Khảo sát nhóm truyền thuyết dân gian nam bộ

Page 1

Chương I TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN V ẬT LỊCH SỬ NAM BỘ LÀ NHỮNG NHÂN V ẬT TIỀN HIỀN KHAI KHẨN MỞ ĐẤT TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC Hệ thống truyện bao gồm hai tiểu loại. Thứ nhất, truyền thuyết địa danh: những truyện kể gắn với lịch sử hình thành địa danh; thứ hai, truyền thuyết lịch sử: những truyện kể gắn với lịch sử vùng đất không có y ếu tố địa danh cụ thể, nói cách khác, truyện không có chi ti ết giải thích cho sự hình thành địa danh. Có truyện kể mang trực tiếp dấu hiệu của cả hai tiểu loại. Những truyền thuyết này được phân bố khá đều ở hầu hết 13 tỉnh thuộc vùng ĐBSCL. Các truyện khảo sát như: Cầu Hương Lễ, Rạch ông Tú, Bà Rịa, Giồng Ông Ngộ, Sự tích cầu Thị Nghè, Ông tiền hiền làng Tân Thành, Tăng Ân đánh cọp, Thoại Ngọc Hầu khai hoang, Đồng Bà, Địa danh Cao Lãnh, Đập ông Chưởng, Ao Bà Om, Ruộng Châu Phê, … hay Thoại Ngọc Hầu khai hoang nói đến việc khai hoang và đào kênh; hay Sự tích chùa Bình Đông nói đến việc khai khẩn, đào kênh, trị bệnh và lập chùa... Truyện ngoài việc lý giải địa danh, nó thể hiện tâm tình của con người gắn bó với vùng đất khai phá và sự tri ân đối với những bậc tiền nhân dày công mở đất. Những tên gọi địa danh thường gắn với tên người hay dấu tích về người có công khẩn hoang, lập ấp với ý nghĩa ngợi ca, tôn vinh. Do đó, m ột số truyền thuyết địa danh đã bước sang ranh giới truyền thuyết lịch sử. Nói cách khác, truyền thuyết lịch sử đa phần đã lẫn vào truy ền thuyết địa danh, do chỗ giao thoa giữa hai loại truyện với yếu tố địa danh là dấu hiệu chung. Hầu hết truyện kể có cấu trúc hoàn chỉnh. Dựa vào tiêu chí đề tài, nội dung và đặc điểm nhân vật, có thể chia hệ thống truyện này thành hai bộ phận: Truyền thuyết liên quanđến việc khẩn đất, chống động vật gây hại và ch ống thiên tai dịch bệnh và Truy ền thuyết liên quanđến việc xây d ựng công trình giúp đỡ cộng đồng. Trong đó, truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên tai dịch bệnh đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống.


1.1 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO 1.1.1. Mô hình cốt truyện Các truyền thuyết có mô hình cốt truyện truyền thống với lược đồ gồm ba phần: mở đầu, phát triển và k ết thúc, gắn với các tiến trình sự kiện sau: Tiến trình thứ nhất: kể về thời gian, đặc điểm vùng đất và lai l ịch (thành phần xuất thân, danh tính, tài năng…), tình hu ống xuất hiện của các nhân vật trong khung cảnh buổi đầu của công cu ộc khẩn hoang. Tiến trình thứ hai: kể hoạt động, công tích c ủa nhân v ật, gồm những thành tích, k ỳ tích lao động… trong công cu ộc khai phá và xây dựng vùng đất mới. Tiến trình thứ ba: kể thành quả hoạt động, dấu tích lưu lại, sự tri ân công đức, sự thờ cúng... Đặc điểm vùng đất / Lai lịch, tình huống xuất hiện nhân vật

Công tích, hoạt động (thành tích, kỳ tích lao động…)

Chung cục (kết quả dấu tích,sự tri ân, công đức, sự thờ cúng…)

Đặc trưng cấu tạo của truyền thuyết nói chung thể hiện qua sự vận động của các tình tiết, môtíp trong các cốt truyện cụ thể, theo một hình thức tổ chức hệ thống sự kiện nhất định. Với kiểu nhân vật của các nhóm truyện gắn với đề tài - cốt truyện như sau: Phân loại kiểu nhân vật, đề tài - cốt truyện Nhóm truyện Truyện liên quan đến việc khẩn đất, chống động vật gây hại, chống thiên tai, dịch bệnh Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng.

Kiểu nhân vật Đề tài – Cốt truyện Người đi khai sơn, phá Người có công khai khẩn thạch, tìm sự ấm no cho đất, chiến đấu chống động cộng đồng. vật, gây hại và chống thiên tai, dịch bệnh. Người đi tiên phong, kiến Người có công kiến tạo tạo công trình công trình, cải tạo môi trường, khẩn hoang và giúp đỡ cộng đồng.


1.1.2. Những tình tiết, môtíp của hệ thống truyện 1.1.2.1 Truyền thuyết liên quan đến việc khẩn đất, chống động vật gây hại và chống thiên tai, dịch bệnh Kiểu nhân vật trung tâm là Người đi khai sơn phá thạch, tìm sự ấm no cho cộng đồng. Hệ thống truyền thuyết có đề tài - c ốt truyện là Người có công khẩn đất, chiến đấu chống động vật gây hại và chống thiên tai dịch bệnh. Có thể sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân v ật theo đoàn di dân ho ặc kêu gọi người dân đến khai hoang lập ấp đánh đuổi, trừ động vật gây hại hoặc chống thiên tai dịch bệnh kết quả sự kiện. Đề tài - cốt truyện có th ể xác lập xoay quanh nhân vật mang đặc điểm: Nhân vật thủ lĩnh cộng đồng cư dân một vùng đất mới, Nhân vật có sức khỏe hơn người, có công diệt thú dữ và Nhân vật dùng thần lực khống chế động vật gây hại hoặc cầu thần lực đẩy lùi thiên tai dịch bệnh. Đặc điểm nhân vật có sự đan xen lẫn nhau, có trường hợp, nhân vật thuộc về hai hoặc cả ba đặc điểm (như truyện về nhân vật tôn giáo). Tuy nhiên,tính chất độc lập của từng nhân v ật, như đã nói, vẫn chiếm ưu thế rõ hơn. - Nhân vật thủ lĩnh cộng đồng cư dân một vùng đất mới: Bà Rịa 1, Bà Rịa 2, Đồng Bà, Rạch Ông Tú , Giồng Ông Ngộ (hay Ông Nguyễn Chất), Đình Thắng Tam, Ngã ba Ông Trạch, Cù lao Ông Chưởng (hay Lòng Ông Chưởng), Thoại Ngọc Hầu khai hoang. Nội dung các truyện kể về nhân vật là những người có vai trò tiên phong tổ chức khai hoang, lập ấp, tạo dựng địa bàn sinh cơ của cộng đồng dân cư nơi đây. Nhóm tình tiết, mô típ của cốt truyện: Môtíp Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ Yếu tố thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ có quan hệ gắn bó. Về thời gian khởi đầu, đây là thời gian sự kiện, với ý nghĩa là điểm tựa của những hồi ức về quá khứ, thể hiện nét đặc trưng của truyền thuyết. Trong các truyện kể, yếu tố thời gian thường được miêu tả bằng một giới hạn tương đối, như: “Khoảng năm 1680”… (Bà Rịa 1); “ Cách đây hơn 150 năm…” (Giồng Ông Ngộ)… Có truyện đưa vào thời gian phiếm chỉ hay một mốc sự kiện, biến cố lịch sử xã hội, như: “Xưa… ”( Đồng Bà) ; “Vào khoảng những năm quân Tây Sơn còn hùng m ạnh…” (Bà Rịa 2)… Các mốc thời gian cho thấy quá trình khai phá bắt đầu sớm nhất là vào cuối thế kỷ XVII và kéo dài về sau. Khung cảnh thiên nhiên vùng đất Nam Bộ được tái hiện cũng là cảnh rừng thiêng nước độc, thế lực đối nghịch với con người: địa hình lồi lõm, rừng rậm hoang sơ, sấu đầy bưng, hổ tung hoành vùng đồng hoang…: “Thuở ấy, ở đây còn là núi non rừng rậm, nước mặn thêm địa hình lồi lõm, đầy ma thiêng chướng khí…” (Bà Rịa 1); còn rất hoang vu, trũng thấp…” (Ngã ba Ông Trạch)... Môtíp được thể hiện gắn với tình huống sự xuất hiện của nhân vật trong tiến trình thứ nhất của cốt truyện. Trong đó, nổi lên yếu tố thành phần xã hội của các lớp cư dân đầu tiên đến với vùng đất hoang sơ. Phổ biến nhất là loại nhân vật nông dân, lưu dân. Chi tiết thành phần xã hội này thường xuất hiện ở đầu truyện kể, như: “... trong số lưu


dân từ Bình Định vào Nam khai hoang sinh sống có một phụ nữ tên Thị Rịa (không rõ họ), hướng dẫn lưu dân nghèo khổ ở Bình Định vào khai phá...” (Bà Rịa 1); hay ông Huỳnh Công Huy “chiêu mộ thêm ưlu dân từ các nơi khác đến…” (Ông tiền hiền làng Tân Thành) ... Theo đó, đây là những truyện kể xuất hiện sớm hoặc là những sự kiện sớm nhất đã diễn ra được ghi nhớ, truyền tụng, hay “Từ rất xa xưa, có một người phụ nữ tên là Kim Giao, là công chúa của vương triều Chân Lạp chạy nạn ra đây sinh s ống…” (Đồng Bà)… Về phía cư dân, chủ thể tiếp nhận tôn giáo, đã nhìn thấy ở đó những tấm gương về sự hào hiệp, tinh thần vị nghĩa nên truyền tụng những câu chuyện ngợi ca (thường có màu sắc thêu dệt ly kỳ). Vớt tăng sĩ, tên nhân vật thường là pháp danh, gắn với lời kể về các hoạt động, như: “Ông Tăng Ngộ” “kêu gọi thiện nam tín nữ đến làm công quả, khai phá rừng hoang, đắp đường sá…” (Giồng Ông Ngộ)… Ngoài ra, có thành phần nhân vật là những quan nhân thực hiện chức trách, mệnh lệnh triều đình đối với công cuộc khẩn hoang. Như truyện Thoại Ngọc Hầu khai hoang kể: “Nghe nói ông ở Quảng Nam được cử về để cai quản vùng này…”… Còn có loại nhân vật là những người tham gia phong trào chống Pháp, như: “trong đoàn di dân này có ông Nguyễn Văn Trạch, một gia đình khá giả từng tham gia phong trào nghĩa quân…” (Ngã ba Ông Trạch) … Xét về thời gian, đây là những truyền thuyết xuất hiện muộn trong hệ thống. Môtíp Khai hoang, lập ấp Môtíp đóng vai trò chủ đạo, xuất hiện trong hầu hết các truyện kể. Về nhân vật Bà Rịa, sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi công lao: “Làng Ph ước Liễu cảnh đẹp thay, Gốc xưa Bà Rịa dựng gầy tư cơ” [153,7]. Truyện kể đã cụ thể hoá công tích quy dân khẩn hoang, như: “Nhờ uy tín và tài tổ chức, bà đã động viên được mọi người ra sức phá ừrng, biến đất hoang thành ruộng đồng...” (Bà Rịa 1). “Ông khai hoang mở đất, đào kênh, đắp đường, kêu gọi người dân đến vùng này sinh sống…” (Thoại Ngọc Hầu khai hoang). Tình tiết Sự giao lưu giữa các thành phần cư dân Tình tiết khắc họa khung cảnh sinh hoạt xã hội thời kỳ khai phá. Cơ sở của nó là hiện thực quá trình cộng cư, khi các ưc dân Khmer, Ch ăm, Việt, Hoa lớp trước, lớp sau đặt chân đến vùng đất mới. Như truyện Đồng Bà kể: “Bà Kim Giao mộ 100 người Việt, Khmer ra đảo”; “Nhờ sức trâu kéo cùng với sự làm l ụng cần cù nên mùa màng ở đây ngày một phát triển, cuộc sống trở nên sung túc…”. Khi đặt chân lên lãnh địa còn hoang s ơ, cùng với tài sản quý báu là đàn trâu c ủa chủ nhân, những người Việt, Khmer đã cùng nhau tiến hành công cuộc khai hoang, vỡ ruộng và với những đường cày đầu tiên, chính họ đã trở thành cư dân “bản địa” của quốc đảo. Nhân vật bà Kim Giao đóng vai trò nối kết những hoạt động, tạo nên thành quả cụ thể ở một cộng đồng nhỏ hẹp đồng thời mang ý nghĩa công tích lớn đối với sự phát triển của cộng đồng cư dân Nam Bộ, được ngợi ca, tôn vinh.


Môtíp Lưu địa danh, di tích Trong truyền thuyết, người dân đặt tên địa danh như một truyền thống thể hiện đạo lý tri ân. Các truyện kể gắn tên nhân vật là ng ười có công khai dân l ập ấp trực tiếp với tên vùng đất (như: “Nhân dân kính cẩn thường gọi làng Bà Rịa…”); hay g ắn tên nhân v ật là ng ười có công đánh đuổi thú dữ vào những tên gọi cảnh quan xung quanh gồm: eo, giồng đất, con rạch, ngã ba đường… (như: “con r ạch mang tên Ông Tú ngày nay vẫn còn…” (Rạch Ông Tú) ... Tất cả đều mang ý tưởng tôn vinh người có công với cộng đồng. Trong đó, nổi lên hìnhảnh về người nữ thủ lĩnh cộng đồng cư dân ở một vùng đất mới. Qua các bản kể về Bà Rịa, Bà Kim Giao , với những nhân vật đóng vai trò “tiền hiền” là phụ nữ, có thể là người Việt hay Khmer, phảng phất dáng dấp huyền thoại về các bà thần, mang đến sự sinh sôi, th ịnh vượng cho đất đai, cư dân. Điều này cho thấy tục thờ Bà luôn có d ấu ấn sâu đậm trong tâm th ức người Việt và các cộng đồng cư dân, đặc biệt là ở những vùng đất mới phương Nam xa xôi. Môtíp Tôn tiền hiền, phúc thần, … Khái niệm tiền hiền, hậu hiền (tiền hiền khai khẩn (hay khai canh) hoặc tiền hiền và hậu hiền khai khẩn), nhìn chung đều có ý nghĩa ca tụng các bậc tiền nhân có công tích t ạo lập, ổn định làng xã. Nhân v ật được tôn xưng cũng là cách ghi công tưởng niệm. Như: ông Hu ỳnh Công Huy, khi qua đời được tôn tiền hiền (Ông ti ền hiền làng Tân Thành, tôn thờ bà làm phúc thần của làng mình” (Bà R ịa 1)… Môtíp Thờ tự tại chùa, tháp, đình… Môtíp thường xuất hiện tiếp nối với Tôn tiền hiền, phúc thần, thánh tổ… Điều này đều nhằm tôn vinh công đức, tài trí, sức mạnh và sự linh thiêng của nhân vật. Như: “ Để ghi nhớ công ơn khai hoang mở đất, nhân dân đã lập miếu thờ ông…”, “Dân coi như vị thần” (Thoại Ngọc Hầu khai hoang)… Môtíp Lưu câu ca, thành ngữ Như truyện Bà Rịa 2 kể: “Một vài nơi ở Nam Bộ có câu hát: “Ghe ai đỏ mũi, đen lườn, Giống ghe Thị Rịa xuống vườn thăm em” ; hay ở Cù lao Ông Ch ưởng, người dân lưu truyền câu ca “ Ba phen quạ nói với diều, Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm” . Lối thể hiện cho thấy dấu ấn về nhân vật cũng như tình cảm bộc trực của người Nam Bộ. Tình tiết Sắc phong Tình tiết được biểu hiện như: do có công làm được việc hữu ích “chúa Nguyễn ra lệnh sắc phong cho bà hàm Nghè và cho ăn theo họ Nguyễn. Từ đó, bà trở thành bà Nghè Nguyễn Thị Rịa” (Bà R ịa 2); hay: “Sau khi ba ông đội chết, triều đình ban sắc phong cho ba ông để thờ tại đình làng” (Đình Thắng Tam). - Nhân vật có s ức khỏe hơn người, có công diệt thú dữ, động vật gây hại Nhóm này có các truyện: Eo Ông Từ, Tăng Ân đánh cọp, Người thầy rắn ở Đồng Tháp Mười và 1 truyện được lặp: Ngã ba Ông Trạch.


Nội dung các truyện kể về nhân vật là những người có vai trò tiên phong đánh đuổi, diệt trừ động vật gây hại, gầy dựng địa bàn sinh cơ của nhóm cộng đồng dân cư. Sơ đồ kết cấu cốt truyện của những truyện kể về các nhân vật này như sau: Vùng đất hoang sơ tăng sĩ hay nhân vật kỳ tài đánh đuổi, diệt trừ động vật gây hại diệt được thú dữ, động vật gây hại hoặc bị giết hại được ghi nhớ, thờ cúng. Nhóm tình tiết, mô típ của cốt truyện: Môtíp Thời gian khởi đầu và không gian hoang sơ Về yếu tố thời gian, có truyện chỉ thông tin nơi cư ngụ hay kể nhân vật là người địa phương, có thể do không nhắc đến gốc tích xa hoặc do xuất hiện muộn hơn, như: “Tại Bàu Vú, có ông Lê Văn Từ, chuyên nghề vào rừng múc dầu rái bán độ nhật…” (Eo Ông T ừ)... Môtíp biệt tài Biệt tài được nói đến chủ yếu là tài võ nghệ. Như: “Hai thầy trò nhà sư rất giỏi võ nghệ là Hồng Ân và Trí Năng...”; hay Lê Huy Nhạc, người bắt rắn kỳ tài, đạt đến kỹ xảo trong nghề: “m ột người cao lớn vạm vỡ chạy như bay đuổi theo một con rắn khổng lồ…” (Người thầy rắn ở Đồng Tháp Mười)… Môtíp Đánh cọp, Diệt sấu, rắn... Một số truyện kể về các nhân vật đối đầu với thú dữ gắn với hiện thực có phần dữ dội. Như hình ảnh những tăng nhân đánh cọp cứu dân: Hai thầy trò nhà sư “xung phong dùng côn giết cọp, mãnh thú bị hạ, nhưng sư Hồng Ân bị tử thương...” ( Tăng Ân đánh cọp). Môtíp Cái chết bi tráng Môtíp bi ểu đạt phẩm chất của người anh hùng trong truyền thuyết. Ở đây, sự kiện được miêuntả gắn với hiện thực, nhân vật dũng cảm đối đầu với lực lượng thiên nhiên gây hại với kết quả là sự mất mát, hy sinh rất bi thiết. Như: “mãnh thú bị hạ, nhưng sư Hồng Ân bị tử thương...” ( Tăng Ân đánh cọp). Môtíp Thờ tự tại tháp,đền miếu, đình... Trong các truyện kể, chuỗi sự kiện lập mộ bia, xây tháp, lập đền miếu… cùng với việc đặt tên dịa danh, có ý nghĩa ghi ân, tôn vinh, bất tử hóa công tích của các bậc tiền hiền trong công cuộc khẩn hoang, lập ấp. Môtíp được biểu hiện mang những ý niệm sâu xa: bia mộ lưu danh thiên cổ, tháp cao ghi công đức muôn trượng, đền miếu là chỗ ngự của thần thánh, nơi cất mình vào cõi linh thiêng… Như truyện Tăng Ân đánh cọp kể: “Dân chúng vùng chợ Tân Kiểng vô cùng th ương tiếc… họ an táng ông tại chỗ, trên mộ có xây tháp để ghi công đức...”. - Nhân vật dùng thần lực khống chế động vật gây h ại hoặc cầu thần lực đẩy lùi thiên tai dịch bệnh Nhóm này có các truyện: Địa danh Cao Lãnh (Ông Đỗ Công T ường ở Cao Lãnh hay Miếu Ông Bà Ch ủ Chợ Cao Lãnh), và truyện được lặp: Giồng Ông Ngộ.


Nhóm tình tiết, mô típ của cốt truyện: Môtíp Nhân v ật theo đoàn di dân ho ặc kêugọi người dân đến khẩn hoang Môtíp xu ất hiện trong truyện Địa danh Cao Lãnh : “…trong đoàn lưu dân từ miền Trung vào đây lập nghiệp có ông bà Đỗ Công Tường, tục danh là Lãnh…”… Mô típ Khấn nguyện chết thay hay tịch cốc Về dấu ấn môtíp, nhân vật thực hiện hành động xả thân vì cộng đồng gắn với niềm tin tâm linh. N ư truyện Địa danh Cao Lãnh kể: “ Đến năm Canh Thìn (1820), nạn dịch tả hoành hành rất dữ...”, hai ông bà nguyện thế mạng để cầu cho dân chúng thoát khỏi cảnh tai ương”; hay về Tăng Ngộ, trong vùng bệnh dịch phát mạnh, ông c ầu kinh mật niệm rồi “nguy ện tịnh cốc không ăn bữa cơm nào cả” (Giồng Ông Ng ộ). Diễn tiến sự kiện mang tính chất thần kỳ, thể hiện cảm quan Phật giáo.Đây là môtíp hình thành trên thực tiễn điều kiện tự nhiên, xã hội, phù hợp tâm thức cư dân, thể hiện tinh thần nhân ái, đức hy sinh, tạo ấn tượng sâu sắc. Mô típ Thờ tự tại tháp,đền miếu, đình… Môtíp được lặp trong truyện Giồng Ông Ngộ: “Dân làng xây tháp kỷ niệm ông. Ngôi chùa mà ông xây cất ngày xưa, nay hãy còn ở Thanh Ba (Cần Giuộc)...”... Mô típ Lưu địa danh, di tích Dấu ấn mô típ được biểu hiện gắn với các sự kiện về nhân vật, như: “... khu vực do ông điều khiển khai hoang mãi đến nay dân chúng còn gọi là Giồng Ông Ngộ”; hay “Từ đó, Chợ Vườn Quýt được gọi là chợ Cao Lãnh” (Địa danh Cao Lãnh) . 1.1.2.2 Truyền thuyết liên quan đến việc xây dựng công trình giúp đỡ cộng đồng Sơ đồ hóa diễn tiến cốt truyện của những truyện kể thuộc đề tài - cốt truyện này như sau: Vùng đất hoang sơ nhân vật theo đoàn di dân hoặc quan nhân tăng sĩ, người có tài lực kiến thiết công trình giúp đỡ cuộc sống cộng đồng lưu tên địa danh hoặc được ghi nhớ, thờ cúng. Đề tài - cốt truyện có thể xác lập xoay quanh nhân vật mang đặc điểm: Người xây dựng công trình và Nhân vật tôn giáo hay người có tài lực kiến thiết công trình Các truyện như: Kênh Vĩnh Tế, Đập Ông Chưởng và 1 truy ện được lặp: Thoại Ngọc Hầu khai hoang. Nội dung các truyện kể về nhân v ật là nh ững người có vai trò tiên phong kiến tạo công trình c ải tạo môi tr ường khẩn hoang, góp ph ần ổn định và phát triển đời sống cộng đồng dân cư. Sơ đồ kết cấu cốt truyện như sau: Vùng đất hoang sơ quan nhân tổ chức xây dựng công trình phục vụ khẩn hoang lưu tên địa danh hoặc được sắc phong. Nhóm tình tiết, mô típ của cốt truyện: Tình tiết Đào kênh, đắp đập, khơi sông rạch... Tình tiết thể hiện công tích liên quan việc khẩn hoang của các nhân vật ở phương diện kiến thiết công trình. Đây chủ yếu là những quan nhân thực hiện mệnh lệnh triều


đình. Như Chưởng cơ Mai Tấn Huệ: “Khai hoang; xây đập giúp dân canh tác (hay lập đồn điền trồng lúa nuôi quân)...” (Đập Ông Ch ưởng) Môtíp Lưu địa danh, di tích Môtíp có dấu ấn rõ nét. Về kết cấu, có các dạng thức chung như: “Con rạch về sau được đặt tên là…” (Rạch Tham Tướng); “ Đập được gọi là…” (Đập Ông Ch ưởng)... Tình tiết Sắc phong Tình tiết được thể hiện với sự kiện như: “vua châu phê hai sở ruộng gọi là ruộng Châu Phê” hay “ sông, vàm Châu Phê” . Sách Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca đã ghi: “Lịnh vua châu bút phê trần, Phước Vân ruộng khẩn cho phần quản chuyên. Để làm huyết thực tự điền, Người ta tự hậu kêu miền Châu phê”. Điều này cũng cho thấy vai trò của triều Nguyễn trong công cuộc tổ chức khẩn hoang ở vùng đất mới. 1.2 GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN Phản ảnh một mặt tiến trình lịch sử Nam Bộ gắn với những nhân vật người anh hùng khai phá. Nhân v ật trung tâm của truyền thuyết trong lĩnh vực khẩn hoang là nh ững người anh hùng văn hoá, với thành tích xây dựng và kiến tạo một “thiên nhiên thứ hai” cho con người của vùng đất. Ở nhóm truyền thuyết, nhân vật không mang dáng dấp huyền thoại mà g ần gũi với hiện thực, họ là nh ững con người trong hành trình khai phá đất phương Nam đầy gian nan, hiểm nạn. Đây là nhân vật của những thành quả, kỳ tích lao động và chiến đấu, gắn với sứ mệnh tạo lập sự sống cho cộng đồng, đã n ổi lên như một hình mẫu tiêu biểu của truyền thuyết dân gian Nam Bộ (Bà R ịa, Bà Kim Giao, Tăng Ân đánh cọp, Giồng Ông Ng ộ, Thoại Ngọc Hầu khẩn hoang...). Về đặc trưng nghệ thuật, nhìn chung, phương thức nhận thức và phản ánh thực tại của hệ thống truyền thuyết mang đậm dấu ấn hiện thực. Với nhóm truyền thuyết về chiến đấu chống động vật gây hại, phương thức này v ừa mang yếu tố hiện thực, vừa có yếu tố kỳ ảo. Ẩn chứa tinh thần quả cảm và nhân nghĩa vốn là ph ẩm chất của những con người đi chinh phục tự nhiên, có tính nhân văn.


Chương II TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN V ẬT LỊCH SỬ NAM BỘ LÀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC 2.1 Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương * Các truyền thuyết về Thiên Hộ Dương Thiên Hộ Dương qua đời, Cuộc khởi nghĩa tứ kiệt, Người liên lạc của Thiên Hộ Dương, Sức khoẻ của Thiên Hộ Dương, Võ Nghệ của Thiên Hộ Dương, Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương, Thiên Hộ Dương và Đạo binh rắn, Đốc Binh Kiều, Ngày giỗ của ông Thiên Hộ, Thiên Hộ Dương đấu gươm với đô đốc Bạc Má.

Lớp

Nội dung của Tên truyện

truyện lớp truyện Nguồn gốc, đặc I điểm của nhân vật

1. Truyền thuyết về Thiên Hộ Dương 2. Thiên Hộ Dương thuở nhỏ 3. Sức khoẻ và võ nghệ của Thiên Hộ Dương. 4. Thiên Hộ Dương với đường roi song đôi. 1. Thiên Hộ Dương dẹp mối bất hoà giữa các tướng cận vệ.

Hành trạng và 2. Thiên Hộ Dương đấu gươm với đô đốc Bạc II

chiến công của Má nhân vật 3. Thiên Hộ Dương và đạo binh rắn. 4. Trận Mỹ Trà năm Ất Sửu 1. Thiên Hộ Dương lâm nạn.

III

Đoạn kết của nhân vật

2. Đoạn cuối cuộc khởi nghiã Thiên Hộ Dương 3. Ngày giỗ của ông Thiên Hộ Dương

Trong chính sử, Thiên Hộ Dương bị triều đình gọi là giặc, thực dân Pháp xem là kẻ phiến loạn. Chỉ có văn học dân gian ca ngợi người anh hùng. Đơn cử, đó là “Vè Quản Thành”: “Nam Kỳ có tướng Quan Thiên Cùng quan lớn Định cầm quyền đánh Tây”


Ở đây, Quan lớn Định chính là Trương Định, còn Quan Thiên chính là Thiên Hộ Dương. Hay ca dao Đồng Tháp: “Chiều chiều mây giục gió vần Cảm thương Thiên Hộ xả thân cứu đời!” Riêng trong truyền thuyết, các tác phẩm về Thiên Hộ Dương đã tái hiện sinh động, gần như xuyên suốt cuộc đời và chiến công lừng lẫy của người anh hùng. * Các truyện về tướng lĩnh của Thiên Hộ Dương Trong nhóm truyện về khởi nghĩa Thiên Hộ Dương, có 7 truyền thuyết kể về các tướng lĩnh trung thành với sự nghiệp của ông. Chúng chủ yếu được sưu tầm, biên soạn từ tư liệu văn học dân gian (6/7 truyện). Truyện còn lại lấy từ tư liệu văn hóa dân gian. * Các truyện về nhân vật và sự kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa Thiên Hộ Dương Những truyền thuyết này ngợi ca con người và thiên nhiên, vật thể từng hỗ trợ đắc lực cho cuộc khởi nghĩa. Nhóm truyện có 14 truyền thuyết, tất cả được sưu tầm, biên soạn từ tư liệu văn học dân gian.


2.2 Nhóm truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực * Các truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực Chuyện Anh hùng Nguyễn Trung Trực, Sức khoẻ và võ nghệ của Ông Nguyễn, Tài chí của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình, Ông Nguyễn diệt giặc ở Kiên Giang, Ông Nguyễn đánh giặc ở Phú Quốc, Hoả hồng Nhật Tảo, Ông Nguyễn, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Bà Điều – Bà Đỏ, Cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt.

Truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực Lớp

Nội dung của lớp Tên truyện

truyện

truyện Nguồn gốc, đặc điểm

1. Truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực

I của nhân vật

Hành trạng và chiến

2. Sức khoẻ và võ nghệ của ông Nguyễn. 1. Tài trí của Nguyễn Trung Trực 2. Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực 3. Nguyễn Trung Trực và trận đánh trên sông Nhựt Tảo.

II công của nhân vật

III

Đoạn kết của nhân vật

4. Ông Nguyễn diệt giặc ở Kiên Giang. 5. Ông Soái nghi binh 6. Nguyễn Trung Trực cứu cô Ba Đỏ 7. Nguyễn Trung Trực và nỗi đau mất vợ, con. 1. Ông Nguyễn trong giờ phút bị bao vây ở Phú Quốc. 2. Ông Nguyễn. 3. Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình 4. Ông Soái phi ngựa trên biển giết giặc.

Về hình tượng Nguyễn Trung Trực, có 6 truyền thuyết. 4/6 truyện được sưu tầm, biên soạn từ tư liệu văn học dân gian, 2 truyện còn lại tìm thấy từ tư liệu văn hóa dân gian và tư liệu lịch sử. Các truyện đều đáp ứng đặc trưng thể loại truyền thuyết. * Các truyện về nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực


Có 7 tác phẩm trong mảng truyện về nhân vật, sự kiện liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực. Các truyện đều dựa vào tư liệu lịch sử và được biên soạn lại. Các văn bản thể hiện đặc trưng thể loại truyền thuyết dân gian. Có thể nói, các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực đã làm thay chính sử, tái hiện khá đầy đủ từng chặng đường khởi nghĩa của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. Ở đó, nhân dân đề cao những tấm gương trung thành, dũng liệt, ngợi ca tinh thần đánh giặc kiên trì, dũng cảm, sáng tạo của người dân vùng sông nước miền Nam. Qua truyền thuyết, Nguyễn Trung Trực và tướng sĩ của mình đã chứng tỏ tinh thần: “bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì nước Nam mới hết người đánh Tây!”. 2.3 Miêu tả những mô tip tiêu biểu của mỗi nhóm truyện Những Mô tip cùng hiện diện trong một truyền thuyết liên kết thành một nhóm Mô tip. Trình tự Mô tip trong nhóm được kết dính nhau thành chuỗi Mô tip, theo quan hệ nội dung. Nhóm 1: Ngoại hình khác lạ → Biệt tài → Thử tài Mô tip ngoại hình khác lạ và ăn khoẻ Tập trung nhóm truyện về khởi nghĩa Thiên Hộ Vương với tác phẩm tiêu biểu Người liên lạc của Thiên Hộ Dương, trong khi nhóm truyện về khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực thì không thấy đề cập đến. Nhân dân đã hình dung những anh hùng khẩn đất Phương Nam với dóc dáng “to lớn khác thường, vạm vỡ, oai phong”. Bởi có ngoại hình như vậy, thì người anh hùng mới đủ sức vật hổ, thuần trâu, đối đầu với kẻ thù cao to, mắt xanh mũi lõ. Mà không chỉ có ngoại hình vạm vỡ, họ còn có những nét ngoại hình đặc biệt, dị tướng. Như tỳ tướng của Thủ Khoa Huân: “bộ mặt rất dữ, mắt lớn, lông mày rậm, râu quai nón, thân hình to lớn lực lưỡng, lưng và tay đầy những sẹo”. Đây là một mô tip khá quen thuộc trong các truyền thuyết về nhân vật lịch sử. Ắt hẳn người dân quan niệm “những người dị tướng ắt là tài cao” nên thường tô thêm cho những anh hùng tướng mạo kỳ dị ấy. Mô tip về biệt tài Mô tip này ở nhóm truyện Thiên Hộ Dương có 8 truyện nói đến còn nhóm Truyện Nguyễn Trung Trực thì có 2 truyện. Tác phẩm tiêu biểu như Võ nghệ của Thiên Hộ Dương, Người liên lạc của Thiên Hộ Dương. Biệt tài ở đây được hiểu là năng lực khác người, những hành động phi thường, xuất chúng của nhân vật. Như Thiên Hộ Dương lực sĩ, có thể “cử một cái đỉnh đồng nặng hai trăm cân, đi mươi bước rồi để xuống, mặt không hề biến sắc”, hoặc nhẹ nhàng “cử một lần năm trái linh, mỗi trái nặng sáu mươi cân. Mỗi tay xách hai trái, miệng cắn một trái”. Mô tip biệt tài thể hiện khát khao mong ước của con người muốn khẳng định vị thế của mình trong cộng đồng, trong xã hội. Vốn dĩ con người nhỏ bé, sao có thể “ đầu đội trời, chân đạp đất” được. Vì thế, mà họ mong ước càng có tài năng đặc biệt phi thường thì càng nổi trội trong xã hội. Và những anh hùng mang tài năng ấy trở thành niềm tin, biểu tượng cho ước mơ khát vọng của con người.


Mô tip về thách đấu, thử tài Mô tip này xuất hiện phần lớn ở nhóm truyện Thiên Hộ Dương với tác phẩm tiêu biểu là Sức khỏe của Thiên Hộ Dương, Võ nghệ của Thiên Hộ Dương. Vì tài năng phải được minh chứng qua thử thách “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”. Mà ở đây chính là thách đấu với người tài hơn mình, với chính kẻ thù của mình như Thiên Hộ Dương phải một mình cỡi trâu, đội roi, đấu cùng lúc với các tướng lĩnh tài ba: Thủ Chiếu, Nhiêu Chấn, Thông Phụng. Có lần, bị bao ráp ngặt nghèo, Thiên Hộ Dương còn phải thử tài đấu gươm với đô đốc Bạc Má. Có thể xem sự xuất hiện của Mô tip thách đấu, thử tài trong truyền thuyết nhân vật lịch sử là một cách khẳng định niềm tin tuyệt đối của nhân dân vào tài năng thật sự của các anh hùng. Nhóm 2: Được giúp sức → Lập mưu, lừa giặc → Sáng tạo vũ khí→ Thắng trận Mô tip được giúp sức Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Tài trí của Nguyễn Trung Trực. Có thể nói, được người tài tìm đến giúp sức, đó là Mô tip khá phổ biến trong truyền thuyết về các nhân vật lịch sử. Mô tip này liên quan đến các tình tiết đặc sắc như việc thu phục người tài (Thiên Hộ Dương dẹp mối bất hòa của các tướng hộ vệ, Tài trí của Nguyễn Trung Trực…), anh hùng khắp nơi nể phục, lũ lượt kéo về phò tá hay như được kẻ thù nể sợ... Mô tip Lập mưu, lừa giặc Phần lớn 2 nhóm truyện tập trung vào Mô tip này với các tác phẩm tiêu biểu như Thiên Hộ Dương và đạo binh rắn, Tài trí của Nguyễn Trung Trực, Ông Nguyễn diệt giặc ở Kiên Giang, Ông Nguyễn đánh giặc ở Phú Quốc,.. Mô tip lập mưu, lừa giặc chúng ta thấy xuất hiện trong truyền thuyết về nhân vật lịch sử giai đoạn lịch sử trước như Yết Kiêu, Quang Trung, Chàng Lía,..Trong giai đoạn kháng chiến chống pháp mô tip này được lặp lại chứng tỏ sự tiếp nối và thừa hưởng giai đoạn trước. Bởi lẽ, trải qua hàng ngàn năm đấu tranh chống lại giặc ngoại xâm hung tàn, to lớn hơn chúng ta rất nhiều nếu không sử dụng những mưu mẹo thì với sức người nhỏ bé không thể nào chiến thắng. Đó là một Nguyễn Trung Trực sa cơ, đưa quân về Phú Quốc, liền bị giặc dùng tàu chiến bao vây. Nhờ nghi binh lừa giặc, ông tránh được trận càn. Mô tip này có cơ sở đề cao trí tệ và tài năng của con người. Đọc qua các truyền thuyết về những anh hùng như Thiên Hộ Dương hay Nguyễn Trung Trực chúng ta đôi khi phải nín thở và theo dõi tài trí của các ông để cứu chính mình và đồng đội. Các ông biết lợi dụng địa thế hiểm trở của đất rừng phương nam để chinh chiến trường kỳ với bọn thực dân. Các ông thực sự là những anh hùng trí tuệ, mưu trí của đất Phương Nam. Mô tip sáng tạo vũ khí Tác phẩm tiêu biểu: Thiên Hộ Dương và đạo binh rắn, Ông Nguyễn đánh giặc ở Phú Quốc


Cùng với Mô tip lập, lừa giặc, Mô tip sáng tạo vũ khí xuất hiện nhiều trong các truyền thuyết về nhân vật lịch sử. Đặc biệt, trong giai đoạn kháng chiến chồng pháp lần đầu tiên nhân dân ta chống lại với đội quân từ châu Âu với “tàu thiếc, tàu đồng súng nổ”. Vì vậy, để đối trội với vũ khí tối tân như thế, nhân dân ta phải biết sáng tạo vũ khí từ một chiếc cầu bắc qua kênh rạch, một ổ ong trong bụi rậm, một đàn trâu gặm cỏ ngoài đồng...tất cả đều trở thành vũ khí. Tôi còn nhớ hình ảnh những người dân lao động đã cầm cuốc, xẻng, gậy vùng lên khi bọn pháp xông vào cướp lúa, gạo. Rồi họ từng người, từng người ngã xuống nhưng họ không hề sợ hãi, họ cứ xông lên với vũ khí thô xơ ấy. Người dân Nam bộ với sự sáng tạo vũ khí đã minh chứng rằng dẫu không thể thắng giặc bằng những thứ vũ khí tối tân nhưng họ đã chiến thắng bằng sức mạnh tinh thần. Cảm hứng đó đã đi vào truyền thuyết tạo thành Mô tip sáng tạo vũ khí. Mô tip thắng trận Các tác phẩm tiêu biểu: Thiên Hộ Dương và đạo binh rắn, Đạo binh trâu, Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Tài trí của Nguyễn Trung Trực, Ông Nguyễn diệt giặc ở Kiên Giang Riêng trong truyền thuyết lịch sử, chiến công của nhân vật gắn chặt chuỗi ngày chống giặc ngoại xâm. Chiến công ấy nhằm giữ gìn độc lập,chủ quyền đất nước. Tác phẩm, khi đó, là bài ca giữ nước bi hùng của toàn dân tộc. Nhân vật lập chiến công bằng chính tài năng kiệt xuất của mình. Họ được tôn vinh là anh hùng dân tộc. Trong giai đoạn kháng chiến chống pháp, Mô tip thắng trận không những thắng giặc ngoại xâm mà còn trừng trị bọn Việt gian. Những kẻ bán nước, dựa hơi, giày xéo đồng loại của mình trở thành sự căm phẩn, khinh bỉ của nhân dân. Ngày nào bọn này còn sống thì người dân không yên. Khi những người anh hùng ra tay trừng trị bọn chúng cũng là lúc tạo nên chiến công lừng lẩy. Bởi lẽ Mô tip này khá quen thuộc với quan niệm “Ở hiền gặp lành, ở ác găp ác” trong cổ tích mà càng ở ác thì càng bị trừng trị. Khi soi chiếu vào truyền thuyết thì Mô tip thắng trận trở thành một công trạng đầy hiển hách thay dân “trừng trị bọn gian ác”. Nhóm 3: Bất ngờ rủi ro → Phiêu bạt nơi đâu (Cố thủ, tử trận/ Tuẫn tiết) Mô tip bất ngờ gặp rủi ro Tác phẩm tiêu biểu: Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương Mô tip này xuất hiện khi những vị Anh hùng trong truyền thuyết đang trên đà thắng thế thì bất ngờ gặp một biến cố hay rủi ro lớn. Như Thiên Hộ Dương đốt cỏ thiêu quân giặc, nhưng bỗng “trời nổi giông gió đổi hướng, khói mù thổi ngược về phía quân ta”. Phải chăng thời thế chưa ủng hộ người Anh hùng hay vận nước đã đến thời diệt vong. Mô tip này thường gắn với tình tiết cố thủ, tử trận và tuẫn tiết, tạo nên vẽ đẹp người Anh hùng khi sống thì hiên ngang, lẫm liệt khi chết thì uy nghi, tráng lệ. Có thể nói đây là Mô tip đắt trong các Mô tip bởi hình ảnh người Anh hùng uy nghi, lẫm liệt đã khắc sâu vào tâm trí người dân. Mô tip phiêu bạt nơi đâu Tác phẩm tiêu biểu: Ngày giỗ của ông Thiên Hộ,


Trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ, một số tác phẩm thường kết thúc câu chuyện cuộc đời các anh hùng kháng Pháp bằng tình tiết “phiêu bạt nơi đâu không biết”. Sự lặp lại kết cuộc này tạo nên một Mô tip đầy ấn tượng cho truyền thuyết phương Nam. Có thể kể, đó là ngài Thiên Hộ – người anh hùng chốn bưng biền Đồng Tháp. Một truyền thuyết cho rằng“Ông Thiên Hộ nghe đâu có ra miền Trung, sau đó trở vào Nam, rồi mất lúc nào không rõ”. Có phải Mô tip này là tiếng thở dài của nhân dân, khi thấy những người Anh hùng không chiến thắng được giặc đành từ bỏ vũ khí phiêu bạt nơi đâu mà không ai biết? Thật ra, Mô tip này chính là niềm tin, niềm hy vọng của nhân dân, họ tin rằng những vị anh hùng ấy còn sống, sống mãi trong trí nhớ của họ. Họ hy vọng một ngày nào đó những vị ấy lại về và lập chiến công như ngày xưa. Nhóm 4: Kẻ thù dụ hàng → Khước từ bổng lộc → Nguyền rủa kẻ thù Mô tip kẻ thù dụ hàng và Mô tip Khước từ bổng lộc Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Ông Nguyễn, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình Mô tip này khá quen thuộc trong các truyền thuyết về nhân vật lịch sử. Sau một thời gian dấy binh khởi nghĩa, thắng một vài trận hiển hách thì bọn giặc lại dùng bổng lộc để dụ hàng người Anh hùng. Có khi những người Anh hùng tự nguyện ra hàng. Đó là trường hợp Nguyễn Trung Trực: “Đội Tấn giở trò đối xử tử tế, khuyên dụ Ngài theo Pháp, sẽ được hưởng lợi lộc và được giao chức lớn” Thử tìm hiểu căn nguyên nào tạo thành Mô tip Kẻ thù dụ hàng và Mô tip Khước từ bổng lộc trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ. Mô tip được hình thành có thể để thử thách những Anh hùng trong lòng nhân dân. Bởi đối mặt với sinh tử, đối mặt với lợi lộc, sung sướng, ai mà không có những lúc yếu lòng, rủn chí. Những người như thế không xứng trở thành hình tượng trong lòng nhân dân. Tình tiết đặc sắc Nguyền rủa kẻ thù Nguyền rủa kẻ thù chưa đủ để tạo nên một Mô tip riêng, nhưng lại là một tình tiết đặc sắc ở chổ góp phần quan trọng trong việc khắc họa lòng căm hờn kẻ thù và sự hy sinh lẫm liệt của người anh hùng kháng Pháp. Đưa tình tiết này vào truyền thuyết, nhân dân như muốn truyền thêm lửa, ngọn lửa căm hờn, ngọn lửa khí phách cho người anh hùng, khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Những lời nguyền ấy đâu chỉ là tiếng nói của một người sắp hi sinh, mà còn là là tiếng gọi đàn của người anh hùng bất tử, cũng là tiếng nói hờn căm của muôn người đang sống. Nhóm 5: Nhóm Mô tip về nhân vật bị hành quyết Mô tip Người dân nhận hung tin Tác phẩm tiêu biểu: Ông Nguyễn, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình


Khi thực dân Pháp tràn đến, triều đình quay mặt, những anh hùng tự nguyện kháng Pháp trở thành chỗ dựa duy nhất của nhân dân. Mọi người trao trọn niềm tin cho họ, tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp lớn lao, cao cả của họ. Nhân dân không ảo tưởng về sức mạnh tàn bạo của kẻ thù, nhưng cũng không tin anh hùng có ngày thất thủ. Bởi vậy, khi bất ngờ nhận hung tin, mọi người đều bị chấn động lớn lao về tinh thần. Nghe Ông Nguyễn sắp bị hành quyết, ai nấy “cũng ôm mặt khóc ròng, tiếc thương người anh hùng (…) Thiên hạ xôn xao bàn tán, rủ nhau mang cơm nước, bơi chèo xuồng ghe tấp nập đến tận thành Kiên Giang chứng kiến cảnh tang tóc, đau thương” Mô tip Lời nói cuối cùng của nhân vật Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực Trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ, tình tiết Lời nói cuối là tâm sự của người anh hùng trước giờ hành quyết, khi gặp vợ con, nghĩa quân…. Họ chẳng có lời sám hối, cũng không tỏ điều ân hận, đau thương... Nội dung lời nói cuối không còn là chuyện riêng tư giữa chồng với vợ, giữa huynh đệ tình thâm. Nó là chuyện nhắn nhủ người thân không theo giặc, là chuyện bàn giao sự nghiệp của người đi trước cho lớp hậu sinh. Nội dung ấy khiến Lời nói cuối cùng của nhân vật truyền thuyết vượt lên quan hệ đời thường. Luôn hướng đến cơ đồ dân tộc, vận mệnh non sông, nội dung lời nói cuối, vì thế, thuộc về cái lõi lịch sử. Nó góp phần tạo thêm cái thiêng cho truyền thuyết dân gian. Mô tip Nhân vật bị hành quyết Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Ông Nguyễn, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình Mô tip Nhân vật bị hành quyết phản ánh chân thực thời kỳ đau thương, khổ nhục của đồng bào Nam Bộ buổi đầu chống Pháp. Trong giai đoạn chống Pháp, hàng loạt người con ưu tú của Nam Bộ dựng cờ khởi nghĩa. Giặc Pháp càng lúc thêm bạo tàn, ngang ngược. Triều đình thì đớn hèn trở mặt, quay lưng. Bọn tay sai lại mặc sức “cõng rắn cắn gà nhà”. Cứ thế, bè lũ cướp nước và bán nước câu kết nhau, ruồng bố, thảm sát các phong trào khởi nghĩa. Bởi vậy, biết bao phong trào kháng chiến bị kẻ thù tắm trong bể máu, biết bao dũng tướng phải chịu án tử hình. Tình cảnh ấy là cơ sở xã hội hình thành nên Mô tip nhân vật anh hùng bị hành quyết. Mô tip Đao phủ khiếp sợ Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Ông Nguyễn, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình Tái hiện cảnh tượng run sợ của bọn tay sai, của quân đồ tể, đó là thủ pháp tương phản mà truyền thuyết dân gian muốn làm bật lên phong thái uy nghi, lẫm liệt của người anh hùng trước giờ hành quyết. Và đó cũng là cơ sở hình thành nên Mô tip Đao phủ khiếp sợ trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ. Mô tip Sự lạ khi đầu rơi


Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Ông Nguyễn, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình Rõ ràng, tuy không đảo ngược sự thật, nhưng chẳng lý giải theo logic đời thường, truyền thuyết đã tập trung kì ảo hóa chuyện đầu rơi. Đàng sau những điều huyền bí ấy, chính là niềm tin và ước nguyện cháy lòng của toàn thể nhân dân: thủ cấp người anh hùng không bao giờ nhơ nhuốc, khí phách bậc anh hùng không chút giảm suy, tinh thần đánh giặc của đấng anh hùng không bao giờ ngưng nghỉ. Bằng Mô tip Sự lạ khi đầu rơi, truyền thuyết dân gian Nam bộ đã làm nên điều kỳ diệu: nâng những con người bình thường lên ngưỡng thiêng liêng, bất tử. Nhóm 6: Nhóm Mô tip về nhân vật được chôn cất Mô tip Nhân vật được tìm giữ thi hài Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình Trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ, tình tiết này xuất hiện đậm đặc. Nó không phải là sản phẩm hư cấu. Nó là thực tế, là sự thật đầy đau thương, uất hận. Kẻ thù hèn hạ, sau khi ra lệnh hành quyết, chúng còn muốn tìm cách sỉ nhục người anh hùng, khủng bố tinh thần quần chúng nhân dân. Thế nhưng, chúng càng muốn sỉ nhục, càng mong khủng bố; chúng càng thất bại. Nhân dân tự dặn lòng không để ô uế nhục thể người anh hùng, kể cả phải đánh đổi bằng chính sinh mạng mình. Mọi người tìm cách bảo vệ, tìm giữ thi hài người đã khuất. Sự kiện lịch sử này, khi phản chiếu vào truyền thuyết, đã trở thành Mô tip đặc sắc: Nhân vật được tìm giữ thi hài. Mô tip là một cách để nhân dân tái hiện quá khứ đầy bi phẫn mà rất đỗi kiên cường của những anh hùng thất thế trên quê hương Nam Bộ. Mô tip này cũng là minh chứng cho sự gia tăng của tính hiện thực trong truyền thuyết thời cận đại. Mô tip Nhân vật được chôn cất Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực Có thể nói, Mô tip Nhân vật được chôn cất là một nét nhấn quan trọng trong phần lớn truyền thuyết về những anh hùng buổi đầu kháng Pháp ở Nam Bộ. Qua Mô tip này, tinh thần kháng Pháp của người anh hùng trở thành bất tử. Họ không phải thần thánh, truyện không "ngài hóa" kì ảo nhân vật, nhân vật không bay lên trời hay xuống biển. Họ vẫn là con người của đời thường, không tránh khỏi quy luật “sống cái nhà, thác cái mồ”. Thế nhưng, ngôi mộ của người anh hùng là những ngôi mộ thiêng. Bởi lẽ, trong tình cảm của nhân dân, họ chính là những bậc “sanh vi tướng, tử vi thần”.

Mô tip Nhân vật được cúng giỗ và Mô tip Nhân vật được thờ trong miếu, đền, đình, chùa


Tác phẩm tiêu biểu: Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương, Ngày giỗ của ông Thiên Hộ, Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình Ngay như thời khắc ngã xuống của người anh hùng, tuy không phải ai ai cũng biết nhưng nhân dân vẫn chọn một ngày cúng giỗ. Họ tìm cách duy trì lễ giỗ hàng năm. Không chỉ xây mộ, họ còn lập miếu thờ. Do kẻ thù cấm đoán, ngôi miếu thường phải lấy danh nghĩa thờ vị thần dân dã nào đó. Nhưng tận đáy lòng, nhân dân vẫn xem đó là miếu thờ các anh hùng chống Pháp. Mô tip Đời sau nhắc nhở Tác phẩm tiêu biểu: Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương, Ngày giỗ của ông Thiên Hộ, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực, Mô tip Đời sau nhắc nhở có nguồn gốc từ quan niệm sống và văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Trước hết, đó là quan niệm sống: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”. Ai trong cuộc đời chẳng mong sau khi chết đi, tiếng thơm còn để lại? Bao đấng nam nhi nuôi chí lớn, cũng bởi “phải có danh gì với núi sông” (Nguyễn Công Trứ), hay “Trong khoảng trăm năm còn có tớ/ Sau này muôn thuở há không ai?” (Phan Bội Châu). Được đời sau nhắc nhở, đó là ước nguyện của bao người xả thân vì cộng đồng, vì đất nước. Kế đến, đó là biểu hiện văn hóa ứng xử “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Xét theo tinh thần đó, trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ, Mô tip Đời sau nhắc nhở chính là đoạn kết có hậu nhất mà nhân dân dành cho các anh hùng chống Pháp vị quốc vong thân. Mô tip Đất linh, mộ thiêng Tác phẩm tiêu biểu: Chuyện anh hùng Nguyễn Trung Trực, Ông Nguyễn, Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực Mô tip này, xuất phát từ quan niệm tâm linh “có thờ có thiêng”. Người dân cùng chung tâm nguyện giữ gìn phần mộ anh hùng. Sự thanh khiết của khu mộ, sự thành kính của người đến viếng, lời truyền tụng công đức người anh hùng,… tất cả tạo thành một không gian thiêng. Cứ thế, lớp sương khói huyền hoặc càng dày lên theo năm tháng, đất thêm linh và mộ thêm thiêng. Sự lạ về nhân vật anh hùng, cũng theo đó, càng thêm linh ứng. Mô tip Hiện linh, báo mộng Tác phẩm tiêu biểu: Ngày giỗ của ông Thiên Hộ Trong truyền thuyết dân gian Nam Bộ, Mô tip này thêm một lần minh chứng cho sự gần gũi tình cảm giữa người dân Nam Bộ và các anh hùng chống Pháp và sức sống bất tử của các nhân vật anh hùng “sanh vi tướng, tử vi thần”. Xưa, người anh hùng là tướng của nhân dân, thì nay, khi họ đã hi sinh, họ là thần, thần của nhân dân. Từ hệ thống Mô tip vừa khảo sát, đặc biệt qua xâu chuỗi Mô tip trung tâm của từng nhóm, đã lộ diện phần nội dung cốt lõi của truyền thuyết lịch sử muộn, giai đoạn từ sau 1858 ở Nam Bộ.


Có thể hình dung kết cấu truyền thuyết về những anh hùng buổi đầu chống Pháp ở Nam Bộ như sau: Nhân vật có biệt tài => lừa giặc, lập mưu => bất ngờ gặp rủi ro => bị dụ hàng => bị hành quyết => được chôn cất, phụng thờ. 2.4 GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG TRUYỆN Nhìn chung, hệ thống truyền thuyết nhân vật vùng ĐBSCL là một hệ thống bao gồm 06 tiểu loại khác nhau. Trong đó, đa số là các tiểu loại truyền thuyết đã xuất hiện ở vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, có một hệ thống truyền thuyết về các nhân vật anh hùng chống giặc Pháp xâm lược, hệ thống truyền thuyết về các nhân vật là tay sai của Pháp giai đoạn 1858 – 1945 được xem như là những nội dung mang tính đặc trưng của thể loại truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL. Cảm hứng chủ đạo trong các truyền thuyết nhân vật vùng ĐBSCL là ca ngợi và tôn vinh những giá trị của cộng đồng trong lịch sử: Ca ngợi và tôn vinh các bậc tiền hiền, nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm, các danh nhân văn hóa, các nhân vật tôn giáo. Bên cạnh đó, trong nhiều các tác phẩm truyền thuyết dân gian vùng ĐBSCL còn xuất hiện cảm hứng lên án, phê phán các nhân vật là tay sai đắc lực của giặc Pháp xâm lược. Truyền thuyết nhân vật vùng ĐBSCL tồn tại với nhiều dạng cấu tạo cốt truyện khác nhau. Tồn tại ở dạng kết cấu chuỗi, kết cấu đơn và tồn tại ở cấp độ chi tiết (mẩu chuyện). Trong cốt truyện của các tác phẩm truyền thuyết vùng ĐBSCL không thấy có sự xuất hiện của Mô tip nhân vật “sinh nở thần kỳ” trong loại truyền thuyết nhân vật. Kể cả Mô tip nhân vật “hiển linh”, Mô tip hóa thân cũng chỉ xuất hiện một cách thưa thớt trong hệ thống truyền thuyết nhân vật vùng ĐBSCL. Trong tiểu loại truyền thuyết nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm vùng ĐBSCL, chiến công của nhân vật anh hùng chủ yếu là do họ tự rèn luyện hoặc do sức khỏe phi thường tạo nên. Các nhân vật không có sự phò trợ bởi các yếu tố thần kỳ như trong một số truyền thuyết ở vùng Bắc Bộ. Tuy nhiên, những Mô tip cơ bản của loại truyền thuyết nhân vật như Mô tip tài năng, motip chiến công phi thường, Mô tip hiển linh đều có xuất hiện trong các truyền thuyết về nhân vật anh hùng chống giặc ngoại xâm ở vùng ĐBSCL.

Phụ lục


Chương I. TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN V ẬT LỊCH SỬ NAM BỘ LÀ NHỮNG NHÂN V ẬT TIỀN HIỀN KHAI KHẨN MỞ ĐẤT TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC 1. Cầu Hương Lễ (Nguyễn Hữu Hiếu, 2013, Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ qua truyện tích và giả thuyết, Nxb Thời đại) 2. Rạch Ông Tú (Nguyễn Hữu Hiếu, 2013, Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ qua truyện tích và giả thuyết, Nxb Thời đại) 3. Bà Rịa (Trịnh Hoài Đức, Gia Định Thành Thông Chí, Nxb Tổng hợp Đồng Nai) 4. Giồng Ông Ngộ (Sơn Nam, 1997, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, TP.HCM) 5. Sự tích cầu Thị Nghè (Nguyễn Hữu Hiếu, 2013, Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ qua truyện tích và giả thuyết, Nxb Thời đại) 6. Ông tiền hiền làng Tân Thành (Vũ Ngọc Khánh, 2000, Chuyện kể địa danh Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội) 7. Tăng Ân đánh cọp (Khoa Ngữ Văn Trường ĐHCT, 2002, Văn học dân gian đồng bằng sông Cửu Long, NXB Giáo Dục, Hà Nội) 8. Thoại Ngọc Hầu khai hoang (Nguyễn Hữu Hiếu, 2013, Nguồn Gốc Địa Danh Nam Bộ qua truyện tích và giả thuyết, Nxb Thời đại) 9. Đồng Bà, Địa danh Cao Lãnh (Vũ Ngọc Khánh, 2000, Chuyện kể địa danh Việt Nam, NXB Thanh niên, Hà Nội) 10. Đập ông Chưởng (Sơn Nam, 1997, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, TP.HCM) 11. Ao Bà Om (Sơn Nam, 1997, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, TP.HCM) 12. Ruộng Châu Phê (Sơn Nam, 1997, Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Trẻ, TP.HCM) Chương II TRUYỀN THUYẾT VỀ CÁC NHÂN V ẬT LỊCH SỬ NAM BỘ LÀ NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG CHIẾN ĐẤU CHỐNG NGOẠI XÂM TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC 2.1 Nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương * Các truyền thuyết về Thiên Hộ Dương 1. Thiên Hộ Dương qua đời (Nguyễn Hữu Hiếu, 1993, Truyền thuyết Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều, NXB Tổng hợp Đồng Tháp) 2. Cuộc khởi nghĩa tứ kiệt (Nguyễn Hữu Hiếu, 1993, Truyền thuyết Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều, NXB Tổng hợp Đồng Tháp) 3. Người liên lạc của Thiên Hộ Dương (Nguyễn Hữu Hiếu, 1993, Truyền thuyết Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều, NXB Tổng hợp Đồng Tháp)


4. Sức khoẻ của Thiên Hộ Dương (Nguyễn Hữu Hiếu (1988), Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, NXB Đồng Tháp) 5. Võ Nghệ của Thiên Hộ Dương (Nguyễn Hữu Hiếu (1988), Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, NXB Đồng Tháp) 6. Đoạn cuối cuộc khởi nghĩa của Thiên Hộ Dương (Nguyễn Hữu Hiếu (1988), Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, NXB Đồng Tháp) 7. Thiên Hộ Dương và Đạo binh rắn (Nguyễn Hữu Hiếu (1988), Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, NXB Đồng Tháp) 8. Đốc Binh Kiều (Hồ Sĩ Hiệp – Hoài Anh, 1990, Những danh sĩ miền Nam, NXB Tổng hợp Tiền Giang) 9. Ngày giỗ của ông Thiên Hộ (Nguyễn Hữu Hiếu (1988), Giai thoại dân gian Đồng Tháp Mười, NXB Đồng Tháp) 10.Thiên Hộ Dương đấu gươm với đô đốc Bạc Má (Nguyễn Hữu Hiếu, 1993, Truyền thuyết Thiên Hộ Dương – Đốc Binh Kiều, NXB Tổng hợp Đồng Tháp) 11. Nguyễn Ngọc Hiệp (2005), “Đời sống của nhân vật truyền kỳ ngoài tác phẩm và trong lòng tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, Văn hoá dân gian, số 5(101), dẫn theo www.vae.org.vn. 12. Hồ Sĩ Hiệp (1978), “Thiên Hộ Dương – người anh hùng Đồng Tháp”, Văn Nghệ TP.HCM, số 42 (10/11/1978). 13. Hồ Sĩ Hiệp (1999), “Sử xưa với đất và người Nam Bộ”, Văn Nghệ TP.HCM, số 93 (2/11/1999). 2.2 Nhóm truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực * Các truyền thuyết về Nguyễn Trung Trực 1. Chuyện Anh hùng Nguyễn Trung Trực (Lê Trí Viễn (chủ biên), 1990, Tài liệu hướng dẫn học tập thơ văn Kiên Giang trong nhà trường, Sở Giáo dục Kiên Giang) 2. Sức khoẻ và võ nghệ của Ông Nguyễn (Nguyễn Văn Khoa, 2001, Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, NXB Trẻ, TP.HCM) 3. Tài chí của Nguyễn Trung Trực (Lê Trí Viễn (chủ biên), 1990, Tài liệu hướng dẫn học tập thơ văn Kiên Giang trong nhà trường, Sở Giáo dục Kiên Giang) 4. Nguyễn Trung Trực chịu thụ hình (Nguyễn Văn Khoa, 2001, Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, NXB Trẻ, TP.HCM) 5. Ông Nguyễn diệt giặc ở Kiên Giang (Vũ Ngọc Khánh, 1998, Truyền thuyết Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội) 6. Ông Nguyễn đánh giặc ở Phú Quốc (Nguyễn Văn Khoa, 2001, Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, NXB Trẻ, TP.HCM) 7. Hoả hồng Nhật Tảo (Bùi Văn Nguyên, 1993, Việt Nam thần thoại và truyền thuyết, NXB KHXH & NXB Mũi Cà Mau) 9. Ông Nguyễn (Nguyễn Văn Khoa, 2001, Anh hùng kháng Pháp Nguyễn Trung Trực, NXB Trẻ, TP.HCM)


10. Lòng hiếu thảo và khí phách lẫm liệt của Nguyễn Trung Trực (Bùi Văn Nguyên, 1993, Việt Nam thần thoại và truyền thuyết, NXB KHXH & NXB Mũi Cà Mau) 11. Bà Điều – Bà Đỏ, Cuộc khởi nghĩa Tứ Kiệt (Bùi Văn Nguyên, 1993, Việt Nam thần thoại và truyền thuyết, NXB KHXH & NXB Mũi Cà Mau) 12. Vĩnh Xuyên (1994), Nguyễn Trung Trực (diễn ca), NXB Mũi Cà Mau. 13. Sơn Nam – Lê Đình Kỵ (1987), Nguyễn Trung Trực, NXB Tổng hợp Kiên Giang.


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.