3 LOẠI KIỂM ĐỊNH T-TEST VÀ CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG TRONG SPSS Trong thống kê có 3 loại kiểm định T-Test, đó là: One-Sample T Test, Independent Samples T Test, Paired Sample T Test. Vậy khi nào cần sử dụng loại nào? Hãy cùng Luận Văn 24 chuyên dịch vụ chạy spss tìm hiểu trong bài viết này nhé.
3 loại kiểm định T-Test và các trường hợp sử dụng trong SPSS 1. Kiểm định T-Test là gì? Phương pháp kiểm nghiệm T – Test được dùng để kiểm định có hay không sự khác biệt của giá trị trung bình của một biến đơn với một giá trị cụ thể, với giả thuyết ban đầu cho rằng giá trị trung bình cần kiểm nghiệm thì bằng với một con số cụ thể nào đó. Phương pháp kiểm định T – Test này dùng cho biến dạng thang đo khoảng cách hay tỉ lệ. Ta sẽ loại bỏ giả thuyết ban đầu khi kiểm nghiệm chó ta chỉ số Sig. nhỏ hơn mức tin cậy (0.05). 2. Trường hợp sử dụng 3 loại kiểm định – Nếu muốn so sánh giá trị trung bình của tổng thể với một số cụ thể, ta thực hiện OneSample T Test.
– Nếu muốn so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể, ta thực hiện phép kiểm định giả thiết về sự bằng nhau của hai trung bình tổng thể bằng cách sử dụng Independent Samples T Test – Nếu muốn so sánh hai giá trị trung bình của hai nhóm tổng thể riêng biệt với đặc điểm là mỗi phần tử trong tổng thể này có quan hệ tương đồng theo cặp với một phần tử trong tổng thể kia. Một ví dụ đơn giản là ta cho mỗi khách hàng dùng thử hai sản phẩm, sản phẩm trước và sản phẩm sau khi cải tiến, xong yêu cầu họ đánh giá điểm của từng sản phẩm. Mục đích là ta xem xét xem trước và sau khi cải tiến sản phẩm khách hàng có đánh giá tốt hơn không. Để làm được điều này cần sử dụng Paired sample T Test. 3. Kiểm định One Sample T – Test 3.1. Lý thuyết kiểm định One Sample T – Test Các bước khi thực hiện kiểm định One-Sample T-Test bao gồm: + Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị cho trước” + Bước 2: Lọc ra các trường hợp thỏa mãn các điều kiện (nếu có) của nhóm đối tượng tham gia kiểm định. + Bước 3: Thực hiện kiểm định One-Sample T-Test + Bước 4: Tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T-Test t đã tính được. + Bước 5: So sánh giá trị Sig với giá trị xác suất a + Nếu Sig>a thì ta chấp nhận giả thuyết Ho + Nếu Sig<a thì ta bác bỏ giả thuyết Ho 3.2. Thực hành sử dụng One Sample T – Test trong SPSS Đầu tiên vào menu Analyze- Compare means – One-Sample T Test như hình dưới.
Sau đó đưa biến cần test vào ô Test Variable(s). Còn ô Test Value bạn nhập giá trị cần kiểm định. Ô Test Value bạn nhập giá trị vào các nhóm.
Kích chọn nút Options để xác định độ tin cậy cho phép kiểm định, ở đây ta chọn độ tin cậy là 95% có nghĩa a = 0.05 + Exclude cases analysis by analysis: Mỗi kiểm định T sử dụng toàn bộ các trường hợp chứa giá trị có ý nghĩa đối với biến được kiểm định.
+ Exclude cases listwise: Mỗi kiểm định T chỉ sử dụng các trường hợp có giá trị đầy đủ ở tất cả các biến được đưa vào kiểm định cùng một lúc, lúc này kích thước mẫu sẽ không đổi trong tất cả các trường hợp. Kích chọn Continue để trở về hộp thoại One-Sample T Test.
Sau đó ấn OK, kết quả Output ra như sau:
Kết quả ta có giá trị của kiểm định t = 5.810 ứng với mức ý nghĩa quan sát Sig = 0 nhỏ hơn độ tin cậy a=0.05. Có sự khác biệt đáng kể về chiều cao trung bình giữa mẫu và tổng thể người trưởng thành (p <0,001).
Chiều cao trung bình của mẫu cao hơn khoảng 1,5 inch so với trung bình dân số trưởng thành. #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chạy_spss Xem thêm: https://luanvan24.com/3-loai-kiem-dinh-t-test-va-cac-truong-hop-su-dungtrong-spss/