Mien Duc Thang - Music Therapy A New Approach

Page 1




















Mái ấm ca dao Trong y học có nói đến thai giáo có nghĩa là cho đứa trẻ nghe nhạc trong lúc còn nằm trong bụng mẹ, lời nhạc chính là tiếng hát ru ,khi người mẹ nghe nhạc sẽ tạo ra những tần số sóng âm và sóng âm ấy hòa điệu vào sóng âm tăng cảm xúc tốt cho đứa bé. Sóng âm nhiểu loạn gây cảm xúc xấu cho đứa bé. Mái ấm ca dao diễn tả về tình mẹ như mái ấm chứa đựng những câu ca dao ngọt ngào. Những cử chỉ ánh mắt dịu dàng là bài nhạc không lời, có thể xoa dịu sự đau đớn mà bệnh nhân đang gánh chịu, trong thời khắc này “Lương y như từ mẫu“ là một biệt dược cho bệnh nhân.

www.mienducthang.com



Cổ tích xanh. Cổ tích và thực tại là hai hình thức đối lập nhau, ta sống trong những giây phút mơ mộng được trở về quá khứ, ”từng giọt mưa xanh ôm ngày nhớ, ngồi đây ngày qua theo sóng mơ“.



Sóng chờ Trước mênh mông bao la của biển cả phận người quá bé nhỏ và chính lúc này đây ta sẽ nhận ra sự vô thường của đời sống. Khi chúng ta yêu, tình yêu mong manh trong đau khổ, khi cuộc sống với quá nhiều thác ghềnh sóng gió, ta muốn tìm đến biển, để chúng ta có thể thả trôi hết những lo âu, tị hiềm. Lúc này đây tiếng sóng sẽ như khúc nhạc êm đềm xoa dịu mọi phiền muộn trong tâm hồn. “Con đường xưa, sóng dịu êm nuôi cuộc tình diệu vợi. Như biển xanh, dã tràng ơi, yêu đã là mênh mông”



Cõi mật tình em Tình yêu em như cõi mật để tôi là cánh bướm say đắm hút lấy hương vị ngọt ngào của đời sống. Cho tôi quên đi nỗi cô đơn, xóa đi mọi ưu phiền trong cuộc sống hiện thực.

www.mienducthang.com



Tơ đời một thoáng. Kiếp tằm là phải nhã cho đời những sợi tơ vàng óng ánh. Từ ”Em” trong bài hát này là nhân cách hóa dành cho tất cả những người vì nghệ thuật, dâng tặng cho đời những tác phẩm nghệ thuật, được hình thành bằng tâm não, bằng trí tuệ và thân xác của mình. Với bài hát này tôi tin rằng những người nghệ sĩ sẽ cảm thấy sự trân trọng và yêu thương mà cuộc sống đã đền trả lại những gì họ đã hiến dâng .

Rỗng , làm cho trống rỗng cũng là một nội lực. Miên Đức Thắng.



Bầu ơi nhắn dùm. Trong ca dao tục ngữ Việt nam có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn' Trong cơn bão năm 2006 tàn phá miền Trung khốc liệt tôi đã sáng tác bài hát này như một lời kêu gọi mọi người cùng chung tay góp sức giúp đỡ đồng bào ruột thịt của mình. Bài hát đã gieo niềm hy vọng trong lòng những người đang trực tiếp gánh chịu tai ương rằng quanh đây vẫn còn… “Thơm lòng anh mở rộng ,để lòng chị vun trồng. Giàn bí xanh nuôi lại những mảnh đời bão giông ”

www.mienducthang.com




I I . LIỆU PHÁP ÂM NHẠC GIẢI UẤT: - Gồm những bài hát khai thông đươc nỗi u uất trong tâm hồn của người bị bệnh trầm cảm hoặc đang bị stress .

1. Đất Nước Cần Trái Tim Ta 2. Thánh Địa Mơ Màng 3. Mai Kia Lòng Độ Lượng 4. Gió Gửi Bản Tình Ca 5. Lạ Lùng 6. Em Ơi Buồn Xanh Tội 7. Huế Khúc Thái Hoà 8. Tương Tư Miếu Đền 9. Gói Giùm Giọt Lệ 10. Hôm Nay Tôi Lại Ghét Tôi 11. Trùng Tu Giọt Lệ


Đất nước cần trái tim ta. Trong mỗi con người chúng ta đều có lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Trong trái tim của mỗi người đều mang nặng tình yêu với quê hương. Sự chuyển biến thăng trầm của đất nước đều làm cho chúng ta băn khoăn, ray rứt. Đôi khi chúng ta cảm thấy bất lực, cảm thấy uẩn ức và chúng ta không thể nào bày tỏ. Bài hát này tôi muốn chia sẽ với mọi người - Xin hãy luôn nhớ rằng “Đất nước cần trái tim ta”



Thánh địa mơ màng. Cuộc sống là một tuồng ảo hóa, con người luôn bay nhảy trong từ trường dao động. “Life is but a dream” thế giới chúng ta đang sống tựa như giấc mơ trong tuồng ảo hóa, thiên đàng mơ ước ấy sẽ như “Tôi đi tìm thánh địa mơ màng, lực sĩ khóc quanh lăng mộ và miếu đền tình ái” Đối chứng với xã hội hiện nay tôi tin rằng các bạn nghe bài hát này như một điều cần chia xẻ.



Mai kia lòng độ lượng. Mang nặng tính chủ đề khai thông tâm sự buồn bã ,hờn giận, đau khổ tích tụ trong tâm. Muốn có sức khỏe thì chúng ta phải biết thương mình hơn, tha thứ cho chính mình, thương mình hơn là mình sẽ lắng nghe trạng thái sức khỏe của mình, không lạm dụng đi quá sự vô độ. Làm sao cho chúng ta có sự điều độ, từ ăn nói, ngủ nghỉ có liều lượng ( dosage). Tha thứ cho mình có nghĩa là mình đừng đi tìm sự hoàn hảo của chính mình, khi chúng ta cứ mãi đi tìm sự hoàn hảo chỉ làm cho mình rơi vào khủng hoảng, tự làm đau đớn mình hơn. Khi nghe bài hát Mai kia lòng độ lượng các bạn sẽ cảm thấy lòng thanh thản hơn, và bài hát này đã mang đến một tác dụng giải uất tâm hồn người nghe.



Gió gởi bản tình ca. Những ca từ viết về tình yêu thường rơi vào trạng thái nhớ nhung, than van bi lụy. Khi tình yêu không còn là say đắm ngọt ngào, khi mà sự xa cách giữa hai người yêu nhau đưa nổi nhớ thương đến tột cùng thì người ta thường hay mơ về hạnh phúc đã mất đi.



Lạ lùng. Mọi điều xảy ra trong đời sống của chúng ta là vô thường, khi nghe những ca từ của bài hát này ta sẽ cảm nhận trong cõi đời vô hạn này, lòng người thật hạn hẹp trong thất tình lục dục, hỉ nộ sân si của quá khứ. Nó đã là của ngày hôm qua, nhưng hôm nay khi ta gặp lại người đã gieo cho ta niềm sân hận ấy thì lập tức nó lai mới như vừa xảy ra. “Lạ lùng thay muộn phiền. Lạ lùng thay hiềm tỵ. Sao mi cứ mới toanh”



Em ơi buồn xanh tội. Có một triết gia đã nói rằng “Mọi lý thuyết trên đời đều là màu xám, chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi” Nói một cách tương đối thì tất cả những gì làm cho chúng ta bất hạnh, cả những lý thuyết khô cằn của triết học giam hảm tư tưởng và đời sống làm cho ta luôn bất an, thật sự hạnh phúc nếu chúng ta thoát ra khỏi vòng vây ấy. Bài này tôi đã trình bày trong “Hội nghị minh triết” bàn về các lý thuyết triết học đông tây.



Điện Thái hòa ở Huế là nơi ngày xưa Vua họp các Đại thần để bàn việc triều chính. Theo chiều dài lịch sử Huế với biết bao thăng trầm, có lúc thịnh trị có lúc suy vi. Lăng tẩm đền đài ở Huế là chứng nhân của sự tàn khốc của chiến tranh. “À ơi có sóng chiều ni trên Hòn Chén. Mịt mùng hồn kể chuyện thế gian.”



Tương tư miếu đền. Nói về chứng bệnh của những người

trầm

cảm, những người luôn nghĩ về quá khứ đau buồn. Thật sự nghĩ về quá khứ, cũng là hoài niệm cần phải có, nhưng khi đắm chìm sâu vào quá khứ, chúng ta không cảm nhận được hiện tại sinh động đang diễn biến .Hiện tại và quá khứ như một hố sâu thẳm và chúng ta rơi vào đó khiến tâm-thân hỗn loạn ,đây có thể là gốc rễ của các bệnh trầm cảm, trầm uất, tâm thần phân liệt. Khúc nhạc này như một liều thuốc tâm linh, cho người nghe suy tư về đời sống thực tại để giải tỏa những buồn chán trong tâm.



Gói dùm giọt lệ. Khi phải thức trắng đêm người ta mới nhận ra rằng “Ăn được ngủ được là tiên” khi không ngủ được ta sẽ hồi tưởng lại những nỗi buồn, ta dễ khóc lóc, than van nhưng chúng ta lại cảm thấy cần phải quyết tâm rời bỏ nổi đau khổ, nhìn vào thực tại ,gói lại những giọt lệ, để chúng ta có thể đứng dậy bước ra đời sống bằng tâm thân an lành thanh thản.



Hôm nay tôi lại ghét tôi. Là một đề tài rất hứng thú nó đề cập tới một khía cạnh của chứng bệnh rối loạn lưỡng cực (bipolar disorders) là một đề tài để chúng ta tự soi rọi lai mình. Uống rượu nhiều quá chúng ta bị xơ gan, chai gan, đến một lúc chúng ta không còn uống rượu được nữa, khi đó chúng ta tìm đến nghệ thuật hội họa, âm nhạc, thơ ca sẽ là chất men thay thế để ta say thêm đời sống, và chúng ta sẽ tìm thấy cảm xúc Tĩnh vật vui,tĩnh vật buồn. Chúng ta không còn tự oán trách chính mình nữa. Chúng ta thường săn bắt thói hư tật xấu của mình, săn bắt cái bóng của chính mình, để rồi “ Hôm nay về tôi lại ghét tôi”. Nhưng thói hư tật xấu vẫn còn đó, quán tính xấu vẫn còn đây.



Trùng tu giọt lệ. Cười là liều thuốc bổ. Chúng ta có yoga cười. Khóc được, được khóc cũng làm vơi đi nỗi đau. Cười khóc là một tác động tích cực cho cơ hoành, cho phế, can, tâm, tỳ. Bài hát này như một tiếng chuông vang lên kêu gọi những con người bị chai sạn tâm hồn vì phải hứng chịu quá nhiều nổi đau ,quá nhiều nghịch cảnh. Xã hội hôm nay với tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ đã mang đến chủ nghĩa thực dụng chi phối nặng nề vào đời sống. Tính cách mặc kệ nó “mackeno” làm chúng ta xa dần thương mến và độ lượng, nó khiến chúng ta dững dưng và sống như một robot không cảm xúc .Chính điều này làm chúng ta không khóc được,làm chúng ta vô cảm. Nhưng rồi sẽ có một lúc nào đó, chúng ta chợt dâng tràn cảm xúc, chợt thèm được khóc. Hãy khóc để còn được thấy cuộc sống còn biết bao điều tốt đẹp .Đau khổ cũng là chất liệu cần thiết cho đời sống .Ca từ trong bài hát trùng tu giọt lệ chạm vào tận cùng của nổi đau để.... “Đêm đã già những ai còn muốn khóc ,trùng tu ơi giọt lệ nắng mưa.”



Cô quạnh

Tranh sơn dầu của NS - HS Miên Đức Thắng


III. LIỆU PHÁP BI THẮNG NỘ. Là những bài hát buồn bã, da diết, bi ai để chế ngự giận dữ, cuồng nộ.

1. Thực Phẩm Mưa 2. Để Nghe Hờn Dỗi Nhuộm Lòng 3. Cứ Chảy Như Thời Gian 4. Ngồi Nghe Khoảng Tối Xếp Hàng 5. Đi Qua Thế Giới Trong Tôi 6. Nhịp Lạnh 7. Em Về 8. Tang Chế 9. Đi Qua Sắc Màu Nhớ Nhau 10. Nhịp Tim Đời “Cô Đơn” tranh sơn dầu của NS-HS. Miên Đức Thắng


Thực phẩm mưa Trái tim nhảy múa trong cơn mưa tình yêu, trái tim đầy vết thương, vết sẹo của một sân khấu đời tục lụy. Mưa tưới lên hạnh phúc hay đau khổ thì cũng sẽ đến cuối con đường, ở đây trái tim sẽ êm dịu và ngơi nghỉ. Sóng mưa, sóng tình, sóng thế gian có lúc đổi chiều xoay hướng, vẫn còn ai đó đứng dưới mưa thì thầm… “Mưa thực phẩm hồn anh có tiếng chuông chiều gọi. Và đêm lên tiếng khóc.” Bạn ơi hãy khóc đi...khóc thật nhiều, nhưng hãy đừng bao giờ đắm chìm trong tuyệt vọng, bởi vì ngày mai trời lại sáng.



Để nghe hờn dỗi nhuộm lòng Trẻ thơ ơi đem trả lại tiếng cười, khi cuộc sống đầy xao xuyến, lo âu và bất trắc. Thân phận con người nhấp nhô như chiếc bóng giữa biển người, cái thấy, cái nhìn của chúng ta đã bị ảo hóa. Tâm hồn của chúng ta cũng chỉ là hình bóng của chữ nghĩa, chúng ta bị bào mòn bị vắt kiệt trong cõi sinh tồn đó. Liều thuốc cho chúng ta yên vui chính là hãy trở lại tiếng cười khóc của trẻ thơ.



Cứ chảy như thời gian Cuộc sống luôn là sự đấu tranh để sinh tồn,thời gian của một đời người vô cùng ngắn ngủi. Chưa đạt được điều mình mong ước thì tuổi đã xế chiều. Trên con đường đời biết bao lần ta giận dữ, phẩn nộ, hơn thua, tranh giành độc chiếm để rồi cuối con đường cũng chỉ còn lại hư vô. “Bao oan khiên bao bi tráng rồi cũng sẽ lên đường Cứ chảy như thời gian hay chẳng còn thời gian để chảy.”



Ngồi nghe khoảng tối xếp hàng Tôi nghe đâu đó văn hóa machosismus: “chủ nghĩa thống dâm” nó quyện vào nhiều thế hệ. Nó chuyển vào văn hóa những điều than oán, bi ai, da diết. Nó hình thành một thứ văn hóa màu sắc của thống khổ, bi ai và giờ đây còn vang lên nỗi buồn đau của vực thẳm, sự mất mát của một thế hệ. Trong mỗi phân khúc của đời sống chúng ta lại có những nỗi đớn đau, đôi khi lại là thi vị đấy. “Nhưng. Ngồi nghe khoảng tối xếp hàng. Ngồi nghe thơ dại đón chào mùa xuân ‘’ thì... có lẽ đời sống này sẽ tràn thêm hương sắc.



