BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI -------------------------------
ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI MƯỜNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH - LẤY HUYỆN LẠC SƠN LÀM VÍ DỤ NGHIÊN CỨU
NHÓM SINH VIÊN NGHIÊN CỨU : ĐỖ ĐÌNH ĐẠT
(14K6)
NGUYỄN MẠNH CƯỜNG (14K2) NGUYỄN ĐÌNH TRUNG
(14K1)
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : THS.KTS.NGUYỄN XUÂN KHÔI
Hà Nội, 03/2017
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu khoa học xin chân thành cảm ơn Khoa Kiến trúc, Phòng Khoa học và Công nghệ, các giáo viên, các nhà khoa học và quản lý của Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Đặc biệt nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Thầy THS.KTS NGUYỄN XUÂN KHÔI và cùng sự hỗ trợ của Thầy THS.KTS NGUYỄN QUỐC KHÁNH đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn để nhóm có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này. Trong điều kiện tài liệu và phương tiện nghiên cứu còn hạn chế, bài nghiên cứu khoa học này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Nhóm nghiên cứu khoa học rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học để tiếp tục hoàn thiện hơn cho đề tài và bản thân các thành viên trong nhóm sau này. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Thay mặt nhóm nghiên cứu NGUYỄN ĐÌNH TRUNG
MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ................................................................................................05 DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................06 A. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................07 1- Lý do chọn đề tài .......................................................................................................07 2- Mục đích nghiên cứu của đề tài................................................................................08 3- Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................................08 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................09 5- Các phương pháp nghiên cứu..................................................................................09 6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................09 B. NÔI DUNG ………………….…………………………………………................10 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH..........................................................................10 1.1. Đặc điểm và lịch sử hình thành của dân tộc Mường.............................................10 1.1.1. Lịch sử hình thành của dân tộc Mường..............................................................10 1.1.2 Đặc điểm kiến trúc truyền thống của người Mường...........................................11 1.2. Khái niệm không gian sinh hoạt cộng đồng..........................................................12 1.3. Lịch sử hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng ...........................................12 1.3.1 Lịch sử hình thành không gian sinh hoạt cộng động trên thế giới......................12 1.3.2. Một vài không gian sinh hoạt cộng đồng tại một số nước trên thế giới .............13 1.3.3. Lịch sử hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng tại Việt Nam………........15 1.3.4. Một vài không gian sinh hoạt cộng đồng tại Việt Nam.......................................16 1.4. Thực trạng không gian sinh hoạt tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình…...……...17 1.4.1. Thực trạng về duy trì phát triển hệ thống di tích lịch sử.....................................17 1.4.2. Thực trạng về không gian sinh hoạt cộng đồng ở Huyện Lạc Sơn,Hòa Bình...18 1.4.3. Thực trạng về phát triển thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ tại không gian sinh hoạt cộng đồng......................................................................................................18 1.4.4. Hình ảnh thực tế đi khảo sát thực tế và phiếu đánh giá tại các nhà văn tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa.........................................................................................................20
3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH…………...................……………..….……………………………..........….....23 2.1. Cơ sở pháp lý..........................................................................................................23 2.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................23 2.2.1. Yếu tố tự nhiên của Hòa bình..............................................................................23 2.2.2 Yếu tố văn hóa, xã hội..........................................................................................24 2.2.3 Yếu tố kinh tế........................................................................................................25 2.3. Phiếu đánh giá chất lượng không gian sinh hoạt cộng đồng địa phương............26 2.3.1. Phiếu đánh giá chất lượng không gian sinh hoạt cộng đồng địa phương tại một số xã ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình..................................................................26 2.3.2 Một vài ý kiến của người dân ...............................................................................28 2.4. Yếu tố kỹ thuật và phương thức xây dựng địa phương..........................................30 2.5. Yếu tố về tổ chức không gian và tạo hình từ các công trình đã phân tích…..........31 2.5.1 Mô tả giải pháp tổ chức không gian và tạo hình từ các công trình trên thế giới.................................................................................................................................31 2.5.2 Mô tả các giải pháp không gian và tạo hình từ các công trình tại Việt Nam..40 2.6. Kết luận và tổng hợp ………..………………................……………........………47 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG TẠI HUYỆN LẠC SƠN TỈNH HÒA BÌNH................................................................48 3.1. Nhu cầu đáp ứng không gian mang tính chất phát triển văn hóa văn nghệ theo hướng nâng tầm văn hóa phi vật thể của dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình...........48 3.2. Nguyên tắc và yêu cầu............................................................................................49 3.3. Giải pháp tổ chức tổng quan không gian kiến trúc sinh hoạt cộng đồng người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình...................................................................50 3.4 Giải pháp cơ cấu không gian sinh hoạt cộng đồng tại huyện Lạc Sơn,Hòa Bình.50 3.4.1. Xác định “Sơ đồ quy mô cơ cấu không gian sinh hoạt cộng đồng người Mường” đối với huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình…………………………….................……….50 3.4.2. Đề xuất sơ đồ cấu trúc không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường Lạc Sơn – Hòa Bình theo quy mô chi tiết không gian sử dụng………...........…………….51
4
3.5. Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình…………………………………………..………………………53 3.5.1. Đề xuất: Mô hình sơ đồ hóa không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường huyện Lạc Sơn – Hòa Bình……………………………………………...............……53 3.5.2. Đề xuất: Sơ đồ tổng quan không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình……………………………………...…….………55 3.5.3. Đề xuất: Sơ đồ tổng quan không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình................................................................................56 3.6. Giải pháp sử dụng kỹ thuật xây dựng và vật liệu địa phương tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình………………………………………………………...…………….…57 3.7. Giải pháp kế thừa cấu trúc không gian truyền thống và kết hợp với hình thức kiến trúc điạ phương....................................................................................................57 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................58 1.1
Kết luận ……………………......................…………..………….……………58
1.2
Kiến nghị…………………………….....................................…..…………….59
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……….............……....………………….60 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1 : Tính chất không gian cộng đồng……..…………………………..…………..……12 Hình 2 : Không gian sinh hoạt cộng đồng Kampong Kembanggan ở Singapore...........13 Hình 3 : Không gian sinh hoạt cộng đồng Hock Choon năm 1960 ở Singapore............14 Hình4 : Không gian sinh hoạt cộng đồng pulau ubin năm 1986................................…14 Hình 5 : Không gian sinh hoạt cộng đồng Pulau unin năm 1992....................................15 Hình 6 : Đình bảng ở thị xã Từ Sơn Bắc Ninh............................................................... 16 Hình 7 : Chợ Đông xuân khu phố cổ..................................................................……….16 Hình 8 : Nhà rông ở Tây nguyên……........................…........................................….…17 Hình 9 : Nhà dài ở Tây nguyên ..…...........................................................................…17 Hình 10 : Nhà Lang ở Hòa Bình….…................................................................……….17 Hình 11 : Liên hoan văn nghệ, nghệ thuật văn hóa Mường............................................20 Hình 12: Khảo sát thực tế tại các nhà văn hóa Mường…........................................……20
5
Hình 13: Sơ đồ nhà văn hóa làng Chiềng Vát – xã Thượng Cốc, Huyện Lạc Sơn...........21 Hình 14: Sơ đồ nhà văn hóa làng Mường Vô Huyện Lạc Sơn….................................…22 Hình 15: Nhà cộng đồng ở Marinilla của Kts EL Equipo Mazzanti..............................32 Hình 16 : Sở dịch vụ cộng đồng Hong Kong..................................................................33 Hình 17: Trung tâm cộng đồng Crone Partners Rethink ……………………...…….......35 Hình 18 : Trung tâm cộng đốngan Vicente Ferre.r ………………………..…………..…..37 Hình 19 : Trung tâm cộng đồng OVA EL Paraiso..........................................................39 Hình 20 : Re- Ainbow ……………………………………………………….…....................41 Hình 21: Nhà Nguyện……………………………………………………..……………….…..42 Hình 22 : Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh ……………………………...……………….......44 Hình 23: Nhà cộng đồng suối rè ……………………………………..……………………...46 Hình 24 : BES pavillon ………………………………………….…………………....47 Hình 25 : Sơ đồ tổ chức tổng quan không gian sinh hoạt cộng đồng……...…………… 50 Hình 26 :Sơ đồ cấu trúc không gian sinh hoạt theo quy mô phần trăm tuyến huyện..50 Hình 27 :Sơ đồ hiện trạng không gian sinh hoạt người Mường………………...………..51 Hình 28 : Sơ đồ cấu trúc không gian sinh hoạt theo quy mô chi tiết không gian.............52 Hình 29 : Sơ đồ hóa không gian sinh hoạt người Mường...............................................54 Hình 30 : Sơ đồ chức năng cơ bản không gian sinh hoạt người Mường………....…..….55 Hình 31 : Sơ đồ tổng quan không gian sinh hoạt người Mường………………......………56
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1 :Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Xuất Hóa…………...26 Bảng 2 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Liên Vũ………........27 Bảng 3 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Nhân Nghĩa........…27 Bảng4 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Thượng Cốc….........27 Bảng 5 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Văn Nghĩa…….......28
6
A - PHẦN MỞ ĐẦU 1-Lý do chọn đề tài Không gian sinh hoạt cộng đồng là một yếu tố hết sức quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của con người, không chỉ quan trọng với dân cư ở thành thị và nông thôn mà còn quan trọng đối với người dân ở các vùng núi,ven biển,hải đảo...đó là nhu cầu thiết yếu với cuộc sống. Con người ngoài việc sống và tồn tại với các nhu cầu khác nhau thì với một không gian sinh hoạt nơi gặp gỡ, giao lưu, vui chơi và sinh hoạt. Từ đó, hình thành nên các quan hệ xã hội. Tại khu vực Tây Bắc là nơi cư trú nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có những bản sắc văn hóa độc đáo,nét kiến trúc truyền thống đặc trưng. Đặc biệt, ở nơi đây dân tộc Mường chiếm tỷ lệ dân số lớn nhất ở Hòa Bình. Vì vậy cần một không gian để cho cộng đồng dân cư cho dân tộc Mường. Tuy nhiên, loại hình không gian sinh hoạt truyền thống của người Mường trên địa bàn tỉnh Hòa Bình không còn nhiều. Ngày nay, các không gian sinh hoạt cũng được quan tâm và đầu tư nhưng chưa phát huy đúng giá trị văn hóa và hình thái kiến trúc truyền thống của dân tộc Mường. Hiện nay, thực tế là các nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà văn hóa) ở một số địa phương tại tỉnh Hòa Bình đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân,các nhà văn hóa cũng đã cung cấp được các không gian, hoạt động văn hóa văn nghệ, hội họp, sinh hoạt của người dân và hình thức xây dựng truyền thống không còn nhiều. Tuy nhiên, với việc xây dựng các nhà sinh hoạt cộng đồng (nhà văn hóa) chủ yếu với mục đích là để họp và sử dụng cho mục đích liên quan đến chính trị của xã, phường, quận,huyện...khiến cho dân cư không có nhu cầu tự nguyện đến để tham gia các hoạt động của tập như tham gia các câu lạc bộ: thể thể dục thể thao, văn nghệ dân gian, đọc sách và để giao lưu với cộng đồng dân cự tại đây. Trong bối cảnh đất nước hội nhập và phát triển, dân số ngày một tăng ,nền kinh tế thì không ngừng lớn mạnh,đất nước ta thực sự đã gặt hái được nhiều thành quả trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội. Các khu vực thành thị, nông thôn và đặc biệt là khu vực vùng núi cũng đang đứng trước các yêu cầu phát triển đô thị, nâng cao đời sống, cải thiện môi trường sống. Nhưng trong đó việc tổ chức một không gian sinh hoạt cộng đồng sinh động hiệu quả là một trong những yêu cầu cần thiết hiện nay tại vùng Tây Bắc và cụ thể là tỉnh Hòa Bình. Đây là lúc chúng ta phải nghĩ đến giải pháp và phương hướng cho các không gian sinh hoạt cộng đồng. Nó đòi hỏi những nhà quản lý, nhà tài trợ và kiến trúc sư cần quan tâm nhiều hơn nữa cho vấn đề cộng đồng... Ý nghĩa rộng hơn là kiến trúc phải đem lại hạnh phúc và cải thiện môi trường sống của dân cư. 7
Không gian sinh hoạt cộng đồng phản ánh rõ sự phát triển của cuộc sống hiện đại hôm nay. Người dân ngoài việc cần diện tích, tiện ích cá nhân thì còn có nhu cầu đa dạng về văn hóa mang tính xã hội, hài hòa với thiên nhiên, bản sắc văn hóa vùng miền, địa phương. Một điều quan trọng là mặc dù hầu hết những người sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng nói rằng giao tiếp là động cơ thúc đẩy cho việc họ đi đến đó, nhưng quan sát thực tế thì mọi người thường quyết định sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng dựa trên những người đi đến đó (bạn bè, người họ cần gặp,..) hơn là các yếu tố về không gian về một nơi để giao lưu và kết nối trong không gian đó. Có thể nhận ra rằng không gian sinh hoạt cộng đồng nên tạo cơ hội giao tiếp cho cả giao tiếp chủ động như gặp gỡ, trò chuyện và giao tiếp thụ động như ngồi nhìn cảnh quan xung quanh. Vị trí của không gian sẽ có vai trò rất lớn trong việc xác định hình thức nào sẽ chiếm ưu thế Như vậy có thể đưa ra nhận định tồn tại hai loại hình giao tiếp trong không gian sinh hoạt cộng đồng: Giao tiếp kết nối và giao tiếp đơn lẻ. 2- Mục đích nghiên cứu của đề tài Khảo sát thực trạng các không gian sinh hoạt cộng đồng (nhà văn hóa) hiện đang có tại khu vực Hòa Bình hiện nay. Đánh giá những vấn đề cần cải thiện và các yếu tố tích cực tại các công trình nhà văn hóa đang có để đề ra các giải pháp hiệu quả cho các không gian sinh hoạt cộng đồng hướng đến nhu cầu của cộng đồng dân cư được sử dụng không gian đó chính như một nơi để lưu giữ và phát triển văn hóa truyền thống, đổi mới và hội nhập của dân tộc Mường. Nâng cao sự tương tác và kết nối giữa các khu vực dân cư,xóm làng với các xã trong huyện. Đề xuất những giải pháp hiệu quả cho các không gian sinh hoạt cộng đồng tại một địa điểm cụ thể cho huyện Lạc sơn, tỉnh Hòa bình. 3-Nhiệm vụ nghiên cứu Khảo sát thực tế và đánh giá những công trình nhà sinh hoạt công đồng đã được xây dựng ở khu vực hòa bình về khả năng tương tác giữa các dân cư với nhau và với môi trường xung quanh. Tổng kết những mặt đang tốt và những mặt còn hạn chế của các công trình đã được xây dựng. Nghiên cứu và phân tích các không gian thiết yếu của các nhà sinh hoạt cộng đồng, từ đó đề xuất các giải pháp cho các không gian sinh hoạt cộng đồng nơi con người có thể gắn bó, muốn tham gia và là nơi nối liền khoảng cách giữa con người với con người... nơi họ được gặp gỡ mở mang kiến thức về tinh thần và vật chất .
