TIỂU LUẬN LỊCH SỬ MĨ THUẬT
TRƯỜNG PHÁI NGHỆ THUẬT
ART DECO
GVHD: cô TRẦN THỊ DIỆU PHƯỢNG SVTH: NGÔ THỊ THÚY ÁI MSSV:16540500742 LỚP:NT16-CT
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU
PHẦN 1 – TRƯỜNG PHÁI ART DECO I. II. III.
LỊCH SỬ RA ĐỜI ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ART DECO VÀ ART NOUVEAU
PHẦN 2- ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG PHÁI ART DECO TRONG NỀN MĨ THUẬT ỨNG DỤNG
I. II. III. IV. V.
KIẾN TRÚC NỘI THẤT THỜI TRANG THIẾT KẾ ĐỒ HỌA ĐIỆN ẢNH
PHẦN 3 - ẢNH HƯỞNG CỦA ART DECO TRONG NỀN DESIGN THẾ GIỚI I. II. III.
ẢNH HƯỞNG ĐẾN MĨ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM NHỮNG TÊN TUỔI LÀM NÊN ART DECO
PHẦN 4- LỜI KẾT
PHẦN 5 – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU Đến với nghệ thuật phương Tây, chúng ta không khỏi choáng ngợp trước sự đồ sộ về lịch sử hình thành, được đấm chìm trong sự mê hoặc của nghệ thuật, khối lượng tác phẩm đồ sộ và thấy được tài hoa của những nhà danh hoạ lấy lừng của thế giới. Trải qua rất nhiều thập ki, rất nhiều phong cách nghệ thuật ra đời như PopArt, Retro, Abstration, Impression, ... Nhưng có những phong cách nghệ thuật có sức ảnh hưởng to lớn đến mức định hình cả một thời kì dài, một triều đại, thậm chí ảnh hưởng đến lối suy nghĩ, triết lý của những con người thời kì đó. Tiểu luận trường phái ARTDECO sẽ dẫn đường cho bạn đến với một phong cách nghệ thuật mà ở đó vẻ đẹp của đẹp của máy móc, của cơ khí được tôn vinh một cách hoàn mĩ nhất. Những ứng dụng của nó trong kiến trúc, nội thất, các tác phẩm nghệ thuật, thậm chí trong cả thời trang và điện ảnh. Tiểu luận còn là cái nhìn khái quát nhất về những điểm mạnh mà khiến cho phong cách nghệ thuật này trở thành một triết lý suy nghĩ về mặt duy mĩ, sự hoàn hảo, ngay ngắn ảnh hưởng đến lối sống của nhiều quốc gia trên thế giới, thậm chí đến bây giờ vẫn nó vẫn còn trường tồn và tạo tiền đề cho những thiết kế hiện đại.
I. LỊCH SỬ 1.1. Khái niệm: Art Deco là một trường phái nghệ thuật và trang trí mang tính triết trung được bắt đầu tại thành phố Paris vào thấp niên 1920 và phát triển ra toàn thế giới trong thập niên 1930. Khái niệm "Art Deco" được nhắc đến rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1966 sau một cuộc triền lãm tại Paris mang tên 'Les Années 25', kỷ niệm Triền lãm thế giới về công nghiệp hiện đại và mỹ nghệ năm 1925. Art Deco là phong cách chiết trung kết hợp các họa tiết thủ công truyền thống với hình ảnh và vật liệu máy móc. Một trường phải phản ứng lại sự lạm dung phong cách Art Nouveau.Với tiền đề từ phong cách Glassgow, và được truyển cảm hứng từ hình dáng lập thể của phong cách Avant- Garde, Art Deco kết hợp các chi tiết mô phỏng từ nghệ thuật nguyên thủy Aztec Mexico, châu Phi và Ai Cập.
“Nghệ thuật mới" Bắt đầu xuất hiện, còn được gọi là Art Nouveau trên các tác phẩm, công trình kiến trúc, nội thất và kiến trúc tiêu biểu. Công trình Sagrada Família của kiến trúc sư Antoni Gaudí được xây dựng và trở thành một công trình tiêu biểu cho trường phái Art Nouveau.
1890-1905
Bắt đầu xuất hiện một số thiết kế sử dụng nét thång, tính trung thực, có sự cân bằng bố cục. Bắt đầu ảnh hưởng đến đến hội hoạ, kiến trúc, các thiết bị cơ khí, nội thất ... hưởng đến các ngành trang trí kim hoàn, nghệ thuật thị giác, nghệ thuật tạo hình và điện ảnh, thời trang. Ảnh 1920 1930
1920-1930
HÌNH THÀNH 1.1.2. Lịch sử phát triển: Nguồn gốc của nó ở Paris trong thập kỷ đầu của thế kỷ 20, hoạt động tích cục từ khoảng năm 1910 cho đến khi sự bùng nổ của Thế chiến II và tên phong cách này đặt trong thập niên 1960. Art Deco bị ảnh hưởng tất cả các lĩnh vực thiết kế trong suốt những năm 1920 và 30, bao gồm kiến trúc và thiết kế công nghiệp, cũng như các nghệ thuật thị giác Art Deco thoát khỏi nền tảng cơ bản,chấp nhận ảnh hưởng từ nhiều phong cách khác nhau tử đầu thể kỷ 20, trong đó có tấn cổ điển, tạo dựng, lập thể, hiện đại và chủ nghĩa vị lai của nó đạt vị trí phổ biến ở Châu Âu và Mỹ trong suốt những năm 20 và 30 cho đến ngày nay. Nỗ lực lớn nhất của Art de co là sự chối bỏ những tàn tích, định ước xưa cũ, những khuôn vàng thước ngọc của kiến trúc cổ điển. Đặt nền tảng cho những bước phát triển không ngừng của kiến trúc hiện đại. Art deco chính là một cuộc cách mạng Art deco là một sắp xếp hợp lý với phong cách hình học thường thấy là các mảnh đồ nội thất với mặt cong, gương, những đường thẳng, phần cứng chrome và kính. Phong cách này bắt đầu như một phản ứng đối lập với phong cách Art Nouveau đặc trưng với những hình dạng tự nhiên và mềm mại. Sử dụng góc cạnh, hình dạng cần bằng hình học giống như hình ảnh đường chân trời cổ điển của những năm 1930 .Nghệ thuật phong cách Art deco đã được phát triển sau chiến tranh thế giới thử nhất, cung cấp cho mọi người một phong cách quyến rũ cho một ki nguyễn mới. Sự lạc quan của châu Âu và Mỹ sau chiến tranh hình thành cơ sở cho sự quyến rũ và thanh lịch của phong cách này
Khái niệm "Art Deco" bắt đầu được nhắc đến một cách rộng rāi, trở thành một trào lưu thịnh hành và lan rộng qua nhiều quốc gia và trở thành một triết lý trong suy nghỉ của một động đồng. Nghệ thuật Art Deco tiêu biểu bởi tính thanh lịch, Công năng, hiện đại và triết lý về tính thực tế được để cao.
1966-Nay
II ĐẶC TRƯNG NGHỆ THUẬT -Điều gì làm nên đặc trưng của art deco ? Dù là thừa hưởng những gì tốt nhất từ Art Nouveau nhưng Art Deco thậm chí còn nhiều ấn tượng hơn và được người xem tiếp nhận dễ hơn. Art Deco mang đến sự gọn gàng, rõ ràng và mạch lạc trong việc thể hiện được ý đồ của tác phẩm, người xem còn cảm nhận dược một thời dại với tiến bộ khoa học công, thời dại của máy móc công nghiệp tham gia vào việc xây dựng cuộc sống cho con người.
TRƯỜNG PHÁI ART DECO Trong khi Art Nouveau với bố cục tự do, bất đãng đối, không theo một quy luật nào rõ ràng, những đưong lượn sóng, đường cong được đạt để tuy theo chủ thể chính của tác phám đo, thi bố cục trong Art Deco bắt đầu có sự tinh toán và căn nhắc kĩ lưỡng hon,, các hình thức dõi xứng, căn bằng, tinh mô tip và nhắc lại để hỗ trợ cho chủ thể chính của một tác phẩm. Chủ thể chính của Art Deco thuờng được phóng lón, làm nổi bật bằng kích cỡ của chủ thể do trên diện tích của một tác phẩm thể hiện một sự nâng tầm, gây chủ ý, vĩ đại cũng như nhấn mạnh phần quan trọng của chủ thể do. Thường đó la các tòa nhà cao lớn, công trình kiến trúc thể hiện được sự bề thế, những nhân vật như siêu anh hùng, những quy ông lịch làm hay những người nối tiếng v.v...
Những đặc trưng phổ biến của Art Deco bao gồm: • • • • • • • • • •
Sử dụng nhiều hình khối, đặc biệt là hình tam giác Có nhiều không gian thừa Đường nét mạnh, thường là nét dày và thậm chí là đường zigzag Bảng màu đậm với một hoặc hai màu bão hòa Typography với nét dày hoặc cách điệu (thường có nhiều đường nét hơn là họa tiết điểm xuyến) Đường viền cứng và góc cạnh Hoa văn Chevron Họa tiết Mosaic Hình ảnh phẳng, mang tính nghệ thuật và ít thiên về chủ nghĩa hiện thực Hình hoa cách điệu
Art Deco
chịu ảnh hưởng
của nhiều nguồn nghệ thuật khác nhau: ngay chính tại Pháp cuối thế kỷ 19 phong cách Tân cổ điển (Neo Classical) đã lan rộng trong lĩnh vực thiết kế đồ nội thất. Một số họa sĩ lúc này đi theo phái hiện đại của Chủ nghĩa cấu trúc Nga (Constructivism), trường phái Dã thú (Fauvism) và Lập thể (Cubism), Vị lai (Futurism) nên việc sử dụng màu sắc sống động, gây sốc qua tương phản mạnh, tạo hình theo lối phân mảng và góc cạnh... sự tiếp nối từ phong cách trẻ Art Nouveau đang phổ biến khắp Châu Âu bấy giờ. Các yếu tố trang trí hiện đại và sự lớn mạnh của khoa học kỹ thuật diễn ra không ngừng từ giữa thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20 khiến cho guồng quay cuộc sống và cách tư duy quan điểm sống thay đổi. Vì vậy, Art Deco được xem là “phong cách đậm chất trí tuệ”. Các hình tượng và biểu tượng nghệ thuật mới đạt tới nhu cầu cần biểu đạt các giá trị mới “tân thời” trong một xã hội hiện đại lúc này là vô cùng thiết yếu đối với mọi người đặc biệt là lớp trẻ. Một mặt do quy luật (khách quan) phát triển xã hội đi lên công nghiệp hóa hiện đại hóa chi phối, một mặt do nhu cầu (chủ quan) tiêu thụ vật chất ảnh hưởng từ văn hóa ngoại lai điển hình là phim ảnh Mỹ Holywood và lối sống hưởng thụ đem lại. Chính vì điều đó Art Deco vừa phô trương, xa hoa, nhưng lại cũng tao nhã, thanh lịch, quyến rũ, và diễm lệ.
Các kỹ thuật thể hiện: Gồm các kỹ thuật truyền thống và hiện đại:chạm khảm vỏ trai, cẩn, phun chuyển màu, phủ bọc nhung, bọc da, các kỹ thuật làm giả chất liệu, mạ vàng, sơn mài… Thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu: Dùng nhiều tới các yếu tố tương phản mạnh từ chất liệu tới màu sắc và khéo léo sử dụng các điểm nhấn rất đắt trong mỗi thiết kế. Ví dụ gam màu đen hoặc trắng phối hợp với xanh, đỏ, tím, thêm chút hiệu ứng bóng bẩy của kim loại là nét đặc trưng thường thấy, đôi khi kết hợp thêm tông xám nhã nhặn cho thêm phần mềm mại và thư thái. Bề mặt các chất liệu thường được miêu tả “bóng nhoáng - láng mịn”. Trang trí có trọng điểm. Art Deco là sự kết hợp giữa nghệ thuật thủ công và những đường nét vay mượn cải biên hiện đại nhằm tạo ra một ấn tượng xa xỉ, mới mẻ cho tầng lớp thượng lưu Châu Âu và Mỹ bấy giờ. Đặt nặng hình thức và công năng, cùng bắt nhịp theo xu thế chung của chủ nghĩa công năng hiện đại mà Design hiện đại đang trên đà phát triển.
ĐẶC TRƯNG CỦA TRƯỜNG PHÁI ART DECO
ART NOUVEAU
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ART DECO
Art Deco được xem như một sự thừa kế hoàn hảo nhất của trường phái Art Nouveau , khắc phục được những nhược điểm mà Art Nouveau gặp phải . Art Deco bắt đầu tập trung vào cuộc sống của giới thượng lưu , những hoạt động của tầng lớp quý tộc , các doanh nhân , nhà kinh doanh để làm đề tài sáng tác . Những người chồng thành đạt và những vị phu nhân quý phái . Với những đường thẳng , nét mảnh dày có sự điều tiết , những đường zig zag hình tam giác , những hoa văn với tính lặp lại được Sử dụng chủ yếu trong tạo hình và trang trí . Những quy luật trong bố cục được áp dụng như thăng bằng động , đối xứng , nhắc lại , tăng tiến , Tất cả được cân nhắc kĩ lưỡng , kết hợp một cách hoàn hảo để tạo nên được nét đặc trưng riêng của ngôn ngữ Art Deco .
VÀ ART NOUVEAU Sử dụng chất liệu tạo hình chính từ tự nhiên như cây cỏ , để . những tác phẩm thường về người phụ nữ làm tôm điểm , tôn lên vẻ quyến rũ , duyên dáng của người phụ nữ thời bấy giờ . một số hình thức hoá thân người phụ nữ thành những nữ thần , những vị thần của sắc đẹp , của sự trẻ trung và tuổi thanh xuân . được nhận ra bởi phong cách trang trí phức tạp , tỷ mỉ bằng cách sử dụng các đường thẳng không đối xứng , thường mô tả hoa lá hay các hình xoắn , art nouveau có sự sắp xếp bố cục không tuân theo một quy luật nhất định nào , và diễn đạt hết sức phức tạp . Art nouveau sử dụng rất nhiều hình thức trong trí phức tạp nên nó dần trở nên không thực tế khi thời đại công nghiệp ngày càng lên ngôi , những đồ dùng , những vật dụng sử dụng ngôn ngữ Art nouveau để thiết kế ngày càng khó chế tác vì đòi hỏi nhân công có tay nghề chất lượng cao . Đó là lý do khiến Art deco ra đời và lên ngôi .
Kiến trúc điển hình của phong cách Art Nouveau là Eiffel Tower và Art Deco là Chrysler Building Các họa tiết trên kính màu khung cửa sổ và đèn trang trí cũng có sự khác biệt . Phong cách nghệ thuật Art Nouveau thiên về tính thẩm mỹ . Art Nouveau ít tiện dụng , ít công nghiệp , nhiều chi tiết và phức tạp trong thiết kế và trang trí . Trong khi đó , Art Deco là đặt nặng về hình thức và chức năng . Đây cũng là một biểu hiện sớm nhất để phát triển thành Chủ nghĩa Hình thức , Chủ nghĩa Công năng về sau . Art Deco đưa thép không gi thủy tinh kim loại gỗ khám và nhựa vào thiết kế , đặc biệt bởi vẻ đẹp bóng loáng , bề mặt phẳng , thiết kế liền mạch và sắc nét . Về bản chất trong những năm 1920 và 1930 , vật liệu có ý nghĩa biểu thị cho phong cách thiết kế " thời đại " , nơi mà Art Nouveau mới là sự khởi đầu , còn Art Deco đã dần bước gần đến đỉnh cao .
Eiffel Tower
Chrysler Building
PHẦN 2 ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG PHÁI
ART DECO TRONG NỀN MĨ THUẬT ỨNG DỤNG
I.Kiến Trúc Đặc điểm: đặc trưng của phong cách Art Deco được dựa trên toán học và hình học, hình dạng,sau đó bị phá vỡ bởi các đường cong trang trí. Nhưng mục địch luôn là một hình khối cùng với các họa tiết trang trí áp dụng. Vật liệu: bao gồm vữa, bê tông, đá trơn, và đất nung. Thép và nhôm thường được sử dụng cùng với các khối kính và trang trí các tấm kính mở đục (vitrolite). Mái nhà: mái bằng với lan can, ngọn tháp, hoặc cấu trúc tháp giống như làm nổi bật một góc hoặc lối vào. Chi tiết trang tri như ống khói đã được thêm vào để tăng cường hơn nữa việc thiết kế. Cửa số thường được thiết kế như lỗ thủng, hoặc là hình vuông hoặc hình tròn. Lỗ tường đôi khi được lấp đầy với kính trang trí hoặc với các khối thủy tinh. Nhiều tòa nhà chung cư lớn đã thành công về thẩm mỹ với các tấm tường lừng nổi trang trí được đặt bên dưới cửa sổ Minh họa điển hình nhất cho kiến trúc Art Deco có lẽ là tòa tháp một thời cao nhất thế giới, Chrysler, ở Manhattan, New York, Mỹ. Tòa tháp có phần chóp nhọn vươn cao lẫm liệt giữa trời, trang trí bằng vô số hình tam giác ngược nối tiếp nhau sáng bóng nhờ mạ bằng vật liệu đậm chất hiện đại.
Một nơi nữa cũng đậm tinh thần Art Deco chính là sảnh tòa nhà chọc trời Empire State Building ở New York với những mảng hình học sắc nét cùng hoa văn tỏa chiếu khổng lồ bằng kim loại.
Niagara Mohawk Building Syracuse, New York
II. NỘI THẤT •
Vật liệu : nhôm, dát gỗ, sơn mài, da đánh bóng, thép không gỉ
•
Màu sắc: Thường là những màu trung tinh như màu be, nâu sẩm, vàng, nâu, đen, xăm bạc và trắng (Do tính chất trang trí nội thất tối giân). Các màu nhấn như xanh lá cây, đỏ, nâu đỏ, xanh lam,vàng hay màu hoàng yến.
•
Sàn nhà: Sàn đá cẩm thạch trắng hoặc đen là điển hình trong nghệ thuật trang trí nội thất này. Cũng có thể sàn được trang trí bằng gạch caro đen trắng đá cẩm thạch hay sàn gỗ cứng bóng. Nếu cần sử dụng thảm thì màu thảm thường có màu nâu đen hoặc xám với họa tiết là thiết kế hình học.
•
Ánh sáng: Bao gồm đèn trần, đèn sàn, đèn bàn và Sconces tường. Đèn sàn bao gồm các tor chieres cao sắt hoặc chrome với kính thổi tay hoặc sắt đen. Đèn bàn sáng với màu trắng rõ ràng hoặc mờ hoặc thủy tinh nhiều màu sắc. Sconces tường có thể là đồng, nhôm, thép, kim loại cơ bản mạ bạc với các gam màu thủy tinh trắng đục hoặc nhiều màu sắc. Kết cấu trong nghệ thuật trang trí nội thất: Đồ nội thất có kiểu dáng đẹp, cao được tạo từ sơn mài hoặc các đường cong thanh lịch tạo cảm giác thoải mái nhưng quyến rũ. Đồ gỗ nội thất cỏ thể được làm từ gỗ hồng sắc, cây óc chó, gỗ thích, gỗ téch...Chrome, thép không gi, thủy tinh và nhựa vinyl có thể được kết hợp với upholstery cao cấp như da hoặc in zebra.
•
Phụ kiện thiết kế trong nội thất: Thiết kế nội thất Art Deco thường có thêm những phụ kiện trang trí hoặc nhấn nhá cho ngôi nhà như một tấm gương bằng niken, crom hoặc bạc được trang trí với các họa tiết đơn giản hoặc trang trí dạng hình học. Cũng có thể trong nội thất thường trang trí thêm một số các tác phẩm điều khắc bằng đông, radio và máy phát cổ điển, đồng hổ cổ hoặc bình gốm. Cửa số thường được trang trí đơn giản nhưng hấp dẫn.
III.THỜI TRANG
Những bộ trang phục thanh lịch, sang trọng được thiết kế dựa trên ngôn ngữ Art Deco đã tạo lên một làn sóng, một sức hút không thể CƯỡng lại. Cho đến tận bây giờ rất nhiều nhà thiết kế vẫn chọn ngọn ngữ Art Deco làm cảm hững cho những bộ sưu tập thời trang,tạo ra những những làn sóng, cơ sốt trên những sàn diễn chuyên nghiệp, trong đời sống cũng như phong cách của những tín đồ thời trang. Những món trang sức, phụ kiện, trang phục được thiết kế đày tinh tế, sang trọng, đa dạng về chất liệu và kiểu dáng Trong lĩnh vực thời trang có Marc Jacobs, Gucci, Louis Vuitton, Roberto Cavalli, Carolina Herrera hay Frida Giannini Những bộ vest với đường cắt góc cạnh tinh tế, bộ đầm dáng suông hay những họa tiết zig-zag, hình khối cá tính ,sắc màu tươi sáng nổi bật vào trang phục. … Trang phục mang họa tiết Art Deco thường có những đường nét, hình khối đơn giản, được bố cục thành những motip trang trí, thiết kế sống động. Phong cách Art Deco mang lại cảm giác mạnh mẽ, có chiều sâu mà không kém phần tinh tế và sang trọng.
