8 minute read
Điện toán đám mây: “Con đường độc đạo” để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số
điện toán đám mây
Advertisement
để thúc đẩy nhanh chuyển đổi Số
nguyễn Quân Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình điện toán trong đó sử dụng những công nghệ máy tính phát triển dựa vào mạng Internet. Thuật ngữ “đám mây” là lối nói ẩn dụ chỉ mạng Internet theo cách bố trí của nó trong sơ đồ mạng máy tính và độ phức tạp chứa trong đó.
Điện toán đám mây là phương thức thiết yếu nhằm đơn giản hóa các hoạt động công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng
bắt buỘC phải “lên mâY”
Việc sử dụng điện toán đám mây sẽ giúp ích khá nhiều cho các cá nhân và tổ chức, bởi thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lí, bên có nhu cầu có thể dễ dàng tiếp cận các dịch vụ công nghệ như năng lượng điện toán, lưu trữ, cơ sở dữ liệu... khi cần thiết từ nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Một ví dụ điển hình là các máy tính văn phòng không còn phải căng mình chạy các chương trình ứng dụng có dung lượng lớn. Thay vào đó, hệ thống mạng máy tính sẽ tạo nên các “đám mây” để xử lý yêu cầu của người dùng; các dịch vụ email trên nền Webmail, Gmail, Dropbox… chính là ví dụ phổ biến nhất về công nghệ điện toán đám mây. Điện toán đám mây quan trọng đến mức có quan điểm rằng một tổ chức phải sẵn sàng về điện toán đám mây thì mới tính tiếp việc ứng dụng các công nghệ khác như Big Data, AI, và IoT.
Ở Việt Nam, các ngân hàng đã nhanh chóng nghiên cứu và xác định điện toán đám mây là phương thức thiết yếu nhằm đơn giản hóa các hoạt động công nghệ thông tin thông qua việc tạo ra cơ sở hạ tầng linh hoạt và tối ưu hóa các hoạt động công nghệ thông tin trên nhiều trung tâm dữ liệu của ngân hàng. Đặc biệt điện toán đám mây trở nên cực kỳ cần thiết trong bối cảnh từ khi dịch Covid-19 diễn ra, số lượng giao dịch online tăng đột biến khiến các ngân hàng liên tục phải căng mình dù đã bổ sung thêm máy chủ vật lý. Ứng dụng điện toán đám mây hiệu quả sẽ giúp ngân hàng cắt giảm chi phí quản lý, vận hành hệ thống và triển khai các ứng dụng mới một cách nhanh chóng, hiệu quả hơn. Các ngân hàng cũng có thể tăng cấu hình hệ thống để đáp ứng nhu cầu truy cập của khách hàng vào hệ thống trong những ngày cao điểm như mùa dịch hay dịp lễ, sau đó lại hạ cấu hình xuống khi nhu cầu truy cập giảm. Với sự giao thoa và hội tụ của công nghệ di động, mạng xã hội, dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây chính là phương thức giúp các ngân hàng tăng tốc nếu biết ứng dụng hợp lý.
Thực tế cho thấy, đây là giai đoạn các ngân hàng có nhiều cơ hội thúc đẩy ngân hàng số (Digital Banking) phát triển nhanh, đẩy mạnh thanh toán không tiền mặt, nâng cấp Hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CX). Trong đó, điện toán đám mây chính là yếu tố cốt yếu đem lại sự đảm bảo thành công cho các cơ hội này.
“Chiến lược tăng trưởng công nghệ thông tin ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến 2030” do NHNN ban hành tháng 12/2019 xác định mục tiêu phấn đấu đến 2025 có 60%
ngân hàng Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây, đến năm 2030 con số mục tiêu này tăng lên 100% - cũng có nghĩa chỉ còn 8 năm nữa, tất cả các ngân hàng tại Việt Nam đều sẽ “bắt buộc phải lên mây”.
Vượt quA rào Cản niỀm tin
Ông Nguyễn Chiến Thắng - Giám đốc Trung tâm Ngân hàng Số BIDV gọi điện toán đám mây là “con đường độc đạo” để thúc đẩy nhanh chuyển đổi số, tức là không còn con đường nào khác. Theo ông Thắng, không chỉ Việt Nam mà ở một số quốc gia, người ta vẫn có rào cản niềm tin về Cloud với nỗi sợ và nghi ngờ lớn nhất là mất quyền kiểm soát khi đưa dữ liệu lên nền tảng của bên thứ ba. Tuy nhiên, ông Thắng cho rằng, các mô hình phát triển Cloud hiện nay như Private-Cloud, Hybrid-Cloud hay MultiCloud là cách để bên cung cấp dịch vụ Cloud tiếp cận và dần dần hình thành sự tin tưởng của khách hàng cũng như cơ quan quản lý nhà nước.
Ví dụ với Private-Cloud, thay vì đưa dữ liệu lên “đám mây” công cộng ngay, bên cung cấp dịch vụ Cloud sẽ tạo ra một “đám mây trong nhà” giúp ngân hàng yên tâm hơn bởi dữ liệu được “khoanh vùng” lại. Hoặc như Multi-Cloud, thay vì chỉ đưa dữ liệu lên một “tầng mây” hoặc phụ thuộc vào một nhà cung cấp, ngân hàng sẽ phân tán dữ liệu ra nhiều “tầng mây” hoặc nhiều “đám mây” của nhiều nhà cung cấp với mức độ bảo mật khác nhau nhằm phân tán rủi ro phù hợp với tầm quan trọng của mỗi loại dữ liệu. Đối với Hybrid-Cloud, ngân hàng sẽ lựa chọn loại dữ liệu nào đưa lên “đám mây” công cộng, loại dữ liệu nào vẫn giữ ở hạ tầng truyền thống; đây cũng là giải pháp mà các ngân hàng lớn - những nhà băng đã đầu tư nhiều vào hạ tầng công nghệ thông tin lựa chọn để không phí phạm hạ tầng hiện có.
“Tuy nhiên, tất cả các hình thức Cloud trên chỉ mang tính “quá độ” nhằm xóa bỏ những rào cản về niềm tin, bởi chính bản thân những hình thức này vẫn không thể đồng bộ hóa hoàn toàn. Chính vì vậy, hành trình đi đến thống nhất hạ tầng Cloud là hành trình dài, trong đó, điều kiện tiên quyết là các nhà cung cấp nền tảng Cloud, kể cả trong nước lẫn nước ngoài, phải đảm bảo được tính bảo mật và an toàn thông tin, đồng thời giữa người sử dụng và nhà cung cấp nền tảng Cloud phải có cam kết chặt chẽ về mặt pháp lý cũng như kỹ thuật để có thể hoàn toàn tin cậy kể cả khi xảy ra rủi ro” - ông Thắng chia sẻ.
Ngân hàng nào ứng dụng điện toán đám mây gắn liền với sự thay đổi toàn diện về quản trị, chiến lược, mô hình kinh doanh… thì sẽ đi nhanh; còn ngân hàng nào chỉ làm công nghệ trước thì sẽ gặp khó trong công cuộc chuyển đổi số”.
* Ông nguyễn chiến Thắng Giám đốc Trung tâm Ngân hàng Số BIDV
dẫn đầu hoặC bị bỏ lại phíA sAu
Theo đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025 được Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đặt ra đến cuối năm 2025, thanh toán không dùng tiền mặt sẽ tăng gấp 25 lần GDP, thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 50%, và 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại nhà băng hoặc các tổ chức được cấp phép; tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ thanh toán; tăng số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm.
Với những mục tiêu tăng trưởng nêu trên, có thể thấy: Dù có những rào cản về pháp lý, niềm tin và nhân lực nhưng xu hướng ngân hàng “trên mây” là tất yếu ở Việt Nam. Càng chậm “lên mây” thì càng nhanh chóng bị bỏ lại phía sau. Ứng dụng hiệu quả điện toán đám mây có thể giúp rút ngắn kỷ lục thời gian triển khai một hệ thống hoặc ứng dụng kỹ thuật, giúp ngân hàng có trải nghiệm mượt mà hơn với những dịch vụ số hóa, tránh tình trạng quá tải khiến khách hàng không thể đăng nhập hay giao dịch do lượng truy cập quá lớn.
Tuy nhiên, để thành công dịch chuyển “lên mây”, ông Thắng nhấn mạnh các ngân hàng cần giải quyết được vấn đề nhân sự, bởi ngay cả các kỹ sư công nghệ cũng phải học rất nhiều nhằm làm chủ và khai thác được môi trường Cloud để phát triển sản phẩm, ứng dụng, chứ chưa nói đến những nguồn nhân lực khác.
Ngoài ra, môi trường Cloud có thể làm thay đổi hoàn toàn cách tổ chức và quản trị nhân lực. “Trước đây để phát triển một ứng dụng, đội ngũ lập trình có thể bắt buộc phải làm việc trên hệ thống nội bộ, có những đơn vị có thời kỳ phải thuê mặt sàn cả trăm người ngồi, nhưng nếu trên môi trường Cloud, lập trình ở Việt Nam cũng giống như ở Mỹ, từ đó có thể khai thác triệt để nguồn lực. Điều này sẽ dẫn đến sự thay đổi về tư duy, cơ chế quản trị con người, không còn ngồi tập trung tại một địa điểm mà là làm việc “trên mây” ở bất cứ nơi nào trên thế giới”, ông Thắng ví dụ.