Khai quat ve hoat dong bao lanh ngan hang tai Luan Van 24

Page 1

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH NGÂN HÀNG TẠI LUẬN VĂN 24 Hoạt động bảo lãnh ngân hàng là gì? Đặc điểm và vai trò của bảo lãnh ngân hàng là gì? Các văn bản pháp luật điều chỉnh nghiệp vụ bảo lãnh. Tất cả những nội dung này sẽ được Luận Văn 24 chuyên giá làm luận văn tốt nghiệp diễn giải chi tiết trong bài viết này.

Khái quát về hoạt động bảo lãnh ngân hàng 1. Khái niệm về bảo lãnh ngân hàng Trong thương mại quốc tế, bảo lãnh ngân hàng được xem như một kỹ thuật tài trợ ngoại thương nhằm chống đỡ những rủi ro mà người thụ hưởng bảo lãnh phải gánh chịu do sự vi phạm nghĩa vụ của bên được bảo lãnh. Theo từ điển pháp luật của Mỹ thì bảo lãnh là một thỏa thuận mà theo đó người bảo lãnh chấp thuận sẽ thực hiện nghĩa vụ của bên nợ chỉ khi bên nợ không trả nợ, là việc bên bảo lãnh bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện. Theo bộ luật dân sự Việt Nam điều 336 thì bảo lãnh là việc người thứ ba (gọi là người bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (gọi là người nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (gọi là người được bảo lãnh) nếu khi đến thời hạn mà người được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.. Theo luật các TCTD, bảo lãnh ngân hàng được hiểu là một trong các hình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của TCTD với bên có quyền về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết.


Như vậy, các loại văn bản được thiết lập có liên quan trong quan hệ bảo lãnh đó là: hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo lãnh, thư bảo lãnh. Hợp đồng kinh tế là hợp đồng được ký kết giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng, là cơ sở để thiết lập các hợp đồng tiếp theo. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh. Thư bảo lãnh được thực hiện nhằm ràng buộc giữa người thụ hưởng và ngân hàng phát hành bảo lãnh. Hợp đồng bảo lãnh độc lập với hợp đồng kinh tế. Mục đích của bảo lãnh là bồi thường cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng việc thanh toán chỉ dựa vào những điều khoản, điều kiện trong hợp đồng bảo lãnh. Cho dù người được bảo lãnh trên thực tế có thực hiện hợp đồng hay không và người thụ hưởng có quyền thông báo về những thiệt hại xảy ra hay không, mức thiệt hại thực tế là bao nhiêu, cũng không ảnh hưởng hoặc liên quan đến hợp đồng bảo lãnh giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh. Điều đó có nghĩa là một khi các điều kiện quy định trong hợp đồng bảo lãnh được thỏa mãn về mặt pháp lý thì người thụ hưởng không cần thiết phải chứng minh vi phạm của người được bảo lãnh mà chỉ cần lập các chứng từ theo như yêu cầu của bảo lãnh. Trách nhiệm thanh toán của ngân hàng cũng độc lập với những thỏa thuận giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng. Khi các điều kiện thanh toán được đáp ứng thì ngân hàng không có quyền viện dẫn bất cứ lí do gì để từ chối hoặc có thể hợp đồng kinh tế thay đổi cũng không ảnh hưởng gì đến hợp đồng bảo lãnh. – Dựa vào biểu hiện bên ngoài thì việc bảo lãnh có ba bên bao gồm bên bảo lãnh, bên thụ hưởng bảo lãnh và bên được bảo lãnh. Mối quan hệ giữa các chủ thể trong BLNH được thể hiện như sau: Quan hệ giữa người được bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh là mối quan hệ gốc, là cơ sở phát sinh yêu cầu bảo lãnh. Trong mối quan hệ này, người được bảo lãnh có nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện đối với bên thụ hưởng bảo lãnh. Nghĩa vụ đó có thể là nghĩa vụ tài chính như nghĩa vụ trả nợ cũng có thể là nghĩa vụ phi tài chính như bảo hành sản phẩm hay cung cấp thiết bị…Tuy nhiên nghĩa vụ này không được thực hiện ngay lập tức có thể do khó khăn tạm thời về tài chính hay không muốn ứ đọng vốn… người được bảo lãnh muốn gia hạn nợ trong một khoảng thời gian nhất định. Trong khi đó người thụ hưởng lại không hoàn toàn tin tưởng vào bạn hàng của mình cho nên họ yêu cầu có một sự đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng, họ yêu cầu bảo lãnh của ngân hàng. Quan hệ giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh là quan hệ dịch vụ bảo lãnh trong đó ngân hàng cấp tín dụng và khách hàng hưởng tín dụng. Bảo lãnh ngân hàng đưa ra những cam kết bằng chứng thư và hạch toán theo dõi ngoại bảng vì trên thực tế chưa sử dụng vốn ngay để cho vay. Như vậy, bảo lãnh ngân hàng được coi như là một hình thức cấp tín dụng gián tiếp.


Quan hệ giữa ngân hàng phát hành bảo lãnh và người thụ hưởng bảo lãnh: ngân hàng cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với người thụ hưởng bảo lãnh thay cho người được bảo lãnh nếu người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng đã kí kết. Khi có được cam kết với người được bảo lãnh ngân hàng sẽ phát hành thư bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi cho người thụ hưởng bảo lãnh. 2. Đặc điểm bảo lãnh ngân hàng Về thực chất, bảo lãnh là lời hứa thanh toán của Ngân hàng với người được yêu cầu bảo lãnh khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bảo lãnh là một công cụ bảo đảm, chứ không phải là công cụ thanh toán. Nghiên cứu đặc điểm của bảo lãnh đưa ra cơ sở phân cho việc phân biệt giữa bảo lãnh với công cụ thanh toán và bảo đảm khác như thư tín dụng, bảo hiểm… Bảo lãnh ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau: Tính độc lập tương đối đối với hợp đồng chính Đây là một đặc điểm quan trọng của bảo lãnh ngân hàng. Mặc dù mục đích của bảo lãnh là bồi hoàn cho người thụ hưởng những thiệt hại từ việc không thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh nhưng nó vẫn có sự độc lập tương đối với hợp đồng chính. Việc thanh toán của bảo lãnh chủ yếu căn cứ vào các điều khoản, điều kiện đã được thỏa thuận và quy định trong thư bảo lãnh. Ngân hàng bảo lãnh không thể dựa vào những vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp đồng để từ chối nghĩa vụ của mình. Như vậy, liệu rằng trong thực tế người được bảo lãnh có thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với người nhận bảo lãnh hay không và người nhận bảo lãnh có được quyền bồi thường như đã quy định trong hợp đồng cơ sở hay không? Đây không phải là vấn đề đặt ra đối với các ngân hàng trong quan hệ với người nhận bảo lãnh. Theo đó, khi xem xét yêu cầu đòi tiền của người nhận bảo lãnh, nếu các điều khoản, điều kiện của thư bảo lãnh được thỏa mãn, người nhận bảo lãnh về mặt pháp lý được quyền yêu cầu đòi tiền và không cần thiết phải chứng minh các vi phạm của người được bảo lãnh bằng cách nào khác ngoài các quy định trong thư bảo lãnh. Tuy nhiên, cũng cần khẳng định rằng, tính độc lập của bảo lãnh là phụ thuộc vào chính các điều kiện của bảo lãnh. Ví dụ như: nếu bảo lãnh quy định việc thanh toán là theo văn bản yêu cầu của người thụ hưởng thì người thụ hưởng có thể yêu cầu thanh toán mà không cần một điều kiện nào khác ngoài văn bản yêu cầu. Nhưng nếu bảo lãnh yêu cầu một chứng từ cụ thể như: phán quyết của tòa án, hoặc văn bản của bên thứ ba xác nhận sự vi phạm của người được bảo lãnh, văn bản của người được bảo lãnh thừa nhận sự vi phạm của mình thì tính độc lập của bảo lãnh sẽ bị giảm sút.


Đối với các ngân hàng, tính độc lập của bảo lãnh mang lại nhiều thuận lợi. Một khi có yêu cầu đòi tiền theo thư bảo lãnh của người nhận bảo lãnh thì ngân hàng chỉ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra các chứng từ được xuất trình có phù hợp với những điều khoản, điều kiện quy định trong thư bảo lãnh hay không. Bảo lãnh là một cam kết mang tính chất bảo đảm gián tiếp Đặc điểm này thể hiện rõ vai trò trung gian của ngân hàng. Ở đây, người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chính là khách hàng (người được bảo lãnh). Còn ngân hàng đứng ra đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của khách hàng. Ngân hàng không phải ngay lập tức sử dụng vốn của mình mà chỉ thực hiện thay khi người được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ. Xuất phát từ đặc trưng này mà trên thế giới hình thành một số quan điểm khác nhau về bảo lãnh. Quan điểm thứ nhất cho rằng: tất cả các hình thức mang tính chất bảo đảm gián tiếp của ngân hàng như thư tín dụng trả chậm, thư tín dụng trả ngay…đều được coi là hình thức bảo lãnh. Quan điểm thứ hai cho rằng, một số hình thức kể trên không phải là hình thức bảo lãnh đơn thuần mà nó là các phương tiện thanh toán hay là một hình thức tín dụng. Trong đề tài này, bảo lãnh ngân hàng được quan niệm là những cam kết mang tính chất đảm bảo gián tiếp của ngân hàng. Như vậy, số dư bảo lãnh sẽ bao gồm tổng số dư bảo lãnh và các cam kết phát hành theo hình thức tín dụng chứng từ, ngoại trừ hình thức mở thư tín dụng trả ngay được khách hàng kí quỹ đủ hoặc được cho vay 100% giá trị thanh toán. Cam kết bảo lãnh ngân hàng phải được lập bằng văn bản Bảo lãnh ngân hàng không chấp nhận việc bảo lãnh hoặc đảm bảo bằng miệng. Văn bản bảo lãnh có thể là thư, điện, Telex hoặc ký hậu trên các hối phiếu, lệnh phiếu, giấy nhận nợ… Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ làm báo cáo thuê , dịch vụ viết assignment , dịch vụ spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. 3. Vai trò của bảo lãnh ngân hàng 3.1. Đối với hoạt động ngân hàng Nền kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ càng cao.Việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ giúp các ngân hàng đứng vững trong sự


cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nghiệp vụ bảo lãnh ra đời đã góp phần thỏa mãn tốt hơn những đòi hỏi đó. Hơn nữa,Ngân hàng có thể củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thống và tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các ngân hàng đã không ngừng mở rộng và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Trong đó dịch vụ bảo lãnh đã đem lại cho các ngân hàng một nguồn thu nhập không nhỏ. Bảo lãnh là nghiệp vụ tín dụng bằng chữ kí vì vậy ngân hàng chỉ cần sử dụng uy tín của mình để thực hiện nghiệp vụ này mà không phải sử dụng vốn ngay. Ngân hàng có thêm cơ hội để sử dụng nguồn vốn đó vào các hoạt động đầu tư khác vì việc giải ngân sẽ chỉ diễn ra trong tương lai khi có những vi phạm xảy ra. Khi khách hàng có yêu cầu bảo lãnh họ cần phải kí quỹ một khoản tiền nhất định, được giữ trong tài khoản phong tỏa. Ngân hàng kiếm lời từ việc thu phí và cũng có thể chiếm dụng vốn mà không cần phải trả lãi. Điều kiện quan trọng để ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này chính là uy tín của ngân hàng. Uy tín của ngân hàng càng cao thì số lượng cũng như chất lượng các hợp đồng bảo lãnh càng lớn. Điều này có nghĩa rằng khi thực hiện bảo lãnh để tăng thu nhập cho mình các ngân hàng cũng đang nâng cao uy tín và hình ảnh đối với khách hàng. Ngoài ra, nghiệp vụ bảo lãnh được thực hiện còn thúc đẩy việc mở rộng các nghiệp vụ khác như: thanh toán, chuyển tiền, chuyển đổi và mua bán ngoại tệ trong những hợp đồng kinh tế của khách hàng với nước ngoài. 3.2. Đối với hoạt động của doanh nghiệp Đối với người được bảo lãnh: Bảo lãnh ngân hàng giúp giảm bớt sự căng thẳng về nguồn vốn hoạt động của doanh nghiệp. Trong những hợp đồng cụ thể, do bên được bảo lãnh chưa đủ uy tín với bên thụ hưởng, họ có thể yêu cầu ngân hàng bảo lãnh, nhờ đó bên thụ hưởng bảo lãnh sẽ tài trợ trước một phần vốn cho bên được bảo lãnh giúp họ tiếp tục sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi mà không phải đi vay mượn. Đối với hình thức bảo lãnh vay vốn trong và ngoài nước thì bảo lãnh ngân hàng góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt là những hợp đồng mua thiết bị vật tư trả chậm, bảo lãnh ngân hàng tạo điều kiện thu hút vốn mạnh mẽ. Doanh nghiệp có thể tiếp cận và ứng dụng các công nghệ hiện đại để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Trong hợp đồng bảo lãnh qui định nếu doanh nghiệp không hoàn thành được nghĩa vụ của mình họ sẽ phải bồi hoàn giá trị hợp đồng lớn hơn giá trị ban đầu tức là giá trị hợp


đồng cộng với mức lãi, phạt nhất định. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, ngân hàng phát hành cũng thường xuyên kiểm tra giám sát tạo ra áp lực thực hiện tốt hợp đồng, giảm thiểu vi phạm từ phía người được bảo lãnh.Cho nên việc bảo lãnh của ngân hàng cũng thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc hơn, hoàn thành đúng tiến độ hợp đồng đã kí với bên đối tác. Khách hàng có nhu cầu ngân hàng bảo lãnh cũng sẽ được hưởng các dịch vụ đi kèm như tư vấn về việc phân tích tình hình tài chính, đánh giá vốn vay và sử dụng vốn vay hiệu quả. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của ngân hàng vì vậy ngân hàng luôn có những hỗ trợ kịp thời và hiệu quả cho doanh nghiệp được bảo lãnh. Đối với người thụ hưởng bảo lãnh: Khi đã có bảo lãnh của ngân hàng, người thụ hưởng bảo lãnh sẽ có một đảm bảo chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Bằng cam kết của ngân hàng rằng sẽ bồi thường cho người thụ hưởng bảo nếu như xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng của người được bảo lãnh, bên thụ hưởng bảo lãnh sẽ yên tâm hơn khi kí kết hợp đồng và cũng không cần tốn kém thời gian, chi phí cho việc tìm hiểu đối tác. Khi có rủi ro xảy ra họ chỉ cần xuất trình những bằng chứng chứng tỏ sự vi phạm của bên được bảo lãnh thì ngân hàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả thay vô điều kiện. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/khai-quat-ve-hoat-dong-bao-lanh-ngan-hang/

,


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.