Sống khoẻ mạnh, Sống tích cực Sổ tay tự chăm sóc
Dành cho người nhiễm hiv/aids và những người chăm sóc họ
FHI-Self Care VN Final.indd 1
11/9/10 11:24 AM
Đây là cuốn sách được viết cho những người nhiễm HIV/AIDS và những người chăm sóc họ. Cuốn sách này gồm những thông tin về việc làm thế nào để sống khoẻ mạnh, đầy hy vọng và cách xử trí khi gặp các vấn đề sức khoẻ thông thường. Bạn hãy nhớ rằng:
Bạn có một cuộc đời để sống, có những ước mơ để mơ và có một tương lai để lập kế hoạch giống như bao người khác! Mỗi ngày đến là một cơ hội mới để bạn làm nên điều tốt đẹp nhất cho cuộc đời mình! Bạn có thể tận hưởng những năm tháng hạnh phúc cùng với gia đình và bạn bè! Bạn hoàn toàn không đơn độc!
FHI-Self Care VN Final.indd 2
11/9/10 11:24 AM
Sống khoẻ mạnh, Sống tích cực Sổ tay tự chăm sóc
Dành cho người nhiễm hiv/aids và những người chăm sóc họ
FHI-Self Care VN Final.indd 3
11/9/10 11:24 AM
Mục lục HIV và AIDS là gì?........................................................................ 7 HIV là gì?........................................................................................ 8 AIDS là gì?..................................................................................... 11 Phòng lây nhiễm HIV như thế nào?. . ...................................................... 12 Làm thế nào bạn biết mình có nhiễm HIV hay không?................................. 19 Nhận hỗ trợ từ cộng đồng của bạn như thế nào?........................................ 25 Yêu cầu được hỗ trợ và giúp đỡ ở đâu?.................................................... 28 Làm gì để có cuộc sống khoẻ mạnh, tích cực........................... 31 Sống tích cực là gì?........................................................................... 32 Làm chủ cảm xúc như thế nào?............................................................ 33 Nên làm gì để đương đầu với sự kỳ thị và phân biệt đối xử?........................... 41 Tình dục, tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình với người nhiễm hiv như thế nào?.................................................................... 43 Lập kế hoạch cho tương lai như thế nào?................................................. 48 Giúp đỡ lẫn nhau............................................................................. 53 Làm gì để có thể lực và sức khoẻ tốt....................................... 57 Ăn những thức ăn có lợi cho sức khoẻ .................................................... 58 Giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần thoải mái...................................... 63 Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ....................................................................... 67 Phòng ngừa nhiễm trùng cơ hội bằng Cotrimoxazole.................................. 69 Xử trí các triệu chứng nhẹ và thông thường tại nhà như thế nào?............................................................... 71 Những vấn đề sức khoẻ mà người nhiễm HIV thường gặp ............................ 72 Bạn và nhân viên y tế........................................................................ 75
FHI-Self Care VN Final.indd 4
Phòng ngừa phổ cập cần thiết khi chăm sóc người nhiễm HIV ....................... 77 Xử trí sốt........................................................................................ 79 Giảm đau....................................................................................... 82 Đau đầu........................................................................................ 87 Xử trí khi bị tiêu chảy......................................................................... 89 Xử trí khi bị táo bón........................................................................... 92 Chăm sóc khi bị nôn và buồn nôn.......................................................... 93 Chăm sóc các vấn đề về da.................................................................. 95 Điều trị loét miệng và họng............................................................... 101 Chăm sóc cho các vấn đề của đường sinh dục......................................... 104 Xử trí triệu chứng ho và các vấn đề khác của đường hô hấp......................... 107 Xử trí khi mệt mỏi........................................................................... 113 Thuốc kháng virut là gì?................................................................... 114 Ghi nhớ bạn phải uống thuốc như thế nào và khi nào................................ 117 Dụng cụ nhắc thuốc hàng ngày.......................................................... 119 Những người có nhu cầu đặc biệt.......................................... 121 Người nghiện chích ma túy (IDU)........................................................ 122 Thông tin về sức khỏe cho người nghiện chích ma túy nhiễm hiv................. 124 Nam có quan hệ tình dục đồng giới (MSM)............................................ 143 Phụ nữ mang thai.......................................................................... 151 Chăm sóc cuối đời................................................................... 165 Chuẩn bị cho cái chết....................................................................... 166 danh sách phòng TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV tự nguyện và các dịch vụ chăm sóc - điều trị.......................................... 172
11/9/10 11:24 AM
Sống khoẻ mạnh, Sống tích cực Tài liệu này đã được chỉnh lý từ nhiều nguồn khác nhau, đặc biệt từ Bộ sách về Tự chăm sóc cho người nhiễm HIV/AIDS do tổ chức Sức khoẻ Gia đình Quốc tế ở Campuchia biên soạn; quyển sổ lịch năm 2004 của Văn phòng UNESCO tại Hà Nội và Viện Nghiên cứu phát triển xã hội; “Sống khoẻ và vui” của tổ chức Path Thái Lan. Sổ tay Tư vấn và Chăm sóc do ủy ban AIDS Quốc gia của Papua New Guinea xây dựng; Sổ tay chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và những người chăm sóc họ của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới; và cuốn “Sống chung với AIDS trong Cộng đồng” do Tổ chức Dịch vụ AIDS và Tổ chức Y tế Thế giới biên soạn. Chúng tôi xin đặc biệt cám ơn những người đã tham gia xây dựng cuốn sổ tay này: Ths. Bs. Nguyễn Thị Thanh Hà, bà Kimberly Green, Ths. Bs. Vũ Ngọc Phịnh, Bs. Rachel Burdon, Ths. Vương Thị Hương Thu, Ts. Bs. Nguyễn Tố Như, ông Simon Baldwin, Ths. Nguyễn Thanh Sơn, ông Philippe Girault.
FHI-Self Care VN Final.indd 5
11/9/10 11:24 AM
FHI-Self Care VN Final.indd 6
11/9/10 11:24 AM
HIV và AIDS là gì?
HIV và AIDS là gì? Những người nhiễm HIV vẫn có thể có cuộc sống bình thường. Phần lớn thời gian họ không bị ốm. Họ trông và cảm thấy vẫn khoẻ mạnh.
7
FHI-Self Care VN Final.indd 7
11/9/10 11:24 AM
HIV là gì?
HIV là một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người. Vi rút là vi sinh vật rất nhỏ mà bạn không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Khi xâm nhập vào cơ thể, HIV có thể làm cho bạn bị ốm. HIV làm cho cơ thể bạn yếu đi, do vậy không còn sức đề kháng đối với những vi sinh vật khác. 8
HIV tác động lên cơ thể bạn như thế nào? HIV làm tổn thương hệ thống bảo vệ cơ thể. Quá trình này xảy ra chậm và có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm hoặc lâu hơn trước khi người nhiễm HIV cảm thấy ốm và bệnh tiến triển thành AIDS. Tuy nhiên, với việc chăm sóc, điều trị kịp thời và sống khỏe mạnh, người nhiễm HIV có thể sống lâu hơn nữa.
FHI-Self Care VN Final.indd 8
11/9/10 11:24 AM
1. HIV dương tính nhưng vẫn khoẻ mạnh Người nhiễm HIV cảm thấy khỏe và có thể không biết họ nhiễm HIV. Giai đoạn này có thể kéo dàI từ 5 – 10 năm hoặc lâu hơn.
2. ốm nhẹ Hệ thống bảo vệ cơ thể bị tổn thương nhẹ. Do vậy các vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn và gây ra nhiều các vấn đề nhẹ như là nhiễm trùng da. Cơ thể còn đủ khỏe để làm được phần lớn các hoạt động hàng ngày và công việc.
9
FHI-Self Care VN Final.indd 9
11/9/10 11:24 AM
3. ốm nhiều hơn Hệ thống miễn dịch đang suy yếu gây ra các nhiễm trùng thường xuyên. Ở giai đoạn này việc thực hiện các hoạt động hàng ngày và làm việc trở nên khó khăn hơn. Các vấn đề liên tục xảy ra như sút cân, tiêu chảy, sốt, nấm miệng và lao.
4. ốm nặng ( AIDS) Hệ thống bảo vệ cơ thể bị tổn thương nặng nề. Các vi sinh vật gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây ra nhiều bệnh khác nhau và suy kiệt. Cơ thể trở nên rất yếu. Làm các công việc bình thường hàng ngày trở nên rất khó khăn và người nhiễm HIV có thể phải nằm trên giường suốt ngày. Giai đoạn này người nhiễm HIV có thể chết nếu không được điều trị bằng thuốc kháng vi rút (ARV).
10
FHI-Self Care VN Final.indd 10
11/9/10 11:24 AM
AIDS là gì? AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một bệnh lý xảy ra ở người nhiễm HIV khi hệ thống bảo vệ của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các dấu hiệu và triệu chứng của AIDS gây ra do các bệnh mắc phải khi cơ thể ốm yếu. Chúng ta gọi những bệnh này là “những bệnh nhiễm trùng cơ hội” (NTCH) vì các vi sinh vật đã nhân cơ hội cơ thể ốm yếu để xâm nhập và gây bệnh. Ví dụ, các bệnh cơ hội như lao, viêm phổi, PCP, Zona và nấm miệng, họng. Các triệu chứng thường gặp của các nhiễm trùng cơ hội bao gồm tiêu chảy kéo dài hoặc dai dẳng, sụt cân, sốt kéo dài, đau và các nhiễm trùng da.
11
Có phải mọi người mắc AIDS đều có các triệu chứng giống nhau không? Không. Mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào loại bệnh mà người đó mắc và khả năng chống đỡ của hệ thống bảo vệ của mỗi người.
FHI-Self Care VN Final.indd 11
11/9/10 11:24 AM
Phòng lây nhiễm HIV như thế nào? HIV lây truyền như thế nào? HIV có thể lây truyền từ người này sang người khác theo 3 con đường:
(1) Qua đường máu HIV tồn tại trong máu người nhiễm. Bạn có thể nhiễm HIV nếu: 12
Bạn dùng chung bơm, kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da mà người nhiễm HIV đã sử dụng. Bạn được truyền máu hoặc truyền các sản phẩm của máu đã nhiễm HIV. Cũng có các khả năng thấp có thể lan truyền HIV nếu: Bạn có vết thương hở hoặc vết cắt trên da tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo của người nhiễm HIV.
FHI-Self Care VN Final.indd 12
Bạn là nhân viên y tế và bị kim tiêm dính máu người nhiễm HIV đâm phải.
11/9/10 11:24 AM
(2) Qua quan hệ tình dục HIV có thể sống trong dịch sinh dục của nam giới và phụ nữ. Quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người nhiễm HIV mà không dùng bao cao su đúng cách có thể khiến
bạn có nguy cơ bị nhiễm HIV. Thậm chí nếu bạn đang được điều trị kháng vi rút (ARV), bạn vẫn có thể nhiễm các chủng HIV khác ví dụ HIV đã kháng thuốc.
13
FHI-Self Care VN Final.indd 13
11/9/10 11:24 AM
(3) Từ mẹ sang con
14
Các nghiên cứu cho thấy nếu không có bất kỳ một can thiệp phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con nào, trong số 10 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV thì 3 trẻ bị nhiễm HIV. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con qua các thời kỳ: Trước sinh (trong lúc mang thai) Trong quá trình chuyển dạ và đẻ Sau sinh (qua bú mẹ)
FHI-Self Care VN Final.indd 14
11/9/10 11:24 AM
HIV không lây truyền theo con đường nào? Bạn sẽ không bị nhiễm HIV khi: Chăm sóc bệnh nhân AIDS Sống chung hoặc làm việc với người nhiễm HIV Tiếp xúc với các dịch cơ thể như mồ hôi, nước bọt, chất nôn, phân và nước tiểu (nếu không nhìn thấy máu) Tắm hoặc giặt chung với người nhiễm HIV
FHI-Self Care VN Final.indd 15
Ăn chung, dùng chung đũa, thìa, bát, cốc chén uống nước/trà với người nhiễm Ăn những thức ăn do người nhiễm HIV nấu Thở chung bầu không khí hoặc ở gần người nhiễm HIV đang bị ho Dùng chung nhà vệ sinh Ôm ấp và chạm vào người nhiễm HIV Bị muỗi hoặc các côn trùng, động vật khác đốt hoặc cắn
15
11/9/10 11:24 AM
Phòng lây nhiễm HIV như thế nào? Có nhiều cách giúp bạn phòng nhiễm HIV hoặc tránh tái nhiễm HIV
Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu:
16
Không bao giờ dùng lại bơm, kim tiêm và các dụng cụ tiêm chích mà người khác đã sử dụng Nếu bạn vẫn dùng chung bơm kim tiêm hoặc các dụng cụ tiêm chích, hãy làm sạch dụng cụ trước khi tiêm bằng dung dịch sát trùng Nếu bạn phải tiêm thuốc, hãy sử dụng bơm kim tiêm một lần Nếu bạn phải truyền máu hãy hỏi xem máu đó hoặc các sản phẩm của máu đã được xét nghiệm và khẳng định là không có HIV chưa Đeo găng tay hoặc túi nilon trước khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể, phân, chất nôn hoặc các dịch khác chứa máu của người nhiễm Không dùng chung bàn chải đánh răng, dao cạo râu hoặc các dụng cụ xuyên chích với người khác
FHI-Self Care VN Final.indd 16
Phòng lây truyền HIV qua quan hệ tình dục: Cố gắng chung thủy Tái nhiễm là gì và tại sao phòng với một bạn tình tránh tái nhiễm lại quan trọng? hoặc không quan hệ Nếu bạn đã nhiễm HIV, phòng tránh tình dục tái nhiễm rất quan trọng để bảo vệ sức Luôn luôn sử dụng khỏe của bạn. Tái nhiễm có nghĩa là bạn bao cao su nam hoặc có thể bị nhiễm thêm các chủng HIV bao cao su nữ khi khác, và chủng HIV này có thể kháng lại có quan hệ tình dục thuốc kháng vi rút (ARV) mà bạn đang qua âm đạo, hậu uống. Bạn cũng dễ bị nhiễm các bệnh môn hoặc miệng lây truyền qua đường tình dục và các bệnh này sẽ làm bạn yếu hơn. HIV lây lan dễ hơn nếu bạn mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn nghĩ mình mắc một bệnh lây qua đường tình dục (STI), bạn nên đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện để khám và chữa bệnh. Bạn cũng phải sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục. Đừng quên thông báo cho bạn tình của mình và đảm bảo rằng họ cũng sẽ đi khám và chữa bệnh
11/9/10 11:24 AM
Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: Hãy nhớ rằng không phải cứ mẹ nhiễm HIV thì con sinh ra cũng sẽ bị nhiễm HIV. Trong số 10 người mẹ nhiễm HIV và sinh con thì chỉ có khoảng 3 trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ mà thôi. Tuy nhiên, nếu được điều trị và chăm sóc y tế đúng cách, nguy cơ trẻ nhiễm HIV từ mẹ chỉ còn khoảng 10% hoặc ít hơn. Nếu bạn là người mẹ nhiễm HIV, bạn có thể làm giảm nguy cơ lây truyền cho con mình bằng cách đến các cơ sở y tế tại cộng đồng, nơi có dịch vụ chăm sóc cho phụ nữ có thai và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục trong suốt thời kỳ có thai và sau khi sinh. Nếu bạn đã đang được điều trị bằng thuốc kháng vi rút ARV rồi thì điều này cũng giúp rất tốt cho việc phòng tránh lây truyền HIV sang em bé. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sỹ điều trị của bạn.
17
Cũng có thuốc điều trị kháng vi rút đặc biệt để làm giảm khả năng lây truyền HIV cho con bạn. Thuốc này được dùng cho bà mẹ mang thai và sau đó là dùng cho trẻ ngay sau khi sinh.
FHI-Self Care VN Final.indd 17
11/9/10 11:24 AM
Bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV cho con bạn – cứ khoảng 7 bà mẹ nhiễm HIV cho con bú thì sẽ có 1 em bé nhiễm HIV từ sữa mẹ. Nếu bạn lo lắng không biết có nên cho con bú mẹ hay không, hãy nói chuyện với cán bộ y tế về các phương pháp nuôi con khác hiện có. Sự chọn lựa thông thường là nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa ngoài hoặc nuôi trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ:
18
- Nuôi dưỡng trẻ hoàn toàn bằng sữa bột thay thế đã được Bộ Y tế phê duyệt và KHÔNG cho trẻ bú mẹ. Tuy nhiên, nếu bạn không thể đảm bảo luôn có đủ nước sạch, không biết làm sạch bình sữa và không đủ tiền để mua sữa bột nuôi con, thì bạn cần cân nhắc sự lựa chọn khác. - Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và cho bú ngay sau khi sinh trong vòng 6 tháng đầu là cách nuôi dưỡng khác cho con bạn. Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ nghĩa là chỉ cho trẻ bú sữa mẹ – không nước lọc, không sữa bột, không nước hoa quả, không mật ong, không đường, không gạo, v.v… Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho em bé.
FHI-Self Care VN Final.indd 18
Nếu em bé được nuôi bằng cả sữa mẹ và sữa ngoài thì nguy cơ lây nhiễm HIV là rất cao. Bạn cần chắc chắn là sẽ chỉ nuôi con bằng một trong 2 cách này.
11/9/10 11:24 AM
Làm thế nào bạn biết mình có nhiễm HIV hay không? Nhiễm HIV giai đoạn sớm không nhất thiết phải có bất kỳ triệu chứng rõ rệt nào. Xét nghiệm máu là cách duy nhất để bạn biết mình có nhiễm HIV hay không.
Xét nghiệm HIV là gì? Xét nghiệm HIV là một xét nghiệm đặc biệt giúp bạn biết có HIV trong cơ thể bạn hay không? Xét nghiệm không trực tiếp tìm vi rút HIV mà chỉ tìm kiếm kháng thể chống vi rút HIV. Bởi vì cơ thể chống lại HIV qua việc sản xuất kháng thể vì thế xét nghiệm là để tìm ra các kháng thể này trong máu của bạn.
“Thời kỳ cửa sổ” là gì ? Từ khi nhiễm virut HIV, cần 1 đến 3 tháng để cơ thể sản xuất đủ lượng kháng thể có thể phát hiện được bằng xét nghiệm HIV. Điều này giải thích tại sao có khoảng thời gian trống từ khi một người bị nhiễm cho đến khi xét nghiệm HIV có thể phát hiện được kháng thể. Khoảng thời gian đó được gọi là “giai đoạn cửa sổ”. Trong giai đoạn cửa sổ, một người
FHI-Self Care VN Final.indd 19
nhiễm HIV vẫn có thể lan truyền HIV tới người khác thậm chí xét nghiệm HIV của người ấy âm tính.
Xét nghiệm HIV ở trẻ sơ sinh là gì? Xét nghiệm HIV cho trẻ sơ sinh sinh từ bà mẹ nhiễm HIV lại là một xét nghiệm khác. Các xét nghiệm kiểm tra kháng thể HIV chỉ có thể khẳng định là trẻ có bị nhiễm HIV hay không vào lúc trẻ trên 18 tháng tuổi. Có một xét nghiệm khác– đó là xét nghiệm PCR – xét nghiệm này có thể chẩn đoán được là trẻ có bị nhiễm HIV không từ lúc trẻ được 6 tuần tuổi, nhưng xét nghiệm này chỉ có ở một số nơi trên cả nước Việt Nam. Nếu bạn có kế hoạch sinh con, bạn nên tư vấn với nhân viên y tế để biết được về các xét nghiệm này.
19
11/9/10 11:24 AM
Bạn có nên làm xét nghiệm HIV không?
20
Bất kỳ ai muốn biết mình có nhiễm HIV hay không đều nên tìm đến một cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV miễn phí và bảo mật. Các dịch vụ xét nghiệm HIV miễn phí không sẵn có ở mọi nơi, vì thế bạn nên tham khảo danh sách và địa chỉ các dịch vụ này ở cuối cuốn sách. Nếu nghi ngờ bản thân mình có thể bị phơi nhiễm HIV thì bạn cũng nên đi làm xét nghiệm kiểm tra. Nếu bạn lo lắng về HIV, bạn nên nói chuyện với cán bộ tư vấn và quyết định xem liệu bạn có muốn làm xét nghiệm HIV không.
FHI-Self Care VN Final.indd 20
11/9/10 11:25 AM
Lợi ích của việc xét nghiệm máu để phát hiện HIV là gì? Nếu kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng bạn không nhiễm HIV, bạn có thể: Cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Tuy nhiên nên nhớ rằng, nếu bạn nghĩ mình đã bị phơi nhiễm trong 3 tháng qua, bạn cần xét nghiệm lại sau 3 tháng tới để khẳng định chắc chắn mình có nhiễm HIV hay không.
Kết quả xét nghiệm HIV âm tính Trong khoảng thời gian 3 tháng sau khi một người bị nhiễm thì xét nghiệm HIV không thể chỉ ra là họ có bị nhiễm HIV hay không. Do vậy, cho dù kết quả xét nghiệm của bạn âm tính, bạn vẫn có thể đã có vi rút trong máu. Bạn cần làm một xét nghiệm khác sau 3 tháng để khẳng định tình trạng âm tính của mình. Trong thời gian này, bạn cần sử dụng bao cao su để tự bảo vệ mình và không dùng chung bơm kim tiêm.
FHI-Self Care VN Final.indd 21
Tìm hiểu thêm về HIV/AIDS và biết cách bảo vệ bản thân khỏi bị nhiễm HIV trong tương lai. Nhận bao cao su, và các hướng dẫn sử dụng bao cao su đúng cách từ nhân viên tư vấn.
21
11/9/10 11:25 AM
Nếu kết quả xét nghiệm chỉ ra rằng bạn có nhiễm HIV, bạn có thể:
22
Được người tư vấn hỗ trợ tâm lý để giúp bạn đối phó với kết quả xét nghiệm Biết thêm thông tin về các dịch vụ trong cộng đồng mà bạn có thể tiếp cận để được chăm sóc và hỗ trợ Hiểu biết thêm về HIV và việc nó ảnh hưởng đến cơ thể bạn thế nào Biết cách bảo vệ người khác khỏi bị lây nhiễm HIV như thế nào Biết cách tự chăm sóc tốt cho bản thân Tham gia nhóm hỗ trợ dành cho những người sống chung với HIV/AIDS Uống thuốc phòng một số bệnh thường gặp ở người nhiễm HIV Biết tiếp cận điều trị kháng vi rút (ART) Lập kế hoạch cho tương lai của bạn và gia đình bạn một cách cẩn thận.
FHI-Self Care VN Final.indd 22
11/9/10 11:25 AM
23
Bạn sẽ được làm thêm một đến hai loại xét nghiệm nữa với các phương pháp khác nhau nếu như xét nghiệm lần đầu cho kết quả dương tính. Chỉ một xét nghiệm không đủ để khẳng định bạn đã nhiễm HIV.
FHI-Self Care VN Final.indd 23
11/9/10 11:25 AM
Bạn có thể làm xét nghiệm HIV ở đâu? Có rất nhiều nơi ở Việt Nam cung cấp dịch vụ xét nghiệm HIV. Tuy nhiên, những nơi tốt nhất được biết đến là các Trung tâm Tư vấn và Xét nghiệm Tự nguyện và bảo mật (VCT). Tại trung tâm VCT, các dịch vụ thường miễn phí, bạn có thể xét nghiệm mà không cần phải khai tên hoặc cung cấp các thông tin cá nhân của bạn. Vì thế kết quả xét nghiệm của bạn cũng sẽ được giữ bí mật. Bạn có thể xem Danh sách các điểm dịch vụ Tư vấn và Xét nghiệm HIV tự nguyện và bảo mật ở cuối cuốn sách này.
Thế nào là một dịch vụ xét nghiệm tốt? 24
Tại điểm cung cấp dịch vụ xét nghiệm tốt: Người tư vấn sẽ thảo luận về xét nghiệm với bạn trước khi bạn làm xét nghiệm và cũng như sau khi bạn nhận được kết quả Nếu kết quả âm tính, người tư vấn sẽ giúp bạn chuẩn bị để tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm HIV trong tương lai Nếu kết quả dương tính, người tư vấn sẽ giúp bạn đối phó với thực tế này và gợi ý cho bạn nơi mà bạn có thể tiếp cận những dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ tại cộng đồng. Người tư vấn sẽ giữ bí mật về tình trạng nhiễm HIV của bạn cũng như tất cả những gì bạn đã nói trong buổi tư vấn.
FHI-Self Care VN Final.indd 24
11/9/10 11:25 AM
Nhận hỗ trợ từ cộng đồng của bạn như thế nào? Bạn sẽ làm gì nếu bạn hoặc người thân của bạn bị nhiễm HIV?
25
Sẽ là cực kỳ khó khăn khi phát hiện ra bạn hoặc người thân của bạn bị nhiễm HIV. Bạn có thể lo lắng cho tương lai của mình. Bạn cũng có thể cảm thấy tức giận và buồn chán. Bạn thậm chí có thể cảm thấy tội lỗi và xấu hổ. Những cảm giác này là bình thường và là một phần diễn biến mà tất cả mọi người phải đối mặt khi có các vấn đề khó khăn xảy ra với họ. Nhớ rằng bạn không đơn độc. Có hàng ngàn người nhiễm HIV tại Việt Nam và hàng triệu người nhiễm HIV trên thế giới.
FHI-Self Care VN Final.indd 25
11/9/10 11:25 AM
Những việc bạn có thể làm:
26
(1) Tìm hiểu về bệnh và cách tự chăm sóc bản thân cũng như người thân của bạn. Có rất nhiều điều bạn có thể làm để bạn sống khoẻ mạnh và sống một cách tích cực bao gồm tự chăm sóc, hỗ trợ từ nhóm chăm sóc tại nhà và đăng ký tại một phòng khám ngoại trú HIV tại địa phương của bạn.
định. Nếu bạn không muốn cho ai biết, đó cũng là lựa chọn của bạn. Một số người cảm thấy tốt hơn nếu họ có thể kể về việc mình đã nhiễm HIV với những người họ quen biết và tin tưởng. Tuy nhiên mỗi người cần quyết định xem khi nào và ở đâu là tốt nhất để nói cho người khác biết. Có 3 lý do khiến bạn có thể muốn nói với mọi người rằng bạn đã nhiễm HIV:
(2) Nói chuyện với những người nhiễm HIV khác hoặc những người đang chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS. Ở một số nơi, người nhiễm HIV và những người chăm sóc họ đã thành lập các nhóm hỗ trợ/nhóm tự lực/nhóm đồng đẳng. Tìm hiểu xem các nhóm hỗ trợ đã có tại cộng đồng của bạn chưa. Các nhóm hỗ trợ/nhóm tự lực như nhóm Vì ngày mai tươi sáng có thể hỗ trợ và giúp bạn hy vọng.
(1) Nếu bạn có bạn tình hoặc nếu bạn đã dùng chung bơm kim tiêm với người khác, thì người đó có thể cũng đã bị nhiễm HIV. Vì thế có thể bạn muốn họ biết để họ cũng được xét nghiệm. Nếu bạn có bạn tình, bạn sẽ muốn sử dụng bao cao su để bảo vệ họ. Bạn cũng sẽ bảo vệ mình khỏi bị nhiễm các chủng khác của vi rút HIV và các nhiễm trùng đường tình dục.
(3) Lập kế hoạch cho tương lai và cố gắng sống tốt nhất có thể trong mỗi ngày và mọi ngày.
Bạn có nên nói với ai về việc mình bị nhiễm HIV không? Nếu bạn muốn thổ lộ cho ai đó biết về tình trạng nhiễm HIV của mình, đó là hoàn toàn do bạn quyết
FHI-Self Care VN Final.indd 26
(2) Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhõm đi rất nhiều khi nói cho người khác biết mình đã nhiễm HIV. Thông thường thì gia đình và bạn bè sẽ giúp bạn nhiều hơn là bạn tưởng. (3) Thường thì rất dễ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị khi mà bạn đã tiết lộ với gia đình bạn. Các phòng khám ngoại trú thường yêu cầu bạn có một người hỗ trợ điều trị trước
11/9/10 11:25 AM
khi bạn bắt đầu được điều trị ARV. Cũng như vậy, nếu gia đình bạn biết, bạn có thể uống thuốc không dấu giếm và họ có thể giúp bạn nhớ uống thuốc đúng giờ.
Nếu bạn lo lắng về phản ứng tiêu cực hay bạo lực của chồng hoặc vợ bạn, hoặc các thành viên khác trong gia đình thì bạn có thể cân nhắc việc kể điều bạn băn khoăn với nhân viên tư vấn và tìm xem liệu có một nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV mà bạn có thể tham dự để nhận được hỗ trợ tinh thần và hỗ trợ khác khi cần thiết.
27
Nhiễm HIV hay mắc AIDS không phải là điều gì đáng xấu hổ cả. Có nhiều người và các tổ chức có thể giúp đỡ nếu bạn hoặc thành viên gia đình của bạn nhiễm HIV/AIDS. Bạn không đơn độc.
FHI-Self Care VN Final.indd 27
11/9/10 11:25 AM
yêu cầu được hỗ trợ và giúp đỡ ở đâu? Sau đây là gợi ý những nơi bạn có thể đến yêu cầu được giúp đỡ nếu bạn hoặc người thân bị nhiễm HIV/AIDS. Xem danh sách các dịch vụ có tại nơi bạn sống ở phần cuối cuốn sách này.
Trung tâm Tư vấn và Xét nghiệm tự nguyện (VCT)
28
Đây là nơi cần đến nếu bạn muốn biết liệu mình có nhiễm HIV không. Các tư vấn viên đã được đào tạo của trung tâm này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về HIV và về xét nghiệm trước khi họ lấy máu bạn để xét nghiệm. Khi nhận kết quả xét nghiệm, bạn cũng đồng thời được tư vấn và thông tin về những nơi mà bạn có thể đến để được hỗ trợ nhiều hơn nếu bạn nhiễm HIV. Kết quả xét nghiệm của bạn sẽ được giữ bí mật và chỉ đưa cho riêng bạn mà thôi.
nguồn hỗ trợ tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình của họ, và là nguồn thông tin về các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ tại địa phương bạn.
Phòng khám ngoại trú Thường đặt tại bệnh viện tỉnh hoặc quận/huyện, các phòng khám này chăm sóc và điều trị bảo mật về các bệnh nhiễm trùng cơ hội và điều trị ARV miễn phí. Một số phòng khám cung cấp dịch vụ chăm sóc và thuốc men miễn phí. Tuy nhiên một số nơi chỉ cung cấp một số dịch vụ miễn phí và bệnh nhân phải trả tiền một phần cho các dịch vụ.
Các nhóm hỗ trợ/ tự lực/ đồng đẳng người nhiễm HIV
Các nhóm chăm sóc tại nhà
Một số thành phố, thị xã có các câu lạc bộ hoặc nhóm người nhiễm HIV. Những nhóm này có thể là
Ở một số nơi, thông thường tại nơi có phòng khám ngoại trú HIV, các nhóm chăm sóc tại nhà cũng được
FHI-Self Care VN Final.indd 28
11/9/10 11:25 AM
thiết lập bao gồm nhân viên y tế, người nhiễm HIV đã được đào tạo để cung cấp cho bạn và những người chăm sóc bạn dịch vụ chăm sóc sức khỏe bảo mật, các hỗ trợ về tinh thần và xã hội tại nhà.
Câu lạc bộ cho người nghiện chích ma túy (NCMT) Có các câu lạc bộ cho người NCMT và các chương trình tiếp cận cộng đồng tại một vài địa phương nơi mà có bơm kim tiêm sạch, miễn phí và thông tin về việc xử trí áp xe và quá liều như thế nào, việc tiếp cận chương trình điều trị thay thế và cai nghiện.
Điều trị bằng thuốc Hiện nay, chính phủ đã cung cấp một loại thuốc để giúp người nghiện có cuộc sống ổn định hơn. Thuốc này có tên là methadone giúp những người sử dụng ma túy chưa cai được heroin/ma túy sẽ dừng hoặc giảm sử dụng ma túy.
FHI-Self Care VN Final.indd 29
Hội phụ nữ Trên khắp Việt Nam, Hội phụ nữ đã rất tích cực trong các sáng kiến và hoạt động về HIV/AIDS, kiểm soát ma túy, điều trị và giáo dục cai nghiện. Hội Phụ nữ cũng là nguồn động viên về tình cảm cho các thành viên gia đình bị ảnh hưởng bởi HIV, và trợ giúp về tài chính đối với những người khó khăn.
Các tổ chức Phi chính phủ (NGOs) Các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực HIV/AIDS và các vấn đề liên quan đến nghiện chích ma túy thường có những nhân viên có trình độ và kỹ năng để giúp đỡ bạn. Ở một số nơi, họ đã thành lập các nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS và những người chăm sóc người nhiễm.
29
Các trạm y tế phường/xã và các trung tâm y tế quận/huyện Các nhân viên y tế có thể cung cấp các hỗ trợ, thông tin và chăm sóc cần thiết giúp bạn xử trí tốt hơn các vấn đề sức khoẻ của bạn hoặc của người thân của bạn.
11/9/10 11:25 AM
FHI-Self Care VN Final.indd 30
11/9/10 11:25 AM
Làm gì để có cuộc sống khoẻ mạnh, tích cực
Làm gì để có cuộc sống khoẻ mạnh, tích cực
31
FHI-Self Care VN Final.indd 31
11/9/10 11:25 AM
SốNG TíCH CựC Là Gì? Người nhiễm HIV/AIDS trên toàn thế giới phát triển thuật ngữ sống tích cực để diễn tả cách thức mà người nhiễm HIV có thể kiểm soát cuộc sống của họ qua việc chấp nhận là họ nhiễm HIV và sẽ tập trung vào việc làm thế nào để sống với hy vọng và có giá trị. 32
FHI-Self Care VN Final.indd 32
Từ khi một người phát hiện việc họ nhiễm HIV lần đầu tiên, cần một khoảng thời gian để họ có thể sống tích cực. Diễn biến tinh thần ban đầu là họ thường cảm thấy sốc, phủ nhận, và rồi giận dữ. Sau đó người đó cảm thấy xấu hổ, sợ hãi và rất buồn bã. Điều này có thể dẫn đến suy sụp và tự cô lập. Cuối cùng, người nhiễm HIV sẽ đạt được trạng thái chấp nhận tình hình, họ biết rằng họ không thể thay đổi được cái gì đã xảy ra nhưng có thể thay đổi tình hình bằng làm việc, sống tích cực và hỗ trợ gia đình họ, sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, sống tốt từng ngày và lập kế hoạch cho một tương lai tích cực.
11/9/10 11:25 AM
làm chủ cảm xúc NHƯ THế NàO? Khi bạn hoặc người thân nhiễm HIV, việc có các trạng thái cảm xúc khác nhau xuất hiện là chuyện bình thường. Bạn có thể cảm thấy:
Sốc Bạn tự hỏi: “Tại sao điều này lại có thể xảy ra với mình?” “Điều này sẽ kết thúc cuộc đời mình sao?” Đó là bình thường khi cảm thấy sốc hoặc hoang mang, ngay lúc vừa phát hiện ra mình hoặc người thân bị nhiễm HIV. Hãy cố gắng ở bên một người nào đó mà bạn tin cậy trong suốt thời gian này. Họ có thể an ủi và giúp đỡ bạn rất nhiều.
Phủ nhận Bạn không thể tin rằng bạn hoặc người thân đã bị nhiễm HIV. “Bác sĩ nhầm rồi”. “Không thể thế được, tôi vẫn rất khoẻ mạnh và sung sức cơ mà”. Việc phủ nhận tình trạng nhiễm HIV của bản thân là rất nguy hiểm vì nó có thể khiến người ta tiếp tục làm
FHI-Self Care VN Final.indd 33
những điều nguy hại đối với sức khoẻ của chính họ và những người khác, như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung bơm kim tiêm và thờ ơ với các dịch vụ chăm sóc y tế. Điều này cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng chăm sóc của người chăm sóc bạn bởi vì họ không biết được nhu cầu thực tế về chế độ ăn, chăm sóc sức khoẻ và tình cảm của bạn. Nếu bạn biết rằng mình hoặc người thân bị nhiễm HIV, hãy nói chuyện với cán bộ tư vấn hoặc với cán bộ y tế mà bạn tin tưởng. Họ có thể giúp bạn hiểu điều đó có nghĩa là gì và chấp nhận tình hình.
33
Giận dữ Đôi khi người ta cảm thấy rất tức giận khi phát hiện ra rằng mình hoặc người mà mình yêu quí lại nhiễm HIV hay AIDS. Bạn có thể tự đổ lỗi cho bản thân hoặc những người mà bạn nghĩ là đã làm lây HIV cho bạn hoặc người thân của bạn. Bạn có thể nổi khùng lên với chính người thông báo cho bạn về tình trạng nhiễm HIV này. Có lẽ bạn cũng trở nên cáu bẳn, khó chịu với những người xung quanh hay với cả những
11/9/10 11:25 AM
người gần gũi bạn. Trong một vài trường hợp, sự giận dữ của bạn có thể lớn đến nỗi bạn tự huỷ hoại mình hoặc có hành động bạo lực với những người khác.
34
Giận dữ là phản ứng bình thường của mỗi người, nhưng không phải là cách phản ứng có lợi. Nói chuyện với cán bộ y tế, nhân viên tư vấn, bạn bè hoặc người thân trong gia đình có thể giúp bạn kiềm chế cảm giác giận dữ này. Có thể bạn cũng sẽ bớt giận nếu như nghĩ về hậu quả của sự giận dữ và ảnh hưởng của nó đối với bạn và những người khác. Cố gắng làm những việc có thể giúp bạn cảm thấy bình tĩnh lại, như nghe nhạc, xem vô tuyến, chơi thể thao, đọc sách hoặc nói chuyện với người bạn tin cậy hay với người thân trong gia đình.
Đừng trốn tránh thực tế là bạn hoặc người thân đã bị nhiễm HIV. Hãy cố gắng không chán nản khi thấy mọi người bàn tán về mình. Hãy tích cực tham gia vào các sinh hoạt của cộng đồng. Sự tham gia tích cực của bạn có thể chứng tỏ cho mọi người thấy rằng những người nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS vẫn có thể đóng góp rất nhiều cho xã hội, như bất kỳ một người nào khác.
Xấu hổ Bạn có thể cảm thấy hổ thẹn với mọi người khi biết mình hoặc người thân nhiễm HIV. Bạn nghĩ rằng những người khác đang nhìn theo hoặc đang nói xấu bạn. Bạn có thể cố gắng lẩn tránh, không muốn gặp những người khác vì sợ những phản ứng không tốt từ phía họ. Có lẽ bạn cũng tự chỉ trích mình và đối xử thậm tệ với bản thân.
FHI-Self Care VN Final.indd 34
11/9/10 11:25 AM
Nhớ rằng: Nếu bạn bị nhiễm HIV, hãy cố gắng đối xử tốt với bản thân Cố gắng nghĩ tốt về bản thân mình Bạn vẫn cứ là bạn! Bạn vẫn còn là người rất có ý nghĩa và là một phần không thể thiếu của gia đình bạn Bạn vẫn còn quan trọng! Bạn vẫn còn đáng yêu! Bạn không đơn độc!
Sợ hãi Sợ hãi cũng là cảm giác thường gặp khi bạn biết bạn hoặc người thân nhiễm HIV. Người ta sợ rất nhiều thứ, như: Sợ bị bỏ rơi hoặc bị cô lập Bị đối xử tồi tệ và không được tôn trọng
Mang lại hổ thẹn cho gia đình Sợ đau đớn Sợ mất việc và mất thu nhập Sợ những người khác biết là bạn hoặc người thân của bạn nhiễm HIV Sợ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp hoặc nhân viên y tế ruồng bỏ Sợ mình bỏ mặc con cái Sợ chết Người ta có thể trở nên hoảng sợ khi nhiễm HIV hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tâm sự với ai đó hiểu được cảm giác này có thể sẽ giúp bạn bình tâm lại, đó có thể là một người nhiễm HIV, hoặc là người chăm sóc cho người nhiễm. Bạn có thể sẽ nhận ra rằng mình đã quá lo lắng về những điều không đáng sợ hãi đến thế. Ví dụ, bạn có thể nhận ra rằng khi họ biết bạn hoặc người thân của bạn bị nhiễm HIV, họ sẽ dành cho bạn sự yêu quí, tôn trọng, chăm sóc và hỗ trợ.
35
Sợ mình sẽ làm lây truyền HIV cho những người thân trong gia đình
FHI-Self Care VN Final.indd 35
11/9/10 11:25 AM
Cô đơn và tự kỷ Bạn có thể cảm thấy cô đơn – không có ai có thể hiểu nó là thế nào trong tình huống của bạn. Bạn có thể cũng cảm thấy mọi người đang nhìn chằm chằm vào bạn, đang nói về bạn. Những người đưa chuyện vì thế đôi khi họ có thể đang nói về chúng ta, hoặc đang nhìn chúng ta nếu họ biết hoặc nghĩ rằng họ biết về tình hình của chúng ta, nhưng đôi khi, thậm chí không ai biết bất kỳ điều gì về vấn đề của chúng ta, chúng ta vẫn có thể vẫn cảm thấy như là họ đang 36
nhìn chúng ta hoặc nói về chúng ta. Bạn cần nhớ rằng trong hầu hết các trường hợp, người ta có thể không nói về chúng ta, nhìn chúng ta, họ đang bận rộn với cuộc sống của họ. Những điều sau đây cũng có thể giúp bạn: Cần nhớ rằng bạn vẫn đang là người tốt cho dù họ nói gì. Người ta có thể đưa chuyện nhưng điều này không làm thay đổi việc bạn là ai. Cố gắng nhớ là “ điều này rồi sẽ qua đi”. Mọi việc sẽ tốt hơn. Cố gắng tiếp tục gặp gỡ bạn bè và là một phần của cộng đồng Dành thời gian cho gia đình bạn Tham gia nhóm hỗ trợ của người nhiễm HIV
Buồn bã và chán nản Một số người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS cảm thấy tương lai bế tắc và cuộc sống không còn ý nghĩa. Họ cảm thấy vô dụng và mất hết hy vọng. Một số người nằm nhà, ngủ, suy nghĩ lan man, lo lắng quá nhiều, thậm chí bỏ ăn và không nói chuyện với bất kỳ ai.
FHI-Self Care VN Final.indd 36
11/9/10 11:25 AM
Sự suy sụp có thể làm suy yếu tinh thần và thể xác của bạn- hãy nhớ rằng khi bạn cảm thấy tâm hồn thanh thản và tràn trề hy vọng thì bạn sẽ thấy mình khoẻ khoắn hơn rất nhiều. Do vậy, điều quan trọng là bạn phải biết cách vượt qua sự suy sụp đó. Đây là những điều mà bạn có thể làm: Nhớ rằng bạn là người tốt và xứng đáng để có cuộc sống tốt Tập trung vào việc chăm sóc cho gia đình và bạn bè của bạn. Nếu bạn có con, chồng, hoặc vợ, hãy nghĩ về họ, họ vẫn còn cần đến bạn Nói chuyện với cán bộ tư vấn hoặc nhân viên y tế để họ giúp bạn đối phó sự buồn chán, chán nản của bạn Làm những thứ mà bạn thích như xem vô tuyến, nghe nhạc, tập thể dục, thăm thú bạn bè Tham gia nhóm tự lực của người nhiễm HIV Tìm kiếm sự hỗ trợ về tinh thần và cầu nguyện tùy theo tín ngưỡng của bạn Giữ cho bạn luôn có việc để làm
37
Làm một việc gì đó để giúp người khác Tập thiền
FHI-Self Care VN Final.indd 37
11/9/10 11:25 AM
Có rất nhiều việc bạn KHÔNG NÊN làm. Những việc đó có thể giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn ngay lúc đó nhưng theo thời gian, chúng sẽ làm bạn cảm thấy tồi tệ đi nhiều.
38
Hút thuốc lá hoặc uống rượu. Những thứ này chỉ làm cho sức khoẻ của bạn ngày càng tồi tệ. Sử dụng ma túy. Ma tuý hủy hoại bạn cả về tinh thần và thể xác. Nếu bạn nghiện chích ma túy và dùng chung bơm kim tiêm, bạn có nguy cơ bị nhiễm thêm chủng HIV khác hoặc mắc các bệnh khó điều trị khác như viêm gan. Dùng ma túy còn ảnh hưởng tiêu cực đến những người xung quanh. Tự cô lập mình. Nói chuyện và giao lưu với mọi người có thể giúp bạn đương đầu với thực tế và cảm thấy hy vọng nhiều hơn.
Chấp nhận Sau một thời gian, hầu hết những người nhiễm HIV đều chấp nhận tình trạng của mình. Đây là điều rất tốt. Điều này giúp bạn sống tích cực hơn.
FHI-Self Care VN Final.indd 38
Họ nghĩ: Tôi có thể làm gì để sống khỏe mạnh và dễ chịu? Dịch vụ y tế nào tôi có thể đăng ký để tiếp cận được các dịch vụ quan trọng như thuốc điều trị ARV Tôi nên làm gì để làm cho cuộc sống của tôi có ý nghĩa Tôi nên có kế Điều dạy sau đây của Phật có hoạch gì cho thể giúp bạn chấp nhận cuộc tương lai của gia sống của bạn: đình và con cái? Khi nào thì tôi Không cần lo lắng về quá khứ và có thể bộc lộ tương lai. Sự huyền bí của hạnh phúc thông tin về tình là để sống hết mình cho hiện tại. trạng nhiễm HIV Bạn không thể đi ngược lại và thay của tôi với các đổi quá khứ, nó đã qua rồi! con tôi? Tôi có thể làm gì Bạn không thể điều khiển được tương để giúp người lai. Vì thế không nên quá lo lắng. khác?
11/9/10 11:25 AM
Họ cũng có thể nghĩ rằng: Mỗi ngày đối với tôi đều là đáng quý Tôi rất biết ơn bạn bè và gia đình
Hy vọng
Hy vọng vào niềm tin của bạn về một cuộc sống sau khi chết. Điều quan trọng là có hy vọng. Niềm hy vọng sẽ nâng đỡ tinh thần và cho bạn sức mạnh để đương đầu với các tình huống khó khăn. Hy vọng có thể giúp bạn chống lại HIV, AIDS và sống lâu hơn.
Người nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS có thể hy vọng về nhiều thứ. Bạn có thể: Hy vọng rằng mình hoặc những người thân của mình sẽ sống lâu Hy vọng rằng bạn có thể tích cực trong cuộc sống của mình, chăm sóc cho gia đình và bạn bè của bạn Hy vọng rằng bạn sẽ tiếp cận được thuốc điều trị ARV Hy vọng rằng các bác sỹ sẽ điều trị được mỗi loại bệnh khi nó xuất hiện Hy vọng rằng mọi người yêu thương và chấp nhận bản thân bạn Hy vọng về tương lai của gia đình bạn
39
Hy vọng các nhà khoa học có thể tìm ra được loại thuốc điều trị khỏi HIV
FHI-Self Care VN Final.indd 39
11/9/10 11:25 AM
Dù cho bạn có đang cảm thấy như thế nào chăng nữa, bạn hãy nhớ rằng Tất cả những cảm xúc này là hết sức bình thường. Chúng xuất hiện rồi cũng sẽ qua đi. Thậm chí hôm nay có thể bạn đang rất tức giận hoặc tuyệt vọng, nhưng ngày mai có thể bạn lại rất hy vọng vào cuộc sống. Hãy đối xử tử tế với chính bản thân mình. Hãy chăm sóc cho tinh thần và thể xác của bạn. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ và hỗ trợ những khi bạn cần. Và hãy luôn cố gắng để có lại được cảm giác hy vọng.
40
Nếu bạn là người chăm sóc Có những ngày có thể bạn sẽ trải qua một hoặc một số những trạng thái cảm xúc sau: Sốc, phủ nhận hay từ chối, xấu hổ, giận dữ, sợ hãi, buồn chán. Tuy nhiên vào một số thời điểm thì bạn sẽ lại là người hỗ trợ cho người thân nhiễm HIV của bạn để đương đầu với HIV/AIDS. Sau đây là một số việc bạn có thể làm để giúp đỡ người nhiễm HIV và để tự chăm sóc bản thân mình: • Cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ, ngay cả khi người nhiễm HIV có vẻ như chưa muốn • Thể hiện sự quan tâm và khuyến khích họ nói ra xem họ đang cảm thấy như thế nào. Thể hiện sự đồng cảm với người nhiễm HIV rằng những cảm xúc này là có thực và quan trọng. • Thể hiện lòng yêu thương và tình bè bạn. • Cố gắng tránh không có những phán xét tiêu cực về người nhiễm HIV, ngay cả khi bạn cho rằng cách mà họ đang đối phó với tình huống là không phù hợp. • Cởi mở chấp nhận họ để họ có thể thừa nhận tình trạng nhiễm của bản thân và vượt qua sự mặc cảm. Khuyến khích các thành viên trong gia đình hoặc hàng xóm hỗ trợ và chấp nhận họ.
FHI-Self Care VN Final.indd 40
• Khuyến khích họ tham gia các hoạt động mà họ yêu thích • Tăng cường các hoạt động nâng cao thể lực và tinh thần • Giúp họ tìm ra cách giúp đỡ gia đình – như là giúp làm việc vặt trong nhà • Khuyến khích họ làm việc nếu họ có khả năng • Liên kết giới thiệu họ với nhóm tự lực của người nhiễm HIV nếu họ muốn tham dự Đừng quên chăm sóc bản thân mình bằng việc: • Dành thời gian nghỉ ngơi cho chính bạn • Chấp nhận những hạn chế của bản thân và chia sẻ việc chăm sóc với những người khác • Nói chuyện với cán bộ tư vấn hoặc nhân viên y tế để họ giúp bạn vượt qua những khó khăn • Tham gia hoạt động giải trí và các công việc yêu thích như xem vô tuyến, giao tiếp với bạn bè hoặc người thân của bạn, nghe nhạc, ngồi thiền, hoặc tập thể dục. • Tìm kiếm sự hỗ trợ về tâm linh và cầu nguyện tùy theo tín ngưỡng của bạn.
11/9/10 11:25 AM
Nên làm gì để Đương đầu với sự kỳ thị và phân biệt đối xử? Một số người không hiểu về HIV/AIDS và do vậy họ sợ căn bệnh này. Họ có thể đối xử tồi tệ với người nhiễm hoặc người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và thậm chí còn phân biệt đối xử với những người này. Điều đó cản trở việc nói chuyện cởi mở về bệnh tật và chắc chắn làm cho người nhiễm không muốn tiết lộ tình trạng của mình và tìm kiếm sự giúp đỡ.
41
HIV/AIDS là bệnh mãn tính mà ai cũng có thể mắc. Nhiễm HIV không có nghĩa bạn là người xấu. Bạn có thể vẫn là một người đáng quý đang mắc một bệnh mãn tính.
FHI-Self Care VN Final.indd 41
11/9/10 11:25 AM
Có những việc bạn có thể làm để giảm tác động tiêu cực của kỳ thị và phân biệt đối xử: Cần hiểu rằng bạn không phải là người xấu. HIV/AIDS là một bệnh mãn tính mà ai cũng có thể mắc, bất kể đó là phụ nữ hay nam giới, trẻ hay già, người giầu hay người nghèo. Hãy tìm hiều về HIV/AIDS để bạn có thể giải thích cho những người khác.
42
FHI-Self Care VN Final.indd 42
Hãy nghĩ về việc tiết lộ tình trạng nhiễm HIV của bạn với những người mà bạn tin cậy và những người sống xung quanh, để bạn không phải sống một mình với gánh nặng này. Đối mặt với HIV đôi khi có thể giúp giảm kỳ thị và phân biệt đối xử trong cộng đồng trên diện rộng. Làm việc và hoạt động tích cực. Hãy chứng tỏ rằng bạn vẫn có thể đóng góp một cái gì đó cho cộng đồng của mình. Tham gia vào một nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV, hoặc nhóm chăm sóc cho người nhiễm HIV. Nói chuyện với những người đã có những trải nghiệm tương tự để có thể giúp bạn đương đầu tốt hơn với tình trạng của mình. Tìm hiểu các quyền của bạn. Ở Việt Nam có những đạo luật đảm bảo bạn hoặc người thân của bạn được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế, được điều trị có chất lượng và bảo mật, có thể lập gia đình, thậm chí có con và có thể làm việc.
11/9/10 11:25 AM
tình dục, tình yêu, hôn nhân và cuộc sống gia đình VớI NGƯờI NHIễM HIV như thế nào? Hiểu biết về các quyền của bạn Nếu bạn nhiễm HIV và muốn quan hệ tình dục, muốn xây dựng gia đình hoặc muốn có con, thì đó là quyền của bạn. Nếu bạn có thai và muốn sinh con, đó cũng là quyền của bạn. Đôi khi vì sự kỳ thị và phân biệt đối xử, mọi người có thể nói rằng bạn không có quyền quan hệ tình dục, không có quyền kết hôn hoặc có con. Xin hãy nhớ rằng đây chỉ là ý kiến của cá nhân họ. Bạn cần phải thảo luận với người thân của mình và những nhân viên tư vấn giàu kinh nghiệm để quyết định xem điều gì là tốt nhất cho bạn trong hoàn cảnh sống hiện tại. Bạn có thể làm điều này cùng với sự tôn trọng các quyền của những người xung quanh bạn.
FHI-Self Care VN Final.indd 43
43
11/9/10 11:25 AM
Tôi vẫn có thể quan hệ tình dục không? Có. Người nhiễm HIV có thể vẫn còn hứng thú cuộc sống tình dục tích cực. Do vậy, bạn cần nhớ rằng luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Thậm chí ngay cả khi bạn tình của bạn cũng nhiễm HIV vẫn cần dùng bao cao su thường xuyên và đúng cách. Bao cao su sẽ bảo vệ cả hai người khỏi mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STI) mới hoặc tái nhiễm HIV. 44
Khi bạn đang điều trị thuốc ARV, nó có thể giảm tải lượng HIV trong cơ thể bạn, nhưng vì có nhiều vi rút HIV sống trong tinh dịch, dịch âm đạo và qua hậu môn, tình dục không được bảo vệ vẫn mang lại nguy cơ lây nhiễm HIV cho bạn tình của bạn. Có một số cách giúp bạn có được cảm giác thích thú mà không cần giao hợp. Đó là: Xoa bóp, kích thích nhẹ nhàng Hôn
FHI-Self Care VN Final.indd 44
Âu yếm và nói những lời yêu thương Thủ dâm
Tình yêu và hôn nhân Nhiều người nhiễm HIV vẫn yêu và quyết định đi đến hôn nhân. Một số người nhiễm HIV cưới những người cũng nhiễm HIV, một số thì lấy người không bị nhiễm. Để một cuộc hôn nhân tồn tại, bạn cần phải chân thật và cởi mở về bản thân, kể cả tình trạng nhiễm HIV của mình. Một số cặp quyết định làm xét nghiệm để họ có thể chia sẻ thông tin này với nhau trước khi cưới. Một số cặp vợ chồng phát hiện việc một trong 2 người nhiễm HIV sau khi kết hôn. Hàng ngàn các cặp vợ chồng trên thế giới có cùng tình trạng của bạn, và thông qua việc trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau, họ vẫn cùng nhau chung sống và tiếp tục để yêu thương nhau.
Bắt đầu một cuộc sống gia đình Nếu bạn hoặc người yêu/ bạn tình của bạn nhiễm HIV và các bạn muốn kết hôn thì đó là sự lựa chọn
11/9/10 11:25 AM
và quyết định của bạn. Hiện tại sẵn có các dịch vụ và các chiến lược làm giảm đáng kể khả năng lây truyền HIV cho con bạn. Có rất nhiều điều cần quan tâm trước khi quyết định bắt đầu một cuộc sống gia đình: Nếu bạn dự định có con, bạn có thể chọn thời điểm tốt nhất có thể để giảm nguy cơ lây truyền HIV tối đa cho con bạn Nếu chỉ một trong hai bạn bị nhiễm HIV và người kia chưa bị nhiễm, thì việc quan hệ tình dục không bảo vệ có thể làm cho người chưa nhiễm bị nhiễm HIV. Có thể các bạn sẽ truyền HIV cho con mình. Nếu bạn nhiễm HIV, bạn có thể không sống được lâu để nuôi dạy con cái đến tuổi trưởng thành. Thai nghén ở phụ nữ nhiễm HIV có thể sẽ khó khăn hơn so với phụ nữ không nhiễm HIV, vì vậy điều quan trọng là bạn nên thảo luận vấn đề ngày với cán bộ y tế, người tôn trọng các quyết định của bạn.
FHI-Self Care VN Final.indd 45
Cân nhắc toàn diện: Thời điểm tốt nhất để sinh con là khi lượng vi rút trong cơ thể thấp. Đó là khi bạn đang còn cảm thấy khỏe mạnh hoặc khi bạn đã đang được điều trị ARV ít nhất 6 tháng. Tuy nhiên việc đáp ứng với điều trị ARV rất khác nhau nên bạn cần thảo luận với bác sỹ điều trị để cân nhắc thời điểm phù hợp để sinh con. Được sàng lọc và xét nghiệm các nhiễm trùng đường tình dục (STI) và viêm gan để phòng lây truyền những nhiễm trùng này sang con bạn Tìm hiều và đăng ký than gia vào một chương trình phòng lây truyền từ mẹ sang con (PLTMC) mà bạn tin tưởng Dự kiến người sẽ chăm sóc con bạn nếu điều gì đó xảy ra với bạn và người bạn đời của bạn Cân nhắc lựa chọn cách nuôi dưỡng nào sẽ là tốt nhất và phù hợp cho bạn và cho con bạn: thức ăn thay thế cho trẻ hay cho bú mẹ hoàn toàn.
45
11/9/10 11:25 AM
Sinh con khi cả hai vợ chồng nhiễm HIV Nếu cả 2 người nhiễm HIV và quan hệ tình dục không được bảo vệ, sẽ có khả năng một trong 2 người sẽ truyền chủng HIV khác cho người kia, ví dụ như chủng HIV đã kháng thuốc. Việc lây truyền này gọi là “tái nhiễm”. Để giảm nguy cơ này cần:
46
Thảo luận với bác sĩ của bạn xem thời gian nào là tốt nhất cho bạn để có con. Tuân thủ điều trị theo phác đồ của bạn chính xác để có kết quả điều trị tốt nhất có thể và ngăn ngừa sự tiến triển kháng thuốc Chờ tới khi cả hai người đáp ứng tốt với việc điều trị ARV trong ít nhất 6 tháng trước khi quan hệ tình dục không được bảo vệ Có một dịch vụ nơi mà bạn có thể nhận được hỗ trợ để giảm nguy cơ lây truyền vi rút cho con bạn. Đó là dịch vụ Phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC). Với những phụ nữ được hỗ trợ bởi chương trình PLTMC, chỉ có khoảng dưới 10 người trong số 100 người sẽ sinh ra những trẻ nhiễm HIV. Xem phần “Những người có nhu cầu đặc biệt: Phụ nữ có thai” để hiểu biết thêm về dịch vụ này.
FHI-Self Care VN Final.indd 46
Gặp bác sĩ của bạn để được chăm sóc sức khỏe và tư vấn “trước khi có thai” trước khi bạn cố gắng để sinh con. Bác sĩ của bạn có thể chuyển gửi bạn tới các chuyên gia và khuyên bạn về các điều kiện y tế hoặc các vấn đề khác có thể ảnh hưởng đến việc mang thai của bạn. Sinh con khi người chồng nhiễm HIV nhưng vợ không nhiễm Hiện tại không có phương pháp nào để không có nguy cơ cho các cặp vợ chồng này để có con. Để giảm, nhưng không thể loại bỏ, nguy cơ của chồng làm lây nhiễm HIV cho vợ trong khi theo đuổi mục đích để có thai: Điều trị bất kỳ một bệnh lây truyền qua đường tình dục nào Tránh bất kỳ thứ gì có thể kích thích hoặc tổn thương âm đạo Chỉ bắt đầu cố gắng sinh con khi tải lượng vi rút thấp hơn trong cơ thể (sau khi điều trị ARV 12 tháng và các điều kiện lâm sàng đã được cải thiện).
11/9/10 11:25 AM
Chỉ quan hệ tình dục không bảo vệ khi phụ nữ đang trong thời gian rụng trứng để giảm nguy cơ lây truyền HIV. Nói chuyện với bác sĩ của bạn việc khi nào người phụ nữ cần dùng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm. Sinh con khi chồng không nhiễm HIV nhưng vợ nhiễm HIV Không nguy cơ: Người chồng xuất tinh vào một cốc sạch, dùng bơm tiêm (không có kim) để đưa tinh dịch của chồng vào âm đạo của vợ. Tốt nhất người phụ nữ ở tư thế chống tay trên đầu gối, vai ở tư thế thấp, chổng mông, giữ tư thế này càng lâu, càng tốt. Việc này có thể làm tại phòng khám hoặc tại nhà.
FHI-Self Care VN Final.indd 47
Nguy cơ rất thấp: Tình dục có sử dụng bao cao su latex có chất bôi trơn không diệt tinh trùng. Sau quan hệ tình dục, rút dương vật vẫn còn trong bao cao su ra khỏi âm đạo. Dùng bơm tiêm chuyển tinh dịch từ bao cao su sang âm đạo của phụ nữ. Nguy cơ trung bình: Đeo bao cao su có chất bôi trơn không diệt tinh trùng, làm thủng một lỗ nhỏ để tinh dịch chảy qua. Cảnh báo: lỗ thủng làm tăng nguy cơ thủng bao cao su. Đeo bao cao su trong suốt cuộc tình tới khi người chồng đã sẵn sàng xuất tinh và rồi tháo bao cao su ra và xuất tinh trong âm đạo người vợ. Chỉ tình dục không bảo vệ trong những ngày phụ nữ dễ thụ thai. Nguy cơ cao: Nguy cơ cao nhất khi tình dục không sử dụng bao cao su bất kỳ khi nào trong tháng tới khi người vợ có thai.
47
11/9/10 11:25 AM
Lập kế hoạch cho tương lai như thế nào?
48
Lập kế hoạch cho tương lai của bạn là rất quan trọng. Nên làm việc này khi bạn còn khoẻ chứ đừng đợi đến lúc ốm nặng. Nên nhớ rằng ngay cả khi bạn có thể sẽ còn sống trong nhiều tháng hoặc nhiều năm nữa, thì bạn vẫn sẽ cảm thấy thanh thản và yên tâm khi mọi việc đã được chuẩn bị trước.
Các vấn đề thiết thực Dưới đây là một số câu hỏi rất thực tế để bạn suy nghĩ và thảo luận với gia đình hoặc những người mà bạn tin tưởng: Bạn có muốn tiếp tục làm việc không? Bạn có cần thay đổi công việc không? Bạn có cần nghỉ ngơi nhiều hơn không? Ai là người có thể trả lời những câu hỏi bạn về việc sống chung với HIV và AIDS?
FHI-Self Care VN Final.indd 48
Các vấn đề thiết thực mà bạn cần làm: • Đăng ký nhận dịch vụ ở phòng khám ngoại trú tại địa phương của bạn. Cố gắng tìm một nơi mà cung cấp tất cả dịch vụ bao gồm kiểm tra sức khỏe định kỳ miễn phí. • Tìm gặp cán bộ y tế có kinh nghiệm ngay khi bạn cảm thấy mình bị ốm mặc dù còn nhẹ. Nếu bạn chờ cho đến khi bạn cảm thấy ốm nặng rồi mới đi tìm cán bộ y tế, khi đó chi phí có thể sẽ rất tốn kém và thậm chí cán bộ y tế không có khả năng giúp được bạn nữa. • Chỉ mua những thuốc được cán bộ y tế mà bạn tin tưởng chỉ định, điều đó sẽ giúp bạn không tốn tiền để mua những thuốc không có tác dụng, thậm chí gây hại cho bạn. • Tìm các cách làm ăn mới để tăng thêm thu nhập cho bạn và gia đình bạn • Lập cho mình một kế hoạch về tài chính, nếu có thể, sẽ bắt đầu dành riêng một khoản tiền để trang trải các chi phí chăm sóc sức khoẻ cho bạn. • Bảo vệ đất đai và các tài sản khác của bạn. Chúng rất quan trọng cho tương lai của gia đình bạn. • Chuẩn bị di chúc. Bản di chúc sẽ hợp pháp hơn nếu có luật sư giúp chuẩn bị. Có khi nó chỉ là việc bạn viết ra, để nói với con bạn và gia đình bạn về những việc mà bạn muốn nó xẩy ra sau khi bạn qua đời. • Đảm bảo ăn uống đủ lượng và đủ chất để bạn có một thể lực và sức khoẻ tốt • Tập thể dục và nghỉ ngơi đầy đủ • Chia sẻ những nỗi sợ hãi và niềm hy vọng về tương lai của bạn với những người mà bạn yêu thương • Cố gắng tập trung suy nghĩ của bạn vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời mình. Lập kế hoạch làm thế nào để bạn có thể tận hưởng và phát huy tối đa từng ngày còn lại.
11/9/10 11:25 AM
Tại cộng đồng nơi bạn đang sống có những dịch vụ nào có thể giúp đỡ bạn không? Nơi nào bạn có thể đến để được chăm sóc khi bị ốm nặng? Ai sẽ là người phù hợp nhất để chăm sóc cho các con bạn? Ai sẽ là người chịu trách nhiệm về các tài sản của bạn? Bạn có thể nói chuyện với ai về vấn đề này? Làm thế nào để bạn có thể đảm bảo rằng các thành viên trong gia đình hoặc những người khác mà bạn yêu mến thừa kế được tài sản của bạn sau khi bạn qua đời? Gia đình của bạn sẽ quản lý như thế nào sau khi bạn qua đời? Ai sẽ giúp đỡ họ? Gia đình bạn sẽ thu xếp cho đám tang của bạn như thế nào? Bạn muốn đám tang của mình được tổ chức như thế nào?
Ai là người sẽ thương yêu và chăm sóc những đứa con của bạn theo cách mà bạn muốn và khi bạn không thể chăm sóc cho chúng? Những người mà bạn nhờ cậy trông nom con mình có khả năng về tài chính để chăm sóc, dạy dỗ và cho chúng đi học không? Thể lực và sức khoẻ của họ có tốt không? Họ có khả năng bị ốm đau trong tương lai không? Những đứa con của bạn sẽ cảm thấy như thế nào khi sống với người này? 49
Chăm sóc con bạn Nếu bạn có con, bạn cần phải nghĩ về tương lai của chúng. Việc bạn tự đặt cho mình các câu hỏi sau đây là rất quan trọng:
FHI-Self Care VN Final.indd 49
11/9/10 11:25 AM
Làm thế nào và khi nào thì bạn tiết lộ với con bạn về tình trạng nhiễm HIV của mình và thảo luận với chúng về những dự định chăm sóc tương lai cho chúng?
Những điều bạn có thể làm để chuẩn bị cho gia đình và con cái bạn
50
Dự kiến người đỡ đầu/giám hộ cho con cái bạn. Gặp gỡ người đỡ đầu/giám hộ để xem liệu họ có thể yêu thương và hỗ trợ con cái bạn những thứ chúng cần. Giới thiệu người đỡ đầu/giám hộ với con cái bạn để hai bên có thể làm quen với nhau. Viết di chúc. Bạn cũng có thể viết một di chúc không chính thức theo kiểu liệt kê (có thể nhờ người khác viết hộ bạn) tên những người mà bạn muốn để lại tài sản hay những vật quan trọng cho họ. Bạn cũng có thể viết một di chúc hợp pháp với sự chứng kiến và giúp đỡ của một luật sư.
FHI-Self Care VN Final.indd 50
Các lời khuyên khi viết một di chúc: • Bản di chúc phải được viết tay do chính bạn hoặc người mà bạn tin tưởng viết ra • Bản di chúc phải có tên, ngày sinh, nơi sinh và địa chỉ của bạn, và ngày viết bản di chúc đó • Bản di chúc cũng cần phải có tên và ngày sinh của vợ/chồng và con cái bạn. • Sau đó bạn nên liệt kê tất cả các tài sản bạn có (bao gồm đất đai, xe máy, nhà cửa..) và liệt kê tên của những người được thừa hưởng những tài sản này sau khi bạn chết. • Trong di chúc bạn cũng cần kể tên người có trách nhiệm theo dõi đảm bảo tất cả các điều mong muốn của bạn được thực hiện (người này có thể là cha mẹ, vợ/chồng hay là một người con của bạn) • Bạn cũng có thể ghi tên người đỡ đầu/giám hộ mà bạn đã chọn để chăm sóc và nuôi dạy con cái bạn sau khi bạn ra đi. • Cuối cùng, bạn phải ký vào tờ di chúc và yêu cầu một hoặc hai người mà bạn tin tưởng (cán bộ xã phường, cán bộ Hội phụ nữ) cùng ký làm chứng và ghi ngày tháng vào di chúc • Nhờ người tin tưởng sao chép và công chứng một bản di chúc rồi giữ hộ để phòng trường hợp bản gốc của bạn bị thất lạc. Đưa bản di chúc gốc cho người có trách nhiệm đảm bảo thực hiện những điều mong muốn trong bản di chúc đó (vợ/chồng, cha mẹ hoặc con cái).
11/9/10 11:25 AM
51
FHI-Self Care VN Final.indd 51
11/9/10 11:25 AM
Viết một lá thư cho các con của bạn. Kể cho chúng nghe về cuộc đời bạn và việc bạn yêu thương chúng đến nhường nào. Bạn có thể thảo luận với gia đình về kế hoạch cho tang lễ của chính bạn để họ biết bạn muốn gì, nếu bạn cảm thấy thoải mái làm việc đó.
Chia sẻ những kỷ niệm đẹp về những thời gian hạnh phúc trong cuộc đời bạn. Thảo luận việc bạn muốn được mọi người nhớ đến như thế nào. Đưa những vật quan trọng với bạn cho những người bạn yêu mến, thí dụ đưa những bức ảnh yêu thích cho những người quan trọng trong cuộc đời của bạn.
Thể hiện cho mọi người biết là bạn quan tâm đến họ
52
Những việc trên là thiết thực nhưng không phải là những điều duy nhất mà bạn cần nghĩ đến khi lập kế hoạch cho tương lai. Bây giờ cũng là lúc để bạn giải quyết những mối bất hoà và thể hiện cho mọi người xung quanh biết bạn nghĩ như thế nào về họ. Nói hoặc thể hiện cho các thành viên gia đình và bạn bè biết rằng bạn yêu mến họ. Nếu bạn đã sẵn sàng, cố gắng hòa giải với những người khác và tạo dựng lại những mối quan hệ quan trọng đối với bạn. Chia sẻ niềm tin vào tương lai, đặc biệt cho những đứa trẻ còn tiếp tục sống sau này.
FHI-Self Care VN Final.indd 52
11/9/10 11:25 AM
giúp đỡ lẫn nhau HIV không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người mắc bệnh. Nó còn ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Làm thế nào để chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau nhiều hơn?
Nếu ai đó trong gia đình bạn nhiễm HIV, có rất nhiều cách để bạn có thể giúp đỡ họ: Bạn có thể chứng tỏ tình cảm yêu mến của bạn với họ và nói với họ là họ quan trọng với bạn như thế nào Bạn có thể giúp họ được nghỉ ngơi bằng cách làm đỡ các công việc gia đình Bạn có thể khuyến khích họ ăn các thức ăn bổ dưỡng bằng cách cùng đi chợ và cùng nấu nướng với họ hoặc nấu cho họ ăn Bạn có thể giúp đỡ khi họ cảm thấy sợ hãi hoặc buồn rầu bằng cách làm cho họ cảm thấy họ được bạn yêu thương Bạn có thể săn sóc khi họ có vấn đề về sức khỏe. Bạn có thể giúp giặt quần áo và ga gối cho họ.
FHI-Self Care VN Final.indd 53
53
Nếu bạn có người bạn bị nhiễm HIV, bạn có thể: Luôn đối xử tốt và giúp đỡ họ Cư xử với họ với sự tôn trọng và trân trọng
11/9/10 11:25 AM
Lắng nghe và động viên khuyến khích họ Cùng nhau tham gia các hoạt động xã hội, như là chơi các trò thể thao hoặc hát karaoke Giúp họ tự chăm sóc tốt bản thân mình, thí dụ cùng uống trà hoặc nước hoa quả thay cho uống rượu bia.
Nếu hàng xóm bạn bị nhiễm HIV, hoặc đang phải chăm sóc cho người nhiễm HIV, bạn có thể: 54
Cư xử với họ với sự tôn trọng và trân trọng Đi chợ giúp họ Trông con giúp họ Nếu có thể thì hỗ trợ nấu thức ăn giúp họ và làm một số các công việc gia đình Tìm hiểu về HIV Cho những người khác trong cộng đồng thấy phải nên hỗ trợ như thế nào bằng chính những hành động của bạn.
FHI-Self Care VN Final.indd 54
Và nếu bạn nhiễm HIV, bạn có thể giúp gia đình và cộng đồng mình theo nhiều cách: Học cách tự chăm sóc bản thân mình và giúp những người nhiễm HIV khác biết cách tự chăm sóc bản thân họ. Chấp nhận bản thân và cuộc sống mới của bạn Chấp nhận sự quan tâm và giúp đỡ của người khác dành cho bạn Yêu gia đình và bạn bè bạn Phòng lây truyền HIV cho người khác Lập các kế hoạch cho tương lai Sống và làm việc tích cực nếu bạn có đủ sức lực Chia sẻ gánh nặng tài chính với gia đình bạn Làm đỡ các công việc vặt trong nhà Tham gia vào cuộc sống cộng đồng Nếu bạn là người nghiện chích ma tuý, bạn có thể khuyên những người khác tránh xa ma túy hoặc hướng dẫn họ cách tiêm chích an toàn như thế nào. Bạn cũng có thể giúp đỡ những người đang cố gắng cai nghiện.
11/9/10 11:25 AM
55
FHI-Self Care VN Final.indd 55
11/9/10 11:25 AM
FHI-Self Care VN Final.indd 56
11/9/10 11:25 AM
Làm gì để có thể lực và sức khoẻ tốt Làm gì để có thể lực và sức khoẻ tốt 57
FHI-Self Care VN Final.indd 57
11/9/10 11:25 AM
Ăn những thức ăn có lợi cho sức khoẻ Ba nhóm thức ăn chính Cơ thể chúng ta cần những thức ăn bổ dưỡng để cung cấp năng lượng và bảo vệ cơ thể khỏi mắc các nhiễm trùng. Nếu bạn nhiễm HIV hay AIDS hoặc đang chăm sóc người nào đó nhiễm HIV, điều quan trọng là biết ăn và chuẩn bị thức ăn từ ba nhóm thức ăn sau:
58
FHI-Self Care VN Final.indd 58
Nhóm thức ăn hoạt động: Bao gồm gạo, bánh mì, ngô, khoai v.v... Chúng cung cấp cho cơ thể năng lượng để thực hiện các công việc hàng ngày. Đường, chất béo cũng thuộc nhóm thức ăn hoạt động. Thêm một lượng nhỏ chất béo như mỡ động vật, dầu ăn như dầu vừng, dầu lạc vào chế độ ăn là cách bổ xung năng lượng tốt. Một lượng nhỏ đường cũng sẽ có cung cấp năng lượng. Tuy nhiên nếu nhiều đường hay nhiều chất béo quá sẽ không tốt cho cơ thể.
11/9/10 11:25 AM
59
Nhóm thức ăn tăng trưởng cung cấp nhiều đạm, bao gồm tất cả các loại thịt, cá, trứng, một vài loại đậu và đặc biệt là đậu tương. Nhóm thức ăn tăng trưởng giúp xây dựng cơ bắp và giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.
FHI-Self Care VN Final.indd 59
Nhóm thức ăn tăng cường có vitamin giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Thức ăn tăng cường tốt gồm các loại rau và hoa quả .
11/9/10 11:25 AM
60
FHI-Self Care VN Final.indd 60
Chọn những thức ăn bạn yêu thích từ ba nhóm thức ăn này cho mỗi bữa ăn. Một bữa ăn cân đối gồm thức ăn hoạt động, tăng trưởng và tăng cường là cách ăn tốt nhất vì cơ thể bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong mỗi bữa ăn. Nếu bạn ăn kém ngon miệng, cố gắng ăn ít một và ăn làm nhiều lần. Nên nhớ rằng các thức ăn bổ dưỡng không có nghĩa là loại thức ăn đắt tiền. Tìm kiếm các loại thức ăn thuộc ba nhóm trên và sẵn có tại nơi bạn sống. Không uống rượu, không dùng ma túy, hoặc hút thuốc lá, mà hãy sử dụng tiền để mua các thức ăn bổ dưỡng giúp bạn có sức khoẻ và thể lực tốt.
11/9/10 11:25 AM
Ăn uống như thế nào khi bạn không muốn ăn Khi bạn không muốn ăn, sau đây là những điều bạn có thể làm: Nghiền thức ăn hoặc chế biến chúng thành dạng lỏng, như là súp hoặc các đồ uống. Sử dụng ống hút để uống. Điều này sẽ giúp bạn ăn được khi miệng bạn bị lở loét hoặc bạn khó nuốt. Uống các thức uống bổ dưỡng như sữa, sữa đậu nành, nước dừa, và nước rau vào những ngày bạn cảm thấy không muốn ăn. Uống nhiều nước để phòng mất nước. Tránh những thức ăn kích thích dạ dày bạn như thức ăn nhiều dầu hoặc thức ăn rán, rau sống và ớt. Hạn chế thức ăn béo khi bạn bị buồn nôn hoặc đau dạ dày. Uống thuốc vitamin tổng hợp để tăng cảm giác ngon miệng cho bạn khi bạn đã ăn một chút.
FHI-Self Care VN Final.indd 61
61
11/9/10 11:25 AM
Chế biến thức ăn và đồ uống an toàn Nhớ đảm bảo rằng các loại thức ăn mà bạn ăn hoặc bạn chế biến phải là an toàn! Những người nhiễm HIV hay AIDS có hệ thống bảo vệ cơ thể yếu. Các vi sinh vật có thể dễ dàng xâm nhập cơ thể từ các nguồn thức ăn không sạch và các nguồn nước bị nhiễm bẩn. Nếu bạn chuẩn bị thức ăn cho chính bạn hoặc cho người nào đó, bạn cần chú ý: Rửa tay trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn Cọ rửa khu vực nấu ăn và bàn ăn bằng xà phòng và nước sạch Dùng nước sạch để nấu ăn và để uống 62
Rửa tất cả rau, hoa quả bằng nước sạch và ngâm nước muối Nấu kỹ tất cả các loại thức ăn. Nhiệt độ cao sẽ giết chết các vi sinh vật trong thức ăn Không để ruồi và các côn trùng khác đậu vào thức ăn Không ăn thức ăn thừa đã để qua đêm, trừ khi nó được bảo quản ở nơi sạch và mát Tránh những thức ăn hoặc đồ uống mà bạn biết là gây kích thích đường tiêu hóa và gây rối loạn tiêu hóa, gồm cả trà đặc và cà phê.
FHI-Self Care VN Final.indd 62
11/9/10 11:25 AM
giữ cho cơ thể khoẻ mạnh và tinh thần thoải mái Tập thể dục và nghỉ ngơi Thể dục giúp đầu óc thoải mái và làm cho cơ thể khoẻ mạnh. Tập thể dục có thể giúp bạn ăn ngon miệng, ngủ ngon, tăng cường cơ bắp, tăng thêm sức lực và giảm căng thẳng, từ đó giúp chống lại các nhiễm trùng tốt hơn. Bạn cố gắng tập thể dục thường xuyên nếu có thể. Làm những việc mà bạn thích. Nên nhớ rằng các công việc hàng ngày, như đi bộ, xách nước, làm ruộng và làm việc vặt trong nhà cũng là tập thể dục. Tập dưỡng sinh cũng là hình thức tập luyện và giúp cho bạn được thư giãn.
63
Nghỉ ngơi và giải trí cũng quan trọng như tập thể dục. Nếu cơ thể bạn đã mệt thì bạn khó có thể làm việc tốt được. Cố gắng ngủ 8 giờ mỗi đêm. Nghỉ ngơi bất cứ khi nào bạn thấy mệt. Dành thời gian để giải trí như nghe nhạc, xem vô tuyến, ngồi thiền và tập dưỡng sinh. Có thể thư giãn với mọi người như bạn bè, gia đình và con cái.
FHI-Self Care VN Final.indd 63
11/9/10 11:25 AM
Gia đình và bạn bè Cố gắng dành nhiều thời gian có thể để ăn uống, sinh hoạt và giao tiếp với gia đình và bạn bè của bạn. Duy trì những sinh hoạt hàng ngày trong gia đình và tham gia các hoạt động xã hội.
Làm việc
64
Rất tốt khi làm việc càng được dài lâu càng tốt. Làm việc giúp bạn có thu nhập. Làm việc giúp bạn trở nên nhanh nhẹn. Bạn được gặp gỡ và giao lưu với bạn bè, các đồng nghiệp tại nơi làm việc. Ở bên họ và làm việc cùng họ giúp bạn quên đi những lo lắng của mình. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi tại nơi làm việc, cố gắng làm việc ít hơn nếu có thể, hoặc tìm một công việc khác nhẹ nhàng hơn và phù hợp với sức khỏe của bạn. Bạn có thể đề nghị cơ quan giảm giờ làm cho bạn hoặc chuyển bạn sang những vị trí khác phù hợp hơn mà đang còn trống.
Tình dục Người nhiễm HIV có thể vẫn còn hứng thú chuyện chăn gối. Do vậy, bạn cần nhớ rằng luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Thậm chí ngay cả khi bạn tình của bạn cũng nhiễm HIV, dùng bao cao su thường xuyên và đúng cách vẫn là quan trọng. Bao cao su sẽ bảo vệ cả hai người khỏi mắc các nhiễm trùng qua đường tình dục mới hoặc tái nhiễm HIV.
FHI-Self Care VN Final.indd 64
11/9/10 11:25 AM
Có những cách khác giúp bạn có được cảm giác thích thú mà không cần giao hợp. Đó là:
Xoa bóp, vuốt ve nhẹ nhàng để kích thích khoái cảm Hôn Âu yếm và nói những lời yêu thương Thủ dâm
Chăm sóc tinh thần “Giống như cơ thể bạn cần được nuôi dưỡng để tồn tại, tinh thần bạn cũng vậy.” Người nhiễm HIV thường phải chịu nhiều đau khổ. Nó ảnh hưởng đến tâm trí, thể xác và tâm hồn của một con người. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến người nhiễm HIV mà còn ảnh hưởng đến tất cả những người gần gũi họ. Nếu bạn nhiễm HIV hoặc đang chăm sóc một người nhiễm, có nhiều việc bạn có thể làm để nuôi dưỡng tâm hồn bạn: Dành thời gian đến những nơi thanh bình và yên ả như các vùng ngoại ô. Tìm kiếm sự giúp đỡ của các vị chức sắc tôn giáo trong cộng đồng. Sự hỗ trợ tôn giáo có thể giúp
FHI-Self Care VN Final.indd 65
làm tăng cường tín ngưỡng của bạn và giúp bạn chấp nhận mình và những người khác. Tham dự các buổi lễ mà nó có thể mang đến cho bạn cảm giác thoải mái dễ chịu như hát thánh ca, cầu nguyện, thắp hương và nến, làm đồ lễ, ngồi thiền hoặc được nhận những lời chúc phúc. Dành thời gian cho những người mà bạn yêu thương. Chia sẻ những kỷ niệm đẹp trong cuộc đời. Thể hiện cho những người gần gũi bạn thấy là bạn yêu mến họ, ngay cả khi trước đây bạn chưa bao giờ làm điều này. Trao đổi về những băn khoăn của bạn và bày tỏ hy vọng của bạn về tương lai.
65
Chăm sóc tâm hồn là rất quan trọng. Điều này có thể giúp bạn: Biết rằng cuộc sống có ý nghĩa Xua đi những cảm xúc tồi tệ và sống một cách tích cực Chấp nhận, coi trọng và yêu bản thân mình Luôn hy vọng vào bản thân và gia đình Hàn gắn các mối quan hệ với những người mà bạn có thể đã có mâu thuẫn trong quá khứ.
11/9/10 11:25 AM
Nếu bạn đang cảm thấy căng thẳng, cố gắng ngồi thiền. Kiếm một nơi yên tĩnh. Nhắm mắt lại và tự nói với mình:
66
“Hít vào, mình biết mình đang hít vào. Thở ra, mình biết mình đang thở ra. Khi nhịp hít vào của mình đủ sâu mình sẽ chầm chậm thở ra. Hít vào giúp mình cảm thấy bình tình hơn. Thở ra làm mình thấy dễ chịu hơn. Hít vào, mình mỉm cười. Thở ra mình cảm thấy nhẹ nhõm. Chăm chú vào thời điểm hiện tại mình thấy đây là một khoảng khắc tuyệt vời”.
FHI-Self Care VN Final.indd 66
11/9/10 11:26 AM
Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ Người nhiễm HIV rất dễ bị nhiễm trùng. Nếu bạn đang chăm sóc cho người nhiễm, hoặc chính bạn là người nhiễm HIV, bạn cần phải giữ cho chính mình, môi trường xung quanh, và các vật dụng trong nhà càng sạch càng tốt. Sâu đây là một vài việc mà bạn có thể làm:
Giữ gìn bản thân luôn sạch sẽ Tắm hàng ngày để giữ cho da sạch sẽ Cắt ngắn và giữ sạch móng tay, móng chân Đánh răng sau ăn và trước khi ngủ
67
Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch - Trước và sau khi chăm sóc người ốm - Sau khi đi vệ sinh và thay quần áo bẩn - Sau khi thay các ga trải giường và vỏ gối - Trước khi nấu, khi ăn hoặc cho người khác ăn - Sau khi dọn dẹp bếp, lau phòng và nhà vệ sinh.
FHI-Self Care VN Final.indd 67
11/9/10 11:26 AM
Giữ cho các vật dụng trong nhà luôn sạch sẽ
68
Rửa bát, đĩa, nồi niêu, đũa, và cốc chén bằng nước sạch có sử dụng dung dịch rửa bát hoặc một chút ít nước sát trùng. Rửa lưỡi dao cạo râu, dao, kéo, bàn chải đánh răng và bất cứ vật gì tiếp xúc với nước bọt hoặc máu bằng nước xà phòng hoặc nước sát trùng. Giữ quần áo, ga trải giường, khăn tắm, gối, chăn và màn luôn sạch sẽ. Phơi khô các đồ ướt dưới ánh nắng mặt trời. Điều này giúp những người ốm có cảm giác dễ chịu, tránh được các bệnh ngoài da và các bệnh nhiễm trùng.
Giữ cho nhà bạn và khu vực quanh nhà sạch sẽ Không nuôi, nhốt động vật ở trong nhà Quét nhà hàng ngày Thường xuyên lau chùi bếp, phòng ngủ, nhà tắm và nhà vệ sinh.
FHI-Self Care VN Final.indd 68
11/9/10 11:26 AM
PHòNG NGừA NHIễM TRùNG CƠ HộI BằNG Cotrimoxazole Các nhiễm trùng cơ hội rất nguy hiểm và thường gặp, đặc biệt là viêm phổi PCP – một loại viêm phổi có thể được phòng ngừa bằng thuốc Cotrimoxazole. Bác sĩ của bạn sẽ đánh giá việc bạn có đủ tiêu chuẩn để dùng thuốc hay không, nhưng nếu bạn cảm thấy ốm, bạn có thể trao đổi với bác sĩ của bạn để được đánh giá tình trạng và xem xét quyết định xem bạn đã cần bắt đầu uống Cotrimoxazole hay chưa. Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc này để bạn uống hàng ngày, thậm chí ngay cả sau khi bạn bắt đầu điều trị ARV. Sau một thời gian dùng ARV, khi cơ thể bạn đã khỏe hơn, bác sĩ có thể cho bạn dừng uống loại thuốc này.
69
Uống Cotrimoxazole mỗi ngày giúp gì cho bạn? Thuốc này tăng cường cho hệ miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng như là viêm phổi PCP và một số các nhiễm trùng cơ hội khác. Vì vậy, nó giúp kéo dài cuộc sống của những người nhiễm HIV đặc biệt là những người chưa tiếp cận được với điều trị ARV! Chú ý: Trong một số ít trường hợp, cơ thể dị ứng với Cotrimoxazole và sẽ xuất hiện phát ban. Nếu điều này xảy ra, bạn cần được đánh giá ngay bởi nhân viên y tế để có quyết định phù hợp. Cotrimoxazole có thể cải thiện sức khỏe của bạn! Nó rẻ và sẵn có tại Việt Nam. Bạn có thể hỏi bác sĩ về việc khi nào bạn cần uống thuốc này!
FHI-Self Care VN Final.indd 69
11/9/10 11:26 AM
FHI-Self Care VN Final.indd 70
11/9/10 11:26 AM
Xử trí các triệu chứng nhẹ và thông thường tại nhà như thế nào?
FHI-Self Care VN Final.indd 71
Xử trí các triệu chứng nhẹ và thông thường tại nhà như thế nào?
71
11/9/10 11:26 AM
Những vấn đề sức khoẻ mà người nhiễm HIV thường gặp Khi một người nhiễm HIV, hệ thống bảo vệ của họ sẽ bị tổn thương. Theo thời gian, khả năng phòng vệ của cơ thể ngày càng giảm trong việc khống chế các nhiễm trùng thông thường.
72
Đề phòng bị ốm và nhiễm trùng là cách tốt nhất để bảo vệ hệ thống phòng thủ của cơ thể. Việc điều trị sớm và tích cực bất cứ viêm nhiễm nào để chúng không lan rộng và trở nên trầm trọng là cực kỳ quan trọng. Bằng cách này người nhiễm HIV vẫn có thể sống khoẻ mạnh trong thời gian dài. Rất nhiều bệnh có thể chữa khỏi được và người nhiễm HIV có thể khoẻ mạnh trở lại. Tuy nhiên, nếu bệnh tật tồn tại dai dẳng và trở nên trầm trọng, thì bạn nên đi khám bác sỹ và điều trị càng sớm càng tốt. Cố gắng không nên tự đi mua thuốc để tự điều trị cho bạn hoặc người thân trong gia đình mà không có ý kiến của thầy thuốc. Bạn có thể gặp tác hại nhiều hơn là lợi và bạn sẽ lãng phí tiền bạc cho những phương thuốc không có tác dụng. Nên nhớ rằng bất cứ khi nào bạn có câu hỏi về các vấn đề sức khoẻ, chắc chắn rằng bạn đã hỏi nhân viên phòng khám ngoại trú HIV, bác sĩ hoặc nhân viên y tế có trình độ ở nơi gần nhất. Họ có thể giúp bạn!
FHI-Self Care VN Final.indd 72
11/9/10 11:26 AM
Các thuốc và vật dụng nên có trong nhà Nên có sẵn những thuốc hoặc vật dụng này trong nhà nếu bạn hoặc người thân trong gia đình bạn bị nhiễm HIV: Paracetamol Oresol (ORS) Dầu con hổ, dầu gió, dầu Trường Sơn Cặp nhiệt độ (nhiệt kế) Các loại băng, gạc và bông y tế sạch Găng tay đa dụng, găng tay phẫu thuật, hoặc túi nilon Tím gentian
73
Kem Oxid Kẽm Bột talc Kem Vadơlin Xà phòng Nước tẩy rửa dùng trong gia đình
FHI-Self Care VN Final.indd 73
11/9/10 11:26 AM
Nếu bạn, hoặc người mà bạn chăm sóc bị ốm, điều quan trọng là: Được điều trị sớm bởi cán bộ y tế có trình độ Trao đổi với các nhân viên y tế về: - Bạn có các triệu chứng gì và chúng xuất hiện khi nào - Bạn đang dùng thuốc gì 74
- Bạn là người nhiễm HIV. Đây là điều khó khăn nhưng là cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn sẽ được điều trị đúng.
Khi bạn, hoặc người mà bạn chăm sóc được điều trị, đừng quên hỏi: Bạn bị mắc bệnh gì Bạn được kê thuốc gì, khi nào thì dùng và dùng như thế nào Khi nào bạn cần phải đến để khám lại Tác dụng phụ nào của thuốc có thể xảy ra.
FHI-Self Care VN Final.indd 74
11/9/10 11:26 AM
Bạn và nhân viên y tế Sau đây là vài điều mà bạn và gia đình bạn cần biết để đảm bảo rằng bạn luôn nhận được sự chăm sóc thích hợp.
Các dịch vụ cần thiết mà bạn nên nhận Chăm sóc và kiểm tra sức khỏe miễn phí. Tại nhiều tỉnh, thành phố ở Việt Nam có những phòng khám ngoại trú HIV đặt tại các bệnh viện quận/huyện và tỉnh. Chăm sóc HIV miễn phí hiện đang có tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Điện Biên, Lào Cai. Bạn có thể xem thêm danh sách các dịch vụ ở phía sau cuốn sách. Tại các phòng khám này bạn sẽ nhận được:
75
- Kiểm tra sức khỏe miễn phí - Thuốc miễn phí bao gồm Cotrimoxazole (xem trang 69) - Một số xét nghiệm cơ bản miễn phí - Được điều trị ARV nếu bạn đủ điều kiện Một vài phòng khám hỗ trợ một phần viện phí và thức ăn cho bệnh nhân nội trú.
FHI-Self Care VN Final.indd 75
11/9/10 11:26 AM
76
Sàng lọc và điều trị lao (TB). Tất cả mọi người nhiễm HIV cần được khám lao. Lao rất nguy hiểm cho người nhiễm HIV, nhưng lao có thể điều trị khỏi được. Nếu bạn bị lao, bạn có thể được điều trị lao miễn phí từ chương trình lao quốc gia. Chăm sóc và hỗ trợ tại nhà. Tại nhiều quận/ huyện, có các nhóm chăm sóc tại nhà bao gồm nhân viên y tế, người nhiễm HIV và đôi khi có nhân viên xã hội khác ví dụ cán bộ phụ nữ. Các nhóm CSTN sẽ chăm sóc và hỗ trợ miễn phí đau và các triệu chứng thông thường của HIV, tư vấn tuân thủ điều trị, hỗ trợ tinh thần, trợ giúp việc sắp xếp cho chuyển gửi, hỗ trợ xã hội, dinh dưỡng và giúp lập kế hoạch hỗ trợ nhu cầu của trẻ em trong gia đình. Tư vấn. Nếu bạn cần hỗ trợ về tinh thần, các trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) có các tư vấn viên sẵn sàng giúp bạn. Dịch vụ này thường miễn phí.
Tiêu chuẩn của dịch vụ tốt là Đảm bảo bí mật. Trung tâm VCT, các nhóm chăm sóc tại nhà và các cán y tế có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin về tình trạng nhiễm HIV của bạn. Họ không được quyền nói cho bất kỳ ai về tình trạng nhiễm HIV của bạn trừ khi bạn cho phép họ làm điều đó. Điều này đã được đưa vào luật. Thể hiện sự tôn trọng. Các cán bộ y tế phải đối xử với bạn và gia đình bạn giống như họ đối xử với những người khác. Tự nguyện. Các dịch vụ chỉ được cung cấp cho bạn những gì bạn muốn và cái mà bạn đề nghị họ cung cấp. Chuyển tuyến. Nếu kết quả xét nghiệm HIV của bạn dương tính, nhân viên y tế sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về các dịch vụ hỗ trợ hoặc chăm sóc hiện có khác cho người nhiễm HIV/AIDS.
Dịch vụ mà bạn hoặc người thân của bạn nhận được có chất lượng tốt.
FHI-Self Care VN Final.indd 76
11/9/10 11:26 AM
phòng ngừa phổ cập cần thiết khi chăm sóc người nhiễm HIV Cho dù là chăm sóc bản thân hoặc chăm sóc cho người khác bị nhiễm HIV, bạn có thể tự bảo vệ mình khỏi lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng hoặc HIV bằng cách tuân theo các qui tắc đơn giản sau: Giữ cho bản thân, các vật dụng trong nhà, nhà cửa, và khu vực xung quanh nhà bạn sạch sẽ. Xem phần “Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ” để hiểu biết thêm. Che kín vết thương. Cả người nhiễm HIV và những người chăm sóc họ đều phải che kín bất kỳ vết thương hở nào nếu họ có. Không tiếp xúc với máu, chất nôn, phân và nước tiểu nếu không có găng tay. Chất nôn, phân và nước tiểu không thường xuyên chứa HIV nhưng có thể làm cho bạn mắc các nhiễm trùng khác. Không dùng chung bất cứ vật gì có tiếp xúc với máu như kim tiêm, bơm tiêm, các dụng cụ xăm trổ, xuyên chích hoặc cắt da, bàn chải đánh răng và dao cạo râu.
FHI-Self Care VN Final.indd 77
77
11/9/10 11:26 AM
Nếu quần áo và ga trải giường dính máu, phân hoặc các dịch cơ thể khác:
78
Không để chung hoặc giặt chung các đồ bẩn này với các đồ để giặt khác Đeo găng tay hoặc bảo vệ tay bằng túi ni lông, cầm vào chỗ chưa bẩn trên các đồ vật này và gột rửa sạch máu hoặc phân bằng nước Ngâm các đồ vật này trong nước sát trùng 20 phút (khoảng 1 phần nước sát trùng với 6 phần nước) Giặt các đồ vật này trong nước xà phòng và phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời.
FHI-Self Care VN Final.indd 78
Nếu bạn phải lau các vết máu hoặc dịch cơ thể: Mang găng tay hoặc túi nilon Dùng giấy thấm khô chỗ bẩn rồi làm sạch vết bẩn bằng nước và dung dịch sát khuẩn Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch
Nếu bạn có những đồ vật dùng một lần như những miếng vải, bông gạc, hoặc gạc bị dính máu hay các dịch cơ thể: Để các đồ vật này cẩn thận vào trong các túi nhựa, buộc miệng túi và xử lý rác đúng cách. Nếu bạn không thể xử lý rác một cách an toàn, bạn có thể chôn hoặc đốt chúng.
11/9/10 11:26 AM
xử trí sốt Rất nhiều loại bệnh gây sốt. Sốt là triệu chứng cho biết bạn hoặc người thân của bạn bị nhiễm trùng hoặc bị ốm. Những người nhiễm HIV rất hay bị sốt. Nhiệt độ bình thường là 37 oC. Bạn bị sốt khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 37,5 oC. Đôi khi bạn cũng có thể biết bạn hoặc người thân của bạn có sốt hay không bằng cách đặt mu bàn tay của bạn lên trán bạn; mu bàn tay kia đặt lên trán của người khác và sau đó so sánh mức độ nóng giữa hai người. Sốt có thể gây cảm giác khó chịu.
Để điều trị sốt, bạn có thể làm vài điều sau đây: Uống nhiều nước, thậm chí khi bạn hoặc người bạn chăm sóc không khát. Sốt gây mất nước của cơ thể làm cho bạn ốm hơn. ORS rẻ tiền nhưng rất hữu ích và làm cho bạn cảm thấy khỏe hơn nhiều. Cởi bỏ bớt quần áo bên ngoài nhưng đừng để cho bạn bị lạnh Mở cửa sổ để cho thoáng khí hoặc sử dụng quạt nhưng không được để gió lùa Đắp khăn ướt lên đầu, cổ và nách để làm mát da và hạ nhiệt, và/ hoặc lau người bằng khăn ướt và để nước bay hơi
FHI-Self Care VN Final.indd 79
79
11/9/10 11:26 AM
Nếu nhiệt độ trên 38,5 oC, uống 1-2 viên paracetamol 500mg, uống 4-6 giờ/lần đến khi hạ sốt. Không uống quá 8 viên paracetamol 500mg một ngày! Nếu uống quá nhiều, bạn có thể bị nguy hiểm. Nếu có nhiệt kế, đo nhiệt độ lại sau khoảng 30 phút để xem việc bạn đang làm có giúp giảm sốt không. Nếu có giảm sốt, tiếp tục duy trì việc chăm sóc sốt. Nếu không, đây là dấu hiệu nguy hiểm. Bạn hoặc người thân phải gặp bác sĩ để được đánh giá tình trạng của bạn. 80
Cần điều trị y tế khẩn cấp nếu có: Ho kéo dài, dai dẳng hoặc có các vấn đề về hô hấp. Cứng gáy và/hoặc đau đầu dữ dội Lẫn lộn hoặc không tỉnh táo Nôn hoặc tiêu chảy nặng Mất nước Co giật Thai nghén
Nếu bạn có tiền sử hoặc hiện tại bị bệnh gan hoặc thận như viêm gan, suy thận hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ để biết liệu bạn có còn dùng được paracetamol hay là nên dùng thuốc khác để hạ sốt.
FHI-Self Care VN Final.indd 80
11/9/10 11:26 AM
81
Phải chuyển ngay đến cơ sở y tế nếu bạn hoặc người mà bạn chăm sóc: Bị sốt liên tục không giảm Sốt rất cao (40o C trở lên).
FHI-Self Care VN Final.indd 81
11/9/10 11:26 AM
GIẢM ĐAU Người nhiễm HIV thường xuyên gặp triệu chứng đau. Nguyên nhân của đau có thể do: Các nhiễm trùng cơ hội Các tác dụng phụ của thuốc (bao gồm cả một số thuốc ARV) Các bệnh khác
82
Sự lưu thông máu kém dẫn đến phù chân và đau cơ Nằm nhiều Đau đầu và đau bụng Căng thẳng hoặc lo lắng về tương lai, về con cái, về sự kỳ thị và phân biệt đối xử.
Các thuốc và các cách dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau đối với các trường hợp đau nhẹ và đau vừa: Đối với đau nhẹ bạn có thể uống các thuốc sau: Paracetamol/Efferalgan 500 mg - Thuốc Paracetamol có thể điều trị giảm các triệu chứng
FHI-Self Care VN Final.indd 82
đau thực thể. Đối với đau nhẹ, uống 1-2 viên trong mỗi 4-6 giờ. Với trường hợp đau vừa, uống 2 viên mỗi 4-6 giờ. Chú ý không uống quá 8 viên Paracetamol 500 mg trong 1 ngày! Nếu bạn uống quá liều thuốc có thể gây nguy hiểm cho bạn! Nếu bạn đã từng gặp hoặc đang có vấn đề về gan hoặc thận, ví dụ như viên gan hoặc suy thận thì bạn cần trao đổi với bác sỹ xem bạn có thể dùng Paracetamol để giảm đau được hay không hay bạn phải sử dụng thuốc khác để giảm đau. Điều này rất quan trọng! HOẶC Ibuprofen 400mg - Ibuprofen cũng là một loại thuốc điều trị giảm đau tốt đối với các triệu chứng đau nhẹ và vừa. Uống 1-2 viên 400mg mỗi 6-8 giờ nếu đau liên tục. Lưu ý nếu có vấn đề về gan. Đối với triệu chứng đau trung bình: Paracetamol 500 mg/Codeine 30mg: Thuốc này có chứa 2 loại thuốc giảm đau giúp giảm đau tốt hơn đối với những đau nặng hơn. Uống 1-2 viên
11/9/10 11:26 AM
trong mỗi 4-6 giờ đối với đau vừa và 2 viên mỗi 4-6 giờ nếu đau nặng hơn. Không uống quá 8 viên Paracetamol 500 mg trong 1 ngày! Nếu bạn uống quá liều thuốc có thể gây nguy hiểm cho bạn! Thành phần Codeine có thể gây ra tình trạng táo bón (bạn có thể xem thêm ở phần Xử trí táo bón để có thêm thông tin).
Lưu ý: Uống nhiều nước khi bạn uống Paracetamol, Aspirin hoặc Ibuprofen. Điều này sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu thuốc được tốt hơn.
Đối với đau nhiều: Bạn cần được chăm sóc về y tế càng sớm càng tốt. Paracetamol/Codeine có thể được chỉ định cho những trường hợp đau nhiều nhưng thuốc này cũng có thể không đủ giảm đau. Cần đến khám bác sỹ tại PKNT HIV để được tư vấn và điều trị giảm đau phù hợp.
FHI-Self Care VN Final.indd 83
83
11/9/10 11:26 AM
Điều trị các loại đau khác nhau Ngoài việc dùng thuốc như trên, bạn còn có thể làm những việc như sau để giảm đau:
Đau khớp Xoa nhẹ vùng bị đau Có thể xoa dầu cao con hổ lên vùng đau
84
Dùng khăn ấm chườm vào chỗ đau. Làm ấm lại khăn khi khăn đã nguội Áp dụng biện pháp trị liệu cổ truyền: như xoa bóp bằng rượu hạt gấc.
Đau tay và đau chân (đau nhói) Ngâm tay và chân trong chậu nước ấm pha muối cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn Lên kế hoạch làm một số việc nhẹ nhàng như đi lại, tắm, v.v… giúp bạn thư giãn và quên cảm giác đau Xoa bóp nhẹ nhàng khu vực đau nếu bạn cảm thấy làm như vậy sẽ dễ chịu hơn Nằm đệm êm khi đi ngủ. Trao đổi với bác sỹ PKNT HIV của bạn về tình trạng này vì họ có thể giúp bạn.
FHI-Self Care VN Final.indd 84
11/9/10 11:26 AM
Sưng chân và tay Gác cao tay hoặc chân bị sưng lên gối hoặc đệm Chườm đá hoặc khăn lạnh lên khu vực bị sưng Nếu chân bạn bị sưng phù, bạn cần nằm gác chân lên cao hơn so với phần trên cơ thể. Điều này giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn và cũng sẽ giúp giảm sưng phù chân.
85
FHI-Self Care VN Final.indd 85
11/9/10 11:26 AM
Đau về tinh thần
86
Tâm sự và nhận sự chia sẻ từ người mà bạn cảm thấy tin tưởng Bạn cần sống tích cực nhất có thể, cố gắng giao tiếp với bạn bè và gia đình Làm những việc mà bạn cảm thấy thích và dễ chịu như nghe nhạc, đọc những quyển sách mà bạn thích, xem TV Xoa bóp hoặc tập thiền, khí công dưỡng sinh Cố gắng ăn dù bạn cảm thấy không muốn ăn. Việc cơ thể có đủ năng lượng cũng giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn Cố gắng chấp nhận tình trạng hiện tại của bạn và chấp nhận chính mình Lên kế hoạch cho tương lai
FHI-Self Care VN Final.indd 86
Gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm nếu: Bạn đau nhiều hơn mặc dù đang điều trị giảm đau Bạn đau nhói hoặc đi lại, làm việc khó khăn Bạn đau dữ dội và không thể xử trí được tại nhà Bạn không thể nuốt, hay ăn, uống được
11/9/10 11:26 AM
Đau đầu Rất nhiều người nhiễm HIV bị đau đầu và đôi khi các cơn đau rất dữ dội. Điều này có thể do các nguyên nhân sau: Các nhiễm trùng cơ hội Thiếu nước (cơ thể không được cung cấp đủ nước/chất lỏng) Căng thẳng và lo lắng Tác dụng phụ của thuốc
Nằm nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh và bớt ánh sáng Đôi khi chất cafêin cũng có tác dụng, thử uống 1-2 chén trà xanh nhưng không nên uống quá nhiều Biện pháp cổ truyền: Có thể dùng một số loại lá để xông hơi bằng cách đun sôi lá xông rồi trùm đầu bằng một miếng vải hoặc chăn, hít hơi bốc lên từ nồi nước lá xông.
87
Nếu bạn bị đau đầu, hoặc chăm sóc một người bị đau đầu, hãy luôn nhớ: Đối với đau nhẹ, uống Paracetamol 1viên 500 mg trong mỗi 4-6 giờ. Nếu đau vừa uống Paracetamol 2 viên 500 mg trong mỗi 4-6 giờ (xem hướng dẫn sử dụng thuốc ở phần Giảm đau) Xoa bóp nhẹ nhàng vùng đầu Xoa dầu cao lên vùng thái dương hoặc trán Chườm khăn lạnh lên trán
FHI-Self Care VN Final.indd 87
11/9/10 11:26 AM
Gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm nếu: 88
Bạn đau đầu nhiều hơn mặc dù đang điều trị giảm đau Bạn đau dữ dội và không thể xử trí được tại nhà Bạn cứng gáy hoặc đau cổ, đau lưng rất nhiều Bạn nôn và không thể ăn, uống hoặc nuốt thuốc được Bạn bị co giật
FHI-Self Care VN Final.indd 88
11/9/10 11:26 AM
Xử TRÍ khi bị tiêu chảy Tiêu chảy là bệnh rất phổ biến ở người nhiễm HIV. Nếu bạn đi tiêu phân loãng 3 lần hoặc nhiều hơn trong một ngày có nghĩa là bạn đã bị tiêu chảy. Tiêu chảy thường đi kèm với co thắt đường tiêu hóa và phân có mùi hôi. Tiêu chảy có thể nguy hiểm vì nó có thể dẫn tới mất nước nhanh và giảm cân. Tiêu chảy có thể do: Các bệnh nhiễm trùng cơ hội Các bệnh khác
89
Ăn các thực phẩm hoặc nước không sạch Căng thẳng và lo lắng Tác dụng phụ của thuốc Khi bạn bị tiêu chảy, hoặc đang chăm sóc người bị tiêu chảy, hãy đảm bảo là bạn sẽ: Cung cấp hoặc uống nhiều dịch lỏng như nước, dung dịch bù nước đường uống (ORS) và nước dừa. Nước uống phải sạch. Để nước sôi sau ít nhất 10 phút. Người bị tiêu chảy thường không cảm
FHI-Self Care VN Final.indd 89
thấy đói nhưng việc ăn rất quan trọng vì người nhiễm HIV thường mất rất nhiều chất dinh dưỡng khi họ bị tiêu chảy.
11/9/10 11:26 AM
90
Hãy cố gắng uống ít một nhưng uống thường xuyên. Hãy để một cốc nước pha dung dịch ORS hoặc nước sạch ở gần bạn cho dễ lấy. Hãy ăn nhiều nhất có thể, nhưng không nên ăn nhiều trong một bữa ăn. Hãy cố gắng ăn 6 bữa nhỏ thay cho 3 bữa lớn. Ăn các thực phẩm dễ tiêu hóa. Các thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy là cháo đặc, bánh mì, chuối chín, khoai tây nghiền nhừ hoặc luộc và các loại súp nhẹ. Không cung cấp hoặc ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay, rau sống, các thực phẩm hoặc đồ uống nhiều đường. Không uống cà phê, chè đặc hoặc rượu mạnh Giữ vệ sinh sạch sẽ. Sau mỗi lần đi vệ sinh, rửa sạch và lau khô hậu môn cẩn thận. Rửa tay bằng xà phòng và nước sau mỗi lần đi tiêu chảy, hoặc sau khi chăm sóc người đi tiêu chảy. Có thể chườm ấm lên bụng giúp giảm đau bụng.
Bạn có thể phòng tiêu chảy bằng cách: Uống nước sạch đã được đun sôi trong ít nhất 10 phút Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chuẩn bị bữa ăn Hãy đảm bảo là thực phẩm sạch, tươi và được đậy cẩn thận Hãy đảm bảo là thịt, trứng, tôm, cua và cá được nấu chín kỹ Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ lạnh, cách xa súc vật và côn trùng.
Một số cách chữa trị bằng thảo dược có thể giúp giảm hoặc ngừng tiêu chảy: Nếu bạn bị đau bụng và đi tiêu phân loãng, hãy thử một trong ba cách sau: 1. Lấy củ gừng khô hoặc tươi, củ ấu rang trên chảo, rễ cỏ chanh và búp ổi. Đun sôi trong nước trong ít nhất là 5 phút. Cho một thìa đường và uống trong cả ngày. Dung dịch uống này cần được làm mới hàng ngày.
FHI-Self Care VN Final.indd 90
11/9/10 11:26 AM
Hãy đến gặp bác sĩ hoặc nhân viên y tế có trình độ chuyên môn nếu: Bạn đi tiêu chảy đã hơn 4 ngày Bạn bị sốt 2. Lấy củ gừng khô hoặc tươi. Đun sôi một miếng gừng cỡ ngón tay cái trong nước trong ít nhất 5 phút. Thêm nước chanh và muối. Uống trà này khi cần. (Khi tiêu chảy kéo dài, không ngừng) 3. Trộn bột nghệ với mật ong. Viên lại thành từng viên nhỏ. Uống 3-5 viên sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Các viên thuốc có trộn bột nghệ và mật ong làm sẵn hiện đã có tại các hiệu thuốc.
FHI-Self Care VN Final.indd 91
91
Có máu và nhầy trong phân Bạn bị đau bụng dữ dội Bạn nôn và không thể ăn, uống hoặc nuốt thuốc được Bạn cảm thấy rất khát, miệng khô hoặc nước tiểu có màu vàng sẫm Bạn cảm thấy rất ốm yếu Khi véo vào da mà da của bạn bị nhăn nheo và lâu trở lại trạng thái bình thường
11/9/10 11:26 AM
Xử TRÍ khi bị táo bón Bạn có thể bị chứng táo bón do tác dụng phụ của thuốc, mất nước, dùng heroin, nằm trên giường lâu và chế độ ăn thiếu chất. Dưới đây là một số việc bạn có thể làm để xử lý chứng táo bón
92
Nếu bạn đã thử mọi cách nhưng không có tác dụng, bạn có thể dùng thuốc thụt hậu môn có bán tại các hiệu thuốc để làm mềm phân và giúp bạn đi tiêu bình thường. Hãy thảo luận vấn đề này với nhóm chăm sóc tại nhà hoặc nhân viên phòng khám ngoại trú để họ giúp bạn có cách điều trị tốt nhất.
Uống nhiều nước mỗi ngày, ít nhất là 2 lít nước. Uống một cốc nước lớn khi bạn thức dậy vào buổi sáng Cố gắng làm một số động tác thể dục như đi bộ Ăn nhiều hoa quả như đu đủ chín – Chúng sẽ giúp làm mềm phân Ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ như hoa quả, rau và các loại đậu đỗ Uống một thìa dầu thực vật trước bữa sáng Nhẹ nhàng xoa bóp vùng bụng Uống một hoặc hai cốc nước rau má hàng ngày
FHI-Self Care VN Final.indd 92
11/9/10 11:26 AM
Chăm sóc khi bị nôn và buồn nôn Nôn và buồn nôn có thể có nguyên nhân do nhiễm trùng, ngộ độc thức ăn, loét dạ dày, căng thẳng và phản ứng với một loại thuốc nào đó. Nếu nôn làm cho bạn không ăn, uống hoặc uống thuốc được, bạn có thể trở nên rất ốm yếu và mất đi các dịch quan trọng trong cơ thể bạn. Việc này có thể làm bạn có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác hơn.
Bạn có thể thực hiện những điều sau cho bản thân hoặc người thân của bạn khi bạn hoặc người thân của bạn bị nôn và buồn nôn. Làm ướt một miếng vải bằng nước lạnh rồi đặt lên trán bạn (hoặc người thân của bạn) Nếu bạn quá yếu không thể đi ra phòng vệ sinh, hãy đặt một cái bát hoặc một cái chậu ở cạnh giường của bạn để bạn có thể nôn vào đó mà không phải ra khỏi giường. Cung cấp hoặc ăn ít một thức ăn vào mỗi bữa ăn. Ăn các miếng nhỏ bánh mì cũng rất tốt. Đưa hoặc uống nhiều nước như nước sạch, dung dịch bù nước (ORS), nước dừa hoặc trà gừng.
FHI-Self Care VN Final.indd 93
93
11/9/10 11:26 AM
94
Không ăn các thực phẩm có nhiều chất béo. Tránh các thực phẩm có mùi khó chịu, nhiều gia vị hoặc các thức chua như nước chanh và nước cam. Nếu bạn bị nôn ngày càng nặng hơn, hãy ngừng uống tất cả các loại thức uống trong 2 tiếng, sau đó ăn một lượng nhỏ thức ăn nhẹ, như cháo. Hãy vệ sinh sạch sẽ miệng của bạn (hoặc người thân của bạn) thường xuyên bằng cách súc miệng bằng nước muối pha loãng để loại bỏ mùi hôi. Khi ngừng nôn, hãy đợi 1-2 tiếng trước khi ăn các thực phẩm cứng. Có thể bắt đầu ăn lại bằng các thức ăn lỏng và uống các loại nước.
Một số cách điều trị bằng thảo dược có thể giúp bạn cảm thấy đỡ buồn nôn hơn Đun sôi gừng trong nước trong ít nhất 5 phút. Uống trà này 2 lần 1 ngày hoặc thường xuyên khi cần. Có thể pha thêm ít đường.
FHI-Self Care VN Final.indd 94
Bạn cần tới cơ sở y tế khi: Bạn đau bụng dữ dội Bạn bị sốt Bạn bị mất nước (bạn cảm thấy rất khát, nước tiểu của bạn có màu vàng sẫm) Chất nôn có màu xanh đậm hoặc nâu và có lẫn máu trong đó Bạn đã nôn trong hơn 24 tiếng Nôn hoặc buồn nôn làm cho bạn không uống được thuốc theo đơn của bác sĩ.
11/9/10 11:26 AM
CHĂM SÓC CÁC VẤN ĐỀ VỀ DA Người nhiễm HIV thường có các vấn đề về da như nổi ban, ngứa, khô da, và loét. Nguyên nhân do các vi sinh vật và vi khuẩn, do nhiễm nấm hoặc vi rút, do thuốc bạn đang dùng, hoặc thậm chí do nằm quá lâu ở một tư thế gây ra (loét do tì đè). Một số bệnh da là mạn tính – chúng tồn tại lâu và khó điều trị. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề da có thể giải quyết được nếu chăm sóc và điều trị đúng.
Để phòng hoặc làm giảm các vấn đề về da Tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng và nước Lau khô da sau khi tắm Cắt ngắn móng tay và giữ sạch sẽ Tránh gãi xước da
95
Phòng khô và nứt nẻ da bằng cách thoa va-dơ-lin hoặc kem dưỡng da lên da sau khi tắm. Ăn nhiều hoa quả và rau để giữ cho da bạn khoẻ mạnh.
FHI-Self Care VN Final.indd 95
11/9/10 11:26 AM
CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH DA Vết loét và vết thương da Giữ cho các vết loét hoặc các vết thương da được sạch sẽ – rửa các vết thương này bằng xà phòng và nước hoặc bằng nước muối (pha 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước) Bôi dung dịch tím gentian hoặc betadine lên vùng da bị tổn thương Dùng gạc sạch để che phủ các vết thương 96
Sử dụng riêng từng miếng gạc hoặc bông sạch cho mỗi lần lau rửa. Kê cao vùng có nhọt hoặc áp xe nếu có thể được. Đôi khi những mụn nhọt và áp xe của bạn cần được bác sỹ trích tháo mủ. Bạn cần gặp nhân viên y tế nếu nhọt hoặc áp xe của bạn chữa theo các cách trên không khỏi.
Bạn cần đến gặp nhân viên y tế nếu vùng đó bị đỏ, sưng tấy và đau hoặc không lành.
Nhọt và áp xe Đun sôi nước pha với muối (một thìa cà phê muối cho 1 lít nước). Để cho nước nguội và nhúng miếng vải vào trong dung dịch nước muối. Đặt miếng vải lên trên chỗ nhọt hoặc áp xe trong 20 phút, làm 4 lần một ngày. Làm sạch mủ bằng nước muối sạch hoặc bằng dung dịch ôxy già. Làm sạch vùng giữa vết thương trước và sau đó rửa ra xung quanh rìa vết thương.
FHI-Self Care VN Final.indd 96
11/9/10 11:26 AM
Các nốt phỏng nước hay mụn nước rất đau Giữ khô vùng da tổn thương Mặc quần áo sạch và rộng rãi Uống paracetamol hoặc efferalgan để giảm đau Rửa sạch vùng da tổn thương bằng nước muối 3-4 lần/ngày Bôi dung dịch tím gentian 1 lần/ngày Có thể bôi kem calamine để giảm kích ứng da nhưng không được bôi lên vết thương hở Không băng kín vùng da bị ban hoặc phỏng nước
97
Đến khám bác sĩ ngay khi có thể hoặc khi các mụn nước này xuất hiện và lan rộng vì bác sĩ có thể kê đơn thuốc giúp bạn khỏi bệnh Điều trị theo phương pháp dân gian có thể giúp được: dùng hạt đỗ xanh, nhai nhuyễn và phủ lên chỗ tổn thương Bạn cần đến cơ sở y tế để điều trị nếu các mụn nước bị nhiễm trùng, hoặc các mụn nước ở vùng mặt vì nó có thể ảnh hưởng đến mắt. Bạn có thể biết là mắt đã bị ảnh hưởng khi mi mắt trở nên đỏ hoặc kèm nhèm hoặc bị sưng.
FHI-Self Care VN Final.indd 97
11/9/10 11:26 AM
Da khô và ngứa Đắp vải sạch hoặc gạc ướt lên vùng da tổn thương Không rửa vùng da khô và ngứa bằng xà phòng vì có thể làm cho da bạn bị khô và ngứa hơn Bôi kem calamine lên vùng da ngứa hoặc xoa vadơ-lin pha với nước lên vùng da khô 2-3 lần/ngày Thử một vài cách điều trị dân gian: lấy lá và hoa cây khế, đun sôi và lấy nước để tắm Cố gắng không gãi. 98
Ghẻ Ghẻ cần được chữa càng sớm càng tốt vì bệnh có thể lây lan rất nhanh. Nếu một người trong gia đình bị ghẻ thì cả gia đình cần được điều trị. Tắm toàn thân bằng xà phòng và nước Cho thuốc DEP lên miếng gạc, bôi đều khắp người từ cổ đến ngón chân. Không bôi lên mặt. Để thuốc qua đêm và mặc quần áo sạch.
FHI-Self Care VN Final.indd 98
Không tắm vào sáng hôm sau. Bôi lại DEP khắp người từ cổ đến ngón chân một lần nữa. Vào buổi tối lại bôi DEP từ cổ đến ngón chân một lần nữa Vào buổi sáng ngày tiếp theo, tắm sạch sẽ và mặc quần áo sạch Giặt những quần áo, ga trải giường và chăn đã dùng với xà phòng, nước hoặc nước sát trùng. Phơi khô dưới ánh nắng mặt trời. Làm như vậy sẽ diệt được con ghẻ. Nếu có điều kiện nên là/ủi kỹ toàn bộ quần áo của bạn và của cả gia đình để tiêu diệt con ghẻ.
Loét do tì đè Loét do tì đè là các vết loét hở do nằm quá lâu ở một tư thế. Thường rất hay gặp ở những người rất gày, suy kiệt. Để chăm sóc vết loét do tì đè, điều quan trọng là: Giữ cho da sạch và khô Rời khỏi giường càng nhiều càng tốt, thậm chí chỉ để ngồi ở ghế trong vài phút
11/9/10 11:26 AM
Thay đổi các tư thế ít nhất 2 giờ/lần trong khi nằm Nằm trên gối và đệm mềm hoặc tấm trải mềm để da không bị xương đè ép Sử dụng ga trải giường và chăn mềm. Những thứ này cần được giặt thường xuyên và phơi nắng cho khô. Sử dụng đệm khi ngồi hoặc nằm để bảo vệ phần cơ thể nhiều xương như phần hông.
Nhiễm nấm Nhiễm nấm thể hiện là những tổn thương hình tròn, lấm tấm vảy đỏ rất ngứa. Chúng thường ở nách, nếp gấp khuỷu tay và giữa các ngón tay, ngón chân, giữa 2 chân và khe mông. Phụ nữ cũng có thể nhiễm nấm âm đạo. Khi bị nhiễm nấm cần: Giữ vùng tổn thương sạch và khô Không che phủ vùng tổn thương Kem chống nấm có thể làm giảm bệnh. Hãy hỏi nhân viên y tế để có cách điều trị đúng cho bệnh nấm của bạn.
FHI-Self Care VN Final.indd 99
Các vết thương hở Nếu bạn hoặc người bạn chăm sóc có một vết thương hở chưa nhiễm trùng thì sau đây là một vài điều bạn nên làm: Luôn rửa tay trước khi rửa vết thương, đeo găng tay sạch dùng một lần nếu có sẵn, hoặc bọc tay bằng túi nilon khi rửa vết thương. Tránh tiếp xúc với máu, mủ. Luôn rửa tay trước và sau khi rửa vết thương. Rửa vùng tổn thương bằng vải mềm hoặc gạc (bạn cũng có thể dùng bông). Rửa vết thương bằng nước đun sôi, để nguội và đã được pha với muối theo tỷ lệ 1 thìa cà phê muối trong 1 lít nước. Bảo vệ vết thương bằng cách dùng miếng gạc hoặc vải sạch quấn lỏng quanh vết thương.
99
Bạn cần đốt hoặc chôn tất cả các rác thải khi rửa vết thương, ví dụ các miếng vải, gạc nhiễm bẩn, dính máu. Những vật dụng dính máu này có thể gây ra nguy cơ nhiễm HIV cho những người khác.
11/9/10 11:26 AM
Nếu vết thương có mủ, đừng quên:
100
Làm sạch mủ bằng nước sạch pha muối. Làm sạch vùng giữa vết thương trước, sau đó rửa xung quanh rìa vết thương. Mỗi lần lau rửa phải dùng miếng vải sạch hoặc gạc bông mới.
Bạn hoặc người bạn chăm sóc có thể cần điều trị y tế khi: Các bệnh lý da đi kèm với sốt Vùng da tổn thương bị đỏ và sưng Có nhiều tổn thương hoặc áp xe. Vết thương có mùi hôi, chảy máu hoặc bị chuyển màu đen Vết thương ở mặt Ban đỏ xuất hiện ở mặt, ở chân, tay hoặc ở ngực sau khi dùng kháng sinh hoặc các thuốc kháng vi rút
FHI-Self Care VN Final.indd 100
11/9/10 11:26 AM
ĐIỀU TRỊ LOÉT MIỆNG VÀ HỌNG Nấm miệng và họng Bệnh nấm miệng và họng là do bị nhiễm nấm. Có những mảng trắng ở trên lưỡi và trong miệng. Đôi khi những mảng này xuất hiện ở trong họng. Nấm miệng và họng cần được điều trị nhanh chóng để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh. Nấm có thể làm cho bạn rất đau khi ăn, uống. Nếu mà nuốt đau thì bạn cũng khó mà uống thuốc được.
Để điều trị nấm: Liên hệ với một nhân viên y tế để được kê đơn đúng thuốc điều trị nấm. Không được tự dùng kháng sinh trừ khi có lời khuyên của nhân viên y tế có kinh nghiệm. Kháng sinh có thể làm cho bệnh nấm nặng hơn.
101
Để giúp làm lành những tổn thương ở miệng và họng, bạn có thể: Đánh răng và làm sạch miệng và lưỡi nhẹ nhàng bằng bàn chải mềm, 3 – 4 lần/ngày Sau đó súc miệng bằng nước muối, nhổ nước muối ra, không được nuốt vào.
FHI-Self Care VN Final.indd 101
11/9/10 11:26 AM
Và Súc miệng bằng dung dịch tím gentian 2 lần/ngày – không nuốt, sau khi ngậm trong miệng vài phút hãy nhổ thuốc tím ra và súc miệng lại bằng nước sạch.
Để làm miệng và lưỡi cảm thấy dễ chịu hơn, bạn có thể: Nghiền 2 viên aspirin trong nước sạch và bạn súc miệng bằng nước aspirin 4 lần/ngày Ngậm đá hoặc uống nước lạnh để làm tê chỗ đau 102
Uống nhiều nước Ăn các thức ăn mềm Tránh ăn đồ ngọt – chúng sẽ làm miệng bạn loét nhiều hơn và làm nấm phát triển nhanh Sử dụng ống hút khi uống các dịch lỏng để giảm đau khi nuốt
Loét miệng Các vết loét có thể xuất hiện ở môi, lợi, lưỡi và vòm miệng. Bạn hãy: Uống Paracetamol hoặc Efferalgan để giảm đau
FHI-Self Care VN Final.indd 102
Nghiền 1 viên aspirin với nước sạch và dùng dung dịch này để xúc miệng. Làm như vậy 3 lần trong một ngày. Không cần nuốt. Dung dịch aspirin có thể giúp giảm đau trực tiếp bằng việc xúc miệng này. Làm sạch miệng và lưỡi 3 – 4 lần/ngày bằng bàn chải mềm.
11/9/10 11:26 AM
Hãy đến cơ sở y tế để điều trị cho các vấn đề về miệng và họng nếu bạn hoặc người thân có những dấu hiệu sau:
103
Không muốn ăn, uống vì nuốt quá đau Không thể nuốt thức ăn hoặc các dịch lỏng Có đau họng nặng Đau đầu dữ dội và/hoặc cứng gáy Vết loét không lành trong vòng 5 – 7 ngày
FHI-Self Care VN Final.indd 103
11/9/10 11:26 AM
CHĂM SÓC CHO CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐƯỜNG SINH DỤC Các nhiễm trùng ở đường sinh dục có thể gây đau và khó chịu. Các dấu hiệu của nhiễm trùng đường sinh dục bao gồm:
104
Ra khí hư bất thường hoặc mủ từ âm đạo hoặc dương vật Có mụn sùi, vết loét hoặc mụn nước ở vùng âm đạo hoặc xung quanh hậu môn Sưng hạch bẹn Ngứa hoặc phát ban ở khu vực bẹn Đau buốt khi đi tiểu Bạn cần đi gặp bác sỹ nếu bạn có bất kỳ một trong các triệu chứng như vậy.
FHI-Self Care VN Final.indd 104
11/9/10 11:26 AM
Nhiễm nấm âm đạo Phụ nữ có thể nhiễm nấm âm đạo. Ở âm đạo sẽ có những mảng trắng dầy hoặc khí hư màu trắng đục, có mùi như mùi lên men. Vùng âm đạo rất ngứa, đỏ và đau. Ở nam giới, nhiễm nấm có thể thấy trên da của dương vật, hậu môn và vùng bìu, cũng có thể ngứa, đau và đỏ.
Các cách để xử trí nhiễm nấm nhẹ bao gồm: Đối với phụ nữ Giữ vùng âm đạo khô và sạch Bạn có thể dùng viên Nystatin đặt âm đạo hoặc kem Nystatin được chỉ định bởi bác sỹ của PKNT hoặc nhân viên CSTN. Đặt 1 viên vào sâu trong âm đạo theo hướng dẫn của bác sỹ (cần đặt trong 7 đêm liên tiếp)
FHI-Self Care VN Final.indd 105
Bôi thuốc tím Gentian vào vùng âm hộ và âm đạo 1 lần/ngày và trong 3 ngày liên tiếp Bạn cũng có thể ngồi vào chậu nước có pha dấm trong 15 phút 2 lần/ngày cho đến khi cảm giác ngứa ở âm đạo đỡ. Đối với nam giới Ngâm dương vật vào nước muối pha loãng (1 thìa cà phê pha với 1 lít nước) trong vòng 5 phút. Làm 2-3 lần một ngày Bôi thuốc tím Gentian vào dương vật hàng ngày trong 3 ngày liên tiếp.
105
Nếu các triệu chứng vẫn còn, bạn cần đến gặp bác sỹ của PKNT ngay. PKNT HIV có thể cung cấp các thuốc điều trị tốt hơn với tình trạng nhiễm nấm này.
11/9/10 11:26 AM
Herpes Herpes là một loại virut có thể gây ra các mụn nước rất đau ở xung quanh miệng, vùng sinh dục hoặc các phần khác của cơ thể. Các mụn nước vỡ ra và trở thành các vết loét trợt rất lâu lành. Ở những người bệnh AIDS, các mụn nước này thường xuất hiện hơn và có thể lan ra các vùng rộng xung quanh. Herpes rất khó điều trị.
Xử trí khi bị herpes 106
Herpes rất dễ lây, đặc biệt là khi đang có các mụn nước. Nếu bạn đang có sinh hoạt tình dục, tốt nhất không quan hệ tình dục khi bạn đang có các mụn nước herpes. Nếu bạn vẫn quan hệ tình dục thì phải dùng bao cao su. Nếu bạn chăm sóc cho một người bị herpes, bạn cần sử dụng găng tay và rửa sạch tay sau khi chạm vào vùng da có mụn nước.
Rửa vùng tổn thương bằng nước ấm pha với muối (1 thìa cà phê muối pha với 1 lít nước) mỗi 2-3 giờ Giữ vùng tổn thương sạch sẽ và khô sau khi rửa Để giảm cảm giác bỏng rát, bôi kem Calamine lên các mụn nước chưa bị vỡ thành các vết loét Uống 1-2 viên Paracetamol 500mg hoặc Paracetamol 500mg/Codeine 30mg (tùy thuộc vào mức độ đau) mỗi 4-6 giờ nếu bị đau
FHI-Self Care VN Final.indd 106
11/9/10 11:26 AM
Xử trí triệu chứng ho và các vấn đề khác của đường hô hấp Ho Ho là triệu chứng rất thông thường ở người nhiễm HIV. Nếu bạn bị ho, nguyên nhân có thể do: Lao Viêm phổi PCP Các viêm phổi khác Cảm lạnh thông thường
107
Hen Hút thuốc
Có gắng phòng chống ho và cảm lạnh bằng cách Khám sàng lọc Lao hàng năm Ăn những thức ăn bổ dưỡng Nghỉ ngơi và thể dục đầy đủ
FHI-Self Care VN Final.indd 107
11/9/10 11:26 AM
Tránh không tiếp xúc với những người bị ho và cảm lạnh Không hút thuốc Nếu bạn bị ho, hãy nhớ che miệng mỗi khi bạn bị ho. Điều này có thể giúp tránh phát tán vi khuẩn từ bạn sang những người xung quanh. Bạn có thể che miệng bằng khăn hoặc mặt trong cánh tay bạn. Điều này giúp cho việc tránh cho bàn tay của bạn khỏi bị tiếp xúc với vi khuẩn và gây phát tán vi khuẩn ra xung quanh vì bàn tay sẽ chạm vào rất nhiều thứ. 108
Thử cách cổ truyền: ăn tỏi hoặc hành tươi
Nếu bạn ho có đờm thì bạn có thể làm các việc sau: Ho sẽ giúp tống đờm ra khỏi phổi Uống thật nhiều nước giúp làm loãng đờm và tống đờm ra dễ hơn
Bạn có thể ho khan hoặc ho có đờm. Ho khan là khi bạn ho bạn cảm thấy cổ họng bạn rất khô và rát. Ho có đờm khi bạn ho có kèm ra đờm.
Nếu bạn ho khan thì bạn có thể làm các việc sau để giảm ho: Ngậm nước chanh với muối hoặc uống trà ấm với đường Trộn mật ong với chanh và nước ấm, nhấp từng hụm nhỏ chảy từ từ qua họng Xoa dầu cao lên vùng ngực giúp làm dịu cơ và trước lỗ mũi giúp bạn thở dễ dàng hơn
FHI-Self Care VN Final.indd 108
11/9/10 11:26 AM
Cố gắng ngồi dậy hoặc đi lại trong phòng giúp phổi được lưu thông tốt hơn Vỗ rung nhẹ nhàng vùng lưng để phổi được lưu thông tốt Đặt một bát nước nóng trước mặt và hít thở hơi nước ấm bốc lên. Cách này giúp cho bạn dễ thở hơn và dễ dàng tống đờm ra hơn.
Đến gặp ngay nhân viên y tế có kinh nghiệm nếu: • Ho kéo dài trên 14 ngày • Ho kèm theo sốt
Nếu bạn ho có đờm, cần có ống nhổ đờm có nắp. Sau khi bạn đã nhổ đờm vào ống hãy luôn nhớ đậy nắp ống nhổ lại và để ngoài tầm tay với của trẻ vì trong đờm có rất nhiều vi khuẩn.
• Ho ra máu (đờm có máu) • Đau ngực và khó thở • Thở nhanh nông và bạn cảm thấy không có đủ không khí trong phổi
109
Triệu chứng ho không đỡ Nếu triệu chứng ho của bạn hoặc người thân của bạn kéo dài trên 2 tuần, đó có thể là triệu chứng của bệnh Lao. Lao là một bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp rất phổ biến và thường gặp ở người nhiễm HIV. Lao có thể rất nguy hiểm đối với sức khỏe của bạn. Lao cũng có thể lây sang người khác, vì vậy việc khám sàng lọc Lao và điều trị sớm là đặc biệt quan trọng.
FHI-Self Care VN Final.indd 109
Tất cả những người nhiễm HIV cần phải khám sàng lọc Lao tại PKNT HIV ít nhất 1 lần trong 1 năm dù họ có bị triệu chứng ho kéo dài hay không.
11/9/10 11:26 AM
Bạn cần điều trị tại trung tâm y tế hoặc bệnh viện nếu bạn hoặc người thân của bạn có các triệu chứng c ủa Lao như sau: Sốt Ho kéo dài trên 2 tuần 110
Sụt cân và mệt mỏi Đờm có lẫn máu Ra mồ hôi trộm ban đêm Không ngon miệng, ăn kém Sưng hạch cổ, nách, v.v… kéo dài Đau bụng dữ dội Đau đầu kéo dài không đỡ Đau lưng trầm trọng
FHI-Self Care VN Final.indd 110
11/9/10 11:26 AM
Bệnh Lao có thể điều trị khỏi! Cách tốt nhất là bạn hoặc người thân của bạn nên đến trung tâm y tế hoặc bệnh viện để khám sàng lọc Lao. Bệnh Lao có thể điều trị khỏi trong vòng 8 tháng điều trị liên tục. Bạn cần phải uống một số loại thuốc theo chỉ định của bác sỹ và uống đủ liều, đúng thời gian và đủ thời gian quy định (đủ trong 8 tháng). Các thuốc Lao chỉ có tác dụng nếu uống đúng. Điều trị Lao
không đúng hoặc bỏ liều sẽ dẫn đến rất nguy hiểm cho bạn và cho những người khác! Nếu thuốc Lao không được uống đúng, bệnh Lao của bạn không được điều trị khỏi Nếu thuốc Lao không được uống đúng, vi khuẩn Lao trong cơ thể bạn sẽ trở nên kháng với thuốc Lao. Việc kháng thuốc này có nghĩa là
111
FHI-Self Care VN Final.indd 111
11/9/10 11:26 AM
thuốc Lao này sẽ không có khả năng tiêu diệt vi khuẩn Lao nữa Các vi khuẩn Lao kháng thuốc này sẽ có thể lây sang những người khác—ví dụ như các thành viên trong gia đình bạn. Nếu họ bị nhiễm chủng vi khuẩn Lao đã kháng thuốc thì các thuốc điều trị Lao thông thường có thể không điều trị được Lao cho họ.
112
Nên có một nhân viên y tế đến nhà để giúp bạn uống thuốc Lao một cách chính xác. Bạn cũng nên có một người trong gia đình được hướng dẫn để nắm được cách uống thuốc đúng và có thể hỗ trợ bạn trong việc uống thuốc đúng. Lưu ý: Nếu bạn được chẩn đoán là bị Lao giai đoạn cấp, bạn nên khuyên các thành viên trong gia đình bạn đi khám sàng lọc Lao ngay càng sớm càng tốt. Nếu bạn được điều trị Lao nhưng các thành viên trong gia đình bạn không được điều trị thì bạn có thể bị tái nhiễm Lao lại sau khi bạn đã hoàn thành quá trình điều trị Lao của mình. Việc đi khám này cũng giúp cho các thành viên gia đình của bạn được sống khỏe mạnh.
FHI-Self Care VN Final.indd 112
Các vấn đề hô hấp khác Bên cạnh ho, bạn hoặc người thân của bạn có thể gặp khó thở, thở nông hoặc đau ngực.
Nếu các vấn đề về thở của bạn không quá trầm trọng, bạn có thể thử làm các việc sau để giảm các vấn đề này Ôm một chiếc gối trước ngực khi ho Xoa dầu cao con hổ vào vùng ngực để làm dịu cơ Đặt một bát nước nóng trước mặt và hít thở hơi nước ấm bốc lên Chườm ấm vào vùng ngực bị đau Kê gối cao hơn dưới đầu khi bạn nằm giúp bạn có thể dễ thở hơn Ngồi trên ghế, co chân lên để khuỷu tay gần với đầu gối hoặc dựa ngực vào bạn (có lót gối mềm). Các tư thế này cũng có thể giúp bạn dễ thở hơn.
Nếu bạn có gặp các vấn đề về thở, khó thở, thở nông hoặc đau ngực trầm trọng, bạn cần đến gặp bác sỹ sớm nhất có thể.
11/9/10 11:26 AM
Xử trí khi mệt mỏi Khi bạn hoặc người nhà của bạn bị đau hoặc cảm thấy khó chịu, điều này có thể dẫn đến rất khó ngủ. Sự mệt mỏi cũng có thể gây ra bởi sự căng thẳng và lo lắng, ít tập thể dục thể thao hay vận động hàng ngày, do tình trạng ốm hoặc do dinh dưỡng kém.
Dưới đây là một số việc bạn có thể làm khi cảm thấy mệt: Nghỉ ngơi và thư giãn nhiều nhất có thể Ngủ một chút vào buổi trưa Thường xuyên ăn các thức ăn bổ dưỡng ít một trong ngày Uống các loại vitamin hoặc vitamin B tổng hợp giúp bạn cảm giác ăn ngon miệng hơn Luyện tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng, hoặc đi bộ
FHI-Self Care VN Final.indd 113
Nhờ các thành viên gia đình xoa bóp nhẹ nhàng cho bạn Tập thư giãn như tập thiền Ăn đủ các thực phẩm dinh dưỡng như thịt, cá, các loại đậu và các loại rau xanh Uống bổ sung sắt và axit folic để phòng thiếu máu Có thể thử các biện pháp cổ truyền giúp ngủ được và ngủ ngon hơn như trà tâm sen. 113
Cần gặp nhân viên y tế nếu bạn hoặc người thân của bạn: • Cảm thấy mệt nhiều và không đỡ • Thường xuyên cảm thấy chóng mặt • Không ngủ được trong vài ngày liên tục
11/9/10 11:26 AM
THUỐC KHÁNG VIRUT LÀ GÌ? Mặc dù chưa có thuốc điều trị khỏi HIV, nhưng có những thuốc có thể: Làm chậm sự nhân lên của virut HIV giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể có cơ hội không bị phá hủy và được khỏe mạnh lại Giảm các nhiễm trùng cơ hội Giúp sống lâu hơn 114
Các thuốc kháng virut hoạt động như thế nào? Các thuốc kháng virut hay còn gọi là thuốc ARV ngăn chặn sự nhân lên của virut HIV trong cơ thể thuốc không điều trị khỏi HIV nhưng ngăn chặn sự phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Để thuốc hoạt động hiệu quả, một người nhiễm HIV cần phải uống ít nhất 3 loại thuốc ARV khác nhau. Một số loại thuốc này được kết hợp trong một viên thuốc giúp bạn uống thuốc dễ dàng hơn. Các thuốc ARV chỉ có tác dụng tốt khi bạn uống thuốc đúng chính xác – nếu một người đang điều trị ARV nhưng quên
FHI-Self Care VN Final.indd 114
3 liều trong một tháng thì thuốc ARV có thể trở nên ít tác dụng hơn hoặc thậm chí không còn tác dụng nữa. Việc được tư vấn và theo dõi thường xuyên liên tục từ một nhân viên y tế có kinh nghiệm trong việc điều trị ARV và biết cách chăm sóc hỗ trợ cho người nhiễm HIV đang điều trị ARV là rất quan trọng.
Những vấn đề gì có thể xuất hiện khi bạn uống thuốc ARV? Kháng thuốc Thuốc ARV có tác dụng Thuốc ARV chỉ có tác dụng khi ức chế sự nhân lên của được uống đúng cách virut HIV trong cơ thể bạn nhưng nó không có tác dụng tiêu diệt hoàn toàn virut HIV. Một số lượng virut vẫn tồn tại trong cơ thể bạn và đó là lý do tại sao chúng ta vẫn chưa điều trị khỏi hoàn toàn HIV. Tuy nhiên nếu bạn uống thuốc ARV thì thuốc có thể giúp bạn ngăn ngừa virut HIV phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn, giúp bạn sống khỏe mạnh hơn và sống
11/9/10 11:26 AM
lâu hơn. Nếu bạn không uống thuốc đều đặn hàng ngày, virut HIV có thể phát triển mạnh hơn và biến đổi nó thành một loại virut kháng với thuốc ARV bạn đang uống. Virut này được gọi là “virut HIV kháng thuốc”. Khi sự kháng thuốc ARV xuất hiện, số lượng virut HIV trong máu sẽ tăng lên, hệ thống miễn dịch sẽ lại bị phá hủy và bạn lại có nguy cơ bị ốm nhiều hơn. Các bác sỹ sẽ cần phải kê các loại thuốc ARV khác cho bạn (gọi là thuốc ARV phác đồ bậc 2), là những thuốc đắt tiền hơn và không sẵn có. Nếu thuốc phác đồ bậc 2 cũng bị kháng thì bạn có thể sẽ không có sự lựa chọn điều trị nào nữa.
chăm sóc triệu chứng trong tài liệu này để xử trí các tác dụng phụ nhẹ và vừa. Bác sỹ của bạn sẽ trao đổi về các tác dụng phụ này với bạn. Một số các tác dụng phụ có thể dự đoán trước được và kiểm soát được. Thông thường thì các tác dụng phụ này có thể giảm đi sau một thời gian. Nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ thì bạn cần trao đổi ngay với bác sỹ của bạn. Đừng bao giờ tự ý ngừng thuốc mà không trao đổi với bác sỹ. Nếu bạn phải ngừng thuốc ARV thì bạn nên dừng uống tất cả các loại ARV bạn đang uống lại. Nếu bạn chỉ uống một số thuốc ARV thì nguy cơ HIV kháng thuốc sẽ tăng lên nhiều. 115
Sự kháng thuốc cũng có thể xuất hiện ở những người uống thuốc hoàn toàn chính xác nhưng ở mức độ thấp hơn rất nhiều so với những người không tuân thủ điều trị tốt.
Các tác dụng phụ Mặc dù thuốc ARV có thể kéo dài cuộc sống của bạn, đôi khi chúng cũng có thể làm cho bạn cảm thấy mệt. Nhiều loại thuốc ARV có các tác dụng phụ nhưng hầu hết các tác dụng phụ này đều có thể xử trí được. Bạn có thể tham khảo phần hướng dẫn
FHI-Self Care VN Final.indd 115
Một số tác dụng phụ nặng hơn của thuốc ARV có thể xuất hiện nhưng hiếm hơn – nếu các tác dụng phụ nặng này xuất hiện thì bạn cần phải gặp bác sỹ của bạn ngay và họ có thể sẽ phải đổi thuốc ARV khác cho bạn. Tổ chức FHI đã xuất bản cuốn sổ tay phác đồ ARV cho người nhiễm HIV theo từng phác đồ bao gồm cả các tác dụng phụ thường gặp của từng phác đồ, nếu bạn cần có thì bạn có thể liên hệ với các PKNT do FHI hỗ trợ hoặc với tổ chức FHI qua hộp thư fhi@fhi.org.vn.
11/9/10 11:26 AM
Bắt đầu điều trị kháng virut Những điều bạn cần nhớ trước khi bạn bắt đầu điều trị ARV: Bạn có thể tiếp cận được với một PKNT cung cấp thuốc ARV miễn phí hoặc với chi phí thấp không? Nếu không, bạn cần suy nghĩ xem bạn bạn sẽ cần có bao nhiêu tiền. Các thuốc ARV cần phải được uống trong suốt cuộc đời và có thể sẽ tốn nhiều tiền. 116
Bác sỹ điều trị cho bạn có phải là một bác sỹ có kinh nghiệm trong việc điều trị ARV không? Sẽ rất nguy hiểm nếu bạn tự mua thuốc ARV ở hiệu thuốc hoặc từ một nhân viên y tế chưa có kinh nghiệm điều trị ARV – bạn có thể tốn nhiều tiền để mua những thuốc ARV không phù hợp với bạn hoặc kết hợp thuốc không đúng. Cần chắc chắn là bạn đã sẵn sàng để uống thuốc với sự tuân thủ tốt với mỗi liều thuốc, hàng ngày và trong suốt cuộc đời.
có thể sẽ phải chi trả cho các xét nghiệm cần thiết cho việc uống ARV. Điều này cần làm thường xuyên để bác sỹ có thể biết các thuốc đã có tác dụng tốt với bạn ở mức nào. Bạn cũng cần hiểu về thuốc ARV có tác dụng như thế nào. Các thuốc ARV làm giảm sự nhân lên của virut HIV trong cơ thể bạn. Nhưng các thuốc này không tiêu diệt được virut HIV. Bạn phải học cách uống thuốc và lên kế hoạch thời gian biểu hàng ngày để giúp bạn nhớ khi nào cần uống thuốc. Lưu ý là bạn cần uống thuốc đều đặn vào một giờ trong ngày và trong suốt cuộc đời. Bạn cần nắm được các tác dụng phụ của ARV và cách xử trí với các tác dụng phụ đó. Có một số các PKNT HIV cung cấp thuốc ARV miễn phí cũng như một số các dịch vụ khác. Xem phụ lục danh sách các PKNT. Bạn có thể hỏi các nhóm tự lực của người nhiễm HIV, nhân viên bệnh viện, các nhóm CSTN và các nhân viên tư vấn VCT về thông tin của các chương trình ARV miễn phí.
Nếu bạn không đăng ký được vào 1 phòng khám mà không cung cấp chăm sóc HIV miễn phí, bạn
FHI-Self Care VN Final.indd 116
11/9/10 11:26 AM
GHI NHỚ BẠN PHẢI UỐNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO VÀ KHI NÀO Uống tất cả các loại thuốc ARV của bạn đúng giờ là vô cùng quan trọng để giúp bạn khỏe mạnh nhất có thể. Sau đây là một vài cách giúp bạn nhớ khi nào bạn cần phải uống thuốc: Bạn cần chắc chắn là bạn đã được bác sỹ và các nhân viên y tế viết cho bạn những hướng dẫn rõ ràng về cách uống thuốc và thời gian bạn cần uống thuốc Hãy cố gắng để việc uống thuốc trở thành một trong số các hoạt động bình thường hàng ngày của bạn như là việc bạn ăn sáng hoặc việc bạn làm vệ sinh buổi sáng Đề nghị một thành viên trong gia đình bạn hoặc một người bạn của bạn cũng tìm hiểu các kiến thức về việc uống thuốc của bạn để người đó có thể hỗ trợ bạn trong việc nhớ uống thuốc Nếu bạn phải uống một loại thuốc mà cần phải được uống vào chính xác một giờ trong ngày, bạn nên thu xếp để có một chiếc đồng hồ báo thức, hoặc nếu bạn có một chiếc điện thoại di động thì
FHI-Self Care VN Final.indd 117
càng tốt và sử dụng chức năng nhắc việc của điện thoại để bạn có thể đặt lịch nhắc uống thuốc vào một giờ nhất định trong ngày. Một số người lại thích sử dụng lịch để đánh dấu hàng ngày vào lịch mỗi khi họ uống thuốc Một số người khác lại có một cuốn sổ theo dõi uống thuốc của mình trong đó hàng ngày họ sẽ viết vào trong sổ mỗi khi họ uống thuốc và những vấn đề gì họ gặp phải khi họ uống thuốc. 117
Đến gặp bác sỹ nếu: • Thuốc bạn đang dùng làm cho bạn cảm thấy rất mệt. Thậm chí là nếu bạn cảm thấy chỉ mệt một chút thôi bạn vẫn cần nên đến gặp bác sỹ vì đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề trầm trọng hơn. • Bạn bị quên uống thuốc nhiều lần.
11/9/10 11:26 AM
Nếu bạn cần phải đi xa khỏi nhà, hãy nhớ mang đủ số thuốc bạn cần trong những ngày đi vắng và mang thêm một số lượng dự phòng để đề phòng trường hợp bạn không về kịp theo kế hoạch Bạn cũng có thể sử dụng bảng như mẫu ở trang bên để viết tên thuốc của bạn, thuốc để điều trị gì, thời gian uống thuốc đó và cách uống thuốc đó như thế nào (uống khi đói hay uống khi no). Nếu bạn quên một liều thuốc, đừng uống 2 liều liền để bù cho liều bạn quên. Đừng bao giờ để bạn bị hết thuốc! Bạn luôn luôn cần chắc chắn là bạn vẫn còn đủ thuốc.
118
FHI-Self Care VN Final.indd 118
11/9/10 11:26 AM
DỤNG CỤ NHẮC THUỐC HÀNG NGÀY Đây là một ví dụ về một loại bảng mà bạn có thể tự làm để giúp bạn nhớ khi nào bạn cần uống thuốc đúng giờ. (Cho thêm hình mặt trời và mặt trăng vào dưới buổi sáng, buổi trưa, v.v… để nhắc về thời gian trong ngày) TÊN THUỐC VÀ MỤC ĐÍCH (Thuốc này có tác dụng gì)
THUỐC: UỐNG NHƯ THẾ NÀO VÀ MÔ TẢ (Thuốc đó uống như thế nào và hình dạng của nó như thế nào?)
PARACETAMOL 500mg để giảm đau và hạ sốt
Cứ sau 4-6 tiếng uống một viên sau bữa ăn nhưng không uống quá 8 viên 500mg trong một ngày
MULTI-VITAMIN Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng và tăng cường sức khỏe
Uống một viên mỗi ngày vào lúc no, tốt nhất là sau ăn sáng
ORS Để giảm sự mất nước do bị tiêu chảy, nôn hoặc do những nguyên nhân khác
Pha một gói ORS vào một lít nước sạch
FHI-Self Care VN Final.indd 119
SÁNG
TRƯA
CHIỀU
TỐI
x
x
x
x
x
x
x
119
Viên nhỏ tròn màu trắng
x
Viên tròn dài màu đỏ
Gói trắng có tên là Oresol
x
11/9/10 11:26 AM
FHI-Self Care VN Final.indd 120
11/9/10 11:26 AM
Những người có nhu cầu đặc biệt
121
Những người có nhu cầu đặc biệt
FHI-Self Care VN Final.indd 121
11/9/10 11:26 AM
NGƯỜI NGHIỆN CHÍCH MA TÚY (IDU)
122
Đương đầu với sự kỳ thị kép: vừa nhiễm HIV và vừa nghiện chích ma túy Người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV thường phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ những người xung quanh. Đôi khi sự kỳ thị và phân biệt đối xử này trở nên nặng nề hơn khi người nhiễm HIV lại đang nghiện chích ma túy (IDU). Điều đó còn đặc biệt khó khăn hơn đối với phụ nữ.
FHI-Self Care VN Final.indd 122
11/9/10 11:26 AM
Tại Việt Nam, rất nhiều người nhiễm HIV do dùng chung bơm kim tiêm khi chích heroin hoặc các chất gây nghiện khác. Nếu bạn hoặc người thân của bạn đã hoặc đang nghiện chích các chất gây nghiện thì những thông tin dưới đây có thể giúp bạn.
Nếu bạn hoặc người thân của bạn là người nhiễm HIV dương tính hoặc đang sử dụng ma túy theo con đường nghiện chích, bạn có thể làm những điều sau đây để đương đầu với sự phân biệt đối xử và kỳ thị “kép”: Tham gia vào nhóm tự lực những người sống chung với HIV, hoặc nhận dịch vụ từ nhóm chăm sóc cho những người sống chung với HIV. Việc chia sẻ những cảm xúc của bạn với những người hiểu biết có thể rất có ích. Hãy cố gắng không tự cô lập mình với người khác. Có thể có những người trong cộng đồng của bạn thông cảm với hoàn cảnh của bạn. Vượt qua từng ngày một. Mỗi một ngày mới là một cơ hội để bạn có thể trở thành một người tốt.
FHI-Self Care VN Final.indd 123
Hãy cố gắng truyền thông về nguy cơ của việc sử dụng ma túy và nghiện. Hãy cố gắng cung cấp cho những người khác biết về cách thức bảo vệ chính bản thân họ không bị lây nhiễm HIV, hoặc cách chăm sóc chính họ nếu họ có HIV. Hãy tiếp tục làm việc và giữ cho mình ở trạng thái tích cực. Hãy cho mọi người thấy là bạn vẫn có thể đóng góp được điều gì đó cho cộng đồng của bạn. Hãy làm những điều mà bạn thích và đem lại cho bạn sự bình yên. Hãy nói cho mọi người biết cảm xúc của bạn khi bạn cảm thấy tức giận, trầm cảm, thất vọng hoặc buồn. Nếu bạn đã ngừng sử dụng ma túy, hãy cố gắng không tái sử dụng. Việc sử dụng ma túy trở lại có thể giúp bạn thoát ra khỏi những khó khăn nào đó của bạn trong một thời gian ngắn nhưng việc sử dụng ma túy sẽ phá hủy sức khỏe của bạn và phá hủy mối quan hệ của bạn với gia đình, bạn bè và cộng đồng của bạn. Nếu có thể, hãy tìm một ai đó cũng đang cố gắng từ bỏ ma túy. Các bạn có thể hiểu và hỗ trợ lẫn nhau.
123
11/9/10 11:26 AM
Thông tin về sức khỏe cho người nghiện chích ma túy nhiễm HIV Tiêm chích an toàn Nếu bạn vẫn đang tiếp tục sử dụng ma túy, thì bạn sẽ cần đảm bảo rằng bạn không chia sẻ dụng cụ tiêm chích của bạn với bất kỳ ai. Điều này có nghĩa là bạn cần sử dụng các dụng cụ phục vụ cho việc tiêm chích cho chính bạn: 124
Bơm kim tiêm mới và sạch Đồ pha chế Thìa và các dụng cụ đun, luộc Dụng cụ lọc Không được chia sẻ, cho mượn, mượn hoặc sử dụng lại dụng cụ tiêm chích của người khác. Không chia sẻ các loại dung dịch ma túy hòa tan, kể cả nước pha/ rửa xi lanh. Điều này sẽ bảo vệ bạn tránh tái nhiễm HIV và mắc các bệnh khác như viêm gan.
FHI-Self Care VN Final.indd 124
Nếu có một chương trình giảm thiểu tác hại dành cho người nghiện chích ma túy trong khu vực của bạn, bạn hãy đến đó để được cung cấp bơm kim tiêm sạch miễn phí. Xem phụ lục để biết địa chỉ các câu lạc bộ/trung tâm dành cho người nghiện chích ma túy. Nếu bạn không thể có các dụng cụ mới thì điều tốt nhất bạn cần làm là không chia sẻ với bất kỳ ai và sử dụng lại chính các dụng cụ của bạn. Hãy nhớ rửa hoặc làm sạch bơm kim tiêm sau khi bạn sử dụng để máu không khô ở bên trong. Nếu bạn giấu bơm kim tiêm của bạn, tốt nhất là bạn nên làm sạch nó cẩn thận trước khi dùng. Bạn sẽ không thể biết được là có thể sẽ có một ai đó có thể sử dụng nó sau khi bạn đã cất giấu nó. Rửa sạch các dụng cụ trước khi sử dụng cũng giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Hãy nhớ là nếu bạn dùng chung dụng cụ của bạn
11/9/10 11:26 AM
với các bạn thân hoặc bạn tình của bạn, bạn đang có nguy cơ lây nhiễm HIV và các bệnh khác ngang với khi bạn dùng chung với những người mà bạn không biết. Hãy cố gắng bảo vệ chính bạn và bạn bè của bạn. Nếu bạn đang trong tình trạng tuyệt vọng rất cần phải sử dụng ma tuý ngay, bạn sẽ thu thập bơm tiêm để “xúc xạc” hoặc “dồn xi” thì bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh gần như cao nhất. Hãy cố gắng nhiều nhất có thể để không làm việc này. Hãy nhớ: Khi hút dung dịch mà sẽ được dùng chung vào bơm kim tiêm, lưu ý là không bao giờ để cho bất kỳ một ai bơm lại dung dịch còn thừa ở trong xi lanh từ bơm kim tiêm đã sử dụng vào trong dung dịch thuốc pha sẽ dùng chung. Nếu bạn chỉ có một bơm kim tiêm sạch, hãy sử dụng nó để pha và hút lên. Dung dịch nhiễm virut được chia sẻ cũng là một con đường lây truyền virut HIV và viêm gan B và C.
lên dẫn tới việc bạn cảm thấy rất ốm yếu. Viêm gan có thể gây ra triệu chứng vàng da, vàng mắt và nước tiểu có màu vàng, nhưng ở một số người lại không có bất kỳ một triệu chứng nào. Nhiều người sử dụng ma tuý đã bị nhiễm viêm gan B, nhưng nếu bạn không bị, bạn có thể tiêm phòng ngừa viêm gan. Nếu bạn bị nhiễm cả HIV và viêm gan B, điều này có thể làm cho bệnh viêm gan B nặng hơn. Có thể bị nhiễm virut viêm gan B qua quan hệ tình dục đường miệng, đường âm đạo và đường hậu môn và qua tiếp xúc đường máu từ mẹ sang trẻ trước sinh: tương tự như cách lây truyền virut HIV.
Viêm gan B (HBV)
Nhiều người nghiện chích ma tuý tại Việt Nam mắc viêm gan B nên nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Nếu bạn dùng chung bất kỳ một dụng cụ tiêm chích nào – xi lanh, thìa, dụng cụ lọc, nước hoặc gạc - bạn đang có nguy cơ cao mắc viêm gan B.
Viêm gan B là một bệnh viêm gan do virut HBV gây ra. Loại virut này tấn công gan và làm cho nó sưng
Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn, bạn cũng có nguy cơ cao.
FHI-Self Care VN Final.indd 125
125
11/9/10 11:26 AM
Hầu hết những người mắc viêm gan B đều không cảm thấy ốm yếu chút nào và không hề biết rằng họ đang bị bệnh. Cần phải làm xét nghiệm để biết chắc chắn là có bị mắc viêm gan B hay không. Khoảng 7 người trong số 100 người mắc HBV sẽ “mang” virut này suốt quãng đời còn lại của họ. 90 trong số 100 trẻ sinh ra bị mắc HBV sẽ mang theo virut này suốt quãng đời còn lại.
126
Người “mang” virut này có thể truyền sang cho người khác. Những người này cũng có nguy cơ có những vấn đế về gan như ung thư gan hoặc ‘xơ gan’. Điều đó có nghĩa là gan bị hóa sẹo và thực hiện chức năng kém. Xơ gan nặng có thể dẫn tới tử vong. Trẻ và người lớn tiếp xúc gần gũi với người nhiễm HBV nên được
FHI-Self Care VN Final.indd 126
Nếu bạn có các triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ: Bạn cảm thấy rất mệt mỏi Bạn chán ăn Sốt hoặc bạn cảm thấy như là bạn đang bị cúm Bạn bị đau tức bụng nhẹ đặc biệt ở bên phải Buồn nôn và nôn Da và/hoặc mắt bạn trông vàng Nước tiểu của bạn có màu sẫm Bạn mất cảm giác thèm thuốc lá Bạn đi ngoài phân nhạt màu
11/9/10 11:26 AM
tiêm phòng HBV. Một vài tổ chức NGO cung cấp dịch vụ xét nghiệm và tiêm phòng HBV miễn phí (xem phần sau cuốn sách để biết thêm các địa chỉ cung cấp dịch vụ y tế cho người nghiện chích ma tuý và gia đình họ).
Viêm gan C Viêm gan C là một dạng nhiễm trùng khác của gan – do một loại virut khác gây ra: virut Viêm gan C hoặc “HCV”. Dạng viêm gan này lây truyền rất dễ dàng qua đường máu. Nếu bạn dùng chung dụng cụ tiêm chích – xi lanh, thìa, dụng cụ lọc, nước hoặc gạc hoặc nếu bạn dung chung dung dịch ma tuý - bạn có nguy cơ mắc viêm gan C. Nó cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời gian mang thai nhưng tỷ lệ này dưới 5% ở trẻ. Nhiều người nghiện chích ma tuý ở Việt Nam mắc viêm gan C nên nếu bạn dùng chung dụng cụ tiêm chích, bạn có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh này. Hầu hết những người mắc viêm gan C không biết là họ bị nhiễm. Ngay sau khi bị nhiễm virut viêm gan C, rất
FHI-Self Care VN Final.indd 127
ít người xuất hiện các triệu chứng thông thường của bệnh như vàng da vàng mắt, sốt, và các triệu chứng giống như bị cúm v.v... có thể kéo dài tới 6 tuần. Đa số mọi người phát hiện ra là họ bị nhiễm virut viêm gan C nhiều năm sau khi họ thấy ốm yếu và đi xét nghiệm. Hầu hết những người bị nhiễm viêm gan C sẽ mang theo virut này trong suốt quãng đời còn lại của họ. Dù họ có các biểu hiện triệu chứng của viêm gan C hay không, họ vẫn có thể truyền virut này sang người khác thông qua đường máu và tình dục không an toàn. Điều trị viêm gan C vẫn chưa sẵn có cho hầu hết người Việt Nam. Nếu bạn nhiễm cả HIV và viêm gan C, thì việc điều trị HIV của bạn sẽ trở nên phức tạp hơn và bạn có thể gặp nhiều tác dụng phụ của ARV hơn.
127
Chưa thể chữa khỏi viêm gan B hoặc C.
Phá huỷ gan Gan rất quan trọng vì nó giúp cơ thể bạn loại trừ những thứ có thể làm bạn bị tổn thương nếu nó ở trong cơ thể bạn như ma tuý, rượu và các loại thuốc. Việc sử dụng ma tuý, rượu cùng với tình trạng bị viêm gan B và C có thể dẫn đến phá huỷ gan. Vì gan
11/9/10 11:26 AM
của bạn có thể rất yếu, bạn cần cố gắng giữ cho gan càng khoẻ mạnh càng tốt, bằng cách: Tránh các chất có cồn. Bia, rượu và tất cả các loại chất có cồn khác sẽ tác động lên gan của bạn và sẽ gây hại rất nhiều cho gan. Không nên uống quá nhiều paracetamol vì loại thuốc này cũng gây ảnh hưởng cho gan. Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem bạn nên sử dụng loại thuốc giảm đau nào nếu gan bạn bị tổn thương. Uống nhiều nước để giúp gan làm việc tốt hơn. 128
Tránh ăn các loại thực phẩm nhiều chất béo hoặc dầu.
Tình dục an toàn và tiêm chích an toàn Nhiều người đã có HIV phân vân tự hỏi là liệu có bất kỳ lý do nào mà họ không được dùng chung bơm kim tiêm - hoặc quan hệ tình dục không an toàn với bạn của mình mà cũng đã có HIV dương tính.
FHI-Self Care VN Final.indd 128
Có nhiều lý do! 1. HIV có thể thay đổi rất nhanh. Có những thể virut khác nhau, điều này có nghĩa là một người có thể bị nhiễm trên một “loại” virut. Việc tái nhiễm một chủng virut HIV khác thực sự rất nguy hiểm. Lời khuyên tốt nhất cho người nhiễm HIV dương tính là hãy tiếp tục bảo vệ chính bạn và bạn của bạn.
11/9/10 11:26 AM
2. Hiện nay đã xuất hiện các loại virut kháng thuốc. Điều này có nghĩa là các thuốc kháng virut ARV sẽ không có tác dụng ức chế sự nhân lên của các virut HIV này nữa. Việc bị nhiễm với loại virut này sẽ làm cho việc điều trị HIV trở nên khó khăn hơn. 3. Bạn có thể bị nhiễm với một số bệnh khác qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc thực hiện việc tiêm chích không an toàn như viêm gan B, viêm gan C hay giang mai.
Tại sao Việc tiêm chích bằng kim vô khuẩn lại quan trọng? Bên cạnh những nguy cơ lây nhiễm các virut như viêm gan B, viêm gan C, HIV như đã đề cập ở trên, việc tiêm chích không vệ sinh hoặc với các dụng cụ chưa vô khuẩn có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khoẻ khác. Một số vấn đề thậm trí còn rất nghiêm trọng.
FHI-Self Care VN Final.indd 129
Tiêm chích sạch có thể ngăn ngừa những vấn đề này. Nếu bạn nghiện chích, hãy cố gắng giữ càng sạch càng tốt như sau: Tiêm chích tại một nơi sạch sẽ Rửa tay trước và sau khi tiêm chích để giảm nguy cơ nhiễm trùng da. Làm sạch khu vực mà bạn định tiêm chích bằng xà phòng và nước hoặc cồn. Không sử dụng nước không vô trùng hoặc không sạch để pha thuốc. Luôn luôn cẩn thận không chạm vào chỗ tiêm chích của người khác rồi lại chạm vào chỗ tiêm chích của bạn. Bạn cũng cần không cho người khác chạm vào chỗ tiêm chích của bạn.
129
11/9/10 11:26 AM
Sau đây là một số các vấn đề vế sức khoẻ có thể mắc phải nếu bạn tiêm chích không sạch:
Nhiễm trùng máu ‘Co giật’ Một cơn co giật là một cơn sốt gây ra do vi khuẩn xâm nhập vào máu trong khi tiêm chích. Kim tiêm càng bẩn và càng cùn, nguy cơ bị co giật càng lớn.
130
Các thứ bẩn hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tĩnh mạch cũng có thể xâm nhập vào tim và gây những tổn thương nghiêm trọng. Bạn có thể cảm thấy: Đau ngực Khó thở Uể oải hoặc chóng mặt Tim đập mạnh hoặc cảm thấy ‘trống ngực’
Việc tiêm chích ‘bẩn’ có thể gây ra sự nhiễm trùng máu. Các triệu chứng diễn ra nhanh và có thể: Buồn nôn Nôn Tiêu chảy Rùng mình và co giật Đau đầu Vã mồ hôi nóng và lạnh
Đây là một vấn đề rất nghiêm trọng. Hãy cố gắng gặp nhân viên y tế ngay lập tức.
Bạn có thể làm gì: Giữ ấm, không sử dụng thêm ma tuý. Đề nghị nhân viên y tế giúp đỡ nếu bạn cảm thấy rất mệt.
FHI-Self Care VN Final.indd 130
11/9/10 11:26 AM
Áp xe do tiêm chích Đôi khi tiêm chích có thể dẫn tới nhiễm trùng da hoặc áp xe. Điều này xảy ra khi các dụng cụ tiêm chích và da của bạn không sạch sẽ. Nếu vùng da mà bạn tiêm chích sưng lên mà hơi nóng, đỏ, nhức nhối và/hoặc có mủ, bạn có thể: Đun nước sôi với muối (cứ 1 lít nước thì cho 1 thìa cà phê muối). Lấy một miếng khăn sạch nhúng vào nước ấm và đắp lên vết thương trong 20 phút, thực hiện 4 lần 1 ngày như vậy cho đến khi vết thương há miệng và chảy mủ ra. Khi mủ chảy ra ngoài, dùng khăn sạch đã nhúng vào dung dịch nước muối hoặc ôxy già để rửa. Trước hết hãy rửa bên trong vết thương, sau đó lau sạch mép xung quanh vết thương. Mỗi lần lau cần thay khăn sạch hoặc bông mới. Băng vết thương bằng gạc sạch và mềm.
Phải đi khám bác sỹ ngay nếu vết thương có dấu hiệu nặng thêm hoặc có bất kỳ một trong các triệu chứng sau: sốt, sưng, tấy đỏ, ra nhiều mủ, đau, bầm tím hoặc phồng rộp quanh chỗ tiêm chích.
131
Nếu có thể, hãy giữ phần cơ thể có vết thương không bị va chạm/tiếp xúc với môi trường xung quanh.
FHI-Self Care VN Final.indd 131
11/9/10 11:26 AM
Bảo vệ tĩnh mạch Tĩnh mạch có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn. Nếu các tĩnh mạch bị phá vỡ hoặc khi bạn tiêm chích sai tĩnh mạch, điều đó có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Có một số lưu ý để tiêm chích an toàn như sau:
132
Cố gắng chỉ tiêm chích ở tay, đây là vị trí an toàn nhất. Tuyệt đối không tiêm chích ở đầu hoặc cổ. Do đây là những khu vực gần tim và não, khả năng bị sốc do quá liều là cao hơn, và những vết thương ở đầu hoặc cổ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn – chúng có thể giết chết bạn. Mặt trong cổ tay là nơi có rất nhiều dây thần kinh, tĩnh mạch và động mạch, chúng ở vị trí rất gần nhau. Tuyệt đối không bao giờ tiêm chích ở đây. Các tĩnh mạch ở mu bàn tay và mu bàn chân rất mỏng manh, do vậy nên lưu ý tiêm chích thật chậm (tiêm chích ở các khu vực này sẽ có cảm giác rất đau).
FHI-Self Care VN Final.indd 132
Máu chảy trong các tĩnh mạch ở chân rất chậm, do vậy lưu ý nên tiêm chích chậm (nên thật cẩn thận vì đằng sau đầu gối có một động mạch). Bạn có thể tiêm chích vào các tĩnh mạch trên cánh tay. Tuy nhiên, lưu ý nên thay đổi vị trí thường xuyên để các tĩnh mạch này có thể hồi phục.
Tìm tĩnh mạch Một cách hữu hiệu để tránh bị nhiễm trùng và để lại sẹo là đảm bảo sao cho kim tiêm ở trong tĩnh mạch trước khi tiêm thuốc. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tìm tĩnh mạch, hãy thử một trong các cách sau: Dùng ga-rô (dây buộc xung quanh cánh tay hoặc cẳng chân phía trên tĩnh mạch), quấn ở vị trí khoảng 5cm phía trên vị trí sẽ tiêm chích. Dây để ga-rô có thể là dây bện, dây cao su. Tuy nhiên cần lưu ý là phải cởi dây ga-rô trước khi bắt đầu tiêm chích. Nắm và xòe bàn tay Vỗ nhẹ lên da Cắm kim tiêm vào tĩnh mạch
11/9/10 11:26 AM
Rút pit-tông cho đến khi bạn thấy có máu trong xi lanh (làm như vậy bạn biết được là kim tiêm đã ở trong tĩnh mạch hay chưa). Đẩy pit-tông cho đến khi đã đưa được tất cả hỗn hợp trong xi-lanh vào tĩnh mạch.
Bệnh lao phổi Những người nghiện chích ma túy và nhiễm HIV đồng thời cũng có nguy cơ nhiễm lao rất cao. Phần nội dung về lao phổi sẽ giải thích về căn bệnh này và những gì chúng ta có thể làm. Lao phổi có thể chữa khỏi, ngay cả khi bạn bị nhiễm HIV!
Kiểm soát cơn đau Nếu bạn bị đau, hãy hỏi ý kiến của cán bộ y tế. Đôi khi, các bác sĩ hoặc y tá không muốn cho những người nghiện ma túy dùng thuốc giảm đau vì họ cho rằng chúng sẽ chỉ làm cho cơn thèm thuốc của bạn tăng lên. Tuy nhiên, nếu bạn bị đau, bạn có quyền yêu cầu người chăm sóc hoặc cán bộ y tế tìm cách giúp bạn giảm đau.
FHI-Self Care VN Final.indd 133
Ngăn chặn và kiểm soát việc sử dụng thuốc quá liều Hiện tượng quá liều có thể xảy ra nếu bạn dùng quá nhiều thuốc trong một khoảng thời gian ngắn hoặc khi bạn trộn nhiều loại thuốc với nhau. Hiện tượng này cũng có thể xảy ra do nồng độ và độ tinh khiết của các loại thuốc không phải lúc nào cũng giống nhau; đôi khi có một số loại thuốc có nồng độ cao hơn nồng độ mà cơ thể bạn đã thích nghi. Do vậy, nếu bạn mua thuốc của một người cung cấp mới, hãy bớt liều sử dụng trong lần đầu tiên để đảm bảo nồng độ thuốc không quá cao. Đợi sau ít nhất 20 phút trước khi tiếp tục chích thêm thuốc (nếu bạn thấy mình cần).
133
Sử dụng đồ uống có cồn hoặc thuốc ngủ khi chích ma túy như heroin cũng làm tăng đáng kể nguy cơ quá liều. Việc tiêm chích khi bạn đang uống rượu cũng rất nguy hiểm vì rượu có thể làm bạn nhầm lẫn và có thể dẫn đến qua liều. Nếu bạn sử dụng lại ma túy sau một thời gian ngừng sử dụng, bạn cũng có nguy cơ bị quá liều. Điều này
11/9/10 11:26 AM
là bởi cơ thể bạn sẽ không thích nghi với lượng ma túy tương đương mà bạn đã sử dụng trước khi tạm dừng. Để tránh nguy cơ quá liều và tử vong, bạn nên sử dụng lượng ma túy ít hơn nhiều so với lượng mà bạn quen sử dụng trước khi tạm dừng để kiểm tra xem cơ thể có thể tiếp nhận được bao nhiêu. Nếu bạn ốm hoặc sút cân, nguy cơ quá liều càng tăng cao. Nếu bạn sử dụng ma túy một mình, rủi ro lại càng lớn vì sẽ không có ai trợ giúp bạn nếu bất tỉnh. 134
Triệu chứng quá liều Khi một người ở trong trạng thái phê bình thường, họ sẽ hơi gật gù và thường buồn ngủ nhưng vẫn có thể trả lời các câu hỏi của người khác và phản ứng trước tiếng ồn và sự đụng chạm. Những tín hiệu đầu tiên của quá liều: Không có khả năng nhìn tập trung, da chuyển màu tái, nói không rõ ràng, chảy dãi.
FHI-Self Care VN Final.indd 134
Nếu bạn đang ở cùng với một người quá liều, bạn cần làm theo các lời khuyên dưới đây: 1. Cố gắng gọi nhân viên y tế hoặc đưa người đó tới bệnh viện ngay lập tức. Nếu bạn đi nhanh, bạn có thể cứu sống được người đó. Đừng bỏ một người đang quá liều ở lại một mình trừ phi bạn không còn cách nào khác. Nếu bạn gọi điện thoại, hãy giải thích rõ ràng điều gì đã diễn ra và mức độ quá liều của người đó nặng đến mức nào. 2. Hãy cố gắng đánh thức người đó bằng cách véo vào dái tai, chà xát các ngón tay của bạn vào ngực họ, kéo họ lên và giúp họ đi lại. Nếu họ có thể trả lời, hãy nói chuyện với họ, cố gắng giữ họ trong trạng thái tỉnh táo. 3. Nếu bạn không thể giữ cho họ tỉnh táo nhưng tim họ vẫn đập, và người đó vẫn còn đang thở, hãy đặt người đó vào TƯ THẾ PHỤC HỒI (xem trang bên): xoay họ nằm nghiêng trên tay họ, cằm hơi hướng nhẹ ra phía sau, và cả hai chân gập lại.
11/9/10 11:26 AM
Những dấu hiệu nặng thêm là: Bất tỉnh, da xanh, các âm thanh òng ọc cho thấy người này đang có vấn đề về thở, nằm lên chỗ nôn ra, và bồn chồn hoặc mạch yếu. Người này không trả lời bạn và không còn tỉnh táo. Không bao giờ tiêm nước vào tĩnh mạch vì điều đó không giúp ích được gì mà ngược lại còn làm phá huỷ tĩnh mạch. Việc đặt họ dưới vòi nước lạnh hoặc cho họ một tách cà phê hoặc một thứ gì đó để ăn hoặc uống là rất nguy hiểm và cũng không giúp gì được họ. Bạn cũng đang làm mất thời gian để giúp họ hồi phục.
Tư thế phục hồi
135
Đặt cánh tay gần nhất với bạn vào góc phải của cơ thể họ. Kéo cánh tay xa bạn lên ngực họ. (Hình 1) Giữ chân xa bạn lên trên đầu gối và kéo nó lên chéo qua chân họ. Đảm bảo là mu bàn tay của họ được đặt lên bên má gần bạn. Giữ cho tay họ ấn lên má và kéo chân phía trên, cuốn họ hướng về bạn và về phía trên họ. (Hình 2) Lật nghiêng đầu họ lại và đảm bảo rằng họ có thể thở dễ dàng. Đảm bảo là hông và đầu gối của chân trên cong một góc vuông. (Hình 3)
FHI-Self Care VN Final.indd 135
11/9/10 11:26 AM
Tư thế này có thể cứu sống một người vì nó sẽ ngăn không cho họ bị nghẹt thở nếu họ nôn. Đặt họ vào tư thế đó sẽ sẽ đảm bảo chắc chắn là họ không bị lật ngửa người và ngửa mặt lên. Hãy cố gắng không để người quá liều ở một mình, hãy ở lại với họ cho đến khi có sự trợ giúp. Nếu bạn không thể ở lại, hãy đảm bảo là bạn sẽ nói với nhân viên y tế chính xác địa điểm mà người đó đang nằm và để người đó ở tư thế hồi phục. Nếu bạn biết loại ma túy mà người đó sử dụng, hãy nói cho nhân viên y tế biết điều đó. Thời gian rất quan trọng. 136
Tôi có thể làm gì nếu tôi muốn điều trị thuốc thay thế hoặc tôi muốn cai nghiện?
ĐIỀU TRỊ Methadone Ở Việt Nam, liệu pháp duy trì Methadone (MMT) đã có ở một số nơi. Methadone là một loại thuốc có tác dụng tốt trong việc từng bước thay thế cảm giác thèm sử dụng Heroin. Đây là một giải pháp quan trọng cho những người sử dụng ma túy đã cố gắng cai nghiện ma túy nhưng không thành công. Điều này có nghĩa là những người không thể cai nghiện
FHI-Self Care VN Final.indd 136
Heroin thì Methadone là một thuốc an toàn hơn nhiều và cho phép họ hồi phục dần dần. Methadone được cấp phát theo liều hàng ngày tại các phòng khám ở các thành phố chính (bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng). Việc cấp phát Methadone được kèm theo tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ khác. Được trị liệu bằng Methadone giúp bạn ổn định cuộc sống, tìm kiếm việc làm và có thể tiếp tục các việc mà bạn đã từng làm trước khi bị nghiện. Nếu bạn đang nghĩ đến việc bắt đầu điều trị Methadone, bạn nên liệt kê các thuận lợi và khó khăn khi chuyển từ sử dụng Heroin sang điều trị Methadone và thảo luận chúng cùng với nhân viên tư vấn hoặc bác sĩ của bạn.
Lợi ích của Methadone Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc trị liệu bằng Methadone có thể giúp người nghiện ma túy: Không dùng heroin (hoặc giảm phần lớn liều dùng) Không chích heroin (hoặc chính ít hơn và ít nguy cơ hơn)
11/9/10 11:26 AM
Cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của họ Không tham gia tội phạm để kiếm tiền mua heroin Có mối quan hệ ổn định hơn và hòa hợp hơn với gia đình họ Có công việc ổn định hơn và học tập tốt hơn Điều này có nghĩa là trong khi tham gia chương trình Methadone bạn có thể có cơ hội giảm nợ nần, nhà cửa, công việc, cải thiện các mối quan hệ. Bạn sẽ ít phải chịu các áp lực về việc tìm kiếm các chất gây nghiện hơn, giảm thiểu được các nguy cơ khi sử dụng thuốc và để cuối cùng bạn có thể từ bỏ ma túy. Methadone không “gây nghiện hơn” heroin Cả hai đều là dạng thuốc phiện và mặc dù các triệu chứng thực thể của cai Methadone có thể tồn tại lâu hơn là của heroin, nhưng lại không nặng như heroin.
Bất lợi của Methadone Bạn phải cam kết đến phòng khám để nhận liều thuốc hàng ngày Việc đi du lịch, nghỉ lễ có thể khó và cần được sắp xếp tốt từ trước
FHI-Self Care VN Final.indd 137
Có thể có tác dụng phụ Bạn vẫn bị phụ thuộc vào thuốc tới khi chương trình của bạn đã hoàn thành và bạn duy trì được tình trạng không phụ thuộc thuốc. Methadone là một thuốc mạnh và có thể gây nguy hiểm nếu được dùng không đúng. Có thể gặp quá liều nếu dùng quá nhiều.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM khi tham gia CHƯƠNG TRÌNH METHADONE Khởi đầu (chuyển gửi và đánh giá)
137
Bạn có thể tìm hiểu thêm cách làm thế nào để có thể tham gia vào chương trình Methadone bằng cách hỏi bác sĩ của bạn, các nhân viên câu lạc bộ, hoặc đồng đẳng viên sử dụng ma túy. Xem địa chỉ các phòng khám trong phần phụ lục. Nếu chương trình Methadone có ở tại địa phương bạn, bác sĩ của bạn sẽ điền vào giấy chuyển gửi và đưa ra lời khuyên về địa điểm và thời gian thích hợp để bạn tiếp cận dịch vụ Methadone.
11/9/10 11:26 AM
Tại dịch vụ Methadone bạn sẽ được nhân viên tư vấn và bác sĩ phỏng vấn đánh giá cũng như kiểm tra sức khỏe để xác định khả năng thích hợp cho việc điều trị bằng Methadone. Việc đánh giá này sẽ bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu. Trường hợp của bạn sẽ được cân nhắc bởi ủy ban chọn lựa và phải mất vài ngày trước khi chính thức cho phép kê đơn Methadone cho bạn.
Thường qui (liều lượng, tần suất tham dự, lịch kiểm tra) 138
Từ lần thăm khám đánh giá đầu tiên đến khi bắt đầu dùng Methadone, bạn cần trải qua một số buổi tư vấn cá nhân và tập huấn nhóm để cung cấp thông tin, trợ giúp cho bản thân bạn và các thành viên gia đình. Đánh giá đầu tiên nhằm xác định khả năng phù hợp của một người với việc sử dụng Methadone, tìm hiểu các nguy cơ có thể có khi sử dụng Methadone, các nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội, và liều bắt đầu cụ thể. Sau khi quá trình xét chọn hoàn tất, bạn cần tham dự một buổi tư vấn trước khi được uống liều
FHI-Self Care VN Final.indd 138
Methadone hàng ngày đầu tiên. Sau khoảng 3 ngày đầu tiên, bác sĩ của bạn sẽ điều chỉnh liều thuốc cho bạn để phù hợp với bạn, và suốt vài tuần đầu tiên bạn cần gặp bác sĩ của bạn thường xuyên để phản hồi việc bạn cảm thấy thế nào. Nhân viên tư vấn sẽ tư vấn cho bạn biết điều gì có thể gặp trong giai đoạn nguy cơ cao này – cái gì là bình thường, cái gì không bình thường. Ngay khi có liều Methadone ổn định, chương trình qui định bạn sẽ nhận liều Methadone hàng ngày, đồng thời bạn phải gặp bác sĩ và nhân viên tư vấn hàng tháng. Với nhiều người, vấn đề cai nghiện ma túy là một hành trình dài, trong khi đó Methadone có thể giúp giảm nguy cơ sử dụng các loại ma túy trái phép, nó có thể giúp bạn an toàn trong nhiều năm.
Cai nghiện Nếu bạn quyết định dừng sử dụng ma túy, sau khoảng 6-18 tiếng, một loạt các triệu chứng cai nghiện sẽ diễn ra. Bạn hoặc người thân của bạn có thể có:
11/9/10 11:26 AM
Ngáp Tiêu chảy
Đổ mồ hôi Bồn chồn
Đau mỏi cơ Lạnh bất chợt
Kiệt sức Sốt
Mất ngủ Đói thuốc
Buồn nôn
Các triệu chứng này sẽ rất tồi tệ trong 3 ngày đầu cai thuốc. Hãy cố gắng không từ bỏ. Hãy đảm bảo chắc chắn là nhân viên chăm sóc sức khỏe có ở đó để giúp bạn trong trường hợp bạn bắt đầu cảm thấy khó chịu. Họ có thể cho bạn một loại thuốc nào đó để giúp giảm các triệu chứng cai. Sau khoảng 3 hoặc 4 ngày, triệu chứng cai sẽ giảm, và sau 6 hoặc 7 ngày các triệu chứng này sẽ ngừng hẳn. Nhiều người ở Việt Nam tin rằng quá trình cai nghiện phá hủy lâu dài cơ thể của họ, vì nó rất đau đớn. May mắn là điều đó không đúng.
Nếu bạn hiện đang sử dụng các chất gây nghiện bất hợp pháp hoặc đang cai nghiện, hệ thống tiêu hóa của bạn sẽ rất yếu. Hãy cố gắng: 1. Uống nhiều nước—ít nhất 2 lít nước một ngày. Nước sẽ giúp bạn thải ma túy ra từ cơ thể của bạn. 2. Ăn nhiều bữa nhỏ. 3. Tránh các thực phẩm nhiều chất béo và tập trung vào các thực phẩm phát triển và vận động. Bạn có thể cảm thấy ăn các thực phẩm dạng lỏng như súp sẽ dễ hơn là ăn các thức ăn đặc như cơm.
139
4. Không uống các chất có cồn hoặc các loại nước có “ga” như Coca-cola và bia. Chúng sẽ làm rối loạn đường tiêu hóa của bạn. 5. Hãy nói với nhân viên y tế về các loại thuốc bạn có thể uống để chống buồn nôn.
Việc cai nghiện không gây nên bất kỳ một sự tổn hại nào.
FHI-Self Care VN Final.indd 139
11/9/10 11:26 AM
Sự phục hồi Giai đoạn tiếp theo việc từ bỏ ma túy – đoạn tuyệt ma túy – là giai đoạn khó khăn nhất. Bạn sẽ cần thực hiện nhiều thay đổi trong cuộc đời mình. Phần khó khăn nhất có thể là cảm giác bị cô lập. Nếu bạn đã sử dụng ma túy trong một thời gian dài, nhiều bạn của bạn cũng có thể là người nghiện ma túy. Nếu mọi người biết là bạn đã từng sử dụng ma túy, sẽ cần phải có thời gian để họ tin cậy bạn như một người chưa bao giờ từng sử dụng ma túy. 140
Nếu bạn đã từng sử dụng ma túy để tránh các vấn đề khó khăn, cảm giác buồn hoặc tức giận, khi đó bạn sẽ cần tìm ra các cách thức mới để giải quyết – hoặc chung sống với – các vấn đề đó. Không có gì là dễ dàng cả. Bạn sẽ phải thay đổi thái độ của bạn, kiểm soát cảm xúc của bạn, và sử dụng ý chí của mình để dừng sử dụng ma túy vì những điều tốt đẹp. Bạn có thể cần cho mọi người thêm thời gian để tin tưởng bạn trở lại.
FHI-Self Care VN Final.indd 140
Sẽ có nhiều lúc bạn cảm thấy đói thuốc khủng khiếp ngay cả khi ma túy đã được thải ra khỏi cơ thể bạn. Sẽ có những tình huống hoặc cảm xúc hoặc một người nào đó hành động giống như một “mồi lửa” châm ngòi cho sự đói thuốc. Nếu bạn biết một ai đó đã từ bỏ được ma túy, hãy xem là liệu người đó có sẵn sàng nói chuyện với bạn khi bạn đang ở trong một thời điểm khó khăn không.
Tìm kiếm sự giúp đỡ Đừng xấu hổ hoặc sợ hãi khi tìm kiếm sự giúp đỡ. Nhiều gia đình Việt Nam đã trải nghiệm việc sử dụng ma túy trong gia đình họ. Có nhiều nguyên nhân – và không một ai có thể kiểm soát được tất cả những điều đó. Có nhiều tổ chức hoặc các nhóm ở Việt Nam có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ về tài liệu hay vật dụng, hỗ trợ cảm xúc, giáo dục và các cách thức hỗ trợ thực tế khác cho những người nghiện chích ma túy có HIV dương tính và gia đình họ. Trong cộng đồng, của bạn, hãy cố gắng liên hệ với:
11/9/10 11:26 AM
Trung tâm dành cho người nghiện chích ma túy Có các trung tâm dành cho người nghiện chích ma túy và các chương trình giáo dục đồng đẳng, cung cấp các xi lanh sạch và miễn phí, các thông tin về cách tránh áp xe và quá liều, cách tham gia các chương trình cai nghiện và phục hồi.
Phòng khám trị liệu duy trì Methadone Những phòng khám này cung cấp điều trị duy trì Methadone và tư vấn hỗ trợ. Đôi khi các dịch vụ được lồng ghép trong phòng khám ngoại trú HIV.
Các phòng khám ngoại trú Thường được đặt tại bệnh viện thành phố hoặc quận/huyện, đây là dịch vụ y tế miễn phí cho người nhiễm HIV và cung cấp điều trị nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc giảm nhẹ và thuốc kháng vi rút (ARV).
Các nhóm chăm sóc tại nhà Tại một số nơi, bạn có thể đề nghị các nhóm chăm sóc tại nhà cung cấp chăm sóc và hỗ trợ tại nhà để
FHI-Self Care VN Final.indd 141
giúp bạn và người chăm sóc bạn biết cách chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ các vấn đề về tinh thần và xã hội.
Các nhóm hỗ trợ người nhiễm HIV Tại nhiều nơi có các câu lạc bộ, các nhóm dành cho người nhiễm HIV. Những nhóm này có thể là nguồn hỗ trợ tình cảm cho người nhiễm HIV và gia đình họ, và là nguồn thông tin về dịch vụ chăm sóc, cũng như các hỗ trợ khác tại địa phương. Nếu bạn đang cố gắng từ bỏ ma túy, hãy tham gia một nhóm với những người đang cố gắng không dùng ma túy, nhóm này có thể hỗ trợ bạn và giúp bạn có cơ hội gặp gỡ với những người hiểu rõ về các khó khăn của bạn.
141
Câu lạc bộ MSM (quan hệ tình dục đồng tính nam) /dịch vụ internet Nếu bạn là người đồng tính nam sử dụng ma túy và đang tìm kiếm thông tin về việc tự chăm sóc như thế nào, liên hệ với câu lạc bộ tại địa phương của bạn và tham khảo thông tin trên trang web Adamzone.vn để hỏi thông tin về địa chỉ chăm sóc, điều trị, hỗ trợ và
11/9/10 11:26 AM
phòng ngừa thân thiện cho người quan hệ tình dục đồng tính nam. Các câu lạc bộ cung cấp các dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV, sàng lọc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), tư vấn sức khỏe, và nhiều dịch vụ khác.
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT)
142
Đây là nơi bạn đến nếu như bạn muốn biết bạn có nhiễm HIV hay không. Các nhân viên tư vấn được đào tạo tại đây cung cấp cho bạn các thông tin về xét nghiệm và kiến thức về HIV trước khi họ lấy máu của bạn làm xét nghiệm. Khi bạn nhận kết quả xét nghiệm bạn cũng sẽ được tư vấn. Kết quả xét nghiệm của bạn cũng sẽ được giữ bí mật và chỉ trả cho bạn.
Hội liên hiệp phụ nữ Ở Việt Nam, hội liên hiệp Phụ nữ đang hoạt động tích cực với nhiều sáng kiến liên quan đến IDU. Họ có thể cũng cung cấp các hỗ trợ tinh thần cho các thành viên gia đình IDU, và hỗ trợ vốn cho người nghèo.
Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) Các tổ chức phi chính phủ đang làm việc trong lĩnh vực HIV và các vấn đề tiêm chích ma túy luôn có nhân viên thành thạo có thể trợ giúp bạn. Tại một vài nơi, họ đã thiết lập các nhóm hỗ trợ cho người nhiễm HIV và người chăm sóc họ.
Các trạm y tế phường/xã và các trung tâm y tế quận/huyện Nhân viên y tế có thể giúp bạn hoặc người thân của bạn xử trí với các vấn đề sức khỏe thông thường của mình tốt hơn.
Vui lòng tham khảo danh sách các dịch vụ tại địa phương bạn phía cuối cuốn sách, hoặc là hỏi nhóm hỗ trợ người nhiễm tại địa phương bạn
FHI-Self Care VN Final.indd 142
11/9/10 11:26 AM
NAM CÓ QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI (MSM) Đối mặt với sự kỳ thị kép Tại Việt Nam vẫn phân biệt đối xử với những đối tượng MSM. Nhiều người vẫn cho rằng nam có quan hệ tình dục đồng giới là bất bình thường và MSM không xứng đáng được tôn trọng như những người khác. Dưới đây là một số điều các bạn cần nhớ khi cảm thấy thất vọng và nản lòng: Bạn là một người tốt và đáng yêu. Việc bạn có xu hướng quan hệ tình dục hoặc tình cảm với người nam giới khác không hề làm giảm giá trị của bạn. Là một MSM là một việc hoàn toàn bình thường. Có nhiều MSM khác ở Việt Nam và trên thế giới. Hãy tìm kiếm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Thậm chí, ngay cả khi một số nhân viên y tế có thể không đối xử với bạn như bạn mong muốn, nhưng sức khỏe và cuộc sống của bạn phụ thuộc vào hành động của các bạn và hãy đăng ký chăm sóc sức khỏe tại một phòng khám ngoại trú HIV. Việc làm đó sẽ mang lại cho bạn sự sống, một điều vô cùng quan trọng và quý giá.
FHI-Self Care VN Final.indd 143
Có thể khó tìm thấy các dịch vụ HIV thân thiện dành cho người MSM. Ở một số tỉnh, thành phố như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hà Nội, Khánh Hòa và Đà nẵng, có một số câu lạc bộ mà ở đó bạn có thể có được các thông tin về các địa chỉ cung cấp các dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV. Các câu lạc bộ này cung cấp một số các dịch vụ thân thiện với những người MSM như tư vấn tâm lý qua đường dây nóng hoặc trực tiếp, khám sàng lọc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) và tư vấn – xét nghiệm HIV. Họ cũng có thể tư vấn về cách tự chăm sóc bản thân khi bạn có HIV dương tính. Hãy truy cập website adamzone.vn và nam-man.vn để biết thêm thông tin về các dịch vụ thân thiện với MSM hoặc gọi điện thoại cho các câu lạc bộ tại địa phương của bạn.
143
Hỗ trợ giấu tên hiện sẵn có trên mạng. Bạn có thể tìm thấy các dịch vụ hỗ trợ và tư vấn đồng đẳng tại adamzone.vn và nam-man.vn Hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ một đồng đẳng viên hoặc câu lạc bộ/đường dây nóng.
11/9/10 11:26 AM
Hãy tham gia vào một nhóm hỗ trợ cho người nhiễm HIV. Có thể khó tìm được một nhóm hỗ trợ MSM nào bao gồm toàn người nhiễm HIV nhưng các nhóm hỗ trợ chung cũng có thể cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cảm xúc, những lời khuyên có ích về cách giữ cho cơ thể khỏe mạnh.
Thông tin về y tế cho MSM nhiễm HIV Tình dục an toàn 144
Tình dục là một phần quan trọng trong cuộc sống. Để giữ an toàn cho bạn và bạn tình của bạn, hãy đảm bảo rằng bao cao su và chất bôi trơn luôn được sử dụng mỗi khi quan hệ tình dục đường hậu môn và sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục đường miệng. Nguy cơ lây truyền HIV và các bệnh STI rất cao khi quan hệ tình dục đường hậu môn không bảo vệ, đặc biệt là khi bạn là bạn tình tiếp nhận. Nguy cơ lây nhiễm HIV khi quan hệ tình dục đường miệng không bảo vệ thấp hơn nhiều nhưng sẽ có lây nhiễm các bệnh STI qua đường miệng và họng (ví dụ như bệnh giang mai, hec-pet và bệnh lậu) và các bệnh này sẽ có thể làm cho bạn ốm yếu.
FHI-Self Care VN Final.indd 144
Thậm chí ngay cả khi bạn tình của bạn đã nhiễm HIV, việc sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và sử dụng đúng cách để phòng tái nhiễm HIV và lây nhiễm STI vẫn rất quan trọng.
Các bệnh STI qua đường hậu môn và đường miệng/họng Các bệnh lây truyền qua đường tình dục qua đường hậu môn và miệng/họng có thể gây đau đớn và khó chịu. Bất kỳ một bệnh STI nào cho dù ở miệng, trực tràng hoặc niệu đạo cũng có thể làm tăng tải lượng virut và làm bạn ốm yếu hơn. Vì đôi khi các bệnh STI tiến triển âm thầm (không có triệu chứng), nên hãy chú ý đảm bảo là bạn sẽ đi khám sàng lọc STI định kỳ. Điều đó sẽ tốt hơn là bạn chỉ đi khi đã có triệu chứng. Việc khám sàng lọc này sẽ được thực hiện định kỳ tại các câu lạc bộ MSM hoặc các phòng khám STI tại địa phương của bạn. Nếu bạn đã đăng ký tại một phòng khám ngoại trú HIV, hãy thông báo cho họ về việc bạn có quan hệ tình dục đường miệng và đường hậu môn mặc dù bạn cảm thấy khó nói về điều đó, để đảm bảo việc họ khám sàng lọc chính xác các bệnh STI cho bạn.
11/9/10 11:26 AM
Nếu như bạn mắc các bệnh STI thì điều đó sẽ giúp điều trị tốt hơn cho bạn. Chỉ nên mua thuốc tại các nhà thuốc để điều trị các bệnh STI nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Nếu bạn tự mua thuốc mà không có đơn thuốc của bác sĩ, bạn sẽ không chỉ mất tiền mà còn có thể làm cho bệnh tình trầm trọng hơn.
Rượu, ma túy và quan hệ tình dục có nguy cơ Việc sử dụng các chất có cồn và ma túy đang có xu hướng tăng lên trong các đối tượng MSM tại Việt Nam. Việc sử dụng các chất có cồn và ma túy có thể dẫn tới quan hệ tình dục không an toàn và các hành vi có nguy cơ khác. Một số MSM cho rằng sử dụng ma túy sẽ giúp tăng khả năng tình dục của họ. Nếu bạn dùng rượu hoặc ma túy, hãy nhớ là bạn có nguy cơ quan hệ tình dục không bảo vệ hoặc làm cho người khác có nguy cơ lây nhiễm HIV. Bạn cũng là đối tượng có nguy cơ nhiễm các bệnh STI, viêm gan hoặc tái nhiễm các chủng HIV khác.
FHI-Self Care VN Final.indd 145
Việc dùng đồ uống có cồn và ma túy có thể làm bạn rất ốm yếu. Chúng sẽ làm hệ thống miễn dịch của bạn suy yếu và làm cho cơ thể bạn giảm khả năng chống đỡ với bệnh tật. Việc dùng đồ uống có cồn và ma túy cũng làm giảm tác dụng tích cực của thuốc ARV đối với cơ thể bạn. Các nhu cầu của người MSM tiêm chích heroin hoặc các chất gây nghiện khác thường bị các chương trình tiếp cận với nhóm IDU bỏ quên. Nếu bạn là một MSM nghiện chích ma túy và muốn tiếp cận với bơm kim tiêm sạch hoặc muốn giảm hoặc ngừng sử dụng ma túy, hãy tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ này từ các câu lạc bộ, đường dây nóng, trang Web về MSM hoặc từ một chương trình IDU trong khu vực sống của bạn. Địa chỉ các dịch vụ có ở đằng sau sách. Để có thêm thông tin về vấn đề sử dụng ma túy, hãy đọc phần IDU trong cuốn sách này.
145
Sử dụng Hormone Nếu bạn tiêm hormone, hãy bảo đảm là bạn sử dụng bơm kim tiêm sạch. Bạn có thể thực hiện điều này như sau:
11/9/10 11:26 AM
Không dùng chung bơm kim tiêm. Nếu bạn dùng chung bơm kim tiêm, điều đó đang đặt bạn vào nguy cơ tái nhiễm các chủng HIV khác, lây nhiễm viêm gan B và C, bệnh giang mai và các bệnh khác. Rửa tay trước và sau khi tiêm nhằm giảm tiếp xúc với vùng da bị nhiễm trùng. Làm sạch khu vực bạn định tiêm bằng xà phòng và nước hoặc xát khuẩn bằng cồn. Hãy đảm bảo khu vực đó được khô trước khi bạn tiêm. Nếu bạn tiêm lên vùng da bẩn, bạn có thể làm cho chính bạn bị nhiễm trùng nặng.
lực lên gan nên việc bạn nói với bác sĩ là bạn đang dùng hormone rất quan trọng. Bằng cách đó, các bác sĩ có thể theo dõi được tình trạng chức năng gan của bạn và có thể đề nghị bạn ngừng sử dụng hormone nếu cần thiết.
Viêm gan B và C MSM có nguy cơ nhiễm các bệnh viêm gan B và C. Viêm gan B lây truyền thông qua quan hệ tình dục không bảo vệ, qua tiếp xúc đường máu, và từ mẹ sang con trước sinh: giống như cách lây truyền HIV.
146
Hormones có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Hãy đảm bảo là bạn thực hiện một chế độ ăn khỏe mạnh và thường xuyên tập thể dục. Hormone cũng có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm và dẫn tới trạng thái cảm xúc thất thường. Bạn có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các đồng đẳng viên để đối phó với những khó khăn về cảm xúc nhẹ hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ và tư vấn từ câu lạc bộ hoặc PKNT cho những vấn đề về cảm xúc nặng hơn. Việc sử dụng Hormone cũng có thể gây ra những vấn đề về gan. Do thuốc ARV cũng tạo rất nhiều áp
FHI-Self Care VN Final.indd 146
Viêm gan C là bệnh lây truyền qua đường máu là chính (ví dụ như dùng chung bơm kim tiêm để tiêm chích heroine). Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy ngày càng nhiều MSM nhiễm viêm gan C thông qua quan hệ tình dục không an toàn đường hậu môn do có sự tiếp xúc với máu (chảy máu trực tràng) trong quan hệ tình dục đường hậu môn không được bảo vệ. Cả viêm gan B và C đều rất nguy hiểm vì chúng đều tấn công vào gan của bạn. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và sẽ càng khó khăn hơn khi bạn phải sử dụng các loại thuốc mạnh như ARV.
11/9/10 11:26 AM
Hãy đảm bảo là bác sĩ của bạn làm xét nghiệm viêm gan cho bạn. Nếu bạn bị viêm gan, hãy đề nghị bác sĩ tư vấn cho bạn cách giữ gìn sức khỏe. Hãy nhớ, việc dùng bao cao su sẽ giúp bạn ngăn ngừa việc lây truyền viêm gan sang người khác. Để biết thêm thông tin về các bệnh viêm gan, hãy xem phần IDU.
Các vấn đề về tình dục Đôi khi HIV có thể làm cho việc quan hệ tình dục trở nên rất khó khăn. Một số nam giới có HIV có thể không muốn quan hệ tình dục hoặc không thể cương cứng được. Nguyên nhân của việc đó có thể là: Sợ làm lây truyền HIV cho người khác Căng thẳng, trầm cảm và lo lắng Bệnh HIV Các bệnh khác
FHI-Self Care VN Final.indd 147
Tác dụng không mong muốn của một số thuốc Dùng thức uống có cồn và ma túy Tuổi Nếu bạn đang gặp phải những khó khăn trên, bạn có thể tìm đến nhân viên y tế để nhận những lời khuyên hữu ích, hoặc đến với một MSM đồng đẳng khác để được hỗ trợ về cảm xúc, hoặc tìm kiếm các thông tin giấu tên từ các đồng đẳng thông qua trang web adamzone.com hoặc trang web khác. Có thể cải thiện tình hình theo nhiều cách dựa trên nguyên nhân của vấn đề như thay đổi thuốc gây ra những khó khăn về tình dục và tư vấn để giúp giảm căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Cũng có thể uống một số thuốc. Tuy nhiên, việc uống thuốc phải theo đơn thuốc của bác sĩ. Hãy nhớ là có thể có những lời khuyên hoặc các câu chuyện sai lầm và nguy hại về cách tăng khoái cảm tình dục và duy trì sự cương cứng. Hãy nhớ là sức khỏe của bạn và của những người khác là vô cùng quan trọng vì thế không nên thử để chuốc lấy những rủi ro.
147
11/9/10 11:26 AM
148
Tìm kiếm sự hỗ trợ
Câu lạc bộ/Các dịch vụ Internet MSM
Dưới đây là danh sách các dịch vụ hỗ trợ cho MSM nhiễm HIV. Không phải tất cả các nhân viên cung cấp dịch vụ đều đã được tập huấn về các nhu cầu chăm sóc HIV của MSM. Tuy nhiên, để giữ gìn sức khỏe tốt, bạn sẽ cần tiếp cận với các dịch vụ có thể không thực sự thân thiện, đặc biệt cho MSM. Tuy nhiên, cuộc sống của bạn vô cùng quan trọng và đáng giá hơn là lo lắng về thái độ tiêu cực của một vài nhân viên y tế (và hãy nhớ là, vẫn có những nhân viên y tế có thái độ rất tốt và tôn trọng).
Nếu bạn là một MSM tích cực và đang tìm kiếm các thông tin về cách chăm sóc bản thân, hãy tiếp xúc với câu lạc bộ tại địa phương của bạn và truy cập website adamzone.vn và/hoặc nam-man.vn để có thêm thông tin về địa chỉ các dịch vụ điều trị, chăm sóc, hỗ trợ và dự phòng thân thiện với MSM. Các câu lạc bộ sẽ cung cấp các dịch vụ thân thiện với MSM như các dịch vụ xét nghiệm và tư vấn HIV, tư vấn tâm lý xã hội qua đường dây nóng và trực tiếp, sàng lọc STI, tư vấn y tế và nhiều các dịch vụ khác nữa.
Hãy nhớ là, mỗi khi bạn bị đối xử không tốt, thì vấn đề là ở phía họ chứ không phải là phía bạn. Một số người không hiểu được là MSM cũng giống như những người khác và xứng đáng được nhận sự tôn trọng như những người khác.
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT)
Bạn hãy truy cập website của MSM (adamzone.vn và/ hoặc nam-man.vn) để có thêm thông tin cập nhật về các dịch vụ thân thiện với MSM. Hãy xem danh mục các dịch vụ tại khu vực sống của bạn ở phần cuối của cuốn sách.
FHI-Self Care VN Final.indd 148
Đó là nơi mà bạn cần đến nếu bạn muốn biết mình có nhiễm HIV hay không. Tại các trung tâm VCT có các tư vấn viên đã được đào tạo sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về HIV và xét nghiệm trước khi lấy máu của bạn để xét nghiệm. Khi bạn nhận kết quả xét nghiệm bạn cũng sẽ được tư vấn và được cung cấp thông tin về các địa chỉ cần thiết để hỗ trợ bạn nếu bạn có HIV. Các kết quả xét nghiệm của bạn sẽ được giữ kín và chỉ được gửi cho bạn. Hãy tới các câu
11/9/10 11:26 AM
lạc bộ MSM để biết thông tin về dịch vụ VCT thân thiện với MSM tại khu vực sống của bạn nếu có.
Các nhóm tự lực/hỗ trợ cho người nhiễm HIV Không có nhiều nhóm hỗ trợ của những người sống chung với HIV riêng của MSM. Truy cập adamzone.vn và nam-man.vn hoặc đến câu lạc bộ tại địa phương bạn để biết thêm thông tin. Có các nhóm hỗ trợ dành cho người nhiễm HIV chung ở nhiều nơi của đất nước. Các nhóm này là một nguồn hỗ trợ cảm xúc tuyệt vời cho người nhiễm HIV và gia đình của họ, và là nguồn cung cấp thông tin về các dịch vụ chăm sóc và hỗ trợ trong vùng. Một số nhóm cũng hỗ trợ các thành viên nhóm trong các hoạt động tăng thu nhập.
Phòng khám ngoại trú Các phòng khám này thường được đặt trong các bệnh viện tỉnh và quận/huyện cung cấp các dịch vụ chăm sóc và điều trị tin cậy các bệnh nhiễm trùng cơ hội và điều trị bằng thuốc ARV miễn phí. Một số nhân viên phòng khám ngoại trú đã được đào tạo về cách chăm sóc MSM có HIV. Truy cập adamzone.vn và nam-man.vn để biết thêm thông tin.
FHI-Self Care VN Final.indd 149
Nhóm chăm sóc tại nhà Ở một số nơi, nhóm chăm sóc tại nhà là nhân viên y tế và người nhiễm HIV, đã được đào tạo để cung cấp các hỗ trợ về cảm xúc, phúc lợi xã hội, chăm sóc y tế tin cậy cho bạn và người chăm sóc bạn tại nhà. Họ có thể là một nguồn hỗ trợ rất tốt.
Câu lạc bộ IDU Đối với MSM sử dụng ma túy, các câu lạc bộ IDU và các chương trình tiếp cận hiện đã được thành lập tại một số nơi trên đất nước. Các dịch vụ này thường được cung cấp miễn phí như cung cấp bơm kim tiêm sạch, và các thông tin về cách xử trí apxe và quá liều, cách tham gia vào chương trình cai nghiện, phục hồi và điều trị cai nghiện.
149
Điều trị cai nghiện Một số lượng lớn các phòng khám của chính phủ hiện nay đang cung cấp dịch vụ tư vấn hỗ trợ và methadone cho người sử dụng ma túy phù hợp với các dịch vụ đó. Methadone giúp người sử dụng ma túy đang gặp khó khăn trong việc ngừng sử dụng heroin hoặc giảm tiêm chích để phòng hội chứng cai.
11/9/10 11:26 AM
DOLISA Sở Lao động, Thương binh và Xã hội địa phương (DOLISA) có thể cung cấp một số các dịch vụ hỗ trợ cho những người bị nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV đủ điều kiện. Hãy hỏi nhóm chăm sóc tại nhà hoặc nhóm hỗ trợ cho người nhiễm HIV có tại địa phương để giúp bạn tiếp cận với các hỗ trợ phúc lợi xã hội này.
Trạm y tế xã/phường và trung tâm y tế quận/huyện Nhân viên y tế có thể cung cấp những hỗ trợ và dịch vụ chăm sóc và các thông tin cần thiết để giúp bạn xử lý các vấn đề về sức khỏe của bạn hoặc của người thân của bạn.
Các tổ chức phi chính phủ (NGOs) 150
NGO làm việc về HIV thường có các nhân viên có kỹ năng có thể giúp đỡ bạn. Các dịch vụ mà họ có thể hỗ trợ bao gồm: hoạt động tăng thu nhập, hỗ trợ pháp lý, chăm sóc tại nhà, chăm sóc trẻ nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV, nhóm hỗ trợ cho người sống chung với HIV và người chăm sóc họ và nhiều dịch vụ khác nữa.
FHI-Self Care VN Final.indd 150
11/9/10 11:26 AM
PHỤ NỮ MANG THAI Nếu bạn là một phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai, hoặc có kế hoạch có thai, bạn có thể làm một số việc để được trợ giúp và hỗ trợ chính bản thân mình và con bạn. Xin đọc các thông tin dưới đây:
HIV lây truyền sang con bạn như thế nào? Có khoảng 3 trong số 10 trẻ sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV có thể bị nhiễm HIV nếu không có một biện pháp can thiệp phòng tránh lây nhiễm nào. HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con khi:
này. Nếu bạn là một bà mẹ nhiễm HIV, bạn có thể làm giảm nguy cơ lây truyền HIV sang con mình bằng cách tham gia nhận các dịch vụ y tế tại cộng đồng có cung cấp dịch vụ chăm sóc cho phụ nữ mang thai và dịch vụ đặc biệt giúp ngăn ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con.
151
Trong khi mang thai Trong quá trình sinh nở Qua bú mẹ
Bạn có thể làm gì để bảo vệ con bạn không bị nhiễm HIV? Cần lưu ý là không phải tất cả các trẻ do các bà mẹ bị nhiễm HIV sinh ra đều bị nhiễm loại vi rút
FHI-Self Care VN Final.indd 151
11/9/10 11:26 AM
Sử dụng thuốc ARV trong thời gian mang thai có thể làm giảm hơn 50% nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con. Thuốc được cung cấp cho các bà mẹ sử dụng trong thời gian mang thai, khi sinh và cho trẻ uống sau khi được sinh ra. Loại thuốc này rất an toàn và không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Cho con bú cũng có nguy cơ làm trẻ bị nhiễm HIV. Do vậy, các bà mẹ cần thảo luận với bác sĩ về việc lựa chọn cách nuôi con là rất quan trọng.
152
Một số điều hữu ích nên làm khi mang thai Đăng ký nhận dịch vụ tại một chương trình phòng lây truyền mẹ con – hãy hỏi ý kiến bác sĩ về địa điểm cung cấp dịch vụ gần nhất mà bạn có thể tiếp cận được Đi khám thai ít nhất 3 lần trong toàn bộ thai kỳ Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi Uống viên sắt và các loại thuốc có bổ sung axit folic hàng ngày để giữ cho cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa bệnh thiếu máu và các khuyết tật bẩm sinh ở trẻ.
FHI-Self Care VN Final.indd 152
Dừng hoặc giảm hút thuốc lá, các loại ma túy và đồ uống có cồn trong thời gian mang thai. Chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bạn và con bạn. Nghỉ ngơi đầy đủ và không được mang vác nặng Tắm rửa hàng ngày và mặc đồ sạch sẽ Giành thời gian để thư giãn và làm các việc bạn thích Tham gia vào một nhóm hỗ trợ những người nhiễm HIV Tập thể dục nhẹ hàng ngày như đi bộ hoặc làm việc nhà Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục Đi khám bác sĩ nếu có hiện tượng viêm loét ở cơ quan sinh dục hoặc ra khí hư bất thường
Cần đi khám bác sĩ chuyên khoa nếu • Bạn bị chảy máu ở cơ quan sinh dục • Bạn bị đau đầu và phù nề tay chân • Thai nhi không cử động • Bị sốt nóng hoặc cảm lạnh
11/9/10 11:26 AM
Giảm nguy cơ lây truyền HIV cho con bạn qua việc điều trị bằng thuốc Thuốc ARV có thể được sử dụng để làm giảm khả năng lây truyền HIV cho trẻ. Một hoặc hai loại thuốc ARV cần phải uống khi tuổi thai được 28 tuần và trong quá trình sinh nở để làm giảm nguy cơ lây truyền HIV cho thai nhi. Thuốc này sẽ không điều trị HIV hay cải thiện sức khỏe của bạn. Một hoặc hai loại thuốc ARV cũng sẽ được chỉ định cho con của bạn trong thời gian từ 1-4 tuần nhằm làm giảm hơn nữa nguy cơ con bạn bị nhiễm HIV. Việc này sẽ không gây hại cho bạn cũng như con bạn.
FHI-Self Care VN Final.indd 153
153
11/9/10 11:26 AM
Sinh con ở đâu là tốt nhất? Nơi tốt nhất để sinh con là tại một cơ sở y tế với một nhân viên y tế được đào tạo. Nhiều nơi ở Việt nam đã có dịch vụ phòng lây truyền mẹ con. Bạn có thể hỏi thông tin về dịch vụ PLTMC tại PKNT của bạn. Nên sinh em bé tại một trung tâm có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng ngừa và chăm sóc HIV. 154
FHI-Self Care VN Final.indd 154
11/9/10 11:26 AM
Chăm sóc cho bạn và em bé mới sinh của bạn Giữ gìn sức khỏe sau khi sinh Đừng quên chăm sóc cho chính bạn sau khi sinh em bé. Hãy cố gắng: Nghỉ ngơi và thực hiện một vài bài tập vận động nhẹ nhàng. Nghỉ ngơi vài ngày sau sinh rất tốt cho bạn, đặc biệt nếu bạn sinh mổ. Khi bạn đã cảm thấy khá hơn, hãy cố gắng ngồi dậy và đi lại xung quanh. Việc này sẽ giúp cơ thể của bạn phục hồi. Hãy ăn những thức ăn bổ dưỡng. Ăn sẽ giúp bạn khỏe mạnh. Ăn đầy đủ các nhóm thực phẩm. Uống nhiều nước và các loại nước bổ dưỡng như nước dừa và sữa đậu nành. Tiếp tục uống viên sắt và acid folic để ngăn ngừa sự thiếu máu. Không uống rượu, hút thuốc lá hoặc sử dụng ma túy. Giữ vệ sinh. Rửa tay thường xuyên rất quan trọng. Hãy cố gắng giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục.
155
Bạn và con bạn cần được khám vào tuần thứ 6 sau sinh. Em bé cần phải uống Cotrimoxazole vào tuần tuổi thứ 6. Điều này giúp em bé sống khoẻ mạnh. Em bé cần uống Cotrimoxazole đến tận lúc có kết quả xét nghiệm HIV âm tính. Nếu em bé có kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì vẫn cần tiếp tục uống Cotrimoxazole.
FHI-Self Care VN Final.indd 155
11/9/10 11:26 AM
Đến cơ sở y tế nếu bạn thấy: 156
Chảy máu nhiều ở bộ phận sinh dục Sốt Khí hư có mùi hôi Đau bụng dữ dội Vú bị sưng đau Co giật Các biến chứng khác do sinh nở hoặc nếu bạn sinh mổ
FHI-Self Care VN Final.indd 156
Đến cơ sở y tế nếu con bạn bị: Bú kém hoặc ăn kém Sốt Co giật Có mủ hoặc nước màu vàng chảy ra từ rốn Da và mắt vàng Khó thở hoặc thở rất nhanh Tiêu chảy không dừng
11/9/10 11:26 AM
Nuôi con khi bạn bị nhiễm HIV Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ nhưng việc bú mẹ cũng mang tới nguy cơ lây truyền HIV cho bé. Khoảng 1 trong 7 trẻ bú mẹ nhiễm HIV sẽ bị nhiễm HIV. Tuy nhiên, cũng có nguy cơ cho trẻ khi nuôi trẻ bằng sữa ngoài – trong đó có tiêu chảy. Điều quan trọng là bạn cần được tập huấn và tư vấn nhiều để có được một sự lựa chọn nuôi trẻ theo cách nào là tốt nhất cho bạn và cho con của bạn. Đó là một vấn đề khó khăn và phức tạp.
trẻ. Bú mẹ hoàn toàn nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ ngay từ khi trẻ mới được sinh ra – tuyệt đối không cho trẻ uống nước lọc, không ăn thêm sữa ngoài, không trà, không nước hoa quả, không mật ong, không đường, không chất bột và không ngậm đầu vú cao su giả. Việc kết hợp cho trẻ bú mẹ và thêm các thức ăn hoặc uống khác như cho trẻ ăn thêm sữa ngoài sẽ gây viêm nhiễm và tổn thương đường ruột của trẻ và tạo điều kiện cho virus HIV xâm nhập vào cơ thể của trẻ. Điều đó làm nguy cơ lây truyền HIV tăng rất cao. KHÔNG CHO TRẺ VỪA BÚ MẸ VỪA BÚ BÌNH HOẶC ĂN BẤT KỲ MỘT THỰC PHẨM NÀO KHÁC NẾU BẠN CÓ HIV 157
Bú mẹ. Nếu bạn quyết định cho trẻ bú mẹ, bạn phải cho trẻ bú mẹ ngay và hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên. Cho trẻ bú mẹ ngay nghĩa là cho trẻ bú ngay sau khi sinh. Nguồn sữa non rất tốt cho
FHI-Self Care VN Final.indd 157
11/9/10 11:26 AM
Cho trẻ bú sữa bột thay thế (Nuôi sữa ngoài). Nếu bạn muốn cho trẻ ăn sữa bột thay thế, trước tiên bạn cần xem xét: Liệu bạn có đủ khả năng tài chính để mua sữa không Liệu bạn có đủ nước sạch, thời gian, luôn đun sôi nước để pha sữa và tiệt trùng các dụng cụ không Liệu bạn có thể thực hiện việc vệ sinh một cách nghiêm túc để đảm bảo các dụng cụ cho trẻ ăn và nước bạn sử dụng phải sạch sẽ và an toàn không Liệu bạn có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu con bạn có bất kỳ vấn đề gì về sức khỏe không. 158
Giống như việc cho trẻ bú mẹ, bạn không bao giờ nên cho con bạn bất kỳ một cái gì khác ngoài sữa bột công thức trong 6 tháng đầu.
Cai sữa cho bé Khi trẻ 6 tháng tuổi, con bạn cần cai sữa ngay và bắt đầu cho ăn các thức ăn đặc. Cai sữa ngay nghĩa là cho trẻ dừng bú mẹ hoàn toàn. Sau đó, chỉ cho bé ăn những thực phẩm đặc và mềm. Không nên cho trẻ bú mẹ lại nữa. Cai sữa đột ngột không dễ dàng đối với bé. Thường thì trẻ cần một khoảng thời gian để quen với các thức ăn đặc. Nếu bạn đang cho trẻ bú bình, bạn không cần dừng lại. Bạn có thể tiếp tục cho trẻ bú bình và bắt đầu cho trẻ ăn đặc vào thời gian này.
FHI-Self Care VN Final.indd 158
11/9/10 11:26 AM
Bạn bắt đầu cho trẻ ăn đặc như thế nào? Cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn mềm hoặc nghiền nhừ từ 3-5 lần trong ngày. Bé sẽ có thể ăn được khoảng 2-5 thìa trong mỗi lần ăn. Cho bé ăn mỗi lần một loại thức ăn mới để bé có thể quen với mùi vị của thức ăn mới. Chờ khoảng 4 ngày sau mới tiếp tục cho bé ăn một loại thực phẩm mới. Những thực phẩm tốt cho bé bắt đầu là cháo đặc, chuối nghiền, và các loại rau củ quả nghiền.
159
Trẻ cần thời gian để quen với thức ăn. Bé thường nhè ra nhưng điều đó không có nghĩa là bé không thích. Hãy khích lệ và kiên trì với bé.
FHI-Self Care VN Final.indd 159
11/9/10 11:26 AM
Cho trẻ ăn khi trẻ được 9 tháng tuổi
Thực phẩm cho con bạn cần phải
Khi trẻ được 9 tháng tuổi, bé cần ăn thức ăn hỗn hợp bao gồm gạo, thịt, cá, dầu ăn, hoa quả và rau củ. Hãy cho bé ăn gồm cả 3 nhóm thực phẩm.
• Sạch sẽ và vô trùng
Hãy nhớ là:
• Dễ ăn
Thực phẩm cần được xắt nhỏ và nấu chín mềm Cho trẻ ăn 5 lần một ngày, ví dụ: 3 bữa chính và 2 bữa phụ. 160
• Không có xương hoặc những miếng cứng • Không quá nóng hoặc qua nhiều gia vị • Trông bắt mắt
Cho trẻ ăn khi trẻ 12-24 tháng tuổi Vào độ tuổi này, bé có thể ăn thức ăn cùng với gia đình. Cho trẻ ăn các thức ăn từ 3 nhóm thực phẩm để giúp bé khỏe mạnh. Tiếp tục xắt nhỏ thức ăn và không cho trẻ ăn thức ăn quá cứng hoặc quá nhiều gia vị. Bé có thể ăn cùng với thời gian ăn của gia đình. Hãy đảm bảo là bé được ăn 2 bữa phụ giữa các bữa chính.
FHI-Self Care VN Final.indd 160
11/9/10 11:26 AM
Làm thế nào để biết được bé khỏe mạnh? Thực phẩm của trẻ cần sạch và an toàn: Nấu chín kỹ Không để thực phẩm ở bên ngoài quá 24 tiếng
Không hay ốm Phục hồi nhanh sau các bệnh thông thường của trẻ nhỏ như cảm lạnh.
Luôn đậy thức ăn và bảo vệ thức ăn khỏi các loại côn trùng và các con vật khác Tránh để các thức ăn sống lẫn với các thức ăn đã nấu chín Rửa sạch rau quả với nước sạch trước khi ăn Luôn giữ khu vực chế biến món ăn sạch sẽ và vệ sinh. Luôn dùng thìa và bát sạch cho trẻ ăn.
161
Luôn rửa tay trước khi chuẩn bị đồ ăn và cho trẻ ăn! Một đứa trẻ khỏe mạnh là một trẻ luôn hoạt động, vui vẻ, và hay chơi đùa. Những dấu hiệu sau sẽ cho trẻ biết bé hoàn toàn khỏe mạnh: Phát triển và tăng cân tốt Ăn ngon miệng Hoạt động, vui vẻ, luôn chơi đùa
FHI-Self Care VN Final.indd 161
11/9/10 11:27 AM
162
FHI-Self Care VN Final.indd 162
11/9/10 11:27 AM
Làm thế nào để biết con bạn có HIV hay không? Bạn có thể kiểm tra tình trạng HIV của bé khi bé được 18 tháng tuổi. Bạn có thể đưa bé tới các trung tâm xét nghiệm tự nguyện để kiểm tra. Một vài nơi ở Việt Nam có thể cung cấp các xét nghiệm chẩn đoán HIV mới cho trẻ ngay từ khi bé mới 8 tuần tuổi. Hãy hỏi bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin chi tiết. Đôi khi mọi người nghĩ rằng mọi trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV cũng sẽ nhiễm HIV. Điều đó là không đúng. Khoảng 3 trong số 10 trẻ sẽ có HIV, và nếu người mẹ có thể được uống ARV dự phòng lây truyền mẹ con thì chỉ 1 trong 10 trẻ sinh ra từ mẹ có HIV bị nhiễm HIV.
Hãy giữ cho trẻ khỏe mạnh và tốt đẹp Cho dù bé có nhiễm HIV hay không, bé cũng cần được chăm sóc như bất kỳ một trẻ nào khác. Có nhiều điều bạn có thể làm để giúp cho con bạn khỏe mạnh và tốt đẹp:
FHI-Self Care VN Final.indd 163
Hãy đưa con bạn tới một PKNT HIV trước khi bé được 6 tuần tuổi. Điều quan trọng là bác sĩ cần bắt đầu cho trẻ uống thuốc dự phòng Cotrimoxazole khi trẻ được 6 tuần tuổi và để theo dõi tình trạng sức khỏe của bé. Khi con bạn ốm, hãy tìm một nhân viên y tế có đủ trình độ chuyên môn để điều trị sớm cho bé. Không mua thuốc về tự chữa trị cho bé nếu không hỏi ý kiến nhân viên y tế. Điều đó thực sự nguy hiểm cho bé. Hãy bảo vệ con bạn khỏi các bệnh thông thường của trẻ bằng cách đảm bảo là bé được tiêm phòng đầy đủ. Cân trẻ thường xuyên tại các trung tâm y tế để đảm bảo là trẻ tăng trưởng bình thường. Tắm cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng và nước. Rửa tay trẻ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Yêu thương và chú ý nhiều đến trẻ. Nói chuyện, ôm hôn giúp bé biết là bạn yêu bé rất nhiều. Khuyến khích con bạn chơi để bé có thể khám phá và học về môi trường xung quanh.
163
11/9/10 11:27 AM
FHI-Self Care VN Final.indd 164
11/9/10 11:27 AM
Chăm sóc cuối đời
165
FHI-Self Care VN Final.indd 165
Chăm sóc cuối đời
Trước khi bạn trở nên rất ốm yếu, bạn có thể muốn đọc phần này về chăm sóc cuối đời và thảo luận với người chăm sóc bạn những gì mà bạn muốn họ làm để giúp bạn chuẩn bị cho cái chết và giúp những ngày còn lại của bạn trở nên nhẹ nhàng hơn.
11/9/10 11:27 AM
CHUẨN BỊ CHO CÁI CHẾT Hãy cho phép người thân của bạn nói về những lo lắng và sợ hãi của họ Hãy nói về cái chết nếu người mà bạn đang chăm sóc muốn nói về điều đó 166
FHI-Self Care VN Final.indd 166
Hãy giúp họ dàn xếp một cách thực tế về vấn đề thừa kế tài sản, chăm sóc con cái, và cho đám tang Tôn trọng quyền quyết định về sự sống của họ, như ăn gì, ngủ ở đâu, và làm gì với tài sản của họ sau khi họ chết Nếu họ muốn, hãy giúp họ có cơ hội nói chuyện với một linh mục, thầy tu hoặc một người nào có thể giúp họ theo niềm tin tín ngưỡng của họ.
11/9/10 11:27 AM
167
FHI-Self Care VN Final.indd 167
11/9/10 11:27 AM
168
FHI-Self Care VN Final.indd 168
11/9/10 11:27 AM
Bày tỏ tình yêu thương và sự chăm sóc Hãy dành nhiều nhất thời gian cho họ Hãy nói với họ rằng bạn yêu họ và giúp họ chia sẻ những cảm xúc với những người mà họ thương yêu Hãy cử động chậm rãi, vuốt tóc họ, cầm tay họ, nói với họ hoặc kể chuyện cho họ nghe.
Các cách giúp thoải mái về thể chất Cho họ thuốc kiểm soát đau hiệu quả Giữ cho họ sạch sẽ và khô ráo
169
Cho họ ăn ít hơn nếu họ không muốn ăn nhiều như trước Hãy giữ cho môi, mắt và miệng ẩm. Hãy bôi kem giữ ẩm vào môi họ để giữ cho đôi môi họ không bị khô Cứ 2 tiếng một lần, xoay trở họ trên giường để tránh bị loét do tì đè Đảm bảo là chăn ga, gối đệm mềm và kê đệm mềm ở dưới những nơi có nhiều xương và bị tì đè của cơ thể Hãy nhẹ nhàng vệ sinh sạch sẽ cho họ trên giường bằng cách nhúng một chiếc khăn mềm vào nước ấm với một chút xà phòng. Đặt một tấm ga nhựa trên giường để tránh cho giường khỏi bị ướt. Làm sạch và làm khô từng bộ phận trên cơ thể từ từ, giữ cho phần còn lại của cơ thể ấm và kín. Hãy làm khô họ ngay sau khi lau để giữ ấm cho họ. Bôi kem ẩm hoặc kem dưỡng da lên da của họ sau khi tắm cho họ để tránh cho da bị khô nứt.
FHI-Self Care VN Final.indd 169
11/9/10 11:27 AM
Các dấu hiệu cho thấy cái chết đến gần: Họ có thể ít muốn ăn hay uống hơn Họ có thể ngủ nhiều hơn Họ có thể lẫn và không nhận biết được điều gì đang diễn ra xung quanh Hơi thở của họ có thể không đều Họ có thể không cần đi vệ sinh nhiều như trước.
Chuẩn bị cho việc chôn cất 170
HIV có thể sống đến 24 giờ trong cơ thể người chết. Hãy tiếp tục chăm sóc cơ thể họ như trước khi người đó còn sống. Lau rửa cho cơ thể nếu có bất kỳ thứ nước tiểu, phân hay những thứ chất nôn mửa nào sau khi chết. Giặt giũ cẩn thận hoặc vứt bỏ các quần áo và các chăn ga, gối trải giường bẩn. Bạn có thể mặc cho người thân của bạn những bộ quần áo mà họ yêu thích, và chôn cất họ theo cách thông thường, theo như mong muốn của gia đình bạn và thói quen trong cộng đồng của bạn.
FHI-Self Care VN Final.indd 170
11/9/10 11:27 AM
Sự mất mát người thân sau đám tang Mất đi một người thân thường là một trải nghiệm đau đớn và mất mát. Bạn có thể cảm thấy sốc hoặc không tin là người thân của bạn đã ra đi mãi mãi. Bạn có thể cảm thấy nhẹ nhàng hơn (và có thể thấy tội lỗi) vì những chịu đựng của họ cuối cùng cũng đã chấm dứt. Bạn có thể cảm thấy đau buồn không sao chịu đựng nổi khi người thân của bạn đã không còn sống ở trên đời. Bạn có thể có một số những vấn đề về thể chất như khó ngủ, ăn kém, căng thẳng và ốm yếu. Những cảm xúc này là bình thường và sẽ giảm dần theo thời gian. Mặc dù sự đau buồn có thể kéo dài trong nhiều năm nhưng khả năng đối mặt với những mất mát đó của bạn sẽ tăng lên. Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để kiểm soát được quá trình này tốt hơn: Hãy chia sẻ một cách cởi mở về cảm xúc của bạn với người gần gũi nhất với bạn. Hãy cho trẻ đặc biệt là nếu trẻ có liên quan tới cái chết tham gia vào buổi nói chuyện đó. Hãy cố gắng nói về người đã chết. Lưu giữ những kỷ niệm của người đó (trong một cuốn sách, hoặc trong một tờ báo), hoặc nói với người khác về người đã chết. Hãy nhớ rằng bạn đã làm hết sức mình, đã yêu thương và chăm sóc người đó hết sức mình.
171
Hãy cho phép chính bạn và những người xung quanh bạn thể hiện sự đau buồn. Hãy quan tâm tới những nhu cầu của chính bạn – đừng quên chăm sóc chính bạn. Hãy làm những điều mà bạn cảm thấy muốn làm. Hãy tìm kiếm những an ủi về tinh thần theo niềm tin tín ngưỡng và truyền thống của bạn. Hãy cố gắng không uống rượu hoặc dùng ma túy để làm giảm nỗi đau hoặc điều trị những cơn đau thể chất của bạn. Ban đầu chúng có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn nhưng bạn có thể trở nên nghiện chúng và điều đó có thể dẫn tới những vấn đề sức khỏe của bạn sau này.
FHI-Self Care VN Final.indd 171
11/9/10 11:27 AM
DANH SÁCH CÁC PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ
172
Tỉnh An Giang
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Tỉnh Bình Định
Phòng khám ngoại trú Tịnh Biên Khóm Sơn Đông, Thị xã Nhà Bàng, Huyện Tịnh Biên ĐT: 076 3 741 427
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Bà Rịa Số 13 Phạm Ngọc Thạch, P. Phước Hưng, thị xã Bà Rịa ĐT: 064.3829.962
Phòng khám Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định số 102 Nguyễn Huệ, phường Trần Phú TP. Quy Nhơn ĐT: 056.3824478
Phòng khám ngoại trú Tân Châu Tỉnh lộ 953, Phường Long Thành B, Thị Xã Tân Châu, Huyện Tân Châu, Tỉnh An Giang ĐT : 076 3 533 844
Bệnh viện Lê Lợi Khoa Khám bệnh - Cấp cứu 22 Lê Lợi, phường 1, TP. Vũng Tàu ĐT: 064.3512.895
Phòng khám ngoại trú Chợ Mới Nguyễn Văn Hương, Ấp Thị 2, Thị xã Chợ Mới, huyện Chơ Mới ĐT: 076 3 883 452
Phòng khám Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đường Lê Lợi, thị xã Bắc Giang ĐT: 0240-828954
Khoa Lao Bệnh viện đa khoa An Giang Số 2 Lê Lợi, Phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên ĐT: 076.954760
Tỉnh Bắc Ninh
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Âp Thượng 2, Thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân ĐT: 076.3585.777 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Âp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung Huyện Châu Phú ĐT: 076.3686.844
FHI-Self Care VN Final.indd 172
Tỉnh Bắc Giang
Phòng khám ngoại trú Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh Đường Nguyễn Trãi, Thị xã Bắc Ninh ĐT: 0241.53294
Tỉnh Bình Dương Bệnh viện đa khoa Bình Dương Số 5 Phạm Ngọc Thạch, phường Hiệp Thành Thị xã Thủ Dầu Một ĐT: 0650-3870.054
Tỉnh Bình Thuận Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS 133 Hải Thượng Lãn Ông ĐT: 062.3828.505
Tỉnh Cà Mau Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Khóm 7, Thị trấn Trần Văn Thời ĐT: 0780.3895.398 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Khu vực II, khóm 2, Thị trấn Năm Căn ĐT: 0780.3878.265
Tỉnh Cao Bằng Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Số 39, Phố cũ, Phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng ĐT: 026.855.703 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Hòa An Tầng 2, Trung tâm Y Tế huyện Hòa An ĐT: 026.861.055
11/9/10 11:27 AM
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trùng Khánh Trạm Y tế Thị trấn Trùng Khánh, huyện Trùng Khánh ĐT: 026.826.817
Tỉnh Đắc Lắc
Tỉnh Đồng Nai
Phòng khám ngoại trú Số 72 Lê Duẫn, TP. Buôn Mê Thuột ĐT: 050.3810.450
Phòng khám truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Phường Tân Giang, Thị xãCao Bằng ĐT: 026.859687
Phòng khám Da liễu Số 57 Nguyễn Hiền Vương P. Thanh Bình, TP. Biên Hoà ĐT: 061.3942591
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Sô 46 Hoàng Diệu, P. Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột ĐT: 050.3811.322
TP. Cần Thơ
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Số 133, Xô Viết Nghệ Tỉnh, TP. Buôn Mê Thuột ĐT: 050.381.8071
Phòng khám ngoại trú Thốt Nốt 2 Lê Thị Tạo, Thị trấn Thốt Nốt, Huyện Thốt Nốt ĐT: 0710.3610397 Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Cần Thơ Số 1 Châu Văn Liêm, TP. Cần Thơ ĐT: 0710.3815304 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Q. Ô Môn Đường Cách Mạng Tháng 8, P. Châu Văn Liêm ĐT: 0710.3661444
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Bệnh viện Đa khoa Krông Buk, Nơ Trang Lơn, Thị trấn Buôn Hồ ĐT: 050.3870.044 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Bệnh viện Đa khoa Krông Păk 147 Lê Duẩn, Thị trấn Phước An ĐT: 050.3520.802
Tỉnh Điện Biên
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Thốt Nốt Ấp Long A, Thị trấn Thốt Nốt, huyện Thốt Nốt ĐT: 0710.3628.454
Phòng khám ngoại trú TP. Điện Biên Phủ Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên phường NoongBua, TP. Điện Biên Phủ
TP. Đà Nẵng
Phòng khàm ngoại trú Huyện Tuần Giáo Trung tâm Y tế Huyện Tuần Giáo Khối Trường Xuyên, thị trấn Tuần Giáo, Huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Phòng khám ngoại trú 91 Dũng Sỹ Thanh Khê Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng ĐT: 0511-757293
FHI-Self Care VN Final.indd 173
Tỉnh Đồng Tháp Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Đường Mai Văn Khải, Âp 3 Xã Mỹ Tân, thị xã Cao Lãnh ĐT: 067.2240.730
Tỉnh Gia Lai Khoa khám bệnh Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Gia Lai ĐT: 059. 3876 775
173
TP. Hà Nội Phòng khám ngoại trú Hoàng Mai Tổ 12, Khu đô thị Bắc Linh Đàm, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai ĐT: 04 3 641 0461 Phòng khám ngoại trú Sơn Tây Bệnh viện đa khoa Sơn Tây, 234 Lê Lợi, thị xã Sơn Tây, Hà Nội ĐT: 04. 33619555 Phòng khám ngoại trú bệnh viện đa khoa Đống Đa Khoa Truyền nhiễm, BVĐK Đống Đa Số 192, Nguyễn Lương Bằng, Quận Đống Đa, ĐT: 04. 35115039
11/9/10 11:27 AM
Phòng khám ngoại trú Viện Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội Đường giải phóng ĐT: 04.35762409 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Đông Anh Bệnh viện huyện Đông Anh, Xã Uy Nỗ, Thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh ĐT: 04.38835560 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Hà Đông Trung tâm y tế dự phòng 23 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, TP. Hà Đông ĐT: 04.33524 080 174
Phòng khám Ngoại trú Hai Bà Trưng Phòng khám đa khoa Mai Hương Số 1A, phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng
Tỉnh Hải Dương Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương ĐT: 0320.3894616 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Chí Linh Trạm Y tế Thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh ĐT: 0320.3589147 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Kim Thành Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Kim Thành Thị trấn Phú Thái ĐT: 0320.3723.062
FHI-Self Care VN Final.indd 174
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Cẩm Giàng Bệnh viện Đa Khoa huyện Cẩm Giàng, Thị trấn Cẩm Giàng ĐT: 0320.3782.675 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Kim Môn Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Kim Môn ĐT: 0320.3827.287
TP. Hải Phòng Phòng khám ngoại trú Hải An 190 Đường Cát Bi, Quận Hải An ĐT: 031 3 954 724 Phòng khám ngoại trú Đồ Sơn 229 Lý Thánh Tông, Phường Ngọc Xuyên Quận Đồ Sơn ĐT: 0313 865 781 Trung Tâm SKSS TP. Hải Phòng Phố Lán Bè, Q. Lê Chân ĐT: 0313.714.466 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Hồng Bàng Trung Tâm Y tế Dự phòng quận Hồng Bàng 56 Kỳ Đồng ĐT: 0313.530.781 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Lê Chân Trung Tâm Y tế Dự phòng quận Lê Chân, 58 Nguyễn Đức Cảnh ĐT: 0313.510.469
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Ngô Quyền Trung Tâm Y tế Dự phòng quận Ngô Quyền 28 Lê Lợi ĐT: 0313.566.717 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Kiến An Trung Tâm Y tế Dự phòng quận Kiến An 360, Trần Thành Ngọ ĐT: 0313.577.036 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng An Dương Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện An Dương Thị trấn An Dương ĐT: 0313.671.684 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Cát Bà Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Cát Bà Thị trấn Cát Bà ĐT: 0313.888.516
Tỉnh Hòa Bình Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Hoà Bình tổ 27 phường Đồng Tiến, Thị xã Hoà Bình ĐT: 061.942.591
TP. Hồ Chí Minh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới 190 Bến Hàm Tử P 1, Q. 5 ĐT: 38 363 928 Dự án: CDC/GF/ESTHER Điều trị: ARV, Lao + HIV
11/9/10 11:27 AM
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 120 Hùng Vương P 12, Q. 5 ĐT: 39 570 942 Dự án: CDC/GF Điều trị: ARV, Lao + HIV
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Q. 2 10/3 Lương Định Của, P An Khánh, Q.2 ĐT: 7 403146 Dự án: CDC Điều trị: ARV
Bệnh viện Từ Dũ ĐỊa chỉ: 284 Cống Quỳnh Q. 1 ĐT: 38 392 722 Dự án: CDC Điều trị: Nhi + Phòng lây truyền mẹ con
Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. 3 368 Đường Cách Mạng tháng 8, P10, Q3 ĐT: 39316300 Dự án: FHI Điều trị ARV
Bệnh viện Hùng Vương 128 Hùng Vương P 12, Q.5 ĐT: 37 403 146 Dự án: CDC Điều trị: Nhi + Phòng lây truyền mẹ con
Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. 4 396/27 Nguyễn Tất Thành, P 18, Q.4 ĐT: 39 412 213 Dự án: CDC Điều trị: ARV
Bệnh viện Da Liễu 2 Nguyễn Thông P 6, Q.3 ĐT: 39 305 995 Dự án: CDC Điều trị: VCT và STI
Phòng tư vấn sức khỏe CỘNG ĐỒNG Q. 10 475 A, CMT8, P. 13, Q.10 ĐT: 38 620 198 Dự án: CDC Điều trị: ARV
Bệnh viện Nhi Đồng 1 2 Sư Vạn Hạnh P 10, Q. 10 ĐT: 09070335 Dự án: CDC Điều trị: Nhi, ARV
Phòng khám An Hòa Q. 6 958/24 K, Lò Gốm Q.6 ĐT: 38 545 285 Dự án: MDM Điều trị: ARV
Bệnh viện Nhi Đồng 2 14 Lý Tự Trọng Q. 1 ĐT: 8295723 - Xin số 268 hoặc 270 Dự án: CDC Điều trị: Nhi, ARV
Trung tâm tham vấn hỗ trợ CỘNG ĐỒNG Q. 8 314 Âu Dương Lân, P 3, Q.8 ĐT: 38 506 132 Dự án: FHI Điều trị: ARV
FHI-Self Care VN Final.indd 175
Trung tâm tham vấn hỗ trợ CỘNG ĐỒNG Quận Bình Thạnh 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, P 24, Q. Bình Thạnh ĐT: 35510562 Dự án: FHI Điều trị: ARV Trung tâm tham vấn hỗ trợ CỘNG ĐỒNG Quận Thủ Đức Số 2 Nguyễn Văn Lịch, phường Linh Tây, Quận Thủ Đức ĐT: 8 968 278 Dự án: FHI Điều trị: ARV Trung tâm tham vấn hỗ trợ CỘNG ĐỒNG Q. 5 Lầu 2- 136 G Nguyễn Tri Phương P 9, Q.5 ĐT: 38 354 458 Dự án: GF/MOH Điều trị: ARV
175
Trung tâm Y tế Q. 7 9 Nguyễn Thị Thập, Tân Phú, Q.7 Dự án: GF/MOH Trung tâm tham vấn hỗ trợ CỘNG ĐỒNG Quận Phú Nhuận 72/6 Huỳnh Văn Bánh, Q. Phú Nhuận ĐT: 38 443 779 Dự án: GF/MOH Điều trị: ARV Trung tâm tham vấn hỗ trợ CỘNG ĐỒNG Quận Bình Tân C2/1 Tỉnh lộ 10, P Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân Dự án: GF/MOH
11/9/10 11:27 AM
Trung tâm tham vấn hỗ trợ CỘNG ĐỒNG Quận Gò Vấp 212 Lê Đức Thọ, P 15, Q. Gò Vấp ĐT: 39 967 478 Dự án: GF/MOH
Trung tâm chữa bệnh Phú Văn Xã Đức Hạnh, H. Phước Long, Bình Phước ĐT: 0651.878 151 Dự án: GF/MOH Điều trị: ARV
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Diên Khánh Đường 23/10, Diên An ĐT: 058.3751.539
Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh E9 / 5 Nguyễn Hữu Trí - Thị trấn Tân Túc, H. Bình Chánh ĐT: 37 602 920 Dự án: GF/MOH
Trung tâm Mai Hòa Đ. Đỗ Đăng Tuyển Lô6, Xã An Nhơn Tây, Củ Chi ĐT: 8 926 135 Dự án: PACT Điều trị: ARV
Khoa Da liễu Bệnh viện đa khoa Kiên Giang Đường Kiều Công Thiện, P. Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá ĐT: 077.3879472
Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn 65/2B Bà Triệu, TT Hóc Môn ĐT: 38 914 208 Dự án: GF/MOH 176
Trung tâm giáo dục dạy nghề và giải quyết việc làm Nhị Xuân 189E Đặng Công Bỉnh, Ap 5, xã Xuận Thới Sơn, H. Hóc Môn ĐT: 37 139 167 Dự án: CDC Điều trị: ARV Trường giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 4 Điểm 8 Ấp 2, Xã Tân Định, H. Tân Uyên, Tỉnh Bình Dương ĐT: 065 068 2333 Dự án: GF/MOH Điều trị: ARV
Trung tâm Tam Bình 30/3 Bà Giang, Linh Xuân, Thủ Đức ĐT: 37 241 445 - 7 294 935 Dự án: WWO Điều trị: ARV
Tỉnh Khánh Hòa Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 220 Ngô Gia Tự, TP. Nha Trang ĐT: 058.511321 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế Dự phòng TP. Nha Trang Số 13, Lê Lợi, TP. Nha Trang ĐT: 058.381.9698 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm y tế Dự phòng thị xã Cam Ranh Số 196 Nguyễn Trọng Hỷ, TX Cam Ranh ĐT: 058.3952.668
FHI-Self Care VN Final.indd 176
Tỉnh Kiên Giang
Tỉnh Lạng Sơn Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng TP. Lạng Sơn Trung Tâm Y tế TP. Lạng Sơn ĐT: 025.870.132 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Cao Lộc Trạm Y tế Thị trấn Đồng Đăng, huyện Cao Lộc ĐT: 025.851.186 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Lộc Bình Trung Tâm Y tế huyện Lộc Bình ĐT: 025.840.197 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Văn Lãng Trạm Y tế Thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng ĐT: 025.880.710 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Tràng Định Trung Tâm Y tế huyện Tràng Định ĐT: 025.883.184
11/9/10 11:27 AM
Khoa truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn ĐT: 025.871.101
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Hải Hậu, Thị trấn Yên Định ĐT: 0350.3775.185
Tỉnh Lào Cai
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Bệnh viện huyện Giao Thủy, Thị trấn Ngô Đồng ĐT: 0350.3730.084
Phòng khám ngoại trú Lào Cai Bệnh viện đa khoa số 1 tỉnh Lào Cai Đường Hàm Nghi, Phường Kim Tân, TP. Lào Cai ĐT: 0203842959
Tỉnh Lâm Đồng Phòng khám truyền nhiễm Khu khám bệnh Đa khoa Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng, TP. Đà Lạt ĐT: 063.3834158
Tỉnh Long An Phòng khám truyền nhiễm Số 211 đường Nguyễn Thông, Phường 3, thị xã Tân An ĐT: 072.826325
Tỉnh Nam Định Phòng khám truyền nhiễm, khoa khám bệnh Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Nam Định Số 1 Trần Quốc Toản, TP. Nam Định ĐT: 0350.837.925 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung Tâm Y tế Dự phòng TP. Nam Định Số 64, Nguyễn Du, TP. Nam Định ĐT: 0350.3835.791
FHI-Self Care VN Final.indd 177
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Xuân Trường Xã Xuân Ngọc ĐT: 0350.3751.566 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Nghĩa Hưng Thị trấn Liễu Đề ĐT: 0350.3713.157 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Ý Yên Thị trấn Lâm ĐT: 0350.3953.565
Tỉnh Nghệ An Khoa Truyền nhiễm
Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An 15 Nguyễn Phong Sắc, Phường Hưng Dũng, TP. Vinh ĐT: 038.3520653 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng TP. Vinh 178 Trần Phú ĐT: 0383.583.533
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm y tế Dự phòng huyện Hưng Nguyên Khối 13, Thị trấn Hưng Nguyên ĐT: 0383.763.097 Phòng khám ngoại trú Diễn Châu Tổ 7, Xã Diễn Phúc, Huyện Diễn Châu ĐT: 038.3 624 072 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm y tế Dự phòng huyện Nghi Lộc Xóm 8, Nghi Thịnh, Nghi Lộc ĐT: 0383.615.037 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Nghĩa Đàn Xóm Quang Trung, xã Nghĩa Quang ĐT: 0383.814.111
177
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Đô Lương Xóm 12, Đà Sơn, Thị Trấn Đô Lương ĐT: 0383.714.821
Tỉnh Ninh Bình Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng TT Phòng chống HIV/AIDS tỉnh Ninh Bình Đường Hài Thượng Lãn Ông, phường Phúc Thành ĐT: 030.3872.288 Phòng khám ngoại trú bệnh viện Hoa Lư Khoa điều trị Lao, Bệnh viện Hoa Lư Xã Ninh Mỹ, Huyện Hoa Lư ĐT: 030.3622.442
11/9/10 11:27 AM
Tỉnh Phú Thọ Trung Tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Phú Thọ Đường Trần Phú, TP. Việt Trì ĐT: 0210.810.510 Trung Tâm Y tế Dự phòng TP. Việt Trì Đường Long Châu Sa, TP. Việt Trì ĐT: 0210.911.892 Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Cẩm Khê Thị trấn Sông Thao ĐT: 0210.834.669
178
Trung Tâm Y tế huyện Đoan Hùng Thị trấn Đoan Hùng ĐT: 0210.641.448 Trung Tâm Y tế thị xã Phú Thọ Phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ ĐT: 0210.711.172
Tỉnh Quảng Nam Phòng khám Da liễu Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam Đường Nguyễn Du, thị xã Tam Kỳ ĐT: 0510.829550
Tỉnh Quảng Ninh Phòng khám ngoại trú Cẩm Phả 371 Trần Phú, Phường Cẩm Thành, Thị xã Cẩm Phả ĐT: 033 3 726 340
FHI-Self Care VN Final.indd 178
Phòng khám ngoại trú Vân Đồn Thôn 15 Xã Hạ Long, Huyện Vân Đồn ĐT: 033 3 796 492 Phòng khám ngoại trú Móng Cái Bệnh viện Đa khoa khu vực Móng Cái, Đường Tuệ Tĩnh, Phường Ninh Dương, Thị xã Móng Cái ĐT: 033 3 776 935 Phòng khám truyền nhiễm Tầng 2 khoa Khám bệnh Bệnh viện đa khoa tỉnh, đường Tuệ Tĩnh Phường Bạch Đằng, TP. Hạ Long ĐT: 033.620853
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Đông Triều Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Đông Triều Thị trấn Đông Triều ĐT: 033.672.788
Tỉnh Sóc Trăng Khoa Nhiễm Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng 17 đường Pasteur, Phường 8 ĐT: 079.3 616 126 Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Số 27, Nguyễn Văn Thêm, P.3. TP. Sóc Trăng ĐT: 079.3615626
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng TP. Hạ Long Tầng 1, Trung tâm Y Tế TP. Hạ Long ĐT: 033.3822.433
Trung tâm y tế dự phòng Số 14, Nguyễn Du, P.9, TP. Sóc Trăng ĐT: 079. 3614841
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng thị xã Cẩm Phả Đa Khoa khu vực Cẩm Phả, Cẩm Thịnh, Thị xã Cẩm Phả ĐT: 033.866.257
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y Tế Dự phòng huyện Long Phú Ấp 2, Thị trấn Long Phú ĐT: 079.3872504
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Yên Hưng Trung Tâm Y tế Dự phòng huyện Yên Hưng, Thị trấn Yên Hưng ĐT: 033.680.293
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y Tế Dự phòng huyện Mỹ Xuyên Số 1, Lý Thường Kiệt, Thị trấn Mỹ Xuyên ĐT: 079. 366.0401
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng TX. Uông Bí Trung Tâm Y tế Dự phòng Uông Bí Thị xã Uông Bí ĐT: 033.664.720
Tỉnh Sơn La Phòng khám Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa Tỉnh Sơn La Đường Lò Văn Giá, TX Sơn La ĐT: 022.850353
11/9/10 11:27 AM
Tỉnh Tây Ninh Phòng khám Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Đường 30/4, phường 3, thị xã Tây Ninh ĐT: 066-815570 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y Tế Dự phòng huyện Gò Dầu Quốc lộ 22B, ấp Rạch Sơn, Thị trấn Gò Dầu ĐT: 066.3520.191 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y Tế Dự phòng huyện Hòa Thành Đường Phạm Hùng, ấp Long Chí, Hòa Thành ĐT: 066.3836.275 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y Tế Dự phòng huyện Trảng Bàng, Thị trấn Trảng Bàng ĐT: 066.3883.844
Tỉnh Thái Bình
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Đồng Hỷ Trung Tâm Y tế huyện Đồng Hỷ ĐT: 0280.722.899 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Phú Lương Trung Tâm Y tế huyện Phú Lương ĐT: 0280.774.222 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Phổ Yên Trung Tâm Y tế huyện Phổ Yên ĐT: 0280.663.401 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Đại Từ Trung Tâm Y tế huyện Đại Từ ĐT: 0280.624.466
Tỉnh Thanh Hóa Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa Số 181 đường Hải Thượng Lãn ông, TP. Thanh Hoá ĐT: 037.3952213
Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình Đường Lý Bôn, TP. Thái Bình ĐT: 036.839810
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Thọ Xuân Thị trấn Thọ Xuân ĐT: 037.3531.152
Tỉnh Thái Nguyên
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế Dự phòng Thị xã Bỉm Sơn ĐT: 037.3766.136
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng TP. Thái Nguyên Trung Tâm Y Tế TP. Thái Nguyên ĐT: 0280.651.779
FHI-Self Care VN Final.indd 179
Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Ngọc Lặc Thi trấn Ngọc Lặc ĐT: 037.3570.590
Tỉnh Thừa Thiên - Huế Khoa Da liễu Trung tâm phòng chống bệnh xã hội 234 Chi Lăng, TP. Huế ĐT: 054-3541314
Tỉnh Tiền Giang Khoa nhiễm Bệnh viện đa khoa trung tâm Số 2 Hùng Vương, Phường 1, TP. Mỹ Tho ĐT: 073. 970 063
179
Tỉnh Vĩnh Long Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long Số 301 đường Trần Phú, P. 4, thị xã Vĩnh long ĐT: 070.852 432
11/9/10 11:27 AM
DANH SÁCH CÁC PHÒNG TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 223 Lê Hồng Phong, TP. Vũng Tàu ĐT: 064.3581995
180
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế dự phòng Đường Nghĩa Long, phường Trần Phú, TX Bắc Giang ĐT: 0240.3823.330
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 19 Phạm Ngọc Thạch, TX Bà Rịa ĐT: 064. 3731993
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Lục Ngạn Trung tâm y tế dự phòng Đường Trường Chinh, Thị trấn Chũ ĐT: 0240.3683.129
Phòng khám Đa khoa Long Hải, Long Điền, TX. Bà Rịa ĐT: 064. 3663382
Tỉnh Bắc Ninh
Ban quản lý dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Niên” Chi cục DSKHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Số 129B, Đường Trương Công Định Phường 3, TP. Vũng Tàu ĐT: 064. 3533 725
Tỉnh Bắc Giang Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện TP. Bắc Giang 165 A đường Lê Lợi, TP. Bắc Giang ĐT: 0240.3823330
FHI-Self Care VN Final.indd 180
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trạm y tế P. Võ Cường, TP. Bắc Ninh ĐT: 0241. 3 986 292 Trung tâm y tế dự phòng Bắc Ninh Phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh ĐT: 0241.3870237 Khoa Truyền nhiễm Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Ninh Đường Nguyễn Trãi, Thị xã Bắc Ninh ĐT: 0241.6859015
Tỉnh Bình Dương Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện 209 Yersin, Thủ Dầu Một ĐT: 0650.3869557
Trung tâm Y tế Dĩ An Trạm Y tế Tân Đông Hiệp, Dĩ An ĐT: 0650.3741641 Ban quản lý dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Niên” Chi cục DSKHHGĐ tỉnh Bình Dương Trạm y tế xã Thuận Giao Quốc lộ 13 Ấp Hòa Lân 1 Xã Thuận Giao, huyện Thuận An, ĐT: 0650. 3716 458
Tỉnh Bình Định Phòng Tư vấn sức khỏe cộng đồng 419 Trần Hưng Đạo, TP. Quy Nhơn ĐT: 0563.811466 Trung tâm Y tế Hoài Nhơn Số 2 Nguyễn Chí Thanh ĐT: 0563.765456
Tỉnh Bình Thuận Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện 133A Hải Thượng Lãn Ông TP. Phan Thiết ĐT: 062. 3828222
11/9/10 11:27 AM
Tỉnh Cao Bằng Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện 15 Hoàng Như, Thị xã Cao Bằng ĐT: 026-3859015 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Cao Bằng ĐT: 855.906 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Thị xã Cao Bằng Số 39, Phố cũ, phường Hợp Giang, Thị xã Cao Bằng ĐT: 855.703 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Huyện Hoà An Tầng 2, Trung tâm Y tế huyện Hoà An ĐT: 861.055 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trạm Y tế thị trấn Trùng Khánh, Huyện Trùng Khánh ĐT: 826.817
TP. Đà Nẵng Trung tâm y tế dự phòng 315 Phan Chu Trinh ĐT: 0511.3826213 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế Thanh Khê, Hà Huy Tập ĐT: 0511-3710172
FHI-Self Care VN Final.indd 181
Ban quản lý dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Niên” Chi cục DSKHHGĐ Trung tâm Y tế quận Liên Chiểu ĐT: 0511.3708857 Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Câu Lạc Bộ Ánh Sao Đêm 412 Ngô Quyền, quận Sơn Trà ĐT: 0511.3937046
Tỉnh Đắc Lắc Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 46 Hoàng Diệu, P. Thắng Lợi, TP. Buôn Mê Thuột ĐT: 0503.811322 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 72 Lê Duẩn, TP. Buôn Mê Thuột ĐT: 0503.810.450 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng 133 Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP. Buôn Mê Thuột ĐT: 0503.818.071 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Bệnh viện Đa khoa Krông Buk Nơ Trang Lơn, thị trấn Buôn Hồ, Huyện Krông Buk ĐT: 0503.870.044 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng Bệnh viện Đa khoa Krông Păk 147 Lê Duẩn, Thị trấn Phước An, Huyện Krông Păk ĐT: 0503.520.802
Tỉnh Điện Biên Phòng Tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Điện Biên ĐT: 02303835899 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Điện Biên P. Noong Bua, TP. Điện Biên ĐT: 0230-3 720458 Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Trung tâm Y tế Huyện Tuần Giáo Khối Trường Xuân, Thị trấn Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên. ĐT: 0230-3862484 Ban quản lý dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Niên”, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Điện Biên Số 72, Tổ dân phố số 9, Phường Nam Thanh, TP. Điện Biên Phủ, ĐT: 0230 3925 590
181
Tỉnh Đồng Nai Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Khu Phước Hải, thị trấn Long Thành ĐT: 061.3526257 Trung Tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Số 1, đường Cách Mạng tháng 8 P. Phương An, thị xã Long Khánh ĐT: 061.3676399
11/9/10 11:27 AM
Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Đường số 3, ấp Sớm hố, xã Phú Hội ĐT: 061.3521130
Khoa lây - Bệnh viện nhi trung ương Ngõ 480 Đê La Thành Dịch vụ cung cấp: Điều trị ARV cho trẻ nhiễm
Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện 98/487 đường Phạm Văn Thuận Phường Tân Mai, thành phố Biên Hoà ĐT: 061.8822177
Đội y tế dự phòng - Trung tâm y tế Hoàn Kiếm 45 Hàng Lược ĐT: (04) 38.284.827 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tư nguyện Điều trị ARV
Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc ĐT: 061.8603837 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Khu phố 5, thị trấn Trảng Bom ĐT: 061.3676399
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện - Trung tâm y tế Long Biên 485 Đ.Ngô Gia Tự, Đức Giang ĐT: (04) 38.779.171 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV
182
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 57 Nguyễn Hiền Vương, TP. Biên Hòa ĐT: 061.3943444
Tỉnh Gia Lai Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 5D Phan Đinh Phùng, Pleiku ĐT: 0598.3871074
TP. Hà Nội Bệnh viện phụ sản Hà Nội Đê La Thành ĐT: (04) 37.754.749 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị dự phòng lây truyền mẹ con
FHI-Self Care VN Final.indd 182
Trạm y tế xã Cổ Bi - Trung tâm y tế Gia Lâm Xã Cổ Bi, Gia Lâm ĐT: (04) 36.760.268 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện - Trung tâm y tế Quận Hai Bà Trưng (tầng 2) 16B Phạm Đình Hồ ĐT: (04) 39.713.565 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Đội y tế dự phòng - Trung tâm y tế Đống Đa 24 ngõ 34 phố Ngô Sĩ Liên Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV
Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyên - Trung tâm y tế Đông Anh Xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh ĐT: (04) 38.839.345 - 38.835.560 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện - Trung tâm y tế Từ Liêm Cầu Diễn ĐT: (04) 38.352.283 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV Phòng khám & Tư vấn - Trung tâm y tế Thanh Xuân P1, tầng1 ngõ 282 Đ. Khương Đình ĐT: (04) 35.581.582 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn xét nghiệm tự nguyện Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện 50C Hàng Bài ĐT: (04) 39.434.738 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Số 2 phố Trúc Bạch, Q. Ba Đình ĐT: (04) 37.763.952 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Phòng tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Trạm y tế xã Cổ nhuế, H. Từ Liêm ĐT: (04) 37.521.310 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện
11/9/10 11:27 AM
Bệnh viện Đống Đa Ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, Q.Đống Đa Khoa YHLS các bệnh nhiệt đới ĐT: (04) 35.118.752 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV Bệnh viện Bạch Mai 78 D.Giải Phóng phòng 408 khoa khám bệnh ĐT: (04) 3576.2904 Phòng 104 Khoa khám bệnh Viện lâm sàng các bệnh nhiệt đới ĐT: (04) 35.762.904 - 35.762.409 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV Bệnh viện 103 Hà Đông, Hà Tây Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện Điều trị ARV Trung tâm chăm sóc ban ngày - Trạm y tế phường Yên Phụ 48 Yên Phụ ĐT: (04) 37.151.376 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn, xét nghiệm tự nguyện; Điều trị ARV Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Ngôi nhà Tuổi trẻ 5 Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân ĐT: (04) 3 554.0155
FHI-Self Care VN Final.indd 183
Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Bệnh Da liễu Hà Nội 79 Nguyễn Khuyến, Đống Đa ĐT: (04) 3 747.8603
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Hà Đông Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội Cơ sở 2, 23 Nguyễn Viết Xuân, Quang Trung, Hà Đông ĐT: (04) 33524079
Phòng tư vấn sức khỏe và xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế huyện Chương Mỹ 120 Hòa Sơn, thị trấn Trúc Sơn, Chương Mỹ ĐT: (04) 3 3725278
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Sơn Tây Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây Thị xã Sơn Tây ĐT: (04) 33619555
Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Hoàng Mai (Phòng khám đa khoa Linh Đàm - Hoàng Mai) Tổ 12 Khu đô thị Bắc Linh Đàm Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai ĐT: (04) 3 540 0775
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Đống Đa Trung tâm Y tế quận, Số 5, Ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, ĐT: (04) 35624732
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trúc Bạch 2 Trúc Bạch, P. Trúc Bạch, Ba Đình ĐT: (04) 37163952
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm Y tế huyện Từ Liêm Khu Liên cơ Mỹ Đình, Từ Liêm ĐT: (04)37646978
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Đông Anh Đường Cao Lỗ Trung tâm Y tế huyện Đông Anh ĐT: (04) 38839345
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Gia Lâm Trung tâm Y tế quận Gia Lâm Số 1, Ngõ Xuân Quảng, Châu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội ĐT: (04)3876985
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Cổ Nhuế Trạm Y tế xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm ĐT: (04).37521301
Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm 06 Hà Nội Thôn Xuân Đống, xã Tân Minh, Sóc Sơn ĐT: (04) 35960285
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Nhân Chính Trạm Y tế phường Nhân Chính 132 Quan Nhân, Nhân Chính, Thanh Xuân ĐT: (04).35576733
183
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Chúc Sơn (Phòng chống AIDS cho Thanh niên) Thị trấn Chúc Sơn, Chương Mỹ ĐT: (04) 33717623
11/9/10 11:27 AM
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 12 Lê Trực, Ba Đình ĐT: (04) 3734 7531 Trung tâm Tây Hồ 48 Yên Phụ, Tây Hồ ĐT: (04) 37151376 Viện VSPD Quân đội 21 Trung Liệt, Đống Đa, ĐT: (04) 38573278 Khoa Truyền máu Bệnh viện 103 Hà Đông, Hà Nội ĐT: 0982-377354 184
Tỉnh Hải Dương Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 144 Quang Trung, TP. Hải Dương ĐT: 0320-3847151
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành ĐT: 0320-3723.062
Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Trung tâm Y tế Q. Kiến An 360 Trần Thành Ngọ, Quận Kiến An ĐT: 0313.541.056
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Bệnh viện đa khoa huyện Cẩm Giàng Phố Ghẽ, thị trấn Cẩm Giàng ĐT: 0320- 3782.675
Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện 7 Minh Đức, Ngô Quyền ĐT: 0313.686365
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Kim Môn ĐT: 0320-3827.287 Ban quản lý dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Niên” Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương Phòng khám đa khoa khu vực Tiền Trung Xã Ái Quốc, TP. Hải Dương ĐT: 0320 6599 197
TP. Hải Phòng
Bệnh viện đa khoa Chí Linh 64 Nguyễn Trãi, Sao Đỏ, Hải Dương ĐT: 0320-3594511
Trung tâm tư vấn sức khỏe và xét nghiệm tự nguyện 208 Tôn Đức Thắng, Quận Lê Chân ĐT: 0313-714.063
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương ĐT: 0320-3896.576
Câu lạc bộ Sức khoẻ Phụ nữ Hoa Phượng 783 Thiên Lôi, P. Kênh Dương, Q. Lê Chân, ĐT: 0313.623.360
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trạm Y tế thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh ĐT: 0320-3589.147
Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Trung tâm Y tế Dự phòng huyện Thủy Nguyên Xã Thủy Sơn, huyện Thủy Nguyên, ĐT: 0313.509.102
FHI-Self Care VN Final.indd 184
Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện 10B Cát Bi, Hải An ĐT: 0313-954234 Trung tâm Da liễu Hải Phòng 140 Trần Phú, Ngô Quyền ĐT: 0313.592385 Trung tâm y tế dự phòng Đồ Sơn 229 Lý Thánh Tông, Đồ Sơn ĐT: 0313.867905 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng quận Hồng Bàng 56 Kỳ Đồng, quận Hồng Bàng ĐT: 0313.530.781 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng quận Lê Chân 58 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân ĐT: 0313.510.469
11/9/10 11:27 AM
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng quận Ngô Quyền 28 Lê Lợi, quận Ngô Quyền ĐT: 0313.566.717 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng huyện An Dương Thị trấn huyện An Dương ĐT: 0313.671.684 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng huyện Cát Bà Thị trấn huyện Cát Bà ĐT: 0313.888.516 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế dự phòng huyện An Lão ĐT: 0313.911285
Tỉnh Hòa Bình Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình Tổ 27, P. Đồng Tiến, TP. Hòa Bình ĐT: 0218-3894821
TP. HỒ CHÍ MINH Trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện (ATS) 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, Phường 24, Quận Bình Thạnh ĐT: 08 35107155 / 08 35107156
FHI-Self Care VN Final.indd 185
Trung tâm Ánh Dương 71 Võ Thị Sáu, P.6, Q.3 ĐT: 08 8 208 407 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn xét nghiệm HIV miễn phí, điều trị STI
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 5 136 G, Nguyễn tri Phương, P.9, Q.5 ĐT: 08 8 354 458 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 1 48/52 Mã Lộ, P.Tân Định, Q 1 ĐT: 08 38 209 321 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, STIs, chăm sóc
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 6 958/24K, Lò gốm, Q.6 ĐT: 08 8 545 285 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 2 10/3 Lương Đình Của, P. An Khánh, Q2 ĐT: 08 37 403 146 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Quận 7 101 Nguyễn Thị Thập, P. Tân Phú, quận 7 ĐT: 08.34335383
Khoa Tham vấn hỗ trợ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Q2 Số 6 Trịnh Khắc Lập, Thạch Mỹ Lợi, Q. 2 ĐT: 083.7423701 Khoa tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Quận 3 368 Cách Mạng Tháng Tám, P.10, Q. 3 ĐT: 083 931.6300 Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 4 396/27 Nguyễn Tất Thành, P.18, Q4 ĐT: 08 9 412 263 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 8 314 Âu dương Lân, P.2, Q8 ĐT: 08 8 518 038 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc
185
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận 9 Đường Gò Nổi, Phú Hữu, quận 9 ĐT: 08. 22477774 Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận 10 475A, Cách Mạng Tháng 8, P.13, Q.10 ĐT: 08 8 641 405 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc
11/9/10 11:27 AM
186
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận Thủ Đức 2 Nguyễn Văn Lịch, P.Linh Tây, Q.TĐ ĐT: 08 8 822 470 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận Tân Bình 605 Hoàng Văn thụ, Q.Tân Bình ĐT: 08 8 119 551 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc
Điểm tham vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện Từ Dũ 284 Cống Quỳnh, Q1 ĐT: 08 8 392 722 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn xét nghiệm HIV miễn phí, điều trị dư phòng lây nhiễm tư mẹ truyền sang con
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận Gò Vấp 2/3 Thống Nhất, Q.Gò Vấp ĐT: 08 5 897 420 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng 254/86 Âu Cơ, phường 9, quận Tân Bình ĐT: 083,9752091
Điểm tham vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện Da Liễu 2 Nguyễn Thông, P.6, Q.3 ĐT: 08 9 305 995 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn xét nghiệm HIV miễn phí
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Huyện Bình Chánh E9/5 Nguyễn Hữu trí, thị trấn Tân Trúc, Huyện Bình Chánh ĐT: 08 7 602 993 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, chăm sóc Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận Bình Thạnh 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, P 24, Q. Bình Thạnh ĐT: 08 35510562 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận Phú Nhuận 72/6 Huỳnh Văn Bánh, Q.Phú Nhuận ĐT: 08 8 443 779 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc
FHI-Self Care VN Final.indd 186
Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Quận Bình Tân 635 KP2, Tỉnh Lộ 10, Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân ĐT: 08 7 624 322 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc Trung tâm tham vấn hỗ trợ cộng đồng Huyện Hóc Môn 159/1 Ấp Trung Chánh, xã Trung Chánh, Huyện Hóc Môn ĐT: 08 7 182 126 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc Phòng tham vấn cộng đồng và xét nghiệm tự nguyện 65/2B Bà Triệu, Thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn ĐT: 083- 710.6482
Điểm tham vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện phụ sản Hùng Vương 128 Hùng Vương, P.12, Q.5 ĐT: 08 8 558 532 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn xét nghiệm HIV miễn phí, điều trị dư phòng lây nhiễm tư mẹ truyền sang con Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch 120 Hùng Vương, P.12, Q5 ĐT: 08 550 207 Dịch vụ cung cấp: Tham vấn, xét nghiệm, điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV, chăm sóc Bệnh viện bệnh Nhiệt Đới 190 Hàm Tử, P.1, Q.5 ĐT: 08 363 928 Dịch vụ cung cấp: Khám và điều trị Nhiễm trùng cơ hội, ARV
11/9/10 11:27 AM
Bệnh viện Nhi Đồng II 14 Lý Tự Trọng, Q1 ĐT: 08 295 723 xin số 270 Dịch vụ cung cấp: Chăm sóc và điều trị bệnh HIV/AIDS cho trẻ em Bệnh viện Nhi Đồng I 2 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10 ĐT: 08 9 271 119 Dịch vụ cung cấp: Chăm sóc và điều trị bệnh HIV/AIDS cho trẻ em Trung Tâm Mai Hòa Đỗ Đăng Tuyển Lô 6, Củ Chi ĐT: 08 926 135 Dịch vụ cung cấp: Nuôi dương bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối không nơi nương tựa, giúp bệnh nhân hòa giải với bản thân, gia đình và xã hội Trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện Nhị Xuân 189E Đặng Công Bình, Ấp 5 Xuân Thới Sơn, Hóc Môn ĐT: 083.7139910 Trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện Khoa Truyền máu, Bệnh viện 175 387 Nguyễn Kiện, Phương, P. 3, Q. Gò Vấp ĐT: 0908-054008 Trung tâm y tế dự phòng quân đội phía Nam 168 Bis Phan Văn Trị, P. 5, Q. Gò Vấp ĐT: 0986-560034
FHI-Self Care VN Final.indd 187
Tỉnh Khánh Hòa Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Số 19, Yersin, TP. Nha Trang ĐT: 0583.811.012 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Số 13 Lê Lợi, TP. Nha Trang ĐT: 0583.819.698 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng 196 Nguyễn Trọng Hỷ, Thị xã Cam Ranh ĐT: 0583.952.668 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Đường 23/10 Diên An, huyện Diên Khánh ĐT: 0583.751.539 Phòng tham vấn cộng đồng và xét nghiệm tự nguyện Câu lạc bộ Muôn Sắc Màu 8C Vạn Kiếp, Phường Phước Tân TP. Nha Trang ĐT: 0583.513.232 Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 31 Lê Thành Phương, TP. Nha Trang ĐT: 0583.562741
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trạm Y tế, Ninh Đa, Ninh Hòa ĐT: 0583.632151 Bệnh viện Da liễu Khánh Hòa ĐT: 0583.544224
Tỉnh Lai Châu Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Phường Đoàn Kết Thị xã Lai Châu ĐT: 0231-791341
Tỉnh Lạng Sơn Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 37 Trần Hưng Đạo, Chi Lăng, Lạng Sơn ĐT: 0253-813751
187
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế Hữu Lũng ĐT: 0253-827577 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế TP. Lạng Sơn ĐT: 0253-713795 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm Y tế huyện Cao Lộc ĐT: 0253-862015
11/9/10 11:27 AM
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Văn Quan ĐT: 0253-3513667 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Lộc Bình ĐT: 0253-840.197 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trạm Y tế thị trấn Na Sầm, huyện Văn lãng ĐT: 0253-881491 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Tràng Định ĐT: 0253-883.184 188
Tỉnh Lào Cai Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện đa khoa số 1 Lào Cai ĐT: 0203- 509 324
Tỉnh Lâm Đồng Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Số 4 Phạm Ngọc Thạnh, P6, Đà Lạt ĐT: 063.3816184 Trung tâm Y tế Bảo Lộc 10 Đinh Tiên Hoàng, P.1 thị xã Bảo Lộc ĐT: 063.3710826
FHI-Self Care VN Final.indd 188
Tỉnh Nam Định Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Phường Lộc Hạ, TP. Nam Định ĐT: 0350.3642642 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế Trực Linh, TP. Nam Định ĐT: 0350.3935907 Trung tâm Da liễu Nam Định ĐT: 0350.3631.102 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Km số 7, đường 55 Thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực ĐT: 0350.3911.776 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm CSSKSS tỉnh, Số 409, đường Hàn Thuyên, TP. Nam Định ĐT: 0350.3648.504 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Số 64, Nguyễn Du, TP. Nam Định ĐT: 0350.3835.791 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Bệnh viện huyện Giao Thuỷ Thị trấn Ngô Đồng, huyện Giao Thuỷ ĐT: 0350.3730.084
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Xã Xuân Ngọc, Huyện Xuân Trường ĐT: 0350.3751.566 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Thị trấn Liễu Đề, Huyện Nghĩa Hưng ĐT: 0350.3713.157 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng Thị trấn Lâm, huyện ý Yên ĐT: 0350.3953.565
Tỉnh Nghệ An Trung tâm y tế dự phòng 140 Lê Hồng Phong, TP. Vinh ĐT: 0383-590650 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 149B Hà Huy Tập, TP. Vinh ĐT: 0383-585003 Trung tâm Phong - Da liễu 142 Lê Hồng Phong, TP. Vinh ĐT: 0383-591015 Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Xóm 7, xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu ĐT: 0383.625.689
11/9/10 11:27 AM
Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tự NGUYỆN Xóm 3, Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, ĐT: 0383.956.227 Câu lạc bộ Sức khỏe Phụ nữ Hoa Nắng 209 Phan Chu Trinh, TP. Vinh ĐT: 0383.586.826 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Số 178, Trần Phú, TP. Vinh ĐT: 0383.583.533 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Khối 13, thị trấn Hưng Nguyên ĐT: 0383.763.097 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Xóm 8, Nghi Thịnh, Huyện Nghi Lộc ĐT: 0383.615.037 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế Khối Quang Trung, P. Quang Tiến, Thị xã Thái Hoà. ĐT: 0383.814.111
FHI-Self Care VN Final.indd 189
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Xóm 12 Đà Sơn, thị trấn Đô Lương ĐT: 0383.714.821
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Đoan Hùng, Thị trấn Đoan Hùng ĐT: 0210-641.448
Tỉnh Ninh Bình
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Phường Âu Cơ, thị xã Phú Thọ ĐT: 0210-711.172
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Hải Thượng Lãn Ông, Phúc Thành, Ninh Bình ĐT: 030.3898758
Tỉnh Ninh Thuận Trung tâm PC HIV/AIDS 47 Lê Hồng Phong ĐT: 0683-922599
Tỉnh Phú Thọ Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Đường Trần Phú, TP. Việt Trì ĐT: 0210-810.510 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng TP. Việt Trì Đường Long Châu Sa, TP. Việt Trì ĐT: 0210-911.892 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Cẩm Khê Thị trấn Sông Thao ĐT: 0210-834.669
Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản Tổ 58A, khu 6C phường Nông Trang, TP. Việt Trì, ĐT: 0210 3 955 841
Tỉnh Phú Yên Trung tâm PC HIV/AIDS 103 Nguyễn Văn Linh ĐT: 0572.220258
189
Tỉnh Quảng Bình Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh
Tỉnh Quảng Nam Trung tâm y tế dự phòng 129 Trương Nữ Vương Tam Kỳ, Quảng Nam ĐT: 0510-3811601
Tỉnh Quảng Ngãi Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 184 đại lộ Hùng Vương, TP. Quảng Ngãi ĐT: 0553-831690
11/9/10 11:27 AM
Tỉnh Quảng Ninh Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Hạ Long 809 Nguyễn Văn Cừ P. Hồng Hà, TP. Hạ Long ĐT: 0333-837734 Trung tâm y tế dự phòng thị xã Cẩm Phả ĐT: 0333-727053 Phòng khám ngoại trú Vân Đồn Khu 3 Thị trấn Cái Rồng, Huyện Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: 033-3796.492
190
Trung tâm tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Móng Cái 88 Lý Tự Trọng, phường Hoà Lạc, TP. Móng Cái ĐT: 033-3772.145 Trung tâm phòng chống bệnh xã hội 643 Ng Văn Cừ, P. Hồng Hà, TP. Hạ Long ĐT: 0333-501803 Câu lạc bộ Sức khoẻ Phụ nữ Hạ Long Tổ 1, Phố Anh Đào, Thị xã Bãi Cháy TP. Hạ Long ĐT: 033-351.1617 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Vân Đồn Khu 3, Thị trấn Cái Rồng, huyện Vân Đồn ĐT: 0333 993945
FHI-Self Care VN Final.indd 190
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Tầng 1 , Trung tâm y tế dự phòng Hạ Long TP. Hạ Long ĐT: 0333 822.433 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả, phường Cẩm Thịnh, Thị xã Cẩm Phả ĐT: 0333 866.257 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng huyện Yên Hưng Thị trấn Yên Hưng ĐT: 0333 680.293 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm y tế dự phòng huyện Đông Triều thị trấn Đông Triều ĐT: 0333 672.788
Tỉnh Quảng Trị Cơ sở Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 38 Quốc lộ 9, Thành phố Đông Hà ĐT: 0533.555654 Cơ sở Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện Trung tâm y tế huyện Hướng Hóa 269 Lê Duẫn, Thị trấn Khe Sanh Huyện Hướng Hóa ĐT: 0533.880988
Cơ sở Tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện Trung tâm y tế Thôn Khe Xong, Thị trấn Krôngklang Huyện Đakrông ĐT: 0533.50628 Cơ sở Tư vấn sức khoẻ và xét nghiệm tự nguyện HIV 38 Quốc Lộ 9, Thành phố Đông Hà ĐT: 0533.6250012
Tỉnh Sơn La Trung tâm y tế dự phòng Đường Lò Văn Gía, TX. Sơn La ĐT: 0223852525 Bệnh viện Phong - Da Liễu Sơn La Đường Lò Văn Gía, TX. Sơn La ĐT: 0223272252 Trung tâm y tế dự phòng Mai Sơn Huyện Mai Sơn ĐT: 0223745206 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Tiểu khu III, xã Ít Ong Huyện Mường La ĐT: 0223-214059 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Tiểu khu 11, Thị trấn Mộc Châu ĐT: 0223-868739
11/9/10 11:27 AM
Tỉnh Tây Ninh Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Gò Dầu Quốc lộ 22B, ấp Rạch Sơn, thị trấn Gò Dầu ĐT: 066.3520191 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Đường Phạm Hùng, ấp Long Chí, huyện Hoà Thành ĐT: 066.3836275 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Thị trấn Tràng Bảng ĐT: 066.3883.844 Trung tâm y tế dự phòng Tây Ninh Đường 30/4, Khu phố 1, P3, Thị xã Tây Ninh ĐT: 066.3815573
Tỉnh Thái Bình Trung tâm y tế dự phòng Đường Hoàng Công Chất, TP. Thái Bình ĐT: 036.3837806
Tỉnh Thái Nguyên Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện C, thị trấn Phố Cò, huyện Phổ Yên, TP. Thái Nguyên ĐT: 0280. 662226
FHI-Self Care VN Final.indd 191
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và Da liễu tỉnh Thái Nguyên ĐT: 0280.651.776 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng TP. Thái Nguyên Trung tâm y tế TP. Thái Nguyên ĐT: 0280.651.779 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Đồng Hỷ ĐT: 0280.722.899 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Phú Lương ĐT: 0280.3774.222 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Phổ Yên ĐT: 0280.663.401 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế huyện Đại Từ ĐT: 0280.624.466 Trung tâm y tế dự phòng Đường Bắc Kạn (Ngã ba Mỏ Bạch), P. Hoàng Văn Thụ, TP. Thái Nguyên ĐT: 0280. 3650. 990
Tỉnh Thanh Hóa Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Thôn Xuân Hoà, xã Xuân Hoà Huyện Tĩnh Gia ĐT: 037. 3970591 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Khu II, thị trấn Bút Sơn, Huyện Hoằng Hoá ĐT: 037.3644656 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương ĐT: 037.3672001 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Xã Đông Xuân, huyện Đông Sơn ĐT: 037.3691783
191
Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Phố 2, thị trấn Càng Nàng, Huyện Bá Thước ĐT: 037.880498 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Thị Trấn Quan Hoá, huyện Quan Hoá ĐT: 037.3875739 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Khu II, thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát ĐT: 037.8997146
11/9/10 11:27 AM
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế dự phòng 140 Trường Thi, TP. Thanh Hóa ĐT: 037.3713320 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Huyện Thọ Xuân, Thị trấn Thọ Xuân ĐT: 037.3531152 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Thị xã Bỉm Sơn ĐT: 037.3766.136 192
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Thị trấn Ngọc Lặc, huyện Ngọc Lặc, ĐT: 037.3570.590 Trung tâm y tế dự phòng 470 Hải Thượng Lãn Ông TP. Thanh Hóa ĐT: 037.3952136 Phòng tư vấn xét nghiệm Sầm Sơn Trung tâm y tế Sầm Sơn Thị xã Sầm Sơn, TP. Thanh Hóa ĐT: 037.3827244
FHI-Self Care VN Final.indd 192
Tỉnh Thừa Thiên-Huế Phòng khám Ngoại trú, Khoa Da liễu, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội 234 Chi Lăng, TP. Huế ĐT: 054.3522387 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn sức khoẻ, khám và điều trị Nhiễm trùng cơ hội miễn phí. Khám và điều trị ARV miễn phí Phòng điều trị HIV - Khoa Lây - Bệnh viện TW Huế 04 Ngô Quyền, TP. Huế ĐT: 054.3849463 Dịch vụ cung cấp: Khám, điều trị ARV ngoại trú miễn phí. Khám, điều trị ngoại trú các bệnh Nhiễm trùng cơ hội miễn phí Phòng khám Lao, Khoa lao, Trung tâm phòng chống bệnh xã hội Đường Ngô Quyền, TP. Huế ĐT: 054.3820266 Dịch vụ cung cấp: Chụp X quang tim phổi và điều trị bệnh Lao miễn phí Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản 30 Lý Thường Kiệt, TP. Huế ĐT: 054.3832977 Dịch vụ cung cấp: Tư vấn sức khoẻ sinh sản, kế hoạch hoá gia đình
Khoa sản - Bệnh viện TW Huế 20 Lê Lợi, TP. Huế ĐT: 054.3822325 Dịch vụ cung cấp: Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con miễn phí Phòng nhi lây, Khoa nhi - Bệnh viện TW Huế 20 Lê Lợi, TP. Huế ĐT: 054.3822325 Dịch vụ cung cấp: Khám, điều trị ARV ngoại trú cho trẻ em miễn phí. Khám, điều trị nội trú các bệnh Nhiễm trùng cơ hội cho trẻ miễn phí Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS Đường Xuân Thủy, khu quy hoạch Nam Vỹ Dạ ĐT: 0543.830578
Tỉnh Vĩnh Phúc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS
Tỉnh Yên Bái Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Đường Yên Ninh, TP. Yên Bái ĐT: 29850777 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện huyện Văn Chấn Xã Sơn Thịnh, huyện Văn Trấn ĐT: 293877179
11/9/10 11:27 AM
DANH SÁCH CÁC TRUNG TÂM VÀ CÂU LẠC BỘ HỖ TRỢ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY TỈNH AN GIANG Trung tâm phòng chống AIDS và Lao tỉnh An Giang 6/6D Lê Lợi, Phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên ĐT: 0763852305
Văn ph òng tiếp cận cộng đồng TP. Điện Biên Phủ Trạm Y Tế Him Lam, Phố Sáu, Phường Him Lam, TP. Điện Biên ĐT: 0230.3812.352
CLB Niềm Tin 208 Hẻm Đài Khí Tượng Khóm Châu Quới 1, Phường Châu Phú B, Thị xã Châu Đốc ĐT: 763564052
Văn phòng Tiếp c ận cộng đồng huyện Tuần Giáo Trung tâm Y tế huyện Tuần Giáo, Khối Trường Xuân, thị trấn Tuần Giáo, Huyện Tuần Giáo ĐT: 0230.3863.939
TP. CẦN THƠ
Văn phòng Tiếp cận cộng đồng huyện Điện Biên Trung tâm Y tế huyện Điện Biên, C17, xã Thanh Xương, huyện Điện Biên ĐT: 0230 395 3878
Trung tâm phòng chống AIDS Cần Thơ Số 4 Châu văn Liêm, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 07103 820 683 Câu lạc bộ Đồng Tâm 116/27A đường CMT8, phường An Thới, Quận Bình Thủy ĐT: (0710) 3 766 619
TỈNH ĐIỆN BIÊN Sở Y Tế Điện Biên Tổ 26, Phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ ĐT: 0230 382 5267 Trung tâm phòng chống AIDS Điện Biên Tổ 25, Phường Mường Thanh, TP. Điện Biên Phủ ĐT: 0203 383 5799
FHI-Self Care VN Final.indd 193
TP. HÀ NỘI TT PC AIDS Hà Nội 86 Thợ Nhuộm, Hà Nội ĐT: (04) 3 8222097 Trung tâm Y tế Đống Đa 107 Tôn Đức Thắng, Quận Đống Đa ĐT: (04)3562 4742 Trung tâm Hỗ trợ sau cai Hà Nội Ngõ 5/180 Nguyễn Lương Bằng, Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội ĐT: (04) 3 856 9370
Văn phòng tiếp cận cộng đồng Long Biên, Hà Nội 29A/Ngõ 987, Ngô Gia Tự, tổ 25, phường Thượng Thanh, Quận Long Biên, Hà Nội ĐT: (04) 3.652.5529 Trung tâm Y tế Hoàng Mai Nhà E khu đô thị Đền Lừ Hoàng Mai, Hà Nội Fax: 04.36410462 Văn phòng tiếp cận cộng đồng quận Hoàng Mai, Hà Nội Phòng khám đa khoa Linh Đàm Tổ 12 khu đô thị Bắc Linh Đàm, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai ĐT: (04) 3.540.0776
193
Trung tâm Y tế Chương Mỹ 120 Hòa Sơn, Thị trấn Trúc Sơn, Xuân Mai, Hà Nội ĐT: (04) 3.386.6052 Văn phòng tiếp cận cộng đồng huyện Chương Mỹ Phòng khám ngã ba Xuân Mai, Huyện Chương Mỹ, Hà Nội ĐT: (033) 725.279
11/9/10 11:27 AM
TP. HẢI PHÒNG Sở Y Tế Hải Phòng 38 Lê Đại Hành ĐT: 0313 745 442 TT PC AIDS Hải Phòng 184 Nguyễn Đức Cảnh, ĐT: 0313 822 355 Câu lạc bộ Hải Âu 10A Lam Sơn Tel: (031) 3 714 173 Chương trình hướng nghiệp tại Hải Phòng Số 20, Đường Lê Lợi 194
TP. HỒ CHÍ MINH Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận 1 48-52 Mã Lộ, phường Tân Định, Quận 1, TP. HCM ĐT: (08) 3 8209 321 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận 4 396/27 Nguyễn Tất Thành, phường 18, Quận 4 ĐT: (08) 3 941 2213 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận 8 318 Âu Dương Lân, phường 3, Quận 8 ĐT: (08) 3 8518 038
FHI-Self Care VN Final.indd 194
Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24,Quận Bình Thạnh ĐT: (08) 3 551 0725 Trung tâm Nhị Xuân 189E Đặng Công Bỉnh, xã Xuân Thới Sơn Huyện Hóc Môn ĐT: (08) 3 7135026
TỈNH LÀO CAI Văn phòng Tiếp cận cộng đồng TP. Lào Cai Phòng khám phố mới, Tổ 28, Đường Đinh Bộ Lĩnh, phường Phố mới TP. Lào Cai ĐT: 0203 825109
TỈNH NGHỆ AN Trung tâm AIDS Nghệ An Phường Quán Bàu, TP. Vinh, Tỉnh Nghệ An ĐT: (038) 3 514 634 Trung tâm y tế dự phòng Diễn Châu Bệnh viện đa khoa Diễn Châu Đường Quốc lộ 7A, Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An ĐT: (038) 3 625 060 Văn phòng tiếp cận cộng đồng Diễn Châu Đường Quốc lộ 7A, Diễn Châu Tỉnh Nghệ An ĐT: (038) 3 624 722
TỈNH QUẢNG NINH Trung tâm Y tế huyện Vân Đồn Khu 3, Thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: 033- 3793917 Câu l ạc bộ Vạn Hoa Khu 9, Thị trấn Cái Rồng Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: (033) 3 796 045 TRUNG tâm Y tế thị xã Cẩm Phả 371 Trần Phú, P. Cẩm Thành, Thị xá Cẩm Phả, Quảng Ninh ĐT: (033) 3 939 566 Câu lạc bộ Hữu Nghị Tổ 53, phường Cẩm Thanh, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh ĐT: (033) 3 710 161 Trung tâm Y tế Móng Cái Tuệ Tĩnh, Phường Ninh Dương TP. Móng Cái ĐT: (033) 3 886 427 Văn phòng tiếp cận cộng đồng TP. Móng Cái 88 Lý Tự Trọng, Phường Hòa Lạc, TP. Móng Cái ĐT: (033) 3 777 472
11/9/10 11:27 AM
DANH SÁCH CÁC CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ METHADONE TP. HỒ CHÍ MINH
TP. HẢI PHÒNG
TP. CẦN THƠ
Cơ sở điều trị Methadone Quận 4 Số 396/27 Nguyễn Tất Thành Phường 28, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở điều trị Methadone Quận Lê Chân Số 196 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, Hải Phòng ĐT: 0313- 951142
Cơ sở điều trị Methadone Quận Ninh Kiều Số 145 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường An Lạc, quận Ninh Kiều ĐT: 0710 3754006
Cơ sở điều trị Methadone Quận 6 Số 958/24K đường Lò Gốm Phường 8, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở điều trị Methadone Huyện Thủy Nguyên TTYT xã Thủy Sơn, Thủy Nguyên ĐT: 0313-642505
Cơ sở điều trị Methadone Quận Bình Thạnh Số 8/104 Đinh Bộ Lĩnh Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh ĐT: 08-3 5119397
Cơ sở điều trị Methadone Quận Ngô Quyền Số 28 TTYTDP quận Long Biên Lê Lợi, Ngô Quyền
TP. HÀ NỘI Cơ sở điều trị Methadone Huyện Từ Liêm Khu Liên Cơ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm
Cơ sở điều trị Methadone Quận Cái Răng Đường Nguyễn Trãi phường Lê Bình, quận Cái Răng ĐT: 0710 3914176
195
Cơ sở điều trị Methadone Quận Long Biên TTYTDP quận Long Biên
FHI-Self Care VN Final.indd 195
11/9/10 11:27 AM
DANH SÁCH CÁC PHÒNG KHÁM BỆNH LÂY TRUYỀN QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC Tỉnh An Giang Câu lạc bộ Sức khỏe Phụ nữ 39 Chu Văn An, Phường Mỹ Long TP. Long Xuyên ĐT: 076 3 849 256 Trung tâm Y tế dự phòng TP. Long Xuyên Hải Thượng Lãng Ông, Phường Mỹ Xuyên TP. Long Xuyên ĐT: 076 3 845 005 196
Trung tâm Y tế Phường Mỹ Thạnh Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh TP. Long Xuyên ĐT: 076 3 831 391 Trung tâm Sức khoẻ sinh sản Tỉnh An Giang 79 Tôn Đức Thắng, Phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên ĐT: 076 3 852 315 Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Số 2 Lê Lợi, Phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên ĐT: 076 3 852 989
FHI-Self Care VN Final.indd 196
Trung tâm Y tế dự phòng phường Núi Sam Huyện Châu Đốc ĐT: 076 3 861 830 Phòng khám HCCN Khóm Vĩnh Tây 1, Trạm Y tế phường Núi Sam Thị xã Châu Đốc ĐT: 076 3 861 830 Trung tâm Y t ế thị xã Châu Đốc Tổ 6 Khóm Châu Long Tư, Phường Châu Phú B, thị xã Châu Đốc ĐT: 076 2 212 364
Câu lạc bộ Sức khỏe Phụ nữ Cần Thơ Nhà C, Công viên Lưu Hữu Phước, Quận Ninh Kiều ĐT: 0710 3 834 807 Phòng khám HCCN 4/4 Lê Lai, Phường An Phú, Quận Ninh Kiều, Cần Thơ ĐT: 071731475
TP. HÀ NỘI
TP. Cần Thơ
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (SHAPC) 90B Ngõ Núi Trúc, Phố Giang Văn Minh ĐT: 04 3736 5474
Bệnh viện da liễu Cần Thơ 12/1 Đường 3/2, Phường Hưng Lợi, Quận Ninh Kiều ĐT: 0710 3 838 920
Phòng khám Hoa Liễu, Viện da li ễu trung ương 15A Phương Mai, Đống Đa
Trạm y tế Xã Vĩnh Trinh Trục lộ 80 (chợ Vĩnh Trinh) Ấp Vĩnh Lân, Huyện Vĩnh Thạnh ĐT: 0710 3 859 257
Phòng khám Ngọc Lâm Số 20/298 Ngọc Lâm, Long Biên Trung tâm y t ế chăm sóc ban ngày 48 Yên Phụ, Tây Hồ
11/9/10 11:27 AM
Phòng khám đa khoa Tây hồ 695 Lạc Long Quân, Tây Hồ Phòng khám đa khoa Trường Sơn 25 Thái Thịnh, Đống Đa Khoa chăm sóc Sức khoẻ Hai Bà Trưng 38 phố Cảm Hội Phòng khám c ác bệnh lây truyền qua đường tình dục Hoàn Kiếm 18 Quán Sứ Phòng khám chữa bệnh Bồ đề,Gia Lâm 99 ngõ 118, Nguyễn Văn Cừ, Long Biên Phòng khám 45 Hàng Lược 45 Hàng Lược Bệnh viện Da Liễu Hà Nội 79 Nguyễn Khuyến ĐT: 04 8 510 163 / 043 733 4152 Khoa Y học lâm s àng các bệnh nhiệt đới (Còn gọi là khoa lây -truy ền nhiễm) Bệnh viện Đống Đa, Hà Nội 190 Nguyễn Lương Bằng ĐT: 04 3 511 5039 Phòng khám ngoại trú số 114 Khoa Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đ ới 190 Nguyễn Lương Bằng ĐT: 04 3 511 8752
FHI-Self Care VN Final.indd 197
Bệnh viện đa khoa Trường Giang Số 15 ngõ 168 đường Kim Giang Đại Kim, Hoàng Mai ĐT: 04 3 559 9957
TP. Hải Phòng Câu Lạc Bộ Hoa Phượng 783 Đường Thiên Lôi ĐT: 031 3 623 360 Trung tâm Da liễu TP. Hải Phòng 140 Trần Phú ĐT: 031 3 844 075 Khoa Da liễu Bệnh viện Việt Tiệp 183 Nguyễn Đức Cảnh ĐT: 031 3 700 623
TP. Hồ Chí Minh
Phòng khám 250 Pasteur 250 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08 3 820 2618 Phòng khám 57 Phạm Ngũ Lão 57 Phạm Ngũ Lão, Quận 1 ĐT: 08 3 821 8507
Tỉnh Quảng Ninh Dịch v ụ STI, Khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản Trung tâm y tế thŕnh phố Móng Cái Đường Tuệ Tĩnh, Phường Ninh Dương, TP. Móng Cái Trung tâm y tế huyện Vân Đồn Khu 3, thị trấn Cái Rồng Huyện Vân Đồn ĐT: 033 3 991 320
Trung tâm Ánh Dương 71 Võ Thị Sáu, phường 6, Quận 3 ĐT: 08 3 820 9426
Trung tâm y tế thị xã Cẩm Phả 371 Đường Trần Phú, Thị xã Cẩm Phả ĐT: 033 3 714 940
Phòng khám An Hòa 958/24k Lò Gốm, phường 8, Quận 6 ĐT: 08 3 854 5285
Câu lạc bộ Sức khỏe Phụ nữ Hạ Long Tổ 1, Phố Anh Đào, Phường Bãi Cháy, TP. Hạ Long ĐT: 033 3 511 617
197
Trung Tâm Tham Vấn và Hỗ Trợ Cộng Đồng Quận 1 48-52 Mã Lộ, Phường Tân Định, Quận 1 ĐT: 08 3 820 9321
11/9/10 11:27 AM
DANH SÁCH CÂU LẠC BỘ VÀ DỊCH VỤ CHO NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI Tỉnh An Giang
198
Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 39 Chu Văn An, Mỹ Long, TP. Long Xuyên ĐT: 0763. 849256
Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Số 32, đường Núi Sam,Phường Châu Phú A Thị xã Châu Đốc ĐT: 0762.471.110
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Số 09, Hải Thượng Lãn Ông, TP. Long Xuyên ĐT: 0763.942.771
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện Đa Khoa Tịnh Biên Khóm Sơn Đông, Thị trấn Nhà Bàn, huyện Tịnh Biên ĐT: 0763.741.426
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Ấp Thượng 2, thị trấn Phú Mỹ, Huyện Phú Tân ĐT: 0763.585.777
Tỉnh Bạc Liêu
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung, Huyện Châu Phú ĐT: 076.686.844 Phòng tư vấn và xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện đa khoa huyện Tân Châu Tỉnh lộ 953, Ấp Long Thạch B, Thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu ĐT: 0766.286.289
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 116 Hoàng Văn Thụ, P. 3, Thị xã Bạc Liêu ĐT: 07813-824505
Tỉnh Bến Tre Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Khu Phố II, thị trấn Châu Thành ĐT: 075611000 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Ấp Hội Yên, thị rấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày ĐT: 075662000 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện 230 Nguyễn Văn Tư, thị xã Bến Tre ĐT: 075833000
FHI-Self Care VN Final.indd 198
Tỉnh Cà Mau Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm phòng chống HIV/AIDS 91 Lý Thường Kiệt, P. 6, TP. Cà Mau ĐT: 0780.567650 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Bệnh viện Đa khoa thành phố Cà Mau 36 Lý Thái Tôn, phường 2, TP. Cà Mau ĐT: 0780.822.763 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, Huyện Trần Văn Thời ĐT: 0780.895.398 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Khu vực II, khóm 2, thị trấn Năm Căn, Huyện Năm Căn ĐT: 0780.878.265
TP. Cần Thơ Chương trình tiếp cận cộng đồng MSM Số 04 Châu Văn Liêm P. An Lạc, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 0701 3 824 807 Phòng tư vấn sức khỏe cộng đồng 21 Phạm Ngũ Lão, P. Thới Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
11/9/10 11:27 AM
Phòng khám da liễu Bác sĩ Phạm Đinh Tụ 150 Nguyễn Văn Cừ, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 0710 3890 692 Phòng khám da liễu Ys. Tăng Phước Khương 310/5 đường 30.4, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 0710 3739 401 Phòng khám STI Bệnh viện da liễu Cần Thơ 12/1 đường 3/2, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ĐT: 0710 3782 334 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện phụ nữ và MSM 4 Châu Văn Liêm, P. An Lạc, Q. Ninh Kiều, ĐT: 0710.3834807 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Ấp Long A, Thị Trấn Thốt Nốt, H. Thốt Nốt ĐT: 0710.628.4543 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 21 Phạm Ngũ Lão, P. Thế Bình ĐT: 0710.3830676 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Đường 3/2, P. Hùng Lợi, Q. Ninh Kiều ĐT: 0710.3781683
FHI-Self Care VN Final.indd 199
Trung tâm y tế dự phòng quân khu 9 91B Cách Mạng Tháng 8, P. An Thới, Q. Bình Thủy ĐT: 098-2251258 Khoa truyền máu Bệnh viện 121, Đường 30/4, Q. Ninh Kiều ĐT: 0710.3887742 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện Lao và Bệnh phổi 1/5 Bùi Hữu Nghĩa, P. Bình Thuỷ, Q. Bình Thuỷ ĐT: 0710.3887.742 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng 106 Cách Mạng Tháng 8, P. Cái Khế, Q. Ninh Kiều, ĐT: 0710.3765.226 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Đường Nguyễn Trãi, P. Lê Bình, Quận Cái răng ĐT: 0710.3913.649 Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Đường Cách Mạng Tháng 8, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn ĐT: 0710.661.444
TP. Đà Nẵng Câu lạc bộ Ánh Sao Đêm 412 Ngô Quyền, Quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng ĐT: 0511 3937 046 Trung tâm phòng chống AIDS 315 Phan Châu Trinh, TP. Đà Nẵng ĐT: 05113 826 213
Phòng VCT quận Thanh Khê 62/32 Hà Huy Tập, TP. Đà Nẵng Bệnh viện Da Liễu 91 Dũng Sĩ, Thanh Khê, TP. Đà Nẵng Chuyên khoa da liễu Võ Doãn Tuấn K223/H27/16 Trưng Nữ Vương, TP. Đà Nẵng ĐT: 0914 04 02 86
Tỉnh Đồng Tháp Ban quản lý dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Niên” Chi cục DS-KHHGĐ Số 68, đường Phạm Hữu Lầu, Phường 4, TP. Cao Lãnh ĐT: 0673.870 458
199
TP. Hà Nội Câu lạc bộ Hải Đăng 90A Ngõ Núi Trúc, Đường Giang Văn Minh, Quận Ba Đình ĐT: 04 37366653 Phòng khám Bác Sỹ Phương 104 ngõ Trung Tả, Khâm Thiên Phòng khám Bác Sỹ Châm 89 Giải Phóng. Phòng khám Bác Sỹ Thành 9/98 ngõ Xã Đàn 2, Kim Liên Mới
11/9/10 11:27 AM
Tỉnh Hậu Giang Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Đường Trần Hưng Đạo, P.1, Thị xã Vị Thanh ĐT: 0711.580716
TP. Hồ Chí Minh Câu lạc bộ Bầu Trời Xanh 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, P.24, Q.Bình Thạnh, ĐT: 08 35513940 Phòng tư vấn Hỗ trợ tâm lý dành cho MSM 251 Lê Đức Thọ, P. 17, Q. Gò Vấp ĐT: 0977 007 930 / 0948 009718
200
Trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện (ATS) 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, P. 24, Q. Bình Thạnh ĐT: 08 35107155 / 08 35107156 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. Gò Vấp 2/3 Thống Nhất, P. 11, Q. Gò Vấp ĐT: 08 35897420 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. Phú Nhuận 72/6 Huỳnh Văn Bánh, P. 15,Q. Phú Nhuận ĐT: 08 38443779
Trung Tâm Ánh Dương 71 Võ Thị Sáu, Q. 3 (lầu 2) ĐT: 08 38208470 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. 4 396/27 Nguyễn Tất Thành, P. 18, Q. 4 ĐT: 08 39412213 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. 5 136 G Nguyễn Tri Phương, P. 9, Q. 5 ĐT: 08 38354458 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. 6 958/24 K Lò Gốm P. 8, Q. 6 ĐT: 08 39673161 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. 8 314 Âu Dương Lân , P. 2, Q. 8 ĐT: 08 38518038 Trung tâm tham vấn và hỗ trợ cộng đồng Q. 10 475 A Cách Mạng Tháng 8, P. 13, Q. 10 ĐT: 08 38620198 Bệnh viện Da Liễu 2 Nguyễn Thông, P.6, Q.3 ĐT: 08 39305995 / 08 39304424 Xe đồng hành Ủy ban phòng chống AIDS (Thường đậu ở công viên Gia Định, đường Hoàng Minh Giám, Q. Gò Vấp, Phú Nhuận)
FHI-Self Care VN Final.indd 200
Tỉnh Khánh Hòa Câu lạc bộ Muôn Sắc Màu 8A Vạn Kiếp, P. Phước Tân, TP. Nha Trang ĐT: 058 3878 155 Bác sĩ Nguyễn Văn Hòa 94 Đường 2 tháng 4, TP. Nha Trang ĐT: 0583.838396 Bác sĩ Trương Hồ Thị Thôn 31 Lê Thành Phương, TP. Nha Trang ĐT: 0905 348 623 Bác sĩ Huỳnh Tình Q. Lộ 1A, Cỗ Mã, Vạn Thọ, Vạn Ninh ĐT: 0905.474.428 Bác sĩ Nguyễn Chí Thiên Trạm y tế xã Diên Lạc Diên Khánh ĐT: 0903 556 649
Tỉnh Kiên Giang Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 21 Trần Hưng Đạo, Vĩnh Thanh Vân, Rạch Giá ĐT:077.3878232 Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Bệnh viện đa khoa tỉnh Số 46 Lê Lợi, TP. Rạch Giá ĐT: 077.3946.475
11/9/10 11:27 AM
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Số 2 Âu Cơ, TP. Rạch Giá ĐT: 077. 3878.599
Tỉnh Sóc Trăng
Tỉnh Tiền Giang
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 71 đường 3/2, P1, TP. Sóc Trăng ĐT: 079.3616127
Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện 149, Nguyễn Tri Phương, P.7, TP. Mỹ Tho ĐT: 0733.970062
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Tân Hiệp Thị trấn Tân Hiệp ĐT: 077. 3712.314
Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS Số 27 Nguyễn Văn Thêm,P.3, TP. Sóc Trăng ĐT: 079.3615.626
Tỉnh Vĩnh Long
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng huyện Phú Quốc Thị trấn Dương Đông, Huyện Phú Quốc ĐT: 077. 3982.236
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Số 14 Nguyễn Du, phường 9, TP. Sóc Trăng ĐT: 079.3 614.841
Tỉnh Long An Phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện 102 quốc lộ 62, P2, Thị xã Tân An ĐT: 0723-829995
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Ấp 2, Thị trấn Long Phú, Huyện Long Phú ĐT: 079.3 872.504
Ban quản lý dự án “Phòng chống HIV/AIDS cho Thanh Niên” Chi cục DSKHHGĐ tỉnh Long An Trung tâm y tế huyện Cần Đước
Phòng tư vấn sức khoẻ cộng đồng Trung tâm Y tế dự phòng Số 1 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Mỹ Xuyên ĐT: 079.3660.401
FHI-Self Care VN Final.indd 201
Trung tâm y tế dự phòng 24 Hùng Vương, P. 1, Thị xã Vĩnh Long, ĐT: 070.3836093 Trung tâm tư vấn xét nghiệm tự nguyện Tổ 7, khóm 3, thị trấn Cái Vồn, huyện Bình Minh ĐT: 070. 3242051
201
11/9/10 11:27 AM
Danh sách các nhóm tự lực HÀ NỘI Ước Mơ Xanh Tổ 20, phường Yên Sở, Quận Hoàng Mai, ĐT: 0904055631 Email: uocmoxanh.hanoi@yahoo.com.vn Hoa Sữa Số 46 Lương Sử B, Quốc Tử Giám, quận Đống Đa, TP. Hà Nội ĐT: 04.37322472 Email: hoasuagroups@yahoo.com 202
CLB Hoa Hướng Dương Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa, số 5, ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa ĐT: 04.35118755 CLB Cho Bạn Cho Tôi Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa, số 5, ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa ĐT: 0912093870 Email: chobanvachotoi10_6@yahoo.com.vn CLB Hoa Xương Rồng Hội chữ thập đỏ quận Đống Đa, số 5, ngõ 180 Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa ĐT: 04.38513683 Email: ctd_dongda@yahoo.com.vn
FHI-Self Care VN Final.indd 202
Bồ Câu Ngõ 443/116 nhà 58 tổ 22 cụm 5 Hạ Đình, Thanh Xuân ĐT: 04.5525957 Email: bocautrangclub@yahoo.com.vn
Sóng Biển Số 111, xóm Sơn Hải, huyện Đồ Sơn, TP. Hải Phòng ĐT: 0313.86397 / 0916.140.724 Email: huyensongbien@yahoo.com.vn
CLB Ban Mai Mai Hải Anh, Xã Mai Lâm, Đông Anh ĐT: 04.39615418 Email: banmaidonganh@yahoo.com
Trường Sơn Xanh Xóm Trại Đồi, thôn Xuân Áng, xã Trường Sơn, huyện An Lão, Hải Phòng ĐT: 0313.891226
Nhóm Thông xanh 28 Hàng Bè, Hoàn Kiếm Email: thongxanhdung@gmail.com
Hoa Sen Trạm xá xã An Lư, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng ĐT: 0313.774572 / 090974839
Bằng lăng tím Xóm gạch,thôn Phú Mỹ, Mỹ Đình ĐT: 0977113942 Email: vuthimaiba@yahoo.com
Phụ Nữ Tự Lực (NAV) Số 35 Lê Đại Hành, TP. Hải Phòng ĐT: 0313.810109
HẢI PHÒNG Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng Số 68 Hạ Lý, quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng ĐT: 0313.842747 Email: minhthinh1979@yahoo.com.vn Tình Biển Số 1B, 59 phố Tiến Đức, phường Trại Chuối, TP. Hải Phòng ĐT: 0313.599059 Email: vnmtshaiphong@yahoo.com.vn
CLB Hoa Hải Đường 35 Lê Đại Hành, TP. Hải Phòng ĐT: 0313.823541 Email: haiphongt4g@gmail.com CLB Hương Lúa Vũ Thị Nhiễu, Huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng ĐT: 0313.236436
11/9/10 11:27 AM
CLB Khát vọng sống Trần Đức Lập, Đồng Tử Ba, phường Phù Liễn, quận Kiến An, Hải Phòng ĐT: 0917657526 Email: tranlapkhatvongsongkahp@yahoo.com CLB Đất cảng Vũ Thị Lệ Thú, số 27, ngõ 18, phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, Hải Phòng ĐT: 0915948308 Email: datcanghp07@yahoo.com.vn
TP. HỒ CHÍ MINH Phòng khám Mai Khôi Số 44 Tú Xương, quận 3, TP. Hồ Chí Minh Số 43/5 Phạm Văn Chiêu, quận Gò Vấp, TP. HCM ĐT: 08.39322637 Email: maikhoi.clinic@yahoo.com Mai Tâm 29/84/17 Đoàn Thị Điểm, phường 1, quận Phú Nhuận, TP. HCM ĐT: 08.39900063 Email: peterkhoi2005@yahoo.com Chùa Kỳ Quang II 154/4A Lê Hoàng Phái, phường 17, quận Gò Vấp, TP. HCM ĐT: 0903005442 Email: kyquangpagoda@yahoo.com.vn
FHI-Self Care VN Final.indd 203
Chùa Diệu Giác 6/10 Trần Lão, phường Bình An, quận 2, TP. HCM ĐT: 08.37400530 Email: ptvdieugiac@yahoo.com
Chương trình AIDS 54/3 Lê Quang Định, Q.Gò Vấp ĐT: 08.38416158 Email: aidsprogram@hcm.vnn.vn
Xuân Vinh 007, chung cư Thống Nhất, đường Thống Nhất, P. Tân Thành, Q. Tân Phú, TP. HCM ĐT: 08.54089060 Email: xuanvinh0901@yahoo.com.vn
Câu Lạc Bộ Bầu Trời Xanh (MSM) 8/104, Đinh Bộ Lĩnh, P. 24, Quận Bình Thạnh ĐT: 08.35513940
Tiếng Vọng 204/19 Cách Mạng Tháng 8, phường 5, quận Tân Bình, TP. HCM ĐT: 0908325899 Email: echovinh@yahoo.com YMCA 70-72 đường số 8, khu dân cư Hiệp Bình Chánh, P. Hiệp Bình Tránh, Thủ Đức ĐT: 0913843132 Email: huytranhcm@gmail.com Thảo Đàn 451/1 Hai Bà Trưng, phường 8, quận 3, TP. HCM ĐT: 08.38482033 Email: thaodan.thuy@gmail.com
QUẢNG NINH Hoa Bất Tử Tổ 2 khu 8 thị trấn Cái Rồng, Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: 0912926727, 0912507836 Email: hoabattu_vandon@yahoo.com.vn Hạ Long Tươi Đẹp Tổ 47, khu 3B, phường Yết Kiêu, TP. Hạ Long, Quảng Ninh
203
Tình Bạn Số 8, tổ 2, khu 5B, phường Hà Lầm, TP. Hạ Long, Quảng Ninh Bình Minh Hạ Long Tổ 4, khu 1, phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long, Quảng Ninh NHÓM VÌ NGÀY MAI TƯƠI SÁNG UÔNG BÍ Hội LHPN xã Uông Bí ĐT: 0973883181 Email: nguyentan@yahoo.com
11/9/10 11:27 AM
Phụ nữ trẻ Cẩm Phả Lê Thị Mỹ Lệ, Hội LHPN xã Cẩm Phả ĐT: 0914667871 Email: phunutrecampha@gmail.com Hoa Thuỷ Tiên – Tiên Yên Số 93 Hoà Bình, thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên ĐT: 0946393718 Email: hoathuytienc4tienyen@gmail.com.vn
Ước Mơ Xanh Quan Lạn Xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh ĐT: 033.3877214 CLB Hoa Xương Rồng Quảng Ninh Số 1, phố Hải Hà, phường Hồng Hải, TP. Hạ Long ĐT: 033.3832641
Đất mỏ Quang Hanh Phạm Thị Đan Ngân, Tổ 51, khu 6A, phường Hà Phong, TP. Hạ Long ĐT: 0979358203 - 01698.092.829 Email: datmoqh@gmail.com
CLB Hoa Hướng Dương Quảng Ninh Số 41 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, TP. Hạ Long ĐT: 0913369265
204
FHI-Self Care VN Final.indd 204
11/9/10 11:27 AM
Design by Lotus Communications, Hanoi – info@lotushanoi.com.vn
FHI-Self Care VN Final.indd 205
11/9/10 11:27 AM
Tài liệu này do FHI/Vietnam xuất bản với sự tài trợ từ Kế hoạch Hỗ trợ Khẩn cấp cho Phòng chống HIV/AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR) thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), dưới thỏa thuận hợp tác số 486-A-00-06-00009-00
Sống khoẻ mạnh, Sống tích cực Sổ tay tự chăm sóc
Dành cho người nhiễm hiv/aids và những người chăm sóc họ
FHI-Self Care VN Final.indd 206
11/9/10 11:27 AM