MỤC LỤC TIN KINH TẾ Kinh tế trong nước tháng 4 / 2012 Kinh tế trong nước tháng 5 / 2012 Kinh tế thế giới tháng 4 / 2012 Kinh tế thế giới tháng 5 / 2012
1 2 4 6
LĂNG KÍNH KHOA HỌC Bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản Từ “hành vi sai lạc” đến con đường khoa học
8 12
GƯƠNG MẶT KHOA HỌC NCKH Sinh viên: Phương pháp nghiên cứu và đôi điều chia sẻ
14
Tổng biên tập: Nguyễn Thùy Liên Phó tổng biên tập: Vương Mỹ Anh Nội dung: Nguyễn Thị Lan, Đỗ Ngọc Sơn, Khổng Trung Thắng, Lê Thị Phương Anh, Vũ Ngọc Anh, Vương Mỹ Anh, Nguyễn Thùy Linh Thiết kế - Trình bày: Phan Mỹ Duyên, Đỗ Ngọc Sơn Địa chỉ: Phòng 121 nhà 11 – Đại học Kinh tế quốc dân Email: yesnews.neu@gmail.com
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
4 – 5/2012
Chuyên mục:
TIN KINH T tăng mạnh nhất so với tháng 3 là nhóm giao thông với mức tăng 2,67%. Tuy nhiên, so với tháng 4 năm 2011 thì nhóm hàng này vẫn tăng thấp hơn mức chung của chỉ số. Các nhóm còn lại đều có chỉ số giá tăng cao hơn so với mức tăng chung. Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Thương mại, giá cả, dịch vụ Chỉ số giá tiêu dùng So với tháng 3/2012, chỉ số giá tháng 4 tăng nhẹ 0,05%, còn so với cùng kỳ năm 2011, CPI tháng 4 năm 2012 tăng 10,54%. Với mức tăng nhẹ này thì đây là lần đầu tiên kể từ tháng 3/2009, nước ta có chỉ số giá tiêu dùng tháng sau tăng ở mức thấp so với tháng trước. Điểm đáng chú ý vẫn là sự tác động của lạm phát từ thị trường nước ngoài tới giá cả hàng hóa như giá xăng và giá gas. Diễn biến cụ thể, trong 11 nhóm hàng tính chỉ số giá, có 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm so với tháng trước là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,8% (trong đó nhóm lương thực giảm mạnh nhất 1,69%), nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,44% và nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%. Nhóm hàng có chỉ số giá
Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm của nước ta tăng trưởng khá ấn tượng nhưng đến tháng 4 đã giảm 9,3% (879 triệu USD) so với tháng trước ước đạt 8,6 tỉ USD. Đóng góp vào sự tăng trưởng trên chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 20,6 tỉ USD, tăng 36,4%, khu vực trong nước đạt 12,8 tỉ USD, tăng 4,3%. Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta vẫn gặp nhiều khó khăn như cà phê giảm 25%, dệt may giảm 7,3%. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng Tư ước tính đạt 9 tỷ USD, giảm 0,6% so với tháng trước và xấp xỉ cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 33,6 tỷ USD, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2011, bao gồm: Khu vực kinh tế trong nước đạt 16,1 tỷ USD, giảm 11,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 17,5 tỷ USD, tăng 25,9%. Nhập siêu tháng Tư ước 1
tính 400 triệu USD, bằng 4,7% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Nhập siêu bốn tháng đầu năm là 176 triệu USD, bằng 0,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu. Giá cả hàng hóa Sự nổi bật trong tình hình giá cả hàng hóa trong nước vẫn là việc tăng giá xăng, dầu. Kể từ ngày 20/4, mức điều chỉnh giá xăng là 900 đồng/lít (3,93%), điều này khiến việc điều chỉnh giá xăng trong nước ngày càng đúng với quy luật “tăng nhanh nhưng giảm mạnh”.
Khung giá mới này sẽ tiếp tục kéo các mặt hàng khác tăng theo ở thời gian sắp tới, đặc biệt ở lĩnh vực giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa. Lãi suất Theo thông tư 08/2012/TTNHNN, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
có kỳ hạn dưới 1 tháng là 4%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên là 12%/năm. Riêng Quỹ tín dụng nhân dân ấn định mức lãi suất tối đã đối với tiền gửi từ 1 tháng trở lên là 12,5%/năm.
Quyết định quan trọng của chính phủ ảnh hưởng đến nền kinh tế Vào sáng 19/4, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế trước khi trình Quốc hội. Tại bản đề án tái cơ cấu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, Chính phủ đã thông qua các đề án tái cơ cấu đầu tư, mà trọng tâm là đầu tư công, đề án tái cấu trúc doanh nghiệp nhà
Đánh giá về tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm 2012, Chính phủ nhận định kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển biến tích cực trong từng ngành, từng lĩnh vực mặc dù còn
nước (trọng tâm là tập đoàn, tổng công ty nhà nước) nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nền kinh tế. Bên cạnh đó cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng và thị trường chứng khoán cũng là nhiệm vụ được ưu tiên thực hiện, tức là huy động và phân bổ vốn từ người tiết kiệm sang người đầu tư, và chuyển dịch vốn từ ngành và doanh nghiệp kém hiệu quả sang các ngành và doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn và chuyển tải tác động của chính sách tiền tệ đến khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Thực hiện tăng trưởng hợp lý, bền vững và ưu tiên chất lượng tăng trưởng là nguyên tắc đầu tiên cần tuân thủ được nêu tại đề án. Trong điều hành nền kinh tế, luôn nỗ lực để đạt được kết quả toàn diện. Tuy vậy, trong trường hợp phải lựa chọn, thì ưu tiên chất lượng tăng trưởng, mà trước hết là tăng trưởng với lạm phát thấp, cân đối vĩ mô vững chắc, tăng trưởng đi kèm với xóa đói giảm nghèo, giảm dần bất bình đẳng về thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội và thân thiện với môi trường.
rất chậm. Kinh tế vĩ mô ổn định, các ngành sản xuất có dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là tình hình lạm phát đã được kiểm soát góp phần ổn định đời sống xã hội.
2
4 – 5/2012
Phần phương hướng tái cơ cấu kinh tế, ở định hướng các ngành, sản phẩm ưu tiên phát triển, đề án xác định, loại thứ nhất là các ngành, sản phẩm hiện đang có lợi thế cạnh tranh. Thứ hai là các ngành, sản phẩm được ưu tiên phát triển để xây dựng, bổ sung và nâng cao lợi thế cạnh tranh của nền kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2020. Nhận định việc lựa chọn các ngành, sản phẩm ưu tiên để xây dựng năng lực cạnh tranh là vấn đề khó khăn, tuy vậy, đề án cũng đưa ra kiến nghị cụ thể các ngành, các sản phẩm với tiêu chí: đã và đang phát triển tại Việt Nam, có tiềm năng phát triển và có thị trường, thương mại quốc tế được, có thể trao đổi được qua thương mại quốc tế. Bao gồm: luyện kim, hóa dầu, đóng tàu và các phương tiện vận tải khác, điện tử, công nghiệp xanh và năng lượng tái tạo, dịch vụ logistics, dịch vụ du lịch… Khổng Trung Thắng (Tổng hợp)
Đầu tư Tính đến hết tháng 5/2012, Việt Nam đã có 283 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
vốn đăng kí 4,12 tỷ USD, bằng 74,7% so với cùng kì năm 2011. Ngoài ra, có 82 lượt dự án FDI đăng kí vốn đầu tư với tổng vốn đăng kí thêm là 1,2 tỷ USD, Bằng 52,5% so với cùng kì năm 2011. Như vậy, tính chung cả vốn đầu tư đăng kí cấp mới và vốn đầu tư thêm trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã thu hút thêm được 5,32 tỷ USD, bằng 68,2% so với cùng kì năm 2011. Theo thống kê mới nhất, tính đến thời gian này đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Nhật Bản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng kí lên đến 3,68 tỷ USD- chiếm 69,1% tổng vốn đầu tư.
Theo đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến vẫn chiếm ưu thế với 127 dự án đầu tư đăng kí mới và 66 dự án tăng vốn với 3,3 tỷ USD- chiếm 62,3% tổng vốn đầu tư đăng kí. Đứng thứ 2 là lĩnh vực bất động sản với 1,57 tỷ USD- chiếm 29,6% vốn đầu tư, tiếp đến là lĩnh vực vận tải với 182 triệu USD- chiếm 3,4%.
Thương mại - Dịch vụ Giá cả và thương mại nội địa Chỉ số giá tiêu dùng - CPI tháng 5/2012 tăng 0,18% so với tháng 4/2012. CPI tháng 5/2012 so với tháng 12/2011 tăng 2,78%; so với tháng 5/2011 tăng 8,34%; bình quân 5 tháng đầu năm 2012 tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng đã trở lại mức một con số sau 18 tháng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 5/2012 ước đạt khoảng 191.800 tỷ đồng. Tính cả 5 tháng đầu năm 2012, tổng mức bán lẻ cả nước ước đạt 952.160 tỷ đồng, tăng 20,8% so với cùng kỳ 2011. Giá cả ở hai nhóm: hàng ăn, dịch vụ ăn uống và nhà ở, vật liệu xây dựng tiếp tục giảm so với tháng 4 với mức giảm lần lượt là 0,14% và 0.97%. Trong khi đó, các nhóm hàng còn lại chỉ tăng nhẹ, ngoại trừ mức tăng 1,32% ở nhóm hàng Giao thông hay mức tăng 3,09% ở nhóm Hàng hóa và các dịch vụ khác. Như vậy, việc điều chỉnh tăng/giảm giá xăng dầu vào các ngày 20/4 và ngày 9/5, cũng như việc tăng lương cơ bản vào đầu tháng 5/2012 chỉ làm tăng giá cả của hàng hóa ở mức không đáng kể. Điều này phần nào cho thấy sức cầu của nền kinh tế vẫn còn thấp. Sản xuất công nghiệp Tháng 5/2012, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 4,4% so 3
4 – 5/2012
với tháng 4/2012 và tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2011. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012 chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 5 tháng đầu năm 2012 các sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất công nghiệp có tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước như: dầu mỏ thô khai thác đạt 6,6 triệu tấn- tăng 9,4%; khí hóa lỏng đạt 308.000 tấntăng 22,2%; thủy hải sản chế biến đạt 692.700 tấn- tăng 17%... Một số sản phẩm có mức giảm so với cùng kỳ năm trước như: than đá đạt 19,5 triệu tấn- giảm 2,6 %; giày thể thao đạt 133,2 triệu đôi- giảm 1,8%; xe ô tô giảm 10,6%; điều hòa nhiệt độ giảm 44,1%...\
Hoạt động xuất nhập khẩu Kim ngạch xuất khẩu tháng 5/2012 ước đạt 9,1 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 4,78 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
xuất khẩu ước đạt gần 42,86 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.
Một số quyết định Kinh tế quan trọng được ban hành trong Tháng 5 / 2012
Về thị trường xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2012, ước xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng 19,8% và tỷ trọng 17,3% so với kim ngạch xuất khẩu cả nước; xuất khẩu vào EU tăng 21,6% và chiếm tỷ trọng 17,1%; xuất khẩu vào ASEAN tăng 19,5% và chiếm tỷ trọng 14,4%...
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư số 16/2012/TTNHNN hướng dẫn một số điều của Nghị đinh số 24/2012/NĐCP. Theo đó, hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng sẽ có 6 tháng để chuyển tiếp; và thời hạn chuyển tiếp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ là 12 tháng kể từ ngày Thông tư có hiệu lực thi hành vào ngày 10/07/2012.
Kim ngạch nhập khẩu tháng 5/2012 ước đạt 9,8 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2012, tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt hơn 43,482 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt hơn 22,190 tỷ USD, tăng 25,3%. Năm tháng đầu năm 2012, cả nước nhập siêu 622 triệu USD, bằng 1,45% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Bước vào tháng 4/2012, kinh tế thế giới có vẻ như đã “ổn định” hơn so với những tháng đầu năm tuy nhiên những vấn đề về chính trị quá nóng lại khiến cho người ta lo ngại hơn và hệ quả tất yếu của nó là những nhận định thiếu khả quan về nền kinh tế toàn cầu.
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 83/2012/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN theo tinh thần của Nghị quyết 13/NQ-CP. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 23/5/2012.
4 – 5/2012
hàng xăng tăng từ 2% lên 4%; nhiên liệu diesel cũng tăng thêm 1%, từ 2% lên 3%; dầu nhiên liệu khác lên 5%. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 24/05.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa thông báo mở gói tín dụng trị giá 2,000 tỷ đồng để cho vay kinh doanh và mua bất động sản với lãi suất chỉ 13 – 14%/năm.Gói tín dụng này dành cho các cá nhân/hộ kinh doanh có nhu cầu vay vốn từ ngày 21/5 –21/9/2012, được triển khai theo chủ trương của Chính phủ và NHNN.
Thông tư 84/2012/TT-BTC hướng dẫn điều chỉnh thuế nhập khẩu xăng dầu. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu của mặt
Lê Phương Anh (Tổng hợp)
Giá dầu lên xuống thất thường vẫn là tâm điểm về kinh tế trong tháng vừa qua. Trái với những dự báo ban đầu của giới chuyên gia là giá dầu sẽ tăng thì giá dầu lại bất ngờ giảm trong 3 ngày liên tiếp 7,8,9/4 sau khi Iran chấp nhận quay trở lại đàm phán chương trình hạt nhân. Tuy nhiên đến khoảng giữa tháng thì giá
dầu lại ngược dòng tăng mạnh trở lại trên 104 USD/thùng ngay sau khi Tây Ban Nha bán thành công trái phiếu và bối cảnh về những lo lắng nợ công của châu Âu đang được xoa dịu, đặc biệt là sau kết quả cuộc hội đàm hạt nhân đáng khích lệ giữa Iran và nhóm 6 cường quốc.
4
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
Giá vàng kì hạn cũng nương theo chiều đi lên của dầu thô và thị trường chứng khoán. Những dự báo từ phía IMF cũng là một bằng chứng cho tính “mong manh” của nền kinh tế toàn cầu: “Đối với các nước tiên tiến như một toàn thể, chúng tôi dự báo tăng trưởng 1,4% trong năm 2012, và 2 phần trăm vào năm 2013. Đây là những con số thấp. Một chút chi tiết hơn.Đối với Hoa Kỳ, những con số 2,1% cho năm 2012, và 2,4% cho năm 2013. Trong trường hợp điều tồi tệ hơn là dành cho khu vực đồng Euro, nơi các con số là - 0,3% cho năm 2012 và 0,9% cho năm 2013. Con số này tiêu cực đối với đồng Euro, năm 2012, phản ánh tăng trưởng âm khoảng 2%, ở các nước như Italia và Tây Ban Nha, và sự tăng trưởng tích cực trong Đức và Pháp, nhưng những con số của Đức và Pháp vẫn còn rất thấp”. Đi vào cụ thể : Kinh tế Mỹ: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner hôm qua tuyên bố, tác động từ khủng hoảng nợ châu Âu cùng với lo sợ về Iran và giá dầu tăng cao đặt ra những đe dọa lớn nhất tới kinh tế Mỹ. Tuy nhiên Kinh tế tiếp tục hồi phục mặc dù thị trường việc làm còn chưa tăng trưởng bền
vững. Người tiêu dùng đang dần lấy lại hứng thú mua sắm. Fed khẳng định sẽ nỗ lực hỗ trợ nền kinh tế phục hồi bền vững. Mỹ ngăn chặn đầu cơ để giảm giá xăng dầu. Tổng thống Mỹ vừa công bố một loạt biện pháp nhằm ngăn chặn giới đầu cơ phố Wall thao túng giá dầu để giám giá xăng bán lẻ tại Mỹ: “Giá xăng tăng giống như một loại thuế mới đánh vào túi tiền của người dân. Chúng ta cần bảo vệ người tiêu dùng chứ không móc túi họ” – Báo Wall Street Journal.
Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 17/4 đã công bố các biện pháp gia tăng sự kiểm soát của chính phủ đối với thị trường nhiên liệu và phạt nặng các hành vi đầu cơ trục lợi của các công ty kinh doanh dầu khí. Ông Obama đưa ra các biện pháp này trong bối cảnh không ít cử tri phàn nàn về cách xử lý không hiệu quả của Nhà Trắng trước tình trạng giá xăng dầu liên tục leo thang từ đầu năm 2012 tới nay. Cũng trong ngày 17/4 Mỹ cam kết không góp thêm ngân quỹ cho IMF và cho rằng tổ chức tài chính đa phương này vẫn có đủ nguồn lực để giải quyết các thách thức toàn cầu vì theo quốc gia này trong bối cảnh chính nước Mỹ đang phải vật lộn với 5
4 – 5/2012
tình hình nợ công cao, thì việc tăng ngân quỹ hỗ trợ đóng góp cho IMF hay cứu trợ hàng chục tỷ USD cho châu Âu có thể là hành động mang tính chất "tự sát chính trị", nhất là khi cuộc chạy đua bầu cử Tổng thống nhiệm kỳ mới đang nóng dần lên. Kinh tế châu Âu: Mặc dù khẳng định đã đạt được nhiều thành công trong việc chế ngự "căn bệnh" nợ công của châu Âu, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận nền kinh tế "lục địa già" vẫn còn quá mong manh trước cơn bão của nền kinh tế thế giới. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp chạm mốc cao nhất trong 14 năm qua thì sản lượng sản xuất của khu vực đồng euro lại suy giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng. Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, tỷ lệ thất nghiệp của 17 quốc gia khu vực Eurozone tăng lên 10,8% trong tháng 2 vừa qua, mức cao nhất trong 14 năm trở lại đây, đồng thời gần chạm ngưỡng kỷ lục 10,9%. Đồng thời tỷ lệ lạm phát trong tháng 3 tiếp tục nằm ở mức 2,7% tháng thứ 4 liên tiếp, cao hơn so với con số dự báo 2,6% của các chuyên gia kinh tế đồng thời vượt xa mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Nền kinh tế khu vực này khó có thể tăng trưởng nhanh bởi các chính sách cắt giảm ngân sách và tăng chi phí năng lượng sẽ hạn chế đáng kể nhu cầu tiêu dùng cũng như tiềm năng đầu tư.
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
Giới phân tích cảnh báo rằng lượng tiền lớn mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) "bơm" cho các ngân hàng trong khu vực chỉ có thể trấn an thị trường trong mấy tháng đầu năm 2012, trong khi đợt chào bán trái phiếu gây thất vọng của Tây Ban Nha trong tuần trước là dấu hiệu cho thấy hiện tại chỉ là sự yên ắng tạm thời trước khi "cơn bão" nợ công châu Âu lại tiếp tục hoành hành. Tuy nhiên rất may mắn đợt phát hành sau đó thành công đã làm dịu lại lo ngại. Bên cạnh đó, ngày 18/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo tăng trưởng trì trệ và tỷ lệ nợ đến hạn thanh toán cao của các nền kinh tế châu Âu tiếp tục đe dọa hoạt động của các ngân hàng ở châu lục này.
Năm tháng đầu năm trôi qua nhanh chóng và nền kinh tế thế giới dường như càng ngày càng rơi vào bế tắc. Sự lên xuống từng ngày của giá dầu và giá vàng gần
Kinh tế châu Á : Kinh tế Trung Quốc đang bị ảnh hưởng vì nhu cầu giảm ở một số thị trường nước ngoài. Tỷ lệ tăng trưởng GDP trong Quý 1 năm nay là 8,1%, giảm từ mức 8,9% của ba tháng trước đó. Mức tăng này còn thấp hơn dự báo của nhiều phân tích gia, vốn trông đợi con số khoảng 8,3%. Cùng lúc nước này cũng đang gặp khó trong việc kích cầu nội địa. Chính phủ Trung Quốc cũng đã đưa ra một số biện pháp nới lỏng chính sách tiền tệ. Ngân hàng nhà nước đã giảm yêu cầu về dự trữ tín dụng hai lần trong những tháng gần đây. Giới phân tích nói nay cần tăng tín dụng để khuyến khích đầu tư và tăng trưởng trong những tháng tới.
4 – 5/2012
trường xuất khẩu lớn nhất của nước này trong năm 2009. Kinh tế Ấn Độ: Ấn Độ được xếp vị trí quốc gia lạc quan nhất châu Á theo kết quả mộc cuộc điều tra về niềm tin tiêu dùng toàn cầu của MasterCard. Chỉ số niềm tin của Ấn Độ lên tới 81,2. Hiện tại nước này vẫn đang theo đuổi chính sách nới lỏng tiền tệ mặc dù lạm phát có dấu hiệu gia tăng, bởi mục tiêu số 1 là tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế Nhật Bản: Chuyển từ giảm phát sang lạm phát. Ngân hàng trung ương cam kết nới lỏng chính sách mạnh mẽ. Từ đầu năm đến nay, đồng nhân dân tệ đã tăng 5,2% so với đồng yên, khiến hàng hóa của Nhật Bản bán chạy hơn ở Trung Quốc – thị
Tóm lại: Mặc dù nền kinh tế thế giới vẫn đang trong tình trạng “phục hồi ì ạch” tuy nhiên tháng 4 vừa qua đã có những sự “ổn định” nhất định và được đánh giá là tích cực. Vẫn chưa có một dấu hiệu nào thực sự đáng để lạc quan song nỗ lực của tất cả các nước đều cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế nhằm đảm bảo ổn định tài chính toàn cầu và đặt sự phục hồi của kinh tế thế giới vào nền tảng vững chắc hơn. Nguyễn Thị Lan – Đỗ Ngọc Sơn (Tổng hợp)
như là một hiện tượng đã quá quen thuộc trước bất kì một vấn đề chính trị nào gần như cũng là một thách thức khá lớn đối với việc giải quyết những vấn đề bất
ổn kinh tế ở mỗi quốc gia. Tháng 5/2012, những cảnh báo về rủi ro tài chính đe doạ nền kinh tế Mỹ, những quan điểm bất đồng trong giải quyết bài toán tăng trưởng
6
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
của các nhà lãnh đạo châu Âu, đặc biệt là những lo ngại về tiêu cực của khủng hoảng kinh tế tác động đến châu Á… tiếp tục là những mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư. Kinh tế Mỹ: Các báo cáo kinh tế công bố ngày 24/5 cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này chưa xuất hiện những dấu hiệu suy giảm vào thời điểm kinh tế Khu vực đồng Euro tiến gần tới suy thoái và ngay cả kinh tế Trung Quốc cũng đang tăng trưởng chậm lại. Giới phân tích nhận định việc số người xin trợ cấp thất nghiệp ở Mỹ giảm trong tuần trước, hoạt động chế tạo tiếp tục tăng, tuy với nhịp độ chậm lại trong tháng 5/2012 là những dấu hiệu mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng cho dù "bước đi còn nặng nhọc" và những "cơn gió ngược" từ châu Âu mỗi lúc một mạnh hơn. Mặc dù thế, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Robert Rubin đã đưa ra cảnh báo: “Kinh tế Mỹ có thể phải đối mặt với ‘Vách đá tài chính’CBO: ‘Vách đá tài chính’ sẽ đẩy kinh tế Mỹ trở lại suy thoái”. Và khả năng rất cao những bất ổn tài chính vào cuối năm nay sẽ đe dọa nền kinh tế Mỹ cũng như việc các nhà lập pháp không đưa ra được các chính sách, biện pháp đối phó hiệu quả có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường Kinh tế châu Âu: Những nỗ lực giải quyết khủng hoảng tài chính gần đây của các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu dường như chưa thể ngăn chặn tình trạng căng thẳng trong Khu vực
đồng Euro (Eurozone) leo thang, trong bối cảnh các số liệu mới công bố cho thấy triển vọng kinh tế khu vực này không mấy sáng sủa.
Ngay sau khi Hội nghị thượng đỉnh EU không chính thức kết thúc (ngày 23/5) mà không đưa ra được "phương thuốc" nào để giải cứu Eurozone, điều tra lòng tin kinh doanh hàng tháng vừa công bố cho thấy chỉ số lòng tin kinh doanh ở Eurozone trong tháng Năm đã giảm ở mức mạnh nhất hàng tháng trong gần ba năm qua, khi rớt từ 46,7 điểm trong tháng Tư xuống 45,9 điểm. Đồng euro phiên 24/5 có lúc đã rớt xuống mức thấp nhất trong 22 tháng qua là 1,2516 USD trước khi hồi phục nhẹ lên 1,2544 USD. Các nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ Đức nhằm tìm kiếm "nơi trú ẩn an toàn" khi mà tương lai của Hy Lạp trong liên minh tiền tệ này ngày càng trở nên bấp bênh. Tuy nhiên cùng thời gian này, Viện kinh tế (Ifo) công bố số liệu cho hay chỉ số lòng tin kinh doanh tại Đức đã giảm từ 109,9 điểm tháng 4/2012 xuống 106,9 điểm trong tháng 5/2012, tháng giảm đầu tiên trong bảy tháng qua và là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2011, do các doanh nghiệp gia 7
4 – 5/2012
tăng lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài trong khu vực. Đặc biệt có những nước đã lên trước kế hoạch cho sự sụp đổ của đồng Euro. Kinh tế Châu Á: World Bank ngày 23/5 cho rằng, các nền kinh tế đang phát triển khu vực Đông Á có thể đối mặt với một cú sốc kinh tế do kinh tế Trung Quốc suy giảm, đà phục hồi của Mỹ chững lại, khủng hoảng châu Âu dai dẳng. Thị trường tài chính của châu Á hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường tài chính toàn cầu kể từ năm 2008 do thị trường chứng khoán phát triển mạnh, do đó khu vực đồng Euro (Eurozone) suy thoái, cộng thêm hiệu ứng lan truyền sẽ làm giảm chỉ số tiêu dùng cũng như đầu tư và cho vay của các ngân hàng. Điển hình như các ngân hàng lớn nhất Trung Quốc có khả năng không đạt được mục tiêu tín dụng lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua, do kinh tế nước này tăng trưởng chậm dẫn tới nhu cầu vay vốn giảm sút, hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời ba quan chức ngân hàng giấu tên cho biết. Cụ thể, mức suy giảm tín dụng trong hai tháng 4 và 5 vừa qua có thể khiến cho tổng lượng các khoản vay mới của những "đại gia" ngân hàng Trung Quốc trong năm 2012 chỉ đạt khoảng 7.000 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 1.100 tỷ USD), thấp hơn nhiều so với mục tiêu mà chính phủ nước này đã đề ra cho cả năm, là từ 8.000 - 8.500 tỷ Nhân dân tệ. Nguyễn Thị Lan (Tổng hợp)
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
4 – 5/2012
Chuyên mục:
LĂNG KÍNH KHOA H C Chủ nghĩa tư bản - một hệ thống tuyệt vời? “Chủ nghĩa tư bản là hệ thống tuyệt vời nhất từng được kiến tạo. Chủ nghĩa tư bản mang đến cho mọi người sự tự do lựa chọn làm ở đâu và làm những gì họ thích, cơ hội tự do buôn bán những gì họ muốn. Nếu bạn đang tìm kiếm công bằng xã hội hay phẩm giá con người thì hệ thống thị trường tự do là sự lựa chọn đúng đắn.” Điều này có lẽ đúng nếu bạn chỉ nhìn vào bề ngoài hào nhoáng của chủ nghĩa tư bản. Các quốc gia tư bản trên thế giới, điển hình như Mỹ đều là những quốc gia giàu có bậc nhất với tiềm lực tài chính mạnh mẽ, có ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới.
Và sự thật …
Tất cả sự giàu có đó chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài che giấu bản chất thực sự của chủ nghĩa tư bản: chạy theo lợi nhuận, tìm mọi cách để đạt được lợi nhuận cao nhất bằng việc bóc lột công nhân làm thuê. Trong sản xuất kinh doanh, các nhà tư bản cố tìm mọi cách nâng cao tính cạnh tranh của các loại hàng hóa, dịch vụ của mình trên thị trường bằng cách tăng năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, cũng chỉ vì họ muốn thu được nhiều lợi nhuận hơn mà thôi. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, mục tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu số một, mục tiêu tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản. “Chủ nghĩa tư bản đã mang đến một mức sống cao nhất thế giới. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, con người có thể tự do kinh doanh, tự do thành công, tự do thất bại trong một hệ thống thị trường tự do.” Nhưng liệu việc kinh doanh có dễ dàng thành công? Gốc gác lý luận của chủ nghĩa tư bản là một cách thức khéo léo xã hội sử dụng để bỏ phiếu xem những hàng hóa nào mà người ta muốn chúng 8
được sản xuất. “Xã hội bỏ phiếu” ở đây có nghĩa là họ thích hàng hóa của người này hơn hàng hóa của người kia do vậy người có hàng hóa được ưa chuộng hơn sẽ bán được nhiều hơn và thu được nhiều lợi nhuận hơn. Những người chiếm được ưu thế, có tư liệu sản xuất, có công nghệ, kĩ thuật để sản xuất ra các loại hàng hóa, dịch vụ được xã hội ưa chuộng sẽ không ngừng tìn cách để thu được nhiều lợi nhuận hơn. Còn những người không nắm giữ những ưu thế nếu kinh doanh họ dễ dàng thất bại, họ trở thành những người bán sức lao động của mình và bị nhà tư bản bóc lột. Trong xã hội ấy, người giàu sẽ càng thêm giàu và người nghèo sẽ ngày một nghèo hơn.
Nhìn vào lịch sử Ở Mỹ, trong thời kì đầu của chủ nghĩa tư bản, những người giàu với mức sống cao ngất ngưởng phải đóng thuế cho nhà nước lên đến 90%. Với số tiền thuế khổng lồ như vậy nhà nước dùng để xây dựng những công trình giao thông công cộng, các công trình phúc lợi xã hội như trường học, bệnh viện…
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
Những gia đình trung lưu chỉ cần thu nhập của một người đi làm là đã đủ sống, trẻ em được chăm sóc sức khỏe, những sinh viên có thể vào đại học mà không cần phải vay tiền ngân hàng, những người đi làm đều có khoản tiết kiệm gửi trong ngân hàng để dự phòng lúc về hưu, cuộc sống rất thoải mái và ít nợ nần. Nếu đó là chủ nghĩa tư bản thì chắc chắn tất cả mọi người đều yêu nó! Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, các cường quốc công nghiệp trên thế giới thời bấy giờ lao vào cuộc chiến, nền công nghiệp của Đức và Nhật bản bị tàn phá nặng nề. Nước Mỹ đứng giữa bán vũ khí cho cả hai bên tham chiến. Việc đó đem về cho Mỹ một khoản lợi nhuận khổng lồ. Không còn đối thủ cạnh tranh, Mỹ dễ dàng vươn lên đứng đầu thế giới. Các nhà tư bản giàu lên nhanh chóng, nắm giữ một phần lớn của cải trong xã hội và họ cũng dần dần giữ một tiếng nói lớn trong hệ thống chính trị. Nhà băng, tập đoàn tái tạo nước Mỹ theo ý muốn của họ. Các tập đoàn kinh tế lớn và phố Wall gần như nắm mọi quyền điều khiển. Họ cử người nắm giữ những chức vụ lớn trong bộ tài chính, từ đó đem lại rất nhiều những chính sách mà người giàu mong muốn. Mọi chuyện thực sự bắt đầu khi tổng thống mỹ Regan lên nắm quyền. Việc mà tổng thống làm không phải để phục vụ lợi ích cho tất cả mọi người mà phục vụ lợi ích cho 1% dân số giàu có
nhưng lại nắm giữ quyền lực tài chính, chính trị rất lớn. Tổng thống đã cho tháo rời và bán rẻ cơ sở hạ tầng của nhà nước, không phải để tiết kiệm chi phí hay tăng năng lực cạnh tranh như cái vỏ bề ngoài mà mục đích chính là triệt tiêu các tổ chức công đoàn - các tổ chức bảo vệ quyền lợi của người lao động. Hàng triệu người bị mất việc, còn những lao động may mắn giữ được việc làm thì phải làm việc gấp đôi trong khi tiền lương trả cho họ vẫn không thay đổi. Thuế dành cho những người giàu nhất giảm xuống còn một nửa. Những người lao động thay vì được trả một mức lương hợp lý thì họ lại được khuyến khích sống bằng những khoản vay nợ. Khi tiền nợ nhà lên đến 100% GDP thì dẫn đến phá sản, các chi phí bảo hiểm sức khỏe tăng, đây lại là tin mừng cho thị trường chứng khoán và các CEO của nước Mỹ.
Mọi chuyện có vẻ ngày càng tồi tệ hơn. Tầng lớp trung lưu dường như bị xóa bỏ. Chỉ còn những người nghèo nhất và những kẻ giàu nhất trong xã hội!
Mất việc làm và nạn thất nghiệp gia tăng
9
4 – 5/2012
Những người lao động trong xã hội ngày nay đang bị bóc lột nhưng bằng cách rất tinh vi và hoàn toàn hợp pháp. Có rất nhiều người lao động bỏ rất nhiều công sức, tâm huyết làm việc và cống hiến cho các công ty trên khắp nước Mỹ. Họ phụ thuộc vào các công ty đó. Còn các công ty lại phụ thuộc lớn vào vốn vay từ ngân hàng và khi ngân hàng thôi không cung cấp tài chính nữa thì các công ty không thể vận hành một cách bình thường, nó buộc phải đóng cửa. Còn số phận của người lao động thì sao? Không ai quan tâm! Người lao động bị mất việc, bị sa thải không một lời báo trước và không được nhận số tiền lương đáng ra thuộc về họ. Những người lao động bị mất việc ấy không biết phải làm gì tiếp theo. Họ chỉ còn cách gia nhập vào đội quân thất nghiệp ngày càng đông đảo và tìm kiếm việc làm trong vô vọng. Đây là xã hội tư bản mà con người có thể tự do quyết định làm ở đâu và làm những gì mình thích sao?
Khao khát lợi nhuận
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS Bảo hiểm tử vong dân đen
Khát khao lợi nhuận nguyên tắc duy nhất của chủ nghĩa tư bản. Và có lẽ các nhà tư bản đã áp dụng nguyên tắc này để xử lý những đứa trẻ ngỗ ngược ở Pensyliana. Họ xây dựng một tổ chức chăm sóc trẻ em vì lợi nhuận PA children care. Để lấp đầy những phòng của trung tâm, người đứng đầu tổ chức này đã hối lộ cho thẩm phán để gia tăng tỉ lệ trẻ em bị định tội, bị buộc phải vào trung tâm cải tạo. Thẩm phán không chỉ có quyền định tội mà còn có quyền quyết định khi nào một đứa trẻ cải tạo thành công. Đổi lại những đau khổ mà những đứa trẻ đó phải gánh chịu, thẩm phán và doanh nghiệp thu được hàng trăm triệu đô từ tiền thuế và ngân sách. Đó chính là cách chủ doanh nghiệp trong trường hợp này gia tăng lợi nhuận cho công ty của mình.
Một nhân viên sẽ đem về nhiều lợi nhuận cho công ty hơn khi họ chết. Nghe thật lạ lùng phải không? Thực tế là các công ty, trong đó có rất nhiều các tập đoàn lớn của Mỹ mua những suất bảo hiểm cho những người lao động của họ nhằm mục đích khi một nhân viên nào đó qua đời họ nhận được tiền bảo hiểm từ cái chết đó. Đối tượng mà gói bảo hiểm này hướng tới là những người lao động ít quan trọng làm những công việc đơn giản. Có những người chỉ làm việc ở một công ty trong một thời gian rất ngắn nhưng khi họ mất thì cái chết của họ lại đem về một khoản tiền lớn cho công ty. Bảo hiểm lạ lùng này được gọi là “bảo hiểm tử vong dân đen” và lạ hơn là nó hoàn toàn hợp pháp. Thật không thể tưởng tượng được ở đâu đó trong những bản báo cáo doanh thu lại có dòng chữ người chết -….$. Đây là cách ứng xử của những chủ doanh nghiệp đối với nhân viên của mình - cách ứng xử rất “tư bản chủ nghĩa”.
4 – 5/2012
sở hữu nhà các ngân hàng vẽ ra những công thức tài chính phức tạp để đánh lừa họ. Những người dân dễ rơi vào cái bẫy tài chính lớn và khi không còn điều kiện để trả nợ thì ngôi nhà của họ đứng trước nguy cơ bị tịch biên. Những chủ nhà bị trục xuất ra khỏi căn nhà của họ, có những trường hợp không được báo trước, đồ đạc bị vứt ra ngoài, cửa nhà bị bịt lại. Những người chủ này có thể trở thành những người vô gia cư hay muốn tìm được chỗ ở mới họ phải qua các công ty môi giới nhà đất và phải trả những khoản tiền cho việc môi giới. Đây lại là cơ hội để các công ty môi giới hốt bạc từ những người lao động bị tước mất nhà cửa. “Bọn họ không có lòng trắc ẩn, cũng không đa cảm. Bọn họ chỉ biết tính toán trên những con số thanh toán tất cả bằng tiền mặt và lúc nào cũng tìm cách ép giá cắt cổ bất kỳ chủ nhà nào, bất kể tình cảnh của chủ nhà ra sao.”
Nỗi ám ảnh nhà bị tịch biên Tỷ lệ nhà bị tịch biên ở Mỹ ngày càng gia tăng. Càng ngày càng có nhiều chủ nhà bị tống ra đường, trở thành những người vô gia cư. Tại sao vậy? Những ngân hàng ở Mỹ cung cấp những khoản cho vay tín dụng cho những người muốn mua nhà, đồng thời với những người chủ 10
Những người nào tham gia vào quá trình bóc lột trong chủ nghĩa tư bản? Các nhà tư bản tất nhiên! Nhưng họ còn thu hút được một lượng trí thức khổng lồ tham gia vào quá trình đó. Rất nhiều sinh viên để có thể học đại học phải vay một khoản tiền rất
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
lớn. Các sinh viên này khi ra trường mang theo một món nợ lớn và muốn trả được nợ ngân hàng họ buộc phải làm việc cho các công ty tư bản. Tri thức họ học được trên đại học không để phục vụ lợi ích cộng đồng mà phục vụ cho các ông chủ tập đoàn lớn trong cuộc đua cạnh tranh để kiếm lợi nhuận. Tri thức của họ được sử dụng để bóc lột người khác.
Cuộc nổi loạn của những kẻ không có gì cả! “Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống của sự lấy đi và cho lại”. Lấy đi của những người lao động và tất cả của cải thuộc về những ông chủ tư bản giàu có. Không còn tầng lớp trung lưu nữa, chỉ còn những người không có gì cả với kẻ có tất cả mọi thứ. Khi phân hóa giàu nghèo ngày càng lớn, bất công xã hội ngày càng tăng tất yếu nảy sinh những yêu cầu phải phân phối của cải một cách công bằng hơn. Rồi sẽ có một kiểu nổi loạn nào đấy giữa những người không có gì cả và những kẻ có tất cả mọi thứ. Câu hỏi đặt ra là khi nào cuộc nổi loạn đó diễn ra?
Những người lao đông giờ đây có lẽ đã nhận ra tình cảnh của họ. Cuộc đấu tranh đòi công bằng có lẽ đã bắt đầu. Điển hình có lẽ phải kể đến các cuộc biểu tình “chiếm lấy phố Wall” lan rộng ở Mỹ và kéo dài hơn hai tháng với khẩu hiệu “chống lại giới doanh nghiệp tham lam”. Cuộc biểu tình nhằm yêu cầu tổng thống Mỹ Barack Obama thành lập ủy ban chấm dứt sự chi phối của phố Wall đến các vấn đề chính trị, tăng thuế đối với người giàu nhằm đảm bảo những triệu phú đóng góp một lượng thuế tối thiểu bằng với tầng lớp trung lưu. Người biểu tình đánh trống và giơ cao biểu ngữ phản đối gói cứu trợ của chính phủ dành cho ngân hàng các tập đoàn tư bản và sự ảnh hưởng của các tập đoàn tư bản đối với chính trị. Người dân Mỹ có lẽ hiểu rõ cái gì đã phá hoại nền kinh tế của họ, đẩy đến một xã hội với thất nghiệp tràn lan, bất công xã hội ngày càng gia tăng.
4 – 5/2012
Một chút suy ngẫm Chắc chắn trong số chúng ta có rất nhiều người thần tượng chủ nghĩa tư bản vì những thành tựu mà các quốc gia tư bản đạt được trên mọi mặt kinh tế, giáo dục và khoa học kĩ thuật. Những gì mà chúng ta biết về chủ nghĩa tư bản có thể chỉ là qua những bộ phim nổi tiếng của Hollywood, những chương trình Game show hàng đầu, hay những điều mà giới truyền thông phương Tây hay nhắc tới… nhưng tất cả chỉ là bể nổi, không phải bản chất của tảng băng chìm. Nhắc đến Mỹ bạn có thể nghĩ đến những tòa nhà cao chọc trời, những trung tâm thương mại lớn và sang trọng. Nhưng đối lập với những hình ảnh đó luôn là những khu ổ chuột, những người vô gia cư sống vất vưởng trên đương phố. Không phủ nhận những thành tựu to lớn mà chủ nghĩa tư bản đạt được, nhưng một xã hội không thể tồn tại dựa trên sự bóc lột của người này với người khác. Xã hội có bền vững và phát triển không khi mà tại đó, những giá trị nhân văn, tình cảm giữa con người với con người bị đánh giá thấp hơn lợi nhuận kinh tế? (Tham khảo: Capitailism A Love Story) Vũ Ngọc Anh
“Đây chắc chắn không phải là cuộc biểu tình chống lại cảnh sát hay chính quyền mà là cuộc biểu tình “ của 99% chống lại quyền lực bất cân bằng của 1%”. 11
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
Có lẽ không ai trong chúng ta chưa từng có đôi lần nói nhầm (định nói từ này nhưng lại thành từ khác), đọc nhầm, quên một điều gì hay tự đánh mất một đồ vật nào đó… Tất cả những biểu hiện như vậy được gọi bằng một cái tên là “hành vi sai lạc”, những hành vi mà hầu hết mọi người đều biết, nhưng ít ai quan tâm hay thử tìm hiểu về chúng. Tuy nhiên, có nhiều điều quan trọng lại chỉ xuất hiện dưới hình thức có vẻ mơ hồ, không rõ ràng. Vậy thì những “hành vi sai lạc” có phải là không có ý nghĩa hay không?
Những lý giải thông thường Khi được hỏi về hành vi sai lạc, người ta hay trả lời như một lẽ đương nhiên: “Hành vi sai lạc chẳng có ý nghĩa gì cả!”. Nếu thỏa mãn với câu trả lời đó thì cũng đồng nghĩa với việc các bạn coi một quả táo rơi từ trên cây xuống là do ý muốn của Thượng Đế! Một câu trả lời khác có vẻ hợp lý hơn, đó là lời giải thích dựa trên sự lệch lạc của một cơ quan
nào đó trong cơ thể. Đôi khi chúng ta nói nhầm, hay đọc nhầm,… bởi vì chúng ta đang mệt mỏi, xúc động, hoặc thiếu tập trung. Với câu trả lời như vậy thì ta thấy lại xuất hiện một vấn đề: Có những người hoàn toàn khỏe mạnh, không mệt mỏi, cũng chẳng bị xúc động quá, nhưng vẫn có hành vi sai lạc. Chỉ đến khi hành vi sai lạc xảy ra thì người ta mới gán cho nó một lý do là bởi những rối loạn của tâm sinh lý. Và thực sự là quá giản đơn khi cho rằng nếu ta chú ý thì một cơ quan mới hoạt động bình thường, còn nếu không chú ý thì cơ quan đó hoạt động có vấn đề. Nếu vậy thì tại sao người ta vẫn làm sai vào những thời điểm mà người ta tập trung cao độ nhất? Và tại sao có những người làm việc không tập trung cao, nhưng độ chính xác thì không suy giảm? Càng không thể giải thích hành vi sai lạc bằng sự náo nức hay hồi hộp, vì những cảm xúc ấy dường như không làm người ta suy giảm sự tập trung chú ý, mà còn khiến chúng trở nên mạnh hơn bao giờ hết. Như vậy, khi lý giải về hành vi sai lạc, thuyết về tâm sinh lý hay về sự chú ý cần phải được bổ sung cho đầy đủ và rõ ràng hơn.
12
4 – 5/2012
Sự trùng phùng của hai khuynh hướng Ý nghĩa của hành vi sai lạc không có gì khác hơn là diễn tả một khuynh hướng (hay ý muốn) và địa vị của nó trong đời sống tinh thần của con người. Có thể nói, hành vi sai lạc xuất hiện do sự trùng hợp giữa hai khuynh hướng khác nhau. Một khuynh hướng bị rối loạn, còn một khuynh hướng gây rối.
