3 minute read

IV.3.2. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

IV.3.2. ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ

* Văn hóa xã hội: - Người Kinh chiếm 69%. Người Kinh chiếm đại đa số trong thành phần dân cư khu vực với nền văn hóa lâu đời của dân tộc cùng với tinh thần chịu thương chịu khó, đoàn kết tương trợ các dân tộc khác trong tỉnh. Góp phần chung sống hài hòa trong khu vực. - Người Kmer chiếm 29%. Với hơn 390.000 người Khmer, chiếm hơn 29% dân số, người Khmer ở Trà Vinh có một đời sống tinh thần phong phú, giữ gìn bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, lễ nghi truyền từ đời này sang đời kia. -Người Hoa chiếm 2%. Người hoa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hơn 8.500 người sống rải rác ở các thành phố và huyện, thị xã, tập trung đông gần 50% tại thành phố Trà Vinh có gần 4.000 người. Nhờ vào sự đa dạng trong thành phần dân cư nên văn hóa trong khu vực có sự pha trộn với nhau nhưng vẫn giữ nét đặc trưng của văn hóa vùng. * Đặc tính tâm lí: “Sự đặc biệt” của vùng đất này bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi, bởi lịch sử cộng cư hòa hợp của các dân tộc. Trong đó, người Trà Vinh cũng mang đầy đủ phẩm chất, tính cách người Nam bộ, cũng trượng nghĩa, can trường, chất phác, cởi mở…

Advertisement

Hình 1.IV.3.2. Nét bình dị chất phác của người dân miền Tây (Nguồn: Internet)

*Tín ngưỡng: Trà Vinh là nơi cộng cư của 3 dân tộc Kinh, Khmer và Hoa. Với những nét đặc trưng riêng biệt, nổi trội, sự đa dạng và khác biệt của văn hóa 3 tộc người này là rất rõ. Tuy nhiên, xuyên qua thời gian, các mối quan hệ xã hội của cư dân 3 tộc người đã tạo nên một diện mạo văn hóa đặc sắc, thể hiện sự đan xen của các mảng màu văn hóa. -Phật giáo: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có hơn 80% theo Phật giáo với hơn 150 ngôi chùa thờ Phật. Phật giáo nơi đây do ảnh hưởng từ văn hóa Kmer nên khác biệt hơn so với những khu vực khác phổ biến là theo Phật giáo Nam Tông. Nổi tiếng là các ngôi chùa Kmer như chùa Âng, chùa Hang, chùa Cò. -Tín ngưỡng thờ cá Ông: Do là khu vực ven biển nên tín ngưỡng thờ cá Ông rất phố biến trong văn hóa nơi đây. Tục thờ cúng cá Ông được thể hiện dưới dạng Nghinh Ông và thường gắn liền với lễ Cầu Ngư. Nghi thức cúng Ông Nam Hải cũng giống như cúng Đình, nhưng khác nhau ở chỗ lễ hội Nghinh Ông bao giờ cũng diễn ra trên ghe, thuyền, tàu bè. Lễ hội vừa thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm, cầu nguyện cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an.

Hình 2.IV.3.2. Chùa Cò Huyện Duyên Hải (Nguồn: Internet) Hình 3.IV.3.2. Lễ hội cúng biển Mỹ Long (Nguồn: Internet)

* Làng nghề: Vùng đất này được thiên nhiên ban tặng cho nguồn tài nguyên khổi lồ từ biển cả nơi mà người dân nơi đây đã bám biển và dựng nên cơ ngơi từ thiên nhiên ban tặng. -Muối mặn, mà mang lại cho những người làm muối cơm no áo ấm. Nghề làm muối ở Cồn Cù, xã Dân Thành, Duyên Hải không chỉ là “cứu cánh” cho người Trà Vinh thời kháng chiến, mà còn là sinh kế cho họ thời hiện đại. -Nghề nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh đã hình thành cách đây khoảng 20 năm. Bắt đầu từ nuôi quảng canh, mô hình nuôi được cải tiến dần lên quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và nuôi thâm canh. Hiện nay, nghề nuôi tôm được xem là một trong những ngành nghề chính mang lại thu nhập cao cho người dân tỉnh Trà Vinh.

Hình 4.IV.3.2. Một số hoạt động kinh tế tại Duyên Hải - Trà Vinh (Nguồn: Truyền hình Vĩnh Long)

PHẦN V: ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ

This article is from: