LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI LUẬN VĂN 24 Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên viết luận văn thạc sĩ sẽ hệ thống những lý luận chung về cán cân thương mại. Những nội dung như khái niệm về cán cân thương mại và các chính sách tài chính tác động đến cán cân thương mại sẽ được chúng tôi đề cập đến trong bài viết này.
Lý luận chung về cán cân thương mại
1. Khái niệm về cán cân thương mại Cán cân thương mại, hay còn gọi là cán cân thanh toán quốc tế (balance of payment) được hiểu là bảng kế toán tổng hợp các luồng vận động về hàng hoá dịch vụ , tư bản… của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong từng thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có. Vậy, cán cân thương mại là một bản đối chiếu giữa các khoản tiền thu được từ nước ngoài với các khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Theo Nghị định số 164/1999/NĐ-CP ngày 16/11/2009 của Chính phủ về quản lý cán cân thương mại của Việt Nam, Cán cân thương mại của Việt Nam được quy định là bảng tổng hợp có hệ thống toàn bộ các chỉ tiêu về giao dịch kinh tế giữa Người cư trú và Người không cư trú trong một thời kỳ nhất định. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được giao là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì lập, theo dõi và phân tích cán cân thương mại.
2. Cán cân thương mại trong nền kinh tế Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét 2 bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên cán cân thương mại: đó là xuất khẩu ròng và đầu tư nước ngoài. Đây là cách tiếp cận cán cân thương mại và sự thâm hụt cán cân thương mại dưới cách đánh giá về tổng sản phẩm trong nước. Hãy xem xét những khoản chi tiêu về hàng hóa, dịch vụ và nhu cầu đầu tư trong một nền kinh tế mở: Y=C+I+G+X–M Y=C+I+G+NX NX=Y–(C+I+G) Xuất khẩu ròng = sản lượng – chi tiêu trong nước Y=C+I+G–NX (Y–C–G)-I=NX S–I =NX – I chính là khoản đầu tư nước ngoài ròng, là phần dôi ra giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước. Tài khoản thu nhập quốc dân: đầu tư nước ngoài ròng phải bằng cán cân thương mại để cho nền kinh tế được cân bằng. NX= S–I NX= (Y–T–C)+(T–G)–I NX = Sp + Sg – I Trong đó Sp: tiết kiệm khu vực tư nhân, Sg: tiết kiệm khu vực nhà nước. Con số chênh lệch giữa thu T và chi G chính là thâm hụt ngân sách. Từ đẳng thức trên ta thấy việc tăng tiết kiệm của khu vực tư nhân sẽ làm thặng dư cán cân thương mại, còn việc tăng đầu tư, tăng thâm hụt ngân sách sẽ làm cho thâm hụt cán cân thương mại. Tiếp theo, chúng ta sẽ tiếp cận dưới góc độ tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái thực = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x P*/P Trong đó P* là giá hàng hóa trên thế giới, P là giá hàng hóa trong nước. Khi tỷ giá lên cao nghĩa là đồng nội tệ giảm giá, hàng ngoại trở nên đắt hơn và hàng nội sẽ rẻ hơn một cách tương đối, điều này sẽ kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Còn ngược lại, khi đồng nội tệ tăng giá, tỷ giá hối đoái tăng thì sẽ dẫn tới nhập khẩu tăng và sức cạnh tranh của
hàng xuất khẩu giảm. Sự chênh lệch giữa xuất nhập khẩu sẽ làm cho cán cân thương mại được thặng dư hay bị thâm hụt, chính sách phát triển kinh tế thường điều chỉnh để kích thích xuất khẩu (làm thặng dư cán cân thương mại) hay kêu gọi đầu tư nước ngoài (làm thâm hụt cán cân thương mại). Cả 2 chính sách này đều làm tỷ giá tăng. Với 2 cách tiếp cận này, chúng ta đều thấy mối liên hệ giữa cán cân thương mại và dòng tiền lưu chuyển trong nền kinh tế, hay nói cách khác là liên quan đến lãi suất trong nước. Khi cán cân thương mại bị thâm hụt, nghĩa là đồng ngoại tệ sẽ tràn lan trong nền kinh tế, đồng nội tệ sẽ tăng giá. Dưới một hệ thống tỷ giá hối đoái cố định, để giữ vững tỷ giá thì chính phủ phải bung tiền ra để hút dòng ngoại tệ đang dư thừa trong nền kinh tế. Như vậy, nền kinh tế sẽ có một lượng lớn tiền tệ lưu thông, điều này sẽ làm cho lạm phát tăng cao, và chính phủ sẽ tăng lãi suất để giữ cho thị trường tiền tệ được cân bằng. Mặt khác, xem xét dưới góc độ tiết kiệm – đầu tư, khi đầu tư quá nóng (do nguồn vốn nước ngoài vào nhiều) thì cán cân thương mại cũng sẽ bị thâm hụt, và lúc này chính phủ cũng tăng lãi suất để hạn chế đầu tư, tiêu dùng. Trong một nền kinh tế mở và nhỏ, lãi suất trong nước luôn được giữ cân bằng với lãi suất thế giới. Và vì thế, chúng ta sẽ xem xét những yếu tố tác động lên cán cân thương mại thông qua các chính sách trong nước và ngoài nước làm thay đổi lãi suất.
3. Chính sách tài chính tác động tới cán cân thương mại 3.1. Chính sách tài chính trong nước Như chúng ta đã biết, cán cân thương mại chịu ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách nhà nước, tiết kiệm – đầu tư. Chúng ta hãy xem xét trường hợp chính phủ tăng chi tiêu G. Sự gia tăng chi tiêu này sẽ làm giảm tiết kiệm quốc dân S vì tiết kiệm S Y – C – G. Nếu như lãi suất thế giới không đổi và đầu tư giữ nguyên thì tiết kiệm giảm thì đầu tư sẽ cần được bổ sung bằng một lượng vốn từ nước ngoài. Điều này có nghĩa là sẽ làm cho tăng đầu tư nước ngoài, làm giảm NX và từ đó sẽ làm cho thâm hụt cán cân thương mại. Đồng thời, đồng nội tệ sẽ giảm giá, hay tỷ giá hối đoái sẽ tăng. Tương tự như vậy, khi chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, nghĩa là hạn chế đầu tư I, với tiết kiệm S của khu vực tư nhân cùng Nhà Nước không đổi, thì chúng ta sẽ có NX = S – I tăng lên, làm cho cán cân thương mại được thặng dư. Đồng thời cũng làm cho đồng nội tệ tăng giá, hay tỷ giá hối đoái sẽ giảm. Như vậy, khi cán cân thương mại cân bằng, sự thay đổi chính sách tài chính trong nước theo hướng mở rộng (hoặc thắt chặt) sẽ làm giảm tiết kiệm, tăng đầu tư (giảm thâm hụt ngân sách, giảm đầu tư) và dẫn tới thâm hụt (thặng dư) cán cân thương mại, và sẽ làm cho tỷ giá hối đoái tăng (giảm).
3.2. Chính sách tài chính nước ngoài Nếu là một quốc gia nhỏ thì các chính sách tài chính của quốc gia đó sẽ không ảnh hưởng đến thị trường tài chính thế giới. Tuy nhiên nếu quốc gia đó chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế thế giới thì chính sách tài chính của họ sẽ làm cho lãi suất thế giới thay đổi. Tương tự như chính sách tài chính trong nước, khi chính phủ nước ngoài thực hiện một chính sách tài chính cũng sẽ làm cho tiết kiệm đầu tư trong nước đó thay đổi, và sau đó do họ là nước lớn nên sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm – đầu tư của thế giới làm cho lãi suất thế giới biến động, từ đó tác động tới lãi suất của nước ta và làm thay đổi cán cân thương mại. Như vậy, khi cán cân thương mại cân bằng, sự thay đổi chính sách tài chính nước ngoài theo hướng mở rộng (hoặc thắt chặt) sẽ làm giảm tiết kiệm, tăng đầu tư (giảm thâm hụt ngân sách, giảm đầu tư) của nền kinh tế thế giới, và làm cho lãi suất thế giới giảm (tăng), dẫn tới lãi suất trong nước cũng giảm (tăng) kéo theo thặng dư (thâm hụt) cán cân thương mại, và sẽ làm cho tỷ giá hối đoái giảm (tăng). Như vậy, chúng ta đã xem xét sự thay đổi của các chính sách tác động đến cán cân thương mại. Tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét thực trạng của cán cân thương mại tại Việt Nam. Vì những hạn chế, đề tài chỉ xem xét và đánh giá những nguyên nhân trong nước (thay đổi chính sách trong nước) tác động tới cán cân thương mại của Việt Nam. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn , #làm_đồ_án_thuê , #thuê_làm_khóa_luận_tốt_nghiệp , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/ly-luan-chung-ve-can-can-thuong-mai/