LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA CHUYÊN NGÀNH Y TẾ Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên làm thuê khóa luận xin chia sẻ đến bạn những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế.
Những vấn đề lý luận của pháp luật về thanh tra chuyên ngành y tế 1. Khái niệm, đặc điểm của thanh tra chuyên ngành y tế 1.1. Khái niệm thanh tra Thuật ngữ Thanh tra xuất phát từ gốc tiếng la tinh là “inspectorate”, có nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài của chủ thể có thẩm quyền đối với hoạt động của đối tượng nhất định. Theo thuật ngữ này, hoạt động thanh tra chỉ giới hạn trong hoạt động kiểm tra, xem xét, chưa bao gồm vai trò xử lý của chủ thể thanh tra đối với đối tượng thanh tra, các cá nhân, tổ chức sau khi kiểm tra, xem xét. Tiếp đó, thuật ngữ Thanh tra tiếp tục được giải thích tại các Từ điển Pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Theo Từ điển Luật học Đức,thanh tra được hiểu là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc. Theo giải thích của Từ điển Luật học Đức, hoạt động thanh tra được hiểu với nghĩa rộng về mặt nội dung hoạt động. Bất kể sự tác động nào của chủ thể thanh tra đến đối tượng thanh tra trực thuộc đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao để hướng đến một mục đích nhất định đều được hiểu là hoạt động thanh tra. Tuy nhiên, theo nghĩa này, hoạt động thanh tra chỉ được giới hạn giữa chủ thể thanh tra và đối tượng thanh tra trực thuộc, chưa bao gồm đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, cá nhân không trực thuộc. Chẳng hạn như hoạt động thanh tra chuyên ngành hiện nay của các cơ quan quản lý ngành đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân không trực thuộc về tổ chức trong việc chấp hành quy định của pháp luật chuyên ngành,… Theo Từ điển Tiếng Việt, thanh tra được hiểu là kiểm soát, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp. Theo quan niệm này, thanh tra bao hàm kiểm soát –
hoạt động xem xét và phát hiện, ngăn chặn những gì trái với quy định.Tùy thuộc vào chế độ chính trị, cấu trúc Nhà nước và các đặc điểm riêng của quốc gia, dân tộc mà các quốc gia trên thế giới thiết lập cơ quan thực hiện chức năng thanh tra theo những cách khác nhau. Có quốc gia sử dụng Thanh tra của Quốc hội (Thanh tra Quốc Hội Thụy điển, Đan Mạch, Canada, Austraylia..); Thanh tra của Chính phủ – Thanh tra hành pháp (Cơ quan Giám sát Hành chính Ai cập, Bộ Giám sát Trung Quốc,..); kiểm toán (Ủy ban Thanh tra và Kiểm toán Hàn Quốc BAI thực hiện 02 chức năng thanh tra và kiểm toán),… 1.2. Khái niệm thanh tra chuyên ngành Theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 thì chủ thể tiến hành thanh tra chuyên ngành là cơ quan quản lý nhà nước theo ngành, cơ quan thanh tra nhà nước theo ngành (Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở) và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (Tổng cục, Cục thuộc bộ, Chi cục thuộc Sở được giao chức năng thanh tra chuyên ngành). Hoạt động thanh tra chuyên ngành có thể được thực hiện thông qua đoàn thanh tra chuyên ngành, thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành thanh tra độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành diễn ra với các hình thức: Thanh tra theo kế hoạch, thanh tra đột xuất và thanh tra thường xuyên. Đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành bao gồm các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý của các ngành. Đối tượng của hoạt động thanh tra chuyên ngành có thể không phụ thuộc về mặt tổ chức đối với chủ thể thực hiện thanh tra chuyên ngành, tuy nhiên vì họ thực hiện những hoạt động liên quan đến ngành, lĩnh vực mà các cơ quan này quản lý nên theo quy định pháp luật họ vẫn là đối tượng thanh tra của các cơ quan thanh tra chuyên ngành. Như vậy, qua phân tích có thể hiểu: Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý. 1.3. Khái niệm thanh tra chuyên ngành y tế Thanh tra chuyên ngành y tế là hoạt động thanh tra của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động thuộc phạm vi quản lý của ngành trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc thẩm quyền quản lý. 1.4. Đặc điểm của thanh tra chuyên ngành y tế Công tác thanh tra chuyên ngành y tế có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, thanh tra chuyên ngành y tế gắn liền với quản lý nhà nước về y tế, đáp ứng yêu cầu và phục vụ mục tiêu quản lý nhà nước về y tế. Là một chức năng, một khâu trong chu trình quản lý nhà nước về y tế, thanh tra chuyên ngành y tế gắn liền với quản lý nhà nước về y tế. Quản lý nhà nước về y tế và thanh tra
chuyên ngành y tế, có điểm chung là nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện sự tác động lên các đối tượng bị quản lý. Song, xét theo cơ cấu, chức năng của quản lý nhà nước về y tế thì thanh tra chuyên ngành y tế chỉ là những công cụ, phương tiện phục vụ quản lý nhà nước về y tế. Là một khâu trong chu trình quản lý, thanh tra chuyên ngành y tế bị ràng buộc, chế ước nhưng đồng thời cũng tác động trở lại, góp phần điều chỉnh các cách thức, phương pháp quản lý của chủ thể quản lý nhà nước về y tế. Trong chu trình đó, thanh tra chuyên ngành y tế luôn phản ánh và bảo vệ mục đích công tác quản lý nhà nước về y tế. Một thể chế hành chính và cơ chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ nếu thiếu thanh tra. Đây là tất yếu đối với quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về y tế nói riêng. Hai là, tính quyền lực nhà nước của thanh tra chuyên ngành y tế. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế có mối liên hệ chặt chẽ với tính quyền uy – phục tùng của quản lý nhà nước. Là một chức năng của quản lý nhà nước về y tế, thanh tra chuyên ngành y tế phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thực hiện quyền lực của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Không thể không có quyền lực mà không gắn với một tổ chức. Nói về quyền lực nhà nước trong hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế cũng có nghĩa là xác định về mặt pháp lý tính chất nhà nước của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành y tế. Vì vậy, thanh tra chuyên ngành y tế phải được sử dụng như một công cụ có hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về y tế. Tính quyền lực nhà nước của hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế thể hiện ở chỗ các cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đều có quyền hạn được pháp luật ghi nhận để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình. Tính quyền lực nhà nước trong hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế phải được cụ thể hoá trong chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế, phương thức tiến hành thanh tra, xử lý kết quả thanh tra, quan hệ giữa các cơ quan thanh tra với đối tượng bị thanh tra, sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra y tế với các cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ. Nếu cụ thể hoá một mặt nào đó là không thực hiện đồng bộ tính quyền lực nhà nước trên các lĩnh vực trên đều dẫn đến hạ thấp vai trò và hiệu quả, hạn chế hiệu lực của thanh tra chuyên ngành y tế. Ba là, tính khách quan và độc lập tương đối của thanh tra chuyên ngành y tế. Đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từ bản chất của thanh tra. Đặc điểm này phân biệt thanh tra chuyên ngành y tế với các chức năng khác của hoạt động quản lý nhà nước về y tế. Tính khách quan và độc lập tương đối trong hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế được thể hiện trên các điểm sau: – Tuân theo pháp luật. – Tự ban hành Quyết định thanh tra, tiến hành thanh tra theo thẩm quyền.
– Khách quan trong quá trình tiến hành thanh tra. Mặc dù bản thân hoạt động thanh tra thông qua con người, mang yếu tố chủ quan, nhưng yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thanh tra là luôn phải tôn trọng sự thật khách quan. – Ra các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý, xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm về hành vi thanh tra của mình. Tuy nhiên, tính độc lập của hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế chỉ mang tính tương đối. Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành y tế, các cơ quan thanh tra nhà nước về y tế còn bị phụ thuộc nhiều về tổ chức, và hoạt động đối với cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan khác trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế. Bốn là, công tác thanh tra chuyên ngành y tế có tính chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ của ngành. Luật Thanh tra năm 2010, Điều 32 về tiêu chuẩn chung của thanh tra viên điểm b, khoản 1 quy định: “Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó” [18]; Điều 34 về người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành quy định: “Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra” [18]. Như vậy, đối với thanh tra chuyên ngành y tế, tính chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ y tế là đặc điểm riêng biệt so với thanh tra hành chính nói chung và thanh tra các chuyên ngành khác. Đặc điểm này xuất phát từ tính chuyên môn. kỹ thuật trong hoạt động của ngành y tế, đòi hỏi chủ thể thanh tra y tế khi tiến hành thanh tra phải có chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác chuyên ngành phong phú, sâu sắc bên cạnh những điều kiện tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật về thanh tra. Có thể hiểu, đối với cá nhân thực hiện chức nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành y tế, tính chuyên sâu nghiệp vụ của ngành là điều kiện “cần”, bên cạnh những điều kiện “đủ” của những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn khác của pháp luật về thanh tra nói chung. Thực tiễn công tác thanh tra chuyên ngành y tế, chẳng hạn đối với hoạt động thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm, khi cần lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm, để bảo đảm tính chủ động, kịp thời trong hoạt động thanh tra đòi hỏi thành viên trong đoàn thanh tra cũng cần có chuyên môn và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm để đảm bảo tính chính xác về chuyên môn – kỹ thuật, tính hợp pháp của việc lấy mẫu thực phẩm. Quy định về lấy mẫu thực phẩm tại Thông tư số 14/2011/TT-BYT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn chung về lấy mẫu thực phẩm phục vụ thanh tra, kiểm tra chất lượng về sinh an toàn thực phẩm, Điều 3 đối với người lấy mẫu điểm 2 quy định: “Được đào tạo và có chứng chỉ về kỹ thuật lấy mẫu thực phẩm”. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp làm thuê báo cáo thực tập tốt nghiệp , nhận viết essay thuê, hỗ trợ spss , làm tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
#LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem te/
,
thêm: https://luanvan24.com/ly-luan-cua-phap-luat-ve-thanh-tra-chuyen-nganh-y-