4 minute read

Vai trò của ngân hàng trong các cuộc khủng hoảng: nhìn từ giải Nobel kinh tế 2022

vai tRò của ngân hàng tRong các cuộc khủng hoảng

nHìn từ gIảI noBeL kInH tế 2022

Advertisement

NHật NaM

Giải Nobel Kinh tế năm 2022 đã được trao cho 3 nhà kinh tế học người Mỹ gồm: Douglas W. Diamond, Philip H. Dybvig và Ben S. Bernanke với các công trình nghiên cứu về vai trò của các ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại, cũng như sự cần thiết phải ngăn chặn sự sụp đổ ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Nghiên cứu của các nhà kinh tế học giải đáp câu hỏi quan trọng là tại sao việc bảo đảm các ngân hàng không bị sụp đổ lại có ý nghĩa sống còn. Nghiên cứu về ngân hàng hiện đại này làm rõ vì sao có ngân hàng, làm thế nào để giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng trong các cuộc khủng hoảng và tại sao sự sụp đổ của các ngân hàng sẽ làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng tài chính. Những nền tảng này đã được ba nhà khoa học đặt ra vào đầu những năm 1980. Các phân tích và nghiên cứu của họ có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết thị trường tài chính và đối phó với các cuộc khủng hoảng tài chính.

Để nền kinh tế vận hành, các khoản tiết kiệm phải được chuyển thành các khoản đầu tư. Tuy nhiên, điều mâu thuẫn ở đây là người gửi tiền muốn sử dụng được tiền của mình ngay trong trường hợp cần chi tiêu cấp bách, trong khi doanh nghiệp và các chủ bất động sản cần được bảo đảm rằng họ sẽ không bị buộc phải trả nợ trước hạn. Về mặt lý thuyết, hai ông Diamond và Dybvig đã chỉ ra cách các ngân hàng đưa ra giải pháp tối ưu cho vấn đề này. Với vai trò là trung gian nhận tiền gửi tiết kiệm của nhiều người gửi tiền, ngân hàng có thể đáp ứng yêu cầu rút tiền của người gửi tiền khi họ có nhu cầu, đồng thời cũng cung cấp các khoản vay dài hạn cho người vay.

Rút tiền ồ ạt là yếu tố quyết định khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng và kéo dài

Tuy nhiên, phân tích của họ cũng cho thấy sự kết hợp của hai hoạt động này sẽ khiến các ngân hàng dễ bị tổn thương trước những tin đồn thất thiệt về sự sụp đổ ngân hàng. Nếu một lượng lớn người gửi tiết kiệm cùng lúc đến ngân hàng để rút tiền thì tin đồn có thể trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm (self-fulfilling prophecy), và ngân hàng sẽ mất khả năng thanh khoản và sụp đổ. Những nguy cơ này có thể được ngăn chặn với việc chính phủ cung cấp bảo hiểm tiền gửi và đóng vai trò là người cho vay cứu cánh đối với các ngân hàng.

Ông Diamond đã chứng minh cách các ngân hàng thực hiện chức năng xã hội quan trọng khác. Là đơn vị trung gian giữa người gửi tiền và người đi vay, ngân hàng là đơn vị phù hợp hơn trong việc đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay và bảo đảm rằng các khoản vay được sử dụng cho các khoản đầu tư sinh lời.

Ông Ben Bernanke đã phân tích về cuộc Đại suy thoái trong thập niên 30 của thế kỷ trước - cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại. Ông đã chỉ ra rằng, trong số các yếu tố thì việc rút tiền ồ ạt (bank run) là yếu tố quyết định khiến cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng và kéo dài. Khi ngân hàng sụp đổ, thông tin người đi vay bị mất và không thể phục hồi kịp thời và hiệu quả của các khoản tiết kiệm chuyển thành đầu tư bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những bài học từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 vẫn còn nguyên giá trị đến ngày nay, đã giúp giảm thiểu nguy cơ mất thanh khoản trong quá trình đóng cửa vì đại dịch Covid-19. Theo ông Diamond, “những ký ức về cuộc khủng hoảng năm 2008 và những cải tiến trong chính sách quản lý trên toàn thế giới đã giúp hệ thống ít bị tổn thương hơn nhiều, và lĩnh vực ngân hàng đang ở trong tình trạng vững chắc, với khả năng quản lý rủi ro tốt hơn”, nhưng cảnh báo rằng các lỗ hổng gây ra đối với hoạt động ngân hàng “có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trong lĩnh vực tài chính”, không chỉ từ nội tại ngân hàng đó.

Ông Ben S. Bernanke (1953) Từng đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) giai đoạn 2006-2014, hiện đang làm việc tại Viện Brookings.

Ông Douglas W. Diamond (1953) hiện là Giáo sư chuyên ngành tài chính của Đại học Chicago.

Ông Philip h. Dybvig (1955) là Giáo sư chuyên ngành Ngân hàng và Tài chính thuộc Đại học Washington ở St. Louis, Mỹ.

This article is from: