NGỌC LÃNG - LÀNG LƯU THUỶ - Đồ án Quy hoạch đô thị bền vững

Page 1

1


2

3


LỜI NÓI ĐẦU Trong tiến trình lịch sử của nhân loại, đô thị đã hình thành, tồn tại, phát triển cùng với xã hội loài người và đóng vai trò quan trọng đối với mỗi người, mỗi quốc gia vì ở bất kì quốc gia nào nó đều là tấm gương phản chiếu thời đại, ghi dấu ấn lịch sử. Tuy nhiên chỉ khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, kéo theo quá trình đô thị hoá mở rộng, các đô thị mới trở mình thay đổi rõ rệt. Đô thị hoá trở thành quá trình tất yếu của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá ở nước ta diễn ra nhanh chóng, đặc biệt là quá trình “đô thị hoá nông thôn” - một trong những mục tiêu chiến lược trong định hướng phát triển quốc gia nhằm thúc đẩy các khu vực phát triển, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập và mức sống. Nhưng để phát triển bền vững, kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá cũng như tạo ra bản sắc mới về văn hoá đô thị là vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó, các vấn đề về biến đổi khí hậu, tác động của thiên tai, hạ tầng xã hội, hạ tầng kĩ thuật chưa đồng bộ ảnh hưởng không nhỏ quá trình phát triển các đô thị nông thôn. Nhận thức được tính cấp thiết, tầm quan trọng của việc tìm ra lời giải cho các vấn đề trên và vai trò

của các nhà quy hoạch, kiến trúc sư, nhóm sinh viên Tổ 5, lớp XD17KT, Kiến trúc Bách Khoa chúng tôi đã đặt chân đến thôn Ngọc Phước 2 và Ngọc Lãng, xã Bình Ngọc, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên để khảo sát, nghiên cứu và thực hiện đồ án “Quy hoạch Đô thị bền vững” với tên gọi “Ngọc Lãng - Làng lưu thuỷ”

Tập thuyết minh là sản phẩm kết tinh từ hành trình tiếp cận, nhận diện vấn đề và đưa ra giải pháp của nhóm với khu vực nghiên cứu dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy Ths.KTS. Nguyễn Quốc Vinh, sự hỗ trợ nhiệt tình từ KTS.Phan Đình Trung, KTS.Nguyễn Thị Vi Thảo và các thầy cô, sinh viên khoa Kiến trúc trường ĐH Xây dựng miền Trung. Nhóm tác giả Tổ 5, XD17KT, Kiến trúc Bách khoa

4

5


MENTOR KTS.Phan Đình Trung Công tác tại Công Ty TNHH Kiến trúc Lava Cựu sinh viên KTBK- khoá 15

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ Ths.KTS.Nguyễn Quốc Vinh GV trường đại học Bách khoa Tp.HCM Chuyên ngành: Quy hoạch vùng đô thị

MENTOR KTS.Nguyễn Thị Vi Thảo Cựu sinh viên ĐH Kiến trúc Chuyên ngành: thiết kế đô thị

Lê Sỹ Sỹ Hoàng Hoàng Lê Lê Sỹ Hoàng

Kiều Thanh Long

Cao Minh Hiếu

Phan Anh Duy

Nguyễn Ngọc Duyên

Trà Như Huỳnh Nguyễn Ngọc Duyên Trà TràThị ThịThị Như Huỳnh Như Huỳnh

NguyễnĐình Đình Đại Nguyễn Đại Nguyễn Đình Đại

6

Nguyễn Lê Khanh

Cao Văn Ba

Huỳnh Minh Tân

Dương Thế Vinh

Tào Tấn Toàn

Huỳnh Phi Dương

7


02

PHẦN B: NỘI DUNG 1. Phân tích và đánh giá hiện trạng

2.

CONTENTS

3.

8

01

PHẦN A: MỞ ĐẦU 1.

Đặt vấn đề:

1.1. Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch 1.2. Giới thiệu đề tài nghiên cứu

2. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu

4. đất

5.

1.1. Môi trường vật lí 1.2. Môi trường sinh học 1.3. Môi trường xã hội 1.4. Môi trường đô thị

Định hướng

2.1. Nhận diện vấn đề 2.2. Định hướng thiết kế

Cơ sở thiết kế

3.1. Cơ sở lý luận 3.2. Cơ sở pháp lí 3.3. Cơ sở thực tiễn 3.4. Nguyên tắc quy hoạch

Quy hoạch đô thị

4.1. Phương án quy hoạch 4.2. Bản đồ quy hoạch sử dụng

Thiết kế đô thị

5.1. Mạng lưới yếu tố cấu thành hình ảnh đô thị 5.2. Triển khai chi tiết 5 yếu tố

6. Thiết kế kiến trúc cảnh quan 6.1. Ý tưởng và cơ sở thiết kế 6.2.Thiết kế chi tiết

7. Thiết kế hạ tầng kĩ thuật

7.1. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật 7.2. Ứng dụng hạ tầng xanh

8. Phân kì xây dựng và kinh phí đầu tư 8.1. Phân kì xây dựng 8.2. Tính toán kinh phí

Danh mục tài liệu tham khảo

2.1. Vị trí 2.3. Mối liên hệ vùng 2.4. Phạm vi lập quy hoạch

9


PHẦN A

MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết điều chỉnh quy hoạch

Yêu cầu kết nối trong bối cảnh chung

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

10

Một giai đoạn phát triển mới quy hoạch kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn 2050 đang được tăng tốc khởi động trên cả nước. Trong quá trình này, các tỉnh miền Trung được định hướng trở thành khu vực phát triển năng động, vùng trọng điểm về phát triển kinh tế biển với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Mục tiêu đặt ra trong định hình chiến lược quy hoạch đô thị ở các tỉnh miền trung là đô thị hiện đại, thông minh, thân thiện môi trường, tạo lực hấp dẫn thu hút đầu tư. Dựa trên mục tiêu chiến lược chung của cả nước, Phú Yên đã đưa ra những điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Tuy Hoà và khu vực phụ cận tỉnh để có những thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển, phấn đấu đưa Tuy Hoà lên thành phố loại I. Đứng trước bối cảnh chung trên cần một quy hoạch có tầm nhìn chiến lược và đồng bộ đối với các khu vực ngoại thị thành phố.

11


những hình ảnh cuộc sống bình yên hàng ngày ở thôn Ngọc lãng được tổ chúng tôi chụp lại vào ngày 27/6/2020 trong chuyến đi khảo sát ở Phú Yên.

Yêu cầu đáp ứng chiến lược phát triển

Phát huy thế mạnh

Theo điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung thành phố Tuy Hoà và khu vực phụ cận tỉnh Phú Yên đến năm 2040 - Định hướng phát triển không gian, phát triển các khu vực, thiết kế đô thị, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hình ảnh tương lai đô thị Tuy Hòa sẽ là “Thành phố Tuy Hòa Đô thị xanh bền vững, Trung tâm dịch vụ biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. - Định hướng phát triển theo vùng chức năng Tp.Tuy Hoà, khu vực nghiên cứu thuộc phân khu 3: khu đô thị dịch vụ - du lịch nông nghiệp kết hợp đô thị sinh thái. - Định hướng hình ảnh khu đô thị mới (Ngọc Lãng và Ngọc Phước 2) trở thành điểm nhấn cảnh quan phía Nam khu vực trung tâm thành phố Tuy Hoà.

Thế mạnh về vị trí, văn hoá, du lịch, cũng như nguồn nhân lực có kinh nghiệm trong trồng trọt chưa được phát huy.

Giải quyết các bất cập tồn tại

Giải quyết vấn đề bất cập tồn tại, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng yêu cầu phát triển chung của chiến lược quốc gia và thành phố, khai thác triệt để tiềm năng du lịch sinh thái, nông nghiệp tạo động lực mới thúc đẩy, nâng tầm vị thế của khu vực trong tương lai. Đưa ra giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động của thiên tai, đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất của xã hộI.

- Bất cập về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ, kết nối khu vực còn gặp nhiều khó khăn. - Tuy là một khu vực trung tâm của Tuy Hoà nhưng Bình Ngọc vẫn là một đơn vị hành chính cấp xã, một vùng nông thôn phát triển chậm, kinh tế chủ yếu phụ thuộc nông nghiệp.

12

Chuẩn bị và thích ứng với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ ảnh hưởng tới mực nước biển dâng mà còn là vấn đề liên quan đến các tai biến thiên nhiên (thời tiết khắc nghiệt, bão lũ tăng, xâm nhập mặn gia tăng,...) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của thế hệ hiện tại, thế hệ mai sau. Chính vì vậy cần có sự chuẩn bị để giảm thiểu hậu quả, phát triển bền vững.

Tầm nhìn quy hoạch

13


1.2. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu

Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều, các tỉnh ở Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề của tai biến thiên nhiên. Miền Trung chịu nhiều thiên tai nhất đặc biệt là bão, lũ, khô hạn, xâm nhập mặn. Là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung bộ, Phú Yên cũng không tránh khỏi. Ngọc Lãng còn đặc thù hơn vì bốn bề là nước, nên ngoài các yếu tố trên còn chịu rủi ro từ nước biển dâng. Đứng trước vấn đề cấp thiết này, chủ đề nghiên cứu với tên gọi “Làng lưu thuỷ” ra đời. Chủ đề tập trung nghiên cứu các kịch bản nước biển dâng trong tương lai và đưa ra những giải pháp có thể tận dụng nguồn nước, làm “dịu” đi và sống hoà thuận với nước, đồng thời là các giải pháp để giảm xâm nhập mặn.

14

2. TỔNG QUAN ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

15


2.1. Vị trí

16

2.2. Lịch sử hình thành

Ngọc Lãng là một làng rau, làng hoa trên một cù lao hạ lưu dòng sông Ba, là nơi giao nhau của hai con sông (sông Đà Rằng và sông Chùa) trước khi đổ ra cửa biển Đà Diễn (nay là cửa biển Đà Rằng). Đây là một vùng đất có ba mặt giáp sông, phù sa màu mỡ, quanh năm đón nắng gió biển, cây cối xanh tươi.

Thuở ban đầu, nơi đây thuộc địa phận của người Chăm, có tên là Cồn Lương. Sau này mãi đến năm 1957, ông Lương Văn Chánh mới nhận được lệnh của Nguyễn Hoàng đưa chừng 4.000 lưu dân vào khai khẩn vùng đất phía nam của Đại Việt từ đèo Cù Mông đến đèo Cả (địa bàn tỉnh Phú Yên ngày nay).

Ngọc Lãng như đứa con nằm ngủ yên giữa đôi vòng tay mẹ, đầy yên bình. Nhìn qua ô cửa tàu khách sẽ thấy vỡ oà một khoảng xanh mênh mông, nhấp nhô nón trắng, long lanh ánh nước đọng trên lá, loang loáng những cầu vồng nước phun từ máy bơm.

Trong quá trình khai hoang, lập ấp khu vực này lần lượt thay đổi tên qua từng giai đoạn. Cái tên đầu tiên khi chính thức thành lập làng , có đình Ngọc Lãng là Phụng Hoàng. Sau đổi thành Nguyên Lãng, Nguyệt Lãng, Nguyệt Tiên Đông, rồi Ngọc Lãng như ngày nay.

Bản đồ Phú Yên thời Nguyễn

Ngọc lãng 1986

17


Làng rau ra đời Lâu nay, mỗi vùng đất ven sông luôn mang bản sắc riêng, từ giọng nói, tín ngưỡng, ẩm thực, văn hóa nghệ thuật đến văn minh sông nước của vùng đất ấy. Nằm ngủ yên bình giữa “hai vòng tay mẹ”, Ngọc Lãng được mẹ thiên nhiên ưu ái bồi đắp hàng tấn phù sa màu mỡ mỗi độ mưa về. Theo tháng năm, Ngọc Lãng đã tạo nên cho mình một bản sắc văn hoá tâm linh đặc sắc, truyền thống làng rau được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Chú Huỳnh Ngọc Ấn, một trong những hộ làm du lịch cộng đồng kể rằng: làng rau Ngọc Lãng đã có từ hơn 140 trước đây. Lúc đầu trồng dâu nuôi tằm, rồi trồng dưa, bí, sau này mới trồng rau cho đến ngày nay. 60 năm gần đây bà con còn lấy giống hoa lay-ơn từ Đà Lạ về trồng vào mỗi độ tết đến xuân về để tăng kinh tế.

18

19


2.3. Mối liên hệ vùng Liên hệ với tỉnh khác

Mắt xích tour du lịch

Thành phố Tuy Hoà dễ dàng liên kết với trung tâm kinh tế của các tỉnh thành thông qua QL1A, QL19,.., thông qua đường thuỷ, đường hàng không.

- Khu vực thiết kế nằm trên tuyến đường tuor du lịch ven biển với các địa điểm nổi tiếng như Hòn Yến, Cảng cá lạc,... - Có thể trở thành một mắc xích quan trọng trong chuỗi tuor du lịch từ cao nguyên Vân Hoà

Cửa ngõ ra biển

Liên hệ với các khu đô thị khác của Tuy Hoà

Phú Yên là cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên thông qua các tuyến đường 645,...Dòng sông Ba là điểm nhấn trục kinh tế Đông-Tây, tạo tiềm năng chiến lược cho khu vực .

20

Ngọc Lãng nằm ở trung tâm của Tuy Hoà, dễ dàng liên kết với khu đô thị cũ phía Bắc, khu đô thị mới phía Nam, tiềm năng trở thành cầu nối kinh tế, du lịch, dịch vụ, cảnh quan của hai khu vực.

21


2.4.Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch Phạm vi nghiên cứu mở rộng - Bối cảnh phát triển: đặt sự phát triển của ngọc lãng trong sự phát triển của xã bình ngọc, thành phố tuy hoà, của tỉnh, của vùng. - Liên kết không gian: không gian cảnh quan sông đà rằng, không gian công cộng công viên văn hoá núi nhạn

- Liên kết giao thông: liên kết với tuyến taixi sông trong tương lai, nâng cấp tuyến đường liên khu vực để kết nối với các khu đô thị Nam, Bắc Tuy hoà thuận tiện hơn.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp Thôn Ngọc Phước 2 và Ngọc Lãng. - Các hướng Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc: đều giáp sông - Hướng Tây Nam: giáp với Thôn Ngọc Phước 1.

22

PHẦN B

NỘI DUNG

23


1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG

24

25


Địa hình, thổ nhưỡng Địa hình của khu vực tương đối bằng phẳng, cao ở bờ Tây Bắc (8m) và thấp dần về hướng Đông Nam (thấp nhất là dưới 2m)

BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH

BẢN ĐỒ XÂM NHẬP MẶN

1.1. MÔI TRƯỜNG VẬT LÍ

Nền địa chất yếu, dễ bị bồi lở. Đất ở đây chủ yếu là phù sa màu mỡ nhờ sông Đà Rằng và sông ba bồi đắp. Ngoài ra còn có các loại đất khác là đất phù sa pha cát, đất cát (không trồng được cây hoa màu), đất ngập nước.

Ngọc Lãng và Ngọc Phước 2 nằm ở hạ lưu sông Ba (vùng nước lợ) dễ bị nhiễm mặn. Xâm nhập mặn ảnh hưởng đến mạch nước ngầm phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt của người dân, nguồn nước ngọt ngày càng mất đi. Thời gian diễn ra nhiễm mặn 2-8 tháng.

BẢN ĐỒ CÁC LOẠI ĐẤT 26

27


KỊCH BẢN MỨC ĐỘ NGẬP

NGẬP CẤP ĐỘ 1

NGẬP CẤP ĐỘ 2

NGẬP CẤP ĐỘ 3

Khí hậu Có 2 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài trong 3-4 tháng, xuất hiện 1-3 cây bão tập trung ở các tháng 10, 11. Lượng mưa trung bình 1670mm/năm. Nhiệt độ trung bình 22,5 độ C/năm, độ ẩm trung bình năm 82,1%.

28

Thuỷ văn Có chế độ gió mùa kết hợp gió đất-biển. Hai hướng gió chính: Đông Bắc (tháng 10 - tháng 4 năm sau, tốc độ từ 2-3,7m/s), Tây Nam (tháng 5-9, tốc độ từ 2-3,1m/s)

Sông Chùa (sông Ba) và sông Đà Rằng là hạ lưu của sông Ba hệ thống sông lớn nhất khu vực Nam Trung Bộ. Mỗi mùa mưa đến, con sông bồi đắp hàng tấn phù sa cho hạ lưu.

Tuy nhiên triều cường và việc xả lũ ở nhà máy thuỷ điện gây ngập lụt nghiêm trọng. Lũ lụt từ 3-5 lần/năm, lên nhanh (đỉnh lũ lớn nhất ở Ngọc Lãng đo được là 1m8, năm 1993).

29


Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Khu vực thiết kế đang đứng trước nguy cơ bị nhấn chìm do mực nước biển dâng. Nước biển dâng làm nghiêm trọng hơn các tác động của tai biến thiên nhiên. Mực nước lũ sẽ tăng lên, có nguy cơ vượt đỉnh lũ năm 1993 (1,8m). Diện tích đất nhiễm mặn tăng lên, mất đất nông nghiệp. Suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên nước ngọt.

ĐỈN

H LŨ

(1,8

m)

Nhận xét:

- Đất đai màu mỡ, địa hình khá bằng phẳng - Vị trí đẹp, 3 mặt giáp sông, thuận lợi cho giao thông thuỷ - Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, mưa bão, lũ lụt, thiên tai, xâm nhập mặn gây khó khăn cho đời sống người dân - Nền địa chất yếu, chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

Kết luận

vấn đề: Thiên tai lũ lụt, xâm nhập mặn. Nước biển dâng mất dần quỹ đất Giá trị: đất đai vẫn màu mỡ

BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUA CÁC NĂM

KỊCH BẢN NƯỚC BIỂN DÂNG

Nguồn: Số liệu thuỷ văn tính đến năm 2100 của Bộ tài nguyên môi trường

30

31


1.2. MÔI TRƯỜNG SINH HỌC MẬT ĐỘ CÂY XANH QUA CÁC NĂM

32

33


MẶT CẮT CÂY XANH

BIỂU ĐỒ SINH HỌC-MẢNG XANH

THỐNG KÊ NÔNG SẢN THEO MÙA

MẶT CẮT SINH HỌC

34

MẶT CẮT SINH HỌC

35


Nhận xét

Cây hoa màu Cây tự nhiên

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ HỆ THỰC VẬT

Thực vật và động vật đa dạng, có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, bổ sung động - thực vật có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên đô thị hoá, nông nghiệp vườn rau lấn chiếm mảng xanh, biến đổi khí hậu đang làm suy thoái đa dạng sinh học, mất kết nối sinh thái, hệ sinh thái tự nhiên có nguy cơ biến mất.

Kết luận - Vấn đề: Không gian xanh bị thu hẹp - Giá trị: Tiềm năng bảo tồn và duy trì sinh thái tự nhiên

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ HỆ ĐỘNG VẬT

36

37


1.3. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI

38

39


Mật độ dân số

Kinh tế

- Dân cư phân bố chủ yếu ở khu vực cao (68m), trục đường chính, tập trung hầu hết các công trinh công cộng và giảm dần về khu vực có địa hình thấp hơn, dễ ngập lụt (khu vực vườn rau).

- Nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp. Ruộng rau tập trung chủ yếu khu vực ven sông phía Đông Nam Ngọc Lãng, phía Nam Ngọc Phước 2, với thu nhập kinh tế trung bình khá (5-7.5 triệu) - Dân cư thu nhập trung bình tập trung chủ yếu ở Ngọc Phước 2 với đa dạng nghề nghiệp. Dân cư khu vực phía bắc thu nhập thấp với các nghề như bắt ốc, hút cát, chuyển hàng, bắt cá, chăn nuôi.

- Dân cư tập trung đông ở trung tâm khu vực Ngọc Phước 2 và phía Tây Ngọc Lãng, mật độ trên 100 người/1ha. - Mật độ dân cư thấp ở khu vực chịu nhiễm mặn nặng - Phía Bắc Ngọc Lãng và khu nghĩa trang hiện hữu dưới 50 người/1ha.

Các biểu đồ - Trình độ dân trí thấp. Lao động có kinh nghiệm lâu năm nhưng chưa được đào tạo. - Tôn giáo, tín ngưỡng đa dạng với Phật giáo, Tin lành, thờ thành hoàng,...văn hoá tâm linh đặc sắc. - Tỉ lệ nam nữ cân bằng. 40

- Dân số hiện nay đang là dân số già, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động thấp. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm dưới 1%, gia tăng cơ học gần như bằng 0%. - Có hiện tượng “chảy máu” nguồn nhân lực trẻ, chưa thu hút lao động ngoại khu. 41


sơ đồ vị trí phân bố các ngành nghề trong khu vực

Nghề nghiệp Người dân chủ yếu canh tác nông nghiệp (trồng rau, hoa màu, hoa lay - ơn bán dịp tết) và thường tập trung ở các tháng mùa khô từ tháng 1-8

42

Nhận xét Các nghề khác như làm bánh tráng, buôn bán, nuôi yến, đánh bắt cá, cào sò là những công việc kiếm thêm thu nhập, trong những tháng mưa không trồng trọt được.

- có làng nghề trồng rau lâu đời, cung cấp rau sạch cho cả thành phố và khu vực phụ cận - tiềm năng phát triển du lịch nông nghiệp. - tuy nhiên sự phát triển chậm của khu vực do dân số già, kỹ thuật canh tác lạc hậu,... khiến cho khu vực có nguy cơ dần trở thành khu vực hoang vắng.

Kết luận - Vấn đề: thu nhập thấp, kinh tế thiếu ổn định - Giá trị: có công trình văn hoá lịch sử cấp tỉnh

43


1.4. MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

44

45


1.4. Môi trường đô thị

Quá trình hình thành và phát triển BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

Hiện trạng sử dụng đất - Thiếu đất dành cho công trình công cộng - Chỉ tiêu đất ở khu vực cao gấp 10 lần chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tối thiểu theo quy chuẩn (80m2/người) - Diện tích đất nông nghiệp chiếm nhiều nhất (29,32%) - Đất nghĩa trang chiếm 2,04% diện tích đất nhưng lại không được sử dụng. - Đất mặt nước và đất trống chưa sử dụng chiếm tỉ lệ cao - Thiếu quy hoạch

- Ban đầu khu đất là một cồn cát thuộc vùng châu thổ hạ lưu sông ba. - năm 1986 nhà dân chủ yếu tập trung ở trục đường phía tây bắc - Năm 2010, mức độ đô thị hoá tăng, các công trình phát triển bám theo hai trục đường chính của khu vực (đường phía tây Bắc và phía ĐÔng nam). - Từ năm 2010 đến nay mật độ xây dựng ngày càng tăng và chỉ phát triển bên trong ranh đất cao không ngập lụt. - quỹ đất của khu vực thiết kế từ năm 1986 đến nay mất dần do hiện tượng bồi lở, nước biển dâng.

BIỂU ĐỒ TỈ LỆ CHỨC NĂNG 46

47


Hiện trạng công trình kiến trúc

Công trình công cộng, tôn giáo, tín ngưỡng

- Khu vực thiết kế thiếu công trình công cộng phục vụ cho khu ở và các đơn vị ở. - Công trình trường tiểu học và thcs nằm ở Ngọc Lãng, gây khó khăn, nguy hiểm cho các em học sinh từ bên ngọc Phước 2 qua. - Công trình công cộng (uỷ ban, chợ, trường học, trạm y tế) không đáp ứng được bán kính phục vụ theo quy định (bán kính đi bộ 500m) - Các công trình tôn giáo tín ngưỡng đa dạng nhưng chưa thu hút, giao thông tiếp cận còn khó khăn, không có bảng chỉ dẫn vị trí. - Nhiều công trình bị bỏ hoang không sử dụng tới (bưu điện, trường mẫu giáo). Khu vực sinh hoạt văn hoá của thôn ngọc lãng tận dụng từ đình ngọc lãng cũ.

48

49


Hiện trạng công trình kiến trúc Công trình nhà ở

BẢN ĐỒ CÔNG TRUYẾN THỐNG

TRÌNH

Các công trình nhà ở chủ yếu là nhà truyền thống, có những nhà tuổi đời hơn 10 năm, 20 năm. Ngoài công trình bán kiên cố (nhà truyền thống), các công trình tạm người dân xây dựng lên ngoài ruộng rau cũng xuất hiện nhiều, ven các tuyến đường khu nông nghiệp chính.

Từ năm 2002 trở đi, chịu tác động của đô thị hoá, kèm theo đó là sự xuống cấp của công trình nhà ở truyền thống, nhiều hộ dân cải tạo chỉnh trang, hoặc xây mới thành nhà cấp 4 kiên cố. Những căn nhà xây bằng gạch, bê tông, cao 1-3 tầng dần dần được thay thế, chen lẫn vào các công trình truyền thống trong khu vực.

BẢN ĐỒ CÔNG TRÌNH XÂY MỚI CHỈNH TRANG

50

51


NGỌC PHƯỚC2 2 NGỌC PHƯỚC

NGỌC NGỌC LÃNGLÃNG

NGỌC LÃNG

HÌNH THỰC TẾ

Hiện trạng công trình kiến trúc Hình thái kiến trúc

Mái ngói truyền thống là một nét đặc trưng của Ngọc Lãng và Ngọc Phước 2. Ít có khu vực nào của thành phố còn giữ được nhiều công trình mang nét đặc trưng kiến trúc truyền thống như vậy.

52

Tuy nhiên từ khi đô thị diễn ra các công trình với vật liệu xây dựng hiện đại xen lẫn và dần thay thế các công trình truyền thống đã cũ, nét đặc trưng này đang ngày càng bị mất đi

Nhà truyền thống và nhà cấp 4 kiên cố xen lẫn nhau tạo nên sự lộn xộn cho hình thái đô thị.

Các hình ảnh trên bao gồm mặt đứng kiến trúc thể hiện sự thay đổi, sự lộn xộn của hình thái đô thị, ví đẫn một số nhà ở chụp được trong quá trình khảo sát thực tế của tổ

53


Hiện trạng các yếu tố cấu thành đô thị

- Có 2 tuyến đường chính của khu vực ( đường bê tông phía Tây Bắc, đường phía Đông Nam) là có điểm nhấn, có cột mốc nhận diện nằm trên lưu tuyến chính. - Các cột mốc chỉ mang tính nhận diện đường, vị trí quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của người dân, chưa mang tính thương hiệu cho khu vực thiết kế. Ngọc Phước 2 không có cột mốc nhận diện

SƠ ĐỒ YẾU TỐ HÌNH ẢNH

- Vùng chủ yếu phân chia và nhận diện theo ranh giới hành chính và ranh chia cắt bởi tuyến đại lộ và đường sắt đi ngang.

Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật Giao thông

- Tuyến giao thông liên khu vực (đại lộ Nguyễn Tất Thành) và tuyến đường sắt Bắc Nam cắt ngang khu vực, khó khăn trong liên kết giữa Ngọc Lãng và Ngọc Phước 2, điểm nóng giao thông. Đây là một trong những lí do khiến khu vực chậm phát triển. - Ngọc Lãng chỉ có 2 tuyến đường chính được đổ bê tông (đường đi qua các công trình công cộng, chùa), các đường đất, đường tự phát của người dân rất khó đi. - Phương tiện lưu thông trên các tuyến đường đa dạng về chủnh loại (cộ bò, xe máy, xe đạp,..) và kích thước. Tuy nhiên lộ giới các tuyến haiaf hết đều nhỏ chủ yếu là 3-4m.

- Cạnh biên khu vực chỉ có bờ tây Bắc có cây giữ đất, chưa khai thác hết cảnh quan ven mặt nước vốn có - Các điểm nút còn khuất tầm nhìn, khó đi.

SƠ ĐỒ TỔNG HỢP VÀ VỊ TRÍ 54

55


- Cả 2 thôn Ngọc Phước 2 và Ngọc Lãng đều có hệ thống điện chiếu sáng đến từng nhà - Hệ thống chiếu sáng đô thị chỉ có ở các tuyến đường chính.

56

SƠ ĐỒ VỊ TRÍ THU GOM VÀ XỬ LÍ RÁC

- Khu vực chưa có hệ thống thu gom và xử lí nước thải chung. Nước thải đổ thẳng ra đường. Thoát nước mặt tự do theo địa hình ra sông Đà Rằng và sông Ba. - Ngọc Lãng chưa có hệ thống cấp nước sạch từ thành phố, chủ yếu sử dụng hệ thống giếng khoang từ mạch nước ngầm. Ngọc Phước 2 đã có hệ thống cấp nước sạch của thành phố.

SƠ ĐỒ CẤP THOÁT NƯỚC

- Rác được thu gom định kì 3 lần/tuần, tuy nhiên chỉ một số hộ thực hiện. Các hộ còn lại tập kết rác và đốt, gây ô nhiễm môi trường.

Nhận xét

Kết luận

- Sử dụng đất đa dạng, quỹ đất trống còn nhiều - Dễ dàng kết nối với khu đô thị Nam, Bắc Tuy Hoà - Có kiến trúc đặc trưng, di sản văn hoá cấp tỉnh. - Tuy nhiên phát triển thiếu quy hoạch. Giao thông đối ngoại cắt ngang khu vực. Giao thông đối nội thiếu liên kết. - Hạ tầng kĩ thuật kém - Kiến trúc còn lộn xộn.

- Vấn đề: hạ tầng thiếu thốn, kiến trúc lộn xộn, thiếu quy hoạch - Giá trị: kiến trúc có nét đặc trưng; công trình lịch sử văn hoá cấp tỉnh (đình ngọc lãng)

SƠ ĐỒ CẤP ĐIỆN

Hiện trạng hạ tầng kĩ thuật

57


2. ĐỊNH HƯỚNG

58

59


SWOT

Qua bảng phân tích SWOT ta có thể thấy các điểm mạnh điểm yếu của khu vực đều phát sinh, liên quan nhiều từ các vấn đề về tự nhiên, đặc biệt là “Nước”. Vì vậy khi đưa ra chiến lược và các phương án thiết kế cần quan tâm nhiều đến các vấn đề liên quan đến nước, từ đó tạo ra hiệu ứng dây chuyền tác động đến các vấn đề còn lại.

2.1. NHẬN DIỆN VẤN ĐỀ

60

Nhận diện vấn đề:

- Tự nhiên: nước biển dâng làm tăng hậu quả của lũ lụt, xâm nhập mặn, suy thoái nguồn nước ngọt, và quan trọng là mất dần quỹ đất. - Văn hoá: Văn hoá làng rau có nguy cơ bị mai một và mất đi khi chịu tác động của đô thị hoá; vấn đề tự nhiên làm ảnh hưởng đến nghề nghiệp chính ở đây: nông nghiệp. Văn hoá tâm linh vẫn được suy trì nhưng chưa nhiều người biết đến, cần được bảo tồn và phát triển. - Hạ tầng: vấn đề tuyến giao thông đối ngoại cắt ngang khu vực là một vấn đề nan giải, là hòn đá cản đường phát triển của khu vực. - Dân cư: trình độ dân trí còn thấp, thu nhập chưa ổn định. 61


2.2. ĐỊNH HƯỚNG THIẾT KẾ

62

Thông qua các giải pháp và nguyên tắc thiết kế bền vững: - Quy hoạch: phân vùng chức năng thích ứng, phù hợp với nhu cầu sử dụng, phát triển kinh tế,... - Thiết kế đô thị: tổ chức không gian chức năng phù hợp với văn hoá, địa thế, cảnh quan tự nhiên - Thiết kế kiến trúc: phù hợp với hình thức kiến trúc bản địa.

HIỆN NAY VIỄN CẢNH

Ngọc Lãng - Làng lưu thuỷ là một đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu đặc biệt là nước. Bảo tồn văn hoá làng rau và nâng tầm giá trị, kinh tế làng rau. Gìn giữ và kết nối: Kết nối con người - con người, con người tự nhiên, dạy cho thế hệ sau biết tôn trọng tự nhiên. Kết nối văn hoá - con người, đưa con người lại gần hơn với những giá trị văn hoá khuất lấp, đang dần bị mai một để cùng nhau gìn giữ và tạo thêm nét đặc sắc cho nó (văn hoá làng rau và văn hoá tâm linh). Kết nối quá khứ - hiện tại tương lai. Tái lập lại những sợi dây liên kết lịch sử với con người, để luôn nhớ về nguồn cội, tự hào và gìn giữ.

TRƯỚC ĐÂY

Viễn cảnh

63


Chiến lươc

- Vị trí chiến lược: Ngọc Lãng cùng với Phường 6 và Xóm Rớ là vùng “tam giác vàng” của thành phố Tuy Hoà, của tỉnh Phú Yên. - Vùng chiến lược hạ lưu sông Ba màu mỡ, cửa ngõ ra biển của các tỉnh Tây Nguyên, liên kết phát triển du lịch sinh thái, kinh tế, kích cầu hoạt động giao thông đường thuỷ, không gian công cộng mặt nước. - Là vùng “tam giác vàng” của du lịch văn hoá, lịch sử - Tạo điểm nhấn cảnh quan, xanh hoá Tuy Hoà.

64

ạn

N am hí a ịp th đô

v

hu

g

n Cô

n iê

h iN

K

- Tăng tính kết nối cho không gian công cộng hai bên bờ Tây Bắc và Đông Nam với khu đô thị cũ phía Bắc và khu đô thị mới phía Nam Tuy Hoà. Bờ Tây Bắc: kết nối với công viên Văn hoá Núi Nhạn trong tương lai. Bờ Đông Nam: tạo các bến thuyền, kết nối với khu đô thị phía Nam bằng tuyến taxi sông. - Tăng tính kết nối cho Ngọc Phước 2 và Ngọc Lãng. - View: tận dụng các view nhìn về Núi Nhạn, các khu đô thị khác của Tuy Hoà, và cửa biển Đà Diễn để phát triển du lịch

Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Phú Yên đang nỗ lực đầu tư phát triển Khu Nông nghiệp công nghệ cao Phú Hoà với tham vọng đưa địa phương trở thành trung tâm nông nghiệp hàng đầu vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Là một khu vực có truyền thống trồng rau lâu đời, sản lượng và chất lượng cao tuy nhiên còn nhiều lạc hậu và chậm phát triển. Chính vì vậy nông nghiệp cần được phát triển không chỉ là điểm đầu cung ứng mà còn là nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, là một phần của chiến lược.

Thích ứng: Đưa con người

tái kết nối với hệ sinh thái tự nhiên, thích ứng với nước. Trước kia ông bà ta sống dựa vào nước, nương tựa và sống hoà hợp với nguồn nước. Ngày nay, đô thị phát triển chúng ta lại chọn chống lại nước, coi nó như kẻ thù, tự tách mình ra khỏi chuỗi cân bằng sinh thái, cô lập mình với đường bê tông, đô thị khói bụi. Phát triển khu vực trong tương lai có thể “ôm” lấy và hoà hợp với nguồn nước sông Ba trù phú, giảm thiểu tác động của lũ lụt, xâm nhập mặn, tận dụng tốt nguồn nước.

65


Mục đích, mục tiêu

Quy hoạch cộng đồng dân cư, kiểm soát, thích ứng với nước.Thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp

2

Giữ gìn, đồng bộ kiến trúc bản địa, kiến trúc truyền thống

Mục đích

66

1

Tổ chức không gian đô thị, KTCQ,= hướng đến đô thị nông nghiệp (đàn hồi, lưỡng cư), kết nối cao.

3

Cộng đồng Ngọc Lãng thích ứng với nước, phát triển kinh tế dựa trên nông nghiệp, du lịch

67


3.1. Cơ sở lý luận “Thành phố vườn” Quy hoạch xây dựng với không gian xanh và vành đai xanh, những tuyến đường hữu cơ, nhà mái ngói,... tạo nên một cảnh quan hấp hẫn. Tạo sự cân bằng giữa “nông thônthành thị”

“Hệ sinh thái nông nghiệp” Xây dựng một nền nông nghiệp bền vững-nông nghiệp sinh thái học. Phát triển dựa trên nguyện tắc bảo vệ môi trường, cân bằng và đa dạng hệ sinh thái, đảm bảo năng suất ổn định.

“Water urbanism east”

3.CƠ SỞ NGHIÊN CỨU

68

Ví dụ về việc phục hồi các nguồn nước , phục hồi cảnh quan tự nhiên và đa dạng sinh học của dòng sông. Một cái nhìn hoàn toàn mới về sự đan xen giữa phong cảnh, nước và thành phố. Trải nghiệm cảnh quan và đô thị thông qua phổ nước. Tạo ra các cách tiếp cận mới để tích hợp nước, thiên nhiên và các khu vực đô thị hóa vào một hệ thống duy nhất.

“Đô thị học cảnh quan Lập luận rằng “cảnh quan tự nhiên” là thành tố cơ sở để cấu trúc nên đô thị, nâng cao chất lượng không gian đô thị, chứ không phải là các yếu tố nhân tạo như đường xá và công trình . Với năm nguyên tắc chủ đạo Bình diện: quan tâm tới địa hình, địa mạo, bề mặt của khu vực thiết kế, tôn trọng hiện trạng, không lạm dụng công nghệ tác động bề mặt Hạ tầng: đặc biệt quan tâm đến những hạ tầng hữu cơ, hệ thống tự nhiên (nước, cây xanh,...) Kỹ thuật: cần có những sáng kiến để điều chỉnh các giải pháp kĩ thuật cho phù hợp với điều kiện môi trường của từng địa điểm. Sinh thái: tôn trọng, nâng niu môi trường sinh thái khi tạo dựng môi trường đô thị. Cấu trúc biến đổi: tạo ra các “cấu trúc” đô thị cho phép sự biến đổi và cho phép các quá trình diễn ra.


3.2. Cơ sở pháp lí

- Nghị đinh số 37/2019/NĐ-CP NGÀY 07 THÁNG 5 NĂM 2019 về lập, thẩm định, - phê duyệt và quản lí quy hoạch. - Nghị định số 72/2019/NĐ-CP của Chính phủ. - Thông tư số 22/2019/TT-BXD Ban hành quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng. - Điều chỉnh quy hoạch chung quy hoạch thành phố Tuy Hoà và các khu vực phụ cận tỉnh Phú Yên tầm nhìn đến năm 2040. - Đề án Nâng cấp đơn vị hành chính xã Bình Ngọc thành Phường Bình Ngọc, thuộc Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.

3.3. Cơ sở thực tiễn

Công viên Yanweizhou ở Kim Hoa, miền đông Trung Quốc.

“Thành phố bọt biển”

Một mô hình đang được xây dựng ở 30 thành phố của Trung Quốc nhằm thấm nước lũ và ngăn chặn thảm hoạ. Họ mong rằng 80% khu vực đô thị sẽ hấp thụ và tái sử dụng 70% lượng nước mưa. Dự án tái kết nối thành phố với thiên nhiên, tương lai và quá khứ. Nó kết hợp không gian xanh, như đất ngập nước và đường đi bộ; tạo ra các ruộng bậc thang để hợp tác với lũ. Thiết kế 100% là thấm. Các bề mặt bao gồm bề mặt sỏi cho người đi bộ, sinh khối để trồng và bê tông thấm sử dụng cho ô tô.

“Thành phố Sông” River City ở Rotterdam, Hà Lan. Thiết kế đô thị thích ứng với ngập lụt. Dự án đã tích hợp việc giảm thiểu ngập lụt đô thị với những yếu tố khác như các vấn đề kinh tế xã hội, không gian và nhà ở đô thị.

3.4. Nguyên tắc thiết kế Transect Là một lát cắt địa lý qua một vùng để xác định chuỗi biến đổi của môi trường. Đối với quy hoạch, lát cắt này được dùng để xác định một tập hợp các hình thức định cư thay đổi theo mức độ và mật độ của thuộc tính đô thị. Sự thay đổi của các hình thức định cư là cơ sở để tổ chức nhân tố của môi trường xây dựng để tạo thành những môi trường tổng hoà.

Cut and Fill Cắt và lấp: Khi thi công một số công trình cầu đường như đường sắt, đường bộ hoặc kênh rạch, lượng đất cát đào vét sẽ được chuyển đến vị trí gần đó để làm thành các bờ kè, giảm thiểu tiêu tốn vật liệu, vật tư cũng như công sức lao động. Phương pháp này được áp dụng trong quy hoạch để gia cố, làm cao thêm những khu vực đất thấp, mở đường để nước “lưu thông”, rất hữu ích khi giải quyết các vấn đề về nước.

4. QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 70

71


MA TRẬN TƯƠNG

QUAN CHỨC NĂNG

Phương án chọn

Ưu điểm: Có hồ điều tiết, vành đai xanh_rừng đước, giảm thiểu xâm nhập mặn, hậu quả của lũ lụt, kè mềm giữ đất chống xói lở. Đảm bảo bảo tồn và tăng đa dạng sinh học Đáp ứng nhu cầu an sinh của người dân Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng được khai thác. Giao thông liền mạch, liên kết giữa 2 thôn. Lưu giữ được văn hoá truyền thống.

4.1 PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH 72

73


So sánh với hiện trạng và qvuy hoạch của tỉnh

74

75


4.2. BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

76

77


I

G3

ĐL

NG

ĐẰ

ØA

HU

SO

NG Ơ VƯ

C ÂNG

B

NG HÙ

H ẠC

KYÙ HIEÄU : MẶT NƯỚC ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRỒNG RAU ĐẤT CÂY XANH CÁCH LY - RỪNG PHÒNG HỘ ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG NGOÀI ĐƠN VỊ Ở ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐƠN VỊ Ở ĐẤT CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẤT CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO ĐẤT TRƯỜNG HỌC ĐẤT KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG ĐẤT KHU NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CAO Ñ

Ñ

Ö

Ö

Ô

ØN

G

N

G

Ô

ØN

G

ĐẤT CÔNG VIÊN CÂY XANH-TDTT SA

ÉT

U

Y

N

TA

ÁT

TH

A

ØN

H

BA

ÉC

ĐẤT QUÃNG TRƯỜNG N

A

M

ĐẤT NHÀ PHỐ ĐẤT NHÀ Ở BIỆT THỰ ĐẤT NHÀ Ở NHÀ VƯỜN ĐẤT CHUNG CƯ THẤP TẦNG ĐẤT NHÀ Ở HIỆN TRẠNG CHỈNH TRANG ĐẤT GIAO THÔNG

BẢN ĐỒ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TỈ LỆ: 1/2000 78

ĐẤT SÂN BÃI - BẾN TÀU RANH GIỚI QUY HOẠCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

79


CHỈ TIÊU KINH TẾ KĨ THUẬT

80

81


KYÙ HIEÄU : MẶT NƯỚC ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRỒNG RAU ĐẤT CÂY XANH CÁCH LY - RỪNG PHÒNG HỘ ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG NGOÀI ĐƠN VỊ Ở ĐẤT CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG ĐƠN VỊ Ở ĐẤT CÔNG TRÌNH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ĐẤT CÔNG TRÌNH TÔN GIÁO ĐẤT TRƯỜNG HỌC ĐẤT KHU DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG ĐẤT KHU NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ CAO ĐẤT CÔNG VIÊN CÂY XANH-TDTT ĐẤT QUÃNG TRƯỜNG ĐẤT NHÀ PHỐ ĐẤT NHÀ Ở BIỆT THỰ ĐẤT NHÀ Ở NHÀ VƯỜN ĐẤT CHUNG CƯ THẤP TẦNG ĐẤT NHÀ Ở HIỆN TRẠNG CHỈNH TRANG ĐẤT GIAO THÔNG ĐẤT SÂN BÃI - BẾN TÀU

BẢN ĐỒ QUY HOẠCH SỬ ĐẤT TỈ LỆ: 1/2000 82

RANH GIỚI QUY HOẠCH ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG

83


84

85


86

87


5. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

88

89


5. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

90

91


SƠ ĐỒ MẠNG LƯỚI CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HÌNH ẢNH ĐÔ THỊ

Chủ đề thiết kế đô thị

5.1. Mạng lưới yếu tố cấu thành đô thị

92

Lấy ý tưởng từ quá trình hình thành và phát triển của Ngọc Lãng, qua mỗi vùng, mỗi cái tên là gắn liền với mỗi mốc lịch sử của vùng đất. Chúng ta không chỉ nhìn về lịch sử mà còn hướng đến tương lai. Các vùng là sự vận động đi lên của đô thị. Dấu ấn lịch sử, văn hoá, tạo dựng văn hoá đô thị mới

Mỗi viễn khách ghé qua và dừng lại, với từng người là từng bản nhạc, từng cảm xúc, từng cảm nhận khác nhau khi đi trên từng con đường, dừng chân ở từng địa điểm là một câu chuyện được tạo ra. Mỗi câu chuyện không chỉ của riêng họ mà còn đóng góp vào câu chuyện của Làng lưu thuỷ.

93


Vùng Mỗi vùng gắn với một mốc thời gian trên lịch sử hình thành và phát triển của đô thị. Cồn Lương: Nơi đất mẹ hình thành, cái tên khởi nguồn của khu đất khi chưa khai thiên lập ấp, vẫn còn là của người Chăm. Phụng Hoàng: Gắn liền với hồi ức triều đại, dấu ấn trang sử, vùng đất cội nguồn hình thành văn hoá tâm linh đặc sắc Ngọc Thiên: là vùng đất trung tâm, hội tụ, và gắn kết. Bao gồm chuỗi quảng trường trung tâm, công viên ngập nước, kết hợp với tuyến phố tấp nập Nguyên Lãng: Nơi bắt đầu của văn hoá, truyền thống nông nghiệp - làng rau Nguyệt Tiên Đông: Là vùng đất chuyển tiếp, chuẩn bị cho cánh cửa tương lai đầy hy vọng Nguyệt Lãng: kế thừa và phát triển. Tiếp nối, lưu giữ và nâng tầm giá trị văn hoá làng rau.

Lưu tuyến Mỗi lưu tuyến là một câu chuyện Hưng thịnh: là các tuyến phố thương mại nhộn nhịp Hoà hợp: chạy dài từ vùng đất Cồn Lương, xuyên suốt khu đất, kết thúc ở Nguyên Lãng, đem đến sự kết nối và hoà hợp giữa quá khứ-hiện tại- tương lai. Hồi ức: Cùng điểm bắt đầu với Hoà hợp nhưng rẽ qua và ghé thăm đình Ngọc Lãng, ghé thăm lịch sử rồi hoà quyện vào “Giao thoa”, hoà cùng văn hoá. Hoà hợp: là sự lưu giữ văn hoá Chăm-pa xưa, hướng về núi Nhạn, giao thoa với văn hoá của người Việt xưa, tạo nên nền văn hoá đặc sắc như ngày nay. Hà bích-Sông đẹp: đi theo dòng nước có khi len lỏi vào trong đô thị, có khi vùng mình ra sông rộng, biển lớn ngắm nhìn khung cảnh thoáng đãng. Thưởng lãm: là tuyến đường ôm lấy Làng lưu thuỷ, nhìn ngắm toàn bộ vẻ đẹp của dòng sông, vẻ đẹp của những ruộng rau, rừng đước,... Khi ẩn, khi hiện.

94

Điểm nút Các điểm nút được xác định theo 4 cấp độ. Từ 1-4 thể hiện mức độ giảm dần của điểm nút Trong khu đô thị chủ yếu là các điểm nút cấp 3,4. Điểm nút cấp 1 là điểm nút lớn nhất, quan trọng nhất. Là giải pháp cho vấn đề thiếu liên kết giữa Ngọc Lãng và Ngọc Phước 2, lưu lượng xe lớn nhất

Cột mốc Có 3 cấp cột mốc chính trong khu vực. Cột mốc cấp 1 mang tính thương hiệu, nhận diện cho khu vực, mang trong mình nhiều ý nghĩa. Cột mốc cấp 2 giữ vị trí quan trọng kết nối với cột mốc cấp 1, kết nối với công viên núi Nhạn Cột mốc cấp 3 là các vị trí bắt đầu hoặc kết thúc của khu vực nghiên cứu, của các lưu tuyến trong khu vực.

Cạnh biên Cạnh biên là một vành đai xanh, kè mềm giữ đất, hạn chế xâm nhập mặn. Không chỉ giúp giữ an toàn cho khu vực hạn chế chịu ảnh hưởng của hiện tượng bồi lở, của xâm nhập mặn, gió bão mà còn là lá phổi của Làng. Nó đem lại không gian kết nối, phát triển du lịch sinh thái, phát triển nông nghiệp, bảo vệ môi trường, giúp đa dạng sinh học với khu bảo tồn sinh vật học.

95


5.2. Triển khai chi tiết

96

97


THỐNG KÊ VÀ ĐỊNH VỊ NHÀ

98

99


LƯU TUYẾN Trục Hồi ức

MẶT ĐỨNG HƯỚNG ĐÔNG BẮC CỦA TUYẾN PHỐ

MẶT ĐỨNG HƯỚNG TÂY NAM CỦA TUYẾN PHỐ

MẶT CẮT VÀ MẶT BẰNG TRÍCH ĐOẠN CỦA TUYẾN PHỐ “Hồi ức” khởi nguồn từ cột mốc cấp 3 (Bạch Mã) đi theo tuyến đường ven sông, ngang qua những ngôi nhà biệt thự. Khi đến khúc ngoặc lại rẽ hướng về khu chợ tấp nập, nhộn nhịp của vùng Phụng Hoàng. Và không thể không ghé thăm đình Ngọc Lãng

100

Đình Ngọc Lãng là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hoá tâm linh về thờ thành hoàng, thờ thần Bạch Mã mà người dân đem theo từ miền ngoài vào tận đây trong công cuộc khai hoang, lập ấp.

Người thưởng ngoạn trên con đường lại như ồ lên, bị hút bởi không gian sôi động, giao thoa, nhiều hoạt động của vùng Ngọc Thiên.

Vừa qua khỏi vùng đô hội náo nhiệt, chúng ta lại đắm mình trong những ngôi nhà truyền thống, men theo con đường đâm thẳng ra “Giao thoa” và hoà mình vào những không gian yên bình,, ngắm nhìn dòng sông lặng lẽ trôi.

101


Khai triển vùng - Ngọc Thiên

Cột mốc

LANDMARK

NHẠC NƯỚC

KHU VUI CHƠI

Hướng dẫn thiết kế

ĐÀI VĂN HÓA

- Thiết kế quảng trường đi bộ men theo kênh nước với nhiều độ cao khác nhau có thể ngồi được - Tổ chứ không gian buôn bán ăn uống ẩm thực kết hợp - Tạo tính kết nối với công viên ngập nước theo một chiều dọc thành một tổ hợp quảng trường công viên hấp dẫn

Xoáy Nước Cột mốc lấy ý tưởng từ những xoáy nước. với ý nghĩa nước tuy có những lúc vồ vập nhưng nước là nguồn động lực toạ ra và nâng đỡ những giá trị văn hoá của cộng đồng nếu như con người biết cách nương theo nước, sống hoà thuận với nước Chức năng: đài quan sát. Từ đây có thể nhìn thấy toàn cảnh khu vực, núi Nhạn 102

Ngọc Liên Đăng Lấy ý tưởng từ những bông hoa lay ơn người dân trồng vào dịp tết, từ ý nghĩa của cái tên “ngọc lãng” (viên ngọc sáng) để tạp nên hình tượng. Với thông điệp lưu giữ những giá trị văn hoá tốt đpẹ nhất còn mãi trong tim mỗi người con đát mẹ, và tạc vào lòng viễn khách một kỷ niệm Chức năng: múa rối nước, cà phê, tổ chức triển lãm

Tính chất và chức năng - Khu quảng trưởng đi bộ kết hợp thương mại - Tuyến phố nhộn nhịp xuyên suốt với quảng trường ngập nước tạo sự thu hút, cho người dân và khách du lịch.

103


Khai triển cạnh biên - Công viên Mắt Ngọc

Sáng

Trưa Space syntas

Thể hiện mức độ hoạt động, đông đúc của các điểm nút và các tuyến đườ ng vào các thời gian trong ngày

Điểm nút

Chiều

Mặt bằng điểm nút (ngã tư)

Điểm nút ngay bến thuyền của khu du lịch key plan

Tối 104

105


Các sơ đồ

Hệ thống bao gồm các trạm xe đạp và các bãi đỗ xe công cộng phục vụ cho các không gian công cộng lớn như Công viên trung tâm Ngọc Thiên, công viên ngập nước, công viên Mắt Ngọc.

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG SÂN BÃI

Có 2 cách để tiếp cận khu vực - Đường bộ: thông qua cầu Nguyễn Tất Thành Hoặc thông qua tuyến đường cấp 1 - Đường thuỷ: thông qua các bến tàu tại các vị trí dầu mối giao thông du lịch, cảnh quan nông nghiệp, cột mốc Xoáy nước.

SƠ ĐỒ KỊCH BẢN TIẾP CẬN

106

107


KHUNG HƯỚNG DẪN

108

THIẾT KẾ ĐÔ THỊ

109


110

111


6. KIẾN TRÚC CẢNH QUAN

112

6.1. Ý tưởng và cơ sở thiết kế

113


Ý tưởng

Cơ sở thiết kế

The human senses Không gian kiến trúc cảnh quan tác động đến các giác quan của con người, người dùng sẽ kết nối mạnh mẽ với kí ức không gian. Chiến lược thiết kế cảnh quan là mở ra nhiều chiều không gian khác nhau, tạo được nhiều cảm nhận, thu hút con người vào môi trường tự nhiên, cảm nhận, thấu hiểu tự nhiên hơn.

Tâm lí học màu sắc Đây là lý thuyết về việc màu sắc đem lại cho con người những cảm xúc mà đôi khi chúng ta không nhận ra. Là dung môi đưa con người cảm nhận không gian, đem đến những cảm giác tích cực, xua tan những xúc cảm khó chịu. Hướng đến những xúc cảm tươi vui, hạnh phúc.

114

Cảnh quan Ngọc Thiên

vùng

Lấy ý tưởng từ quy luật phát triển đi lên của loại người. Từ lao động sản xuất (vùng nông nghiệp trải nghiệm) đến hình thành văn hoá, hưng thịnh và phát triển. Đồng thời là sự kết hợp của tâm lí màu sắc. Với những gam màu nóng, lạnh xen kẽ, chuyển dần giúp người dùng cảm nhận và ghi nhớ không gian tốt hơn

Cảnh quan ven mặt nước và cảnh quan nông nghiệp Dựa trên các yếu tố liên quan chủ yếu đến cảm nhận thị giác, tạo ra các không gian đóng mở, các tuyến xe đạp và đi bộ len lỏi đến từng khu vực, vào trong rừng đước để có được nhiều cảm nhận nhất.

115


6.2. Thiết kế chi tiết

116

117


Cảnh quan nông nghiệp

118

119


CÁC MỨC NGẬP

ĐỘ

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

120

121


Khu du lịch sinh thái

122

KHUNG HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ CẢNH QUAN

123


124

125


7. HẠ TẦNG KĨ THUẬT

126

7.1. Hệ thống hạ tầng kĩ thuật

127


SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG CẤP ĐIỆN

Hệ thống giao thông gặp vấn đề thiếu kết nối và bị chia cắt bởi tuyến đường đối ngoại (Đại lộ Nguyễn Tất Thành và tuyến đường sắt Bắc Nam). Chúng tôi đã đưa ra giảii pháp cho vấn đề này chính là giữ nguyên hiện trạng của tuyến đường sắt, chuyển đường Nguyễn Tất Thành thành cầu và tạo nút giao thông khác cấp ở vị trí đó. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC 128

MẶT CẮT ĐƯỜNG 129


MẶT BẰNG THIẾT KẾ CHIẾU SÁNG

130

131


7.2. Ứng dụng hạ tầng xanh Hạ tầng xanh là một khái niệm đưa ra tất cả các giải pháp để cung cấp một hạ tầng bền vững. Nó giúp cho quá trình xây dựng cũng như sử dụng hiệu quả và bền vững hơn.

Lợi ích: tạo môi trường sống cho động thực vật, lọc nước, giữ nước, giữ đất, xử lí nước bề mặt, làm giảm nước bề mặt. Đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống hạ tầng xanh thường tập trung chủ yếu vào xử lí nước bề mặt

Khi sử dụng hệ thống hạ tầng xanh thì tỉ lệ nước bị chảy đi hoàn toàn thấp hơn, tăng tỉ lệ nước bốc hơi và nước thẩm thấu.

132

133


Sử dụng các loại cây bản địa, giảm chăm sóc, dễ thích ứng. Tối đa nhất có thể các bề mặt thẩm thấu để thu và tái sử dụng hiệu quả các loại nước xám, nước mưa cho tưới tiêu,... Tiết kiệm nước ngọt.

134

Hình trên là một ví dụ ứng dụng ở vị trí phần đất hiện trạng nâng đỡ cho chân đường ray tàu lửa. Không chỉ giúp giữ đất mà còn giúp xanh hoá không gian đô thị, tạo điều kiện thẩm thấu nước cho bề mặt dốc.

Thêm các khu wetland, như một hành lang để bảo vệ các loài thuỷ sinh vật có trong sông tránh sự ô nhiễm nguồn nước từ dư lượng các thuốc dùng cho nông nghiệp (yêu cầu bề dày từ 20-40m).

Xây dựng lên hệ thống hạ tầng xanh để giảm thiểu tình trạng xâm nhập mặn, góp phần tăng đa dạng và bảo tồn sinh học, đồng thời đảm bảo năng suất nông nghiệp.

135


8. KINH TẾ XÂY DỰNG

136

8.1. Phân kì đầu tư xây dựng

137


PHÂN KÌ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

138

139


140

141


8.2. Tính toán kinh phí

142

143


TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách “Quy hoạch đơn vị ở bền vững”, Ths.KTS.Nguyễn Cao Lãnh, NXB Xây Dựng 2. “Water Urbanisms”, Kelly Shannon 3. “Ứng dụng hạ tầng xanh trong thiết kế và quy hoạch đô thị”, KTS cảnh quan Lê Thị Ngọc Ánh 4. Urban weaving 5. “Community - Driven climate resilience Planning” 6. Hướng dẫn thiết kế đô thị thành phố Richmond 7. Inllustratic urban design principle 8. Ted talk 9. Weibo 10. Landscape ecologycal principle 11. Streetscape guidance 12. Desinging beyond intuition 13. Responsive Environments by Ian Bentleyetal-libre 14. Space syntax 15. Walking & Cycling Design Guide of Singapore 16. Các quy định, nghị định, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về quy hoạch, xây dựng, định hướng phát triển các đô thị của Việt Nam.

144

145


THANK YOU FOR READING

146

147


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.