8
4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là không gian sinh hoạt cộng đồng người Mường tỉnh Hòa Bình. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là không gian sinh hoạt cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình, đặc biệt huyện Lạc Sơn là nơi đề tài lấy làm đối tượng nghiên cứu. 5-Các phương pháp nghiên cứu. Phương pháp khảo sát thực địa. Phương pháp thống kê thu thập tài liệu. Phương pháp phân tích tổng hợp, đối chiếu so sánh. Phương pháp kế thừa, quy nạp, biện chứng để xây dựng giải pháp tổ chức không gian công đồng người Mường tại tỉnh Hòa Bình. 6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Giúp cải thiện đời sống văn hóa tinh thần của người dân và đảm bảo sự kế thừa phát triển, hội nhập phù hợp với thời đại. Việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp không gian sinh hoạt cộng đồng sẽ góp phần giúp cho những không gian đó trở nên có giá trị và thỏa mãn nhu cầu của dân cư, đồng thời nhằm mạng lại một không gian sinh hoạt tốt hơn mang đậm dấu ấn địa phương và vùng miền cho dân cư tại huyện Lạc Sơn nói riêng và toàn khu vực Tây Bắc Bộ nói chung. Việc nghiên cứu các yếu tố không gian sử dụng của không gian sinh hoạt cộng đồng góp phần mang đến những giá trị hiệu quả về sức khỏe, tinh thần, trí lực cũng như tạo ra một môi trường bền vững và thân thiện tại của nhà cộng đồng.
9
B - PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG VỀ KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH 1.1. Đặc điểm và lịch sử hình thành của dân tộc Mường ở tỉnh Hòa Bình 1.1.1. Lịch sử hình thành của dân tộc Mường Nhắc đến văn hóa Hòa Bình không thể không nhắc tới văn hóa người Mường nơi được gắn liền với các địa danh nổi tiếng là Bi, Vang, Thành, Động cùng áng sử thi "Đẻ đất, đẻ nước". Trải qua quá trình hình thành và phát triển, người Mường Hòa Bình có những đặc trưng riêng về ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán... tạo nên vẻ đẹp phong phú và đặc sắc trong bức tranh văn hóa Hòa Bình. Ngày này, khi xã hội càng phát triển, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mường vẫn được lưu giữ và phát huy, trong đó, lễ hội được đánh giá là một nét văn hóa đặc trưng trong đời sống sinh hoạt có từ xa xưa của người Mường bao gồm các mặt như tinh thần, vật chất, tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật... Dân tộc Mường cư trú chủ yếu ở tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hà Tây và rải rác ở một số tỉnh khác như Hà Nam, các tỉnh Tây Nguyên. Theo số liệu thống kê năm 2001, dân số người Mường là 1.137.515 người; riêng tại Hòa Bình dân tộc Mường chiếm 62,8% dân số trong tổng số 83 vạn người ở. Ở Hòa Bình, ngoài dân tộc Mường còn có các dân tộc: Tày, Thái, Dao... trong đó các huyện Lạc Thủy, Tân Lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Cao Phong là những huyện có mật độ người Mường sinh sống dày đặc. Theo những kết quả nghiên cứu của nhiều công trình về ngôn ngữ học, về khảo cổ học, dân tộc học... các nhà nghiên cứu đã nhận định rằng dân tộc Mường và dân tộc Kinh hàng nghìn năm trước có chung một nguồn gốc, tổ tiên, đó là người Việt cổ, họ là những chủ nhân của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ của dân tộc ta. Trong quá trình phát triển, một bộ phận người Việt cổ đã xuôi theo các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Mã... tiến hành khai phá đồng bằng, gây dựng cuộc sống mới. Từ đây bắt đầu có sự phân chia những bộ phận ở lại thung lũng, chân núi thành người Mường hiện nay; còn bộ phận di cư và gây dựng cuộc sống mới ở đồng bằng, ven biển trở thành người Kinh hiện nay. Sự thật lịch sử này đã phần nào được phản ánh trong câu truyện truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ của người Kinh và chuyện “Đẻ đất, đẻ nước" của người Mường mà chúng ta cùng biết và tự hào về nguồn gốc của mình.
10
1.1.2. Đặc điểm kiến trúc truyền thống của người Mường tại tỉnh Hòa Bình Kiến trúc truyền thống của người Mường thể hiện chủ yếu là kiến trúc nhà ở: Người Mường sống trong những ngôi nhà sàn truyền thống,tập trung chủ yếu ở những dải đồng bằng thung lũng hẹp, doi đất ven sông, ngòi, dưới chân các dãy núi hay trên các đồi gò thấp. Nhà của người Mường thường từ ba đến năm gian. Gian đầu tiên từ cầu thang lên gọi là gian đốc. Đây là gian quy tụ mọi tính linh thiêng của ngôi nhà là nơi xuất phát những tục lệ đối sử hành vi của con người đối với ngôi nhà. Ở gian gốc có một cây cột to hơn các cây cột khác trong nhà gọi là cột gốc ở đầu góc nhà gần cầu thang. Cây cột gốc được đồng bào trân trọng đặt khám (bàn thờ) thờ tổ tiên. Mọi người kể cả chủ hay khách đến nhà chơi đều không được bôi nhọ, dựa lưng, gác chân, buộc đồ vật hay treo quần áo vào cột này. Gian nhà gốc chỉ dành riêng cho nam giới.Tại gian nhà linh thiêng này có một cửa sổ làm sát đến sàn nhà gọi là cửa sổ “voóng” linh thiêng, không ai được đưa vật gì hay chui qua. Cửa sổ voóng chỉ dành để đưa quan tài ra ngoài khi gia chủ có tang ma. Gian thứ hai của ngôi nhà dành cho nam giới ngủ nghỉ. Gian giữa thường là gian để thóc và làm bếp. Gian cuối cùng là nơi dành cho phụ nữ sinh hoạt có chạn bát, để đồ dùng gia đình, nơi sửa soạn cơm nước. Gian này được ngăn với các gian khác trong nhà bởi một tấm liếp. Nhà của người Mường thường chỉ có một cầu thang. Song những ngôi nhà dài từ 7 - 12 gian thì phải làm hai cầu thang ở hai đầu nhà. Những nhà có hai cầu thang như vậy khá hiếm vì người Mường quan niệm đó là sự xui xẻo, kiêng kị, của nả sẽ không giữ được trong nhà “vào đầu này ra đầu kia”. Theo phong tục của người Mường khi làm cầu thang thì bậc thang nhất thiết phải là số lẻ và được dựng ở các thế đất khác nhau. Theo quan niệm của người Mường, số lẻ của bậc thang thể hiện ước nguyện quy luật vào ra- vào thì của cải sẽ không đi ra ngoài, gia đình luôn được êm ấm, đoàn tụ, con cháu thành đạt. Số lượng bậc có thể là 3, 5, 7, 9… nhưng tuyệt đối không được là số chẵn.
11
1.2. Khái niệm không gian sinh hoạt cộng đồng.
Hình 1 : Tính chất không gian cộng đồng Khái niệm không gian sinh hoạt cộng đồng: Không gian sinh hoạt cộng đồng là không gian dành cho các công trình kiến trúc cảnh quan phục vụ nhu cầu và các hoạt động tập thể của một nhóm người,một tập thể mang tính cộng đồng, tổ chức tại nơi sinh hoạt, nơi lao động, học tập,nơi sinh sống... nhằm mục đích tạo không gian vui chơi, giao lưu, giáo dục qua đó kết nối các thành viên trong cộng đồng, tăng cường tính đoàn kết ,phát triển năng lực cá nhân và hiệu quả của hoạt động tập thể. 1.3. Lịch sử hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng. 1.3.1. Lịch sử hình thành không gian sinh hoạt cộng đồng trên thế giới. Trung tâm sinh hoạt cộng đồng là những địa điểm công cộng, thành viên cộng đồng có xu hướng tập trung cho các hoạt động nhóm, hỗ trợ xã hội, thông tin công cộng và các mục đích khác. Thực hiện nhiều chức năng trong cộng đồng: Diễn ra các cuộc họp công cộng của người dân về các vấn đề khác nhau. Vị trí nơi các chính trị gia hay các nhà lãnh đạo đến gặp các công dân và xin ý kiến của họ. Lịch sử của trung tâm cộng đồng là sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, người Anh đã mang khái niệm trung tâm cộng đồng tới các thuộc địa như Úc, Hồng Kông và Singapore. Khi người Anh trở về, Singapore sau chiến tranh họ muốn thúc đẩy sự phát triển cộng đồng nhằm làm yếu tinh thần chống thực dân, ý tưởng của các trung tâm cộng 12
đồng đã được bàn đến trong những năm cuối thập niên 1940. Nhiệm vụ được giao cho sở xã hội. Các bộ phận bắt đầu xây dựng các trung tâm cộng đồng trong năm 1950. Các trung tâm cộng đồng đầu tiên ở Singapore: Trung tâm Cộng đồng Serangoon và Trung Tâm Cộng Đồng Siglap cả hai đã chính thức được khai trương tháng 5 năm 1953. Trung tâm cộng đồng khác bao gồm: Trung tâm Cộng đồng Balestier, Trung Tâm Cộng Đồng Rochore và Trung Tâm Cộng Đồng Alexandra. Trung tâm cộng đồng ở Úc: Số lượng nhỏ các trung tâm cộng đồng đã được thành lập trong những năm 1960. Ban đầu một số tụ họp không chính thức đã diễn ra trên cơ sở thờ hay hội trường cộng đồng. Đôi khi các hội đồng địa phương cung cấp một tiền đề miễn tiền thuê. 1.3.2 Một số ảnh không gian sinh hoạt cộng đồng tại một số nước trên Thế giới
Hình 2 : Không gian sinh hoạt cộng đồng Kampong Kembanggan ở Singapore
13
Hình 3 : Không gian sinh hoạt cộng đồng Hock Choon năm 1960 ở Singapore
Hình 4 : Không gian sinh hoạt cộng đồng Pulau ubin năm 1986
14
Hình 5 : Không gian sinh hoạt cộng đồng Pulau ubin năm 1992 1.3.3. Lịch sử hình thành không gian cộng đồng tại Việt nam. Không gian sinh hoạt cộng đồng tại Việt Nam từ xưa vốn là đình, chùa và chợ. Còn đối với các dân tộc ít người khác thì có nhà Rông, nhà Dài, nhà Lang... Ðình là nơi họp của cộng đồng dân cư sống tại làng đó. Ðình là nơi tập trung của quần chúng để bàn việc làng,việc nước, để xử lý mọi mối quan hệ nội bộ trong làng, để thờ cúng Tổ tiên và vị sáng lập ra làng xã của mình. Ðình là cái hồn của một quần thể đân cư, của một địa phương ở khu vực Bắc bộ. Chùa là nơi tụ họp của quần chúng để hướng niềm tin vào một Tôn giáo hay một vị Thánh Thần. Đa số người dân Việt Nam đều có một cuộc sống tâm linh rất phong phú đa dạng, họ thường hướng niềm tin vào một vị Thánh, vị Thần nào đó mà đa phần là những người anh hùng dân tộc, những người có công với Ðất nước với xứ sở của mình được Thần Thánh hoá . Chợ là nơi tụ họp để mua bán, trao đổi hàng hoá trong cuộc sống hàng ngày. Mọi thông tin nóng hổi nhất thường có ngay ở chợ. Nhà Rông là một kiểu nhà sàn đặc trưng, là ngôi nhà cộng đồng như đình làng người Kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn làng trên Tây Nguyên hoặc còn là nơi đón khách. Nhà Rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc như Gia Rai, Ba Na... ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.
15
Nhà Dài là loại nhà ở điển hình trong xã hội nguyên thuỷ thời kì sống kiểu quần cư cộng đồng thị tộc, có ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là loại nhà thường chỉ có một phòng duy nhất, dài và hẹp, và thường làm bằng gỗ. Chiều dài nhà có thể đến hàng trăm mét, là nơi ở của hàng trăm thành viên của một đại gia đình. Nhà Lang là chỗ dựa cho toàn bộ đời sống kinh tế vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đây là nơi cai quan , chủ trì các hoạt động lễ nghi, tết lễ hội hè cho đến phát động mọi người tham gia cấy hái mùa vụ... Vì dân tộc Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”. 1.3.4. Một vài không gian sinh hoạt cộng đồng tại Việt Nam .
Hình 6 : Đình bảng ở thị xã Từ Sơn Bắc Ninh.
Hình 7 : Chợ Đông xuân khu phố cổ
16
Hình 8 : Nhà Rông ở Tây nguyên
Hình 9 : Nhà Dài ở Tây nguyên
Hình 10 : Nhà Lang ở Hòa Bình 1.4. Thực trạng về nhu cầu sử dụng không gian sinh hoạt cộng đồng tại các xã của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 1.4.1. Thực trạng về duy trì phát triển hệ thống di tích lịch sử. Huyện có 10 hệ thống di tích trong đó có: 3 di tích cấp quốc gia là Mái đá làng Vành, hang Đá Trại và chiến khu Mường khói, 1 di tích cấp tỉnh là hang Bụt Khụ Dúng và 6 di tích chưa được xếp hạng là hang Đá Lý, hang Chùa Khộp, Đền Thượng, Đình Khói, tượng đài Tây Tiến và Đình Cổi.
17
Có 6 lễ hội truyền thống gồm: lễ hội Xuống Đồng, lễ hội Rước Mẫu thượng, lễ hội Đình Cổi, lễ hội Rước Bụt, lễ hội Đu vôi, lễ hội Cầu mùa và 3 lễ hội đang được đề nghị phục dựng là lễ hội Đình Đăng, lễ hội Đình Cảng và lễ hội Đình Khói. Dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hòa Bình, huyện Lạc Sơn đã thực hiện tốt các chức năng về quản lý hệ thống các di tích, hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện. 1.4.2. Thực trạng về không gian sinh hoạt cộng đồng ở Huyện Lạc Sơn,Hòa Bình . Nhà văn hoá các cấp Đến năm 2010, toàn huyện đã có 01 Nhà văn hóa cấp huyện, 04 Nhà văn hóa cấp xã, thị trấn, 200 nhà văn hóa xóm phố. Đây là những địa điểm để người dân tổ chức các buổi hội họp, học tập và sinh hoạt văn nghệ cho cộng đồng, nhằm nâng cao kiến thức chung và đời sống văn hoá, tinh thần. Nhà văn hóa trung tâm huyện: được xây dựng từ năm 2006, đây là địa điểm tổ chức các hoạt động văn hóa cấp huyện với sức chứa khoảng 350 người. Đến nay cơ sở vật chất nhà văn hóa mới chỉ có bàn ghế, hệ thống điện mới có dây dẫn, chưa có trang âm, loa đài, chưa có hệ thống làm mát... Nhà văn hóa cấp xã: Lạc Sơn hiện có 4 nhà văn hóa cấp xã. Trong đó có 1 nhà văn hóa do Tỉnh Hòa Bình hỗ trợ đầu tư xây dựng (ở xã Liên Vũ) do ở xã này có hoạt động phong trào tốt và 3 nhà văn hóa do xã tự đầu tư ở Thượng Cốc, Xuất Hóa và Yên Phú với vốn đầu tư xây dựng 400 triệu/nhà văn hóa. Hệ thống nhà văn hóa khu dân cư trong thời gian vừa qua phát triển khá mạnh, đến năm 2010, đã có 200/380 xóm có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 52,6%. Trang thiết bị của các nhà văn hóa chủ yếu do dân cư tự đóng góp nên nhìn chung là còn rất thiếu. Trên địa bàn huyện mới có 01 thư viện huyện nhưng chưa có phòng đọc, với quy mô là nhà cấp 4 thuộc khu Nhà văn hóa và 01 Thư viện trung tâm Mường Vang nằm ở xã Nhân Nghĩa. Ở các xã đã có tủ sách nhưng chủ yếu là được đặt ở Bưu điện hoặc Trung tâm học tập cộng đồng. Kinh phí để bổ sung sách hiện nay còn thiếu. 1.4.3. Thực trạng về phát triển thể dục thể thao và văn hóa văn nghệ tại không gian sinh hoạt cộng đồng. a. Hệ thống thiết chế thể dục thể thao: Cấp huyện: trên địa bàn huyện mới chỉ có 1 nhà luyện tập cấp huyện và 1 sân trung tâm huyện, tuy nhiên, cơ sở hạ tầng sân vận động hoạt động chưa hiệu quả: hệ thống tường bao xuống cấp, không có cổng, hệ thống thoát nước mặt sân chưa có, mặt bằng sân không bằng phẳng... tóm lại đây cũng chưa thể gọi là công trình thể thao mà chỉ có thể gọi là sân luyện tập mặt bằng đất. Nhà luyện tập cấp huyện hiện nay đã xuống cấp, 18
nền móng không sử dụng được, hệ thống cửa lấy sáng không tốt gây ảnh hưởng đến quá trình luyện tập. Cấp xã: 100% các xã đều có sân vận động, có thể tổ chức các hoạt động như bóng chuyền, bóng đá, nhưng giống như sân vận động huyện, sân vận động ở các xã cũng chỉ là các bãi đất trống. Nhìn chung, hệ thống thiết chế thể thao của huyện còn yếu và thiếu so với nhu cầu luyện tập thể dục thể thao của người dân trên địa bàn huyện. b. Kết quả hoạt động thể dục thể thao: Cùng với những kết quả của hoạt động văn hóa, hoạt động thể dục thể thao của huyện chưa được duy trì và phát triển, được tổ chức đều đặn ở các địa phương với các phong trào như: “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, “Thanh niên khoẻ để lập nghiệp và giữ nước” được duy trì. Ước tính trên địa bàn huyện có khoảng 20% dân cư tham gia các hoạt động thể dục, thể thao thường xuyên. Các giải đấu thể thao quần chúng, chào mừng các ngày lễ, Tết, các ngày kỷ niệm lớn của đất nước được triển khai rộng khắp ở các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn. Đặc biệt năm 2009 đã triển khai và tổ chức thành công Đại hội Thể dục thể thao huyê ̣n Lạc Sơn lần thứ IV. Các môn thể thao có cả các môn truyền thống và hiện đại như: kéo co, đảy gậy, bắn nỏ, bóng chuyền, bơi, chạy... đã được phát triển mạnh ở các địa phương của huyện. Ông Bùi Văn Nỏm, Bí thư Huyện ủy Lạc Sơn cho biết: Đến nay, toàn huyện có hơn 3.000 tuyên truyền viên, 373 đội văn nghệ xóm bản, mỗi năm tổ chức trên 300 buổi tuyên truyền; dàn dựng và biểu diễn các chương trình văn nghệ quần chúng phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị, đáp ứng nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của nhân dân. a. Hệ thống thiết chế văn hóa: Trong 5 năm qua, các hoạt động văn nghệ quần chúng của huyện đã được tổ chức dưới hình thức cụm văn hóa, câu lạc bộ, đội văn nghệ... gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đã phản ánh sâu sắc đời sống nhân dân, ca ngợi vẻ đẹp quê hương, tình làng nghĩa xóm, góp phần cổ vũ những tấm gương tiên tiến, đồng thời phê phán cái xấu, tiêu cực trong xã hội. Lạc Sơn là huyện duy nhất của tỉnh có sáng kiến thành lập Cụm văn hóa Mường Vang từ tháng 10/1999. Cụm văn hóa Mường Vang ra đời đã tập hợp được các nghệ nhân văn hóa dân gian tham gia hoạt động, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng các tài năng trẻ và thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ tại các xóm, bản ở 7 xã trong vùng”,. Cụm văn hóa Mường Vang đã thu hút đông đảo nhân dân đến tham gia. Thường xuyên duy trì các buổi sinh hoạt tập thể vào các ngày thứ ba, thứ tư và chủ nhật hàng tuần.
19
Hình 11 : Liên hoan văn nghệ, nghệ thuật văn hóa Mường Các hoạt động văn nghệ quần chúng được tổ chức dưới hình thức cụm văn hóa, câu lạc bộ, đội văn nghệ... gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, đã phản ánh sâu sắc đời sống nhân dân, ca ngợi vẻ đẹp quê hương, tình làng nghĩa xóm, cổ vũ cải thiện, phê phán cái xấu, cái tiêu cực trong xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, Huyện ủy đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức sưu tầm và vận động nhân dân giữ gìn, trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống. Nổi bật là những sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, phong tục tập quán dân tộc Mường 1.4.4. Hình ảnh thực tế đi khảo sát thực tế và phiếu đánh giá tại các nhà văn tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa .
Hình 12: Khảo sát thực tế tại các nhà văn hóa Mường 20
Một số công trình mang dấu ấn bản sắc về kiến trúc người Mường
Hình 13: Sơ đồ nhà văn hóa làng Chiềng Vát – xã Thượng Cốc, Huyện Lạc Sơn Nhà văn hóa làng Chiềng Vát- xã Thượng Cốc Thực tế công tác khảo sát và phiếu đánh giá của người dân có những vấn đề sau: Nhà văn hóa vẫn tổ chức các hoạt động về văn nghệ, giới thiệu các địa điểm cho dân làng đi học nghề. Các hoạt động như vui chơi thể thao của dân làng, thanh thiếu niên và trẻ em cũng có nhưng không được tổ chức và quản lý , chủ yếu mang tính tự phát. Do thanh niên và những người trong độ tuổi lao động đều đi làm xa ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh….nên còn lại là trẻ em, phụ nữ và người già.Vấn đề đặt ra là dân cư tại đây chủ yếu là làm nông nghiệp trồng lúa thời gian cho mỗi vụ không quá nhiều như vậy thời gian còn lại họ sẽ tham gia hoạt động gì? Ai sẽ đứng lên hướng dẫn, kêu gọi để người dân đến đây hoạt động mà vẫn đem lại lợi ích cho người dân?
21
Vấn đề hoạt động của các câu lạc bộ như: hội người cao tuổi, hội phụ nữ,câu lạc bộ thể thao, thư viện…. Chưa hiệu quả mặc dù người dân rất mong muốn. Thời gian sinh hoạt hàng ngày của người dân là vào khoảng 4h30 chiều họ vẫn ra đây chơi cờ tướng, đá bóng…Nhưng chỉ là nhóm đơn lẻ tính cộng đồng chưa cao. Nhà văn hóa thì phần lớn thời gian là đóng cửa như vậy công trình không hoạt động đúng với tính chất của nó dẫn đến lãng phí và nhanh chóng xuống cấp Nhà văn hóa Mường Vôi
Hình 14: Sơ đồ nhà văn hóa làng Mường Vôi - Huyện Lạc Sơn Tại nhà văn hóa Mường Vôi, qua khảo sát thì người dân ở đây rất yêu thích bóng chuyền và bóng đá. Vào buổi chiều rất đông thanh niên, người trung tuổi ra khu vực sân bóng chuyền, bóng đá… người dân nhiệt tình tham gia quét dọn và vệ sinh sân bãi. Vấn đề đặt ra tại đây vẫn là người dân tại đây chỉ sử dụng được những không gian ngoài trời mang tính chất động. Còn các hoạt động liên quan đến các câu lạc bộ ,hoạt động văn nghê dân gian, thư viện, thể thao cho người già và trẻ nhỏ không có.Nhà văn hóa rất ít các hoạt động và dần xuống cấp. 22
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐỂ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI MƯỜNG Ở HÒA BÌNH
2.1. Cơ sở pháp lý Tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng phải phù hợp, đáp ứng những tiêu chuẩn của nhà văn hóa dựa trên các cơ sở pháp lý:
2.1.1. Các quy định của Luật, Nghị quyết, Nghị định, Chỉ thị, Thông tư: - Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11, được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; - Nghị quyết số: 05/2005/NQ-CP, ngày 18 tháng 4 năm 2005, của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; - Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006, và Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008, của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;
2.1.2 Các hệ thống tiêu chuẩn và quy phạm: TCVN 9365 : 2012. Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế TCXDVN 287: 2004 . Công trình thể thao- Sân thể thao- Tiêu chuẩn thiết kế. TCVN 4603- 1988 . Công trình thể thao - Quy phạm sử dụng và bảo quản TCVN 2748- 1991 . Phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung TCVN 2622- 1995 . Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế. TCXDVN 264 : 2002. Nhà và công trình- Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Yếu tố tự nhiên của tỉnh Hòa bình. 1. Vị trí Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam, có vị trí ở phía Nam Bắc Bộ, giới hạn ở tọa độ 20°19' - 21°08' vĩ độ Bắc, 104°48' - 105°40' kinh độ Đông, tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73 km. Trong quy hoạch xây dựng, tỉnh này thuộc vùng Hà Nội Tỉnh Hòa Bình nằm giáp ranh giữa 3 khu vực: tây bắc, đông bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam. 23
Địa giới Hòa Bình: Phía bắc giáp với tỉnh Phú Thọ; Phía nam giáp với các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình; Phía đông và đông bắc giáp với thủ đô Hà Nội; Phía tây, tây bắc, tây nam giáp với các tỉnh Sơn La; 2. Dân cư: Theo thống kê dân số toàn quốc năm 1999, trên địa bàn tỉnh có 6 dân tộc sinh sống, đông nhất là người Mường chiếm 63,3% ; người Việt (Kinh) chiếm 27,73% ; người Thái chiếm khoảng 3,9% ; người Dao chiếm 1,7% ; người Tày chiếm 2,7% ; người Mông chiếm 0,52% ; ngoài ra còn có người Hoa sống rải rác ở các địa phương trong tỉnh. Hòa Bình là một trong bốn tỉnh của Việt Nam mà trong đó có người Việt (Kinh) không chiếm đa số, đồng thời tỉnh đây là thủ phủ của người Mường, vì phần lớn người dân tộc Mường sống tập trung chủ yếu ở đây. Người Mường xét về phương diện văn hóa - xã hội là dân tộc gần gũi với người Kinh nhất. Địa bàn cư trú của người Mường ở khắp các địa phương trong tỉnh, sống xen kẽ với người Kinh và các dân tộc khác. Người Kinh, sống ở khắp nơi trong tỉnh. Những người Kinh sống ở Hòa Bình đầu tiên đã lên tới 4-5 đời; nhưng đa số di cư tới Hòa Bình từ những năm 1960 của thế kỉ trước, thuộc phong trào khai hoang từ các tỉnh đồng bằng lân cận (Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Hà Tây...). Trong những năm gần đây, sự giao lưu về kinh tế và văn hóa mở rộng, nhiều người Kinh từ khắp các tỉnh thành đều tìm kiếm cơ hội làm ăn và sinh sống ở Hòa Bình. Người Thái, chủ yếu sống tập trung ở huyện Mai Châu. Tuy sống gần với người Mường lâu đời và đã bị ảnh hưởng nhiều về phong tục, lối sống (đặc biệt là trang phục), nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo. Đây là vốn quý để phát triển du lịch công động và bảo lưu vốn văn hóa truyền thống. 2.2.2. Yếu tố văn hóa, xã hội của người Mường ở tỉnh Hòa Bình. 1. Tổ chức cộng đồng: Từng tồn tại chế độ Lang đạo trong xã hội cổ truyền người của một dòng họ lớn được cử ra để cai quản bản Mường ,dưới Lang là các Âu,dưới cùng của xã hội là những người lao động bình thường được gọi là các Noong,họ không có quyền hành gì trong xã hội . Hiện nay, người Mường được sống bình đẳng với mọi người trong xã hội.Đứng đầu bản là trưởng bản, người phụ trách quản lí các mặt hoạt động của bà con trong 24
bản.Dưới sự quản lí của chính quyền xã mọi người sinh sống và lao động trên nguyên tắc tự do bình đẳng, dân chủ 2. Tín ngưỡng: Người Mường theo tín ngưỡng đa thần. Đồng bào quan niệm rằng tất cả mọi vật đều có linh hồn, cho đến những thứ tưởng trừng vô trị vô giác nhu hòn đá. Những vị thần được họ coi trọng nhất là thần thổ địa, thần sông suối, thần núi vì họ gắn liền và liên quan mật thiết với cuộc sống của đồng bào. Từ đó mà trong lao động sản xuất của người Mường có nhiều tục lệ lễ nghi nông nghiệp như tục rước vía lúa, lễ cầu mùa, lễ mừng cơm mới cho đến tục đóng của rừng và mở cửa rừng... 3. Nghệ thuật dân gian dân tộc Mường: Hát Bọ mẹng, hát Đúm, hát Ví - đây là những bài dân ca dùng trong lao động, chủ yếu hát đối đáp giao duyên nam nữ trong hội hè, chợ búa, giao lưu bạn bè. Hát Sắc bùa là lễ hội lớn của người Mường Hòa Bình, diễn ra hàng năm vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mường. Đây là một hình thức diễn xướng dân gian, gắn với một số nghi lễ trong nông nghiệp nhằm cầu mong một năm mới phát tài thịnh vượng, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, con người may mắn và dồi dào sức khỏe. Hát sắc bùa đối với dân tộc Mường có một giá trị vô cùng thiêng liêng. Nó là di sản văn hóa của người Mường luôn được phát huy và gìn giữ . Những di sản văn hóa dân gian này nếu được bảo tồn, phát triển và quảng bá tới một lúc nào có thể sẽ trở thành văn hóa phi vật thể. 2.2.3. Yếu tố kinh tế của người Mường ở tỉnh Hòa Bình. Đặc điểm : Trồng trọt với phương thức canh tác và gieo trồng thủ công là chính ít có sự tham gia của máy móc. Chăn nuôi tận dụng nguồn thực phẩm từ trồng trọt. Mục đích chính của hoạt động chăn nuôi là cung cấp thực phẩm và lấy sức kéo tuy nhiên chủ yếu là phục vụ cho gia đình (một số gia đình tổ chức được mô hình chăn nuôi trang trại quy mô hộ gia đình). Nghề thủ công truyền thống: người Mường đặc biệt khéo tay trong việc đan lát các vật dụng trong gia đình từ nguyên liệu là tre, nứa và giang, mây như đan vào giỏ dao để đi rừng, rổ, rá, thúng, nia, mâm ớp giỏ....Đặc biệt phải nhắc tới đó là trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải,. Tuy nhiên các hoạt động nghề thủ công cũng chưa mang yếu tố hàng hóa, chủ yếu sản xuất lúc nông nhàn mà chưa dành thời gian đầu tư công sức cho công việc này và chủ yếu phục vụ cho thành viên trong gia đình. Hoạt động trao đổi hàng hóa thường diễn ra ở trung tâm của xã nó cũng đã len lỏi vào các bản Mường ở xa. 25
2.3. Điều tra Xã hội học tại một số xã ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 2.3.1. Phiếu đánh giá chất lượng không gian sinh hoạt cộng đồng địa phương tại một số xã ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 1. Xã Xuất Hóa : 20 phiếu Nội dung đánh giá Nơi tụ họp của dân làng Thư viện Sân chơi chung Các hoạt động văn nghệ Hội họp Không gian riêng cho trẻ em và người cao tuổi Các hoạt động thể thao Hình thức kiến trúc truyền thống
Phiếu đánh giá tốt 5/20 Chưa có 10/20 3/20 15/20 Chưa có
Phiếu đánh giá chưa tốt 12/20 Chưa có 7/20 14/20 2/20 Chưa có
8/20
9/20
Không còn
Khoảng cách tiếp cận Thời gian sử dụng Số phiếu
6/20 Dưới 3 giờ/ngày 4/20
11/20 Trên 3 giờ /ngày 13/20
Bảng 1 :Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Xuất Hóa 2. Xã Liên Vũ : Phát 20 phiếu- nhận lại 16 phiếu Nội dung đánh giá Nơi tụ họp của dân làng Thư viện Sân chơi chung Các hoạt động văn nghệ Hội họp Không gian riêng cho trẻ em và người cao tuổi Các hoạt động thể thao Hình thức kiến trúc truyền thống
Phiếu đánh giá tốt 6/20 Chưa có 12/20 2/20
Phiếu đánh giá chưa tốt 10/20 Chưa có 4/20 14/20
14/20 Chưa có
2/20 Chưa có
7/20 Vẫn hiện diện
9/20
Khoảng cách tiếp cận
6/20
11/20
Thời gian sử dụng Số phiếu
Dưới 3 giờ/ngày 6/20
Trên 3 giờ /ngày 10/20
Bảng 2 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Liên Vũ 26
3. Xã Nhân nghĩa : phát 20 phiếu - nhận lại 13 phiếu Nội dung đánh giá Nơi tụ họp của dân làng Thư viện Sân chơi chung Các hoạt động văn nghệ Hội họp Không gian riêng cho trẻ em và người cao tuổi Các hoạt động thể thao Hình thức kiến trúc truyền thống
Phiếu đánh giá tốt 8/20 4/20 10/20 9/20 11/20 Chưa có
Phiếu đánh giá chưa tốt 5/20 9/20 3/20 4/20 2/20 Chưa có
10/20 Không còn
3/20
Khoảng cách tiếp cận
6/20
7/20
Thời gian sử dụng Số phiếu
Dưới 3 giờ/ngày 5/20
Trên 3 giờ /ngày 8/20
Bảng 3 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Nhân Nghĩa 4. Xã Thượng Cốc : phát 20 phiếu - nhận lại 18 phiếu Nội dung đánh giá Nơi tụ họp của dân làng Thư viện Sân chơi chung Các hoạt động văn nghệ Hội họp Không gian riêng cho trẻ em và người cao tuổi Các hoạt động thể thao Hình thức kiến trúc truyền thống
Phiếu đánh giá tốt 13/20 Chưa có 12/20 2/20 16/20 Chưa có
Phiếu đánh giá chưa tốt 5/20 Chưa có 6/20 16/20 2/20 Chưa có
14/20 Vẫn còn
4/20
Khoảng cách tiếp cận
4/20
14/20
Thời gian sử dụng Số phiếu
Dưới 3 giờ/ngày 6/20
Trên 3 giờ /ngày 12/20
Bảng 4 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Thượng Cốc
5. Xã Văn nghĩa : phát 20 phiếu - nhận lại 15 phiếu Nội dung đánh giá Nơi tụ họp của dân làng
Phiếu đánh giá tốt 12/20 27
Phiếu đánh giá chưa tốt 3/20
Thư viện Sân chơi chung Các hoạt động văn nghệ Hội họp Không gian riêng cho trẻ em và người cao tuổi Các hoạt động thể thao Hình thức kiến trúc truyền thống
Chưa có 10/20 4/20 13/20 Chưa có
Chưa có 5/20 11/20 2/20 Chưa có
14/20 Không còn
1/20
Khoảng cách tiếp cận
4/20
11/20
Thời gian sử dụng Số phiếu
Dưới 3 giờ/ngày 6/20
Trên 3 giờ /ngày 9/20
Bảng 5 : Phiếu đánh giá không gian sinh hoạt cộng đồng tại xã Văn Nghĩa 6. Kết Luận: Về hình thức kiến trúc truyền thống thì còn ít xã lưu giữ và bảo tồn .Do chính sách của nhà nước nên hệ thống nhà văn hóa khu dân cư trong thời gian vừa qua phát triển khá mạnh, đến năm 2010, đã có 200/380 xóm có nhà văn hóa, đạt tỷ lệ 52,6%. Trang thiết bị của các nhà văn hóa chủ yếu do dân cư tự đóng góp nên nhìn chung là còn rất thiếu. Mặc dù vậy,tại một vài xã các hoạt động của các nhà văn hóa khu dân cư cũng đã phát huy được hiệu quả thiết thực, khơi dậy được giá trị truyền thống, làm tốt vai trò trung tâm sinh hoạt văn hóa tinh thần cộng đồng dân cư Tại các xã đã đi thực tế khảo sát thì nhu cầu sử dụng hội họp và thể thao. Ngoài ra các không gian như thư viện, các hoạt động văn nghệ truyền thống chưa phát huy được giá trị. Thời gian người dân thường xuyên sử dụng là vào khoảng 1h- 2h30 chiều , từ 5h7h và từ 8h30 - 9h30 đa phần sử dụng không gian sân chơi chung . 2.3.2 Một vài ý kiến của người dân 1. Bà Bùi Thị Nhỏn- Xóm Trang-Xã Thượng Cốc: Hỏi: Thưa bà, người dân thường sử dụng nhà văn hóa vào mục đích gì? Đáp: Khoảng 4h30 chiều , sau khi tan học, đi làm về thanh niên sẽ tụ tập ra nhà văn hóa chơi bóng chuyền, bóng đá … đến khoảng 7h thanh niên ra sinh hoạt buổi tối. Hỏi: Hiện tại nhà văn hóa ở đây có đáp ứng đủ các nhu cầu sử dụng cho người dân trong xóm không? Đáp: Nhà văn hóa chủ yếu sử dụng cho mục đích hội họp vào cuối tuần, ngày bình thường không mở cửa. Hầu như không tổ chức các sự kiện cho dân làng tham gia. 28
Hỏi: Ở đây có thư viện sách hay các câu lạc bộ cho trẻ em, thanh niên,người cao tuổi và phụ nữ không? Đáp: Hiện tại chưa có các công trình như thế , nhưng đa số người dân đều muốn có các công trình như vậy nhưng chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm và đầu tư . Hỏi: Mong muốn hiện tại của bà và người dân trong làng về các không gian cho dân cư tại đây ra sinh hoạt hàng ngày như thế nào ? Đáp: Tôi muốn nhà văn hóa được sửa sang, xây dựng mới hơn, đẹp hơn và có nhiều các hoạt động hơn.
2. Quách Công Trường – Xóm Ốc 2 - Xã Thượng Cốc Hỏi: Thưa anh, người dân thường sử dụng nhà văn hóa vào mục đích gì? Đáp: Cuối tháng một số chi hội và câu lạc bộ ra nhà văn hóa để họp nhưng các hoạt động phong trào cũng không được diễn ra tích cực. Hàng ngày cũng có người dân ra đây chơi bóng chuyền các hoạt động diễn ra cũng không nhiều. Do đi làm xa hết rồi Hỏi: Học sinh, thanh niên có ra nhà văn hóa để tham gia các hoạt động sinh hoạt ở đây không? Đáp: Trong trường có hết rồi nên cũng không ra đây. Hỏi: Vật liệu truyền thống địa phương dùng cho việc xây dựng nhà là gỗ còn được sử dụng nhiều không? Đáp: Giờ gỗ cũng ít rồi, mà nó cũng nhanh xuống cấp, giá lại đắt nên được xây thì xây mới bằng bê tông hết cho nó khang trang, sạch đẹp. 3. Bùi Tuấn Khanh – Xóm Cụ - Lớp 5 Hỏi: Nhà văn hóa có thường xuyên mở cửa không? Đáp: Không. Mọi người thường chơi ngoài sân. Hỏi: Các trò chơi bọn em hay chơi khi ra nhà văn hóa là gì? Đáp: Bóng đá, dảy nhây, đánh cầu. Hỏi: Ở đây có thư viện không và nếu đến e sẽ đọc loại sách gì ? Đáp: Có nhưng nó ở gần Ủy ban xã hơi xa nên ngại đi lại. Còn sách thì e thích đọc sách ngữ văn. Hỏi: Tại đây bọn e có biết đến thư viện sách điện tử không ? Đáp: Có nhưng hiện tại ở đây không có để dùng. 29
2.3.3. Tổng kết: Các nhà văn hóa đa phần đều hoạt động chưa hiệu quả. Các xóm, các xã các tổ chức đoàn thể câu lạc bộ cho người dân tham gia chưa hoạt động tốt mà nhu cầu của người dân thì rất cần. Nhu cầu về một không gian sinh hoạt cộng đồng nơi đây là rất cần thiết mặc dù mỗi xóm đã có một nhà văn hóa riêng nhưng việc duy trì và tổ chức các hoạt động lại chưa được chú trọng và quan tâm, người dân thì cũng chỉ biết mong chờ các cấp. Vì vậy việc tạo lập một không gian cho người dân đến sinh hoạt là một vấn đề rất quan trọng trong đời sống xã hội ngày nay tại huyện Lạc Sơn nói riêng và cộng đồng dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình nói chung. Với mục đích vừa là để xây dựng một địa điểm sinh hoạt cho người dân vừa là nơi để lưu giữ, bảo tồn và phát triển các nét văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống những giá trị cốt lõi, đặc sắc của dân tộc Mường…Từ đó, đẩy mạnh phong trào trong đời sống xã hội của cộng đồng dân tộc Mường. 2.4 Yếu tố kỹ thuật xây dựng và vật liệu, phương thức xây dựng địa phương Quá trình dựng nhà của người Mường: Mở đầu việc dựng nhà, ông mo làm lễ cắm cọc vào nơi làm cầu thang. Sau đó, chủ nhà cày ba luống làm lệ trên nền làm nhà. Ông mo đi sau vảy nước vào những luống cày đó và khấn vía lúa. Người làm nhà chuẩn bị vài cụm lúa đã tuốt hết hạt chỉ còn cọng rơm ném ra xa rồi cầm đòn xóc đâm vào cụm lúa nâng lên. Mỗi lần nâng đòn xóc lên rồi lại để xuống và hát giang ý nói rằng "lúa đẹp, lúa nặng, lúa bay về nhà để cho no cho đủ…". Ông mo nâng các cụm lúa lên trên tay rước đi vài vòng rồi giang mo "đẻ đất đẻ nước" đoạn nói về rùa dạy dân làm nhà.Tiếp theo Ông mo vảy một thứ nước mà người Mường cho đó là nước phép vào những hố chôn cột để xin thần linh cho gia chủ làm nhà mới. Người Mường kiêng không để mấu của đòn tay quay xuống mặt sàn. Khi bắc đòn tay thì ngọn phải quay về gian cuối, gốc ở gian đầu nơi có cầu thang lên xuống. Gian này được gọi là gian gốc. Sào nhà gác lên thượng lương. Gốc sào cũng phải quay về gian gốc. Tre nứa dùng làm nhà phải không được cụt ngọn, không bị sâu hay bị đốt cháy dở. Gỗ làm nhà phải là loại gỗ chắc đảm bảo không mối mọt và thường là gỗ lim xanh, mài lái… Người Mường đặc biệt quan tâm đến những cây gỗ mọc ở núi đá như giống gỗ heo vì giống gỗ này chặt đốn thì mềm nhưng khi chôn xuống đất hàng trăm năm cũng không mục mại. Có nơi người Mường còn kéo gỗ ra ngâm bùn tại ngòi, suối khoảng một hai năm mới vớt lên làm. Những cây gỗ được chọn làm cột, sau khi lắp mộng, dựng khung, được chôn thẳng xuống những hố đã đào sẵn sâu khoảng 20 – 30 cm. Tục chôn cột nhà, ngoài dụng ý cho vững chắc khung nhà khi lợp mái, làm sàn, làm vách, còn có ý nghĩa tâm linh, thể hiện cho sự hoà hợp âm dương, một biến thể của tín ngưỡng phồn thực. Cho đến nay, đa số 30
người Mường đã thay đổi tục chôn cột nhà bằng cách nâng cột lên mặt đất và kê lên những phiến đá chống mối mọt. Tuy nhiên cột nhà của người Mường Thanh Sơn không được gia công bào gọt nhiều như cột nhà của người Thái và người Mường ở Hòa Bình. Nếu cột nhà của người Thái Sơn La được xẻ, bào, đẽo cho vuông thành, thì cột nhà của người Mường Thanh Sơn chỉ bào lớp vỏ ngoài và để tròn. Người Mường dùng con xỏ bằng tre, con then bằng gỗ, đinh kèo bằng gỗ…để đóng thay cho đinh sắt. Họ dùng lạt mây, giang hoặc tre bánh tẻ để buộc níu các ngoàm đẽo hoặc cột kèo. Khung nhà sàn của người Mường được dựng hoàn toàn bằng cách ghép mộng, đục đẽo mà thành. Đòn tay (tôn thảy) được đặt dọc mái nhà. Đòn tay cái có miếng tre kẹp chặt đòn tay vào đầu cột cái gọi là cái khoá kèo. Mái nhà lợp bằng lá cọ hoặc bằng cỏ gianh. Những cây nứa ngộ (loại nứa to và dày) vàng óng được lựa chọn kỹ để pha nan kẹp lá (như cái gắp dùng để kẹp cá nướng). Cứ như thế, những kẹp lá cọ được đưa lên mái buộc thẳng vào dui mè. Đây là cách lợp mái nhà theo tục truyền thống còn tồn tại phổ biến cho đến ngày nay. Một số nơi, người Mường đã thay cách lợp nhà. Lá cọ được đưa lên lợp vào dui mè mà không cần kẹp nữa. Mái nhà sàn khum khum hình mai rùa. Nếu như nhà sàn của người Mường ở Hoà Bình phổ biến là bốn mái (hai mái đầu hồi và hai mái dài). Sàn nhà thấp giống sàn nhà của người Thái thì nhà sàn của người Mường ở Thanh Sơn cũng như nhà sàn Yên Lập chủ yếu là loại nhà sàn hai mái mà không có mái đầu hồi. Mái nhà dốc vảy gần sát sàn. Nhà của người Mường không có sàn thềm bên ngoài như của người Thái. Sàn nhà được làm bằng những cây bương già thẳng pha thành mảnh dát xuống lược bỏ mắt và cạnh sắc ghép liền với nhau, dùng lạt mây buộc chặt kết thành từng mảnh buộc chặt vào khung sàn. Những sàn nhà của nhà Lang trước đây thì thường dùng gỗ tốt như lim, gụ làm sàn nên qua thời gian sử dụng, những tấm ván lên nước bóng láng. Từ mặt đất lên sàn nhà thường cao khoảng 2 đến 2,5 m tuỳ từng nơi ẩm thấp hay cao ráo. Công việc làm nhà tiến hành trong 4 – 5 ngày thì kết thúc. Ngày lợp mái, gia chủ tổ cúng tổ tiên, thổ công cai quản nơi mình ở. Lễ cúng gồm xôi nếp và thủ lợn bày ở khoảng đất trống chọn làm sàn. Nhà làm xong, gia đình lại tổ chức cúng tổ tiên, thổ công, ma rừng, ma cây, ma bến nước, ma đồi gò… thông báo rằng gia đình đã có một ngôi nhà mới, mời tổ tiên về chung vui với con cháu phù hộ gia đình may mắn. 2.5 Yếu tố về tổ chức không gian và tạo hình từ các công trình đã thu thập. 2.5.1 Mô tả đặc điểm không gian tạo hình và giải pháp kiến trúc của các công trình trên thế giới. 1. Nhà cộng đồng Marinilla 31
Địa điểm: Một mảnh đất vừa hẹp vừa méo trên đỉnh đồi, tại thành phố Marinilla của Colombia Kiến trúc sư của El Equipo Mazzanti
Hình 15: Nhà cộng đồng ở Marinilla của. Kts EL Equipo Mazzanti Một khung thép với lưới thép khiến người bên trong cảm thấy mình như ở trong chuồng chim đồng thời cũng làm cho cả khối nhà nhìn được nhẹ đi. Với kiến trúc là loại hỗn hợp, lồng ghép nhiều chức năng, người đứng ngoài thấy được người bên trong người bên trong thấy được cảnh quan bên ngoài ở một độ cao của ngọn đồi. Không gian công đồng này hướng tới: tạo một không gian để gặp gỡ, chơi nhạc, học hành, thảo luận, trồng cây… 32
Bên trong lõi là những không gian đóng mở linh động, vách bằng polycarbonate sơn đỏ, có thể dùng làm phòng học, phòng thảo luận, chơi nhạc. Giờ giải lao có thể ra ngồi võng mắc trên hành lang ngay cạnh đó. Lại có những khoảng trống như những mảnh vườn con cho mọi người tụ tập, tổ chức các buổi đọc sách, đàn hát, diễn kịch, tạo không gian cho con người vùng Marinilla gần nhau hơn. 2. Sở dịch vụ kiến trúc cộng đồng-Hồng Kong Vị trí: Sha Tin, Hong Kong Nhóm dự án: Alice Yeung, Thomas Wan, Jacqueline Lee, Edward
Hình 16 : Sở dịch vụ cộng đồng Hong Kong. KTS Alice yeung, Thomas Wan, Jacqueline Jee, EdwardWong Đây là một dự án thí điểm để thực hiện chiến lược quản lý giảm chất thải đầu tiên của Chính phủ. Trạm là nơi hỗ trợ các nỗ lực tái chế ở cấp cộng đồng , triển lãm tổ chức và chương trình giáo dục để về tầm quan trọng của việc tái chế. Nó bao gồm các trung tâm giáo dục, nhà xưởng, văn phòng và thiết bị phụ trợ.
33
Nhóm KTS không muốn các trạm là một điểm thu gom rác mà là một nơi bổ sung tích cực cho địa phương. Họ đã tận dụng một bãi đễ xe thành một điểm tập hợp và điều tiết.Theo họ thiết kế bền vững không phải là một kỹ thuật mà là một phần của văn hóa địa phương. Ý tưởng thiết kế: Các trạm được chia thành các khoảng sân vườn và cuối sân để phục vụ các chức năng của triển lãm và hội thảo tương ứng. Các tòa nhà được bao gồm thùng chứa mô-đun, trong khi sửa đổi để phù hợp với nhu cầu của các chức năng khác nhau. Ý tưởng của sân vườn là để thể hiện một ý thức cộng đồng và một liên lạc của ốc đảo trong trung tâm của khu vực công nghiệp. Nó tạo ra nhiều lớp không, từ không gian mở, không gian bán mở cho khu vực như một sự giải thích của các ý tưởng của gian hàng trong khu vườn Những khái niệm về 'gian hàng' và 'hiên' được thể hiện trong không gian triển lãm lưu thông khu vực cùng với sự khuếch tán của ánh sáng ban ngày thông qua các màn hình và giàn tre. Sử dụng linh hoạt của không gian có thể đạt được bằng cách bố trí mở và kết nối giữa các không gian trong nhà và ngoài trời. Các không gian xây mở ra các khoảng sân để tối đa hóa thông gió chéo cùng với ánh sáng tự nhiên được đưa vào văn phòng và khu vực đa chức năng bằng kính. Không gian triển lãm đủ ánh sáng qua mái tre và tường nửa kín. Các thanh dọc, bên trên phủ xanh lây lan qua tòa nhà và sân vườn như là một cách để đưa cây xanh của núi gần đó để đi vào bên trong trái tim của các công trình. 3. Trung tâm cộng đồng Crone Partners Rethink Vị trí : Úc Kiến trúc sư : Niall Du rney, Ashley Dennis, Thomas Chan
34
Hình 17: Trung tâm cộng đồng Crone Partners Rethink . KTS Niall Durney, Ashley Dennis, Thomas Cha
35
Bắt đầu với ý định suy nghĩ về việc xây dựng cộng đồng truyền thống và không gian phân loại công dân.Đối tác của các tính năng của cụm không gian với chương trình phân chia theo quy mô và nhu cầu. Ý tưởng : Xây dựng cộng đồng truyền thống và không gian riêng biệt cho công dân. Với vai trò các tính năng của cụm không gian với chương trình phân chia theo quy mô và nhu cầu . Các không gian cộng đồng được chia thành bốn tòa nhà. Với các chức năng đa dạng không gian theo trục chính tiếp giáp với nước để tối đa hóa điểm về năng lượng.
4. Trung tâm Cộng đồng San Vicente Ferrer
36
Hình 18 : Trung tâm cộng đồng San Vicente Ferre.r KTS Plan : Barquitectos Trung tâm Cộng đồng này là một phần của một mạng lưới các tòa nhà công cộng nhỏ được xây dựng theo kế hoạch của Chính phủ Antioquia, phân bố ở tám mươi thành phố. Mạng lưới mới này là một dự án giáo dục rộng rãi có tính chất công cộng trong tổ chức với cộng đồng thành phố, mục đích của nó là làm cho giáo dục chất lượng cao đạt được các khu vực khác nhau của bộ. Tất cả các trung tâm cộng đồng đều có một chương trình tương tự và không gian công cộng độc nhất. San Vicente Ferrer là một đô thị nằm ở Đông Antioquia ở độ cao 2150m trên mực nước biển, trong một vùng núi có khí hậu lạnh giá liên tục. 70% dân cư là nông dân. Trung tâm nhỏ của nó bao gồm một cấu trúc đô thị "hữu cơ" được đặt trên một địa 37
hình không đều và dốc. Khu vực được giao cho trung tâm cộng đồng nằm ở rìa của trung tâm thị trấn và là một đoạn của một ngọn núi mà trước đây đã được cắt và san bằng ba mặt của chu vi của nó, để lại một bề mặt dốc và dốc. Các bản vẽ và kiến nghị của cộng đồng đã nhất quán với mong muốn có một tòa nhà với sân giữa và khả năng có một sân khấu ngoài trời, các yêu cầu được kết hợp với đặc điểm địa hình của cốt truyện và chương trình giáo dục do chính phủ quy định. Đường dành cho người đi bộ và xe cộ kết nối trung tâm cộng đồng với trung tâm đô thị được kết nối với một đoạn đường nối mới đi ngang qua tòa nhà và sân thượng bước vào bậc thang của mái nhà, từ đó có thể quan sát cảnh quan gần và quay trở lại thị trấn Nó có thể được chéo từ mái ra vào nội thất, từ lối ra vào sân, và hình học của nó được lấy từ các đường viền của đất. Đá đã được chọn để ven tường của nó và gạch bê tông của sàn nhà được kết nối với các vật liệu truyền thống được sử dụng trong các công trình của khu vực. Mỗi không gian nội thất đều có cửa sổ trần được định hướng để nhận ánh sáng gián tiếp. 5. UVA El Paraíso Kiến trúc sư : EDU - Empresa de Desarrollo Urbano de Medellin Vị trí : San Antonio de Prado, Medellín, Antioquia, Colombia
38
Hình 19 : Trung tâm cộng đồng OVA EL Paraiso. KTS EDU Empresa De Dearrollo Urbanode Medellin Các đơn vị UVA là những biến đổi đô thị trong khu phố của Medellin, dự định tổ chức cuộc họp công cộng, quảng bá thể thao, giải trí, văn hoá và sự tham gia của cộng đồng 39
Các chương trình chung, dự án và thành phố: Thiết bị tạo sự cân bằng trong dịch vụ cho khu phố và thành phố Tái chế không gian hiện có và không sử dụng: Phục hồi không gian đô thị bị hạn chế trong không gian công cộnghiệu quả Kiến trúc tương tác với người dân, tạo ra kinh nghiệm "Paradise", là một trung tâm thể thao, hoạt động giải trí và văn hoá, được hình thành như một câu lạc bộ khu phố nằm trong một trong những khu phát triển cao nhất của Medellin, vị trí của nó phản ứng với việc hợp nhất một dự án chiến lược Trung tâm đô thị, liên kết thông qua. Dòng suối La Cabuyala như là trục môi trường và công viên San Antonio Prado-thư viện như một cơ sở văn hoá hiện có là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng nông thôn và mở rộng nhà ở, với nhu cầu cao về các hoạt động văn hoá, âm nhạc và thể thao. Dự án này được sinh ra từ thiết kế có sự tham gia của cộng đồng thông qua việc xây dựng tập thể các ý tưởng và trí tưởng tượng nơi mà con người là nhân vật chính, phương pháp làm phong phú thêm thiết kế với không gian hướng tới các đề xuất về không gian thể thao và các hoạt động văn hoá âm nhạc và nhảy múa, sở hữu và tính bền vững.. Medellin là một thành phố với rất ít không gian cho không gian công cộng và các tiện ích công cộng mới, một thách thức thiết kế các tòa nhà là công viên trên bao phủ , tối ưu hóa diện tích để gặp gỡcon người với con người. Trong các hoạt động khác nhau làm sôi động cuộc sống đô thị và môi trường như phòng tập thể dục ngoài trời, công viên trượt băng, sân chơi, Không gian tương tác với nước, hiệu quả 100% và có thể tiếp cận không gian công cộng. 2.5.2 Mô tả giải pháp không gian và tạo hình từ các công trình tại Việt Nam. 1. Re-ainbow Dự án nhà cộng đồng đa chức năng được thiết kế và xây dựng bởi công ty H&P Architects và nhóm tình nguyện, hoàn thành năm 2015 Địa điểm xây dựng: thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Dự án góp phần giúp cộng đồng nâng cao năng lực thích ứng, ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua giải pháp tận dụng đồ phế thải và sử dụng năng lượng hiệu quả. Dự án đề xuất thu gom và tái sử dụng nhiều loại vật liệu cũ hỏng như thép ống giàn giáo, tấm tôn, gạch xây, gạch ốp lát, thiết bị vệ sinh, bàn ghế,… bằng sự tham gia của người dân địa phương với cách thức xây dựng thủ công tạo nên hệ kết cấu đủ sức khoẻ sống chung với gió bão lớn. 40
Hรฌnh 20 : Re- Ainbow Nhรณm KTS H&P Architects 41
Công trình xử lý hiệu quả thông gió và chiếu sáng tự nhiên, tận dụng năng lượng mặt trời để chuyển hoá thành điện chiếu sáng và đun nóng nước sinh hoạt, tận dụng nước mưa và tái sử dụng nước thải. Re-Ainbow là công trình đa chức năng phục vụ cộng đồng, kết hợp bởi hai yếu tố phần “tĩnh” và “động”. Phần “tĩnh” gồm có trạm y tế, nhà vệ sinh công cộng và khu vực phụ trợ. Phần “động” có thể dùng làm lớp học, nơi biểu diễn nghệ thuật, không gian hội họp, sân khấu, nơi tập thể dục thể thao, quầy giải khát,.. tuỳ theo từng nhu cầu cụ thể mà biến hoá với hệ vách ngăn và bao che di động. Phía ngoài công trình là các sân bãi bóng chuyền, cầu lông, nhảy xa,.. để rèn luyện thể chất và diễn ra các hoạt động ngoài trời. 2. Nhà nguyện (the Chapel) Thiết kế : KTS Nguyễn Hòa Hiệp - a21 Studio
Hình 21: Nhà Nguyện. KTS Nguyễn Hòa Hiệp 42
The Chapel nằm ở ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Bên trong, The Chapel có một không gian duy nhất bao phủ bởi một màu trắng tinh khiết. Nhiều lớp rèm cửa màu sắc có trật tự sắp xếp, mở ra thêm nhiều màu sắc để toàn bộ không gian cũng như làm dịu đi cái lạnh của các khung bằng kim loại. Ngoài cảm giác tự nhiên, sự mộc mạc của gỗ được dùng làm sàn nhà và đồ nội thất, bên cạnh bố trí khu vườn xung quanh tòa nhà. 3. Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh Địa điểm: Xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Thiết kế: KTS Hoàng Thúc Hào , văn phòng 1+1>2 Được xây dựng như một biểu tượng kết tinh các giá trị văn hóa và góp phần cải thiện sinh kế của cư dân địa phương, lấy ý tưởng thiết kế từ chính ngôi làng cùng những nguyên vật liệu quen thuộc. Công trình nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh là nơi tập huấn ứng phó biến đổi khí hậu và là không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao... Nhìn từ bên ngoài, công trình mang đậm nét đặc trưng tiêu biểu cho hình ảnh nông thôn làng quê Việt Nam với rừng cau thẳng đứng.
43
Hình 22 : Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh KTS Hoàng Thúc Hào Giàn cây leo giăng ngang những thân cau kết hợp hệ cấu trúc mái thích nghi gió bão, cùng hình thành lớp vỏ kép giảm đáng kể bức xạ mặt trời, tạo diện tích bóng mát lớn, sinh động. Sân trong gợi nhắc không gian nhà cổ Hội An, thông gió đối lưu. Đặc biệt, kết cấu cột gỗ và khung tre vững chắc, các nguyên vật liệu thiên có sẵn. Hệ mái lá dừa với vạt mái lớn, dốc vào trong thành phễu thu nước mưa, một phần dẫn ra bể chứa nước phục vụ sinh hoạt, tưới tiêu, đặt đầu hướng gió, giảm nhiệt gió vào; một phần tái sử dụng cho nhà WC. Tường bao xây gạch hai lớp không nung, tạo lớp đệm không khí, cách nhiệt và ngăn tiếng ồn. Khối nhà chính có chức năng hội họp, triển lãm, tổ chức sự kiện. Không gian nhỏ hơn là thư viện xen các lớp học thiếu nhi. Với hệ vách ngăn di động, không gian dễ dàng biến đổi linh hoạt, diện tích lớn nhỏ tùy nhu cầu sử dụng thực tế. Văn phòng điều hành đặt tại khối phụ. Khu giải khát gần sân chơi trẻ em, sân thể thao ngoài trời. Nhà cộng đồng xã Cẩm Thanh là một điển hình kiến trúc xanh theo xu hướng bền vững, phát huy những yếu tố văn hóa, đổi mới không gian, cách tân phương thức sử dụng vật liệu địa phương. Văn hóa bản địa chính là chìa khóa phát triển kiến trúc xanh hiện đại Việt Nam.
44
4. Nhà cộng đồng Suối Rè Cách tổ chức mă ̣t bằ ng đưa con người luôn sử du ̣ng với các không gian như lớp ho ̣c, thư viê ̣n, không gian sinh hoa ̣t chung, nó giúp nó sẽ luôn đươ ̣c duy trì (đươ ̣c số ng). Cấu trúc không gian tổng thể được tổ chức thành chuỗi ta ̣o thành mô ̣t không gian mở cho công triǹ h giúp tiế t kiê ̣m năng lươ ̣ng mô ̣t cách tố i đa, không gian phía trước là sân rộng, là nơi hoạt động ngoài trời. Các không gian sinh sống chủ yếu nằm ở phần giữa, gồm hai tầng. Tầng trên là một trường mẫu giáo kết hợp với thư viện, và không gian khác... Cùng với viê ̣c đưa con người luôn sử du ̣ng công trin ̀ h nhưng cũng không làm mấ t đi bản sắ c văn hóa dân tô ̣c ta ̣i chính nơi đó và giảm chi phí công trình bằ ng cách sử du ̣ng cấu trúc đơn giản, tiết kiệm, tận dụng sẵn có của vật liệu địa phương như đá, tre... cùng với vâ ̣t liê ̣u tái chế .
45
Hình 23: Nhà cộng đồng suối rè KTS Hoàng Thúc Hào Các chức năng linh hoạt hiên rộng với những bãi cỏ đóng vai trò như một chiếc gối màu xanh với tầm nhìn cao.Tầng trệt được thiết kế để phù hợp với sườn lõm, sử dụng năng lượng tự nhiên. Nó có thể tránh gió mùa đông bắc lạnh vào mùa đông và nhâ ̣n đươ ̣c gió mùa đông-nam .Trên tầng trệt, dân làng tụ tập, làm băng ghế dự bị. Đặc biệt, trẻ nhỏ và người cao tuổi có thể được ở lại đây trong thời gian rất lạnh hoặc nóng. 5. BES pavilion Địa điểm: nằm ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh, BES (Bamboo Earth Stone) được tạo nên bởi vật liệu địa phương và cách thức xây dựng dân gian trên quan điểm lấy người sử dụng làm trung tâm. Kiến trúc sư: H&P Architects
46
Hình 24 : BES pavillon Nhóm KTS H&P Architects Khoảng sân trong tạo thành một giếng trời một không gian giao tiếp chung ,đồng thời là điểm luân chuyển gió,ánh sáng và con người bên trong công trình Các khối không gian cộng đồng theo modul được bố trí chuyển động tựa theo dạng vòng xoắn ốc vàng tạo thành các không gian riêng . Giữa các khối tạo ra các khoảng gấp khúc để lưu thông gió và tán xạ ánh sáng tự nhiên . Bố trí mặt bằng: Chia tách thành các gian riêng biệt nên việc hội họp cho số đông gặp khó khăn. Công trình này xuất hiện các khe, góc tường tạo bởi các gian riêng biệt này sẽ khó đảm bảo vệ sinh và an ninh . Vật liệu: Tường chình chất liệu là đất pha đá phong hóa và được đầm từng lớp với coffare, nhưng vấn đề bị ngập lụt tại đây cũng là một vấn đề. Thiết kế tạo hình: Bố cục chia nhỏ và chất cảm của vật liệu tự nhiên hấp dẫn. 2.6. Kết luận và yêu cầu Từ cơ sở pháp lý về xây dựng và văn hóa tuyến xã, tuyến huyện của cả nước và huyện Lạc Sơn , tỉnh Hòa Bình làm tiền đề lý luận cho các giải pháp về kiến trúc .
47
Qua việc tìm tài liệu về đặc điểm văn hóa, đời sống ,xã hội và kiến trúc truyền thống của cộng đồng người Mường tại tỉnh Hòa Bình. Rút ra được giá trị cốt lõi của văn hóa và đặc điểm về vật liêu, cách thức xây dựng của kiến trúc dân tộc Mường. Qua khảo sát thực tế về thực trạng và nhu cầu về không gian sinh hoạt cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình, cụ thể là huyện Lạc Sơn để nắm được tình hình hiện tại để từ đó đề xuất các giải pháp cho từng loại hình như : đối với các công trình sinh hoạt cộng đồng hiện tại đã là các dạng nhà sàn truyền thống thì sẽ là cải tạo tổ chức lại các không gian và phương án thực nghiệm thiết kế một mô hình mới. Qua việc sưu tầm và nghiên cứu các công trình về sinh hoạt cộng đồng trên thế giới và tại việt nam .Tiếp thu, học hỏi chọn lọc các giải pháp về tạo hình và ứng dụng vật liệu và ý nghĩa từ bối cảnh địa điểm mà mỗi công trình tồn tại.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MƯỜNG TỈNH HÒA BÌNH, LẤY HUYỆN LẠC SƠN LÀM VÍ DỤ NGHIÊN CỨU. 3.1. Nhu cầu không gian mang tính chất phát triển văn hóa văn nghệ theo hướng phi vật thể cho người Mường tại tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh những tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống cộng đồng người Mường thông qua các chính sách của Đảng và Nhà nước, cùng với sự giao lưu văn hóa và sự phát triển kinh tế thì sự thay đổi trong tập quán xây dựng, văn hóa xã hội... Sự thay đổi này còn khiến cho không gian sinh hoạt của người Mường dần biến mất. Như vậy cần có các giải pháp can thiệp, quản lý, tổ chức cùng các chương trình phát triển, hoạch định chiến lược từ chính quyền địa phương những nhà chuyên môn và các cấp quản lí. Để tránh tình trạng không gian sinh hoạt dần mất đi bản sắc của cộng đồng người Mường. Các giá trị về nghệ thuật dân gian cần được đầu tư, khai thác, phát huy và quảng bá các giá trị cốt lõi của cộng đồng dân tộc Mường. Trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Mường - Hát Séc bùa - được nhiều người ưa thích, là loại dân ca ca ngợi lao động, và các nét đẹp phong tục dân tộc. Bọ mẹng là hình thức hát giao du tâm sự tình yêu. Cũng là loại dân ca phổ biến như vậy việc đưa các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống này vào hoạt động tại các nhà căn hóa dưới hình thức các câu lạc bộ của mỗi xóm làng vừa là để lưu giữ nghệ thuật truyền thống vừa là để cho dân làng hiểu và yêu cái bản sắc của dân tộc mình khi mà việc bảo tồng và lưu giữu tốt sẽ là bước tiền đề cho việc đẩy mạnh phòng trào thi đua thể hiện văn nghệ dân gian của các xóm , các xã và các huyện với nhau. 48
Nghệ thuật dân gian của dân tộc Mường có giá trị và tiềm năng. Tuy nhiên, không được bảo tồn và phát triển ở các thế hệ sau này,các loại hình nghệ thuật này chỉ được tái hiện mỗi khi diễn ra lễ hội hay những dịp sinh hoạt cộng đồng lớn.Như vậy cần một không gian để bảo tồn ,phát huy và làm sống lại các giá trị bản sắc trên cho cộng đồng người Mường ,cho thế hệ tương lai và cho các cộng đồng khác biết đến một bản sắc văn hóa Mường.Từ đó tạo nên một bản sắc riêng biệt cho cộng đồng dân tộc Mường có thể nâng tầm và sánh ngang với di sản văn hóa phi vật thể của Việt Vậy việc quy hoạch và tổ chức một không gian cho người dân có thể đến trao đổi kiến thức ,kinh nghiệm và cùng nhau dạy các kĩ năng nghề thủ công , các lớp dạy giao lưu văn hóa, văn nghệ, các lớp tập huấn về việc khai thác, sử dụng rừng hiệu quả,kinh tế và tổ chức sự kiện cho bản làng . Địa điểm cho cộng đồng dân cư nơi đây có thể đến để hội họp và hoạch định cùng với trưởng bản và những nhà quản lý các phương án khả thi như việc thu hút khách du lịch , đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm thủ công để quảng bá cho khách du lịch và có thể xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng, phát triển văn hóa phi vật thể để từ đó có thể phát triển văn hóa vùng. 3.2. Nguyên tắc và yêu cầu Đảm bảo kiến trúc truyền thống của địa phương. Thiết kế phải đảm bảo các điều kiện về tầm nhìn cảnh quan và vệ sinh môi và an toàn sử dụng. Đạt được các tiêu chí tốt về điều kiện vi khí hậu, phù hợp với điều kiện môi trường. Tiết kiệm năng lượng, đáp ứng đủ tiện nghi và không gian sinh hoạt của dân cư. Đặt nhu cầu, nguyện vọng tâm lý của dân cư lên hàng đầu. Đưa người sử dụng gần gũi với thiên nhiên hơn. Tuân thủ đúng theo những quy định, tiêu chuẩn thiết kế, luật nhà ở và hệ thống pháp lý hiện hành đối với không gian sinh hoạt cộng đồng.
49
3.3. Giải pháp tổ chức tổng quan không gian sinh hoạt cộng đồng tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hình 25 : Đề xuất Sơ đồ tổ chức tổng quan không gian kiến trúc Nhà sinh hoạt cộng đồng đối với huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình. 3.4 Giải pháp cơ cấu không gian sinh hoạt cộng đồng tại huyện Lạc Sơn,Hòa Bình 3.4.1. Xác định “Sơ đồ quy mô cơ cấu không gian sinh hoạt cộng đồng người Mường” đối với huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hình 26 : Xác định sơ đồ cấu trúc không gian sinh hoạt theo quy mô tỷ lệ phần trăm đối với tuyến xã, tuyến huyện đối với huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
50
Theo TCVN 9365 : 2012 .Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế trong Điều 5 mục 5.1.1 . Tiêu chuẩn diện tích xây dựng của các khối chức năng chính trong nhà văn hóa - thể thao được quy định như sau: Khối hoạt động quần chúng Khối học tập Khối công tác chuyên môn Khối quản lý hành chính
50 %; 35 %; 10 %; 5 %.
Từ các tiêu chuẩn trên thì nhóm đưa ra được phương án về cơ cấu diện tích không gian lớn , khi đó áp dụng tới hiện trạng của các xã của huyện Lạc Sơn tỉnh Hòa Bình . 3.4.2. Đề xuất sơ đồ cấu trúc không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường Lạc Sơn – Hòa Bình theo quy mô chi tiết không gian sử dụng.
Hình 27 : Sơ đồ hiện trạng không gian sinh hoạt của người Mường 51
Hình 28 : Đề xuất sơ đồ cấu trúc không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường Lạc Sơn – Hòa Bình theo quy mô chi tiết không gian sử dụng Áp dụng TCVN 9365 : 2012 .Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế trong Điều 5 với các mục sau : Mục 5.2.1 Nội dung của khối hoạt động quần chúng gồm các phòng chính sau: Phòng khán giả; Phòng vui chơi giải trí; Phòng giao tiếp; Phòng triển lãm (phòng trưng bày, phòng truyền thống); Phòng đọc sách, thư viện; Phòng thể thao, sân thể thao. Mục 5.3.1. Khối học tập cần bố trí ở nơi yên tĩnh trong nhà văn hóa - thể thao (trừ phòng luyện tập tổng hợp, phòng tập thể thao, sân thể thao). Khối học tập gồm các phòng sau: Phòng luyện tập tổng hợp; 52
Phòng tập thể thao; Sân tập thể thao; Phòng học; Phòng dạy mỹ thuật. 5.4.1. Khối công tác chuyên môn gồm: lãnh đạo các phòng ban, ban chỉ huy thiếu niên nhi đồng, ban văn hóa quần chúng. 5.5.1. Khối quản lý hành chính có vị trí thuận tiện liên hệ với bên ngoài và quản lý bên trong. Khối quản lý hành chính gồm các phòng giám đốc, phòng làm việc, phòng văn thư đánh máy, phòng kế toán, phòng lễ tân, phòng trực ban. Sau khi vận dụng các văn bản pháp lí ,tiêu chuẩn của bộ cùng các thông tư văn bản để đưa ra được sơ đồ cấu trúc các không gian. Sau đó ta rút ra được mô hình chung về không gian sinh hoạt cộng đồng của người mường như trên tại Huyện Lạc Sơn Hòa Bình. 3.5. Giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. 3.5.1. Đề xuất: Mô hình sơ đồ hóa không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường huyện Lạc Sơn – Hòa Bình. Từ cơ sở thực tiễn, phân tích ,đánh giá,khảo sát thực tế và thông qua các văn bản pháp lý để đưa ra các không gian bên trong và bên ngoài mỗi nhà sinh hoạt cộng đồng nhằm đáp ứng được các nhu cầu về tinh thần và vật chất cho mỗi cộng đồng dân cư và dân tộc Mường tại tỉnh Hòa Bình nói riêng. Tùy vào mật độ dân số mỗi xã sẽ đễ xuất thêm bớt những loại không gian nào cho phù hợp với quy mô diện tích.Đối với các khối chức năng bên trong sẽ được bố trí sao cho mỗi địa điểm nhà sinh hoạt cộng đồng sẽ có những không gian chức năng khác nhau với những không gian sẽ hướng tới việc phát triển thế mạnh cho mỗi nơi đó. Tạo dấu ấn văn hóa đặc trưng. Còn đối với cấp huyện sẽ là áp dụng theo tiêu chuẩn về nhà văn hóa tuyến huyện và thêm vào đó là các không gian truyền thống đặc trưng của dân tộc Mường.
53
Hình 29 : Đề xuất: Mô hình sơ đồ hóa không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường huyện Lạc Sơn – Hòa Bình
54
3.5.2. Đề xuất: Sơ đồ chức năng cơ bản - không gian sinh hoạt của người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hình 30 : Đề xuất: Sơ đồ chức năng cơ bản - không gian sinh hoạt của người Hình 30 : Sơ đồ chức năng cơ bản không gian sinh hoạt người Mường Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình 55
3.5.3. Đề xuất: Sơ đồ tổng quan không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Hình 31 : Đề xuất: Sơ đồ tổng quan không gian sinh hoạt cộng đồng của người Mường tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình
56
3.6. Giải pháp sử dụng kỹ thuật xây dựng và vật liệu địa phương tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình. Giải pháp kết cấu đơn giản, tiết kiệm, vật liệu địa phương sẵn có. Tận dụng đá thô, kết hợp tre, nứa hoặc gỗ nếu có thể ( nhưng gỗ ngày một khan hiếm) kết hợp công tác chuẩn bị và xử lý vật liệu trước khi đem ra sử dụng thi công của dân tộc Mường. Tường có thể kết hợp xây bằng đá hoặc tường trình bằng đất nâu mịn tại địa phương sẵn có . Ứng dụng vật liệu thân thiện và bền vững với môi trường do phần lớn kết cấu bao che đối với nhà truyền thống người Mường đều là gỗ mà gỗ thì giờ đây không sẵn có như trước nên việc sử dụng vật liệu mới mà vẫn giữ được cái nét , cái hồn của người xưa là một điều quan trọng Mái làm bằng vật liệu nhẹ như tranh, tre, nứa, lá hoặc ngói truyền thống theo hình thức nhà ở, nhà lang hình thức truyền thống của dân tộc Mường cổ truyền. Tuy nhiên do cuộc sống hiện đại thì việc áp dụng vật liệu mái hiện đại và có đặc tính bền vững và thân thiện với môi trường thay cho rơm rạ,mái tranh là tối ưu. Việc ứng dụng các vật liệu mới cũng ứng với sự phát triển của cuộc sống nhưng làm sao vẫn hài hòa và phát huy được các phương thức thi công và kĩ thuật xây dựng của dân tộc Mường việc có thể để cho người dân bản địa có thể trực tiếp tham gia đóng góp trong quá trình xây dựng là một yếu tố quan trọng trong cộng đồng. Ngoài ra, cuộc sống hiện đại thì các trang thiết bị cơ bản để phục vụ và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống của người dân nên được ứng dụng như bị các trang thiết bị hệ thống pin mặt trời, bể thu lọc nước mưa, đèn LED tiết kiệm điện, bể phốt không ô nhiễm môi trường. Đây chính là những giải pháp mang yếu tố kiến trúc xanh, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với thiên nhiên và cộng đồng. 3.7. Giải pháp kế thừa cấu trúc không gian truyền thống và kết hợp với hình thức kiến trúc điạ phương. Mỗi vùng miền hay một cộng đồng dân tộc đều có kiến trúc truyền thống ,một bản săc vùng miền.VD: Nhà ở của cư dân đồng bằng Bắc bộ thường được làm bằng khung xoan, mít hay tre có kết cấu vững chắc với vì kèo ba bốn cột, liên kết bởi xà ở đầu và bậu ở chân cột. Xoan, mít hay tre sau khi được chọn lựa, để tránh bị tượng mối mọt và tăng độ bền, trước khi dựng nhà người ta thường mang đi ngâm ở các ao, hồ khoảng 12 năm. Nhà thường được làm với kết cấu ba gian hai trái, đối với những nhà khá giả thì có thể nhiều hơn và nguyên vật liệu làm khung nhà được chọn có thể là những cây gỗ tốt hơn. Mái của ngôi nhà được thiết kế có độ dốc lớn để thoát nước mưa và tránh dột, tận dụng không gian từ độ dốc lớn làm thành gác, kệ lửng thêm chỗ để kho chứa thóc lúa, ngô khoai... Mái đưa ra xa chân tường vừa tạo nên bóng râm vừa tránh mưa hắt vào 57
các chân cột gỗ và tường đất nện. Từ đó tạo nên hiên nhà giúp che nắng đồng thời nới rộng không gian sử dụng tiện ích cho ngôi nhà. Như vậy đối với cộng đồng dân trộc Mường việc kế thừa từ nếp không gian nhà sàn truyền thống (nhà Lang )của người Mường với cấu trúc nhà nhiều gian của dân tộc Mường một nét kiến trúc truyền thống được lưu giữ qua nhiều thế hệ cộng đồng dân tộc Mường. Từ đó, xây dựng lên một không gian vẫn mang dáng dấp truyền thống và ứng dụng thêm những điều kiện mới về trang thiết bị, không gian mới vào công trình mang tính hiệu quả cho công trình đồng thời vẫn đem đến một kiến trúc bản sắc cho cộng đồng người Mường. Cấu trúc không gian tổng thể được tổ chức theo các lớp: Lớp trước là khoảng sân thoáng, nơi diễn ra các hoạt động ngoài trời, vui chơi , hoạt động tập thể như thể thao, hội hè, lễ hội, trình diễn văn nghệ. Không gian sinh hoạt chính ở lớp giữa có thể có hai tầng hoặc một tầng. Tầng trên có thể kết hợp nhà trẻ, lớp mẫu giáo kết hợp thư viện, hội họp thôn...các chức năng đan xen linh hoạt có thể sử các vách ngăn di động. Tầng trệt với những hàng cột ( trước kia thì sử dụng vật liệu gỗ ) hiện tại giải pháp đưa ra là có thể sử dụng đá thô và vẫn có thể tổ chức các không gian phụ trợ cho công trình để sử dụng một cách hiệu quả hơn khai thác tối đa công trình.Có thể sử dụng cho mục đích cho các hoạt động thường xuyên diễn ra cho trẻ em, phụ nữ và người cao tuổi như : chơi cờ ,văn nghệ dân gian , câu lạc bộ Nơi dân làng tụ họp, tổ chức làm nghề phụ,các hoạt động truyền thống và cũng có thể đưa các bộ môn mới hiện đại về cho người dân được tiếp cận nhất là trẻ con, người già có thể sinh hoạt ở tầng trệt mọi thời điểm trong ngày. ( lớp học võ thuật, lớp khiêu vũ, thể dục dưỡng sinh ) Cuối cùng điều phải đạt được là công trình phải tổ chức được một không gian có dấu ấn kiến trúc của người Mường cái “hồn cốt kiến trúc” của người Mường”. Muốn vậy cần nắm được ngôn ngữ của kiến trúc hiện đại và lồng ghép “khung cảnh địa phương” để có thể tạo ra được “một ngôn ngữ kiến trúc” hoàn toàn mới lạ và bản sắc địa phương nổi bật để đi kết quả giải quyết được vấn đề văn hóa dân gian truyền thống và bản sắc kiến trúc địa phương.
58
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài" GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CHO NGƯỜI MƯỜNG TẠI TỈNH HÒA BÌNH LẤY HUYỆN LẠC SƠN LÀM VÍ DỤ NGHIÊN CỨU" là một đề tài hay với lĩnh vực kiến trúc Việt Nam. Nó liên quan nhiều tới các vấn đề về văn hóa, hoạt động tập thể, kĩ thuật ,kiến trúc truyền thống của vùng cao ... Các tài liệu nghiên cứu phần nào liên quan đến vấn đề này hiện chưa có nhiều và chỉ là những ý tưởng của các nhà nghiên cứu, nhà văn hóa chứ chưa phải là hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, với phạm vi là nghiên cứu khoa học chuyên ngành, các thí nghiệm thực tế không có điều kiện tiến hành. Tất cả các cơ sở khoa học đều dựa trên các tài liệu có sẵn của luật, tài liệu văn hóa, và các nguyên lý thiết kế... 1. Để giải quyết đầy đủ và sâu sắc vấn đề trên cần khảo sát và nghiên cứu trên quy mô lớn các yếu tố: - Tổ chức lại không gian nhằm nâng cao chất lượng không gian . - Phát triển yếu tố văn hóa truyền thống của người mường.Sự ảnh hưởng của đô thị tới văn hóa dân tộc. - Tình hình phát triển của khoa học công nghệ và vật liệu thân thiện môi trường. - Tất cả các yếu tố trên trong luận văn chỉ giới hạn ở sự tổng hợp của các tài liệu nghiên cứu đã có. Đồng thời, đề tài cũng đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp cụ thể có thể ứng dụng vào thực tế thiết kế nhà văn hóa cộng đồng (không gian sinh hoạt cộng đồng) của người Mường huyện Lạc Sơn, tinh Hòa Bình . 2. Dưới đây là một số kết quả của đề tài: - Đề xuất các giải pháp tổ chức mặt bằng công trình để đạt được các tiêu chí về văn hóa bản sắc vùng miền cũng như kết nối với không gian môi trường xung quanh. - Bảo tồn và phát huy kiến trúc bản sắc văn hóa của dân tộc Mường. - Đề xuất các giải pháp về kiến trúc để đạt được các tiêu chí tốt về điều kiện vi khí hậu như: + Hài hòa không gian bên trong và bên ngoài để kết nối với thiên nhiên. + Đề xuất sử dụng vật liệu giảm thiểu tác động ngược lại với môi trường, tiết kiệm năng lượng. + Phù hợp với công trình xung quanh và năng cao về giá trị về văn hóa tinh thần. 59
2. Kiến nghị Đề tài cũng đề xuất một số kiến nghị sau: - Nhà nước cần bổ xung hệ thống văn bản chính thức thống nhất các quy định về tiêu chuẩn liên quan tới yêu kiến trúc của mỗi dân tộc. - Cần có các nghiên cứu sâu sắc về các giải pháp tổ chức không gian sinh hoạt cộng đồng để người dân có thêm những địa điểm, có thêm các sự lựa chọn - nhằm tạo ra các cơ hội để con người gần gũi với con người, con người gần gũi với môi trường tự nhiên và ngược lại. - Cần có các chủ trương chính sách để khuyến khích các nhà thiết kế cũng như các chủ đầu tư trong việc thiết kế, đầu tư, xây dựng các công trình theo hướng phát triển kiến trúc bản sắc dân tộc theo từng vùng miền. Đây cũng là câu hỏi chung cho kiến trúc Việt Nam : Bản sắc kiến trúc của đất nước Việt Nam là gì?
60
D – DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Xây dựng số: 16/2003/QH11, được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003; 2. Nghị quyết số: 05/2005/NQ-CP, ngày 18 tháng 4 năm 2005, của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; 3. Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2006, và Nghị định số: 04/2008/NĐ-CP, ngày 11 tháng 01 năm 2008, của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội; 4. TCVN 9365 : 2012. Nhà văn hóa thể thao – Nguyên tắc cơ bản để thiết kế 5. TCXDVN 287: 2004 . Công trình thể thao- Sân thể thao- Tiêu chuẩn thiết kế. 6. TCVN 4603- 1988 . Công trình thể thao - Quy phạm sử dụng và bảo quản 7. TCVN 2748- 1991 . Phân cấp công trình xây dựng - Nguyên tắc chung 8. TCVN 2622- 1995 . Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế. 9. TCXDVN 264 : 2002. Nhà và công trình- Nguyên tắc cơ bản xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng. 10. Tạp chí văn hóa nghệ thuật -Góp phần nghiên cứu văn hóa và dân tộc - tạp chí văn hóa nghệ thuật - Hà Nội 1992 11.
Tản Mạn Văn Hóa Mường - Hòa Bình - NXB Thông Tin & Truyền Thông-( 2012)
12. Nguyễn Thị Hằng - Những biến đổi văn hóa và có tính cố kết cộng đồng dân tộc Mường -Sự biến đổi vật chất văn hóa tinh thần dân tộc mường -Luận án tiến sĩ xã hội học trường khoa học xã hội và nhân văn (2015 ) 13. Nguyễn Khắc Tục - Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam Tập 1 , - Trình bày về nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nâm thuộc nhóm ngôn ngữ Việt Mường 14. Nhà sàn người Việt – kiến trúc văn hóa trong ngôi nhà mường cổ (2014) 15. Thanh Hoa – Làng nhà sàn cổ của người mường – Nét văn hóa kiến trúc nhà mường cổ.
61
Danh sách các trang web tham khảo 1 - http://kienviet.net/2013/03/29/net-doc-dao-trong-kien-truc-nha-san-nguoi-muong/ 2-https://vi.wikipedia.org/wiki/ nguoi muong 3 - http://danviet.vn/que-nha/kien-truc-nha-san-co-cua-nguoi-muong-198573.html 4- https://kpvn.com.vn/2014/10/13/kien-truc-van-hoa-trong-ngoi-nha-muong-co/ 5-http://vovworld.vn/vi-VN/Sac-mau-cac-dan-toc-Viet-Nam/Dan-toc-Muong-vanhung-net-van-hoa-dac-sac/267793.vov 6 – http://www.archdaily.com/ 7 - http://www.baohoabinh.com.vn/40/70013/Diabanphan_bo_dan_toc_Muong Hoa_Binh.htm 8- http://lienketviet.net/blog/4628/net-dep-trong-van-hoa-le-hoi-dan-toc-muong-hoabinh/ 9 - http://archinect.com/
62