COMPLIMENTARY COPY
JANUARY - FEBRUARY 2010
LOCAL culture
Xin chào Quý khách
We wish you a pleasant journey and hope Xin kính chào quý khách trên chuyến bay that you will enjoy this very special edition của Vietnam Airlines. of our inflight magazine, Heritage. Đây là một thời điểm thật đặc biệt với tất As well as being our Lunar New Year edition, cả chúng ta. Thời gian mở đầu năm 2010, this marks our 100th issue of Heritage maga- vừa là năm của Thăng Long 1.000 năm tuổi, zine. For more than a decade Heritage has cũng là năm đất nước mở ra giai đoạn hưng introduced Vietnam’s culture, history and thịnh mới. Riêng với tạp chí Heritage, đây tourism sites to the world. là mốc thời gian đánh dấu 100 số ấn phẩm được phát hành. Nhân dịp kỷ niệm trọng This issue, Heritage has many reasons to đại này, chúng tôi xin gửi tới quý khách lời celebrate. The advent of January 2010 is an chúc mừng năm mới an khang, thịnh vượng. exciting time for Heritage and for Vietnam, as the nation’s capital, Hanoi, is celebrat- Trong ấn phẩm thứ 100 này, tạp chí Heritage ing the 1000th anniversary of its founding. sẽ giới thiệu tới quý khách loạt bài đón Xuân This year, Heritage looks forward to cover- Canh Dần với câu chuyện về ngày Tết, những ing news of the capital’s celebrations, and sắc màu rực rỡ của một làng hoa ven bờ Tiền reporting on Thang Long-Hanoi’s long and giang, một làng nghề đúc đồng cổ xưa của Sài fascinating history. Gòn và dấu ấn của Thăng Long tứ trần đầy huyền thoại. Câu chuyện về các thủ đô 1.000 It is also time to celebrate Tet, the most im- năm tuổi trên thế giới, một bộ sưu tập gốm portant festival of the year in Vietnam. This Đồng Nai cổ, món ăn cổ truyền ngày Tết của year, the Lunar New Year falls on February dân tộc Việt sẽ làm phong phú thêm hành 14th. Those of you who will be in Vietnam trang đón xuân của quý khách. at this time can look forward to streets full of flowers and markets stocked with traditional Hành trình chào đón năm mới của chúng ta delicacies. In this issue of Heritage we reflect dường như sẽ không có điểm dừng bởi theo on the meaning of Tet, and visit the Tet tradi- cánh bay của Vietnam Airlines, chúng ta sẽ tions of some of Vietnam’s ethnic minority cùng các phóng viên, biên tập viên Tạp chí peoples. Heritage du ngoạn tới tận cùng năm châu bốn biển, khám phá những miền đất xa xôi, As a new year begins we all reflect on the one nếm trải các cảm xúc của phương trời mới. that has passed, on our families and com- Ấn phẩm thứ 100 là mốc đánh dấu sự trưởng munities, and on the year that lies ahead. We thành vượt bậc của Heritage, người bạn đồng look forward to new challenges and success- hành trung thành của quý khách trên mọi es, new friendships and new opportunities nẻo đường xa. to bring you, our readers, fresh insight into Vietnam and its fascinating culture. Rất hân hạnh và mong sớm gặp lại quý khách. Thank you for flying with Vietnam Airlines. We wish you all a Happy New Year! BOARD OF EDITORS Ban Biên Tập
HERITAGE – VIETNAM AIRLINES INFLIGHT MAGAZINE JANUARY / FEBRUARY 2010 – NO 100
Welcome on board
COMPLIMENTARY COPY
JANUARY - FEBRUARY 2010
Editorial Board BAN BIÊN TẬP
Editor - in - Chief Tổng Biên tập Dương Trí Thành
Deputy Editor - in - Chief Phó Tổng Biên tập Lê Việt Bắc
Editor Biên tập chính Trần Mai Anh DO VIET NAM AIRLINES XUẤT BẢN The Editorial Board HERITAGE, Vietnam Airlines, 4th floor, 30A Ly Thuong Kiet St. Hanoi, Vietnam Tel: (84-4) 39332 334 Fax: (84-4) 39332 338 E.mail: tmanh.heritage@vietnamair.com.vn
Tòa soạn Tạp chí Heritage Tầng 4, 30A Lý Thường Kiệt Hà Nội, Việt Nam Tel: (84-4) 39332 334 Fax: (84-4) 39332 338
English Consultant Cố vấn Tiếng Anh Elka Ray
Art Direction Thiết kế Mỹ thuật Steve Christensen Lotus Communications steve@lotushanoi.com.vn
Advertising contact - Bộ phận Quảng cáo Tel: (84-4) 39332 335, Fax: (84-4) 39332 338 Email: ad.heritage@vietnamair.com.vn Advertising Manager - Phụ trách quảng cáo Lý Thanh Hương, HP: (84) 917 756 996 Publication licence No: 199/GP-BVHTT delivered May 7th, 2001 by the Ministry of Culture and Information, Socialist Republic of Vietnam. No part of this magazine may be reproduced without the written permission of Vietnam Airlines. All rights reserved. Copyright 2008 by Vietnam Airlines. Vietnam Airlines accepts no responsibility for unsolicited materials which will not be returned unless accompanied by a self - addressed envelope with sufficient postage. Giấy phép đăng ký xuất bản số 199/GP-BVHTT do Bộ Văn hóa nước CHXHCN Việt Nam cấp ngày 07/5/2001. Không được tái bản bất cứ phần nào của Tạp chí này nếu chưa được HKVN chấp thuận bằng văn bản. HKVN độc quyền xuất bản Tạp chí này và giữ bản quyền 2009. HKVN không chịu trách nhiệm đối với các bản thảo, phim hoặc tài liệu khác tự động gửi đến. Các tài liệu này sẽ chỉ được gửi trả lại khi có yêu cầu và có phong bì có đủ tem do người gửi chuẩn bị sẵn
Chế bản và In tại Công ty In Trần Phú
2 HERITAGE January/February 2010
24 look south Experience rural life in Vietnam's Mekong Delta 30 it's a wrap The southern-style scarf is stylish and practical 36
southern comfort The Mekong Delta has its own culinary culture
46
samurai city Visit Nagoya, Japan's 'Samurai City'
68 twin towers Hanoi's water towers hold some interesting history 80
muong museum Experience the ethnic Muong way of life in an unusual museum
84 hear the music Some very special folk music has arisen in southern Vietnam 88 on a roll Rice paper rolls are tasty and healthy
56 let it snow We report on the world's best winter 99 rock on holidays Some great rock acts came to Hanoi and Macao 60 photo essay Peek into the lives of young monks in Soc Trang 4 HERITAGE January/February 2010
LOCAL culture
Nôi Dung 27
HOA XUÂN, NẮNG TẾT Trong ngày Tết cổ truyền dân tộc, không bao giờ thiếu vắng sắc màu rực rỡ của hoa.
32 có một làng hoa xưa Bao bọc bởi dòng sông Tiền, sông Hậu, làng hoa Cái Mơn là quê hương của các loài hoa, cây kiểng nổi tiếng Nam Bộ. 39 làng đúc đồng an hội Ngôi làng cổ giữa Sài Gòn hoa lệ vẫn còn giữ được nghề đúc đồng đã có lịch sử 300 năm 45 xuân miền sơn cước Đón Tết với nhịp khèn bay bổng, trái pao và hương vị rượu ngô của người Mông trên rặng núi xanh
6 HERITAGE January/February 2010
56
BỘ SƯU TẬP GỐM CỔ ĐỒNG NAI Một bộ sưu tập gốm Đồng Nai được trao tặng cho Hà Nội nhân đại lễ 1.000 năm Thăng Long
65
THĂNG LONG TỨ TRẦN
Câu chuyện về Thăng Long tứ trần bao phủ đầy huyền thoại linh thiêng
72 NHỮNG THỦ ĐÔ 1.000 NĂM TUỔI Cùng tuổi với Thăng Long - Hà Nội là những thành phố thủ đô của các quốc gia khác trên thế giới 80
BẢN DIỆN KIM CƯƠNG BẤT HOẠI Họa sĩ Đinh Công Tính, người miệt mài theo đuổi sự nghiệp vẽ chân dung những con người nổi tiếng của Việt Nam
84
TRANH HÀNG TRỐNG Bộ sưu tập tranh Hàng Trống đưa chúng ta trở về tập tục đón Tết của Thăng Long xưa
90
âm vang cao nguyên Tây nguyên, miền đất nhiều huyền thoại, nơi âm vang tiếng cồng chiêng, điệu múa và lễ hội vẹn nguyên bản sắc.
#15 Samsung
#20 ACG
Pioneering the evolution of Hanoi’s urban landscape. Tiên phong trong công cuộc thay đổi cảnh quan đô thị Hà Nội.
NOW SELLING
HIỆN ĐANG BÁN TÒA ĐÔNG
KHÁCH HÀNG ĐƯỢC TÀI TRỢ VAY VỐN 60%
Visit our sales office and display suites today: 239 Xuan Thuy Road, Hanoi | 1900 5555 96 sales@indochinaplazahanoi.com www.indochinaplazahanoi.com
NEW Phu My Hung
Services on board
Dịch vụ trên các chuyến bay
CHÀO MỪNG QUÝ KHÁCH Xin kính chào quý khách trên chuyến bay của Vietnam Airlines, Truyền thống Á Đông nói chung và Việt Nam nói riêng luôn có câu thành ngữ để chào đón khách: “Xin hãy tự nhiên như ở nhà của bạn”. Trước khi cùng khởi hành, tạp chí Heritage xin thay mặt Vietnam Airlines mời quý khách hãy tự nhiên như ở chính ngôi nhà thân thuộc của mình. Đối với chúng tôi, mỗi chiếc tàu bay đều là ngôi nhà thân thuộc, và trong hành trình này, chắc chắn sẽ là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Vậy xin mời quý khách hãy tận hưởng những giờ phút thư giãn trên không và đón nhận các dịch vụ tiện ích của Vietnam Airlines cho hành trình nhiều thú vị.
20 HERITAGE January/February 2010
Quý khách thân mến. Cũng như trong gia đình, tập thể và xã hội, ở bất kỳ đâu chúng ta cũng có các quy ước chung cần tuân thủ. Để phục vụ quý khách một cách hoàn hảo nhất, chúng tôi xin được thông báo tới tất cả quý vị một số thông tin cần thiết, những điều này có thể hơi quá khô khan, có thể đã được nhắc tới nhiều lần trên các phương tiện thông tin công cộng như internet; báo chí; truyền hình cũng như các thông tin do Vietnam Airlines cung cấp qua nhiều kênh, song dù sao đi nữa, cũng sẽ rất hữu ích với tất cả chúng ta. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ góp phần làm cho chuyến bay chung trên ngôi nhà chung này trở nên đầy thú vị, đạt tiêu chuẩn quốc tế và khiến tất cả chúng ta hài lòng.
Dear Passengers, Welcome aboard this Vietnam Airlines’ flight! In the Asian tradition in general and the Vietnamese tradition in particular, guests are welcomed with the words: “Make yourself as comfortable as in your own house!” On behalf of Vietnam Airlines, Heritage Magazine hopes that you feel as comfortable on this flight as you do at home. We wish you a relaxing flight and hope that you will enjoy Vietnam Airlines’ service. Like in every family, there are some rules of conduct aboard our flights. Please read on to learn more:
Welcome on Board SEATING CHỖ NGỒI Your flight number, departure time and seat number are printed on your boarding pass. Please make sure that you are in the correct seat. Trên thẻ lên tàu của quý khách đã thể hiện các thông tin về số hiệu chuyến bay, giờ khởi hành, và số ghế. Xin lưu ý, quý khách không ngồi khác với số ghế được in trên thẻ lên tàu
HAND LUGGAGE HÀNH LÝ XÁCH TAY Carry-on bags must weigh 7kg or less and measure no more than 56cm x 36 cm x 23 cm. Luggage must be stowed in the overhead holds. Do not store bags in the aisles or by the emergency exit. Theo quy định, mỗi hành khách chỉ được mang theo một kiện hành lý xách tay với trọng lượng tối đa 7kg và kích thước tối đa 56cm x 36 cm x 23 cm. Hành lý xách tay phải được xếp trong hộc hành lý phía trên hoặc dưới ghế ngồi. Tuyệt đối không để hành lý trên lối đi, lối thoát hiểm.
SAFETY AN TOÀN Pay attention to the safety demonstration and listen to the flight attendants. They will inform you about seatbelts, life-jackets, oxygen masks and other key safety features. Hãy lắng nghe và nhìn các thao tác hướng dẫn an toàn bay của tiếp viên. Đây là những người bạn sẽ cùng quý khách bay trên bầu trời, bởi vậy hãy tuân thủ mọi hướng dẫn của tiếp viên về dây an toàn, áo phao, mặt nạ dưỡng khí, điều này chắc chắn sẽ giúp ích cho tất cả chúng ta.
trình, bởi chúng có thể tạo nhiễu cho hệ thống dẫn đường của tàu bay. Điều này có thể gây bất tiện, song chúng tôi tin vì sự an toàn chung, quý khách sẽ không cảm thấy phiền lòng. Mặt khác, các chương trình giải trí trên không và bản thân cuốn tạp chí Heritage quý khách đang cầm trên tay chắc chắn sẽ góp phần tạo ra sự thư giãn, thoải mái trong ngôi nhà chung này.
SMOKING RESTRICTIONS HÚT THUỐC LÁ Everybody knows that smoking is bad for people’s health. Please don’t smoke during our flights. Chắc hẳn không nói ai cũng biết, thuốc lá thật không tốt cho sức khoẻ. Xin vui lòng không hút thuốc lá trong suốt hành trình của chúng ta.
FOOD & BEVERAGEs SUẤT ĂN ĐỒ UỐNG Vietnam Airlines hopes that you will be pleased with the free food and drinks served in flight. Bằng tất cả sự nhiệt tình và lòng mến khách, Vietnam Airlines hy vọng quý khách sẽ hài lòng với các món ăn và đồ uống được cung cấp miễn phí trên chuyến bay.
ENTERTAINMENT THÔNG TIN GIẢI TRÍ Heritage Magazine is full of information about Vietnam and Vietnam Airlines’ overseas destinations. Vietnam Airlines also offers music and films, and newspapers on some flights.
Quý khách đang cầm trên tay Tạp chí Heritage, cửa ngõ thông tin đầu tiên về Việt Nam đối với khách quốc tế và ngược lại. Quý khách còn chờ gì nữa? Tuỳ theo chuyến bay mà Vietnam Airlines sẽ cung cấp thêm một số loại hình giải trí khác như âm nhạc, phim.. Điều này có thể không so sánh được với việc truy cập internet tại cafe hoặc đi hát karaoke, nhưng xin nhắc lại, chúng ta đang trải nghiệm một phong cách sống khác trên bầu trời. Bản thân phong cảnh bầu trời và mặt đất phía dưới cánh bay của Vietnam Airlines đã hàm chứa rất nhiều điều thú vị đang chờ mỗi người chúng ta khám phá.
PASSENGER COMMENTS THƯ GÓP Ý Are you satisfied with our services? If yes, please make our day by writing to congratulate us. If not, please let us know how we can improve. Ask the flight attendants for Suggestion Forms. Quý khách hài lòng? Xin hãy viết thư để chúng tôi cảm thấy thêm hạnh phúc. Quý khách không hài lòng? Cũng xin viết thư để chúng tôi xem xét và khắc phục nếu đó là điều cần khắc phục. Trong mọi trường hợp cần góp ý, xin quý khách đừng ngần ngại hỏi tiếp viên để nhận mẫu thư.
Thanks for choosing to fly with Vietnam Airlines! Xin trân trọng cảm ơn và hãy cùng Vietnam Airlines khám phá thế giới.
ELECTRONIC EQUIPMENT THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ Aircraft depend on accurate guidance devices and hand-phones, FM receivers and radio communication devices can interfere with these systems. Turn off these devices to ensure the flight’s safety. Tất nhiên, ai cũng có nhu cầu thông tin giải trí, song hành trình trên không luôn phụ thuộc vào độ chính xác tuyệt đối của các thiết bị dẫn đường trên tàu bay, và điện thoại di động, máy thu phát song FM, thiết bị điều khiển bằng radio.. nói chung là các thiết bị điện tử cần được tắt trong suốt hành
January/February 2010 HERITAGE 21
Welcome on Board
Ấn Tượng
Heritage
Bạn đang có trong tay cuốn tạp chí Heritage số 100. Có thể nói không quá rằng, đây là ấn phẩm đẹp, đặc sắc và sang trọng nhất trong lịch sử đang còn rất trẻ của tờ tạp chí.
N
hưng chúng tôi, những người đã gắn bó cuộc đời mình với Heritage, lúc này lại đang nhớ tới vô cùng “thuở ban đầu“ của tờ tạp chí. Hơn 15 năm trước đây, vào tháng 7 năm 1993, Heritage ra số đầu tiên. Nó như một cánh chim lạ xuất hiện trên bầu trời báo chí Việt Nam đang trong những năm đầu của công cuộc đổi mới chưa từng có tiền lệ của đất nước. Tổng Giám đốc Vietnam Airlines thời kỳ đó, ông Lê Đức Tứ đã lý giải câu hỏi “Tại sao lại là Heritage ?” Và gần hai thập kỷ đã qua, những suy nghĩ của thuở ban đầu mở báo vẫn vẹn nguyên trong dòng chảy của Heritage hôm nay. “Heritage, đó là sự kế thừa và phát huy những di sản văn hoá và truyền thống 4.000 năm dựng nước, giữ nước với những bước đi mạnh mẽ và sáng tạo trong sự nghiệp đổi mới hôm nay. Vậy nên, đúng như tên gọi Heritage - sự kế thừa - bạn sẽ thấy trên các trang tạp chí cúa chúng tôi giới thiệu nhiều về những gì là tinh hoa lưu lại từ bao đời để tạo nên phong cách và tâm hồn người Việt Nam... Tiếp nối với những nét đẹp truyền thống sẽ là hình ảnh Việt Nam hôm nay, những thành tựu và công trình mới, những tiềm năng kinh tế, triển vọng hợp tác, đầu tư, các hoạt động thương mại, du lịch, hàng không được mở ra… Vietnam Airlines ra đời trong chiến tranh, vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, Vietnam Airlines đang trở thành hãng hàng không quốc gia có uy tín và ngày càng mở rộng đường bay tới nhiều nước trên thế giới.”
22 HERITAGE January/February 2010
Cuốn tạp chí Heritage đầu tiên ra đời với sự giúp đỡ tổ chức thực hiện của RegionAir Media có độ dày 64 trang. Các bài viết dù còn ít ỏi, khiêm tốn, chưa thành các chuyên mục cố định nhưng nó cũng đã mở ra thêm một cửa sổ giới thiệu văn hóa và di sản của Việt Nam với bạn bè năm châu bốn biển: Gìn giữ di sản của Hà Nội, Truyền thuyết Hồ Tây, múa rối nước, thú đi xích lô Hà Nội và mạng đường bay cũng như các thông tin về Vietnam Airlines... Đó là chủ đề các bài viết lần đầu xuất hiện trên tạp chí. Nhờ thế, vượt khỏi sự ra đời đơn thuần của tờ tạp chí của một Tổng công ty nhà nước, Heritage vừa chào đời đã mang dấu ấn của cây cầu văn hóa nối cùng với cánh bay của Vietnam Airlines ngày một vươn xa mang hình ảnh đất nước và con người Việt Nam tới thế giới. Đó là một Việt Nam vinh quang niềm tự hào dân tộc, vượt qua sự tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh, đang dựng xây đất nước với khát vọng lớn lao. Đó là một Việt Nam thân thiện, cởi mở với thế giới, một Việt Nam với 4.000 năm lịch sử, với Thủ đô nghìn năm tuổi, một Việt Nam giàu truyền thống văn hóa và ẩn dấu nhiều khám phá, một Việt Nam sẵn sàng đón nhận các cơ hội đầu tư và hội nhập. Tự hào bay lên từ đôi cánh của hãng hàng không quốc gia đầy tiềm năng, chỉ khoảng một năm sau, bắt đầu từ tháng 7 năm 1994, với sự hợp tác sản xuất của Vietnam Investment Review, Heritage đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với hình ảnh, nội dung sang trọng, phong phú hơn nhiều. Lúc này, Heritage đã bắt đầu trở thành thương hiệu của một tạp chí cao cấp với cách thức tổ chức, điều hành sản xuất chuyên nghiệp, yêu cầu chất lượng khắt khe. Suốt những năm của thập kỷ 90, Heritage là cuốn tạp chí duy nhất tại Việt Nam cùng với việc đầu tư cho nội dung đã kỳ công sang Singapore chế bản, in màu toàn bộ với chất lượng giấy cao cấp và có một chu trình quản lý rất chi tiết, rất khắt khe.
Một cột mốc đáng nhớ của tạp chí Heritage là vào cuối năm 1997, thay vì hợp tác sản xuất, tạp chí được tổ chức và điều hành bởi một ban biên tập trực thuộc phòng Quảng cáo của Vietnam Airlines và cuối năm 2005 trở thành một tòa soạn báo riêng với đội ngũ phóng viên và biên tập viên chuyên nghiệp, yêu nghề. Và bắt đầu từ năm 2010, Heritage sẽ trực tiếp bán quảng cáo thay vì quản lý qua Tổng đại lý như trong suốt hơn 15 năm qua. 17 năm đã qua, 99 số tạp chí đã xuất bản, Herritage đã từng bước trưởng thành cùng với sự lớn mạnh của Vietnam Airlines mà các con số 40 điểm đến quốc tế, 20 điểm đến nội địa cùng đội máy bay hiện đại không ngừng lớn mạnh: Boeing 777, Airbus A330, Airbus A321, Airbus A320, ATR72, Fokker 70 với hơn 9 triệu lượt hành khách trong như là một minh chứng đầy sức thuyết phục. Từ ngày bắt đầu với độ dầy 64 trang, theo yêu cầu của độc giả và đồng hành với sự lớn mạnh của Vietnam Airlines, tạp chí hiện giờ đã lên tới trên 160 trang với các chuyên mục được kết cấu chặt chẽ, nội dung chuyên sâu. Khó có thể hình dung về một tòa soạn với 2 ấn phẩm chuyên nghiệp chỉ có vỏn vẹn 6 phóng viên, nhưng thay vào đó Heritage có một mạng lưới cộng tác viên khổng lồ trải khắp các tỉnh thành của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Với thành công của thương hiệu tạp chí Di sản Heritage, vào cuối năm 2000, Heritage đã tăng kỳ với ấn phẩm Heritage Fashion chuyên đề về thời trang, phong cách sống và hơi thở hiện đại. Ngay lập tức Heritage Fashion vươn lên trở thành một trong những tạp chí thời trang hàng đầu tại Việt Nam. Khi những trang bản thảo cuối cùng của số Heritage thứ 100 lên khuôn, những trang báo của 99 số tạp chí đã xuất bản giống như một cuốn phim quay chậm chạy qua ký ức những phóng viên, biên tập viên chúng tôi. Một cuốn phim không được lập trình chặt chẽ, không được trật tự về ngày tháng, sự kiện nhưng vô cùng sống động, làm thức dậy trong tâm trí chúng tôi những ấn tượng không phai mờ, nhưng nhịp điệu rất riêng của Heritage. Nhịp điệu của Heritage trong suốt gần hai thập kỷ qua nhịp điệu và cả sắc màu của cung bậc trầm sâu lắng những trải nghiệm và thông điệp của các di sản và văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, là cung bậc khát vọng đi tới tương lai của một Việt Nam đổi mới trong
đó có Hãng hàng không Quốc gia, của một Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa, thân thiện, hội nhập và ngày càng có vị thế cao trên trường quốc tế... Không ít thư viện có danh tiếng trên thế giới đã liên hệ với tòa soạn để sưu tầm và lưu trữ Heritage. Nhiều vị đại sứ đã tới và viết thư cám ơn Heritage vì đã trân trọng nền văn hóa của nước họ. Không ít độc giả ao ước có được đầy đủ bộ sưu tập 100 cuốn Heritage trong tủ sách yêu thích của mình. Không ít tác giả, trong đó có các nhà văn, nhà văn hóa, nhà báo tên tuổi đã bầy tỏ tự hào khi có bài và ảnh đăng tải trên Heritage bằng cả tiếng Việt, tiếng Anh và theo cánh bay của Vietnam Airlines đã tới được với bạn đọc trên nhiều miền đất của hành tinh này. Tất cả điều đó không phải chỉ vì Heritage đẹp mà vì Heritage chứa đựng một kho tàng văn hóa, di sản giàu giá trị của Việt Nam qua suốt 4000 năm lịch sử mà không phải người Việt Nam nào cũng có cơ hội hiểu hết. Lặng lẽ ẩn chứa trong các trang Heritage còn có cả sự tỏa sáng lấp lánh của những nền văn hóa đa dạng, đặc sắc của nhiều quốc gia trên thế giới. Sở hữu Heritage còn đồng nghĩa có trong tay một cuốn cẩm nang về du lịch trong nước và quốc tế. Hạnh phúc và niềm vui - đúng thế, khi ta được thanh thản lật giở hàng chục nghìn trang của 100 số tạp chí. Bởi lẽ điều đó cũng đồng nghĩa với việc ta được tham gia vào một hành trình nhiều những trải nghiệm giá trị. Trong hành trình miên man đó, thảng hoặc ta lại có được cảm giác thú vị, nhẹ nhõm, thanh thản, nhiều khi chững lại trước những vẻ đẹp, những điều tốt đẹp hiếm có trong cuộc sống quá đỗi bận rộn, nhiều vật chất, nhiều cám dỗ và cũng nhiều ước vọng tốt đẹp này. Bước vào số thứ 100, Tạp chí Heritage muốn một lần nữa đánh dấu sự phát triển của mình bằng một kỳ vọng mới. Bắt đầu từ số báo 101 Heritage sẽ được xuất bản dựa theo một kế hoạch phát triển đồng bộ và dài hơi từ 2010 đến 2012 cả từ nội dung, hình thức đến quảng cáo. Với sự quan tâm của lãnh đạo Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam năng động, sáng tạo, với những dự cảm tốt đẹp về tương lai, chúng tôi, những người công tác tại Heritage xin gửi tới các cộng tác viên và bạn đọc xa gần lòng biết ơn chân thành và cả niềm tin về một cuộc lên đường mới của tạp chí Heritage và Heritage Fashion. Xin chân thành cảm ơn và gửi đến quý khách lời chào trân trọng và mong muốn Heritage sẽ đồng hành cùng quý vị trên mỗi chuyến bay của Vietnam Airlines. Hà nội, ngày 17 tháng 12 năm 2009 Trần Mai Anh January/February 2010 HERITAGE 23
Welcome on Board
Impressions of
Heritage
You are reading the 100th issue of Vietnam Airlines’ inflight magazine, Heritage. We hope that you’ll agree that this is the most beautiful and ambitious issue in our short history.
O
ur history, however, is long enough for us to have formed a strong attachment to Heritage, and to recall the magazine’s early years with fond nostalgia. Over 15 years ago, in July 1993, Heritage published its first issue. It was like a foreign species of bird flying into the skies of Vietnam’s press in the early years of Doi moi. The magazine was unprecedented in Vietnam. Vietnam Airlines General Director at that time, Mr. Le Duc Tu, was asked: “Why Heritage?” His answer holds true to this day: “Heritage is an inheritance that brings into play the cultural heritage and the traditions of our nation’s 4000-year-long history with bold, creative steps in the course of today’s innovation. So, Heritage – just like its name – introduces you in its pages to the quintessence passed from generation to generation, which forms the character and the soul of the Vietnamese people. Heritage will lead you to the countryside of Vietnam to meet hospitable locals. You will get to know great and legendary beauty-spots, authentic traditional festivals, charming folk songs, and tasty local dishes that once tried are never forgotten. Along with Vietnam’s traditional beauty, you will see the image of Vietnam today, new achievements and new projects, economic potential, prospects of cooperation, investment and commerce, travelling, airline activities, and more.
24 HERITAGE January/February 2010
Vietnam Airlines was founded during the war. Having overcome difficulties and a tight financial situation, it is becoming a trusted national airline and is expanding its flights to reach many countries in the world.” Produced with the support of RegionAir Media, the first issue of Heritage had 64 pages. While there were only a few articles and no fixed columns, this issue officially opened another “window” to introduce Vietnam’s culture and heritage to people all over the world. Topics in this inaugural issue included: The conservation of Hanoi’s heritage sites; the legend of West Lake in Hanoi; water puppets; Hanoi’s pedicabs; and Vietnam Airlines’ flight network and information about the airlines The magazine stood out from the plain state-owned publications of the day. Since its start, Heritage has been a bridge that helps Vietnam Airlines’ flights to connect Vietnam and its people to the world, and to introduce to the world to a proud nation that has overcome the destructions of war and is trying hard to rebuild itself. Heritage has introduced readers to a nation with rich cultural traditions where many adventures await, and to a nation that is ready for investment and integration. Heritage was proud to fly with the national airlines. In 1994, just once year after its launch, Heritage signed a production agreement with the Vietnam Investment Review. The magazine entered a new stage in development, with a more luxurious appearance and richer contents. At this time, Heritage gained the reputation for being a high-end publication with professional organization and management and strict quality control. Articles and pictures in Heritage were commissioned from experts and good reporters in Vietnam and abroad. Throughout the 1990’s, Heritage was the only magazine in Vietnam to be printed in Singapore on premium paper. Every step from choosing the contents to overseeing the printing was performed according to detailed and strict management procedures. Memorable moments in the history of Heritage include January 1997, when the magazine came under the management of editors who reported directly to the Advertising Department of Vietnam Airlines; and end of 2005, when Heritage became an independent office staffed by professional and enthusiastic reporters and editors. As of 2010, Heritage will sell advertising directly instead of selling
ads through general agents as it has done for the past 15 years. Over the past 17 years, Heritage has published 99 issues. The magazine has grown up with Vietnam Airlines, which now flies to 40 international destinations and 20 local destinations and operates an ever-expanding fleet of Boeing 777s, Airbus A330s, Airbus A321s, Airbus A320s, ATR72s, and Fokker 70s. Passenger volumes continue to climb; in 2009 Vietnam Airlines carried nine million passengers. From a 64-page magazine at its start, based on readers’ demands and the growth of Vietnam Airlines, the magazine now features more than 160 pages with a consolidated structure of columns and in-depth topics. It is hard to believe that this office, which produces two magazines, has only six reporters. Indeed, Heritage has a huge network of collaborators nationwide and freelancers all over the world. With the success of Heritage, in 2000, Heritage introduced Heritage Fashion, which specializes in fashion, lifestyle and the modern spirit. Shortly after its launch, Heritage Fashion became one of the leading fashion magazines in Vietnam. When Heritage’s editors and reporters looked through the final drafts of this 100th issue, images from the past 99 issues flipped through our heads like scenes in a slow-motion movie. That “movie” is not organized in a strict order of dates or events, but remains very vivid, awakening in our souls strong impressions of the rhythms and colours of Heritage. Those rhythms and colours are profound tones of experiences, of our national culture and heritage, of the desire for wealth and success in the course of Doi moi in Vietnam - including Vietnam Airlines - a country that is in the course of industrialization and modernization and is hospitable, integrating with the world, and improving its position in the international community. Many famous libraries around the world contacted the Magazine Office to ask about collecting issues of Heritage to keep in
their archives. Many ambassadors visited our office or wrote letters thanking Heritage for respecting their national cultures. Many readers wish to have all 100 issues of Heritage in their bookshelves. Many contributors, including well-known writers, cultural experts, photographers and journalists, have expressed pride in having their photos and articles published in Heritage in Vietnamese and English, and in having access through the flights of Vietnam Airlines to readers from different regions on this planet. This interest in Heritage stems from the magazine’s quality and its valuable contents. Heritage contains a treasure of the culture and heritage of Vietnam throughout its 4,000-year-long history that not every Vietnamese person has the chance to thoroughly understand. The magazine’s pages also offer bright and diverse views of the cultures of different nations around the world. Heritage may be compared to a travel guide about Vietnam and the world. Happiness and joy – those are our feelings when we flip through the thousands of pages that form the past 100 issues of our magazine. These pages have allowed us to take part in a journey full of valuable experiences. In such a long journey, sometimes we have felt the light, untroubled touch of beauty. Sometimes, we have been dumbfounded by the beauty and goodness of sights rarely seen in our busy, materialistic lives, where there is constant temptation but also a hope for truth. In its 100th issue, Heritage wishes to mark its development with new expectations. Starting from issue No.101, Heritage will be produced according to a development plan for the 2010 – 2012 period that governs contents, design and advertising. With the support of the dynamic and creative leaders of Vietnam Airlines, and fresh anticipation of a bright future, we, the people who work at Heritage, wish to express our sincere thanks to the magazine’s readers of and contributors. We look forward to a new journey for Heritage and Heritage Fashion. Thank you and best regards, Tran Mai Anh
January/February 2010 HERITAGE 25
LOW RES
Cuối năm. Tháng Chạp. Tết về. Chỉ mấy từ đơn giản vậy thôi mà lúc nào cũng khiến người dân đất Việt thấy rộn lên trong lòng biết bao náo nức. BÀI: Thái A; ảnh: thái a; mai thành tiến
N
gày lại ngày, những tờ lịch mỏng manh tách dần để thời gian lặng lẽ trôi qua, và lòng người Việt dù đang ở trên chính mảnh đất quê hương hay sinh sống nơi nào xa lắc ắt cũng có lúc nào đó chợt lắng xuống sau những vất vả bộn bề, và ánh mắt bỗng trở nên xa vắng khi nhìn qua khuôn cửa và bắt gặp làn gió lạnh lẽo đưa hạt mưa phùn rơi nhẹ hoặc tia nắng vàng rung khẽ trong tàn lá. Thời tiết ba miền Bắc Trung Nam vốn chẳng mấy giống nhau trong những ngày cuối năm, song dường như lòng người vẫn thường hoài cổ để thả tâm hồn về miền nào sâu xa trong những ngày tháng Chạp, khi một năm cũ sắp qua và một năm mới sắp đến. Tập tục ngàn xưa của dân tộc luôn coi Tết Nguyên Đán là dịp trọng đại nhất trong cả năm dài, là thời khắc thiêng liêng không chỉ với Đất, Trời mà còn với mỗi gia đình, từng con người, từng số phận. Được hình thành từ thưở xa xưa, dựa trên nền tảng của nền sản xuất lúa nước, khoảnh khắc giao thời giữa mùa Đông với mùa Xuân trở thành điểm phân chia giữa cũ và mới, thời khắc mở ra mọi hy vọng, lo toan cùng hoài niệm. Thật lạ khi Tết nào chẳng vậy, cũng như thời gian luân chuyển, bốn mùa xoay vần xuân hạ thu đông ngàn năm trước vẫn vậy và ngàn năm sau có lẽ cũng chẳng khác hơn, nhưng lòng người Việt có khi nào không náo nức và không chất chứa thêm nhiều hy vọng vào tương lai khi hoa đào hé nụ trên cành đất Bắc và mai khoe sắc giữa nắng phương Nam. Tết xứ Bắc thường kéo theo những đợt gió lạnh mưa phùn. Hồ dễ mấy khi trong tiết cuối Chạp có những ngày nắng dài, trời trong xanh cao rộng và ngây ngất rung cảm như mùa Thu? Cảnh vật miền Bắc cũng như miền Trung vào thời gian này như trùm trong tấm áo xám, lạnh lẽo và ẩm ướt với những giọt mưa phùn phảng phất, như có như không, nhưng từ miền Nam Trung bộ trở vào, nắng càng như vàng hơn và trời càng như xanh hơn, cao hơn để hoa nở bung thêm sắc màu rực rỡ trên mọi nẻo đường. Ngày Tết tất nhiên là lúc mỗi gia đình bận rộn lo toan với những câu đối, bánh chưng theo phong tục cổ xưa, hoặc sắm sửa đồ đạc mới, chuẩn bị mua giò chả, kho nồi cá, làm nồi măng mọc… nhưng có khi nào lại quên được hoa. Trong những ngày giáp Tết, trên mọi nẻo đường đất nước, từ thành thị tới nông thôn, chỗ nào cũng tưng bừng muôn vạn sắc hoa. Hoa rực rỡ trong các chợ, hoa tràn trề trên các cánh đồng ngoại ô, hoa theo bánh xe tuôn chảy vào nội ô từ sáng sớm tới đêm khuya để thắp lên muôn vàn ngọn lửa nhỏ đa sắc trong mỗi gia đình, mỗi không gian sống của đời người, dù thường tại miền Bắc những ngày này cảnh sắc trời đất vẫn đôi khi u hoài một mầu trắng bạc. Một mầu trắng đến từ bầu trời mây phủ, từ những
January/February 2010 HERITAGE 27
làn mưa nhẹ không dứt, dù không làm ướt ai nhưng cũng đủ rắc bạc li ti trên vai áo, một mầu trắng không lạnh lẽo mà kỳ lạ thay, thường gợi về cảnh xum họp, thúc giục tấm lòng người tìm đến nhau, thúc giục bàn tay tìm hơi lửa ấm và cặp mắt tìm ánh mắt thân quen. Dẫu vậy, mưa phùn bao đời nay đã gắn bó cùng người dân xứ Bắc – hệt như nắng vàng phương Nam mỗi khi gần Tết lại như càng trong hơn, rực rỡ hơn theo mầu hoa mai năm cánh tưng bừng trên mọi miền từ chốn đô thành tới làng quê. Song cũng thật lạ lùng khi đứng trong trời cao nắng vàng phương Nam, người hoài cổ vẫn như mơ màng về trời mưa phùn đất Bắc. Phải chăng đó chính là nỗi đau đáu của nhiều kiếp đời đã theo nhau nối nghiệp khẩn hoang với niềm tâm sự “trời Nam thương nhớ đất Thăng Long” và theo năm tháng, bước chân con người ngày càng tiến xa hơn về phương Nam, hình thành nên những miền đất ngày một xa hơn nhưng vẫn luôn hoài niệm về quê cũ? Bởi sự cách biệt những phương trời xa nên biểu tượng của ngày Tết cũng mỗi nơi một khác. Sắc thắm hoa đào – Sắc vàng hoa mai, chúng khác nhau về màu song lúc nào cũng như chứa ẩn niềm hân hoan của lòng người trước vòng quay vũ trụ, trước thời khắc năm cũ sắp hết và năm mới cận kề. Song không hiểu sao, đôi khi cảm nhận về sức sống mùa xuân tươi mới lại dường như mạnh mẽ hơn khi ta chiêm ngưỡng một đóa cúc vàng rực trong không gian ngày Tết. Sắc vàng của cúc khoẻ và chói chang, mở tung ra hệt như ánh nắng tràn ngập mặt đất. Không quá e ấp như đào, không quá dịu dàng như mai, mỗi lúc bung nở cánh là lúc hoa cúc mang cả mùa xuân về lòng người. Mặc dầu ngày nay cúc nở hầu như quanh năm với biết bao dáng hình, song biểu tượng chung nhất của những ngày này vẫn thấm đẫm trong dáng nở của cúc đại đóa vàng
28 HERITAGE January/February 2010
rực rõ. Chắc hẳn chính bởi sắc vàng này đã mang cả hơi nắng, hơi gió của phương Nam đưa về sưởi ấm cho xứ Bắc, để lòng người đất Việt vốn đã đau đáu ngàn đời về những miền quê lại tìm thấy niềm thương nhớ tiềm tàng trong từng bông cúc. Trong phiên chợ Tết, xen lẫn trong muôn sắc hoa, từ Hồng; Thược dược; Violet; Đồng tiền… quen thuộc cho tới những loài kiêu xa mới hiện hữu gần đây như Ly; Cẩm tú cầu; Đại hồng môn... luôn luôn sắc vàng óng ả của Cúc có sức hút hồn người nhiều nhất, bởi chưng trong đó như tràn trề nắng gió phương Nam, như mang hơi ấm của mùa xuân xua dần khí lạnh mùa đông giá rét. Tất nhiên những sắc thái tình cảm nảy sinh trong thời gian chờ đón năm mới còn phụ thuộc vào tâm tư của mỗi người khi đứng trước hoa. Những tấm lòng phơi phới hay u buồn, hoài niệm hay ngập tràn hy vọng sẽ tự tìm được mầu sắc yêu mến của riêng mình. Và vòng quay của thời gian cũng không bao giờ ngừng lại, cũng như những đóa hoa vàng rực rỡ sẽ nối tiếp nhau mọc lên từ lòng đất giá lạnh, nở bừng để trút vào không gian hơi nắng vàng và rồi lại trở về cõi hư vô. Hệt như vòng xoay bất tận của cuộc đời, hệt như vòng luân chuyển của vũ trụ, mỗi đóa hoa là một phần của chu trình sống bất tận, mãi mãi không ngừng nghỉ để cống hiến cho cuộc đời những cảm xúc mãi mãi không khi nào vơi. Để mỗi khi thời khắc giao hoà giữa Cũ và Mới được điểm, khi ánh xuân nở bừng trong không gian, lúc đó niềm hoài cảm về cõi đời lại được thăng hoa mãnh liệt và thả vào hồn người cảm xúc của khát vọng sống muôn đời không nhạt phai.
January/February 2010 HERITAGE 29
Spring Flowers
The Lunar New Year, or Tet Nguyen Dan, is Vietnam’s most important festival. Thai A reflects on what Tet means to him
I
t’s the end of the year, Lunar December. Tet is coming. These words are so simple but inspire such happiness and excitement.
Day by day, the thin pages of the calendar grow thinner. Time is flying. Whether they live at home or abroad, Vietnamese people find their eyes gazing out of the window and feeling a cold, wet drizzle, or the warm sun falling onto a leafy canopy in their native village. At the end of the year, the weather in Vietnam’s North, South and Center is very different. Yet in every region, people look forward to Tet. Traditionally, the Lunar New Year is considered the most important festival of the year. It is a spiritual time that affects Earth and Heaven as well as every person and his or her destiny. The festival’s timing came about due to wet rice agriculture. It is held when winter gives way to spring. Old gives way to new. Anxiety and old
30 HERITAGE January/February 2010
STORY AND PHOTO: ThAi A
memories are replaced by hope. This beloved moment comes every year, just as the four seasons continue to rotate. Each year, Vietnamese people look forward to the future whenever the peach trees bloom in the North and the apricot trees blossom in the South. In the North and Center, Tet comes with cold wind and drizzle. The cloudless blue skies of autumn are gone and the land is covered in a cold, grey coat. In the South, the sun is warm and the skies are blue. Every flower shines in the sunlight. Whatever the weather, families are busy preparing for Tet. They must prepare the parallel sentences that will hang in their homes. They must make square cakes, buy new furniture, pork pies and sausages. They must prepare brined fish and bamboo shoot and meatball soup. And they must buy flowers. In the days leading up to Tet it seems that every street corner is covered with flowers. Flowers
At the end of the year, the weather in Vietnam's North, South and Center is very different. Yet in every region, people look forward to Tet.
A northern woman prepares traditional rice cakes.
glow in the markets. Flowers fill the fields on the outskirts of town. Vehicles carry flowers into the cities. Every home displays colorful blossoms. Even in the North, where the sky is grey, the scene is colorful thanks to all of the flowers. When northerners think of Tet they think of drizzle and grey skies. For southerners, Tet is associated with a warm, golden light. For northerners who’ve moved South, Tet may stir nostalgia for the cold, grey skies of the North. As an old verse states: “The South land misses Thang Long-Hanoi…” I wonder if all of the pioneers who moved southwards retained memories of their roots? In the North, Tet is symbolized by pink peach blooms. In the South, it is associated with yellow apricot flowers. Both of these flowers express the same feelings, as people stand poised between the old and the new. The roller coaster of time never stops, just as flowers continue to grow and blossom, year after year. Each flower is part of the never-ending unfolding of the universe. At midnight, the old year becomes new. Spring blossoms and human souls feel a sense of connection and renewal.
January/February 2010 HERITAGE 31
LOW RES
Sống ở miền Nam có ai chưa từng nghe tới danh hiệu hoa Cái Mơn?
Có một Làng hoa xưa… BÀI: GIANG LÂM; ảnh: giang lâm; mai thành tiến
T
huộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, làng hoa Cái Mơn xưa kia chẳng phải là nơi chốn dễ dàng lui tới, bởi khi cây cầu Rạch Miễu chưa khánh thành, khoảng cách để từ Sài gòn lên Bến Tre rồi từ đó tới làng hoa thì gần, nhưng để chờ được hai chiếc phà Rạch Miễu và Hàm Luông để băng sông thì con đường thật trở nên xa lắc xa lơ. Chẳng phải vô cớ mà ngày tháng Chạp, nắng phương Nam vàng rực rỡ chói chang bao nhiêu, thì dưới các dòng kinh Tẻ, kinh Tàu Hủ; Bến Nghé… lại chộn rộn tươi tốt các chậu hoa kiểng được đám ghe thuyền tứ xứ đổ về bấy nhiêu. Hệ thống kênh rạch chằng chịt của phương Nam vô hình chung tạo thêm cơ hội cho biết bao người ham chụp hình, bởi cảnh những ghe thuyền ngập nặng cây trái, xanh mướt dưa hấu, vàng rực hoa mai, vàng se sắt sầu riêng, đỏ chộn rộn chôm chôm… theo dòng nước tấp về Sài Gòn để làm phong phú thêm cảnh sắc phồn hoa đô hội. Đành rằng Đà Lạt là xứ hoa, nhưng cũng giống như những nàng sơn nữ chốn gió sương lạnh giá, hoa Đà Lạt thiên về các giống kiêu kỳ, cảnh vẻ như lan, ly, hồng môn …, còn nói tới những dòng hoa khoẻ khoắn, dân dã thì phải nhắc tới Cái Mơn, quê hương của học giả Trương Vĩnh Ký, nơi xuất phát cho biết bao chuyến ghe thuyền chở sắc hoa về nơi đô hội ngày xuân.
32 HERITAGE January/February 2010
Câu chuyện về hoa Cái Mơn nói nhiều ngày không hết, nhưng tựu trung lại, lý thú nhất chính từ học giả họ Trương, chủ bút tờ báo quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam: “Gia Định Báo”. Từng du học tại Penang, Malaysia, ông về nước năm 1858 chịu tang mẹ và đã trở thành ông tổ nghề cấy ghép, lai tạo cây ăn trái cũng như các cách thức trồng hoa kiểng Cái Mơn. Ông già Nam bộ, nhà văn Sơn Nam cũng đã cho rằng, chiếc áo bà ba thân thuộc của đất phương Nam ngày nay có nguồn gốc từ trang phục của người Bà Ba, một tộc người có hai dòng máu Trung Hoa và Mã Lai, du nhập vào Việt Nam cũng theo bước chân của học giả Trương Vĩnh Ký. Chuyện xưa hư thực ra sao không rõ, nhưng công lao của học giả về lĩnh vực cấy ghép hoa kiểng thì chẳng thể nào quên. Từ những năm xa xưa đó, địa danh Cái Mơn đã lừng lẫy khắp Nam kỳ lục tỉnh bởi các giống mai ghép nhiều cánh, các loại hoa nhiều màu, rồi tiến dần lên với vô số kiểu cách chơi cây thế tuy khác với lối chơi đất Bắc và Cố đô Huế nhưng cũng đủ sức làm giới quyền quý xưa phải xiêu lòng. Nằm giữa hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, Cái Mơn đời nọ tiếp nối đời kia chăm chút các loài hoa. Phương Nam hai mùa mưa nắng rõ rệt, vậy mà người dân miệt vườn tài khéo ở đây có thể
bao giờ hết nghề hoa. Mỗi dịp Tết, hoa Cái Mơn tràn ngập khắp các chợ miền Nam, cũng như dịp kỷ niệm của các thành phố, chắc chắn không thể thiếu vẻ đẹp hoa trái được chưng mọi nẻo đường, kết hợp cùng những hình long; ly; quy; phụng.. kết từ trái cà vàng trang trí nơi quảng trường, công viên. Nói vậy bởi ngoài trồng hoa, làng Cái Mơn còn khá thịnh hành nghề tạo dáng thú từ cây, nhỏ như hươu tỉa từ cây sanh, lớn như cặp rồng dài vài chục mét có khung xương bằng sắt uốn, bên ngoài bao bọc bởi trái cà dược màu vàng.
Tết phương Nam chưa bao giờ thiếu hoa Cái Mơn, cũng như trong các gia đình gốc Nam bộ ngày Tết có khi nào thiếu cặp dưa và đòn bánh tét
nuôi dưỡng và khiến mai, loài hoa báo xuân sang đặc trưng của miền Nam vốn dĩ chỉ trổ bông trong một thời điểm cuối năm bỗng có thể nở vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tất nhiên đó chỉ là một dấu ấn của tay nghề nghệ nhân làng hoa kiểng, còn trên thực tế, mai vàng cần được chăm sao cho nở rộ vào dịp Tết, cũng như các loài hoa khác, để sắc Xuân khắp nơi chốn thêm tươi. Đi dọc theo những con đường nhỏ, men theo các nhánh kênh, hồ dễ ai có thể bỏ qua không ghé chân vào các vườn hoa kiểng bạt ngàn muôn sắc của cả vùng màu mỡ. Sinh ra ở xứ này, từ nhỏ đã biết đan tre làm phên chắn, lớn lên là bàn tay quen bứng cây non, người Cái Mơn hầu hết gắn bó với nghề hoa kiểng theo dòng tộc, kỹ thuật thì chung nhưng xảo thuật thì mỗi nhà một ngón, bởi vậy đời nào Cái Mơn cũng sản sinh ra các nhân tài quái kiệt của nghề hoa. Có khi nào khách phương xa lại nghĩ tới việc vùng quê rặt lại hiện hữu những gốc lão mai đã được chăm bón từ thời ông cố, truyền lại cho tới đời cháu tổng cộng 4 thế hệ để làm tài sản, hay các ngón nghề độc chiêu của các nghệ nhân để tạo nên những gốc cây kiểng chứa đầy tư tưởng thâm sâu, nếu đưa ra thị trường có thể đạt tới giá vài chục ngàn dollar Mỹ. Trên khắp xứ Nam kỳ lục tỉnh xưa, vùng trồng hoa vốn không thiếu, nhưng thăng trầm theo biến động thời cuộc, điển hình như làng hoa Gò Vấp ven đô thành Sài Gòn xưa ngày nay chỉ còn là hoài niệm, song Cái Mơn thì chưa
Càng gần tới ngày cuối năm âm lịch, thương lái các miền càng đổ về Cái Mơn đông đúc, không phải để mua hoa, mua cây, bởi kinh doanh đặt hàng đã tiến hành cả tháng cả năm trước đó, mà để chở hoa lên ghe thuyền tỏa về các tỉnh. Hoa rộn rã khắp vườn, hoa được nâng niu trong cần xé, hoa chất ngập sàn ghe, theo nhịp sào đẩy mà trôi xuôi đi ngược, mang theo tâm hồn chất phác của người trồng hoa tới muôn nẻo trời xa. Tết phương Nam chưa bao giờ thiếu hoa Cái Mơn, cũng như trong các gia đình gốc Nam bộ ngày Tết có khi nào thiếu cặp dưa và đòn bánh tét.
January/February 2010 HERITAGE 33
Flowers for the New Year Giang L창m visits the Mekong Delta village of Cai Mon, famous for growing decorative Tet flowers Story: Giang Lam PHOTO: thai a
T
o celebrate the Lunar New Year, families decorate their homes with potted flowers and flowering fruit trees. People from southern Vietnam have probably heard about flowers from Cai Mon village, which are as famous as the seedless durians grown in the Mekong delta. Located between the Tien and Hau Rivers in the Cho Lach district of Ben Tre province, the Cai Mon flower village used to be hard to access, requiring passage on the Rach Mieu and Ham Luong ferries. Today, thanks to the construction of the Rach Mieu Bridge, Cai Mon is linked to HCM City by road. Most traffic to the region, however, remains on its myriad rivers. In December, when the sun shines brightly, the canals in the delta are full of boats carrying ornamental flower pots. Photographers love this time of year, as boats pass by laden with green watermelons, crimson rambutans, spiky yellow durians, and flowering yellow apricot trees.
34 HERITAGE January/February 2010
If you speak of flowers, most Vietnamese people think of Dalat, the hill town that is known for its blooms and fresh produce, its beautiful women and its misty hills. The flowers grown in Dalat are expensive varieties like orchids, lilies and heartsof-hawaii. Those grown in Cai Mon, on the other hand, are humble, sturdy varieties like flowering apricot trees. Cai Mon village is the birthplace of the scholar Truong Vinh Ky, who was editor-in-chief of Vietnam’s first newspaper printed in Romanized text: Gia Dinh bao (Family News). Having studied in Penang, Malaysia, Mr. Vinh Ky went home in 1858 to mourn his mother’s death. There, he taught the farmers in his village to graft fruit trees. The author Son Nam, who wrote The Old Southern Man, claimed that Mr. Vinh Ky also introduced the ao ba ba (a tunic and pajama-style pants popular with southern women) to the region, and that this outfit had been adopted from the Ba Ba ethnic group, of mixed Chinese and Malay blood. While this cannot be proven, Mr. Vinh Ky made a major contribution to the region’s flower- and fruit-tree growers. Cai Mon village became known for its specially grafted apricot trees, which had multiple petals and colors, and for its unique bonsai. In the South, there are two distinctive seasons: rainy and sunny. Talented gardeners can make apricot trees, which naturally bloom in the spring, bloom at any time of year. The gardeners in Cai Mon cause their apricot trees to bloom for the Tet Lunar New Year, when every family wishes to buy a tree bursting with blossoms. Walking along the village’s paths and boating along its canals, I saw flowers in all directions. Every villager seemed to know basic gardening skills like how to weave bamboo shields or how to transplant seedlings. Most of the orchards are owned and operated by families, who guard their trade secrets and pass them down through the generations. I was surprised to find apricot trees tended by four generations of the same family, and exotic bonsai worth thousands of dollars. In the past, southern Vietnam was home to several flower villages. Many of them, like Go Vap (now a suburb of HCM City), are just memories.
Most of the gardens are owned by families, who guard their trade secrets and pass then down through the generations Yet Cai Mon endures. In the weeks leading up to Tet, flowers from Cai Mon flood the southern markets. The streets of HCM City are full of potted flowers, some of which are arranged into elaborate shapes like dragons, tortoises and phoenixes. In fact, the growers of Cai Mon are masters of this art. Using wire forms, they fashion amazing animal-shaped bonsai. As Tet approaches, merchants who placed orders months before rush to Cai Mon to collect their flowers and plants and carry them to distant provinces. The village’s gardens are busy. Flowers are placed into baskets, put aboard boats and carried to distant regions. Flowers from Cai Mon are as essential to Tet in southern Vietnam as are a pair of watermelons and a plate of cylindrical rice cakes.
January/February 2010 HERITAGE 35
Sharp
36 HERITAGE January/February 2010
Sharp
January/February 2010 HERITAGE 37
Sharp
38 HERITAGE January/February 2010
Ngày Tết
nhìn chiếc lư đồng nhớ chuyện xưa BÀI và ảnh: Nguyễn Đình
T
heo truyền thống, thời gian trước Tết là lúc các gia đình thường sửa soạn nhà cửa, tô điểm cho bàn thờ. Đặc biệt với người dân Nam bộ xưa nay, bàn thờ không thể thiếu chiếc lư hương, cặp chân đèn bằng đồng được lau chùi kỹ lưỡng, sáng choang đặt trang trọng trên nóc tủ thờ. Bởi thế, năm hết Tết đến, cũng đồng nghĩa với chuyện nghề đúc lư đồng bắt đầu nhộn nhịp, ăn nên làm ra vào dịp cuối năm. Và câu chuyện những món đồ đồng có nguồn gốc từ Sài Gòn xưa lại gợi về ký ức những làng nghề đúc đồng nổi tiếng từ cách đây hơn 2 thế kỷ. Suốt trong chiều dài phát triển của lịch sử đất Việt, từ rất xa xưa thời Phùng Nguyên, rồi Đông Sơn, trải dài qua thời Bắc thuộc, và đến tận cuối thời tự chủ, trên khắp đất nước không bao giờ thiếu vắng những trung tâm đúc đồng nổi tiếng. Riêng với Sài Gòn, một vùng đất sinh sau đẻ muộn nhưng cũng đã sớm hình thành nên những khu vực theo nghề đúc đồng, được bắt đầu từ thế kỷ 18. Khi ấy ở địa bàn Chợ Lớn thuộc Sài Gòn – Gia Định xưa đã xuất hiện các phường thợ đúc đồng nổi tiếng ở khu vực miền Trung di cư và mang theo nghề truyền thống vào Sài Gòn, định cư ở các làng Tân Kiểng, Nhân Giang, Bình Yên – nay thuộc khu vực quận 5, Chợ Lớn, họ sản xuất các mặt hàng thủ công, gia dụng như nồi, niêu, xoong, chảo, ô đựng trầu, bát nhang, lư hương, chân đèn. Kế tiếp là sự xuất hiện của những lò đúc đồng khác như khu Tân Hòa Đông (nay thuộc địa bàn quận 6), khu Thuận Kiều… chuyên chế tác các dòng đồ mỹ thuật cao như lư hương mắt
January/February 2010 HERITAGE 39
tre, đỉnh trầm, lư hương được chạm trổ khá tỉ mỉ. Những lò đúc đồng này còn sản xuất cả các loại binh khí phục vụ đồ tế tự, thờ cúng. Và riêng với làng An Hội, hay còn gọi khu Thông Tây Hội, nay thuộc phường 12, quận Gò Vấp cũng là nơi tập trung nhiều lò đúc đồng thủ công nhất Sài Gòn – Gia Định xưa. Làng đúc đồng An Hội nổi tiếng với sản phẩm lư hương, sản xuất hàng loạt theo thủ công và đưa đi khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh, xuất sang tận Cao Miên, Lào, Miến Điện… Có thể nói, nghề đúc đồng ở Sài Gòn xưa một thời vang bóng, với sự hình thành các làng nghề đúc đồng thủ công đã đáp ứng được mọi nhu cầu sử dụng của dân địa phương, sản phẩm đa dạng từ đồ gia dụng, đồ mỹ thuật đến đồ thờ cúng. Qua thời gian, các làng nghề đúc đồng truyền thống ở Sài Gòn dần mai một, chỉ còn lại duy nhất làng An Hội với những lớp nghệ nhân kế thừa tiếp tục theo nghề. Thời đỉnh cao, cả làng
Làng đúc đồng An Hội nổi tiếng với sản phẩm lư hương, sản xuất hàng loạt theo thủ công và đưa đi khắp xứ Nam Kỳ lục tỉnh, xuất sang tận Cao Miên, Lào, Miến Điện… có hơn 50 lò đúc lư, nay chỉ còn lại 5 gia đình vẫn theo nghề truyền thống. Tết đến, cũng là lúc các lò lư rộn ràng củi lửa, chuẩn bị cho những bộ lư mới ra lò, đi khắp xứ Nam, ngự trang trọng trên các tủ thờ ngày xuân. Ngày trước những con đường làng An Hội cứ đến dịp cận tết là khắp nơi ngập tràn những khuôn đất của các lò đúc lư đồng phơi đầy lối đi trên đường làng. Theo những người già làng kể lại, những năm 30 – 50 của thế kỷ trước, nghề đúc lư đồng An Hội nổi tiếng khắp Sài Gòn. Đúc đồng khi đó ăn nên làm ra, cả làng đúc lư cũng không kịp cung ứng cho thị trường cả trong lẫn ngoài nước. Đến những năm 70, làng An Hội chỉ còn lại khoảng 30 lò đúc lư đồng. Và hiện nay, những lò đúc đồng cuối cùng của làng còn sót lại đếm vừa đủ 5 đầu ngón tay, với những tên gọi nghe rặt Nam bộ: Hai Thắng, Ba Cồ, Năm Toàn, Sáu Bảnh, Út Kiểng. Vừa vào đến sân lò đúc lư đồng Ba Cồ, hình ảnh từng tốp thợ vẫn lặng lẽ vào khuôn, tiếng kì cạch cẩn trọng chạm khắc từng hoa văn chi tiết trên lư đồng đã thành hình, đang chất ngập cả một góc sân để chuẩn bị cho đợt hàng bán Tết. Chị Liên, chủ nhân xưởng đúc lư Ba Cồ cho biết: “Những tháng cuối năm đơn hàng các tỉnh dồn về nhiều, tháng đổ khuôn hơn trăm cái lư là chuyện thường. Cả khu làng nghề đúc đồng ở An Hội vẫn giữ lối sản xuất sản phẩm từ thời cha ông để lại, chuyên đúc lư, chân đèn, đồ thờ cúng chứ không sản xuất mấy mặt hàng khác”. Có thể nói nghề đúc đồng thủ công ở Sài Gòn xưa đến nay là một nghề phải vận dụng kỹ thuật khá cao. Người thợ cả chịu trách nhiệm chính cho mỗi mẻ khuôn, phải nắm được toàn bộ
40 HERITAGE January/February 2010
cách gia công trên đồ đồng từ việc pha chế nguyên liệu đến việc làm khuôn, đúc, cho đến kỹ thuật chạm chìm, chạm nổi, chạm lộng hoặc cẩn tam khí. Người thợ cả của lò lư mang yếu tố sống còn cho thương hiệu lò lư, thường là người đa tài biết các nghề phụ như hội họa, điêu khắc, nặn tượng, kim hoàn... và có con mắt của một nhà tạo dáng công nghiệp. Về mặt kỹ thuật, các khu vực đúc đồng ở Sài Gòn xưa đến nay đều thực hiện ba công đoạn: đổ khuôn, đúc và làm nguội. Anh Nguyễn Đức Phát – sinh ra và lớn lên ở làng An Hội – nay đã ngoài 40, kể về kỷ niệm với những chiếc lư đồng trên bàn thờ nhà mình: “Chiếc lư đồng của nhà do thợ làng An Hội đúc tính ra cũng hơn trăm năm rồi, mỗi khi nhìn thấy nó là gợi lại nhiều kỷ niệm ngày xưa lắm. Nhất là khi tết đến, mỗi lần dọn bàn thờ, chùi rửa bộ lư là bao ký ức thời gian từ thủa bé dồn về, nhớ hoài hồi nhỏ nhìn ông nội chùi bộ lư, rồi đến ba, lúc đó nhỏ chỉ được xem người lớn lau chùi bộ lư thấy cẩn trọng lắm, con nít không cho xớ rớ vào đâu, và bao nhiêu năm rồi, giờ thì đến lượt mình chăm chút cho bộ lư. Những bộ lư ngày xưa nó tuy cũ kỹ, xài qua năm là xỉn màu u trầm, nhưng nhìn có hồn. Còn những cặp lư bây giờ, mới quá, sáng quá, nhìn bóng bẩy vô hồn chứ không mộc mạc, đơn sơ như chiếc lư ngày xưa. Nhiều người đi ngang cũng hay nhìn lên bàn thờ, dò hỏi mua lại bộ lư, nhưng ai đời lại bán”. Có lẽ, chính nhờ những ký ức sống nhỏ nhoi, giản dị, gần gũi thân thương ấy mà tên tuổi của làng nghề đúc đồng thủ công An Hội vẫn còn tồn tại, vẫn còn có cho mình những khách hàng rất riêng, rất Nam bộ. Cũng giống như tên gọi của những lò lư nổi danh một thời, nay vẫn hoạt động rộn ràng, giữ nguyên nếp sống một làng nghề Sài Gòn xưa giữa phố thị nhộn nhịp hôm nay.
Tết
Offerings Now part of HCM City, An Hoi village was once famous for its bronze incense burners. Nguyen Dinh looks back on past Lunar New Years in this traditional trade village STORY AND PHOTO: NGUYEN DINH
T
raditionally, the weeks leading up to the Tet holiday were the time for families to decorate their houses and prepare offerings to place on their ancestral altars. In the South, it was considered especially important to place clean bronze candlesticks and an incense censer on the altar. For this reason, craft villages that made bronze items were especially busy at the end of the year. Throughout Vietnam’s history, bronze has been cast here – through the Phung Nguyen and Dong Son eras, during the period of Chinese occupation, and through the colonial era to this day. Famous bronze-casting villages can be found all over the nation.
Binh Yen villages, which are now part of District 5, or Cholon in HCM City. There, they produced a wide range of handicrafts and household products like pots, frying-pans, bowls for holding betel nuts and areca, censers, and candle sticks. Later, more bronze-casting villages arose in Saigon, including Tan Hoa Dong (now part of District 6) and Thuan Kieu area, which specialized in making sophisticated cen-
An Hoi village was famous for its bronze incense burners, which were sold all over southern Vietnam.
Saigon became a bronze-casting center in the 18th century. During the Saigon-Gia Dinh period, the residents of some well-known bronzecasting villages in central Vietnam moved south and settled in Saigon Cholon. These skillful workers founded Tan Kieng, Nhan Giang, and 42 HERITAGE January/February 2010
sers. These villages also produced weapons for ceremonial purposes. An Hoi Village, often called the Thong Tay Hoi area, is now known as Ward 12 , Go Vap District. This was the busiest bronze-trading center in ancient Saigon-Gia Dinh. An Hoi Village was famous for its incense burners, which were produced in bulk and distributed all over southern
Vietnam and even exported to other countries in Southeast Asia. Over time, the villages stopped producing bronze items. Only in An Hoi does the trade linger. At the peak of the village’s success, there were 50 workshops making censers here. Today, only five families are engaged in this ancient craft. Long ago, the weeks leading up to Tet were busy in the village. The roads of An Hoi village were full of soil frames scattered about to dry. Elderly villagers claim that An Hoi’s bronze trade was at its peak from 1930 to 1950, and that the village’s producers could not keep up with demand. In the 1970’s, about 30 workshops remained. Today, the remaining five have very typical southern names: Hai Thang, Ba Co, Nam Toan, Sau Banh, and Ut Kieng. Passing through the Ba Co workshop I saw laborers working quietly. They were carefully carving details onto bronze censers that were set on the ground. “At the end of the year, we have many orders from the provinces, normally hundreds of censers must be made. The whole of An Hoi village still follows the traditional way to make these products, specializing in founding candle sticks and worship items and not other types of products,” said Ba Co’s owner, Ms. Lien.
The censer in my house was made in An Hoi over a century ago," said Mr. Phat, who was born in An Hoi. "It reminds me of my childhood and preparing for the Lunar New Year Festival."
Born and raised in An Hoi village, Mr. Nguyen Duc Phat is now in his forties. “The censer in my house was made by An Hoi village’s workers over a century ago,” he remembered. “Every time I see it, lots of memories come to mind, especially memories of Tet. I remember how the altar and censers where cleaned. At that time, my grandfather would clean them carefully and then pass them to my father. The kids were never allowed to touch them. This went on year after year, and now it is my turn to care for these things. Back then, the censers were old and black but they had soul. The censers today are so new, clean and bright. They look glossy but don’t have the simple, natural appeal of the old ones. Many people have looked at my altar and asked to buy it, but I will never let it go.” Thanks to the memories and stories of its older residents, An Hoi village still shines in people’s hearts. The workshops still draws loyal customers. In the bustle of modern Saigon, An Hoi reminds us of our traditions and the meaning of the Tet festival.
January/February 2010 HERITAGE 43
LOCAL culture
44 HERITAGE January/February 2010
Khi dưới đồng bằng, khói đốt đồng vẫn còn nghi ngút toả và sắc xanh của tấm lá dong vẫn chưa phô phang trong sạp chợ quê, thì người Mông trên vùng rẻo cao đã rậm rịch đón Tết của mình. BÀI và ảnh: A LAN
January/February 2010 HERITAGE 45
S
ớm hơn so với Tết Nguyên đán 1 tháng, Tết người Mông từ ngàn đời nay mang sắc thái thật riêng, đậm chất hồn nhiên sơn cước, làm nao lòng khách phương xa với vị cay nồng của bát rượu ngô và quyến rũ hồn người với tà váy tròn dập dờn theo mỗi nhịp chân. Cũng không khác là bao về ý nghĩa so với Tết của các dân tộc khác, là thời khắc tạm ngưng mọi công việc vất vả trên núi đồi, gác qua một bên mọi lo toan ưu phiền, từ ngày đầu tháng 12 âm lịch trở đi, mỗi nếp nhà Mông trên vùng sơn cước sẽ rộn rã tiếng dao thớt, nồng nàn mùi men lan theo sương mù dăng dăng, thậm thịch tiếng giã bánh giầy và lao xao tiếng trẻ cười dưới tán hoa đào cổ thụ. Từ hơn nghìn năm trước, men theo dòng Dương Tử, xuôi về phương Nam, đi dọc theo dãy Himalaya, lan tỏa từ vùng Hoa Hạ tới các quốc gia láng giềng, người Mông thường chọn các triền núi cao, những vạt rừng thẳm để dựng nhà, lập bản. Chia thành các nhánh Mông Hoa; Mông đen; Mông trắng... theo trang phục, nhưng dù ở tách biệt nhau đến đâu thì vẫn ngôn ngữ ấy, vẫn tập tục ngày Tết ấy, vẫn những lễ hội rộn rã ngàn năm không phai nhạt bản sắc của một dân tộc kiêu hãnh và có quá khứ đầy biến động. Song dẫu thế nào đi nữa, dù ở kề sát các dân tộc anh em khác hay biệt lập một vùng, dù đã tiếp cận sâu sắc tới cuộc sống hiện đại hay giữ nguyên lề thói cổ xưa, ngày Tết với người Mông từ bao đời nay vẫn là những ngày vui nhất, những ngày mọi ưu tư tạm gác để nhường chỗ cho bàn thờ tổ tiên, cho bữa tiệc đầu năm, cho tiếng sáo vi vút và trái pao bay bổng như ước vọng về một cõi thanh bình có những mối duyên tình bền thắm. Khi những ngày đầu năm mới gần kề, người đàn ông trong nhà lo thu dọn các vật dụng thuộc về công cụ lao động, từ cuốc xẻng cho tới tấm lưới bắt cá, và không bao giờ quên những khẩu súng kíp thô sơ. Lau chùi sạch sẽ, dựng các vật dụng đó trong góc trang trọng gần bàn thờ, chủ nhà dùng giấy trắng cắt thành từng miếng nhỏ, dán vào từng khẩu súng, từng chiếc cuốc trong tâm thức nghỉ ngơi đón Tết không chỉ con người mà còn cả các đồ dùng quen thuộc hàng ngày. Trên bàn thờ, và 46 HERITAGE January/February 2010
xà nhà, tấm bùa trắng năm cũ được bóc đi để thay bằng tấm bùa cũng do chủ nhân đích thân cắt mới. Thuyết vạn vật hữu linh của người cổ đại cho tới ngày nay vẫn mang sức nặng tinh thần như vậy đấy. Góc bàn thờ được sắp đặt lại, những nén hương thắp lên không chỉ cắm trên bàn thờ mời thần linh, ông bà tổ tiên về chung hưởng ngày lễ, mà còn được cắm ở cửa ra vào. Khói hương lan toả trên nhà, còn dưới bếp, khói bếp cũng nghi ngút đầm ấm, nơi đó người phụ nữ miệt mài pha chế thịt, sắp đặt mâm, rán bánh giầy, chăm sóc nồi rượu ngô để kịp cho bữa ăn ngày đầu năm đầy quan trọng. Ít ai biết, để nổi lửa cho nồi rượu đầu năm, người chủ nhà đã phải dậy sớm ra vạt rừng xa, chọn cây tre tốt nhất chặt về, sau đó vót chiếc nút vòi và ống thông rượu bằng tre với hàm ý điều gì cũng mới mẻ tinh khôi. Chiếc ống tre nhỏ xinh có tên gọi là “xông” đó sẽ như dòng suối dẫn mạch nguồn nhịp sống năm mới, cùng với thùng nước được ra nguồn rước về lúc trời chưa hửng sáng hẳn chứa đựng nhiều ý nghĩa đầy hứng khởi với cả gia đình. Tấm bánh giầy tròn hong trên bếp, mỗi lúc có khách mới tới lại được cắt thành miếng nhỏ, rán trên chảo hoặc nướng trực tiếp trên lửa, ăn cùng bát rượu ngô nóng hổi mới nấu, những miếng thịt luộc, xào đặt trên mâm lót lá chuối, chỉ đơn giản vậy thôi nhưng hàm chứa lòng mến khách đến lạ lùng của người Mông. Ngoài sân, có chàng trai khéo tay mải mê đẽo chiếc quay bằng thân gỗ cứng, còn trên khoảng đất lấm tấm cánh hoa đào ngoài bản, đông đảo thanh niên nam nữ rộn ràng nô nức nói cười trong điệu khèn càng múa càng say. Chỉ người Mông mới ham chơi họa mi đến vậy, cũng chỉ những chàng trai Mông tài hoa mới có thể vừa múa vừa thổi khèn tới ửng hồng đôi má thiếu nữ đến thế. Dưới tán hoa đào hồng nhạt, cạnh gốc mận nở hoa trắng muốt, quả pao bay đi bay lại giữa bàn tay con trai con gái, nhịp nhàng như lời hát xưa trao duyên. Người Mông quanh năm quen sống trong khuất nẻo sương mù, cũng là những người ham đi chợ, vào ngày Tết có lý nào lại không vui chơi thoả thích. Trong nếp nhà bát rượu mời bạn hầu như không khi nào vơi, còn ngoài sân, tiếng nô đùa của trẻ nhỏ cũng chẳng khi nào dứt. Hội đầu năm nhịp nhàng tà váy xinh tròn như trôi theo bước chân kết bạn, tưng bừng nhịp khèn rủ nhau đi chơi, chỉ vậy thôimà làm bừng cả sức sống cho núi rừng xa khuất. Những nhịp điệu của cuộc sống vùng sơn cước vốn ẩn tàng theo thời gian, trong ngày đầu năm lại bừng nở, làm say lòng người như chính vị nồng nàn của bát rượu ngô mới cất.
Làm quạt theo mẫu khách sạn Metropole đặt hàng
september/oc tober 2009 HERITAGE 47
LOCAL culture
A highland celebration For the Mong people, New Year is celebrated with hot corn wine, traditional games and colorful highland markets. A Lan reports on their annual celebrations
W
hen the rice fields have been harvested and burnt, and green phrynium leaves are no longer sold in lowland markets, the Mong ethnic people prepare for their New Year Festival. This event occurs one month before Tet, the Lunar New Year of the Kinh lowlanders. Visitors who come to Vietnam’s northern mountains during the Mong Tet will discover a passionate celebration. Hot corn wine is served. Dancers’ colorful skirts swirl. This is an occasion for farmers to break free of the daily grind and enjoy a short break. Their houses are full of cooking smells and children’s laughter.
their dress varies, they share the same language, festivals and pride in their ancient culture. Wherever they are, Mong people look forward to their New Year Festival. The Kinh people in the lowlands mark Tet by decorating a flowering tree, hanging up red parallel sentences that express hopes for luck and virtue,
While the celebrations are simple, they reveal the hospitality of the Mong people. and preparing traditional square cakes. The Mong highlanders celebrate differently.
Having populated the highlands of Southeast Asia for centuries, the Mong are divided into many The men clean their tools, such as their hoes, branches, such as Black, White and Flower. While fishing nets, and old-fashioned muskets. Once 48 HERITAGE January/February 2010
cleaned, these tools are solemnly placed near the family’s altar. The house’s owner cuts some strips of white paper and glues paper to each tool, to symbolize that the implements have worked hard and will now enjoy a period of relaxation. Old talismans that have hung from the altar and beams for the past year are replaced by new ones. The Mong believe that everything has a soul, and that departed ancestors still have power. The corner that houses the altar is rearranged, incense lit, and the ancestors invited to join the festivities and sit by the entrance door. Incense fills the air and the house smells of cooking food. The women fry cakes and prepare corn wine to serve at the first and most important meal of the year. To make corn wine, the house’s owner must rise early and go deep into the forest to find the best bamboo, which he whittles into a pipe. Called a xong, this little bamboo pipe is believed to hold the energy of the New Year. Water is drawn from a stream at dawn. The bamboo pipe and the fresh water represent the newness and excitement of a new start for the family in the New Year. Rice cakes are placed in the kitchen to dry. When visitors come, the cakes are cut into small pieces and fried or grilled, then served hot with corn wine and pork that is boiled or stir-fried on banana leaves. While the celebrations are simple, they reveal the hospitality of the Mong people. Out in the playground, the young men are absorbed with building a bamboo swing. Young unmarried men and women gather beneath the flowering peach trees on the outskirts of the village to talk and listen to the khen pan-pipes. Talented young men dance and play the pipes to charm their girlfriends. Mong people typically live in remote areas. For these rural people, going to market provides a key entertainment. They trade goods, reunite with old friends and make new ones. The houses are full of people drinking wine and chatting. Outdoors, the kids laugh and play. Tet is a time to renew and build friendships, honor the ancestors and celebrate enduring traditions. January/February 2010 HERITAGE 49
Màu hạnh phúc dâng tới thần linh Chính từ quan niệm về màu đỏ là màu hạnh phúc, biểu trưng cho mặt trời, cho chất Dương trong vạn vật nên chẳng biết từ bao giờ, xôi gấc đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết Bài và ảnh: long tuyền
T
rong những món ăn cổ truyền ngày Tết, hồ dễ có gia đình nào không làm món xôi gấc để mâm cơm chào đón tân niên rực thêm sắc đỏ. Cũng như câu đối hồng điều xưa dán trên hàng cột, như tấm phong bao mừng tuổi óng ánh trang kim trên nền giấy đỏ, đĩa xôi gấc gần như một thành phần đương nhiên phải có của lễ vật người trần dâng tới thần linh, tổ tiên với nguyện ước vuông tròn. Cùng khói hương thơm ngát lan toả từ trên bàn thờ xuống trong những khoảnh khắc chờ đón giao thừa, mâm cỗ cúng để tiễn đưa ông Công, ông Táo về trời chiều ngày 23 tháng Chạp là khởi đầu cho những ngày bận rộn của các người nội trợ kéo dài cho tới tận Rằm tháng Giêng. Biết bao nhiêu việc phải lo toan khi càng gần tới cuối năm, thời gian càng như vội vã. Sửa soạn lá dong, cân yến gạo nếp, đặt gói bánh chưng, đãi mớ đỗ xanh…., trong trăm công nghìn việc có tên và không tên ấy, người phụ nữ tần tảo chẳng thể bỏ qua việc đi lựa những trái gấc đẹp nhất, ngon lành nhất giữa đông đúc chợ cuối năm. Chắc hẳn chính từ quan niệm về màu đỏ là màu hạnh phúc, biểu trưng cho mặt trời, cho chất Dương trong vạn vật nên chẳng biết từ bao giờ, xôi gấc đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết. Cùng bánh chưng, giò chả, măng mọc, khoanh cá kho gừng và con gà trống mỏ ngậm bông hoa hồng, đĩa xôi gấc khi được đơm tròn đầy đặt dưới làn khói hương vờn nhẹ hẳn nhiên đã chứa đựng một sắc độ tâm linh nào đó, trở thành niềm tín cho những điều an lành sẽ đến vào tương lai. Cuộc sống của dân tộc vốn xuất phát từ cỗi rễ là nền văn minh lúa nước, những thức xôi hiện hữu khắp mọi nơi chốn, trở thành quá đỗi quen thuộc với các lứa tuổi. Chắc khó ai đong đếm nổi trên dải đất ven bờ biển Đông có bao nhiêu loại xôi, giản dị là xôi trắng, dễ làm là xôi đậu đen, đậu xanh, cầu kỳ là xôi dừa, xôi xéo, xôi cá kho, xôi thịt hon…, nhưng cũng khá thú vị là xôi gấc ít khi được dùng làm món ăn chơi. Cũng như bánh chưng tất nhiên ngày nào cũng có thể ra chợ mua về nhưng luôn gắn cùng hình ảnh ngày Tết, xôi gấc giờ 50 HERITAGE January/February 2010
đây được bày bán khắp nơi, từ đông qua hè, nhưng chắc chắn chỉ thơm ngon nhất vào những ngày cuối Chạp, khi cơn gió đông se sắt sắp nhường chỗ cho ánh dương quang ấm áp mùa xuân, khi hơi nóng của nồi lá mùi già bắt đầu lan lan mọi ngõ và đường phố rậm rịch bày bán vàng hương, hoa cảnh cùng trăm ngàn vật dụng đón Xuân. Ngắm đĩa xôi gấc óng ánh sắc đỏ, hạt nếp căng mọng tươm chút dầu, đôi khi còn nấp nánh phía trong lòng xôi những hạt gấc đen có răng đều tăm tắp, người ăn cũng nên nhớ đôi chút tới công sức của người tần tảo sớm hôm. Để làm xôi gấc đúng cách cũng không có gì phức tạp, chỉ cần chọn mua quả gấc thật ngon, chín tới mức khi còn ở trên dàn cây, người hái mới động tay kéo xuống quả đã rời cành, nhưng chưa tới mức quá già để nứt vỏ. Điều này hình như cũng giống như mọi lẽ đời, niềm vui chỉ thật trọn vẹn khi biết đợi chờ và cũng đừng để lỡ. Gấc chín bổ ra để nạo lấy phần thịt đỏ và cùi vàng óng ả, bóp đều với rượu, sau đó trộn gạo nếp loại ngon, nguyên liệu chỉ đơn giản vậy thôi mà cũng là một bài học về nữ công gia chánh cho các thiếu nữ đang tuổi cập kê. Xôi cúng tất nhiên không thể quá khô, càng không thể nát, nhưng làm sao để khi dỡ từ chõ hong ra, hạt nào hạt nấy phải ráo đều, thấm đủ màu đỏ bằng nhau và đủ kết dính để có thể đơm hình bông hoà đào xòe cánh trên lòng đĩa sứ. Trong nhiều gia đình lễ giáo xưa, khi dỡ xôi để đơm lên đĩa, toàn bộ phụ nữ trong nhà phải ngồi quạt trước mâm xôi đã tãi đều trên lá chuối, cho tới khi ráo vừa đủ mới nhận được cái gật đầu ưng ý của bậc trưởng thượng. Cầu kỳ là vậy, nhưng chắc cũng chưa thấm vào đâu so với các món ăn ngày Tết đượm màu sắc cổ xưa như canh mọc uyên ương ngũ vị, yến sào hấp đường phèn…mà ngày nay đại đa số đều chỉ còn biết tới qua sách vở.
biểu trưng cho Hạnh phúc.
Xôi gấc cố nhiên đã chứa đựng vị dẻo thơm của cánh đồng lúa nếp, có màu đỏ tươi tắn của ánh dương ngày mới, nhưng thêm vào đó, xôi gấc còn chứa đựng đủ vị bùi, béo, ngậy.. rất đặc trưng của quả gấc. Tuỳ theo thói quen hay tập quán mà ở miền Nam, các bà nội trợ ưa rắc thêm sợi dừa nạo, người Bắc đôi khi trộn thêm đỗ xanh hoặc rắc đường…, những loại phụ gia đó cố nhiên càng làm tăng thêm hương vị cho món ăn nhiều may mắn này. Song thật ra, cũng như hạnh phúc đôi khi chỉ là những điều đơn sơ nhất, xôi gấc nguyên bản chẳng cần tới dừa hay nước cốt dừa, không cần đường hoặc đỗ xanh mới có thể quyến rũ lòng người trong thời khắc đón Xuân. Bản thân xôi gấc, từ bao đời nay, đã là một hình ảnh
Blue Moon January/February 2010 HERITAGE 51
The Color Of Happiness
V
ietnam’s Lunar New Year is celebrated with some special traditional foods, one of which is xoi gac, sticky rice flavored with a type of gourd. Most newcomers to Vietnam will be unfamiliar with this fruit, which is roundish, grows on a vine and is bright orange in color. In English, it is sometimes referred to as “baby jackfruit”, “spiny bitter gourd”, “sweet gourd” or “Cochinchin gourd”. When ripe, the fruit has a spiny skin and measures about 13cm long. Pulped and mixed with sticky rice, gac fruit turns the rice a deep shade of reddish orange that is considered lucky. Being a lucky color, red is popular at New Year’s. People hang up red parallel sentences, hand out red lucky envelopes and offer orange-red sticky rice to their ancestors. On the 23rd day of the 11th lunar month, a tray of food is offered to the Kitchen God. This marks the beginning of a busy time for Vietnamese housewives, who will be kept busy until January 15th of the lunar New Year. In between making square cakes and other traditional delicacies, the women must find time to go to the crowded market to buy momordica fruit.
Xoi gac, or sticky rice with gac fruit, is traditionally served to welcome the Lunar New Year. Long Tuyen reports on this special dish
Xoi gac is as essential at Tet as are square cakes, spring rolls, bamboo shoots, meat ball soup, brined fish with ginger, and a boiled chicken with a rose in its beak. Placed beneath smoking incense, the xoi gac is both an offering and a wish for good things to come. Vietnam has many types of sticky rice, and many dishes are made from this nutritious substance. Plain glutinous rice is simple to prepare. Rice steamed with black beans and green beans are easy to make too. More complicated dishes involve coconut, onions, brined fish and pork. Interestingly enough, xoi gac is rarely enjoyed as a fast snack.
52 HERITAGE January/February 2010
march/april 2009 HERITAGE 53
Like square cakes, it is sold daily in the market, but always reminds us of Tet. It tastes best in winter, when the weak sun hints at spring and small shops display votive papers, ornamental flowers and thousands of other items needed to welcome another year. The orange-red rice is shiny and colorful. Sometimes, one can see black seeds in it. The dish is actually quite easy to prepare. First, one must select good mormodica that is neither too young nor too ripe. This is mixed with good quality sticky rice. When a girl reaches marriageable age, she learns to make xoi gac. She learns how to make the rice neither too wet nor too dry to form into a peach-flower shape. In traditional families, all of the women must fan the tray of steamed xoi gac as it is spread on banana leaves to dry, then ask the eldest man in the house to accept it. This might sound complicated, but is nowhere near as complex as the traditional dishes once served at Tet, such as swallow’s nest soup. Today, these recipes are only found in books. Xoi gac has a sweet smell, a moist texture and a pretty appearance. Women in southern Vietnam like to add shredded coconut meat, while northerners often add green bean paste and sugar. But even without these additions, xoi gac is tasty. Xoi gac is proof that happiness may come from simple things. Generations of people have welcomed the spring with this humble dish. Xoi gac is a symbol of happiness.
54 HERITAGE January/February 2010
#28 VNA Website