6 minute read

Đồng hành cùng Ngành năng lượng tái tạo

NHẬT MINH

Trong những năm gần đây, khi những nguồn năng lượng sơ cấp đang ngày càng cạn kiệt, việc dịch chuyển từ khai thác nguồn năng lượng truyền thống sang phát triển năng lượng tái tạo đang là xu thế phát triển chung. BIDV đã và đang đồng hành cùng doanh nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, đẩy mạnh xu hướng chuyển dịch cơ cấu nguồn năng lượng của đất nước theo hướng bền vững thông qua hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng xanh cho hoạt động sản xuất và đầu tư.

Advertisement

Tiềm năng ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Hiện nay, biến đổi khí hậu luôn là một vấn đề cấp thiết và mang tính toàn cầu mà không một quốc gia hay một tổ chức, doanh nghiệp nào đứng ngoài cuộc bởi những tác động tiêu cực ngày càng mạnh mẽ lên hoạt động kinh tế - xã hội.

Là một trong số những quốc gia dễ bị ảnh hưởng nhất bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam luôn chủ động và tích cực triển khai nhiều hoạt động vừa ứng phó với biến đổi khí hậu vừa hướng tới phát triển xanh, bền vững.

Với lợi thế nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa với tốc độ gió cao, số giờ chiếu sáng dài, chỉ số bức xạ lớn, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển điện gió, điện mặt trời với tổng công suất lên đến 2.073,7 GW. Trong thời gian qua, với sự quan tâm, định hướng của Chính phủ, lĩnh vực năng lượng tái tạo ở nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất điện gió, điện mặt trời đã đạt 20.670 MW (tăng 15.000 MW so với năm 2019, chiếm 27% tổng công suất nguồn điện), tổng sản lượng điện từ nguồn năng lượng tái tạo đạt 31.508 tỷ kWh, chiếm 12,27% tổng sản lượng điện toàn hệ thống.

Tăng trưởng và phát triển cùng BIDV

Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã quyết tâm đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Thực hiện Chỉ thị của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, BIDV đã chủ động tiếp cận và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng xanh, trong đó năng lượng tái tạo là lĩnh vực được đặc biệt quan tâm.

Theo định hướng về hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2021-2025, BIDV sẽ dành tỷ trọng nhất định để tài trợ cho các khách hàng trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, các ngành sản xuất và tiêu dùng phát thải carbon thấp, thích ứng với biến đổi khí hậu, qua đó góp phần chuyển đổi nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, ngăn chặn biến đổi khí hậu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, năng lượng, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng và môi trường. Theo đó, BIDV đang là đơn

vị thu xếp và cấp vốn tài trợ đối với các dự án lớn trọng điểm. Trong những dự án BIDV đang đồng hành, có nhiều dự án đã đóng điện cung cấp nguồn điện “xanh” cho lưới điện quốc gia như: Nhà máy điện mặt trời Đá Bạc, Nhà máy điện mặt trời Phong Phú, Nhà máy điện mặt trời Cát Hiệp, Nhà máy điện mặt trời Sông Lũy 1, Nhà máy điện mặt trời Yên Đinh,… Nổi bật trong đó dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Đá Bạc 2 của Công ty TNHH Tài Tiến.

Công ty TNHH Tài Tiến, được thành lập từ năm 2009, có trụ sở tại tỉnh Đồng Nai, là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải nguy hại, chất thải rắn sinh hoạt và năng lượng tái tạo. Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Đá Bạc 2 có vị trí đặt tại Khu công nghiệp Đá Bạc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, với tổng mức đầu tư lên đến 1.340 tỷ đồng. BIDV tài trợ khoảng 70% vốn, tương đương 939 tỷ đồng, cho hầu hết các hạng mục đầu tư của dự án, từ nhập khẩu pin năng lượng mặt trời, thanh toán tiền thuê đất, thanh toán chi phí xây dựng… đến các chi phí vận hành dự án. Sau 12 tháng đầu tư, dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động từ giữa năm 2019 và đến nay đã cung cấp 95 MWh cho lưới điện quốc gia.

Dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Đá Bạc 2 của Công ty TNHH Tài Tiến đã mang lại những lợi ích kinh tế xã hội nhất định cho địa phương cũng như ngành năng lượng tái tạo. Đối với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, việc bổ sung 95 MWh điện mặt trời từ dự án này đã góp phần tăng cường an ninh năng lượng của tỉnh và các vùng lân cận. Dự án đi vào hoạt động còn tạo việc làm cho hơn 200 lao động và tiềm năng thu ngân sách ổn định cho tỉnh. Hơn nữa, lượng điện năng bổ sung từ dự án còn góp phần đưa khả năng cung cấp điện mặt trời của Việt Nam đạt công suất 35.400 MW vào năm 2030, hiện thực hóa chiến lược phát triển xanh của đất nước. Dự án cũng góp phần tạo ra nguồn cung ứng năng lượng lâu dài và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, không phát thải khí nhà kính, giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (hạn hán, lũ lụt, thiên tai dịch bệnh,…) và ô nhiễm môi trường.

Sự thành công của dự án Nhà máy điện năng lượng mặt trời Đá Bạc 2 được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút thêm nhiều dự án và nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo nhằm gia tăng sản lượng năng lượng “xanh” và đẩy mạnh công cuộc hoàn thành mục tiêu quốc gia. Về phía BIDV, việc hỗ trợ vốn kịp thời cho doanh nghiệp với cơ chế lãi suất, phí hợp lý đã giúp doanh nghiệp đảm bảo tiến độ đầu tư dự án, đưa sản phẩm ra thị trường đúng kế hoạch dự kiến.

Trong thời gian tới, với định hướng của Chính phủ về phát triển các dự án nguồn điện với cơ cấu phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả, BIDV sẽ tiếp tục đồng hành với các doanh nghiệp trong việc cung ứng nguồn vốn tín dụng xanh để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế bền vững, cũng như góp phần giảm tác động hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu gây ra.

This article is from: