7 minute read

Tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho, những gì cần lưu ý?

Tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho

nhỮng gÌ cẦn LưU Ý

Advertisement

TUyếT ngân

Tại BIDV, phần lớn các chi nhánh đã và đang nhận thế chấp tài sản bảo đảm (TSBĐ) là hàng hóa tồn kho, nhưng các nội dung liên quan đến TSBĐ được quy định rải rác, mang tính nguyên tắc, trong khi thực tế các loại hàng hóa được nhận làm TSBĐ lại khá đa dạng. Do đó, rất khó để đưa ra hướng dẫn cụ thể cho cán bộ quản lý khách hàng chi tiết về biện pháp ứng xử trong từng trường hợp đối với các loại TSBĐ. Dưới đây là một số điểm cần lưu ý khi nhận TSBĐ là hàng hóa tồn kho tại BIDV.

Khi nào nhận thế chấp hàng hóa tồn kho theo hình thức lô hàng, khi nào theo hình thức hàng hóa luân chuyển?

Tùy theo đặc thù về kho hàng, hàng hóa thế chấp, BIDV xem xét áp dụng các phương thức nhận thế chấp/cầm cố hàng hóa phù hợp: (i) Nhận TSBĐ là hàng hóa theo từng tài sản cụ thể hàng hóa tồn kho là tài sản có giá trị lớn, có thể chứng minh quyền sở hữu rõ ràng đối với tài sản; (ii) Nhận TSBĐ là hàng hóa theo lô đối với các hàng hóa tồn kho cụ thể, xác định rõ được chủng loại, danh tính, số lượng, giá trị,… và là thành phẩm có tính thanh khoản cao, có thể kiểm đếm; (iii) Nhận TSBĐ là kho hàng, hàng hóa tồn kho là nguyên vật liệu đầu vào, hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với nguyên vật liệu đầu vào, các loại hàng hóa tồn kho khó xác định rõ ràng theo từng tài sản như thủy sản, cà phê, lúa gạo, than,...

Quản lý TSBĐ là hàng hóa tồn kho như thế nào để phù hợp với nguồn lực của ngân hàng và đặc điểm của hàng hóa?

Trên thực tế, các loại hàng hóa luân chuyển là nông sản như cà phê, gạo, sắn lát…, vật liệu kim loại như: sắt thép, đồng, nhôm…; các loại vật liệu khác như cát, đá, xi măng… thường có khối lượng lớn, lên tới hàng trăm, hàng nghìn tấn. Tùy theo đặc điểm mỗi loại hình hàng hóa sẽ cần áp dụng biện pháp đo lường khác nhau (cân, đo mớn nước tàu, xà lan, quét thể tích để tính toán khối lượng…). Các biện pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức và công cụ dụng cụ thích hợp, thông thường ngân hàng không đủ nguồn lực cũng như năng lực để thực hiện mà cần thuê đơn vị chuyên môn. Vì vậy, trong quá trình quản lý TSBĐ là hàng hóa tồn kho, căn cứ loại hàng hóa thế chấp, cán bộ quản lý khách hàng cần có cách thức quản lý TSBĐ phù hợp, đảm bảo an toàn nhưng vẫn mang tính khả thi.

Đối với loại hàng hoá mà pháp luật có quy định cụ thể theo tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan đến ngành nghề sản xuất kinh doanh hàng hóa hoặc tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN, do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố) cho quá trình tiếp nhận, chuẩn bị, chế biến, xử lý, bảo quản, kho hàng…: Cần thu thập các hồ sơ chứng minh việc đáp ứng theo các tiêu chuẩn quốc gia khi nhận làm TSBĐ/biện pháp bảo đảm để đảm bảo hàng hoá thế chấp/cầm cố được đảm bảo an toàn về chất lượng; tham khảo, đối chiếu các tiêu

chuẩn đã được ban hành để phối hợp với bên bảo đảm rà soát tham khảo cách thức quản lý cho phù hợp.

Đối với các loại hàng hoá dễ bị nấm mốc, côn trùng cắn, bị ảnh hưởng về chất lượng do thời tiết, điều kiện bảo quản…: Cần yêu cầu áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng tránh như hút ẩm, trị nấm mốc, diệt côn trùng, khử trùng… bằng các phương pháp, các loại thuốc được phép sử dụng theo quy định hiện hành.

Ngân hàng có thể thuê, phối hợp bên thứ ba quản lý kho hàng thông qua một hoặc nhiều biện pháp trong bối cảnh BIDV chưa có kho chuyên dụng để quản lý hàng hóa cầm cố/thế chấp: Thuê kho hàng có chức năng cho thuê kho và đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về việc cho thuê kho hàng; Thuê bên thứ ba quản lý, giám sát kho hàng là đơn vị có chức năng bảo vệ và/hoặc quản lý kho theo quy định của pháp luật. Bên cạnh các biện pháp quản lý về mặt vật lý đối với TSBĐ là hàng hóa tồn kho, ngân hàng cũng cần bám sát, theo dõi biến động giá cả hàng hóa để có ứng xử phù hợp. Ví dụ trong năm 2020, 2021 giá các loại hàng hóa (sắt thép, than đá, xi măng,...) biến động mạnh mẽ dẫn đến giá trị TSBĐ là hàng hóa tồn kho của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cũng thay đổi theo, điều đó cũng tác động tới việc quản lý của ngân hàng đối với TSBĐ là hàng hóa tồn kho.

Giải pháp nào để hạn chế rủi ro cho ngân hàng, trách nhiệm cho cán bộ khi nhận tài sản đảm bảo là hàng hóa tồn kho?

Sau những bài học đắt giá xảy ra trong thời gian qua tại các ngân hàng khi cấp tín dụng nhận TSBĐ là hàng hóa tồn kho, chúng ta cần có những giải pháp nhằm làm rõ hơn trách nhiệm mà cán bộ ngân hàng phải đối mặt khi phát sinh những vụ việc lừa đảo xuất phát từ khách hàng. Trong mọi trường hợp khi nhận hàng hóa tồn kho làm TSBĐ cho khoản vay của khách hàng tại BIDV, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp theo quy định của pháp luật đồng thời quản lý theo đúng các quy định hiện hành. Trong trường hợp có vướng mắc trong việc quản lý hàng hóa tồn kho, BIDV chủ động nhận hàng hóa tồn kho luân chuyển làm TSBĐ bổ sung, nhằm tăng mức độ an toàn cho việc thu hồi vốn vay sau này của ngân hàng, gia tăng trách nhiệm của khách hàng đồng thời bổ sung điều khoản tại Hợp

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục kéo dài và diễn biễn ngày càng phức tạp trên khắp cả nước, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe nền kinh tế, trong đó chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là các doanh nghiệp tại Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và Hà Nội. Việc Chính phủ ban hành các chính sách thích ứng với dịch bệnh, khôi phục nền kinh tế là cơ hội để các doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Thế nhưng, khó khăn đầu tiên chính là “tiền đâu” khi mà vốn liếng của các doanh nghiệp vẫn đang bị tồn đọng trong hàng tồn kho và các khoản phải thu sau thời gian dài giãn cách. Vì vậy đã có ý kiến, các ngân hàng nên đẩy mạnh phát triển hình thức tài trợ kho hàng để hỗ trợ doanh nghiệp sớm phục hồi. Tuy nhiên với những vướng mắc, tranh chấp phức tạp trong việc nhận thế chấp, xử lý biện pháp bảo đảm là hàng hóa tồn kho trong quá khứ, liệu ngành Ngân hàng đã sẵn sàng đẩy mạnh hình thức này?

đồng bảo đảm: Ngân hàng chỉ quản lý thông qua báo cáo xuất nhập tồn kho, sổ sách kế toán do bên bảo đảm cung cấp. Bên bảo đảm có nghĩa vụ báo cáo hiện trạng tồn kho định kỳ theo yêu cầu của Ngân hàng; và đảm bảo chất lượng, duy trì giá trị TSBĐ theo hợp đồng bảo đảm đã ký kết. Bên bảo đảm chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàng kiểm tra và phát hiện không đủ tài sản theo quy định trong hợp đồng bảo đảm tiền vay.

Những giải pháp này sẽ góp phần thu hẹp phạm vi trách nhiệm của BIDV trong việc nhận hàng hóa tồn kho làm TSBĐ, từ đó hạn chế rủi ro cho chính ngân hàng và cán bộ quản lý khách hàng khi phát sinh vấn đề pháp lý liên quan.

Với tinh thần đó, trong thời gian tới BIDV sẽ sớm ban hành văn bản để các đơn vị nghiên cứu, tham khảo thực hiện.

Việc nhận TSBĐ là hàng hoá tồn kho hiện đã được hướng dẫn tại Quy định 8083/QyĐ-BIDV ngày 28/12/2018 về biện pháp bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng và Quy định 4499/QyĐ-BIDV ngày 06/8/2020 về trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo đảm.

This article is from: