6 minute read
BIDV sẵn sàng đón sóng trái phiếu doanh nghiệp
BIDV tổ chức Hội thảo triển khai Đề án phát triển dịch vụ Trái phiếu doanh nghiệp
NHuNG NGuyễN
Advertisement
Xu hướng tăng trưởng và phát triển nhanh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua với sự tham gia tích cực của các ngân hàng thương mại tạo nên áp lực cạnh tranh lớn cho BIDV. Trước những cơ hội và thách thức, hệ sinh thái dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) của BIDV cần nạp thêm nhiên liệu để nhấn ga và bứt phá trên thị trường.
Tại các thị trường tài chính phát triển, trái phiếu là kênh dẫn vốn trung dài hạn chính của các doanh nghiệp với quy mô thị trường có thể lên tới 80-100% GDP. Với thị trường đang phát triển như Việt Nam, khi nhu cầu vốn trung dài hạn của doanh nghiệp dự báo tiếp tục tăng trưởng tốt thì dư địa để phát triển của thị trường TPDN là rất lớn.
Tính riêng trong năm 2021, tổng giá trị phát hành TPDN toàn thị trường đã đạt trên 596.000 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2020. Quy mô dư nợ thị trường TPDN cuối năm 2021 đạt 14,5% GDP, vượt xa mức tăng trưởng mục tiêu 7% GDP của Chính phủ và tiến tới mục tiêu 20% GDP vào năm 2030 theo Quyết định 1191/QĐ-TTg ngày 14/08/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Trước diễn biến tăng trưởng nóng của thị trường TPDN, sự tham gia ồ ạt, khó kiểm soát chất lượng của các tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn và các nhà đầu tư đặt ra bài toán tái cấu trúc thị trường cho cơ quan quản lý. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để BIDV tạo lập lại vị thế cạnh tranh trên thị trường.
Cơ hội từ tháCh thứC….
Với vai trò là thành viên sáng lập và giữ những vị trí chủ chốt tại Hiệp hội Thị trường trái phiếu (VBMA), BIDV đã đồng hành với Bộ Tài chính trong việc xây dựng các chính sách để vận hành thị trường TPDN từ những giai đoạn đầu.
Theo đó, với định hướng phát triển thị trường TPDN minh bạch, bền vững, giai đoạn 2022 - 2023 được xem là giai đoạn Chính phủ sẽ sắp xếp lại thị trường TPDN theo hướng thắt chặt đối với các tổ chức phát hành, tổ chức tư vấn kém chất lượng. Đồng thời, tạo dựng các cơ chế, môi trường, điều kiện để khuyến khích sự tham gia của các tổ chức phát hành, các trung gian tài chính triển khai dịch vụ bài bản, chuyên nghiệp, chất lượng và quản trị rủi ro tốt.
Với vị thế là ngân hàng thương mại có quy mô tổng tài sản và huy động vốn lớn nhất hệ thống ngân hàng, BIDV sở hữu nền tảng khách hàng doanh nghiệp (KHDN) lớn với gần 12.000 KHDN đang có quan hệ tín dụng, đồng thời số lượng khách hàng cá nhân cũng lên tới 11 triệu khách hàng. Theo đó, BIDV đứng trước thách thức khi nhu cầu huy
động vốn của KHDN ngày càng tăng trong khi các kênh cấp vốn trực tiếp của ngân hàng bị quản lý ngày càng chặt chẽ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động vốn thấp và cạnh tranh cao từ các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán trên thị trường, việc cung cấp các sản phẩm đầu tư với lợi suất hấp dẫn cho khách hàng cá nhân, đặc biệt là khách hàng cá nhân cao cấp ngày càng trở nên bức thiết.
Với xu hướng phát triển của thị trường tài chính hiện đại khi ngân hàng thương mại không chỉ là đơn vị cung ứng vốn trực tiếp mà phải là tổ chức cung cấp các giải pháp tài chính toàn diện cho khách hàng, việc cung cấp dịch vụ TPDN, sử dụng đa dạng và tổng thể các lợi thế của toàn hệ thống từ đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ phát hành sẽ là công cụ để chi nhánh gia tăng cạnh tranh, giữ chân khách hàng tại BIDV.
Do đó, việc tái cấu trúc thị trường TPDN là thời cơ lớn để BIDV đón đầu và triển khai trên diện rộng và đa dạng các sản phẩm TPDN cho khách hàng.
Chủ động gia nhập CuộC Chơi, phát huy sứC mạnh toàn hệ thống
Là một trong các tổ chức tiên phong và có kinh nghiệm triển khai phát hành và tư vấn phát hành TPDN lớn nhất thị trường, tính đến nay, BIDV đã hỗ trợ doanh nghiệp thu xếp thành công hơn 50.000 tỷ đồng trái phiếu với đa dạng các hình thức phân phối. Từ năm 2021, BIDV bắt đầu triển khai sản phẩm tư vấn phát hành TPDN và phân phối qua hệ thống chi nhánh với doanh số thu xếp thành công đạt 1.800 tỷ đồng, đáp ứng 100% nhu cầu vốn của khách hàng.
Nắm bắt cơ hội lớn của thị trường, với những kinh nghiệm đã có, ngày 27/9/2021, Hội đồng quản trị BIDV đã ban hành Nghị quyết số 859/NQ-BIDV phê duyệt mục tiêu, định hướng, lộ trình phát triển dịch vụ TPDN tại BIDV giai đoạn 2021 - 2025. Theo đó, BIDV đặt mục tiêu đạt Top 3 thị phần tư vấn phát hành TPDN vào năm 2025 với doanh số đạt 50.000 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu này, BIDV sẽ triển khai đồng bộ 3 trục sản phẩm “Tư vấn phát hành”, “Đầu tư” và “Phân phối TPDN qua chi nhánh” trên nền tảng gia tăng ứng dụng công nghệ và tiện ích cho khách hàng. Đồng thời, phát triển danh mục khách hàng cả về tổ chức phát hành trên nền KHDN của BIDV và nhà đầu tư là định chế tài chính và khách hàng cá nhân.
Để kêu gọi sự tham gia của toàn hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu Hội đồng quản trị đề ra, ngày 18/02/2022, BIDV đã tổ chức Hội thảo trực tuyến triển khai Đề án phát triển dịch vụ TPDN với sự tham gia của Tổng Giám đốc Lê Ngọc Lâm, Phó Tổng Giám đốc Trần Long, Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Thị Quỳnh Giao, Ban Kinh doanh vốn và tiền tệ, Ban Tài trợ dự án, Ban Phát triển Ngân hàng bán lẻ, các Ban/Trung tâm tại Trụ sở chính BIDV, Công ty chứng khoán BSC và 190 chi nhánh trên toàn hệ thống.
Qua buổi hội thảo, các chi nhánh đã nắm bắt được thông tin về thị trường TPDN; về tiềm năng nền khách hàng của BIDV; về sản phẩm, lợi ích mang lại cũng như các định hướng, chính sách thúc đẩy triển khai các sản phẩm tư vấn, đầu tư, phân phối TPDN của Trụ sở chính trong thời gian tới. Đồng thời, qua đây các đơn vị Trụ sở chính BIDV cũng được lắng nghe các ý kiến phản ánh và khó khăn vướng mắc của chi nhánh để đưa ra các cơ chế chính sách phù hợp, hiệu quả.
Trong suốt những giai đoạn hình thành và phát triển cùng thị trường tài chính, BIDV luôn đặt khách hàng là trọng tâm để hướng tới và hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tối ưu nhu cầu khách hàng. Với định hướng và các chính sách thúc đẩy sản phẩm TPDN đồng bộ, toàn diện, cùng quyết tâm của toàn hệ thống, BIDV sẽ phấn đấu mỗi ngày để nối dài thêm trang sử hào hùng 65 năm phát triển.