tiêu văn điểm hóa
Ngày tết
té nước
T
ết té nước là một trong những lễ hội văn hoá truyền thống của các nước Đông Nam Á. Người Lào gọi là Bunpimay, người Thái Lan gọi là Songkran, còn người Campuchia thì gọi là Chol Chnam Thmey và người Myanmar gọi là Thingyan. Lễ hội mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật, thanh khiết hóa cuộc sống của con người. Vào những ngày này, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, cầu mong mưa thuận gió hoà, cầu cho một năm mới ấm no, hạnh phúc. Lễ hội Chol Chnam Thmay ở Campuchia Chol Chnam Thmay là Tết năm mới và là tết té nước của người Campuchia, bắt đầu từ ngày 13/4 và kết thúc vào ngày 15/4 dương lịch hàng năm với tên gọi mỗi ngày tết khác nhau. Ngày thứ nhất gọi là ngày Châul Sây Kran Thmây, tức là ngày thay năm cũ vào năm mới. Trong ngày
84
cầu may Minh Đức
ASEAN là cộng đồng văn hóa, xã hội đa dạng và phong phú, tuy nhiên, cũng có những điểm giống nhau trong ngày tết té nước truyền thống ở các nước Thái Lan, Lào và Campuchia. này, mọi người ăn mặc đẹp, mang theo nhang, đèn, lễ vật vào chùa. Ở chùa, sẽ tổ chức tụng kinh, rắc nước có hương thơm ở một số nơi nhằm tiễn đưa vị thần năm cũ, xua đuổi tà ma, tẩy rửa điều xui xẻo của năm cũ. Trước những ngôi chùa, trong dịp tết người Campuchia đắp năm núi cát hình chóp tượng trưng vũ trụ Meru, ai có nhu cầu tìm kiếm tình duyên - tài lộc thì đi quanh ụ cát khấn vái, cắm vào đấy những tờ riel (giấy bạc Campuchia). Sau đêm tiễn năm cũ, sang ngày thứ hai Lễ hội Chol Chnam Thmay là ngày Wanabat (Wonbơf ), người dân Khmer tổ chức nghi thức rước năm mới. Đầu tiên là
Đầu tư Phát triển Số 285 Tháng 4. 2021
rước Mahasoongkran (tức là cuốn đại nông lịch Khmer). Dẫn đầu đoàn rước là chằn mang mặt nạ oai vệ tay cầm gậy múa mở đường, theo sau là đội trống Chhay dăm hoặc dàn nhạc ngũ âm. Sau khi đoàn rước đi ba vòng quanh ngôi chùa chính, bà con phật tử sẽ vào chính điện cùng tụng kinh để đón chờ vị thần năm mới. Riêng lớp thanh thiếu niên trẻ tuổi thì tổ chức các trò vui chơi dân gian như: Kéo co, bịt mắt, đá gà, nhảy bao, đánh bóng hay các tiết mục văn nghệ như: Rom vong, hát aday đối đáp, chơi chhay dăm hay xem rô băm, du kê, phim ảnh… Sang ngày tết thứ ba – ngày Tngai Laeung Saka (Lơm săk), sau khi dâng cơm sáng và trưa cho các vị sư, bà con mang nước ướp hương thơm cùng nhang đèn đến đền thờ Phật làm lễ tắm tượng Phật và sư sãi cao niên. Ở gia đình cũng tổ chức tắm rửa cho ông bà, cha mẹ và thay bộ quần áo mới do con cái dâng tặng. Việc tắm rửa này sẽ giúp tẩy rửa bụi trần của năm cũ và chúc phúc, chúc thọ cho người lớn tuổi.