IV.LĨNH VỰC THIẾT KẾ ĐỒ HOẠ 4.1 GRAPHIC DESIGN Với mảng thiết kế poster, áp phích trong thời kỳ này phải kể đến các thiết kế của nhà thiết kế người Pháp A.M. Cassandre(1901-1968). Áp phích của ông thể hiện phong cách của thời kỳ thiết kế cổ điển từ cuối những năm 1920 đến giữa năm 1930. Áp phích của ông kết hợp những hình ảnh táo bạo với một sự đơn giản cách điệu và kiểu chữ hiện đại. Sắc thái nghệ thuật hướng đến vẻ đẹp trữ tình nhưng cũng đậm màu sắc lý trí mạch lạc, rõ ràng, nhất là cách sử dụng chữ to khỏe mạnh mẽ!
Lĩnh vực thiết kế đồ hoạ trong một thế kỷ của công nghệ thông tin hiện nay là công cụ vô cùng đắc dụng bởi khả năng thể hiện của nghệ thuật rất mạnh mẽ. Đồ hoạ biểu đạt cách giao tiếp, truyền thông qua ngôn ngữ hình ảnh và nghệ thuật chữ typography. Những đổi thay trong quan điểm Art Deco đối với đồ hoạ là nền tảng của đồ hoạ hiện đại ngày nay. Đó là cách thể hiện yếu tố hình cận cảnh thông qua minh hoạ gợi tả - chắt lọc - cô đọng, cách dùng chữ không chân đơn giản, các yếu tố đồ hoạ khác nhất quán. Cách làm đó cho đến nay vẫn là cách thiết kế bài bản. Ngày nay, máy tính tuy đã tạo ra rất nhiều hiệu ứng, kỹ xảo mà trước đây chưa thể có nhưng cũng chính vì vậy thì sự lựa chọn các yếu tố đồ hoạ sao cho “đắt” và sự tiết chế khôn ngoan mới là quan trọng. Sự lạm dụng công nghệ chụp ảnh kỹ thuật số phổ biến đến mức bão hoà và nhàm chán. Qua đó, học hỏi tinh thần của đồ hoạ Art Deco: tinh tế trong biểu cảm, gây ấn tượng mạnh bằng thủ pháp tương phản nhưng vẫn hài hoà, thống nhất về phong cách, truyền tải thông điệp sáng rõ vẫn luôn mang lại giá trị trong mọi trường hợp.
4.2.TYPOGRAPHY Xu hướng Art Deco dường như cũng có kiểu typography riêng. Một trong những điều hay ho về phong cách này là kiểu chữ khá công phu và thú vị, nhưng không có nét cong, nét nghiêng và đuôi – những yếu tố nữ tính ở các kiểu chữ khác Những kiểu chữ này khá trung tính và thậm chí có thể tự mình tạo ra các tác phẩm đẹp mà không cần các yếu tố hỗ trợ. Chúng thường được xác định bằng các nét dày và các đường xen kẽ. Chiều cao của các ký tự này thường được phóng đại với các ký tự đặc biệt cao hoặc các biến thể dày hơn. Trong khi các ký tự thường thẳng xuống, chúng thường sử dụng các nét có độ dày khác nhau dựa trên kiểu chữ sans serif. Thông thường, các kiểu chữ này trông giống như “sans serif hiện đại” hoặc chữ viết tay trau chuốt.
Một yếu tố phổ biến khác của typography theo phong cách Art Deco là sử dụng tất cả các chữ viết hoa. Mặc dù một số kiểu chữ này có thể bao gồm chữ viết thường nhưng chúng không được sử dụng thường xuyên. Một số font chữ thông dụng: anna, bifur,broadway,cormier
V.ART DECO – ĐIỆN ẢNH VÀ TRIẾT LÝ SỐNG HIỆN ĐẠI Art deco không chỉ hào nhoáng bên ngoài mà nó còn được những nhà thiết kế người, xã hội, hoàn cảnh sống thời bấy giờ Sử dụng thể hiện quan điểm sống của con giờ. Art Deco đã tạo lên một làn sóng ảnh hưởng và lan rộng trên toàn thế giới. Những triết lý đó đã được thế hiện rõ qua những bộ phim, những cảnh phim, những câu chuyên về con người, về lối sống thời đó. Ý tứ toát lên từ mỗi đường nét của Art Deco là sự phản kháng của giới nghệ sỹ với thời kỳ khắc khổ vừa mới trãi qua. đồng thời đó cũng là niềm cảm khái trước một tương lai lạc quan nhở sự phát triển như vũ bão của máy móc. vì vậy mà ở art deco, sẽ khó tìm ra bóng dáng của những nét lượn uyển chuyển, cầu kỳ mềm mại và những màu sắc nhạt nhòa hư áo. con người lúc này chỉ quan tâm tới địa vị, chức quyền trong xã hội, họ mở rộng hệ với những nhà kinh doanh, chủ đầu tư để thể hiện được năng lực, thể hiện được "sức nặng" của họ trong xã hội. bản chất của art deco cũng chính là thế, nó là không chi là một phong cánh nghệ thuật đơn thuần mà nó như đang "sống" giữa những con người, ăn sâu vào tư tưởng của họ. họ đã tận dụng nó trong mọi ngóc ngách của cuộc sống
“The great Gatsby “ bộ phim điển hình của trường phái Art Deco
PHẦN 3 - ẢNH HƯỞNG CỦA ART DECO TRONG NỀN DESIGN THẾ GIỚI
Nguồn gốc của Art Deco xuất thân từ nước Pháp, tuy vậy có thể bắt gặp các hình dáng của ngón ngữ nghệ thuật này trong thập niên 20 và 30 (thế kỷ XX ) ở khắp châu Âu và ở bên kia đại dương như châu Mỹ và nhiều nơi trên Thế giới. Một trong những ví dụ về ảnh hưởng rộng lớn của Art Deco đó là việc xây dựng lâu đài Maharadschas von Indore (An Độ). Ngay ở Đức, Anh và Italia, người ta cũng đề cao các hình dáng Art Deco và coi đó là biểu tượng của tinh thần hiện đại.
I. ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỸ
ART DECO Ở MỸ Những năm 20 (thế kỷ XX), trường phái hiện đại ở Mỹ lúc đó chỉ là sự nhen nhóm nhỏ trong một số ít kiến trúc sư có tinh thần đổi mới thuộc nhóm Bauhaus và một vài trào lưu khác. Mặc dù tại Mỹ có sự hiện diện của Frank Lloyd Wright một kiến trúc sư tiên phong của nền kiến trúc hiện đại và ở tại đây từ đầu thế kỷ người ta đã xây dựng các tòa nhà chọc trời bằng kết cấu khung sắt thép. Ngay cả đồ gỗ và các thiết bị nội thất cũng chịu ảnh hưởng của thị hiểu bảo thủ thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu. Mảnh đất cho sự phát triển của tư tưởng hiện đại được này mầm nhờ những học trò của Bauhaus, cũng như một số người khác ở châu Âu trốn chạy khỏi chủ nghĩa quốc xã lánh nạn sang Mỹ. Art Deco với phong cách đa dạng về hoa văn, phát triển dễ dàng trong kiến trúc và nghệ thuật không gian hơn phong cách hiện đại với tỉnh công năng ở Mỹ.
Những công trình tiêu biểu của Art Deco chủ yếu ở New York và Miami – là các cao ốc chọc trời và các rạp chiếu bóng đồ sộ. Tiêu biểu của loại kiến trúc này thường được trang trí bằng các hình dáng cho lan can, có các hình uốn cong và đã cẩm thạch được bọc bằng đồng thau, thủy tinh màu, gạch lát sản màu và hoa văn hinh học đầy ẩn tượng. Từ những năm 30 (thế kỷ XX), nghệ thuật Art Deco với các hoa văn trang trí phong phủ đã phát triển sang một phong cách khác đầy tính Âu Mỹ với một vẻ khiểm nhường và với chính sách tiết kiệm của chính phủ trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Phong cách này đã thích nghi với trào lưu mới của phương thức sản xuất rẻ và chuẩn xác đơn giản. Empire State building tại New York do KTS Shreve, Lamb và Harmon thiết kế Tòa nhà Empire State là một tòa nhà 102 tầng tại giao điểm của Đại lộ 5 và Phố 34 Wall Street Thành phố New York, Hoa Kỳ. Tòa nhà được thiết kế bởi Shreve, Lamb
II. ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆT NAM
ART DECO TẠI VIỆT NAM THỜI PHÁP THUỘC Sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các hoạt động kinh tế trở nên nhộn nhịp hơn, một làn sóng đầu tư của người Pháp, một phần nhỏ của người Hoa và người Việt diễn ra ở Hà Nội. Một loạt trụ sở ngân hàng, cóng ty và nhiều biệt thự tư nhân được xây dựng. Vì đây là các hoạt động đầu tư tư nhân nên chủ nhân của chúng cũng không cần nhờ tới các kiến trúc sư "cung đình" như A-H. Vildieu nữa. Các kiến trúc sư có đầu óc cách tân hơn được trọng dụng và từ đó một phong cách thiết kế hiện đại, giản dị và thực dụng, phù họợp với xu hướng kiến trúc đang phát triển ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời bấy giờ, phong cách Art Deco, được ứng dụng trong nhiều công trình ở Hà Nội. Kiến trúc Art Deco bắt đầu phát triển ở Hà Nội từ những năm 1920 và đặc biệt mạnh mẽ vào những năm 1930. Những công trình xây dựng theo xu hướng này thưởng sử dụng những hình khối kinh điển trong bố cục không gian, các khối vuông, chữ nhật kết hợp với các khối bán trụ tạo ra một hình thức kiến trúc hiện đại và giản dị. Thêm vào đó là các hoạ tiết trang trí bằng thép uốn hoặc đắp nổi bằng xi măng, thạch cao với đường nét mềm mại làm giảm bớt sự thò nặng của các khối chủ đạo. Đây cũng là hình loại kiến trúc được nghiên cửu và có nhiều sự cải biên nhằm tới sự hài hoà với khí hậu và cảnh quan Hà Nội. Một số công trình tiêu biểu: Chi nhánh ngân hàng Đông Dương), nhà in IDEO (24 Tràng Tiền), công ty AVIA (39 Trần Hưng Đạo), Bưu điện (6 Đinh Lễ), các toà nhà số 91 Đinh Tiên Hoàng và 31 Tràng Tiền, cùng rất nhiều biệt thự trải từ quận Ba Đình tới cuối các phố Bà Triệu, Hàng Chuối.
III. NHỮNG TÊN TUỔI CHÓI CHANG CỦA TRƯỜNG PHÁI ART DECO
Tamara Lempicka
Nữ hoàng của nghệ thuật Art Deco. Đó là cái biệt danh mà giới báo chí đã tặng cho Tamara de Lempicka. Sinh thời, trong giai đoạn sáng tác dồi dào nhất, bà đã vẽ hơn 150 bức tranh. Viện bảo tàng Pinacothèque tại Paris đã tập hợp khoảng 60 tác phẩm để kể lại giai đoạn vinh quang sự nghiệp của họa sĩ người Ba Lan. Cuộc triển lãm tại viện bảo tàng Pinacothèque ở Paris cho thấy được một điều : Nghệ thuật vẽ tranh của Tamara de Lempicka trở thành biểu tượng của một thời đại, do phản ánh rõ rệt tư tưởng thịnh hành trong giai cấp thượng tầng của xã hội thời bấy giờ. Đây cũng là dịp để xem một số tác phẩm ít được phổ biến của bà, trong đó có tấm tranh Sa Tristesse (Nỗi Buồn của Nàng) vẽ vào năm 1923, được tìm lại trong khoảng thời gian gần đây, sau nhiều năm bị thất lạc.
NHỮNG TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
PHẦN 4-LỜI KẾT Trường phái art deco đánh dấu mốc son hào nhoáng của nên mĩ thuật thế giới Đánh dấu sự phát triển vượt bậc và thẩm mỹ nâng cao của con người Qua bài tiểu luận em hy vọng mọi người có cái nhìn tổng quát và đẹp đẽ về một trường phái đã đang và sec đồng hành cùng sự phát triển của mĩ thuật thê giới, của kiến trúc, nội thất , thời trang , điện ảnh Một trường phái mang nhiều ý nghĩa thẩm mĩ , cái đẹp của sự hoàn mĩ và cần được lưu giữ
TÀI LIỆU THAM KHẢO http://designs.vn/tin-tuc/thiet-ke-phong-cach-art-deco-la-gi_216080.html https://mythuatms.com/hoc-ve-art-deco-trong-lich-su-designd1292.html https://colorme.vn/blog/art-nouveau-la-gi-phong-cach-art-nouveautrong-thiet-ke-do-hoa?suggestion=after-post https://colorme.vn/bai-tap-colorme?id=90406 http://designs.vn/tin-tuc/-phong-trao-nghe-thuat-art-nouveau-va-artdeco_14997.html#.XxqAC54zaUk Hình ảnh : pinterest, wiki media, google