7 minute read

Đảm bảo hoạt động kinh doanh ngày càng lành mạnh, hiệu quả

Đảm bảo hoạt động kinh doanh

ngày càng Lành Mạnh, hiệu quả

Advertisement

hà an

Phát biểu tại Hội nghị Sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ cuối năm của ngành Ngân hàng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng khẳng định: Những quyết sách, hành động phải hướng đến mục tiêu “bất di bất dịch” của Ngành đó là: kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an toàn hệ thống. Với mục tiêu đó, toàn Ngành tiếp tục nỗ lực triển khai các nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu chỉ đạo tại hội nghị

CáC giải pháp đAng đi đúng hướng

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng đánh giá: Cho đến nay các giải pháp vẫn đang đi đúng hướng. Thời gian tới toàn Ngành cần tập trung theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tiền tệ trên thế giới để đưa ra các giải pháp phù hợp, đặc biệt là phối hợp một cách khéo léo giữa chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá và các công cụ chính sách khác để điều tiết hợp lý, đảm bảo đạt được các mục tiêu trên. Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện nghiêm các chỉ đạo của NHNN về tiền tệ, ngoại hối và hoạt động ngân hàng; tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ: Tập trung xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện tốt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025”. NHNN sẽ có chỉ đạo cụ thể cho từng TCTD, đối với mỗi TCTD cũng phải tự nhận diện các rủi ro để đưa vào đề án tái cơ cấu của mình theo hướng đảm bảo hoạt động kinh doanh ngày càng lành mạnh, hiệu quả. Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số; tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh hoạt động thanh toán.

Trong bối cảnh các thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp hiện còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, các TCTD cần rà soát đánh giá toàn diện hoạt động của tổ chức mình; nhận diện rủi ro, có cách thức xử lý phù hợp. Đặc biệt, TCTD phải cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn phù hợp; đảm bảo cân đối về thời hạn và cân đối về loại tiền, tránh trường hợp đối mặt với rủi ro thanh khoản; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Các TCTD tập trung xây dựng và triển khai các phương án tái cơ cấu; thực hiện các giải pháp đảm bảo an ninh an toàn hệ thống ngân hàng và tích cực thực hiện các giải pháp chuyển đổi số…

dư địA tín dụng Không Còn nhiỀu, tỷ lệ nợ Xấu nguY Cơ tăng

Thời điểm hiện tại nhiều Ngân hàng thương mại (NHTM) đã sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm để đưa ra định hướng hoạt động kinh doanh những tháng cuối năm. Trong bối cảnh thế giới tiếp tục có nhiều bất định, thị trường trong nước cũng biến động khó lường, ngân hàng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn để hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022.

Tính đến ngày 30/06/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,42 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,47%). Cơ cấu tín dụng tập trung theo đúng định hướng điều hành của NHNN. Lãnh đạo NHNN khẳng định, trong định hướng điều hành, NHNN

không hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, song cần có biện pháp kiểm soát tốt để đảm bảo an toàn hệ thống. Theo Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: “NHNN đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm 2022 là 14%. So với chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 13,6% của năm 2021 và 12% của năm 2020, trong điều kiện áp lực lạm phát tăng, thì đây là sự cố gắng rất lớn của ngành Ngân hàng. Chỉ tiêu này đã được NHNN đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo các mục tiêu đề ra. Việc phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các NHTM cũng được tính toán, cân nhắc trên cơ sở các tiêu chí rõ ràng, minh bạch, cụ thể”.

Như vậy có thể thấy những tháng cuối năm, dư địa cho tăng trưởng tín dụng không còn nhiều. Điều này đồng nghĩa là, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng những tháng cuối năm sẽ không cao như những tháng đầu năm. Hiện NHNN đã giao chỉ tiêu cho các TCTD tham gia Chương trình hỗ trợ lãi suất 2%/năm theo Nghị định 31/2022/ NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TTNHNN quy định về việc hỗ trợ lãi suất đối các khách hàng là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng trong đại dịch. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với các TCTD. Bởi việc nhận được chỉ tiêu cũng đồng nghĩa với khả năng được nới room tăng trưởng tín dụng cho những tháng cuối năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh lãi suất huy động tăng song lãi suất cho vay lại khó tăng, dẫn đến NIM sẽ giảm thì các NHTM cũng phải tính toán rất kỹ khi triển khai chương trình này. Chưa kể, khi triển khai chương trình này các TCTD phải tuân thủ hàng loạt quy định của NHNN và các Bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng... mới có thể quyết toán được số dư nợ đã hỗ trợ lãi suất cho khách hàng. Thông điệp của lãnh đạo NHNN truyền tải đến các TCTD triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất là: Toàn Ngành cần nghiêm túc thực hiện. Chúng ta cần thể Tổng giám đốc BIDV Lê Ngọc Lâm cho biết, để đảm bảo tăng trưởng phát triển cũng như đi đôi với an toàn hiệu quả, bên cạnh triển khai nhiệm vụ kinh doanh BIDV cũng rất chú trọng công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ. Ngân hàng coi đây là một trong những phòng tuyến giúp cảnh báo ngăn ngừa rủi ro, đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn, hiệu quả. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ trong thời gian qua, ông Lâm cho biết, hàng năm HĐQT BIDV ban hành Nghị quyết về định hướng, mục tiêu kinh doanh, trong đó nhấn mạnh nhiệm vụ công tác kiểm tra giám sát, kiểm toán nội bộ. BIDV xây dựng kế hoạch kiểm tra, kiểm toán nội bộ với mục tiêu tất cả các đơn vị đều được kiểm tra, kiểm toán tối thiểu 1 lần/năm; không ngừng ứng dụng CNTT và hoàn thiện công cụ giám sát cảnh báo sớm, đổi mới phương thức kiểm tra kết hợp nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm toán nội bộ. Đặc biệt, BIDV đã ban hành sổ tay sai phạm điển hình trong hoạt động ngân hàng trên cơ sở tổng hợp các sai phạm vụ án vụ việc của chính ngân hàng và nhiều TCTD khác…

hiện vai trò, vị trí, uy tín, trách nhiệm của hệ thống ngân hàng đối với chương trình này...

Một vấn đề khác mà các TCTD cần sớm có giải pháp khắc phục là tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ tăng mạnh. Báo cáo tài chính quý II của một số NHTM cho thấy tỷ lệ nợ xấu tăng, có ngân hàng lên đến 11%. Thông tư 14/2021/TT-NNNN về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã hết hiệu lực vào 30/06/2022. Theo tính toán của NHNN, quy mô dư nợ tín dụng với các đối tượng được cơ cấu nợ theo Thông tư 14 chiếm 5% tổng dư nợ. Đây là con số để chúng ta có thể ước lượng tỷ lệ nợ xấu “cộng dồn” của các NHTM cuối năm nay. Trong khi đó, việc áp dụng Nghị quyết 42 trong xử lý nợ xấu đã bộc lộ không ít bất cập, khó khăn. Chính phủ đề xuất Quốc hội thông qua việc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết 42 đến ngày 31/12/2023. NHNN cũng lên kế hoạch trình Quốc hội dự thảo Luật về xử lý nợ xấu vào tháng 05/2023.

This article is from: