Nhịp đập thị trường
Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021đưa ra nhiều định hướng quan trọng cho sự phát triển văn hóa Việt Nam.
Văn hóa ngân hàng trong thời đại số Hương Phương (tổng hợp)
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (năm 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” và luận điểm này đã trở thành nguyên tắc chi phối, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam. Tiếp nối tinh thần đó, văn hóa Việt Nam sau 35 năm đổi mới đã có nhiều đóng góp tích cực, quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và sự phát triển của ngành Ngân hàng nói riêng, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi số hiện nay. Văn hóa trong hoạt động ngân hàng Tháng 01/1965, trong Thư gửi Hội nghị cán bộ ngân hàng, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Cán bộ ngân hàng phải luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, thấu suốt hơn nữa đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đi sâu học tập lý luận và nghiệp vụ, cải tiến lề lối làm việc, để phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân được nhiều và tốt hơn”. Những cán bộ ngành Ngân hàng
16
không chỉ rèn luyện đạo đức mà còn phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, văn hóa nghề nghiệp để nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, phục vụ nhân dân. Phát biểu chỉ đạo Hội nghị văn hóa toàn quốc sáng 24/11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò lớn của văn hóa: "Văn hóa còn thì dân tộc còn". Để tiếp tục xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hóa của dân tộc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ 6 nhiệm vụ
Đầu tư Phát triển Số 293 Tháng 12. 2021
trọng tâm, trong đó lưu ý: xây dựng môi trường văn hóa số phù hợp với nền kinh tế số; xã hội số và công dân số; làm cho văn hóa thích nghi; điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4; khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa; xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh. Những cán bộ ngân hàng được làm việc trong môi trường đặc thù với sản phẩm đầu vào và đầu ra chủ yếu là tiền, do vậy nghề ngân hàng đòi hỏi người cán bộ phải thực sự bản lĩnh. Ngân hàng cũng là nơi khách hàng trao gửi niềm tin, họ tìm đến ngân hàng không chỉ vì sản phẩm dịch vụ phù hợp mà còn vì những cán bộ chu đáo, tin cậy đã tạo lập và duy trì được niềm tin của họ đối với ngân hàng. Những nét đặc trưng văn hóa ngành ngân hàng đã được các cán bộ thể hiện hàng ngày hàng giờ trong quá trình giao tiếp với khách hàng, thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ để dòng tiền - huyết mạch của nền tài chính quốc gia được thông suốt. Chuyên gia Phạm Anh Tuấn Phó Viện trưởng Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số (VIDTI) - cho rằng: