Phan tich kha nang thanh toan hien hanh tai Luan Van 24

Page 1

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN HÀNH TẠI LUẬN VĂN 24 Trong bài viết này, Luận Văn 24 chuyên làm đồ án thuê cntt xin chia sẻ đến bạn nội dung phân tích khả năng thanh toán hiện hành hay còn gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn.

Phân tích khả năng thanh toán hiện hành 1. Khái niệm khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng bảo đảm trả được các khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chi hay giữa nguồn vốn kinh tế (capital) và nguồn lực sẵn có (resource). Investopedia định nghĩa khả năng thanh toán “là khả năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền cần thiết để mở rộng và phát triển” (Theo www.vietnamanaqment.com) Khả năng thanh toán, khả năng chi trả: là khả năng của người đi vay có thể hoàn trả cả gốc lẫn lãi của một khoản nợ. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp là xem xét tình hình thanh toán của các khoản phải thu, các khoản phải trả và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là năng lực về tài chính mà doanh nghiệp có được để đáp ứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ cho các cá nhân, tổ chức có quan hệ cho doanh nghiệp vay hoặc nợ. Khả năng thanh toán là một trong những công cụ mạnh được sử dụng nhằm đánh giá các khả năng của doanh nghiệp để đáp ứng được những nhiệm vụ tài chính dài hạn hay ngắn hạn của doanh nghiệp. Về cơ bản, quá trình này gọi là xác định tổng thu nhập được tao ra bởi doanh nghiệp, miễn các loại thuế nợ và bất kỳ loại chi phí khấu hao mà không dùng tiền mặt. Con số này được so sánh với tổng số nhiệm vụ dài hạn mà doanh nghiệp hiện tại đang nắm giữ. Các nhà đầu tư và


người cho vay thường quan tâm, và để ý đặc biệt đến những với tỷ lệ khả năng thanh toán như một phương tiện đánh giá xếp hạng tín dụng và đánh giá mức độ rủi ro hiện tại của một doanh nghiệp 2. Phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, để tài trợ cho TS của mình, các doanh nghiệp không chỉ dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu mà còn cần đến nguồn tài trợ khác là vay nợ. Việc vay nợ này được thực hiện ở nhiều đối tượng và hình thức khác nhau. Cho dù là đối tượng nào đi chăng nữa thì để đi đến quyết định cho vay nợ hay không họ đều quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các hệ số về khả năng thanh toán sẽ giúp các nhà phân tích nhận thức được quá khứ và chiều hướng tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản phải có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Việc phân tích các tỷ lệ về khả năng thanh toán không những giúp cho chủ nợ giảm được rủi ro trong quan hệ tín dụng và bảo toàn được vốn của mình mà còn giúp bản thân doanh nghiệp thấy được khả năng chi trả thực tế đề từ đó có biện pháp kịp thời trong điều chỉnh các khoản mục tài sản cho hợp lý nhằm nâng cao khả năng thanh toán. 2.1. Vốn lưu động ròng Đây là một chỉ số tài chính dùng để đo lường hiệu quả hoạt động cũng như năng lực tài chính trong ngắn hạn của một công ty. Vốn lưu động của một công ty được tính toán theo công thức sau: Vốn lưu động ròng = Tổng tài sản ngắn hạn – Tổng nợ ngắn hạn Vốn lưu động ròng dương có nghĩa là công ty có khả năng chi trả được các nghĩa vụ nơ ngắn hạn của mình. Ngược lại, nếu vốn lưu động là một số âm tức là hiện tại công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ bằng tài sản hiện có của mình (bao gồm tiền mặt, khoản phải thu, tồn kho). Nếu như lượng tài sản hiện tại của một công ty không lớn hơn các tổng các khoản nợ hiện tại thì công ty này có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán cho các chủ nợ trong ngắn hạn. Trường hợp xấu nhất là công ty có thể bị phá sản. Một sự sụt giảm trong tỉ lệ vốn hoạt động của công ty trong một khoảng thời gian tương đối dài có thể là một dấu hiệu xấu. 2.2. Lưu lượng tiền mặt


