8 minute read

Minh chứng hiệu quả của mô hình Ngân hàng bán buôn vốn tín dụng quốc tế

BiDV sở giao DịCh 3 Minh chứng hiệu quả của mô hình Ngân hàng bán buôn vốn tín dụng quốc tế

TRươNG HồNG HảI* BIDV ký hợp đồng vay phụ cho 4 ĐCTC đợt đầu của dự án VnSAT

Advertisement

Qua 20 năm xây dựng và trưởng thành, Chi nhánh BIDV Sở Giao dịch 3 (SGD3) đã hoàn thành xuất sắc vai trò đầu mối của hệ thống BIDV trong chức năng Ngân hàng Bán buôn nguồn vốn tín dụng quốc tế, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng kinh tế xã hội đất nước, phát triển nông nghiệp nông thôn và cải thiện đời sống người dân. Điều này cũng góp phần nâng cao uy tín của BIDV trong mắt các bộ/ngành, định chế tài chính trong nước và các nhà tài trợ quốc tế.

chuỗi Dự án Tài chính nông Thôn (TcnT)

Ngày 25/07/2002, SGD3 đã chính thức khai trương, tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước nguồn vốn Dự án TCNT I do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, đồng thời chuẩn bị các điều kiện hiệu lực để triển khai Dự án TCNT II, trở thành mô hình mới riêng có trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam - trung tâm bán buôn tín dụng ODA. Việc BIDV quản lý và thực hiện thành công hai Dự án TCNT này là tiền đề để WB tiếp tục xem xét và thống nhất với Chính phủ quyết định tài trợ Dự án TCNT III vào năm 2009, nâng tổng vốn tài trợ cho chuỗi Dự án TCNT lên 548 triệu USD.

Chuỗi dự án TCNT tập trung cho vay ở 02 khu vực trọng điểm là Đồng bằng Sông Mê Kông - trung tâm sản xuất nông nghiệp của quốc gia và Trung du miền núi phía Bắc - nơi có mật độ người nghèo cao nhất cả nước. Các dự án tài trợ cho hơn 1,5 triệu khoản vay của các hộ gia đình và doanh nghiệp, trong đó có 600 nghìn khoản vay nhỏ cho hộ nghèo/ thu nhập thấp, tạo trên 700.000 việc làm mới ở khu vực nông thôn. Nguồn vốn lan tỏa ngày càng sâu rộng tới các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nơi các dân tộc thiểu số sinh sống và có nhu cầu cao với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Ở Dự án TCNT, yêu cầu về bảo vệ môi trường lần đầu tiên được lồng ghép vào quy trình xem xét khoản vay, góp phần xây dựng một hệ thống tài chính bền vững và lành mạnh ở khu vực nông thôn. Cả ba dự án TCNT đã kết thúc giai đoạn rút vốn giải ngân nhưng vẫn sẽ tiếp tục được cho vay quay vòng đến năm 2033, tạo ra tổng mức đầu tư toàn xã hội ước gần 5 tỷ USD từ các quỹ quay vòng do BIDV quản lý. Bên cạnh việc giúp nâng cao năng lực tài chính, hỗ trợ nguồn vốn trung dài hạn cho các ĐCTC tham gia, thông qua Ngân hàng bán buôn là BIDV SGD3, nguồn vốn của ba dự án TCNT đã được lan tỏa qua 37 ĐCTC bán lẻ với quy mô và địa bàn đa dạng, góp phần tạo nên tổng mức đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng cho phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam.

Ghi nhận nỗ lực và kết quả đạt được của BIDV trong vai trò Ngân hàng bán buôn dự án TCNT, BIDV

SGD3 đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động Hạng ba năm 2010 về thành tích triển khai thành

Đi thực địa Tiểu dự án cà phê tại Lâm Đồng cùng hai đồng Giám đốc Dự án WB và chuyên gia thuộc WB Washington

công Dự án TCNT II và Huân chương Lao động Hạng nhì về thành tích triển khai thành công Dự án TCNT III do WB tài trợ.

Dự án chuyển đổi nông nghiệp Bền Vững Tại ViệT nam (VnsaT)

Tiếp nối thành tựu của các Dự án TCNT, năm 2015 BIDV vinh dự được WB và Chính phủ lựa chọn là Ngân hàng bán buôn vốn tín dụng Dự án VnSAT, và BIDV SGD3 tiếp tục thực hiện vai trò Ban Quản lý cấu phần tín dụng của dự án. Đây là dự án mới theo mô hình kết hợp tài chính với phát triển ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) là Cơ quan chủ quản.

Mục tiêu của Dự án VnSAT nhằm hỗ trợ cho Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp” thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành nông nghiệp, đổi mới phương thức canh tác theo hướng bền vững, không ngừng nâng cao chuỗi giá trị cho hai ngành hàng lúa gạo và cà phê ở hai vùng sản xuất hàng hóa chủ lực của Việt Nam là Đồng bằng sông Cửu Long (8 tỉnh) và Tây Nguyên (5 tỉnh). Dự án có tổng vốn vay IDA 221,8 triệu USD, trong đó Cấu phần Tín dụng trị giá 105 triệu USD do BIDV thực hiện, và 116,8 triệu USD dành cho Cấu phần phi tín dụng do Bộ NN&PTNT thực hiện.

