6 minute read

Ứng dụng công nghệ mới năm 2022 tại BIDV

Ứng dụng công nghệ mới

năM 2022 TạI BIDV

Advertisement

hoài Thu

Năm 2021, thế giới đã chứng kiến nhiều xu hướng công nghệ tăng tốc để đáp ứng cho “Sống chung với Covid-19”. Thuật ngữ WFH (work from home)

BIDV ứng dụng ekyC để mở tài khoản trên SmartBanking

- hay làm việc tại nhà - nổi lên trong năm đầu của đại dịch, nay đã trở thành thực tế mới mà nhiều người phải thích nghi. Bước vào năm 2022, những công nghệ đã hỗ trợ con người vượt qua đại dịch sẽ tiếp tục định hình lại cách con người làm việc, sống và tương tác. Dưới đây là một số xu hướng công nghệ mới trong năm 2022.

xu hướng công nghệ Trong lĩnh vực ngân hàng

Gartner đề xuất 12 xu hướng công nghệ chiến lược quan trọng đối với các doanh nghiệp giúp các CEO phát triển quy mô, thực hiện chuyển đổi số và nâng cao hiệu quả làm việc của doanh nghiệp, đồng thời đặt vị trí các CIO và các chuyên gia IT như những đối tác chiến lược trong tổ chức. 1. Decision Intelligence – Trí tuệ nhân tạo tự quyết định 2. Cybersecurity Mesh – Lưới bảo mật không gian mạng 3. Cloud-Native Platforms – Các nền tảng Cloud-Native 4. Composable Applications – Ứng dụng tổng hợp 5. Data Fabric – Kết cấu dữ liệu 6. Hyperautomation – Siêu tự động hóa 7. Autonomic Systems – Hệ thống tự động 8. Total Experience – Trải nghiệm tổng thể 9. AI Engineering – Kỹ thuật trí tuệ nhân tạo 10. Distributed Enterprises –

Doanh nghiệp phân tán 11. Generative AI – Trí tuệ nhân tạo phái sinh 12. Privacy Enhancing Computation – Tính toán nâng cao quyền riêng tư

Các xu hướng trên áp dụng cho mọi ngành, lĩnh vực CNTT nói chung. Đối với tầm nhìn lãnh đạo của các CIOs trong lĩnh vực tài chính năm 2022, Gartner nêu ra 03 xu hướng chính đối với lĩnh vực tài chính như sau:

Thiết lập Hệ sinh thái mở rộng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, trong đó các ngân hàng đóng vai trò như những nhà phân phối kết hợp với FinTech/ các công ty bảo hiểm cung cấp các sản phẩm cũng như tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua cổng API, Marketplace (Marketplace hay Online Marketplace là một mô hình thương mại điện tử trung gian, kết nối giữa người bán và người mua thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử), hệ sinh thái Fintech/ Insurtech Ecosystem (Insurtech tương tự như Fintech, là sự kết hợp của “Insurance” (bảo hiểm) và “Technology” (công nghệ))…

Fintech và Insurtechs bổ sung, xúc tác và cạnh tranh: Một Fintech hoặc Insurtech sẽ cung cấp các công nghệ mới nổi hoặc chiến lược cho các đối tác hoặc trực tiếp cho người dùng cuối; Nhận phần lớn doanh thu của họ từ các dịch vụ tài chính; Tạo nên yếu tố khác biệt bằng việc

kết hợp mô hình kinh doanh, quy trình hoặc sản phẩm; Sở hữu tài sản trí tuệ cho sự đổi mới.

Tự động hóa quy trình kinh doanh bằng việc áp dụng các công nghệ mới như Tự động hóa quy trình RPA, BPM, Chatbots, APIs, Học máy (machine learning), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Nhận dạng ký tự thông minh (ICR), OCR (nhận dạng ký tự quang học), sinh trắc học…

Trong khi đó, theo báo cáo của PwC, Deloitte, EY, năm 2022 ngành Ngân hàng đang bị ảnh hưởng bởi các xu hướng phát triển công nghệ sau: 1. Blockchain 2. Điện toán đám mây 3. Trí tuệ nhân tạo AI 4. Internet vạn vật (IoT) 5. Hợp tác với FinTech 6. Tự động hóa quy trình (RPA) 7. Ngân hàng mở (Open Banking) 8. Phân tích dữ liệu lớn (Big data) 9. Ứng dụng các công nghệ mới nổi, tăng cường như Học máy (machine learning), Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), Nhận dạng ký tự thông minh (ICR), OCR (nhận dạng ký tự quang học), sinh trắc học

áP dụng xu hướng công nghệ mới Tại bidv

BIDV đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng các xu hướng công nghệ trong hoạt động ngân hàng, trong đó một số lĩnh vực đã được nghiên cứu, ứng dụng khá tốt. Đối với tự động hóa quy trình (RPA), BIDV đã tự động hóa 14 quy trình tác nghiệp, tự động hóa các công việc thủ công, giảm nhân lực thực hiện như quy trình xử lý giao dịch tài trợ thương mại, hiện Robot đang hỗ trợ xử lý khoảng 950 giao dịch/ngày. Trong chiến lược chuyển đổi số của BIDV có kế hoạch thêm cho 97 quy trình, trong đó 16 quy trình sẽ thực hiện trong kế hoạch phát triển phần mềm năm 2022.

Đối với các công nghệ như điện toán đám mây (cloud), trí tuệ nhân tạo (AI), phân tích, khai thác dữ liệu/dữ liệu lớn (Big Data), BIDV đã triển khai nhiều hoạt động như: Tháng 12/2021 phê duyệt các nguyên tắc áp dụng cloud tại BIDV để làm cơ sở cho các Ban/Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng cloud; Ứng dụng AI trong phát hiện Đơn vị chấp nhận thẻ gian lận, trong đó đã xây dựng mô hình sử dụng AI và Machine Learning với độ chính xác khoảng 90%; Tổ chức vùng dữ liệu Sandbox trên nền tảng Hadoop và đang nghiên cứu phân quyền cho các chuyên gia phân tích dữ liệu tại BIDV sử dụng để khai phá dữ liệu, huấn luyện mô hình, phân tích và dự báo về xu hướng của khách hàng và sản phẩm. Đồng thời, BIDV đã tham gia vào JPMorgan’s IIN blockchain, một mạng lưới chuỗi khối để trao đổi thông tin liên quan đến thanh toán; phê duyệt sáng kiến tham gia mạng lưới blockchain của ngân hàng Standard Chartered Bank cho các hoạt động LC. Ngoài ra, BIDV đang triển khai ứng dụng Loyalty, phần mềm hợp tác giữa BIDV và VNPay trong đó cấu phần lõi (hạch toán, kiểm soát điểm số...) có sử dụng công nghệ blockchain.

Với công nghệ Chatbot, BIDV đã áp dụng vào hỗ trợ tự động trả lời các câu hỏi cán bộ BIDV trong quá trình hỗ trợ quyết toán cuối năm; áp dụng trên Mobile banking trả lời với khách hàng; “anh cố vấn” trả lời tự động các comment trên nền tảng Zalo, Facebook Messenger.

BIDV cũng đã và đang hợp tác chặt chẽ với một số FinTech để phát triển các ứng dụng CNTT nhanh chóng như hợp tác với VNPay để xây dựng ứng dụng BIDV SmartBanking. Đồng thời, công nghệ sinh trắc học FIDO đã được áp dụng trên ứng dụng SmartBanking, áp dụng nhận dạng khuôn mặt trong bài toán eKYC và mở tài khoản trên SmartBanking, áp dụng nhận dạng khuôn mặt và tĩnh mạch vân tay trên máy giao dịch thông minh STM (đặt tại quầy của một số chi nhánh).

Hiện nay, các đơn vị trong Khối CNTT và Ngân hàng số BIDV vẫn đang tích cực nghiên cứu các xu hướng công nghệ mới để ứng dụng trong hoạt động ngân hàng. Năm 2022, BIDV sẽ tập trung vào các nội dung chính như: Tự động hóa quy trình (RPA); Điện toán đám mây; Xây dựng hệ sinh thái API; Tăng cường nghiên cứu, sử dụng các công nghệ/ xu hướng mới nổi như phương pháp phát triển phần mềm theo phương thức DevSecOps, nghiên cứu thuật toán trong AI ứng dụng vào việc nhận diện khuôn mặt trong chấm công, thuật toán OCR trong việc chuyển đổi hình ảnh chứa chữ cái, con số (chứng minh thư, căn cước công dân, giấy đăng ký kinh doanh, hộ chiếu, sổ tiết kiệm,…) thành văn để giảm công việc nhập tay của cán bộ nhân viên…

This article is from: