LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA SỨC LAO ĐỘNG TẠI LUẬN VĂN 24 Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên giá viết thuê luận văn thạc sĩ sẽ chia sẻ đến bạn những lý luận về hàng hóa sức lao động bao gồm điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa, những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa và các thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
Lý luận về hàng hóa sức lao động Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa 1. Khái niệm sức lao động Theo C.Mác: “Sức lao động, đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm trong hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.” 2. Những điều kiện biến sức lao động thành hàng hóa Trong bất kỳ xã hội nào, sức lao động cũng đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản xuất. Nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hoá. Thực tiễn lịch sử cho thấy, sức lao động của người nô lệ không phải là hàng hóa, vì bản thân người nô lệ thuộc sở hữu của chủ nô, anh ta không có quyền bán sức lao động của mình. Người thợ thủ công tự do tuy được tùy ý sử dụng sức lao động của mình, nhưng sức lao động của anh ta cũng không phải hàng hóa, vì anh ta có tư liệu sản xuất để làm ra sản phẩm nuôi sống mình, chứ chưa buộc phải bán sức lao động để sống. Sức lao động chỉ biến thành hàng hoá khi có hai điều kiện lịch sử sau: Một là, người lao động phải được tự do về thân thể, do đó có khả năng chi phối sức lao động của mình. Sức lao động chỉ xuất hiện trên thị trường với tư cách là hàng hoá, nếu nó do bản con người có sức lao động đưa ra bán. Muốn vậy, người có sức lao động phải
có quyền sở hữu năng lực của mình. Việc biến sức lao động thành hàng hoá đòi hỏi phải thủ tiêu chế độ chiếm hữu nô và chế độ phong kiến. Hai là, người lao động bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt, không thể tự tiến hành lao động sản xuất. Chỉ trong điều kiện ấy, người lao động mới buộc phải bán sức lao động của mình, vì không còn cách nào khác để sinh sống. Sự tồn tại đồng thời hai điều kiện nói trên tất yếu dẫn đến chỗ sức lao động biến thành hàng hoá. Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư bản. Tuy nhiên để tiền biến thành tư bản thì lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ phải phát triển đến một mức nhất định. Dưới chủ nghĩa tư bản, đã xuất hiện đầy đủ hai điều kiện đó. Một mặt, cách mạng tư sản đã giải phóng người lao động khỏi sự lệ thuộc về thân thể vào chủ nô và chúa phong kiến. Mặt khác, do tác động của quy luật giá trị và các biện pháp tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản đã làm phá sản những người sản xuất nhỏ, biến họ trở thành vô sản và tập trung tư liệu sản xuất vào trong tay một số ít người. Việc mua bán sức lao động được thực hiện dưới hình thức thuê mướn. Trong các hình thái trước tư bản chủ nghĩa (TBCN) chỉ có sản phẩm của lao động mới là hàng hóa. Chỉ đến khi sản xuất hàng hóa phát triển đến một mức độ nhất định nào đó, các hình thái sản xuất xã hội cũ bị phá vỡ thì mới xuất hiện điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. Chính sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động đã làm cho sản xuất hàng hóa trở nên có tính chất phổ biến và đã báo hiệu sự ra đời của một thời đại mới trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập tốt nghiệp , nhận làm thuê assignment , xử lý số liệu spss , viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/ly-luan-ve-hang-hoa-suc-lao-dong/
,