6 minute read
Hanbok – Dấu ấn văn hóa của xứ sở Kim Chi
Duy MiNh Dấu ấn văn hOá
Với lịch sử hình thành lâu đời, Hanbok là quốc phục, thể hiện nét đẹp văn hóa và được xem là biểu tượng của Hàn Quốc. Qua những bộ phim truyền hình hay những video âm nhạc Hàn Quốc, Hanbok ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, yêu thích từ cộng đồng quốc tế….
Advertisement
SỰ ra Đời của haNBok
Hanbok (Hàn phục) là trang phục truyền thống của Hàn Quốc và Triều Tiên, bao gồm cả người Triều Tiên sinh sống tại Trung Quốc. Truyền thống mặc Hanbok đã có từ hơn 1600 năm trước, điều này được khẳng định qua các bức tranh trên tường tại các lăng mộ thời Goguryeo (hay còn gọi là “Cao Câu Ly” – vương quốc của người Triều Tiên ở phía bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu vào thế kỷ 4 đến thế kỷ 6) và các di tích của thời Silla, Baekje.
Trong những bức tranh thời Goguryeo, Hanbok cổ vô cùng đơn giản, chỉ gồm quần bó ngắn và áo ngang eo. Đến thời Tam Quốc Triều Tiên, những người phụ nữ quý tộc mới bắt đầu mặc áo khoác dài tới ngang hông (được thắt lại ở eo) và váy dài phủ kín chân, đàn
CủA xứ Sở KIm CHI
ông quý tộc mặc quần rộng, bo lại ở mắt cá chân và áo chẽn có thắt lưng ở eo. Cũng thời kỳ này, chiếc áo choàng bằng lụa Trung Quốc xuất hiện và chỉ dành cho Hoàng tộc hay các quan lại. Ở thời Cao Ly (năm 918 – 1392), do ảnh hưởng từ mối quan hệ kết thân với Mông Cổ, Hanbok được cải tiến với váy ngắn hơn, áo mặc chỉ tới eo và trên ngực có thắt một chiếc nơ thay cho thắt lưng. Ống tay áo được cắt lượn một đường cong nhẹ nhàng và thanh thoát. Trong thời triều tiên (Joseon), áo của phụ nữ được thiết kế chật hơn và ngắn hơn tới mức không che được hết ngực. Từ đó, người ta phải mặc thêm một lớp áo lót mỏng ở trong. Phần váy cũng được thiết kế vừa vặn hơn và phải mặc thêm nhiều lớp lót để tạo độ phồng đẹp.
Hầu hết Hanbok truyền thống ngày nay đều được thiết kế theo phong cách của triều đại Joseon.
NhữNg Đặc trưNg tiêu Biểu của haNBok
Hanbok được phân loại thành trang phục hàng ngày, lễ phục và trang phục đặc biệt. Nếu chia theo chất liệu, Hanbok được chia làm 2 loại: chất xô đũi thông thường với những gam màu trung tính, màu tối dành cho tầng lớp thường dân và chất dệt gai hoặc lụa mỏng, nhẹ, mượt, cao cấp, màu sắc tươi sáng, sặc sỡ dành cho giới quý tộc. Ngoài ra còn có Hanbok dành cho hoàng gia, vua chúa với kiểu dáng thiết kế đặc biệt hơn, đính nhũ vàng, họa tiết thêu và chất liệu cao cấp hơn so với Hanbok thông thường.
Cấu tạo của Hanbok gồm có 2 phần chính: jeogori (phần áo) và chima (phần váy) đối với trang phục của nữ giới và phần áo và baji (quần đũng rộng) với trang phục của nam giới.
Năm màu sắc của Hanbok được người Hàn ưa chuộng nhất thường là đỏ, xanh da trời, vàng, đen và trắng. Đây là những màu sắc tượng trưng cho triết lý âm dương và ngũ hành của Phương Đông. Bởi người Hàn quan niệm rằng con người được tạo ra bởi sự hòa hợp giữa trời – đất, nước – lửa, cây – gió. Từ những yếu tố đó mà Hanbok truyền thống Hàn Quốc được hình thành trong sự kết hợp từ đường nét đến sự phong phú của màu sắc tự nhiên.
Hanbok đặc trưng với các đường kẻ đơn giản và được trang trí thêm bằng những hoa văn, họa tiết không chỉ mang vẻ đẹp thị giác mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Thông qua những họa tiết trang trí đó mà bộ quốc phục này còn được dùng để biểu hiện thân phận, vị trí xã hội của người mặc. Đôi khi còn là công cụ thể hiện mong muốn, nguyện vọng của họ. Những họa tiết thường thấy trên Hanbok có thể kể đến như: Rồng, Phượng hoàng (vua chúa, quan lại), Bươm bướm, cây tre, hoa Mẫu đơn, núi, nước, tảng đá…
Đi cùng với Hanbok thường có các phụ kiện như: Duy băng buộc bím tóc của nữ giới chưa chồng (Daenggi), dây đeo dạng tua rua được phụ nữ đeo ở thắt lưng váy hoặc đai áo (Norigae), trâm cài tóc cho phụ nữ đã lập gia đình (Binyeo), mũ làm bằng lông ngựa, rộng vành dành cho nam giới (Gat), mũ tròn dành cho quan lại (Samo), mũ trùm dài bằng vải đen dành cho học giả Nho giáo và các chàng trai trẻ (Bokgeon)…
haNBok troNg xã hội hiệN Đại Ngày Nay
Cách đây khoảng 100 năm, Hanbok vẫn được mặc như một trang phục thường ngày. Tuy nhiên, ngày nay, Hanbok truyền thống hầu như chỉ được mặc trong những dịp đặc biệt như: lễ tết, cưới hỏi, sự kiện…
Cũng giống như Áo dài hay các trang phục truyền thống khác, với sự phát triển của xã hội hiện đại, Hanbok trở thành nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thiết kế đương đại thỏa sức sáng tạo, biến hóa.
Hanbok hiện đại có thể được thiết kế và tạo nên từ nhiều chất liệu khác nhau như: ren, voan…Với đủ loại họa tiết, hoa văn độc đáo như: hoa cỏ, họa tiết kẻ, hình khối, họa tiết 3D…
Người Hàn Quốc ngày nay cũng rất khéo léo quảng bá cho trang phục truyền thống của dân tộc mình khi cải tiến và đưa hình ảnh, hơi thở Hanbok vào trong đời sống hàng ngày hay những sản phẩm của làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Những ví dụ điển hình có thể kể đến như: Những bộ Arang Hanbok xuất hiện trong bộ phim truyền hình nổi tiếng Mystic Pop-up Bar; Hanbok của thương hiệu Guiroe mang ý nghĩa của sự giao thoa giữa trang phục truyền thống Hàn Quốc và thời trang phương Tây; hay những bộ Hanbok độc đáo của thương hiệu Danha được nhóm nhạc Blackpink sử dụng trong MV “How You Like That”…Tất cả đều mang đến luồng gió mới trong thiết kế của Hanbok nhưng không làm mất đi những nét độc đáo vốn có của bộ quốc phục này.
Ngày nay tại Hàn Quốc có rất nhiều của hàng may, cho thuê cả Hanbok truyền thống và Hanbok đương đại. Nếu có cơ hội đến Hàn Quốc, hãy thử một lần hóa thân thành người Hàn trong bộ trang phục truyền thống này và dạo quanh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đây hoạt động được rất nhiều du khách ưa chuộng khi đến thăm xứ sở Kim chi.