Câu hỏi thứ nhất đặt ra là hai khuynh hướng đó có điều gì liên quan với nhau? Trước hết, đó là sự liên quan về nội dung. Khuynh hướng gây rối trái ngược hẳn với khuynh hướng bị gây rối, hoặc bổ túc khuynh hướng bị gây rối. Còn nếu giữa hai khuynh hướng dường như không có sự liên quan nào về nội dung thì sự rối loạn phát sinh là do một dòng tư tưởng đã làm bận tâm đương sự trong một khoảng thời gian trước đó, tức là khuynh hướng gây rối đã xuất hiện từ lâu và ở dạng tiềm tàng, hành vi sai lạc
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
chỉ là “thời điểm” biểu hiện của khuynh hướng gây rối đó. Câu hỏi thứ hai: điều kiện cần thiết để phát sinh hành vi sai lạc, hay sự trùng phùng của hai khuynh hướng là gì? Câu trả lời chính là do sự dồn ép ý muốn. Khuynh hướng gây rối chính là khuynh hướng bị dồn ép. Điểm khác biệt trong các trường hợp xuất hiện hành vi sai lạc chỉ là cường độ mạnh hay yếu của sự dồn ép đó thôi. Để nghiên cứu về cường độ của sự dồn ép, ta sẽ xem xét phản ứng của đương sự khi xảy ra hành vi sai lạc. Trường hợp thứ nhất là người ta biết rõ mình có khuynh hướng bị dồn ép, nhưng không thể ngăn việc nó xuất hiện. Trường hợp thứ hai, người ta không biết rõ khuynh hướng bị dồn ép cho tới khi nó xuất hiện. Trường hợp thứ ba, người ta không nhận ra và thậm chí phản đối kịch liệt lời giải thích về “khuynh hướng bị dồn ép” ngay cả khi nó đã xuất hiện. Trong ba trường hợp, ta thấy ở trường hợp thứ ba, sự dồn ép có cường độ mạnh nhất, mạnh đến mức mà ngay cả khi khuynh hướng bị dồn ép đã xuất hiện, thì ý chí của người ta vẫn phủ nhận chúng. Tuy nhiên, dù muốn hay không, thì khuynh hướng bị dồn ép đó vẫn phải xuất hiện. Tự nhìn lại Có lẽ giờ đây các bạn cũng đã giải thích được một số hành vi sai lạc của bản thân mà trước nay ít chú ý đến. Có bao giờ bạn quên một cuộc hẹn, một cuộc họp, hay thậm chí là quên cả ngày thi? Câu trả lời là trong bạn có
khuynh hướng “thiếu thiện cảm” với đối tượng, có thể là do bạn không thích một người, một địa điểm, hoặc một điều gì ở đối tượng gợi cho bạn nhớ tới những kỉ niệm không tốt đẹp. Có khi nào bạn quên tên ai đó, hay nhớ mặt mà không nhớ tên, hay thậm chí là nhầm lẫn người này với người khác? Đôi khi người ta hay giải thích bằng sự đãng trí, nhưng tôi không chấp nhận lời giải thích ấy, đặc biệt khi đương sự là người trẻ tuổi, thông minh và có trí nhớ khá tốt! Vậy thì chúng ta phải suy nghĩ tới thuyết về khuynh hướng bị dồn ép.
Có khi nào bạn lỡ để mất một thứ gì đó, ví dụ như một tấm ảnh chụp chung cùng một người bạn? Lời giải thích có thể là do bạn “có vấn đề” nào đó với chính người chụp ảnh cùng mình, khiến trong bạn xuất hiện khuynh hướng không muốn nhớ, không muốn lưu giữ kỷ niệm với người đó… Có thể bạn sẽ phủ nhận khẳng định này (Bạn sẽ phủ nhận thôi, vì ít khi người ta sẵn sàng công nhận những điều như “Tôi không thích anh X” hay “Tôi đố kỵ với chị Y”!). Tuy nhiên, bên trong thâm tâm bạn có khuynh 13
4 – 5/2012
hướng đó – và việc lỡ để mất đồ chỉ là thời điểm mà khuynh hướng bị dồn ép bộc lộ. Kết luận Như vậy, thông qua các phân tích trên, chúng ta đã hiểu được phần nào về một hiện tượng thường xuất hiện quanh ta: hành vi sai lạc. Chúng là những hành vi tinh thần có ý nghĩa, thể hiện sự liên kết giữa hai khuynh hướng khác nhau, một trong hai khuynh hướng bị dồn ép và trở thành kẻ gây rối. Từ những nghiên cứu về hành vi sai lạc mà nhà khoa học Sigmund Freud đã xây dựng và phát triển học thuyết Phân tâm học, mở ra một con đường mới trong việc phân tích thế giới tinh thần của con người. Một lần nữa, hành vi sai lạc lại nhắc nhở chúng ta rằng, “Trong công việc khảo cứu khoa học, nhiều khi hợp lý hơn nếu chúng ta bắt tay ngay vào công việc có trước mặt mình, vào những công việc tự nhiên đến cho chúng ta tìm tòi. Nếu chúng ta làm việc đó với tinh thần đúng đắn, không có thành kiến, không có hy vọng hão huyền, và nếu may mắn ra nhờ có sự liên quan của những việc lớn nhỏ, những ảnh hưởng hỗ tương, công việc làm đó có thể dẫn chúng ta đến những việc to lớn hơn nào đó”(Sigmund Freud). (Tài liệu tham khảo: “Phân tâm học nhập môn” – Sigmund Freud) Vương Mỹ Anh
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
4 – 5/2012
Chuyên mục:
GƯƠNG M T KHOA H C
Chủ nhật, ngày 25/3/2012, phóng viên của Yesnews đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với anh Nguyễn Đức Hùng, cựu sinh viên lớp Kinh tế học 49, khoa Kinh tế học, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Anh cùng với các thành viên trong nhóm nghiên cứu của mình đã thực hiện một số công trình nghiên cứu. Một trong số đó, công trình “Nhận diện và lý giải Hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam” đã giành Giải nhất trong cuộc thi “Sinh viên nghiên cứu khoa học” cấp trường năm 2011 và đạt giải 3, Giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ Việt Nam” năm 2011. Trong buổi gặp mặt thú vị này, anh đã chia sẻ nhiều về công trình nghiên cứu của nhóm và đưa ra một số gợi ý cho các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học kinh tế khi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học của mình.
Chia sẻ về công trình nghiên cứu, anh cho rằng, mảng nghiên cứu “hành vi bầy đàn” của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán thuộc nhánh kinh tế học hành vi. “Tâm lý bầy đàn” là một hiện tượng tâm lý học chi phối quyết định của con người trong nhiều mặt đời sống. Ngay cả trên thị trường tài chính, nơi mà những suy tính, cân nhắc, dự báo cẩn trọng sẽ quyết định lợi nhuận hay thua lỗ thì hành vi của một nhà đầu tư vẫn hiện hữu. Họ đầu tư nhưng không màng tới sự phân tích, đánh giá của mình mà chỉ sao chép, chạy theo gót hành vi của các nhà đầu tư khác trên thị trường.
14
“Hành vi bầy đàn” được hiểu một cách đơn giản là việc cá nhân quyết định và thực hiện giao dịch chỉ dựa trên hành vi của người khác trên thị trường mà không màng tới sự hiểu biết, kỳ vọng và thông tin hiện có của bản thân mình. Và cho dù thị trường ảm đạm hay sôi động thì tâm lý bầy đàn vẫn hiện hữu trên thị trường ở các mức độ khác nhau. Có thể cho rằng hành vi bầy đàn là hợp lý ở góc độ cá nhân nhà đầu tư, vì hiển nhiên họ tiết kiệm được thời gian và công sức tìm kiếm và phân tích thông tin có được. Có thể cơ hội tìm kiếm lợi nhuận đôi khi chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc và nhà đầu tư khôn ngoan là biết chớp thời cơ và khôn ngoan hơn cả là sao chép người khác. Nhưng những tín hiệu sai lệch từ việc sao chép hành vi của nhau làm méo mó thị trường, tạo ra những kỳ vọng cũng như phản ứng dây chuyền,
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
đẩy thị trường vào vòng quay của niềm tin không căn cứ. Và khi niềm tin lung lay thì cả khối tài sản sụp xuống và người hứng chịu hậu quả nặng nề là những người đến sau.
Các nhà đầu tư (phi lý trí) khi bỏ qua đánh giá, kinh nghiệm bản thân và mô phỏng mù quáng hành vi của người khác, do đó, thị trường không đạt tới điểm hiệu quả mà nó vốn phải có. Bởi thế, “hành vi bầy đàn” như là một tín hiệu của thị trường kém hiệu quả. Do đó, sự tồn tại của hành vi bầy đàn làm xói mòn độ chính xác của mô hình định giá tài sản vốn CAPM được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính. Mặt khác, “hành vi bầy đàn” có thể làm tăng mức độ biến động đột ngột, mất ổn định cung cầu trên thị trường, khi thị trường chuyển từ trạng thái hưng phấn (boom) sang tiêu cực và làm tăng mức độ thiệt hại khi thị trường đổ vỡ (burst). Anh cũng chia sẻ rằng, Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua hơn 11 năm hoạt động đã chứng kiến 2 chu kỳ bùng nổ và đổ vỡ mà tâm lý bầy đàn như
4 – 5/2012
là một nhân tố dẫn dắt sự dao động thái quá của thị trường. Cổ phiếu đua nhau tăng kịch trần khi dậy sóng rồi cùng cài số lùi không phanh khi nhận ra điều không ổn. Thị trường sôi động hơn với hàng trăm công ty niêm yết và hơn một triệu tài khoản giao dịch, nhưng cũng bị lũng đoạn bởi tin đồn và các đợt làm giá của các “đội lái”. Quả bóng chứng khoán được thổi phồng vào cuối năm 2006 đã nổ tung 1 năm sau đó, bốc hơi hàng nghìn tỷ giá trị và để lại hậu quả dai dẳng mà đến bây giờ vẫn còn là nỗi ám ảnh khiến VN-index, chỉ số của sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh, chưa thể cất cánh vượt ra xa mức đáy còn HNXindex của sàn Hà Nội còn trì trệ phía dưới vạch xuất phát.
Nam đã có nhiều nghiên cứu chưa? Liệu mình làm thì mình có gì mới? Hay có thể khỏa lấp những khoảng trông nghiên cứu nào? Hoặc có thể đóng góp gì? … Và liệu rằng vấn đề này có phù hợp với khả năng nghiên cứu của mình hay không?
Trong buổi gặp mặt, anh cũng đưa ra một số gợi ý cho các bạn trẻ đam mê nghiên cứu khoa học kinh tế khi thực hiện công trình nghiên cứu khoa học của mình. Điều đầu tiên đó là, bạn nên lựa chọn một đề tài phù hợp. Bạn nên tìm hiểu xem, chủ đề này trên thế giới họ nghiên cứu ra sao? Họ sử dụng phương pháp nghiên cứu nào? Ở Việt
Tiếp theo, bạn cần tổng hợp, review lại tất cả các nghiên cứu quan trọng liên quan trên thế giới về chủ đề này cũng như các nghiên cứu liên quan đến việc thực hiện tại Việt Nam. Trên cơ sở bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu, bạn sẽ có thể lựa chọn Phương pháp nghiên cứu (lý thuyết, mô hình, v.v…) phù hợp
15
Sau khi bạn đã lựa chọn được chủ đề nghiên cứu cho mình, bạn cần tìm một giảng viên hướng dẫn phù hợp. Thầy cô sẽ là người hỗ trợ, nhận xét, đánh giá, góp ý, tương tác với cả nhóm để giúp nhóm hoàn thành một cách tốt nhất công trình. Chú ý rằng, giảng viên là người hỗ trợ hoặc định hướng nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp, chứ không phải là người thực hiện công trình. Tất cả mọi quyết định là do sinh viên chủ động, mặc cho tư duy sáng tạo của bạn bay bổng.
2012
Sinh viên Nghiên cứu Khoa học - YESNEWS
nhất trong điều kiện bối cảnh hiện tại và nguồn lực bạn có. Sau đó, bạn cần thiết lập bộ cơ sở dữ liệu riêng (Database) phục vụ cho công việc nghiên cứu và phân tích của mình trên cơ sở khảo sát, thống kê hoặc trích suất từ các nguồn số liệu sẵn có. Từ đó, bạn có thể thiết kế phân tích, chạy số liệu, kiểm định mô hình, mô tả thống kê hoặc sử dụng các phương pháp đánh giá cung cầu, logic, v.v... Cuối cùng, bạn thực hiện từng bước phân tích, ghi nhận các kết quả chính nhận thấy được trong một kết cấu chặt chẽ để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu và mục đích của công trình.
cứu một cách rõ ràng trong một kết cấu chặt chẽ và logic.Các bạn cần sử dụng công cụ phân tích, phương pháp nghiên cứu mà mình có, cùng với tư duy của bản thân và dựa trên bộ số liệu để đưa ra kết luận. Điều tối kỵ là copy - paste từ kết quả bài viết của người khác (đạo văn). Hoặc nếu có trích dẫn phải ghi nhận nguồn đầy đủ. Tùy vào mục đích, phương pháp và chủ đề nghiên cứu mà bạn có thể thiết kế, tổ chức các phần của công trình khác nhau. Tuy nhiên, nếu là một phân tích thực nghiệm, kết cấu đề tài nghiên cứu của bạn nên thực hiện theo hướng: : Giới thiệu đề tài; Phương pháp luận, dữ liệu và biến; Phân tích thực nghiệm; Kết quả phân tích thực nghiệm; Thảo luận; Kết luận, hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo.
Để bài nghiên cứu của bạn được đánh giá cao, bạn cần chỉ ra được bối cảnh nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, số liệu nghiên cứu, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu, phương pháp luận nghiên cứu sử dụng trong đề tài và trình bày kết quả bài nghiên
4 – 5/2012
Bật mí về con đường mưu cầu tri thức của mình, anh nói: “Đã có lúc anh cảm thấy chán nản, mệt mỏi với chính mình nhưng chính niềm đam mê của bản thân, nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự yêu thích khám phá đã giữ anh ở lại con đường chông gai đòi hỏi sự kiên trì và bền bì này”. Sinh viên ngày nay, có cơ hội tiếp cận và trải nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Lời khuyên của anh dành cho sinh viên yêu thích khoa học kinh tế nói riêng và sinh viên nói chung là hãy xác định mình đang ở đâu, mình thích gì và theo đuổi nó đến cùng để không bao giờ phải hối tiếc. Anh còn nói: “Cuộc sống có mấy đâu, đam mê thì cứ thực hiện thôi”. Cảm ơn anh Nguyễn Đức Hùng về những lời khuyên, lời chia sẻ trong buổi gặp mặt. Chắc hẳn những lời khuyên này sẽ giúp ích các bạn - nhất là những sinh viên NCKH - trên con đường sắp tới của mình. Chúc anh luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành công trong cuộc sống và trong công việc. Thùy Linh
16