Đi qua thế giới trong tôi “Đi qua, đi qua thế giới trong tôi. Những điêu tàn, điêu tàn chữ nghĩa. Thế giới trong tôi cô đơn bất trắc. Tiếng hư vô cuối vườn gào thét tâm can”. Lời bài hát là tiếng thét vô vọng của tâm linh, trong bóng đêm của thời thế, trong tận cùng của sự bất lực trước diễn biến vây quanh, tôi trở về sau khi vòng quanh thế giới (chưa hết một vòng địa lý, nhưng đủ một vòng thế giới trong tôi) quay lại than ôi chỉ còn lại sự trống rỗng, điêu tàn. “Em chắc cũng như tôi. Cũng vượt qua những khổ đau như thế... Không thể khác hơn, không thể khác gì hơn”

Đôi khi giông bão trên dòng sống. Vẫn thấy hương hoa của đất trời. Miên Đức Thắng Sài Gòn, Việt Nam



Nhịp lạnh Đôi khi tôi rơi vào khoảng không tăm tối của ký ức đầy thất bại, đau thương. Những cuồng nộ của chia ly, tan vỡ...sự lạnh lẽo khởi phát bởi tâm cuồng nộ ấy, làm tôi hóa đá với cuộc đời. Nhịp lạnh ấy rồi theo thời gian cũng sẽ qua đi. Rồi tôi lại sẽ ngân nga những câu kinh như lời sám hối để... “Một giây thôi... Một giây thôi cũng hẹn tái sinh”



Em về “Em về chút ấy phù sa Đỏ chiều như máu vườn sau mộ đời” Trong khô cằn ngỗn ngang của dòng đời, em chỉ là đìu hiu, em chỉ là trăng tà bóng xế, tôi để lạc mất em như lạc mất chính cuộc đời mình. Rồi một ngày, bóng ngã về chiều lòng tôi lại khôn nguôi tiếc nhớ. Tôi đã lên tiếng gọi ... “Em về chút ấy thôi mà Lòng anh có dịp đắp bờ mộng xanh” Hởi những người đang yêu, cứ giận dỗi đi, cứ chia xa đi... Nhưng hãy giử mầm bao dung độ lượng, hãy gọi mời nhau khi tình yêu còn xanh màu nhung nhớ. Đừng thiêu hủy tình yêu rồi tự hủy chính mình.



Tang chế Có một ngày anh đã ra đi, và rồi cũng sẽ đến một ngày tôi cũng ra đi. Cái định luật muôn đời khắc nghiệt ấy rồi ai cũng đều phải một lần nếm trải. Thôi thì … “Tuổi ghi ngoài bia đá, hết rồi cuộc đời anh. Thương cho anh, thương cho anh chết trên bờ lau. Thương cho tôi, thương cho tôi chết đi về sau.”

Về thôi một nắm đất. Về đội lòng hoang vu. Khúc sinh ca tận diệt Cũng làm một cõi bờ.

Miên Đức Thắng Sài Gòn, Việt Nam



Đi qua sắc màu nhớ nhau Khi một điểm chuyển động ta có con đường. Khi một hạt chuyển động ta có sóng (đôi khi hạt và sóng là một). Sự chuyển dịch trong mỗi phút sống làm nên cuộc đời. Thời gian chính là cuộc đời và cuối cuộc đời cũng chỉ là một chấm thôi. “Ngồi lại hôm nay bờ bến cũ. Để thấy bây giờ là mai sau. Này tình yêu hỡi...để thấy mai sau là bây giờ”



Nhịp tim đời Vật thể bao giờ cũng có nhân trong nó. Vũ trụ cũng có cái nhân của nó. Sóng đời cũng có cái nhân trong nó. Nhân đó chính là trái tim của cuộc sống. Khi có nhịp đập của trái tim thì cũng có lúc trái tim ngừng đập. Nhịp tim đời cũng có lúc réo rắt hoan ca, cũng có lúc nhặt khoan đau đớn. Sự biến ảo của trái tim cũng mang theo những hình ảnh của từng người, từng thời khắc mà ta đã sống. “Ôi trên bước đi, có lắm khi trên thịt da, gai nhọn đâm qua ước mơ ta: “Và rồi - nỗi buồn có hôm nuôi mình được lớn thêm, dù trái tim đôi lần đã vỡ ra”


























Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.