Lưu lượng tiền mặt = Thu nhập ròng + Khấu hao Lưu lượng tiền mặt được hiểu là tiền tồn quỹ, tiền trên tài khoản thanh toán của doanh nghiệp ở ngân hàng. Tiền mặt bản thân nó là tài sản không sinh lãi, tuy nhiên việc giữ tiền mặt trong kinh doanh rất quan trọng, xuất phát từ những lý do sau: Đảm bảo giao dịch hàng ngày; bù đắp cho ngân hàng về việc ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp; đáp ứng nhu cầu dự phòng trong trường hợp biến động không lường trước được của các luồng tiền vào và ra; hưởng lợi thế trong thương lượng mua hàng. Quản lý tiền mặt đề cập đến việc quản lý tiền giấy và tiền gửi ngân hàng. Sự quản lý này liên quan chặt chẽ đến việc quản lý các loại tài sản gắn liền với tiền mặt như các loại chứng khoán có khả năng thanh khoản cao. Ta có thể thấy điều này qua sơ đồ luân chuyển sau:

khả năng thanh toán hiện hành 2.3. Khả năng thanh toán hiện hành Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn (khả năng thanh toán hiện hành): cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể thanh toán.


khả năng thanh toán hiện hành (2) Tổng TSNH bao gồm: tiền, chứng khoán ngắn hạn, khoản phải thu và tồn kho. Giá trị nợ ngắn hạn bao gồm: khoản phải trả người bán, nợ ngắn hạn ngân hàng, nợ dài hạn đến hạn trả, phải trả thuế, và các khoản chi phí phải trả ngắn hạn khác. Để đánh giá tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp sau khi tính toán, ta so sánh với tỷ số thanh toán bình quân ngành, tỷ số thanh toán năm trước và 1. TTNH > 1: giá trị tài sản ngắn hạn của công ty lớn hơn giá trị nợ ngắn hạn, hay nói cách khác là tài sản lưu động của doanh nghiệp đủ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy, tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Và ngược lại, nếu khả năng TTNH < 1 thì doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu con số này quá cao thì có nghĩa là doanh nghiệp đã đầu tư quá nhiều vào TSNH so với nhu cầu. Thường thì phần vượt quá sẽ không tính thêm lợi nhuận, nên việc đầu tư đó sẽ kém hiệu quả. Do đó, doanh nghiệp cần phải phân bổ vốn hợp lý. Nếu TTNH năm nay < TTNH năm trước: điều này cho chúng ta thấy rằng khả năng TTNH năm nay giảm đi so với năm trước. Do đó, để hiểu rõ thêm về điều này ta cần so sánh với tỷ số thanh toán bình quân ngành. Tỷ số TTNH so với tỷ số thanh toán bình quân ngành không quá chênh lệch là tốt. 2.4. Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh: cho biết mỗi đồng nợ ngắn hạn phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sau khi trừ đi hàng tồn kho.

khả năng thanh toán hiện hành (3) Khả năng thanh toán nhanh: đánh giá được khả năng sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp cao hơn so với hệ số thanh toán hiện hành. Cơ sở của


phương pháp này cho rằng hàng tồn kho là khó chuyển đổi thành tiền, chưa nói là không tiêu thụ được, hàng ứ đọng kém phẩm chất, có tính thanh khoản thấp hơn những TSNH khác. Do đó, tỷ số thanh toán nhanh có thể giúp kiểm tra tình trạng tài sản một cách chặt chẽ hơn so với hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số thanh toán nhanh cho biết doanh nghiệp có bao nhiêu đồng vốn bằng tiền hoặc các khoản tương đương tiền để thay toán cho một đồng nợ ngắn hạn. 2.5. Khả năng thanh toán tức thời Hệ số khả năng thanh toán tức thời: cho phép đánh giá được khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản tương đương tiền.

khả năng thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán tức thời thường dao động từ 0,5 đến 1. Tuy nhiên, để kết luận giá trị của hệ số thanh toán tức thời là tốt hay xấu, có ảnh hưởng gì đến hoạt động của doanh nghiệp hay không thì cần xem xét đặc điểm và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ. Hiện tại, Luận Văn 24 đang cung cấp dịch vụ làm thuê báo cáo thực tập , nhận viết assignment , hỗ trợ spss , viết tiểu luận thuê chuyên nghiệp nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z. #LV24 , #luan_van_24 , #luận_văn_24 , #dịch_vụ_chỉnh_sửa_luận_văn #làm_đồ_án_thuê , #làm_chuyên_đề_tốt_nghiệp , #giá_làm_luận_văn_tốt_nghiệp Xem thêm: https://luanvan24.com/phan-tich-kha-nang-thanh-toan-hien-hanh/

,


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.