Khác với Dự án TCNT, đặc thù Dự án VnSAT có nhiều bên tham gia ở cấp trung ương và 13 tỉnh thành ở hai khu vực với tính chất 2 ngành hàng khác nhau, nhiều thách thức khó khăn đã phát sinh, đòi hỏi BIDV SGD3 luôn bám sát thực tế, phối hợp với các bộ/ngành và WB nỗ lực thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, kịp thời hoàn thành mục tiêu dự án. Nhờ đó, đến ngày khóa sổ cấu phần tín dụng của dự án (31/12/2020), 100% nguồn vốn tín dụng đã được giải ngân hết và không phải gia hạn trong bối cảnh cấu phần phi tín dụng VnSAT gia hạn thêm 18 tháng, với lũy kế giải ngân của Tiểu hợp phần Cà phê đạt 79,76 triệu USD, tài trợ vốn tái canh Đến 31/12/2021, thông qua 10 ĐCTC bán lẻ với doanh số giải ngân lũy kế đạt gần 2.714 tỷ đồng, Dự án VnSAT đã tạo nên tổng mức đầu tư 5.326 tỷ đồng tại khu vực Tây Nguyên và ĐBSCL, cung cấp một lượng vốn trung dài hạn ổn định cho người dân tái canh cà phê và doanh nghiệp chế biến lúa gạo, đóng góp hiệu quả cho phát triển khu vực nông nghiệp và nông thôn tại 2 vùng này. Tính đến 30/06/2022, đối tượng hưởng lợi từ dự án đã có 20% số người vay là nữ, 25% số người vay là dân tộc thiểu số, với ~11.909 việc làm mới đã được tạo ra. Nguồn vốn sẽ còn được BIDV SGD3 cho vay quay vòng đến năm 2040 nhằm tạo ra tác động kéo dài và tiếp nối các mục tiêu bền vững của dự án, lan tỏa hiệu quả cho hai ngành hàng trọng điểm này trong nhiều năm tới.

Đại diện BIDV SGD3 tham dự Hội nghị khởi động Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam

cho khoảng 10.503 ha (đạt 117% so với mục tiêu thiết kế 9.000 ha tại Báo cáo nghiên cứu khả thi).

Trong đó, riêng Tiểu hợp phần cà phê đã giải ngân hết 100% vốn tín dụng chỉ sau gần 03 năm thực hiện dự án, trước thời hạn 2 năm. Trong suốt thời gian thực hiện dự án, nhiều đề xuất về cụ thể hóa hoặc điều chỉnh của BIDV SGD3 đã được chấp thuận (định mức tái canh cà phê, phạm vi vay vốn, điều kiện đào tạo, mở rộng vùng, nỗ lực kết nối cơ quan quản lý - ngân hàng - doanh nghiệp...) để từ đó các khó khăn vướng mắc dần được tháo gỡ, tạo điều kiện trong giải ngân nguồn vốn ở cả 2 tiểu hợp phần.

Năm 2018, trước thực trạng nhu cầu vốn tái canh cà phê còn rất cao, trong khi nhu cầu vay đầu tư chế biến lúa gạo tại thời điểm đó còn chưa nhiều, SGD3 chủ động nghiên cứu và kiên trì đề xuất điều chỉnh cơ chế giải ngân sang hình thức liên thông hai tiểu Hợp phần cà phê và lúa gạo, nhằm đáp ứng linh hoạt nhu cầu vốn của các Tiểu hợp phần từng thời kỳ và cung ứng vốn theo nhu cầu thị trường. Sáng kiến này đã được Bộ NN&PTNT, Bộ Tài chính, WB chấp thuận và Thủ tướng Chính phủ thông qua và chính thức hóa bằng Phụ lục điều chỉnh Hiệp định vay phụ giữa BIDV và Bộ Tài chính ngày 06/08/2020.

Với sự am hiểu về dự án và khả năng điều phối, cấu phần vốn tín dụng Dự án VnSAT đã giải ngân hết 100% trước ngày khóa sổ ban đầu, cung cấp kịp thời vốn cho nông dân và doanh nghiệp (giảm tiếp cận tín dụng đen) nhằm hiện thực hóa các hoạt động mục tiêu và chỉ tiêu của dự án. Với kết quả đó, WB và Bộ chủ quản đã đánh giá rất cao nỗ lực và hoạt động tích cực của BIDV trong công tác giải ngân cấu phần tín dụng nói riêng, và đóng góp vào thành công của Dự án nói chung. Cấu phần Phi tín dụng do BIDV quản lý cũng được Tư vấn độc lập của Dự án đánh giá là Tốt.

Với tổng số vốn của ba Dự án TCNT và Dự án VnSAT lên đến 653 triệu USD, BIDV vẫn đang là đối tác lớn nhất của WB trong chương trình cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn tại Việt Nam, và là NHTM duy nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam được lựa chọn thực hiện chức năng Ngân hàng bán buôn nguồn vốn ODA. Hoạt động của BIDV SGD3 cũng góp phần nâng cao vị thế, uy tín của BIDV trong mắt các cơ quan Chính phủ và Tổ chức trong nước và quốc tế. (*Phó Giám đốc BIDV Sở giao dịch 3)

This article is from: