BỆNH NHIỄM VIRUS EBOLA EBOLA VIRUS DISEASE (EVD)
I. ĐẠI CƯƠNG – EVD, sốt xuất huyết Ebola (tên cũ), là một trong những bệnh sốt xuất huyết do virus, viral hemorrhagic fever VHF, là bệnh nặng, tử vong cao ở người (tỷ lệ tử vong 90%). – CDC tháng 3/2010: nhiều người mắc bệnh, tử vong cao + không có điều trị đặc hiệu + không có vaccin = đe dọa sinh học nhóm A, VN cũng qui định Nhóm A Luật truyền nhiễm, Thông tư số 48-/2010/TT-BYT HD khai báo, báo cáo; Thông tư số 15/2014/TT-BYT HD thông tin, báo cáo, hoạt động kiểm dịch – Dịch năm nay (dịch EVD lớn nhất từ 1976) khởi đầu từ tháng 12/2013 ở Guinea, sau đó lan ra 4 nước. 04/08/2014: 1711 – chết 932 - # 55% (WHO) – Ký chủ tự nhiên (natural host) và ổ chứa (reservoire) của virus là loại dơi Pteropodidae. – BN thường phải nằm ICU, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vaccin
II. DỊCH TỄ HỌC • EV là 1 trong 3 thành viên của họ Filoviridae: Marburgvirus (first filovirus), Cuevavirus và Ebolavirus. • EVD xuất hiện đầu tiên năm 1976, ở Ebola river - Yambuku – CH Congo và Nzara – Sudan. • Các quốc gia có ca xác định: Guinea, Liberia, Sierra Leone, CHDC Congo, Gabon, South Sudan, Ivory Coast, Uganda, CH Congo, Nam Phi. • EV có 5 loài: – – – – –
Bundibugyo ebolavirus (BDBV) Zaire ebolavirus (EBOV) Reston ebolavirus (RESTV): chỉ gây bệnh cho loài linh trưởng Sudan ebolavirus (SUDV) Tai Forest ebolavirus (TAFV)
• Chỉ có BDBV, EBOV, SUDV gây bệnh EVD ở Phi châu. RESTV, tìm thấy Philippines và Trung quốc, có thể gây bệnh cho người.
N盻ッ y tテ。 44 tu盻品 Teresa Romero
Ông Thomas Eric Duncan là bệnh nhân đầu tiên tử vong ở Mỹ vì loại virut chết người Ebola
Nữ y tá gốc Việt Nina Phạm 26 tuổi
Bác sĩ Kent Brantly, người thoát chết sau khi nhiễm Ebola cho máu y tá gốc Việt Nina Phạm
Tuyên bố của WHO 8/8/ 2014 • Đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử trong gần 4 thập kỷ qua. số ca mắc dịch bệnh đợt này này tại châu Phi đã gia tăng mạnh cả về số lượng và phạm vi địa lý, số ca mắc và tử vong tăng nhanh hàng tuần dịch lây lan nhanh từ người sang người ở cán bộ y tế và người dân trong cộng đồng • Bệnh EBOLA được đánh giá là một sự kiện bất thường TCYTTG công bố dịch ebola ở Tây Phi là tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế cánh báo về nguy cơ lan truyền rộng dịch ebola nhằm nâng cao nhận thức của các quốc gia trong việc chủ động phòng chống, tập trung và điều phối các nguồn lực nhằm ngăn chặn sự lây truyền dịch bệnh Ebola.
