law Olmsted_ người tiên phong đầu tiên, ông tổ trong ngành thiết kế kiến trúc cảnh quan tại Mỹ. Ngoài ra, một Kiến trúc sư khác cũng gây cho tôi ấn tượng bởi lối thiết kế tối giản, như có như không, mộc mạc, tự nhiên đó là Andrea Cochran, một trong bảy nhà thiết kế phụ nữ xuất hiện trong bộ phim tài liệu Women in the Dirt năm 2012.
FREDERICK LAW OLMSTED 26/ 04/ 1822 – 28/ 08/ 1903 Là một kiến trúc sư cảnh quan, nhà báo, nhà phê bình xã hội và nhà quản lý công cộng người Mỹ. Là cha đẻ của kiến trúc cảnh quan, nổi tiếng với việc đồng thiết kế nhiều công viên đô thị nổi tiếng với đối tác Calvert Vaux. Ông đứng đầu công ty tư vấn quy hoạch và kiến trúc cảnh quan hàng đầu của nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Quan điểm, triết lý trong các thiết kế của ông là dù ở bất cứ đâu, thuộc bất kỳ tầng lớp xã hội nào, thì tất cả mọi người dân trên đất Mỹ đều có quyền tận hưởng, lợi ích của không gian xanh đô thị. Công trình tiêu biểu: Central Park_ khởi sinh cho ngành Kiến trúc cảnh quang; cộng đồng khuôn viên Riverside ở Illinois, công viên hoàng gia Montreal ở Quebec – Canada, Viện sinh sống tai Hartford,…
ANDREA COCHRAN sinh năm 1954, tại Thành phố New York. Bà là một kiến trúc sư cảnh quan người Mỹ có trụ sở tại San Francisco. Bà là thành viên của Hiệp hội Kiến trúc sư Cảnh quan Hoa Kỳ và là một trong bảy nhà thiết kế phụ nữ xuất hiện trong bộ phim tài liệu Women in the Dirt năm 2012. Cochran được ca ngợi là bậc thầy của chủ nghĩa tối giản trong thiết kế cảnh quan. Các dự án từng đoạt giải thưởng của công ty bà thường có các đường nét độc đáo, cấu trúc tối giản và các góc cạnh được xác định bằng cách trồng cây. Ảnh hưởng của bà bao gồm các kiến trúc sư cảnh quan đồng nghiệp Dan Kiley, Garrett Eckbo và James Rose, ngoài các nghệ sĩ Robert Irwin và Fred Sandback. Tác phẩm sắp đặt mê cung ngô làm từ cành cây liễu, Sonoma Cornerstone, Sonoma, California [16] Sân trong với cây bách khai hoang, Curran House, San Francisco [17] [18] Bộ sưu tập đồ nội thất ngoài trời với sự hợp tác của Landscape Forms,
Trang trại Stone Edge
Đối với công trình Cảnh quan ấn tượng hiện tại có rất nhiều công trình đặc sắc, độc đáo, mỗi loại đều có hay riêng. Tuy nhiên với tôi công trình ấn tượng gần đây là CẦU VÀNG, một công trình Việt Nam đã trở thành hiện tượng của du lịch của trong nước và “vượt biên” ra thế giới. Và điều đặc biệt khiến tôi thích nó là nó được thiết kế bởi Trung tâm Nghiên cứu thiết kế kiến trúc cảnh quan (TA Landscape Architecture), trực thuộc Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngôi trường tôi đang theo học, nên cảm thấy thật sự rất tự hào. Bên cạnh đó, một công trình tiêu biểu khá nổi tiếng, mà tôi ấn tượng đó là CENTRAL PARK, New York, Hoa Kỳ, một vẻ đẹp thiên nhiên nên thơ, hung vĩ giữa phố thị hiện đại, tấp nấp bao quanh.
CẦU VÀNG Vị trí: khu nghỉ dưỡng Bà Nà, Đà Nẵng, Việt Nam. Khánh thành: 06/ 2018. Kích thước: dài gần 150m, rộng 12,8 m, gồm 8 nhịp, nhịp dài nhất là 21,2m, nằm ở độ cao khoảng 1.400m (so với mực nước biển). Thiết kế:. Trung tâm Nghiên cứu thiết kế kiến trúc cảnh quan (TA Landscape Architecture), trực thuộc Trường Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh Cầu Vàng là tên một cây cầu bộ hành trên núi Bà Nà, cầu nối liền trạm cáp treo với các khu vườn khác của khu nghỉ dưỡng. Dù không bắc qua dòng sông nào, nhưng vẫn gây ấn tượng với đôi bàn tay khổng lồ rêu phong nâng đỡ lối đi giống như một dải lụa vàng, giữa mây trời Đà Nẵng.
CÁC THÀNH TÍCH: Suốt tháng 7, hình ảnh và video clip Cầu Vàng được đăng tải trên hàng nghìn trang thông tấn, mạng xã hội, diễn đàn, website… quốc tế. Nhiều tờ báo uy tín trên thế giới như BBC, AFP, Reuters, CNN, Archdaily... cũng đã dành lời khen ngợi công trình. Đạt “top 10 cây cầu có kiến trúc độc đáo và đẹp nhất thế giới” do tờ Guardian của Anh vinh danh. Top 10 cây cầu “đẹp đến mức khó tin” của trang Independent với 58 triệu độc giả theo dõi hàng ngày. Tháng 5 năm 2020, bức ảnh chụp Cầu Vàng ở Đà Nẵng đã giành chiến thắng chung cuộc của cuộc thi nhiếp ảnh xoay quanh đề tài kiến trúc #Architecture2020 do ứng dụng chia sẻ ảnh Agora tổ chức. Ngày 20/03/2021, Cầu Vàng đứng ở vị trí đầu tiên trong danh sách kỳ quan thế giới mới do tờ Daily Mail (Anh) công bố.
CÔNG VIÊN TRUNG TÂM ( CENTRAL PARK) Loại: Công viên đô thị Vị trí: Manhattan, Thành phố New York, Hoa Kỳ Khai trương: năm 1857 Diện tích: 843 mẫu Anh (3,41 km2). Thiết kế: Frederick Law Olmsted và Calvert Vaux Công trình thuộc trong số các công viên đô thị lớn nhất thế giới và là một trong những biểu tượng mở đầu cho ngành cảnh quang – đô thị của thế giới. Tổng thể công viên là 1 khu phức hợp với nhiều công trình cũng như là một hệ thực vật vô cùng đa dạng. Năm 1962, được chọn là Danh lam Lịch sử Quốc gia. Vào giai đoạn sau TK 19 đây được xem là một bước nhảy vọt trong tư duy quy hoạch và thiết kế cảnh quan, Central Park đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến thế hệ và lối tư duy thiết kế cảnh quang mãi đến sau này.
•
Các nghiên cứu về biến đổi khí hậu và các sáng kiến mới: nhằm tạo ra nhiều giải pháp thiết kế mới phù hợp với tình hình biến đổi khí hậu, các sự kiện thời tiết cực đoan, hiệu ứng nhà kính..
•
Cơ sở hạ tầng mới với tiêu điểm cảnh quan: Thiết kế thêm những công trình cơ sở hạ tầng mới để tạo thành không gian cảnh quan có giá trị kinh tế, môi trường và ý nghĩa xã hội, đặc biệt là trong các thành phố dân cư đông đúc. Điểm nhấn mạnh cốt lõi là tích hợp 3 yếu tố: đất ở, cơ sở hạ tầng và không gian xanh trong một hệ thống mang đến lợi ích thiết thực cho dân cư.
•
Tái sử dụng cơ sở hạ tầng cũ, tái chiếm dụng: Tận dụng và chuyển đổi cơ sở hạ tầng cũ thành không gian cung cấp cho dân cư để giảm sức ép về đất đai, môi trường.
•
Cải thiện khu dân cư và hi sinh hóa.
•
Một lần nữa: Cũ sẽ là mới: Không ngừng cải tiến về phía trước bằng cách nhìn nhận lại lịch sử. Đây có thể sẽ là một khuôn khổ để hướng tới tương lai.
•
Bình đẳng giới.
•
Thành phố thông minh: Từ các dự án thiết kế kiến trúc cảnh quan có thể kéo theo rất nhiều yếu tố thông minh cần thiết cho một thành phố dân cư đông đúc: thùng rác thông minh, chỗ đậu xe thông minh, giao thông thông minh…
•
Học máy móc, thực tế tăng cường và phân tích dữ liệu.
•
Đa dạng phương thức ngành vận tải.
•
Dân cư.
•
Vật liệu.
Cuộc sống con người càng phát triển thì những yếu tố xã hội càng biến đổi và sự sáng tạo của con người cũng là vô hạn. Cho nên, xu hướng thiết kế cảnh quan cũng không ngừng thay đổi và phát triển theo thời gian. Tuy nhiên cốt lõi vẫn là việc nguyên cứu giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường, theo xu hướng xanh, bền vững và cho ra đời các cơ sở hạ tầng và cảnh quan xanh - sạch - đẹp.
