6 minute read
Những di sản văn hóa phi vật thể “made in Korea”
nhỮng Di sản văn hóa Phi vậT Thể
hoàNg LiêN “made in K rea”
Advertisement
Với bề dày lịch sử, Hàn Quốc có nhiều địa danh, hiện vật, nét văn hóa độc đáo được lưu truyền lâu đời, trở thành những biểu tượng cho quốc gia và được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản của thế giới. Trong bài viết này, Đầu tư Phát triển xin giới thiệu đến bạn đọc một số Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại “made in Korea”.
bài hát arirang
Arirang là một bài dân ca tiêu biểu, được ví như quốc ca không chính thức của Hàn Quốc. Lời nguyên gốc của bài hát bắt đầu với từ “arirang” được ngân dài và lặp lại chỉ tiếng thở dài, tiếng kêu than mệt mỏi của việc leo núi được đề cập đến ngay sau đó. Ca từ của bài hát chỉ đơn giản với việc lặp đi lặp lại từ “arirang” và vài câu miêu tả sự vất vả của việc leo núi nhưng lại mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Thông qua liệu pháp ẩn dụ, bài hát nói lên nỗi cô đơn của nhân vật khi vượt qua gian khổ với mong ước được viên mãn trong tình yêu nhưng kết cục chỉ nhận được sự vô tâm từ người yêu của mình.
Bản nguyên gốc của Arirang là Jeongseon Arirang, ra đời từ hơn 600 năm trước. Bài hát có rất nhiều biến thể tùy theo vùng miền, theo mục đích…, tuy nhiên đều có điểm chung là bắt đầu bằng việc lặp lại từ “arirang”. Arirang được hát với nhiều mục đích khác nhau như: động viên người nông dân với công việc đồng áng nặng nhọc, thổ lộ tình cảm với người thương, cầu nguyện về cuộc sống bình yên, hạnh phúc…
Arirang được UNESCO ghi tên vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào tháng 12/2012.
hát kể chuyện panSori
Pansori là một loại hình âm nhạc diễn xướng dân gian, với người hát đứng trên sân khấu kể chuyện thông qua âm thanh, lời hát, điệu bộ, hòa cùng nhịp trống của người đánh trống. Người đánh trống đôi khi cũng xen vào các câu xướng, đệm để tạo thêm độ nhấn nhá và sự hưng phấn cho màn biểu diễn.
Đây là một hình thức ả đào phổ biến của Triều Tiên ở thế kỷ 19. Nội dung của Pansori thường là các câu chuyện châm biếm hoặc chuyện tình. Một bài Pansori hoàn chỉnh (gọi là madang) có thể kéo dài đến cả vài tiếng đồng hồ. Đơn cử có thể kể đến như “Bài ca nàng Jang Ok Jung” có thể biểu diễn trong 8 tiếng, không kể thời gian nghỉ. Ngày nay, những màn biểu diễn Pansori thường diễn ra tại các lễ hội văn hóa, các buổi biểu diễn của nghệ sĩ chuyên ngành hoặc các sự kiện có nội dung liên quan khác…
UNESCO công nhận Pansori là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo tồn khẩn cấp và là Kiệt tác truyền khẩu vào tháng 11/2003.
võ taekkyeon
Taekkyeon là môn võ truyền thống của Hàn Quốc với hơn 5.000 năm lịch sử. Taekkyeon cho phép tay, chân và toàn thân võ sĩ chuyển
động nhất quán, mềm dẻo, linh hoạt, trao đổi các đòn tấn công, phòng thủ với đối phương một cách tự nhiên. Người xem có thể cảm giác Taekkyeon như một điệu múa bởi môn võ dựa trên nhịp điệu âm nhạc và vũ đạo nên mang đầy tính nghệ thuật.
Nếu chỉ nhìn bề ngoài, Taekkyeon có vẻ rất nhẹ ngàng, thậm chí nhiều người còn so sánh với môn Thái cực quyền của Trung Quốc. Sự tao nhã, nhẹ nhàng, thanh thoát và bĩnh tĩnh là những yêu tố tiên quyết cần có trong chuyển động của môn võ thuật này. Thế nhưng, những đòn tấn công của Taekkyeon với hàng loạt kỹ thuật cao mang “độ sát thương” không hề nhẹ cho đối thủ, để lại nhiều chấn thương trầm trọng không có khả năng phục hồi.
Ngày nay, mặc dù Taekwondo được xem là môn võ thuật chủ lực của người Hàn trên con đường khẳng định vị thế trong làng thể thao. Dẫu vậy, những giá trị lịch sử, văn hóa mà Taekkyeon lưu giữ là vô cùng to lớn.
Taekkyeon được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại” vào năm 2011, và cũng là môn võ thuật đầu tiên trên thế giới nhận được vinh dự này.
văn hóa kiMjang
Kim chi là món ăn không thể thiếu trong đời sống của người dân Hàn Quốc và được xem như biểu tượng ẩm thực của quốc gia này. Để đủ dùng cho cả năm, người Hàn thường muối một lượng lớn kim chi vào dịp cuối mùa thu, đầu mùa đông. Đây được gọi là văn hóa Kimjang. Kimjang chia làm nhiều khâu chuẩn bị cụ thể theo từng mùa và quá trình này kéo dài cả năm: mùa xuân, người Hàn mua hải sản để làm mắm tép, mắm cá cơm; mùa hè, chuẩn bị muối biển tinh và phơi, xay ớt để làm ớt bột; đến cuối thu và đầu đông, các thành viên trong gia đình, thậm chí cả làng sẽ tụ tập vào một ngày nhất định để cùng nhau muối kim chi.
Kimjang là một nét văn hóa vô cùng quan trọng đối với người Hàn Quốc. Bằng chứng là trước đây, tới dịp làm Kimjang, công nhân viên chức sẽ được hưởng thêm một ngày nghỉ phép hoặc tiền thưởng để phục vụ cho hoạt động này.
Với giá trị văn hóa to lớn và nét độc đáo vốn có, Kimjang được UNESCO ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2013.
lễ hội đoan ngọ gangneung danoje
Tết Đoan ngọ được gọi là “Dano” hay “Suritnal” trong tiếng Hàn, là một trong những ngày lễ lớn nhất của Hàn Quốc. Và Lễ hội Đoan ngọ Gangneung Danoje được xem là vẫn giữ nguyên được hình ảnh truyền thống dân tộc, có lịch sử lâu đời nhất tại đất nước này.
Được tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, lễ hội bao gồm các nghi thức truyền thống cúng thần núi và nhiều trò chơi, sự kiện, nghi thức dân gian với mong ước cầu mong mùa màng tươi tốt; cuộc sống bình an, thịnh vượng; xóm làng hòa hợp, đoàn kết...
Tham gia lễ hội, du khách có cơ hội được thưởng thức rất nhiều loại hình nghệ thuật, trò chơi dân gian của Hàn Quốc như: Múa mặt nạ, chơi đu, đấu vật, biểu diễn nhạc cụ truyền thống… Đặc biệt là nghi thức gội đầu bằng cây Thủy Xương dành cho phụ nữ, có ý nghĩa xua đuổi ma quỷ và cầu mong cuộc sống ấm no, trường thọ.
Lễ hội Đoan ngọ Gangneung Danoje được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005.
Ngoài những nét văn hóa kể trên, Hàn Quốc có rất nhiều Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại khác được UNESCO công nhận, trong đó có thể kể đến: Nghi thức cúng tế tổ tiên hoàng gia (Jongmyo Jerye); Múa vòng tròn Ganggangsullae; Trò chơi Namsadang; Đấu vật…