Tình hình dịch EBOLA 18/10/2014 • WHO chia 7 nước đang bị ảnh hưởng bởi virus Ebola thành 2 nhóm. Nhóm thứ nhất gồm có 3 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó là Guinea, Liberia và Sierra Leone. Nhóm 2 gồm Nigeria(20cas,8 tử vong), Senegal(1cas,0 tử vong), Tây Ban Nha(1cas,0 tử vong) và Mỹ(4cas,1 tử vong) là những nước có ít ca nhiễm mới nhưng khả năng cách ly cao. Trong số ba nước chịu tác động nhiều nhất từ Ebola thì Liberia có số ca nhiễm bệnh và tử vong nhiều nhất với số liệu lần lượt là 4.262 và 2.484 sau đó đến Sierra Leone với 3.410 và 1.200; cuối cùng là Guinea với 1.519 và 862 ca. • Số liệu mới nhất do WHO công bố cho thấy dịch Ebola đã làm 4.600 người thiệt mạng trong số 9.216 trường hợp nhiễm bệnh. Liberia, Sierra Leone, Guinea là các quốc gia Tây Phi hiện bị ảnh hưởng nặng nề nhất của nạn dịch này. • WHO lưu ý rằng tới nay đã có 431 nhân viên chăm sóc y tế bị nhiễm bệnh, gồm 67 người tại Guinea, 184 người tại Liberia, 11 người tại Nigeria và 113 người tại Sierra Leone. Đã có 244 nhân viên chăm sóc y tế tử vong sau khi nhiễm bệnh
• Senegal mới đây đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố thoát dịch do không có ca nhiễm mới trong vòng 42 ngày tính đến ngày 17/10. • Đêm 19/10, chính phủ Tây Ban Nha cho biết nữ y tá đầu tiên trên đất châu Âu bị nhiễm Ebola khi điều trị cho một linh mục trở về từ Tây Phi đã giành chiến thắng sau 2 tuần chiến đấu với virus tử thần này, và hiện cô không còn virus ở trong máu • Ngày 20/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Nigeria, quốc gia nằm ở tâm vùng dịch Ebola tại Tây Phi, chính thức thoát khỏi dịch bệnh nguy hiểm này sau 42 ngày không phát hiện trường hợp nhiễm mới. • Có 2 quốc gia Tây Phi là Senegal và Nigeria (ghi nhận các trường hợp nhiễm Ebola sau khi trở về từ Sierra Leone và Liberia) đã qua 42 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới Ebola, WHO đã thông báo 2 quốc gia này đã hết dịch bệnh Ebola. Mặc dù vậy, WHO cũng dự báo rằng nếu không triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống lây lan trong thời gian tới đặc biệt là tại 3 quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone thì dịch bệnh còn có thể diễn biến gia tăng mạnh (khoảng 10.000 mắc/tuần).
• •
• •
• •
Ngay trong ngày 20-10, Bộ y tế sẽ có quyết định thành lập bốn đội “phản ứng nhanh” để phòng chống dịch Ebola. Bốn đội phản ứng nhanh đặt tại bốn khu vực miền bắc, miền trung, miền nam và Tây Nguyên, đáp ứng chống dịch kịp thời tại từng khu vực khi phát hiện ca bệnh tại VN. Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, thời gian qua đã có 277 người từ vùng dịch Ebola nhập cảnh VN. Trong đó có trên 240 người nhập cảnh qua cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, còn lại là qua cửa khẩu sân bay Nội Bài và cảng ở Vũng Tàu. Hiện còn gần 30 người trong này phải tiếp tục giám sát tại cộng đồng. Bộ Y tế cho biết cho đến nay VN đủ khả năng xét nghiệm Ebola trong nước, trong đó phòng xét nghiệm Viện vệ sinh dịch tễ T.Ư, Viện Pasteur TP.HCM, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và Bệnh viện nhiệt đới TP.HCM đều có đủ khả năng xét nghiệm Ebola.
II. DỊCH TỄ HỌC • Nguồn lây
II. DỊCH TỄ HỌC • Bệnh lây lan do: – Tiếp xúc trực tiếp giữa người bệnh (qua máu hay dịch tiết: nước tiểu, nước bọt, phân, dịch cơ thể, sữa mẹ…) với người lành (da, niêm mạc). – Người lành (da, niêm mạc) phơi nhiễm với đồ vật mang virus (bơm kim tiêm, drap trải giường, quần áo BN) hoặc linh trưởng bị bệnh (khỉ, vượn, dơi).
II. DỊCH TỄ HỌC • Đối tượng nguy cơ: – Thợ săn, người sống trong rừng tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết – Nhân viên y tế (BS, ĐD, HL, KTV) chăm sóc trực tiếp BN hoặc phơi nhiễm với bệnh phẩm. – Gia đình người bệnh hoặc người tiếp xúc gần với BN (khoảng 1m). – Nhân viên mai táng.
II. DỊCH TỄ HỌC • Tại sao EVD lan rộng ở Tây Phi 2014: – Truyền thông yếu: nhiều người chưa được cảnh báo về bệnh, khi có bệnh không đến bệnh viện để được cách ly, tập quán tẩm liệm. – Phòng dịch yếu: Không thực hiện biện pháp phòng ngừa chuẩn khi chăm sóc bệnh nhân, không theo dõi người du lịch vùng Tây Phi quanh biên giới nên khó theo dõi những người nhiễm bệnh. – Chăm sóc BN yếu và thiếu: • Nhân viên y tế chưa có kinh nghiệm và chưa được tập huấn chăm sóc, điều trị, phòng ngừa bệnh. • Nhân viên y tế bị bệnh lây cho BN. • Không đủ phương tiện điều trị, phương tiện phòng hộ • Không có nước rửa tay. – Quốc gia nghèo nên không có tiền, không đủ nhân lực, thiếu phối hợp và tổ chức yếu, không quản lý được số lượng BN
III. TÁC NHÂN GÂY BỆNH • RNA virus
IV. LÂM SÀNG
• Thời kỳ ủ bệnh: 3 – 21 ngày (TB 4 – 10 ngày) • Thời kỳ lây bệnh: bắt đầu từ khi sốt cho đến khi hết hẳn triệu
chứng(Nam giới lây truyền qua tinh dịch đến 7 tuần sau khi hồi phục) →Mức độ lây truyền tăng theo diễn tiến của bệnh.
• Khởi phát đột ngột • Triệu chứng: – – – –
Giống cúm: sốt, nhức đầu, đau cơ, đau họng Nôn ói, tiêu chảy, phát ban Xuất huyết từ các lỗ tự nhiên: mắt, mũi, miệng, tai, hậu môn. Xuất huyết nội
• Nguyên nhân tử vong: N 6 – N 16 – Sốc: giảm thể tích, mất máu, suy thượng thận, nhiễm trùng bội nhiễm – Phù não – Suy đa tạng
IV. CẬN LÂM SÀNG • CTM: ↓ BC, ↓ TC. • Sinh hóa: ↑ Creatinine máu, ↑ ALT, ↑ AST, ↑ amylase máu • Rối loạn đông máu: PT, PTT kéo dài, DIC • Nước tiểu: đạm niệu (+)
IV. CẬN LÂM SÀNG • Vài ngày đầu: – – – – –
Mẫu máu/huyết thanh: No- N7 Nước tiểu/dịch tiết: N0 – N14 IgM ELISA RT-PCR Phân lập virus
• Trễ hơn / sau khi hồi phục: máu / huyết thanh/ phủ tạng: N14 – 3 tháng – IgM, IgG
• Hồi cứu sau khi chết: – XN Hóa mô miễn dịch Immunohistochemistry test – Phân lập virus
V. CHẨN ĐOÁN • CA BỆNH NGHI NGỜ: – Dịch tễ (trong vòng 3 tuần trước khi khởi bệnh): • Sống hay có đi tới vùng dịch lưu hành • Tiếp xúc trực tiếp với súc vật bệnh từ vùng có dịch • Tiếp xúc với máu/dịch cơ thể của BN xác định hay nghi ngờ
– LS:
V. CHẨN ĐOÁN • CA BỆNH XÁC ĐỊNH: – Là ca nghi ngờ. – RT-PCR dương tính
V. CHẨN ĐOÁN • Chẩn đóan phân biệt: – Sốt xuất huyết do virus khác: Dengue.. – Liên cầu lợn, não mô cầu – Sốt rét – Thương hàn – Lỵ trực trùng – Tả – Leptospirosis – Dịch hạch – Rickettsiosis – Viêm gan tối cấp
VI. ĐIỀU TRỊ • Không có điều trị đặc hiệu, theo dõi sát BN là quan trọng nhất. • Điều trị hỗ trợ: – – – – – – –
Hạ sốt:paracetamol, Chống nôn chlorpromazin hoặc metoclopramide Chông co giật Bù nước – điện giải Duy trì tình trạng oxygen đủ và sinh hiệu Điều trị biến chứng xuất huyết: truyền máu và các chế phẩm của máu Điều trị suy đa tạng
• Tiêu chuẩn xuất viện: – ≥ 3 ngày không sốt và không có dấu hiệu đào thải virus ra môi trường (tiêu chảy, ho ra máu, xuất huyết tiêu hóa…) – Tình trạng BN ổn định, cải thiện dấu hiệu LS, tự hoạt động. – XN: • RT-PCR âm tính (từ ngày thứ ba trở đi kể từ khi khởi phát) • RT-PCR âm tính 2 lần liên tiếp cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó, có ít nhất 1 XN làm vào ngày thứ ba trở đi kể từ khi khởi phát, có thể chuyển BN khỏi khu vực cách ly.
VI. ĐIỀU TRỊ • Kháng thể: Zmapp, 2 BN USA – Kháng thể đơn dòng, chuột cho tiếp xúc fragment Ebola, tạo KT, ly trích, sản xuất lượng nhiều. Ngăn chận virus gắn kết với TB – Lấy Zmapp chích cho 4 khỉ bệnh Ebola, 24g sau chích Zmapp, sống. 1 con Ebola không chích thuốc chết – BN 1:bệnh từ 22/07 sốt, ói, tiêu chảy N3 phát ban, chích 2 liều IV, liều 1 N9 vì khó thở, mệt nhiều. 1g sau chích ban lặn, hết khó thở. – BN 2: bệnh 25/07, sau chích 2 liều có cải thiện triệu chứng.
• Câu chuyện về Zmapp: – Công ty Mapp, San Diego sản xuất. – Chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Chính phủ và Quan đội USA. – Thuốc chưa thử trên người, chưa áp dụng qui trình thử nghiệm LS. – FDA: Compassionate use regulation
VII. PHÒNG NGỪA
• Đối với BN:
– Ca xác định: • Cách ly tuyệt đối tại BV chỉ định cho đến khi 2 test âm tính cách nhau 48g • Hết thải mầm bệnh và cải thiện triệu chứng LS. • Không nằm chung phòng với ca nghi ngờ
– Ca nghi ngờ: • ≥ 3 ngày không sốt, không thải virus • Nếu XN được: 2 XN âm tính
– Ca tiếp xúc với BN mà không có phương tiện phòng hộ: • Tự cách ly phòng riêng • Tự theo dõi
• Đối với nhân viên y tế: – Nghiêm ngặt phân luồng – NV chăm sóc BN: • Mặc đồ bảo hộ phòng ngừa chuẩn • Rửa tay thường xuyên • Không tiếp xúc máu, dịch tiết, đồ dùng của BN (quần áo, drap, bơm kim tiêm) mà không có đồ phòng hộ. • Tự theo dõi sinh hiệu, triệu chứng bệnh nếu bị phơi nhiễm
– NV xử lý xác: • Mặc đồ phòng hộ • Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/05/2009
VII. PHÒNG NGỪA • Đối với TN BN: – Hạn chế thăm nuôi tuyệt đối trừ bệnh nhi – Mặc đồ phòng hộ khi nuôi bệnh: găng tay, áo choàng, kính, khẩu trang, giầy boot, bao giầy, – Rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau mỗi lần tiếp xúc. – Theo dõi trong vòng 21 ngày từ lần tiếp xúc cuối
TRANG PHỤC PHÒNG HỘ • Nhân viên y tế • Nhân viên xét nghiệm • Thân nhân nuôi bệnh
HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ, DỰ PHÒNG BỆNH DO VIRUS EBOLA (Quyết định số 2968/QĐ-BYT ngày 8/8/2014 của Bộ trưởng BYT)
ĐẠI CƯƠNG I. ĐẠI CƯƠNG -Bệnh do vi rút Ebola (trước đây gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh nhiễm trùng nặng, tỉ lệ tử vong có thể lên đến 90%. -Bệnh lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật hoặc người nhiễm bệnh, có thể bùng phát thành dịch. Vi rút có thể lây truyền từ người sang người do tiếp xúc trực tiếp thông qua vết thương da hoặc niêm mạc với máu, chất tiết và dịch cơ thể (phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch) của người bị nhiễm. -Người cũng có thể mắc Ebola do tiếp xúc với các dụng cụ hoặc đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm như quần áo, chăn, kim tiêm đã sử dụng.
ĐẠI CƯƠNG - Vi rút Ebola là một trong ba giống thuộc họ Filoviridae family (filovirus), cùng với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là: + Zaire ebolavirus (EBOV) + Sudan ebolavirus (SUDV) + Bundibugyo ebolavirus (BDBV) + Taï Forest ebolavirus (TAFV). + Reston ebolavirus (RESTV) Trong đó BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.
ĐẠI CƯƠNG - Đối tượng nguy cơ mắc bệnh: + Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả…) + Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh + Nhân viên lễ tang, người có tiếp xúc trực tiếp với thi thể bệnh nhân + Nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân
VIRUS EBOLA
TRIỆU CHỨNG 1. Lâm sàng -Thời gian ủ bệnh trung bình là 2-21 ngày -Các triệu chứng thường gặp bao gồm: Sốt cấp tính; Đau đầu, đau mỏi cơ; Nôn/buồn nôn; Tiêu chảy; Đau bụng; Viêm kết mạc. -Phát ban: Ban đầu ban nhú đỏ sẫm mầu như đinh ghim tập trung ở nang lông, sau hình thành nên tổn thương ban dát sẩn có ranh giới rõ và cuối cùng hợp thành ban lan tỏa, thường trong tuần đầu của bệnh. -Triệu chứng xuất huyết: Đi ngoài phân đen; Chảy máu nơi tiêm truyền; Ho máu, chảy máu chân răng; Đái máu; Chảy máu âm đạo
TRIỆU CHỨNG 2. Xét nghiệm - CTM: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu - Hóa sinh: tăng AST, ALT. Creatinin máu và ure - Đông máu: rối loạn đông máu nội quản rải rác - Xét nghiệm nước tiểu: protein niệu - Xét nghiệm phát hiện căn nguyên: tìm kháng nguyên, kháng thể, PCR và nuôi cấy vi rút. Bệnh phẩm sử dụng để chẩn đoán là máu được bảo quản trong môi trường vận chuyển và tuân theo quy định an toàn vận chuyển vi rút lây truyền qua đường máu.
CHẨN ĐOÁN CA BỆNH 1. Ca bệnh nghi ngờ: - Có yếu tố dịch tễ trong vòng 3 tuần trước khi khởi phát triệu chứng: + Tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể của bệnh nhân được xác định hoặc nghi nhiễm Ebola + Sống hay đi tới vùng dịch Ebola đang lưu hành + Trực tiếp xử lý, tiếp xúc với dơi, chuột hoặc động vật linh trưởng từ các vùng dịch tễ - Có biểu hiện lâm sàng của bệnh
CHẨN ĐOÁN CA BỆNH 2. Ca bệnh xác định: Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm PCR dương tính. 3. Chẩn đoán phân biệt: - Bệnh do vi rút Ebola cần phải phân biệt với: + Sốt xuất huyết Dengue + Bệnh do Streptococcus suis + Nhiễm trùng huyết do não mô cầu + Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn + Leptospira + Sốt rét có biến chứng
CHẨN ĐOÁN CA BỆNH
ĐIỀU TRỊ 1. Nguyên tắc điều trị: - Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ - Các ca bệnh nghi ngờ đều phải được khám tại bệnh viện, cách ly và lấy mẫu bệnh phẩm gửi làm xét nghiệm đặc hiệu để chẩn đoán bệnh. - Các ca bệnh xác định cần phải nhập viện điều trị và cách ly hoàn toàn.
ĐIỀU TRỊ 2. Điều trị hỗ trợ
ĐIỀU TRỊ 2. Điều trị hỗ trợ
ĐIỀU TRỊ 2. Điều trị hỗ trợ
ĐIỀU TRỊ 3. Lưu ý với một số nhóm bệnh nhân: - Phụ nữ mang thai: có nguy cơ sảy thai/đẻ non, chảy máu sau sinh rất cao. Việc chỉ định dùng oxytocin và các can thiệp sau sinh cần tuân thủ đúng các hướng dẫn nhằm giúp bệnh nhân cầm máu. - Phụ nữ cho con bú: vi rút Ebola có thể truyền qua sữa mẹ. Khi nghi ngờ mẹ bị nhiễm bệnh, mẹ và trẻ cần được nhập viện và cách ly cho đến khi loại trừ nhiễm bệnh. Mẹ nên ngừng cho con bú.
ĐIỀU TRỊ 4. Tiêu chuẩn xuất viện: - ≥ 3 ngày không sốt và không có các dấu hiệu gợi ý có sự đào thải vi rút ra môi trường như: đi ngoài phân lỏng, ho, chảy máu... - Lâm sàng cải thiện tốt, bệnh nhân ổn định, có thể tự thực hiện các hoạt động thường ngày. - Trong trường hợp làm được xét nghiệm: + Kết quả PCR vi rút Ebola âm tính (từ ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát). + Nếu xét nghiệm PCR vi rút Ebola âm tính 2 lần liên tiếp, làm cách nhau tối thiểu 48 giờ, trong đó có ít nhất 1 xét nghiệm làm vào ngày thứ 3 trở đi kể từ khi khởi phát mà các triệu chứng lâm sàng không cải thiện, có thể chuyển bệnh nhân ra khỏi khu vực cách ly để tiếp tục chăm sóc.
PHÒNG BỆNH 1. Nguyên tắc - Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn nghiêm ngặt. - Khi phát hiện người nghi ngờ nhiễm vi rút Ebola cần phải khám và cách ly kịp thời. - Tại các cơ sở y tế phải thực hiện các phương pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa theo đường lây. - Thực hiện khai báo, thông tin, báo cáo ca bệnh theo hướng dẫn tại Thông tư số 48/2010/TT-BYT ngày 31/12/2010 của Bộ Y tế.
PHÒNG BỆNH 2. Đối với người bệnh - Cách ly, điều trị tại cơ sở y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế. - Sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân đúng để hạn chế lây truyền bệnh. - Hạn chế tiếp xúc, vận chuyển BN, trong trường hợp cần vận chuyển phải sử dụng trang bị phòng hộ cá nhân và xe chuyên dụng. Các vật dụng bị ô nhiễm, đồ thải bỏ và chất thải của BN cần phải khử trùng và xử lý theo quy định. - Vi rút Ebola tiếp tục được bài tiết qua tinh dịch và sữa mẹ vì vậy cần tư vấn cho BN cách phòng tránh lây truyền sau khi xuất viện. - Xử lý tử thi theo Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hoả táng.
PHÒNG BỆNH 3. Đối với người tiếp xúc gần: - Phòng hộ cá nhân (khẩu trang N95, kính đeo bảo hộ mắt, mũ, găng tay, bao giầy, quần áo) rửa tay ngay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác sau mỗi lần tiếp xúc BN. - Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với BN. - Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; sử dụng các thuốc sát khuẩn đường mũi họng. - Lập danh sách những người tiếp xúc gần và theo dõi tình trạng sức khỏe trong vòng 21 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối. Tư vấn cho người tiếp xúc về các dấu hiệu bệnh và các biện pháp phòng, chống để tự phòng bệnh, tự theo dõi, phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh Ebola. Nếu xuất hiện các triệu chứng của bệnh cần thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.
PHÒNG BỆNH 4. Phòng chống lây nhiễm tại các cơ sở điều trị: - Thực hiện nghiêm ngặt việc phân luồng khám, cách ly và điều trị BN, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn, trang bị phòng hộ cá nhân cho cán bộ y tế, người chăm sóc BNvà BN khác tại các cơ sở điều trị BN theo hướng dẫn của Bộ Y tế. 5. Khử trùng xử lý môi trường và chất thải bệnh viện: Tuân thủ qui trình về xử lý môi trường, chất thải theo qui định như đối với khu vực cách ly các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác. 6. Vắc xin phòng bệnh đặc hiệu: Hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu với vi rút Ebola.
TÀI LIỆU THAM KHẢO • • • • • • • • • • • • • • • •
http://www.who.int/csr/disease/ebola/en/ http://www.cdc.gov/vhf/ebola/hcp/case-definition.html http://www.cdc.gov/vhf/ebola/hcp/interim-guidance-specimen-collection-submissionpatients-suspected-infection-ebola http://cdn1.vox-cdn.com/assets/4672981/Ebola_map.jpg http://web.stanford.edu/group/virus/filo/humandiseases.html http://jid.oxfordjournals.org/content/179/Supplement_1/ix.full.pdf+html http://www.cdc.gov/vhf/ebola/resources/outbreak-table.html: http://www.cdc.gov/vhf/virus-families/filoviridae.html: filoviridae http://www.cdc.gov/vhf/ebola/hcp/clinician-information-us-healthcare-settings.html http://www.moh.gov.vn/news/pages/phongchongdichsoi.aspx?ItemID=623 http://www.moh.gov.vn/news/pages/phongchongdichsoi.aspx?ItemID=626 http://video.vnexpress.net/the-gioi/nguoi-chau-au-dau-tien-nhiem-ebola-cach-ly-tronglong-kinh-3028903.html http://abcnews.go.com/Health/ebola-patients-arrive-us/story?id=24804625 http://www.nature.com/ni/journal/v8/n11/fig_tab/ni1519_F1.html: http://www.moh.gov.vn/LegalDoc/Pages/DirectDocument.aspx?ItemID=226 http://www.moh.gov.vn/legaldoc/pages/Directdocument.aspx?ItemID=224: