LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG DOANH NGHIỆP TẠI LUẬN VĂN 24 Chiến lược marketing là gì? Nội dung chiến lược marketing là gì? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi này trong bài viết này của Luận Văn 24 chuyên giá làm luận văn thạc sĩ thuê
1. Marketing và chiến lược Marketing của doanh nghiệp 1.1. Marketing 1.1.1. Những quan điểm, định nghĩa về Marketing Marketing xuất hiện từ rất lâu nhưng nó chỉ thực sự trở thành một môn khoa học khi nền kinh tế thị trường xuất hiện và lúc đó cạnh tranh là một tất yếu. Nền kinh tế thị trường càng phát triển thì quy luật giá trị và giá trị thặng dư phát huy tới cực điểm, cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Chính vì vậy, Marketing càng trở nên cần thiết và quan trọng, nó được các doanh nghiệp sử dụng như một công cụ trợ thủ đắc lực để giành thắng thế trong cạnh tranh. Theo Philip Kotler thì “Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện những vụ trao đổi với mục đích thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người” [1]. Bên cạnh đó còn có rất nhiều khái niệm về Marketing dựa trên các quan niệm khác nhau. Peter Drucker, nhà quản trị bậc thầy đã từng nói rằng, nội dung thực sự của marketing không phải là bán hàng. Mục tiêu đích thực của marketing là phải biết và hiểu được khách hàng tốt đến mức các sản phẩm và dịch vụ cung ứng sẽ phù hợp hoàn toàn với khách hàng và tự nó sẽ được bán [1] Như vậy, marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi. [1] 1.1.2. Mục tiêu, nội dung hoạt động của Marketing
Qua một số quan điểm và định nghĩa về marketing, có thể thấy hoạt động marketing nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể: tối đa hóa khả năng tiêu thụ, tối đa hóa việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa khả năng lựa chọn và tối đa hóa chất lượng cuộc sống. Khi hoạch định chiến lược marketing, các mục tiêu này sẽ được thể hiện thành các mục tiêu cụ thể hơn như tăng doanh số bán, đa dạng hóa sản phẩm, dẫn đầu chất lượng sản phẩm, tăng thị phần… Theo J. Mc Carthy, quản trị marketing có ba nội dung chủ yếu là: – Hoạch định chiến lược marketing – Thực hiện chiến lược marketing – Kiểm tra chiến lược và các hoạt động marketing Các nội dung này được thực hiện theo một tiến trình liên tục và có quan hệ với nhau một cách chặt chẽ. Chức năng hoạch định chiến lược marketing được tiến hành dựa trên cơ sở chiến lược chung của doanh nghiệp, nhằm vạch ra đường lối mục tiêu chiến lược, kế hoạch marketing cụ thể của doanh nghiệp, trên cơ sở đó mà tiến hành chức năng thực hiện chiến lược marketing. Việc thực hiện chiến lược marketing có nhiệm vụ triển khai kế hoạch chiến lược marketing vào hoạt động thực tiễn. Chức năng kiểm tra marketing có vai trò xác định những sai lệch giữa kế hoạch và thực hiện, tìm ra nguyên nhân và thiết kế các giải pháp nhằm khắc phục các sai lệch, tiến hành những điều chỉnh cần thiết, giúp cho việc thực hiện chiến lược marketing hiệu quả hơn. Theo quan điểm của Philip Kotler, tiến trình quản trị marketing bao gồm các công việc: phân tích các cơ hội thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, hoạch định chiến lược marketing, triển khai marketing – mix, tổ chức thực hiện và kiểm tra hoạt động marketing [1]. 1.2. Chiến lược Marketing 1.2.1. Vai trò của chiến lược Marketing Chiến lược Marketing vạch ra những nét lớn trong hoạt động marketing của một doanh nghiệp, từ việc lựa chọn chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh cho đến việc xây dựng các chương trình hoạt động cụ thể thích hợp, nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy vọng đạt được các mục tiêu marketing của mình. Chiến lược marketing là một chiến lược chức năng, nó được xem là nền tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác trong doanh nghiệp như chiến lược sản xuất, chiến lược tài chính… [1]
Bất cứ doanh nghiệp nào để quyết định sự thành đạt đều phải quan tâm đến hoạt động marketing vì đây là một chiến lược tổng hợp, kết hợp cả chiến lược sản xuất, phân phối, giá cả… 1.2.2. Chiến lược Marketing Chiến lược marketing là sự lý luận (logic) marketing nhờ đó một đơn vị kinh doanh hy vọng đạt được các mục tiêu marketing của minh. Chiến lược marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến những thị trường mục tiêu, marketing – mix và ngân sách marketing. [1] Khi xây dựng chiến lược marketing phải xuất phát từ ba căn cứ chủ yếu: Căn cứ vào khách hàng: trên cơ sở phân đoạn thị trường, xác định tỷ trọng khách hàng mà doanh nghiệp phải có bổn phận chiếm được. Có 2 cách phân đoạn: phân đoạn theo mục đích sử dụng và phân đoạn theo khả năng đáp ứng khách hàng. Căn cứ vào khả năng của doanh nghiệp: khai thác thế mạnh của mình và nhìn thẳng vào những hạn chế đang ràng buộc. Căn cứ vào đối thủ cạnh tranh: so sánh các khả năng của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế. Các chiến lược marketing cần nêu rõ những phân đoạn thị trường mà doanh nghiệp quan tâm. Những phân đoạn thị trường này khác nhau về thị hiếu, sự đáp ứng đối với nỗ lực marketing và tính doanh lợi. Doanh nghiệp phải biết dành nỗ lực và năng lực cho các phân đoạn thị trường mà mình có thể phục vụ tốt nhất xét từ quan điểm cạnh tranh. Và người quản trị cần phải giải thích các chiến lược chuyên biệt cho những yếu tố thuộc marketing – mix để mỗi chiến lược phải đáp ứng ra sao với mối đe dọa, cơ hội và các vấn đề chủ yếu đã được nêu rõ qua các giai đoạn trước đây của kế hoạch. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #thuê_làm_khóa_luận_tốt_nghiệp , #viết_thuê_luận_án_tiến_sĩ Xem thêm: https://luanvan24.com/ly-luan-ve-chien-luoc-marketing-trong-doanh-nghiep/
,