NHU CẦU HIỆN TẠI CỦA XÃ HỘI: Trong thời kỳ đổi mới kinh tế – xã hội đất nước ta đã liên tục có những bước tiến quan trọng. Hầu hết các khu đô thị được xây dựng đều hướng đến giá trị sống văn minh hiện đại. Mang đến tinh hoa văn hóa đặc sắc nhất cho người sử dụng. Hơn thế các công trình nhà ở thường yêu cầu thiết kế không gian sống xanh và thân thiện với môi trường, tối ưu hóa diện tích xây dựng và mở cửa chào đón con người đến với không gian thiên nhiên hùng vĩ nhất. Với tình hình Trái Đất đang ngày càng nóng lên, việc thiết kế kiến trúc cảnh quan là điều đương nhiên mà mỗi nhà đứng đầu về môi trường cũng như về quy hoạch nghiên cứu và xây dựng một cách quy mô hơn, đảm bảo và quan tâm hơn bao giờ hết. Nhu cầu tiêu dùng đòi hỏi ngày càng lớn, không đơn thuần là “rẻ” mà còn phải đạt tính thẩm mỹ cao, an toàn, gần gũi thiên nhiên. Bởi lẽ đó, mà buộc các kiến trúc sư phải có kỹ năng, tư duy, thẩm mỹ, trình độ và sự sáng tạo cao để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NGÀNH KIẾN TRÚC CẢNH QUAN Với nhu cầu xã hội như trên đã thúc đẩy tầm quan trọng của hệ thống kiến trúc. Trên thực tế, kiến trúc liên quan đến cảnh quan xung quanh trước nay phát triển mạnh theo hướng quy hoạch đô thị. Ngày nay, các kiến trúc ngày càng chú trọng hơn không gian ngoài. Yếu tố sáng tạo và thẩm mỹ ngày càng được chú trọng hơn. Vậy nên, bên cạnh một kiến trúc sư, doanh nghiệp không thể không cần một kiến trúc sư cảnh quan trong quá trình xây dựng công trình. Lĩnh vực này đặc biệt phát triển trong ngành du lịch, nhà hàng, khách sạn,… Tại Việt Nam hiện nay chương trình đào tạo các kĩ sư kiến trúc với chương trình đào tạo là hệ thống các kiến thức về lĩnh vực kiến trúc cảnh quan trong tổ chức không gian môi trường trong và ngoài đô thị, tại Viêt Nam và trên thế giới. Và đang là một ngành học tiềm năng được nhiều bạn trẻ theo học. Bên cạnh đó, ngành này không chỉ có nhiều cơ hội việc làm với mức lương “khủng” mà còn có nhiều tiềm năng để phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
KIẾN TRÚC CẢNH QUAN là công việc liên quan việc nghiên cứu và thực hành thiết kế cảnh quan môi trường trong nhà, ngoài trời với nhiều quy mô khác nhau mà các yếu tố nghệ thuật, môi trường, kiến trúc, kỹ thuật và xã hội học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp không gian trở nên đẹp hơn, khoa học và tinh tế. Kiến trúc cảnh quan như một “lá phổi sống” giúp con người cảm thấy “dễ thở” hơn với cuộc sống đầy những nhà máy, khu công nghiệp, là giải pháp hữu hiệu nhất giúp cân bằng môi trường, giảm đi nhiệt nóng mùa hè, ô nhiễm. Giá trị của nó đối với xã hội lớn hơn nhiều người có thể tưởng tượng và nên được người dân ở mọi thị trấn, thành phố và quốc gia tôn vinh.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Ki%E1%BA%BFn_tr%C3%BAc_c%E1%BA%A 3nh_quan#L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_c%E1%BB%A7a_ki%E1%B A%BFn_tr%C3%BAc_c%E1%BA%A3nh_quan https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A3nh_quan https://jobsgo.vn/blog/kien-truc-canh-quan-ra-truong-lam-gi/ https://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BA%A7u_V%C3%A0ng https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%B4ng_vi%C3%AAn_Trung_t%C3%A2 m https://namkylan.com/kien-thuc/bat-dong-san/kien-truc-canh-quan-lagi/#:~:text=C%C3%B3%20th%E1%BB%83%20n%C3%B3i%2C%20vai%2 0tr%C3%B2,giai%20%C4%91o%E1%BA%A1n%20%C4%91%C3%B4%2 0th%E1%BB%8B%20h%C3%B3a. http://nganhkientruc.edu.vn/kien-thuc-ky-nang/kien-truc-canh-quan-la-gi/ https://acochran.com/work/stone-edge-farm-landscape-architecture/