7 minute read

Chương trình hỗ trợ lãi suất sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho thị trường

chương trình hỗ trợ lãi suất

sẽ tạo hiệu ứNg tích cực cho thị trườNg

Advertisement

hà An

Việc triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% với tổng trị giá 40.000 tỷ đồng là cơ hội để các tổ chức tín dụng (TCTD) được nâng room tín dụng trong bối cảnh cầu tín dụng tăng nhưng cơ quan quản lý phải thực hiện chính sách quyết liệt nhằm kiểm soát lạm phát trong mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để được phê duyệt hạn mức tham gia chương trình này, không chỉ khách hàng mà bản thân các TCTD cũng phải đáp ứng được những điều kiện nhất định.

Quyền lợi và Trách nhiệm

Theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh, các TCTD sẽ triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%. Các ngành sẽ được hỗ trợ vốn vay gồm: hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; Các ngành có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản. Các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố cũng được hỗ trợ lãi suất từ chương trình này.

Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận NHTM và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất, kể từ ngày nghị định có hiệu lực, nhưng không vượt quá 31/12/2023. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm tính trên số dư nợ vay, và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định trên.

Bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước - NHNN) cho biết: Ngay khi Nghị định 31 được ban hành, NHNN đã ban hành Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn NHTM thực hiện. Căn cứ nhu cầu tổng hợp của NHNN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ bố trí dự toán, trình các cấp có thẩm quyền giao dự toán cho NHNN. Tổng số tiền hỗ trợ lãi suất đăng ký kế hoạch của NHTM (44 ngân hàng tham gia) cho năm 2022 và 2023 là 40.000 tỷ đồng, bao gồm hơn 16.000 tỷ đồng cho năm 2022 và gần 24.000 tỷ đồng cho năm 2023. Căn cứ dự toán được giao, NHNN sẽ thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất cho các NHTM. Định kỳ hàng quý, dựa trên đề nghị thanh toán trước số tiền đã hỗ trợ lãi suất của các NHTM và ý kiến của NHNN, Bộ Tài chính sẽ thực hiện thanh toán trước cho các NHTM.

Hàng năm, các NHTM có trách nhiệm thực hiện báo cáo quyết toán hỗ trợ lãi suất, gửi NHNN tổng hợp, căn cứ trên đó Bộ Tài chính thực hiện thẩm định quyết toán.

Agribank là ngân hàng đầu tiên công bố được NHNN phê duyệt hạn mức 5.000 tỷ đồng để triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm. Lãnh đạo ngân hàng này cho biết, dựa trên tiêu chí xác định đối tượng khách hàng được hỗ trợ theo quy định tại Nghị định 31/2022/NĐ-CP

và Thông tư 03/2022/TT-NHNN, căn cứ trên lãi suất vay thực tế từ ngân sách nhà nước, Agribank áp dụng đối với các thỏa thuận cho vay và giải ngân từ ngày 01/01/2022 đến 31/12/2023 và đối với nghĩa vụ trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh từ ngày 20/05/2022 đến 31/12/2023. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2023, Agribank sẽ hỗ trợ khách hàng khoảng 5.000 tỷ đồng trong gói 40.000 tỷ đồng này.

Tại VietinBank, lãnh đạo ngân hàng cũng cho biết, VietinBank đã lên sơ bộ danh sách, dự thảo các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất được thông suốt trong hệ thống. Theo thống kê, dư nợ tín dụng của các nhóm ngành được thụ hưởng lãi suất ưu đãi từ chương trình trong năm 2022 - 2023 chiếm khoảng 30% dư nợ của ngân hàng này.

Trong khi đó, Ngân hàng Bản Việt cho biết, ngân hàng đã đăng ký với NHNN gói 200 tỷ đồng giải ngân cho chương trình hỗ trợ lãi suất 2%. ABBank cũng đã rà soát kế hoạch tín dụng và đăng ký hạn mức hỗ trợ lãi suất là 572 tỷ đồng, tương đương với quy mô 28.600 tỷ đồng dư nợ cho vay bình quân trong vòng 2 năm đối với các đối tượng được hỗ trợ. OCB cho hay, ngân hàng đã đăng ký gói 400 tỷ đồng để giải ngân theo chương trình này và đang đợi NHNN phê duyệt.

hiệu ứng Tích cực cho Thị Trường

Để được hỗ trợ 2% lãi suất vay, khách hàng phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định nội bộ của từng NHTM. Đơn cử, ngoài đáp ứng các quy định chung, khách hàng muốn được hỗ trợ lãi suất 2% cần: Khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp: Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.

Hiện khách hàng và ngân hàng đều mong ngóng được triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất này. Tính đến ngày 09/06/2022, tín dụng tăng trưởng 8,15% so với cuối năm 2021 và tăng 17,09% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng khá cao khi định hướng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14% (sẽ có điều chỉnh tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế). Dựa trên mục tiêu về tăng trưởng tín dụng và kiểm soát lạm phát không quá 4%, ngay từ đầu năm 2022, NHNN đã phân bổ đợt 1 hạn mức tăng trưởng tín dụng cho từng TCTD. Hiện nhiều NHTM đã sử dụng hết room tín dụng được phân bổ. Do đó, việc tham gia gói 40.000 tỷ đồng là cơ hội để được NHNN nới room tín dụng.

Tuy nhiên, trước áp lực lạm phát toàn cầu tăng, biến động địa chính trị thế giới, cộng thêm chuỗi cung ứng toàn cầu chưa được nối lại, NHNN phải cân nhắc rất kỹ trong từng bước điều hành chính sách tiền tệ nhằm đạt mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định NHNN sẽ tiếp tục kiên định mục tiêu điều hành linh hoạt để kiểm soát lạm phát góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối, đồng thời sẵn sàng cung ứng đủ nguồn vốn cho quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

NHNN điều hành nghiệp vụ thị trường mở chủ động, linh hoạt nhằm đảm bảo thanh khoản cho các TCTD, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Về điều hành lãi suất, NHNN tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành mặc dù chịu áp lực từ xu hướng nới lỏng tiền tệ, tăng lãi suất trên toàn cầu, nhằm tạo điều kiện để TCTD tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp, qua đó có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng phục hồi sản xuất - kinh doanh.

This article is from: