" HOA PƠ LANG - loài hoa biết hát "

Page 1

HOA

1


2


3



HỒ NGỌC ANH


6


7


Thông tin về đoàn Tên chính thức ĐOÀN NGHỆ THUẬT HOA PƠ LANG Thành lập năm 1978, trưởng đoàn là ông MẠC NHƯ LONG. Đoàn có khoảng 60 người, trong đó 24 diễn viên đều là con cháu của ông.

Tiểu sử Sau giải phóng năm 1975, ông Mạc Như Long cùng một vài người thành lập đoàn Tuồng Đồng Ấu Gia Lai - Kon Tum. Năm 1978, ông tách đoàn và biểu diễn thêm Cải lương, xiếc, ảo thuật. Đổi tên thành Đoàn Nghệ Thuật Hoa Pơ Lang. Năm 1981, đạt giải nhì liên hoan xiếc toàn quốc lần thứ nhất tôt chức tại thử đô Hà Nội. Năm 1983, được đài truyền hình Nha Trang mời quay hình trích đoạn “ Vực thẳm giữa Yên Kinh “ của tác giả Lê Nhị Hà. Năm 1993, đoàn gặp nhiều khó khăn về tài chính, nhiều biến cố sảy ra. Năm 1995, đoàn tự giải thể, kết thúc gần 20 năm hoạt động nghệ thuật.

8


Trưởng đoàn Ông Mạc Như Long, nghệ danh Hoàng Long ( 1924 - 1992), quê thôn Kim Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông học hát từ năm 14 tuổi. Là kép chính của đoàn hát Tuồng Bình Nguyên Gia Lai - Kon Tum. Ông có 14 người con, tất cả đều được ông truyền lửa nghề cho ngay từ khi còn bé.

Đào chính Mạc Thanh Kiều, nghệ danh Thúy Kiều, sinh năm 1967. Là con thứ 5 của ông Mạc Như Long.Năm 14 tuổi cô đã bắt đầu diễn trên sân khấu. Sau khi đoàn tan rã cô vẫn tiếp tục con đường ca hát, hiện cô vẫn tham gia biểu diễn ở các địa điểm văn nghệ và một số vở diễn cùng các nghệ sĩ khác tại Sài Gòn.

Đào chính Mạc Thanh Phương, nghệ danh Kiều Phương, sinh năm 1957. Là con gái lớn của ông Mạc Như Long. Cô bắt đầu hát và diễn trên sân khấu từ năm 21 tuổi. Sau khi đoàn tan rã cô cùng chồng vè thị xã Long Thành để lập nghiệp. Cô làm Phó sở văn hóa thông tin thị xã Long Thành và hiện đã về hưu.

9


Phó đoàn Ông Mạc Thanh Hoàng, nghệ danh Thanh Hoàng sinh năm 1950, quê thôn Kim Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông là phó đoàn và cũng là kép nam chính. Hiện ông đang sinh sống tại Sài Gòn và thỉnh thoảng vẫn tham gia một vài hoạt động nghệ thuật.

Đào phụ Nguyễn Thị Luận, nghệ danh Kim Xuân, sinh năm 1940, quê thôn Kim Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Là em dâu của ông Mạc Như Long. Bà diễn các vai phụ nhưng đôi khi vẫn diễn nhưng vai thứ chính và được khán giả rất yêu mến. Hiện bà không còn hoạt động nghệ thuật nữa và đang sống tại thành phố Kon Tum.

Diễn viên xiếc Trương Minh Giang, nghệ danh Hương Giang, sinh năm 1973, quê Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Là con gái thứ 3 của bà Nguyễn Thị Luận, cô tham gia đoàn nghệ thuật với vai trò là diễn viên xiếc. Sau khi đoàn tan rã cô không còn tham gia diễn xiếc nữa và hiện đang sống tại thành phố Kon Tum.

10


Đào hát Trương Minh Nguyệt, nghệ danh Nguyệt Minh sinh năm 1958, quê Phong Điền, Thừa Thiên Huế. Là con gái lớn của bà Nguyễn Thị Luận. Cô là đào hát của đoàn sau này cũng tham gia diễn xiếc và uốn dẻo. Hiện cô không còn hoạt động nghệ thuật nữa và đang sinh sống tại Huế.

Diễn viên xiếc Mạc Thanh Nhân, nghệ danh Kim Nhân, sinh năm 1963, quê thôn Kim Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Là con thứ 7 của ông Mạc Như Long. Là diễn viên hài và xiếc ảo thuật chính của đoàn. Hiện ông sống tại thành phố Pleiku.

Còn nhiều đào, kép, diễn viên xiếc, hài kịch khác trong đoàn.

11


12


MỤC LỤC CHƯƠNG I. Tuồng - cơ duyên một kiếp người

Sự khởi đầu niềm đam mê. Tất cả là ở một chữ duyên. Những ưu tư về sự thay đổi.

CHƯƠNG II. Bước ngoặc mới và những thành công mới

Xiếc, cải lương con đường nghê thuật chông gai. Đam mê và lửa nghề cháy trên sân khấu.

CHƯƠNG II. Đoạn kết của một chuyến hành trình dài

Chuyến lưu diễn cuối cùng.

13




16


CHƯƠNG I

Tuồng - cơ duyên một kiếp người. Tôi xem cái nghiệp này như là duyên - nợ phận vậy. Vì nếu đã là Duyên, thì dù có xa cách thế nào cũng tìm được đường gặp lại. Nếu đã là Nợ, thì dù có trốn tránh tới đâu cũng không thể thoát được. Và khi đã là Phận, thì đơn giản, là không thể chống lại…

17


18


CHƯƠNG I

Tuồng - cơ duyên một kiếp người. Tôi xem cái nghiệp này như là duyên - nợ phận vậy. Vì nếu đã là Duyên, thì dù có xa cách thế nào cũng tìm được đường gặp lại. Nếu đã là Nợ, thì dù có trốn tránh tới đâu cũng không thể thoát được. Và khi đã là Phận, thì đơn giản, là không thể chống lại…

19


Ông Mạc Như Long và con gái, trang phục trong vở “ San Hậu “. Đam mê Tuồng được ông truyền cho cả gia đình.


Sự khởi đầu niềm đam mê. Thế là như được trút đi niềm khao khát dồn nén bấy lâu ông đứng dậy leo ngay lên tấm phản trước mặt và hát trích đoạn “ Tiếng trống Mê Linh” (đó cũng là vở tuồng mà ông thích nhất) cho mọi người nghe.

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình tương đối đủ ăn nếu không muốn nói là cũng có chút điều kiện. Cha tôi là ông Mạc Như Long, quê ở thôn Kim Mỹ, xã Binh Thành, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Từ thuở nhỏ, ông đã bộc lộ niềm đam mê nghệ thuật, không lần nào đoàn hát về địa phương mà ông không xin gia đình dẫn đi xem, tuồng nào ông cũng đi xem, xem nhiều đến mức mà ông có thể hát lại trôi chảy các vở diễn đã xem . Năm 14 tuổi, lúc ấy có đoàn hát tuồng Bình Nguyên Gia Lai - Kon Tum về diễn trong một lần đi xem người ta tập tuồng, do mãi mê xem tuồng mà ông đã quên cả giờ về nhà, trời cũng đã khuya mà nhà lại xa nên người trưởng đoàn đã cho ông được ngủ lại và xem đoàn tập tuồng, một phần thấy ông cũng dễ thương, phần khác vì thấy ông nhỏ tuổi mà lại đam mê tuồng đến như vậy nên thành ra người trưởng đoàn cũng sinh mến ông. Đêm ấy, ông đã được dịp nói chuyện với người trưởng đoàn và mọi người trong đoàn, tất cả nói chuyện rất cởi mở và vui vẻ, trong lúc nói chuyện người trưởng đoàn có nói vui với ông là nếu hát được tuồng thì sẽ nhận ông làm học trò. Thế là như được trút đi niềm khao khát dồn nén bấy lâu ông đứng dậy leo ngay lên tấm phản trước mặt và hát trích đoạn “ Tiếng trống Mê Linh” (đó cũng là vở tuồng mà ông thích nhất) cho mọi người nghe. Nghe ông hát xong, mọi người ai cũng vỗ tay phấn khởi vì không ngờ một thằng nhóc mới mười mấy tuổi đầu như

21


ông lại có thể thuộc nằm long và hát ngọt như vậy. Nói là làm, kể từ ngày hôm ấy, người trưởng đoàn đã nhận ông làm học trò và dạy ông biết tất cả về nghiệp diễn tuồng. Cái duyên với tuồng của ông cũng bắt đầu từ đó. Sau 6 năm dài học tập rèn luyện thì năm 20 tuổi ông đã được làm kép chánh của đoàn hát Bình Nguyên. Thời ấy cái tên kép Hoàng Long ở xứ Gia Lai - Kon Tum không một ai là không biết đến, mỗi vở diễn hằng đêm của ông có rất đông người đến mua vé xem. Mọi chuyện tưởng chừng êm đẹp, nhưng đến một thời gian thì nội bộ trong đoàn bắt đầu có dấu hiệu rạn nứt, mâu thuẫn giữa các thành viên liên tục xảy ra, việc chia bè kết phái dường như là điều hiễn nhiên cần phải có vậy, rồi thì người này lương thấp người kia lương cao, người diễn nhiều người diễn ít, muôn vàn kiểu nguyên nhân để có thể xảy ra xung đột, khiến ông cảm thấy chán nản và tưởng chừng như buông xuôi. Biềm vui lớn nhất của ông lúc này đó là đước lên xân khấu và hòa vào nhân vật của mình, để hát, để diễn và để phục vụ bà con, rồi sau đó lại quay lại với cuộc sống, phải đối mặt với những con người luôn phải toan tính vì lợi danh của mình. Tưởng chừng như sẽ chấp nhận điều ấy nhưng rồi lòng yêu nghề và trái tim nghệ thuật vẫn còn rất nóng trong ông nên ông đã quyết định cùng một vài người anh em chí cốt trong đoàn tách ra, bởi một lẻ chúng ta hát cũng vì bát cơm, những hơn thế đó là vì niềm đam mê, vì bà con luôn yêu mến và ủng hộ. Ông đã lập nên đoàn hát tuồng Đồng Ấu Gia Lai - Kon Tum với tất cả những

22

Tuồng, tức hát bộ, còn gọi là hát bội hay luông tuồng. “Bộ” đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn. Vì vậy mới gọi là “hát bộ”, “diễn bộ”, “ra bộ”. Gọi là “hát bội” bởi trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướn, lông công, lông trĩ... lên người.



tâm huyết của mình. Thời gian đầu thành lập đoàn cũng gặp nhiều khó khăn, nào là xin cấp phép không được, tìm trạm dừng chân tại mỗi nơi lưu diễn, và khó khăn lớn nhất đó là về nhân sự. Theo như quy định của tỉnh thì mỗi đoàn hát phải có ít nhất 45 người, nhưng lúc đó đoàn chỉ có vỏn vẹn hơn ba chục người.

Cô đào Thanh Kiều. Trong trang phục diễn, thời điểm khi cô 25 tuổi.

Bế tắt không biết tìm đâu ra thành viên cho đoàn, ổng và các thành viên trong đoàn có tính đến việc mời thêm kép và đào hát về để bù lấp vào khoảng trống, thế nhưng điều đó cũng phải là kế sách lâu dài bởi vì một lẻ vốn lưu động của cả đoàn không có nhiều vì đoàn mới thành lập, không thể phát triển được. Rồi vào một buổi xế chiều, khi mọi người đang thu dọn và chuẩn bị đèn đóm, dụng cụ cho buổi diễn đêm. Có những giọng hát vang lên hòa lẫn vào tiếng cười đùa nghe khá vui tai, thế là ông chạy ra sân xem sao, ông cảm thấy bất ngờ về những gì mà ông nhìn thấy, đó là những đứa con của mình đang tập hát theo những người diễn viên hát tuồng. Ông chợt nhớ rằng mình đã quên một điều rất quan trọng rằng những đứa trẻ ấy cũng rất đam mê tuồng và hát rất hay, chỉ vì những lo toan mà ông không đễ ý đến điều này. Hình ảnh những người con của ông đang ngồi thích thú với những đạo cụ diễn

24


tuồng chợt làm ông lóe lên một suy nghĩ, là “ tại sao mình con đông như thế mà không dạy cho chúng hát, chúng diễn, sau này còn nối nghiệp mình”. Thế là, tất cả mười bốn người con của ông đã được ông dạy cho những bài học đầu tiên về tuồng, từ hát, diễn xuất cho tới cách trang điểm,... Tôi vẫn còn nhớ những điều ông dạy chúng tôi về tuồng. “ Tuồng còn có tên khác là hát bội, là loại hình sân khấu truyền thống độc đáo trong kho tàng văn hóa Việt Nam. Từ nghệ thuật truyền thống, trải qua quá trình lâu dài của lịch sử cùng sự sáng tạo của các thế hệ nghệ nhân, nghệ sĩ đã đưa tuồng hát bội trở thành bộ môn sân khấu có tính bác học. Cái độc đáo, đặc sắc ở tuồng hát bội chính là sự tổng hợp của nghệ thuật diễn xuất, từ múa, hát, nói, diễn đến hóa trang, tất cả đều mang đậm tính cách điệu, ước lệ và tượng trưng, đó cũng là đặc trưng riêng của loại hình sân khấu tự sự phương Đông. Nghệ thuật tuồng hát bội được biểu hiện qua động tác, ngữ điệu, ngữ khí để minh họa nhân vật. Hay nói cách khác, hát bội cũng là nghệ thuật ngoại hình. Trong nghệ thuật tuồng hát bội, việc sử dụng các kiểu vẽ mặt được quy ước để biểu hiện tính cách nhân vật, như: Mặt mốc là nịnh thần gian xảo.

25

Nghệ thuật vẽ mặt của Hát Bội là một tinh túy xuất phát từ Kinh Kịch và có từ lâu đời lắm rồi. Có lẽ từ triều đại nhà Tùy và Đường ngày trước. Trang điểm khuôn mặt cho một nghệ sĩ trước khi lên sân khấu là một nghệ thuật. Vẽ, pha màu cũng như áp dụng màu sắc cho đúng vai diễn của nghệ nhân đòi hỏi người vẽ mặt phải có một nghệ thuật chuyên môn cao và điêu luyện.


26


27




Với môn nghệ thuật chèo, cải lương và có lẽ cũng xuất phát từ nhân tướng học, kép nịnh thường có bộ râu còm (thưa) và chiếc mũi khoằm. Có một vài nhân vật kép nịnh râu không còm nhưng cũng không được ngay ngắn như các bậc chính nhân quân tử. Ví dụ như nhân vật Đổng Trác, cũng là kép nịnh nhưng nhân vật này có tính cách dâm đãng nên mặc dù có bộ râu rậm nhưng là thế sàm (không mọc ngay ngắn). Kế đến là cách trang điểm nhân vật nhỏ tuổi và có thiên hướng trở thành những kẻ tôi trung, hay còn gọi là “ Kép con”. Màu mặt quy định của kép con phổ biến là màu đỏ nhạt, hồng. Các họa tiết trên mặt kép con không quá phức tạp, thể hiện sự trong sáng ngây thơ của tuổi nhỏ. Vì các họa tiết trên khuôn mặt kép con không nhiều nên đôi mắt là điểm nhấn lớn nhất của nhân vật này. Vẫn với hình dung về nhân vật còn đang trong thời kỳ trứng nước, đôi mắt của kép con được vẽ kiểu tròng trứng (tuồng Bắc),

30


tròng xéo (tuồng hát bội Bình Định). Nhân vật Phàn Diệm (con lão tướng Phàn Định Công) trong tuồng Sơn Hậu là một ví dụ điển hình của kiểu mặt hát bội này. Trong tất cả các kiểu trang điểm thì tôi thấy kiểu trang điểm nhân vật “ Kép vua” là uy nghi nhất. Một phần do phẩm hạnh và vai trò của một đế vương, nên mặt kép vua thường có màu hồng đậm hoặc đỏ đậm, đôi mày liên mi như hình con rồng đang uốn lượn. Khuôn mặt của kép vua không quá cầu kỳ về họa tiết, chỉ chăm chút vào sự ngay ngắn, nghiêm trang và thần thái hơn người. Bộ râu ba chòm đẹp và dài của kép vua cũng là một trong những nhận dạng của nhân vật. Hai loại cuối cùng đó là “ Kép núi” và “ Đào văn pha võ”, ở “ Kép núi” thì Các nhân vật này thường là người của triều đình được cử đi lên núi học đạo và khi xuống núi thì đã thành tài hoặc là những người bất đắc chí ở ẩn chờ thời.

31

Vỡ “ Thất Dương Nam Thành “. Đây là tiếc mục được đoàn diễn trên dưới 20 lần, khá thành công và được khán giả hào hứng chờ đón mỗi khi đi đoàn xuất hiện.

Thuở xưa cái trống chầu đặt ngay trước sân khấu. Mỗi tiếng trống đánh lên đều mang một y nghĩa khen hay chê, hoan nghinh khích lệ hay khiển trách, quở phạt... nói lên giá trị về nghệ thuật.


32


33


Suốt buổi hát, chấp sự cầm chầu túc trực chăm chú xem để khen thưởng. Ðánh trên mặt trống là khen, đánh trên bìa trống là chê và phạt... Ðào kép nếu ai hết vai tuồng không ra nữa, chấp sự cũng phải biết để dánh hai tiếng trống chầu để giữ lại chào từ biệt khán giả. Sau một thời gian dài tập luyện và được ông chỉ dạy, chúng tôi cũng đã bắt đầu có chút gọi là quen với nghiệp diễn và cũng sắp đến ngày chúng tôi được cho ra diễn trước bà con. Tôi vẫn còn nhớ như in cái đêm diễn đầu tiên của đoàn. Thời ấy, tôi may mắn được cha tôi là ông Mạc Như Long, ưu ái nhất nên được giao cho vai đào chánh của đoàn. Niềm vui không thể nào tả nổi, tất cả chúng tôi ai nấy cũng đều chăm chỉ tập luyện ngày đêm chờ ngày được ra sân khấu. Từ lúc sang sớm là cha tôi đã lên tỉnh để xin cấp phép biểu diễn, lúc trở về ông đi cùng cán bộ tỉnh xuống tận nơi để phúc khảo. Lúc đó thì dàn hậu đài và mọi người đang dựng rạp nên ai nấy cũng lu bu, “đầu tắt mặt tối”, thấy thanh tra xuống mọi người vội vàng rửa tay chân xúm lại mà chuẩn bị diễn chạy tiết mục cho thanh tra duyệt. Như được tổ đãi, mọi thứ đều trơn tru nên ai nấy cũng phấn khởi. Đúng 4h chiều hôm ấy, đoàn đã cử hai thanh niên cầm loa đi khấp mọi nơi xa gần

34


trong khu vực thông báo, rao tin về đêm diễn của đoàn. Đúng là trời thương, đêm ấy mọi người rủ nhau đến xem đông vô cùng, một phần cũng vì lâu ngày mới có đoàn tuồng biểu diễn cho bà con xem, một phần cũng là do cái danh của cha tôi là ông Mạc Như Long, vốn cũng là kép hát tuồng hay có tiếng. Mọi thứ đã sẵn sang thế là, đêm diễn đầu tiên của tôi bắt đầu. Đêm ấy tôi diễn vở “ Bao Công xử án Quách Què” tôi trong vai Bàn Quý Phi. Vì là lần đầu nên cũng có chút bỡ ngỡ tôi ca nhưng có vài chỗ bị mất nhịp nhưng khan giả vẫn vỗ tay cỗ vũ nồng nhiệt, khiến mọi căn thẳng dường như tan biến. Kết thúc vở mọi người tặng hoa và vỗ tay tán thưởng ron rã, bỗng có 1 thanh niên chạy lên cầm theo cành hoa tặng tôi và cũng không quên tặng tôi 1 nụ hôn, làm tôi đánh rơi nhành hoa trên tay, mặt đỏ ửng, khán giả thì hò reo tôi thì ngượng chỉ biết cười trừ mà thôi, đó là kỷ niệm khó quên nhất trong lần biểu diễn đầu tiên của tôi cùng đoàn tuồng Đồng Ấu.

35

Kết màng vỡ “ Thất Dương Nam Thành “. Đây là tiếc mục được đoàn diễn trên dưới 20 lần, khá thành công và được khán giả hào hứng chờ đón mỗi khi đi đoàn xuất hiện.


36


Tiếng lành đồn xa, đoàn tôi bắt đầu có tiếng trong khu vực miền Trung, và được mời đi lưu diễn ở nhiều nơi. Do các tỉnh cũng đi giao lưu qua lại với nhau, nên việc xin cấp phép cũng không gặp nhiều khó khăn nữa, miễn là không hát gì đụng tới chính trị là được. Cứ thế mỗi sáng, 6h dậy tập thể dục rồi 7h ăn sáng với khẩu phần mỗi người là 1 ổ bánh mì và 1 trái chuối,đến 8h là đoàn bắt đầu tập trung diễn kịch bản, tập luyện và ăn trưa rồi nghĩ ngơi tới 3h thì chuẩn bị cho đêm diễn như lo việc thiết lập sân khấu, phông màn và lấy vải thô bao quanh nhà lồng (hay đình làng) để phân cách không gian “rạp hát” và bên ngoài để tiện việc kiểm soát, bán vé. Trong lúc đó thì một bộ phận “rao bảng” nôm na có nghĩa là báo cho người trong làng biết hôm nay có gánh hát đến và đêm nay diễn tuồng gì. Bộ phận nầy chạy xe “díp”. Hai bên hông và sau xe có vẽ hình ấn tượng nhất của nội dung tuồng hát diễn đêm đó. Trên xe có gắn loa, trên đó có một người liên tục đọc loa thông báo suốt từ đầu thôn tới cuối xóm. Vì tốc độ xe chạy chậm nên sau xe là lũ con nít hò reo chạy theo mừng gánh hát… dzìa. 6h là các diễn viên bắt đầu sửa soạn ngồi vào bàn trang điểm, ai nấy cũng trong tâm trạng phấn khởi, có người thì đứng nhẫm lại kịch bản, người thì chỉnh sửa y phục, ai cũng mong muốn mình thật hoàn hảo và đẹp nhất khi lên sân khấu. Đến đúng 7h thì đêm diễn được bắt đầu. Có ngày đông khách thì cũng có những ngày rất vắng khách, những đêm ấy đại hạ giá, vậy mà cũng ít người đi coi, vì không ai có tiền mà coi hoài, vả lại việc đồng áng họ cần phải được nghỉ ngơi dưỡng sức. Khi đó trong “rạp” toàn là khán giả “nhí” mà cũng chẳng được bao nhiêu. Chúng vào coi chủ yếu là coi đào kép, trang phục, đánh thương đánh kiếm, chứ hát bội thường dựa theo điển tích, điển cố làm sao chúng hiểu. Những câu thông dụng thì chúng dễ dàng thuộc và hát theo. Tỷ như: “Tróc mã đề thương, ứ ư ứ ư…” hay những câu tên quân trình báo: “Cấp báo! Cấp báo!”. “Điều chi?”. “Dạ, chí nguy! Giặc Hung Nô vượt khỏi biên thùy. Ta, dũng tướng thảy

37

Cậu tư Minh Tâm trong vai Sỹ quan Cường, vỡ “ Tướng cướp Đại Thạch. Đây là vai diễn khá thành công của ông trong những chuyến lưu diễn khắp khu vực miền trung.


38


đều tử trận…”. “Lui!”. “Thôi rồi!... (ò e ó e)”… Dần dần thì những kịch bản cũ cũng không còn hấp dẫn khan giả nữa do người ta xem hoài cũng chán, chính vì thế mà cha tôi phải trăng trở tìm phương hướng. Một là mua, thuê kịch bản hai là mời soạn giả về viết. Những vở tuồng quen thuộc mà khi ấy vẫn hay diễn mà tôi còn nhớ như in có thể kể đến như: “Lưu Kim Đính giải giá Thọ Châu”, “Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê ”, “Phạm Công - Cúc Hoa”… Hồi ấy, lương bổng của mọi người cũng rất khác nhau. Người nổi tiếng là 5 chỉ, bình thường 2 tới 3 chỉ trong 5 tháng. Lương cũng tương đối cao là thế nhưng cũng có lúc đoàn thiếu kép nam, không biết kiếm đâu ra nên một người em gái của tôi phải giả trai để diễn vai kép nam. Đoàn đi đến đâu là nhận được sự yêu mến nhiết tình của bà con, tất cả như tiếp thêm cho ngọn lửa nghề luôn cháy trong chúng tôi.

39


40


41


Tất cả là ở một chữ duyên Mọi thứ trên cuộc đời này, những sự việc đi qua cuộc sống của ta, những người ở xung quanh ta, những người đi cùng ta đến hết cuộc đời tất cả đều do DUYÊN SỐ mà ra. Cái duyên với nghề mang lại cho chúng tôi mọi thứ từ đời sống vật chất và cả tình cảm. Cái gì đến sẽ đến, cái gì đi sẽ đi. Chỉ tại chử duyên mà thôi.

Trong đoàn ngày ấy, chắc hẳng không ai mà không biết chuyện tình yêu của tôi. Hồi trước gia đình tôi có hứa hôn với một người đàn ông tên Công anh này làm thầy Lý ở huyện, tính tình cũng hiền lành, chịu khó làm ăn nhưng bị cái tánh hay ghen. Trai tráng, thanh niên nào mà lại gần tôi là anh ta đều tím tái, mặt tối sầm. Tôi là đào hát thì cái nghiệp là ca hát, diễn xướng mua vui cho khan giả, thì người ta tới tặng hoa, nói chuyện niềm nở là chuyện binh thường, thế mà anh ta cứ khó chịu rồi về nhà lại chì chiết tôi suốt, khiến tôi ăn uống còn không vô huống chi là diễn xuất. Từ từ dần lâu, tôi cũng bắt đầu quen, nhưng người xưa có câu “ Tức nước, vỡ bờ”. Đêm hôm ấy, tôi đang diễn vở Phạm Công - Cúc Hoa, đang là cảnh Phạm Công nói chuyện với Cúc Hoa, thì từ đâu anh ta chạy lên sân khấu quát kéo lấy tay tôi, có vẻ là anh ta đã say và trong thấy cảnh tôi vừa ôm chàng trai khác nên đùng đùng không chịu nổi đã có hành động như thế. Không dừng lại ở đó, anh ta nằng nặt kéo tay bắt tôi về, rồi còn đập đồ xé màn và đỉnh điểm là đã tát tôi một cái tát. Cả đoàn và mọi người thấy chứng kiến cảnh đó ai cũng chết lặng, cha tôi vội vã cho người kéo anh ta xuống. Và kể từ hôm đó, mối lương duyên mà 2 nhà giao ước giữa tôi và người đàn ông đó kết thúc. Tưởng chừng như cuộc đời tôi sẽ mãi cô đơn và chôn vui tuổi thanh xuân trong đoàn hát này, nhưng đến một ngày trái tim tôi lại có dịp thổn thức. Vài năm sau khi ly dị chồng, tôi cùng đoàn có chuyến lưu diễn tới khúc

42


43


Kép Vũ Minh trong vai Bàn Thái Sư, vỡ “ Bao Công tra án Quách Què”. Đây là vai diễn được khán giả rất yêu mến dù đó là một vai phản diện.

44


miền Trung thì tôi gặp anh. Anh là Hoàng Minh Vũ (quê quán ở Long Thành, Đồng Nai), lần đó tôi và anh có dịp được diễn chung, anh là một kép nam khá nổi tiếng với giọng ca ngọt như mía lùi và gương mặt hết sức khôi ngô, tuấn tú. Anh là mẫu người trong mộng của rất nhiều khán giả nữ, đêm nào họ cũng đến và say sưa ngồi xem anh diễn. Tình cờ, trong thời gian diễn viên đoàn đang trong tình trạng “bão hòa” thì cha tôi có nhờ người liên lạc và mời anh về đoàn diễn trong vòng một tháng, xem như là đem lạ luồng gió mới cho đoàn. Thế là, đã có duyên nay còn có dịp được diễn chung và tiếp xúc nhau nhiều hơn, dần dần tôi và anh đã nảy sinh tình cảm với nhau. Thấy anh cũng có tài lại hiền hậu nên cha tôi đã tác hợp cho chúng tôi và một đám cưới ấm cúng đã được diễn ra tại chính đoàn hát này, tôi còn nhớ lúc đó tôi vừa tròn đôi mươi còn anh thì hơn tôi một tuổi. Chúng tôi cưới nhau được cũng gần nửa năm, trong khoảng thời gian này thì chồng tôi có nhận một người tên Thới làm học trò, anh này tính tình nhanh nhạy, hoạt bát lại có khiếu hài hước nên giữ vai trò là diễn viên hài trong đoàn chúng tôi lúc bấy giờ, ai cũng yêu quý anh, trong đó có người em gái thứ 3 của tôi. Không biết từ khi nào mà 2 người ấy có tình cảm với nhau, chắc do tôi không để ý hoặc họ giữ bí mật quá kín nên không hề biết tình cảm của cả hai. Tôi

Cô đào Thanh Kiều và người anh trai lớn kép Minh Vương. Cả hai vừa diễn xong trích đoạn “ Tướng Cướp Bạch Hải Đường “. Đây là trích đoạn mà hai anh em đã diễn chung rất nhiều lần và được khán giả rất yêu mến.

45


46


47


Cô đào Mỹ Vân cùng phu quân kép Tư Thới, trong trang phục vỡ “ Đổng mẫu di chí ”. Cùng điểm chung là đam mê nghệ thuật và có lẽ diều này đã gắn kết hai con người này lại với nhau.

cũng chỉ ngờ ngờ, nhưng không chắc, có lần tôi nói vui hỏi em tôi: “Mày dới thằng Thới đang quen nhau hả” nó cứ “chối đây đấy” mà mặt đỏ bừng rồi kiếm chuyện lơ đi làm tôi càng nghi thêm. Vốn tôi cũng thấy hai đứa hợp nhau, cũng muốn tác hợp mà hai đứa nó cứ giả vờ im lặng vờ như không có làm tôi cũng “thật giả lẫn lộn” chẳng biết liệu làm sao. Đến một ngày, trong lúc đang chuẩn bị thay đồ sau màn thì tôi nghe tiếng khóc thút thít, hình như của em Ba, tôi vừa định bước ra thì nghe có tiếng đàn ông an ủi, à thì ra là tiếng anh chàng Thới. Nội dung câu chuyện là do anh chàng này thất hứa gì đó với em tôi mà ẻm giận lẩy nên anh ta mới theo nan nĩ, lúc này thì tôi từ trong bước ra “ Hai đứa hết chối rồi nghe”, hai người nhìn tôi ngơ ngác, mặt đỏ ửng, cười trừ. Mối tình của người em Ba và anh hề Gia Thới cũng được công khai từ đó. Một thời gian sau thì một đám cưới nữa lại được diễn ra trong không gian ấm cúng của đoàn với sự chứng kiến của tất cả thành viên trong đoàn.

48


49


Những ưu tư về sự thay đổi Nó không đáp ứng được trào lưu tiến hóa theo thời đại của lớp trẻ. Ðiệu hát quá khác xa với các điệu ca nhạc tân thời du nhập từ Tây phương. Lối hát Nam xuân, Nam ai, Xuân nữ, Khách, Tẩu mã, Bạch, Xướng theo điệu kèn, trống, đờn cổ xưa đã trở nên lỗi thời lạc lõng với tầng lớp nhân dân hiện nay.

Thời gian trôi qua, mọi thứ cũng dường như dần bị cuốn vào dòng chảy cuộc sống, nhu cầu giải trí của người dân cũng thay đổi. Những vở tuồng đình đám một thời ngày xưa có vẻ cũng dần vắng người xem, mọi người bắt đầu có nhiều sự lựa chọn hơn cho việc giải trí của mình sau giờ làm việc, hay công việc đồng án. Nhận ra sự thay đổi một thời gian nữa xiếc-ca nhạc sẽ duy trì hơn nên ông đã thay đổi không còn chỉ hát tuồng nữa mà cha tôi đã quyết định tăng thêm loại hình tiếc mục biểu diễn để tạo sự mới lạ và hấp dẫn hơn. Cha cho chú Tư cùng một người em họ của tôi đi học xiếc ảo thuật ở Hà Nội rồi về truyền đạt hướng dẫn thủ thuật lại cho cả đoàn, hai người học nhưng cả đoàn biết vừa tiết kiệm

50


chi phí vừa nâng cao được chất lượng chương trình biểu diễn của đoàn. Bình quân thời gian để học một tiếc mục xiếc hay ảo thuật là từ sáu tháng tới một năm, thời gian đó là quá lâu để đến ngày trình diễn, trong khi đoàn cần có tiếc mục mới nên cha tôi quyết định mời thầy về dạy hát cải lương, cũng là một loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng nhưng ở cải lương có những nét gần gũi với cuộc sống hơn, những câu hát, những trích đoạn có thể bắt nguồn từ những điều trong cuộc sống chứ không chỉ gói gọn trong khuôn khổ những điển tích, điển cố hay giai thoại từ xưa để lại. Nên có phần mới mẻ và hấp dẫn người xem và đây cũng là loại hình nghệ thuật đang thịnh hành và rất được yêu thích.

51


52


53


54


CHƯƠNG II

Bước ngoặc mới và những thành công mới. Dường như niềm hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy sân khấu sáng đèn là động lực lớn nhất thôi thúc ông tìm được hướng đi mới, một sự thay đổi hợp thời mà vẫn giữ lại được cái gốc của mình.

55


56


CHƯƠNG II

Bước ngoặc mới và những thành công mới. Dường như niềm hạnh phúc mỗi khi nhìn thấy sân khấu sáng đèn là động lực lớn nhất thôi thúc ông tìm được hướng đi mới, một sự thay đổi hợp thời mà vẫn giữ lại được cái gốc của mình.

57


LỊCH DIỄN: 18h30: Mở màn Ca nhạc, tấu hài: Anh Ba Hưng 17h30: Xiếc, ảo thuật Chiếc hộp thần kỳ, người uốn dẻo 20h30: Diễn tuồng trích đoạn Bao Công tra án Quách Què 21h20: Hạ màn

58


XIẾC , CẢI LƯƠNG CON ĐƯỜNG NGHỆ THUẬT CHONG GAI Lối hát Nam xuân, Nam ai, Xuân nữ, Khách, Tẩu mã, Bạch, Xướng theo điệu kèn, trống, đờn cổ xưa đã trở nên lỗi thời lạc lõng với tầng lớp nhân dân hiện nay. Vì vậy ít người thưởng thức, nếu tổ chức, những đêm hát không bán vé được bao nhiêu, không đủ tiền để nuôi nổi đoàn tuồng.

Nhắc lại chuyện đi học xiếc, năm đó là năm 1978 cha tôi cho chú Tư và một người em họ ra Hà Nội học xiếc ảo thuật. Việc học được và diễn được một tiếc mục xiếc là điều không hề đơn giản mà có khi nếu sơ xuất phải trả giá bằng cả tính mạng của người diễn viên nên thời gian học để thành thạo thường rất lâu khoảng từ 6 tháng đến một năm. Để đem tới cho khán giả những màn biểu diễn đẹp mắt họ đã phải trải qua chặng đường dài khổ luyện đau đớn và không ít mất mát. Với những người đeo đuổi nghệ thuật xiếc thì nụ cười luôn đi liền nước mắt. Sau này tôi có nghe em Tư kể về những chuyện học của nó ở trường xiếc, tôi nghe mà thấy cũng thú vị lắm. Ở trường đó thì cũng nhiều người trạc trạc tuổi của nó cái tuổi còn ham ăn ham chơi, nhưng học xiếc phải học từ nhỏ vì xương lúc này còn đang trong thời kỳ phát triển nên dễ dàng uốn éo các động tác khó hơn. Nó kể trong lớp có nhiều cô bé xinh xắn lắm, thân hình nhỏ nhắn nhanh như những con sóc lao xuống sàn tập, lăn lộn với các động tác bẻ xoạc, uốn dẻo. Có đôi khi những gương mặt ấy bỗng nhăn lên vì đau, nhưng ngay sau đó lại cười giòn tan làm huyên náo cả phòng tập. Để có thể bẻ xoạc và uốn dẻo thì phải trải qua hơn một tháng khổ luyện mới không cảm thấy đau nữa, nó như bài tập nền tảng đầu tiên để có thể bước chân vào cái nghiệp diễn xiếc.

59


Thiên Hoàng cùng em họ là Minh Nguyệt diễn tiết mục xiếc “ Chiếc Hộp Thần Kỳ “. Đây là tiết mục xiếc uống dẻo được khán giả rất yêu thích và cổ vũ nồng nhiệt.

60


Trong những ngày đầu tiên đã có không biết bao nhiêu giọt nước mắt rơi xuống vì đau, và những ý định bỏ về nhà, em tôi nói nó cũng không ngoại lệ. Thế nhưng nhờ sự động viên của các thầy các cô, và nhất là khi được các anh chị khóa trên biểu diễn các tiết mục xiếc người, xiếc thú, tụi nó lại muốn mình được đứng trên sân khấu, biểu diễn như một diễn viên xiếc thực thụ, chính mong muốn đó đã giúp e tôi và các bạn của nó vượt qua những đau đớn khi luyện tập và vô vàng khó khăn khi phải sống xa nhà ở độ tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” đó. Có lần nó kể tôi nghe về lần tập “chạm ngõ tử thần” của tôi nghe mà muốn thót tim, lần đó nó tập tiết mục đu người trên không, chỉ dùng một miếng vải lụa để biểu diễn, do sơ suất mà trượt tay rơi khỏi dây may là do mới tập nên phía dưới có lót một tấm nệm mỏng để đỡ nhưng cú ngã đó cũng đâu điếng làm nó bong gân phải nghĩ tập cả tuần. Những diễn viên xiếc như nó luôn luôn phải đối mặt với việc có thể gặp chấn thương ở bất kỳ tình huống nào, dù là luyện tập hay biểu diễn. Chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn tới việc bị xây xước, gãy chân, tay, thậm chí phải giã từ nghề xiếc, hoặc mất đi mạng sống của mình.

Minh Giang và Thúy kiều. Để có được một tiết mục xiếc thì người nghệ sỹ phải học, tập luyện từ 6 tháng tới 1 năm mới có thể nhuần nhuyễn và biểu diễn.

Thế nhưng do niềm đam mê và trái tim yêu nghề luôn sục sôi mà các học viên ở đó ai cũng cố gắng hết sức để luyện tập

61


Cô đào Mỹ Vân cùng phu quân kép Tư Thới, trong trang phục vỡ “ Đổng mẫu di chí ”. Cùng điểm chung là đam mê nghệ thuật và có lẽ diều này đã gắn kết hai con người này lại với nhau.

mong một ngày được biểu diễn trên sân khấu như một diễn viên chuyên nghiệp. Học lâu lâu hai đứa em tôi lại được cho nghĩ phép về thăm nhà, thế là cứ mỗi dịp ấy là cả đoàn lại súm sít lại mà xem tụi nó dạy lại cho đoàn. Nào là cách uốn người, cách múa cuộn chỉ, hay cách đu dây, lắc vòng,…cho tới xiếc cắt đôi người, xiếc bồ câu, vô vàng tiếc mục trước đây chúng tôi rất ngưỡng mộ “không biết họ làm cách nào mà hay vây?” nhưng giờ đây thì đều đã biết hết “mánh khóe” của họ. Hóa ra đều là tiểu xảo và sự khéo léo nhanh nhẹn của người ảo thuật gia. Thắm thoắc mà đoàn tôi cũng tập được vài ba tiết mục xiếc ảo thuật để biểu diễn phục phụ bà con, nhưng thời gian để hai đứa em tôi học và biểu diễn thành thạo một tiếc mục quá lâu, để có thể về dạy lại cho đoàn, cha tôi cảm thấy không thể thụ động mà ngồi chờ như thế được. Trong khi cần phải có tiết mục mới biểu diễn bà

62


còn ngay, thế là cha tôi quyết định mời thầy về dạy hát cải lương cho đoàn, để một phần có thêm tiết mục mới hấp dẫn phục vụ khán giả, phần để lắp vào thời gian hai đứa em tôi học thêm tiết mục mới về bổ sung vào. Tính là vậy nhưng cải lương không phải là thứ có thể học hai ba bữa là hát được, mà loại hình nghệ thuật này cũng có cái khó riêng của nó và không phải ai cũng có thể hát được. Yếu tố hang đầu cho một giọng ca cải lương hay chính là sức mạnh truyền cảm. Một giọng ca hời hợt, chỉ thấy lời mà không thấy lòng người, không phải là giọng ca hay. Ngay cả một giọng ca điêu luyện về kỹ thuật mà không có linh cảm, có cái “hồn” thì cũng chỉ là một giọng ca chết không sinh khí.

63


64


65


Cô đào Thanh Kiều và người anh trai lớn kép Minh Vương. Cả hai đang diễn trích đoạn “ Mùa hoa phượng ấy “. Đây là trích đoạn mà hai anh em đã diễn chung rất nhiều lần và được khán giả rất yêu mến.

Một giọng ca hay là giọng ca lột tả đến cùng tình cảm của câu hát, của tâm trạng nhân vật bằng tất cả rung động của trái tim người hát và bằng cả quá trình khổ luyện, tìm ra được cách biệu hiện tốt nhất. Khi nội dung bài hát đã thấm vào lòng diễn viễn, đã biến thành máu thịt, thì các kỹ thuật gieo câu, nhả chữ, ngừng lặng, luyến láy, đều là kết quả sự xúc động tình cảm sâu sắc của người hát. Một người rất ít nghe cải lương, thậm chí chưa nghe bao giờ, cũng có thể xúc động khi nghe một giọng ca truyền đạt chính xác sắc độ tình cảm của lời bài hát, của nhân vật như: yêu thương, nhớ nhung, buồn bã hoặc căm uất, giận hờn,… Điều đó giống như là nghe hát những bài vọng cổ hơn là một vai diễn ca hay. Ngược lại, nếu diễn viên diễn xuất thật hay mà ca dở thì mọi người lại không nghĩ mình đang xem cải lương! Cần thiết phải có sự kết hợp hài hòa, nếu không xem như thất bại. Khó khăn là vậy

66


nhưng ai cũng cố gắng luyện hát mỗi ngày, chỉ mong sớm đến ngày được trình diễn cho khán giả xem. Tập hát rồi lại tập diễn cứ thế mà thắm thoắt cũng đã hai tháng, tôi còn nhớ trích đoạn cải lương đầu tiên đoàn chúng tôi diễn là vở “Tô Ánh Nguyệt” được luyện tập trong vòng 2 tuần và ngày ra mắt khán giả cũng đã đến. Nhân sự trở lại của đoàn sau một thời gian dài vắng bóng, cha tôi cũng muốn làm mới tất cả nên không chỉ thay đổi trong nội dung các tiết mục trình diễn trong chương trình mà ông còn quyết định đổi tên đoàn thành “Đoàn xiếc – ca nhạc Gia Lai – Kon Tum” và đêm ra mắt “đầu tiên” với diện mạo mới của đoàn diễn ra tại Gia Lai.

67


68


69


70


71


ĐAM MÊ VÀ LỬA NGHỀ CHÁY TRÊN SÂN KHẤU

Ở lần trở lại với tên gọi hoàn toàn mới “ Đoàn xiếc – ca nhạc Gia Lai – Kon Tum”, tuy không phải đây là lần đầu tiên chúng tôi biểu diễn nhưng không hiểu sao ai nấy đều có một cảm giác hồi họp. Không biết vì khán giả đông hay vì khoác lên mình một chiếc áo mới mà tâm trạng mọi người như vậy. Đêm ấy đoàn diễn gần hai tiếng, bốn mươi phút đầu là các tiếc mục xiếc và ca nhạc hài thay phiên nhau biểu diễn. Cuối chương trình được kết bằng vở cải lương của soạn giả Trần Hữu Trang “Tô Ánh Nguyệt”. Câu chuyện kể về người phụ nữ chỉ yêu một lần trong đời. Tô Ánh Nguyệt là con gái ông bà

72


Hương Cả. Gia đình thuộc hàng trung lưu ở làng nên Nguyệt được cha mẹ cho lên Châu Thành ăn học. Ở đây Nguyệt gặp Minh. Được tiếp xúc với tư tưởng thời đại mới nên tình yêu của họ xuất phát từ sự tự nguyện và đã vượt khỏi vòng lễ giáo. Gia đình Nguyệt còn nặng lối sống phong kiến. Gia đình Minh tiêu biểu cho tầng lớp thương gia, phất lên nhờ kinh tế Âu Tây nên đầy thực dụng. Mối tình của họ tan vỡ là điều tất yếu. Nhưng dù sau này hai người đôi ngã với số phận khác nhau thì giữa họ, tình yêu vẫn mãi vĩnh cửu. Tiết mục đã lấy biết bao nhiêu nước mắt của khán giả. Kết thúc buổi diễn, khán giả vỗ tay ủng hộ nồng nhiệt. Cả đoàn bước ra sân khấu chào khán giả với một niềm vui mà không có từ ngữ nào có thể diễn tả trọn vẹn cảm xúc lúc ấy của chúng tôi, một phần vì chương trình diễn ra thành công tốt đẹp, một phần vì không ngờ trong ngày ra mắt mà khán giả lại ủng hộ đông đến như thế. Cứ thế đều đặng mỗi tuần một buổi biểu diễn lại được mở ra, với lịch diễn xuyên suốt: mở màn bốn mươi phút đầu là xiếc, ca nhạc và hài; cuối chương trình là cải lương hoặc tuồng. Bà con cô bác từ khắp các thôn xóm kéo về tụ họp lượng khách đầu tiên chỉ khoảng ba đến bốn trăm khán giả, và có xu hướng ngày một tăng, đến mức đông quá xảy ra nạn chen lấn, cãi vã. Thấy vậy nên cha tôi quyết định thuê sân bãi, hay quãng trường với sức chứa một đến hai ngàng người để đáp ứng được nhu cầu lượng khán giả ngày một đông.

73

Cậu tư Minh Tâm trong vai Sỹ quan Cường, vỡ “ Tướng cướp Đại Thạch. Đây là vai diễn khá thành công của ông trong những chuyến lưu diễn khắp khu vực miền trung.


74


Một mặt mở rộng sân bãi mặt khác ông tăng cường thêm sự phong phú trong kịch bản các tiết mục cải lương, tuồng nên ông đã đặt mua, hoặc thuê người ta viết để về đoàn tập. Một loạt các vỡ cải lương ăn khách đã được đoàn diễn qua có thể kể đến như: Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Nữa đời hương phấn, tướng cướp Bạch Hải Đường,… vừa đa dạng trong tiết mục lại vừa tạo sự đỡ nhàm chán cho khán giả nên khán giả ngày một ưu ái đoàn hơn, cũng có thể nói đây là thời kỳ “ Hoàn kim” của đoàn với ngọn lửa nhiệt huyết và yêu nghề được thấp lên trong mỗi đêm diễn. Trong sự nghiệp diễn xuất của người nghệ sĩ, được khán giả yêu mến là điều hạnh phúc nhất, nhưng nếu những sự cống hiến ấy được công nhận bởi giới chuyên môn thì lại càng hạnh phúc gấp bội. Đó là năm 1981, đoàn chúng tôi vinh dự được đại diện cho Gia Lai đi lưu diễn Liên hoan xiếc toàn quốc, và được giải nhì, ông Phạm Văn Đồng và Nguyễn Hữu Thọ lên trao giải cho đoàn chúng tôi dưới sự chứng kiến của biết bao nhiêu đoàn bạn từ cả nước tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đó là một kỷ niệm mà chúng tôi không bao giờ quên được. Những ngày đầu tháng 6 năm 1981, giữa những ngày nóng bức của cái hè đang đến thì đoàn chúng tôi lại đón một vị khách quý và nó

75


cũng góp phần làm nên tên tuổi của đoàn sau này với một tên mới, một diện mạo mới. Đoàn chúng tôi lại một lần nữa đổi tên. Đó là trong một lần diễn ở Gia Lai, lần ấy đoàn chúng tôi vinh dự được đón tiếp một vị khách đặc biệt, ông là người đã lãnh đạo các dân tộc Ba Na và Ê Đê đứng lên chống lại thực dân Pháp. Ông giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai - Kon Tum. Đó là Đinh Núp hay “Anh hùng Núp” cái tên thân thương mà mọi người vẫn thường dung để gọi tên ông như một sự kính trọng dành cho một vị anh hùng. Lần ấy đoàn tôi vừa diễn xong tiết mục cuối cùng, thì có

76


mời vị anh hùng ấy lên sân khấu để giao lưu, và ông đẽ thể hiện sự yêu quý đối với đoàn chúng tôi khiến chúng tôi vô cùng hạnh phúc và xúc động. Và ông mong muốn đoàn có thể vươn xa hơn nữa, đem niềm vui, hạnh phúc đến với mọi người, đem nghệ thuật đến với tất cả vùng miền, để có thể trở thành một đoàn mạnh, nổi tiếng cả nước nên ông đặt cho đoàn cái tên “ Hoa Pơ Lang”.

77


78


79


Một mặt mở rộng sân bãi mặt khác ông tăng cường thêm sự phong phú trong kịch bản các tiết mục cải lương, tuồng nên ông đã đặt mua, hoặc thuê người ta viết để về đoàn tập. Một loạt các vỡ cải lương ăn khách đã được đoàn diễn qua có thể kể đến như: Tô Ánh Nguyệt, Lan và Điệp, Nữa đời hương phấn, tướng cướp Bạch Hải Đường,… vừa đa dạng trong tiết mục lại vừa tạo sự đỡ nhàm chán cho khán giả nên khán giả ngày một ưu ái đoàn hơn, cũng có thể nói đây là thời kỳ “ Hoàn kim” của đoàn với ngọn lửa nhiệt huyết và yêu nghề được thấp lên trong mỗi đêm diễn. Trong sự nghiệp diễn xuất của người nghệ sĩ, được khán giả yêu mến là điều hạnh phúc nhất, nhưng nếu những sự cống hiến ấy được công nhận bởi giới chuyên môn thì lại càng hạnh phúc gấp bội. Đó là năm 1981, đoàn chúng tôi vinh dự được đại diện cho Gia Lai đi lưu diễn Liên hoan xiếc toàn quốc, và được giải nhì, ông Phạm Văn Đồng và Nguyễn Hữu Thọ lên trao giải cho đoàn chúng tôi dưới sự chứng kiến của biết bao nhiêu đoàn bạn từ cả nước tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Đó là một kỷ niệm mà chúng tôi không bao giờ quên được. Những ngày đầu tháng 6 năm 1981, giữa những ngày nóng bức của cái hè đang đến thì đoàn chúng tôi lại đón một vị khách quý và nó

80


81


82


Một thời gian sau khi chúng tôi đổi tên đoàn thì một lần nữa những cơn sóng khó khăn lại kéo đến cuốn chúng tôi. Thời buổi kinh tế ngày một khó khăn, cái gì cũng đắt đỏ, nên khán giả đến xem cũng thưa dần. Vé bán không được thì nguồn vô bị hạn chế kéo đến ngân sách của đoàn bì dẫn tới tình trạng thiếu hụt. Trong khi tiền ăn mỗi ngày đều phải chi ra để nuôi cơm tất cả thành viên trong đoàn, rồi nào là tiền xăng cho xe cộ, rồi tiền điện, tiền lương diễn viên,… tất cả đều dồn đến. Nếu muốn duy trì đoàn tiếp tục thì phải cần thêm vốn, trong tình thế bế tắt, cha tôi đã quyết định bán căn nhà mà chúng tôi đang ở và tất cả thành viên dọn về sống trong đoàn hát luôn cho tiện tập luyện. Cũng phải mất hai tháng căn nhà rao bán mới có người mua. Cha tôi bán cho một điền chủ ở gần đó, ông ta là thầy Lý ở trên tỉnh vốn cũng muốn mua nhà ở đây để sống lâu rồi nhưng chưa tìm được chỗ ưng ý, nay lại có cơ hội mua được căn nhà ông thích nên ông trả cũng cao lắm, một phần khác nữa là ông ta cũng mê đoàn tôi từ lâu rồi và cũng rất quý cha tôi nên cũng muốn giúp đỡ cha tôi nên không kỳ kèo gì giá cả. Cha tôi muốn bao nhiêu là ổng chi trả bấy nhiêu. Thế là có số vốn đó đoàn tôi lại tiếp tục hoạt động ổn định, các buổi diễn hằng đêm vẫn diễn ra đều đặn và lượng khán giả đến xem cũng khả quan hơn trước, đó là do có tiền mua thêm kịch bản và mướn thêm diễn viên bên ngoài về hát. Minh Phụng khi xưa cũng có thời gian cha tôi mời về hát vài tháng và đoàn bắt đầu đón những luồng gió mới tốt lành.

Cô Thanh Phương, hoá trang nhân vật Vi Phi trong vỡ “ Dạ Nam Thành “ Là đào chính của đoàn nên đêm diễn nào cô cũng phải xuất hiện, khán giả luôn reo hò mỗi khi cô diễn trên sân khấu.

83


Khoảng giữa những năm 80, Đài truyền hình Nha Trang thấy đoàn chúng tôi có triển vọng nên đã mời đoàn quay hình vở “ Vực thẳm giữa Yên Kinh” của tác giả Lê Nhị Hà( ông hiện cũng đang làm bên sở văn hóa tỉnh Khánh Hòa) chiếu trên truyền hình cho bà con xem. Buổi quay hình hôm ấy cả đoàn chúng tôi ai nấy cũng đều nhớ như in và không thể nào quên được. Do lúc bấy giờ đài truyền hình còn nghèo nàn, quạt rất ít lại đông người khiến cho không khí trở nên ngột ngạt và nóng tột độ ai nấy cũng đồ toát cả mồ hôi nhễ nhại. Mỗi phân cảnh quay là lại có người ra lau khô mặt cho diễn viên để mồ hôi ra trôi hết lớp trang điểm lên hình sẽ không đẹp.

84


Không khí oi bức là thế, lại thêm áp lực khi quay hình, vì đây là lần đầu tiên đoàn được diễn trên truyền hình và quay lại nên cảm giác hồi hợp là điều dễ hiểu. Đã có khoảng 5 người trong đoàn đã ngất xĩu vì quá mệt mõi, ngột ngạt và cái móng luôn bao trùm không gian đài truyền hình. Tuy mệt nhưng ai cũng đều cố gắng để có được một tiết mục tốt nhất. Buổi quay hình kết thúc lúc 11h30 phút tối. Mọi người trở về trong trạng thái rất mệt mỏi nhưng ai cũng cảm thấy vui và hạnh phúc vì sắp được lên tivi và tên tuổi của đoàn cũng được dịp lan rộng khắp cả nước.

85

Cậu tư Minh Tâm trong vai Sỹ quan Cường, vỡ “ Tướng cướp Đại Thạch. Đây là vai diễn khá thành công của ông trong những chuyến lưu diễn khắp khu vực miền trung.


86


CHƯƠNG III

Đoạn kết của một chuyến hành trình dài. Cuộc vui nào rồi cũng có hồi kết, một chặng đường dài 20 năm tuy dừng lại nhưng những hồi ức của ngày xưa đó chúng tôi không bao giờ quên được. Chỉ là chấp nhận nó như một áng mây trôi cuối ngày ...

87


88


CHƯƠNG III

Đoạn kết của một chuyến hành trình dài. Cuộc vui nào rồi cũng có hồi kết, một chặng đường dài 20 năm tuy dừng lại nhưng những hồi ức của ngày xưa đó chúng tôi không bao giờ quên được. Chỉ là chấp nhận nó như một áng mây trôi cuối ngày ...

89


Chuyến lưu diễn cuối cùng. Người xưa nói, ông Tổ sân khấu cũng là ông Tổ ăn mày, nên mấy ai vướng vào nghiệp xướng ca mà chưa từng kinh qua gian khó. Đoàn chúng tôi cũng không nằm ngoài cái nghiệp đó.

Thời gian hưng thịnh, đông khách cũng có, nhưng không hẳn đông khách lại là thứ tốt nhất, nó đem lại cho chúng tôi cơm áo gạo tiền, các thứ nhưng đồng thời nó cũng mang đến cho chúng tôi không biết bao nhiu là sự phiền toái và thậm chí là sự nguy hiểm đến cả tính mạng của thành viên đoàn. Đã có rất nhiều sự xô sát, biến cố xảy ra với đoàn. Tôi còn nhớ, thời gian đoàn chúng tôi mời nghệ sỹ Minh Phụng về làm kép chánh, diễn ở Tây Sơn, khán giả kéo đến xem rất động, một số người quá phấn khích đã chen lấn làm sập luôn cổng. Tại Quảng Ngãi, một số khán giả quậy phá, dàn cảnh để được vào coi chui bị người trong đoàn can ngăn không biết lỗi lại đâm sang hành hung đoàn, cha tôi ra giải quyết bị họ đánh đến mức phải nhập viện, dẫn đến sức khỏe suy yếu. Đây cũng là lý do chính, khiến ông phải giao lại đoàn cho tôi, cũng một phần vì ông thương yêu tôi nhất và vì tôi cũng là đào chính của đoàn lúc bấy giờ. Được làm người coi quản được, nhưng tôi không hề vui một chút nào, một phần vì sức khỏe của cha, một phần vì trọng trách to lớn phải gánh vác trên vai một người nhỏ bé như tôi, đối với tôi là quá sức, nào là quán xuyến thầy thợ, diễn viên, nhân công, các thứ, tất cả đều mới mẻ với tôi nhưng tôi chỉ biết phải cố gắng hết sức vì lúc đó trong tâm trí tôi chỉ có một suy nghĩ là mình phải giữ cho bằng được đoàn không thể để nó tan rã được, đó là tâm huyết của cha và cũng là nguồn sống của tôi và mọi người, rất khó khăn để gầy dựng được như ngày hôm nay.

90


91


92


Tôi cũng đưa đoàn dần trở về trạng thái ổn định như xưa, nhưng khó khăn lại tiếp tục kéo đến. Đó là khoảng thời gian đi lưu diễn tại Hà Nam Ninh, thì đoàn chúng tôi bị chặn đường trấn lột, rồi bị chặn đánh ở Điện Nam, hai bên dằn co cho tới lúc bên phía tôi phải dung sung bắn lên không để giải tán thì đoàn mới có thể di chuyển tiếp, lúc đó cũng đã gần ba bốn giờ sáng. Khi diễn tại pleiku đoàn lại tiếp tục bị bộ đội D5 hành hung, khiến nhiều người trong đoàn bị xay xác, lúc ấy tôi rất hoảng sợ không biết phải làm sao nhưng may có chính quyền ra giúp đỡ vì ông này cũng có quen biết với cha tôi. Những tưởng những chuyện xung đột chỉ gặp bên ngoài nhưng không, lần đó đoàn tôi về diễn tại hội trường tỉnh, mọi người ở đây rất mê hát, khán giả kéo đến xem đông vô cùng, đến mức người dân muốn mua vé phải nắm lên nhau, vé cung ra không đủ cầu nên đành phải xin lỗi những ai không mua được và đóng của quầy bán vé, nhiều người không mua được vé đã nóng giận dung đá, gậy ném người bán vé vì nghĩ họ không bán vé cho mình để hả giận khiến hai người quầy vé phải vào cấp cứu vì bị đá ném trúng đầu, máu chảy rất nhiều, đêm ấy chương trình cũng bị trì hoãng rất lâu làm khán giả cũng la ó bên trong, và bên ngoài thì phải giải quyết những khán giả phá hoại, đến lúc an ninh địa phương tới thì mọi chuyện mới tạm gọi là ổn thỏa.

Vở Chú cuội - Chị Hằng Vở diễn tuy ngắn hơn các vở khác nhưng được khán giả rất yêu thích bởi nội dung câu chuyện và lời hát mà vở diễn đem lại.

93




Người đời thường nói, hoa nở rồi cũng có ngày tàn. Từ sau những khó khăn liên tiếp diễn ra thì đoàn chúng tôi cũng đã bắt đầu có dấu hiệu suy sụp. Tôi vốn là phận đàn bà, nên cũng không thể kiên cường mạnh mẽ như cha tôi mà chèo lái cả đoàn qua hết khó khăn khăn này tới gian nan khác được. Mọi người bắt đầu cảm thấy chán nản nhưng ai cũng cố gắng tập luyện vì lửa nghề trong chúng tôi vẫn còn cháy. Lần đoàn chúng tôi lưu diễn ở miền Trung, khán giả rất ít, lại thêm đến khúc Quảng Nam, đang trong mùa bão lũ, đoàn chúng tôi bị kẹt lại không diễn được suất nào, thế là phải nuôi đoàn trong một thời gian dài mà không diễn, chi ngày một tăng mà đầu vào

96


lại không có, cộng thêm một vài diễn viên đoàn mời về hát, không đợi cùng đoàn được đã đòi trả tiền lương những ngày “dậm chân tại chỗ” làm họ không diễn được. Cũng từ đó mà nguồn vốn của đoàn cũng ngày một cạn dần. Tất cả mọi thứ như dồn ép người con gái như tôi vào cân tường, đến cuối cùng dù không muốn và cảm thấy rất có lỗi với cha tôi nhưng tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Đoàn Hoa Phơ Lang tan rã.

97

Đó có thể nói là quyết định mà cả cuộc đời tôi đến bây giờ vẫn còn thấy ấy náy trong lòng, cha tôi đã đỗ biết bao nhiêu tâm huyết, sức lực tiền của vào đoàn.


98


Mọi người trong đoàn ai cũng tiếc nuối nhưng chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác cả, nên đành phải chấp nhận, và đoàn chúng tôi quyết định, diễn một đêm cuối cùng bằng tất cả trái tim và nhiệt huyết của mình, phục vụ miễn phí cho khán giả xem như là lời cảm ơn của đoàn dành cho sự ủng hộ và yêu thương của bà con cô bác dành cho đoàn trong suốt thời gian qua. Đêm ấy chúng tôi cũng diễn các tiếc mục theo lịch trình như thường lệ, vẫn mở màn là xiếc và ca nhạc, đến phần cuối vẫn là tiếc mục tuồng và cải lương. Chúng tôi diễn vở Tô Ánh Nguyệt, đó là tiết mục đầu tiên đoàn chúng tôi diễn và nay nó lại là tiết mục cuối cùng. Không ai trong chúng tôi có thể cầm nước mắt, từng câu hát câu thoại chúng tôi đều ráng ca cho thật hay diễn cho thật tốt vì chúng tôi biết sẽ không còn cơ hội để được hát được diễn cho khán giả xem nữa. Luyến tiếc lắm chứ, ai trong chúng tôi cũng đều đã quen với công việc mỗi ngày thức dậy là tập luyện tiếc mục, quay quần bên nhau, nếu ngày mai đây thức dậy và nhìn quanh chỉ có mình, không còn ai, chỉ nghĩ đến tôi đã lại chạnh lòng mà rơi nước mắt. Người trở về quê, người thì đi lên nhà người quen trên thành phố để tìm việc, người thì xin vào đoàn khác để tiếp tục ngọn lửa với nghề, và cứ thế cái tên Hoa Pơ Lang cũng dần chìm vào quên lãng.

99


Bây giờ, mỗi người chúng tôi cũng đều có một chân trời riêng của mình, người kinh doanh, người làm xây dựng hay cũng có vài người còn nặng lòng với nghề nên vẫn còn nghiệp diễn nhưng do thời thế thay đổi, tên tuổi cũng không còn được vang như trước nữa, chỉ những người trong nghề mới biết. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng vẫn có tổ chức họp mặt lại với nhau, để ôn lại kỷ niệm xưa, người đàn người hát, hay ngồi xem tivi mà bình luận về các tiết mục ảo thuật bây giờ có gì mới,… Những lần gặp gỡ ấy luôn sôi nổi và ấm cúng tình nghệ sĩ, nó làm cho chúng tôi ấm lòng hơn đỡ nhớ nghề hơn, và cái quan trọng là chúng tôi luôn tự hào khi nói với ai đó rằng tôi đã từng là một người nghệ sĩ.

100


101


102


103


104


105


106


107



Tầng 1 - Tòa nhà VUSTA - Nguyễn Du - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội - Việt Nam Tel: 844 3944 7280 - Fax: 844 39454660 - Email: lienhe@nxbtrithuc.com webside: http://www.nxbtrithuc.com.vn


110


111


112


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.