Cơ sở lý luận về quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp tại Luận Văn 24 Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên viết luận văn tốt nghiệp xin chia sẻ đến bạn đọc nội dung về quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp bao gồm: Khái niệm, phân loại, nguyên tắc quản trị dòng tiền và vai trò của quản trị dòng tiền.
Cơ sở lý luận về quản trị dòng tiền trong doanh nghiệp 1. Khái niệm và phân loại dòng tiền 1.1. Khái niệm về dòng tiền “Dòng tiền là một thuật ngữ kế toán dùng để chỉ số tiền mà một công ty nhận được hoặc phải chi ra trong một khoảng thời gian xác định, hoặc trong một dự án nhất định” (Nguồn: Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp – Trường Đại học kinh tế quốc dân – Chương 4 quản lý vốn bằng tiền) PGS.TS Phạm Quang Trung. Hiểu một cách khác, dòng tiền được mô tả như một chu kỳ. Doanh nghiệp sử dụng tiền để mua các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh như lao động sống, máy móc trang thiết bị, nguyên vật liệu… Sau quá trình SXKD, tạo ra thành phẩm, doanh nghiệp đem tiêu thụ số thành phẩm đó và thu được tiền để tiếp tục tái đầu tư, mở rộng SXKD. Trong chu kỳ của dòng tiền có xuất hiện dòng tiền vào và dòng tiền ra trong doanh nghiệp. Cụ thể, dòng tiền vào của doanh nghiệp bao gồm: dòng tiền nhận được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, từ các khoản cho vay, các khoản đầu tư sinh lời… Dòng tiền ra bao gồm các khoản chi phí đầu vào để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng…, hoặc các khoản chi hoạt động, chi mua TSCĐ, chi trả gốc và lãi vay… 1.2. Phân loại dòng tiền
Tùy vào bản chất khác nhau của các dòng và dự trữ, người ta phân biệt dòng tiền theo ba phương thức sau, đó là: dựa vào mối quan hệ giữa dòng tiền và dòng vật chất vận động trong doanh nghiệp; phân loại dòng tiền theo thời gian của tiền; dựa vào tính chất từng hoạt động trong doanh nghiệp dòng tiền. (Trích dẫn: Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Trường Đại học kinh tế quốc dân – Chương 1: tổng quan về tài chính doanh nghiệp – trang 15) PGS.TS Lưu Thị Hương. Thứ nhất, phân loại dòng tiền dựa vào mối quan hệ giữa dòng tiền và dòng vật chất vận động trong doanh nghiệp, dòng tiền có thể chia thành hai loại là dòng tiền đối trọng và dòng tiền đối lập. Dòng tiền đối trọng: là dòng tiền tương ứng với dòng vật chất vận động ra vào trong doanh nghiệp. Tùy theo thời điểm mà dòng tiền đối trọng được chia thành: Dòng tiền đối trọng trực tiếp: dòng tiền ra hoặc vào sẽ tương ứng với dòng vật chất vào hoặc ra tại cùng thời điểm. Dòng tiền này chỉ phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp mua bán trả ngay. Dòng tiền đối trọng có kỳ hạn: dòng tiền ra hoặc vào doanh nghiệp tương ứng với dòng vật chất vào hoặc ra tại một thời điểm nào đó trong tương lai. Dòng tiền này chỉ phát sinh trong trường hợp mua bán chịu (đây là trường hợp phổ biến nhất trong hoạt động của doanh nghiệp). Dòng tiền đối trọng đa dạng: là dòng tiền ra hoặc vào doanh nghiệp phát sinh liên quan đến nhiều chủ thể, ít nhất là từ ba chủ thể trở lên. Dòng tiền này chỉ phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp mua bán nợ. Dòng tiền đối lập: là dòng tiền ra hoặc vào phát sinh trong trường hợp doanh nghiệp kinh doanh ngoại tệ hoặc mua bán chứng khoán (dòng tiền và dòng vật chất không liên quan đến nhau). Thứ hai, phân loại dòng tiền theo thời gian của tiền, dòng tiền được chia thành dòng tiền ngắn hạn và dòng tiền dài hạn. Dòng tiền ngắn hạn: là dòng tiền vào hoặc ra doanh nghiệp mang tính chất thường xuyên hoặc trong một chu kỳ (nhỏ hơn một năm). Ví dụ mua nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh, các khoản tiền đi vay… Dòng tiền dài hạn: là dòng tiền vào hoặc ra trong doanh nghiệp có chu kỳ lớn hơn một năm như các khoản đầu tư TSCĐ, đầu tư trái phiếu dài hạn…
Thứ ba, phân loại theo tính chất từng hoạt động trong doanh nghiệp dòng tiền được chia thành ba loại là dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền từ hoạt động đầu tư và dòng tiền từ hoạt động tài chính: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến hoạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và thanh toán các khoản nợ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: tiền thu từ bán hàng hóa, dịch vụ, tiền đã trả nợ cho người cung cấp dịch vụ hàng hóa, tiền trả lương cho công nhân viên, thanh toán thuế, phí lệ phí… Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua sắm, thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công cụ nợ của đơn vị khác. Do vậy dòng tiền từ hoạt động đầu tư bao gồm: tiền thu từ thanh lý nhượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác. Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sở hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính thường bao gồm: tiền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho chủ sở hữu, tiền vay nhận được, tiền trả nợ vay… Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp làm báo cáo tốt nghiệp thuê , dịch vụ làm assignment, xử lý số liệu spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. 2. Nguyên tắc quản trị dòng tiền Nguyên tắc của quản trị dòng tiền hiệu quả đó là áp dụng đúng quy tắc 80/20, hay còn gọi là nguyên lý Pareto, được công bố lần đầu tiên những năm 1895 bởi nhà kinh tế học người Ý – Vilfredo Pareto. Theo Pareto, doanh nghiệp cần xác định 80% dòng tiền được tạo ra từ 20% khoản mục. Đây là cách đảm bảo hiệu quả trong khi không cần phải huy động nhiều nguồn lực cho việc lập kế hoạch và theo dõi. Trong đó, 20% khoản mục thường được xác định là 3 khoản mục lớn: hàng tồn kho, khoản phải trả và khoản phải thu. Khoản phải trả liên quan trực tiếp đến trách nhiệm của bộ phận cung ứng, mua hàng, phản ánh các mối quan hệ với nhà cung cấp. Nếu thời gian phải trả khoản nợ này được
kéo dài tức là doanh nghiệp đang tận dụng tối đa tín dụng mà nhà cung cấp cho hưởng, điều này rất có lợi cho dòng tiền. Ngược lại, các khoản phải thu là trách nhiệm của bộ phận kinh doanh, đây là khoản tín dụng mà doanh nghiệp cho khách hàng hưởng để thu hút khách hàng, tăng sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu bộ phận kinh doanh điều chỉnh chính sách bán hàng trả chậm đối với 20% số lượng khách hàng nhưng chiếm đến 80% doanh số thì dòng tiền sẽ bị ảnh hưởng rất mạnh. Việc có thông tin kịp thời từ bộ phận kinh doanh sẽ giúp bộ phận tài chính có sự ứng phó phù hợp. Hàng tồn kho thuộc về trách nhiệm của bộ phận sản xuất và kinh doanh. Căn cứ vào dự báo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của bộ phận kinh doanh, bộ phận sản xuất sẽ lập kế hoạch sản xuất và đưa ra dự toán tích trữ nguyên vật liệu, bán thành phần cần thiết cho quy trình sản xuất. Nếu có sự kết hợp ăn khớp giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận sản xuất thì lượng hàng tồn kho sẽ đạt mức ổn định, dòng tiền theo đó mà không có nhiều biến động. Tuy nhiên, trên thực tế, có những mặt hàng đem lại doanh thu ít nhưng tồn kho nhiều, hay có một vài khâu sản xuất nào đó đang duy trì lượng bán thành phẩm, nguyên liệu quá cao so với các khâu còn lại. Vì thế, việc xác định gọn lại những hạng mục chiếm tồn kho lớn sẽ đem lại một dòng tiền đáng kể. Tóm lại, quy tắc 80/20 cần phải được xem xét một cách linh hoạt do các khoản mục có thể thay đổi bất thường qua các thời kỳ, các năm khác nhau, làm ảnh hưởng đến dự báo dòng tiền. Đặc biệt là trong trường hợp doanh nghiệp quyết định đầu tư tài sản, bao gồm cả TSCĐ và tài sản tài chính. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem nghiep/
,
thêm: https://luanvan24.com/co-so-ly-luan-ve-quan-tri-dong-tien-trong-doanh-