Long An MP FR Chap3 Review Existing Plans VN

Page 1

Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

3

RÀ SOÁT CÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN

3.1

Các quy hoạch phát triển quốc gia 3.1 Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia đưa ra định hướng và chính sách phát triển kinh tế xã hội ở cấp cao nhất. Kế hoạch phát triển KTXH giai đoạn 2006 – 2010 cu thể hóa các định hướng và nhiệm vu trong chiến lược 10 năm (2001 – 2010). Sau đây là nội dung chính của KHPT KTXH quốc gia: (1) Thành tựu đạt được và những tồn tại yếu kém 3.2 Trong nửa đầu giai đoạn này (2001 – 2005), đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như tăng trưởng kinh tế cao (7,5%/năm), từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, mở rộng việc huy động các nguồn lực phát triển nhất là các nguồn lực trong nhân dân, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đạt được những chuyển biến quan trọng về ngoại thương và hội nhập kinh tế quốc tế, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đạt được nhiều thành quả trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, bình đẳng giới, y tế, ổn định chính trị và xã hội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, cu thể như sau: (i) Mức độ tăng trưởng kinh tế còn dưới năng lực phát triển quốc gia; chất lượng phát triển thấp, tính cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Hạ tầng kinh tế – xã hội còn nghèo nàn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và gia tăng tính cạnh tranh. Một số dự án trọng điểm quốc gia chưa được hoàn thiện đúng kế hoạch. Năng lực sản xuất của một số ngành chủ đạo và sản lượng tăng chậm; (ii) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế chưa đồng đều, chưa phát huy được tiềm năng của từng ngành, từng vùng miền và từng sản phẩm. Cơ cấu dịch vu chưa có nhiều biến chuyển, dịch vu chất lượng cao phát triển chậm. Quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn còn chậm và thiếu bền vững. Tỷ trọng hàng hóa lắp ráp và gia công còn cao; chậm đổi mới công nghệ. Tỷ trọng ngành dịch vu trong GDP thấp, chưa chuyển biến đáng kể. Sự phát triển của các vùng kinh tế lớn chưa tương xứng với tiềm năng, do đó không phát huy được vai trò là động lực kinh tế. Chính sách đầu tư và hỗ trợ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, khu vực kinh tế tập thể còn nhiều yếu kém. Lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ nên lực lượng lao động khó đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cũng như cải cách kinh tế; (iii) Các chính sách kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chưa hoàn thiện và chưa chín muồi, mặc dù thị trường tài chính, thị trường bất động sản và thị trường khoa học & công nghệ đang dần phát triển; (iv) Một số vấn đề cân bằng kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc. An ninh lương thực được đảm bảo nhưng an ninh năng lượng, cân đối ngân sách quốc gia, cán cân xuất nhập khẩu và dự trữ ngoại hối quốc gia vẫn chưa đủ ổn định. Chưa phát huy hay sử dung hữu hiệu được tất cả tài nguyên quốc gia; các nguồn thu trong nước còn thấp, cơ cấu chi ngân sách chưa thực sự hợp lý; tính hiệu quả của đầu tư Nhà nước và nguồn lực Nhà nước còn thấp. Tỷ lệ nợ khó đòi trong hệ thống ngân hàng còn cao, chất lượng tín dung thấp; đây đều là những rủi ro tiềm tàng. Cơ chế hoạt động ngân hàng vừa cứng nhắc vừa lỏng lẻo, không đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh, gây khó khăn cho các ngành kinh tế ngoài quốc doanh tiếp cận nguồn vốn vay đầu tư.

1


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

(v) Hội nhập kinh tế quốc tế và hoạt động kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế. Thiếu lộ trình thật chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; chưa gắn kết chặt chẽ tiến trình hội nhập với việc hoàn thiện pháp luật, thể chế, chính sách và cải cách cơ cấu kinh tế; việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và của nền kinh tế chưa theo kịp với yêu cầu của hội nhập. Tỉ lệ hàng xuất khẩu qua chế biến, chế tác sâu còn thấp. Quy mô xuất khẩu còn nhỏ. Môi trường đầu tư kém hấp dẫn so với một số nước xung quanh. Chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của các tập đoàn kinh tế lớn; chưa chủ động khai thác vốn đầu tư gián tiếp quốc tế. Việc giải ngân vốn ODA còn chậm. (vi) Cơ chế, chính sách về văn hóa, xã hội còn chậm phát huy; một số vấn đề xã hội bức xúc còn chậm được giải quyết và phòng ngừa. Cu thể như sau: 

Giáo dục: Cơ cấu hệ thống giáo duc hiện tại còn nhiều bất cập. Giáo duc dạy nghề còn ở quy mô nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho nền kinh tế. Chất lượng đào tạo thể hiện nhiều yếu kém. Kết quả giáo duc thấp nên không đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển đất nước. Quản lý nhà nước về giáo duc và đào tạo còn hạn chế.

Khoa học và Công nghệ: Chưa tạo được tác động lớn đối với việc thực hiện các muc tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Công tác quản lý khoa học và công nghệ đã được cải thiện nhưng tốc độ còn chậm, còn phu thuộc vào bao cấp. Chất lượng nghiên cứu thấp và không gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Thị trường khoa học và công nghệ chậm hình thành. Đầu tư vào khoa học và công nghệ còn manh mún, thiếu hiệu quả.

Xóa đói giảm nghèo: Thành tựu đạt được chưa ổn định. Tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao. Nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo và vùng nghèo còn chưa được thực hiện hiệu quả. Sự chênh lệch giàu – nghèo giữa các khu vực miền núi, khu vực người dân tộc thiểu số và các khu vực khó khăn khác với các khu vực đô thị phát triển đang có xu hướng gia tăng. Ở nhiều nơi tỷ lệ thất nghiệp còn cao. Hạ tầng ở các vùng sâu vùng xa, miền núi còn kém, cuộc sống của người dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn.

Bất bình đẳng: Xã hội vẫn còn hiện tượng bất bình đẳng, làm cản trở công cuộc xóa đói, giảm nghèo và tăng trưởng kinh tế. Chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư khác nhau đang có xu hướng nới rộng. Công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng còn chưa đạt yêu cầu. Việc sử dung, quản lý và sản xuất thuốc còn nhiều yếu kém. Còn chậm xóa bỏ và xử lý tình trạng vi phạm y đức. Một số tệ nạn xã hội còn chưa được giải quyết hiệu quả. Tội phạm có tổ chức đang có xu hướng gia tăng và chưa được phòng ngừa hữu hiệu. Tai nạn giao thông nghiêm trọng vẫn xảy ra.

3.3 Nhiều vấn đề trên đây vẫn còn là thách thức trong nửa sau (giai đoạn 2006 – 2010) của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và vẫn tiếp tuc duy trì trong tương lai. Đó là những vấn đề cơ bản không chỉ ở Việt Nam mà cả ở những nước khác, bao gồm cả các nước đã phát triển và là cơ sở quan trọng cho việc lập và cập nhật kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở cấp tỉnh.

2


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

(2) Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm (2006 – 2010) 3.4 Muc tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, giai đoạn 2006 – 2010, như sau: (i) Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển. (ii) Cải thiện rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân. (iii) Tạo nền tảng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. (iv) Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội. (v) Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia.

(vi) Nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế. (3) Các nhiệm vụ chủ yếu 3.5

Các muc tiêu tổng quát trên được thể hiện chi tiết hơn ở các nhiệm vu sau:

(i) Giải phóng và phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp. (ii) Chuyển đổi mạnh sang nền kinh tế thị trường, thực hiện các nguyên tắc của thị trường, hình thành đồng bộ các loại thị trường và hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với đặc điểm của Việt Nam. (iii) Tích cực, chủ động đẩy nhanh hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng kinh tế đối ngoại gắn với nâng cao khả năng độc lập tự chủ của nền kinh tế. (iv) Phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo duc và đào tạo; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và phát triển kinh tế tri thức. (v) Tạo chuyển biến mạnh trong việc xây dựng văn hoá, đạo đức và lối sống; kiềm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao thể chất và sức khoẻ nhân dân; bảo vệ và cải thiện môi trường. (vi) Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói giảm nghèo, phát triển hệ thống an sinh; đẩy lùi các tệ nạn xã hội. (vii) Phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao hiệu lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn và đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. (viii) Tăng cường quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị - xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định, tạo thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

Bảng Các quy hoạch phát triển quốc gia.1 Lĩnh vực

Phát triển kinh tế

Chỉ tiêu chính của KHPT KTXH quốc gia (2006 – 2010)

Chỉ tiêu Tổng (tỷ USD – giá hiện hành) Khu vực 1 Cơ cấu kinh tế (%) Khu vực 2 GDP Khu vực 3 Bình quân (USD) Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách quốc gia (% GDP) Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu (%/năm) Dân số

Tổng (tốc độ tăng trưởng) Đô thị (%)

Hộ đói (%) Hộ nghèo (%) Hộ có nhà (%) Diện tích nhà bình quân (m²/người) Tuổi thọ trung bình Sơ sinh (/100.000 ca) Tỷ lệ tử vong Trẻ em dưới 1 tuổi (‰) Trẻ em dưới 5 tuổi (‰) Y tế Tỷ lệ suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (%) Bác sĩ Số cán bộ y tế (/100.000 người) Dược sĩ có bằng đại học Số giường bệnh (/10.000 người) Phổ cập trung học cơ sở (%) Giáo dục Đại học, cao đẳng (%) Phạm vi cấp nước sạch (%) Đô thị/nông thôn Mật độ điện thoại (máy/100 dân) Số người dùng internet (%) Tỷ lệ che phủ rừng (%) Đô thị cấp 1, 2, 3, Tỷ lệ áp dụng công nghệ sạch (%) Đô thị cấp 4 Tỷ lệ cơ sở sản xuất, kinh doanh đáp ứng tiêu chuẩn môi trường (%) Các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung Phạm vi xử lý môi Thu gom và xử lý chất thải rắn trường (%) Xử lý chất thải nguy hại Xử lý chất thải y tế Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) Tỷ trọng lao động nông nghiệp (%) Lao động Tỷ lệ thất nghiệp đô thị (%) Tạo việc làm (triệu lao động bình quân/năm) Tổng (người) Dạy nghề Tỷ lệ đào tạo lâu dài (%) Đầu tư xã hội Tổng (tỷ USD, giá năm 2005 (so với GDP)) FDI (%GDP) Điều kiện sống Phát triển xã hội

Phát triển hạ tầng

Quản lý môi trường

Tăng cường năng lực

Xúc tiến đầu tư

Nguồn: Kế hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội Long An giai đoạn 2006 - 2010

4

Mục tiêu 94 - 98 15 - 16 43 - 44 40 - 41 1.050 – 1.100 21 - 22 16 88,4 triệu (1,14%) 29,9 0 10 - 11 100 14 - 15 72 60 16 25 Dưới 20 7 1 – 1,2 26,3 100 2 95 / 75 35 12,6 / 48 42 - 43 100 50 50 100 90 100 100 40 50 Dưới 5% trên 8 (1,6) 7,5 triệu 25- 30% 138,6 (40%) 38


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

3.2

Các quy hoạch vùng ở cấp quốc gia có liên quan 3.6 Xuất phát từ những đặc điểm về vị trí địa lý, sự phát triển của tỉnh bị tác động trên nhiều phương diện từ sự phát triển của vùng. Có 3 quy hoạch quan trọng cấp quốc gia mà Long An là một trong các tỉnh/thành chịu sự chi phối là Quy hoạch vùng Kinh tế Trọng điểm phía Nam (KTTĐPN), Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Quy hoạch vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Các quy hoạch vùng này được tổng hợp trong phần dưới đây.

1) Quy hoạch Vùng KTTĐ phía Nam 3.7 Bản quy hoạch này bao gồm Tp. HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An và Tiền Giang. Các nội dung bản quy hoạch tóm lược như sau:

(a) Tầm nhìn: Vùng KTTĐPN sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động và có tính cạnh tranh cao của cả nước, với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. (b) Mục tiêu: Quyết định số 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nêu lên những muc tiêu phát triển chính của Vùng KTTĐPN bao gồm: (i) Mức tăng trưởng GDP của vùng phải cao hơn mức tăng trưởng của cả nước từ 10% đến 20%, là vùng dẫn đầu trong phát triển kinh tế của cả nước; (ii) Tỷ trọng GDP của vùng so với cả nước phải tăng từ mức 36% như hiện nay lên mức 40%-41% vào năm 2010 và lên mức 42%-43% vào năm 2020.

(c) Nội hàm liên quan đến tỉnh Long An: Long An được mong đợi sẽ tham gia tích cực vào công cuộc phát triển công nghiệp của vùng trong những lĩnh vực sau; (i) Ngành khai khoáng (nguồn nước khoáng tại tỉnh Long An) (ii) Ngành chế biến nông-lâm-thủy sản: Rất nhiều ngành công nghiệp chế biến tại các trung tâm của Tp. HCM sẽ được đặt ở các tỉnh lân cận gồm Long An, Tiền Giang, Bình Phước và Tây Ninh. Các ngành công nghiệp mũi nhọn như đánh bóng gạo, chế biến lương thực-thực phẩm, chế biến lúa gạo, chế biến rau quả, chế biến tinh dầu thực vật, chế biến các sản phẩm sữa, chế biến thủy sản, công nghiệp giấy v.v. (iii) Ngành cơ khí (iv) Ngành hóa chất: Long An hiện nay đang sản xuất phân NPK và các sản phẩm nhựa (v) Kế hoạch phát triển cho ngành dệt may và da giày bao gồm sản xuất vải sợi, dệt, nhuộm và thuộc da, các phu kiện may mặc và giày dép, các trung tâm thương mại (vi) Ngành chế tạo vật liệu xây dựng: Sẽ đặt tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Tây Ninh.

2) Quy hoạch vùng đô thị Tp. HCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 3.8 Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008, bản Quy hoạch này cũng tương tự như bản Quy hoạch vùng KTTĐPN, bao gồm Tp. HCM, các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Tổng diện tích của khu vực nghiên cứu là 30.000 km², với số dân là 15 triệu người. Khu vực này có 190km đường bờ biển và 490km đường biên giới Việt Nam – Campuchia. Khu vực nghiên cứu mở rộng có bán kính 200km. NỘi dung của Quy hoạch được tóm tắt như sau:

5


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

(a) Tầm nhìn và Chiến lược: Theo bản Quy hoạch vùng Tp. HCM đến năm 2020, “Vùng Tp. HCM sẽ trở thành vùng phát triển kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao nhất cùng với tính bền vững; trở thành đầu tàu tăng trưởng của cả nước, trung tâm kinh tế của khu vực Đông Nam Á và châu Á, trung tâm đẳng cấp quốc tế về tài chính và dịch vu, trung tâm của các ngành công nghệ cao, trung tâm văn hóa – giáo duc & đào tạo – chăm sóc y tế - môi trường cảnh quan”. Các chiến lược chung cùng với các địa phương khác bao gồm: (i) Phát triển hệ thống đô thị cho vùng Tp. HCM với mối liên kết chặt chẽ và hội nhập với các thành phố lớn khác được kết nối nhờ các hành lang kinh tế đô thị;

(ii) Phát triển các khu công nghiệp đặc thù và khu Công nghiệp Công nghệ cao, đồng thời thiết lập hành lang kinh tế cho các ngành công nghiệp, dịch vu, với vai trò là động lực phát triển cho các tỉnh trong khu vực; (iii) Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội năng động và phong phú; (iv) Phát triển các khu du lịch và các điểm du lịch có chất lượng quốc tế, môi trường và cảnh quan đều được bảo vệ; (v) Đảm bảo phát triển cân bằng giữa khu vực đô thị và nông thôn; (vi) Đưa ra định hướng đối với hạ tầng kỹ thuật: giao thông vận tải, hệ thống điện, cấp thoát nước, và vệ sinh môi trường phát triển theo hướng gắn kết và kết nối liên hoàn;

(b) Cấu trúc không gian: Cấu trúc không gian của khu vực được quy hoạch theo mô hình cấu trúc đa cực với các cân nhắc như sau: (i) Hệ thống các đô thị: Hệ thống các đô thị trong Vùng Tp. HCM bao gồm khu vực đô thị hạt nhân và các đô thị/thành phố của các tỉnh lân cận. Khu trung tâm bao gồm Tp. HCM là thành phố hạt nhân cùng với các đô thị vệ tinh trong vòng bán kính 300km. Khu vực lân cận gồm các thành phố/đô thị nằm dọc theo hành lang chính: 

Phía đông nam trên tuyến QL51: tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Phía đông, dọc theo tuyến QL1A: huyện Long Khánh

Phía bắc, dọc theo tuyến QL13: huyện Chơn Thành, Bình Phước

Phía bắc, dọc theo tuyến QL22: huyện Trảng Bàng, Tây Ninh

Phía tây nam, dọc theo tuyến QL1A: các tỉnh Long An, Tiền Giang, Mỹ Tho.

3.9 Nằm trong cùng một hệ thống, các thành phố/đô thị sẽ có vai trò khác nhau. Các thành phố trực thuộc trung ương gồm Tp. HCM, và các đô thị cấp vùng như Vũng Tàu, Mỹ Tho, Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Đồng Xoài. Các thành phố/thị xã chuyên môn hóa gồm Long Thành (chuyên về thương mại, dịch vu, khoa học), các thị xã Long Hải, thị xã Thác Mơ, thị trấn Dương Minh Châu, thị trấn Vĩnh An (chuyên về du lịch).

(ii) Giao thông vận tải: Hệ thống giao thông chính bao gồm các đường vành đai đô thị 1 và 2, đường vành đai 3 (cao tốc) cho thành phố hạt nhân (trong vòng bán kính 30km) cũng như hệ thống các đường cao tốc hướng tâm nối thành phố hạt nhân với các khu tiểu trung tâm. Hệ thống các tuyến đường giao thông có tác

6


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

động tới Long An gồm có QL 14 – N1 (khu vực Tây Nguyên – Đồng bằng Sông Cửu Long) và đường cao tốc nối từ đường vành đai 3 đến khu vực phía nam.

(iii) Phát triển các khu công nghiệp: Nhìn chung, Vùng Tp. HCM tập trung vào phát triển các ngành với tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và lợi thế so sánh về nguồn nhân lực chất lượng, các ngành hướng vào xuất khẩu, ngành luyện kim và các ngành phu trợ. Chức năng công nghiệp theo quy hoạch sẽ phát triển tại các khu vực và theo các hướng sau: 

Khu Công nghiệp Trung Nam Bộ tại Tp. HCM: các ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghiệp sạch, công nghiệp chính xác, và các ngành phu trợ

Khu Công nghiệp Bắc Nam Bộ tại tỉnh Bình Dương: ngành khai khoáng, chế biến nông-lâm sản, điện tử, sản xuất vật liệu xây dựng

Khu Công nghiệp Đông Nam Bộ tại tỉnh Đồng Nai: đa ngành, chế biến nônglâm sản, cơ khí, các ngành phu trợ

Khu Công nghiệp Đông Nam Bộ tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: công nghiệp nặng, dầu khí, lọc dầu, các ngành tại cảng biển

Khu Công nghiệp Tây Nam Bộ tại tỉnh Long An và Tiền Giang: chế biến nônglâm-thủy sản, cơ khí cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng

Khu Công nghiệp Tây Nam Bộ tại tỉnh Tây Ninh và Long An: sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, điện tử.

(c) Vai trò của Long An trong Quy hoạch Vùng Tp. HCM Trong quy hoạch, sự phát triển trong tương lai chịu tác động bởi sự phát triển GTVT như sau:

(i) Hành lang Đông Bắc – Tây Nam:Trong Quy hoạch này, tỉnh Long An sẽ hội nhập vào cấu trúc vùng thông qua hành lang Đông Bắc – Tây Nam nối Tp. HCM, thành phố Tân An, một số các thị trấn nhỏ và Mỹ Tho. Truc kinh tế này sẽ được tập trung với vai trò là một trong những truc phát triển chính của Vùng Tp. HCM với vùng ĐBSCL. Hiện nay, Long An được nối với Tp. HCM nhờ tuyến QL1, tuyến liên kết này sẽ được tăng cường khi hoàn thành và đưa vào khai thác Đại lộ Đông-Tây. Tuy nhiên, do cấu trúc lãnh thổ của Long An, truc liên kết này sẽ chỉ đi qua một đoạn ngắn của địa bàn tỉnh. Chính vì thế, chỉ có một phần của Long An được hưởng lợi từ truc kết nối này. (ii) Đường vành đai 3 quy hoạch: Tuyến đường này với tiêu chuẩn đường cao tốc xác định khu vực trung tâm và khu vực ngoại vi (trong khoảng bán kính 30km đến 50km) đi qua hầu hết các huyện quan trọng khu vực đông bắc Long An. Tuyến đường này sẽ góp phần cải thiện tính kết nối giữa các đô thị của huyện Đức Hòa, Bến Lức với Cần Đước, Cần Giuộc cũng như với các cảng biển tại Hiệp Phước, Tp. HCM qua tuyến cao tốc này. 3.10 Trong bản Quy hoạch Vùng Tp. HCM, vai trò của Long An không thực sự nổi bật so với các tỉnh lân cận. Dọc theo truc phát triển theo hướng tây nam tính từ thành phố hạt nhân, các đô thị hay thị trấn của Long An không được chú trọng, thế nhưng Mỹ Tho, với vai trò là thành phố đối trọng tại khu vực này, và sẽ trở thành đô thị loại I, trong khi Tp. Tân An chỉ là thành phố vệ tinh, đô thị loại II. Bản Quy hoạch xác định rõ vai trò của Long An trong toàn khu vực như sau:

7


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

(i) Về phát triển đô thị: Long An sẽ bao gồm chuỗi 2 đô thị vệ tinh dọc theo truc Tây Nam đó là Tp. Tân An (đô thị loại II) và thị trấn Bến Lức (đô thị loại III). (ii) Về phát triển công nghiệp: Long An sẽ tập trung vào ngành chế biến nông-lâm-thủy sản, cơ khí nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng. Về phát triển lĩnh vực dịch vu, các dịch vu quan trọng như giáo duc, y tế, du lịch, theo quy hoạch, sẽ không ở Long An. Hình Các quy hoạch vùng ở cấp quốc gia có liên quan.1 TPHCM

Hệ thống đô thị đa cực trong Vùng

TT phát triển đô thị vùng KV tập trung phát triển đô thị Hành lang phát triển đô thị KV sinh thái Các thị trấn vệ tinh

Nguồn: Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

8


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

Hình Các quy hoạch vùng ở cấp quốc gia có liên quan.2

Mạng lưới các đô thị trong Vùng

TPHCM Nguồn: Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

Hình Các quy hoạch vùng ở cấp quốc gia có liên quan.3 của Vùng TPHCM

9

Định hướng phát triển không gian


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY Nguồn: Quy hoạch vùng TPHCM đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050

3) Quy hoạch Xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 3.11 Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 9 tháng 10 năm 2009. Phạm vi quy hoạch gồm thành phố Cần Thơ và toàn bộ 12 tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Long An. Phạm vi nghiên cứu bao gồm khu KTTĐ phía Nam và các vùng liên quan đến phát triển kinh tế-xã hội của khu vực. Nội dung chính của quy hoạch như sau;

(a) Tầm nhìn: Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm trong mạng lưới sản xuất nông sản đến năm 2050 có mức tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững. (b) Mục tiêu: Muc tiêu phát triển trong Quy hoạch xây dựng khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm: (i) Tăng cường vai trò và tiềm năng của khu vực, với trung tâm là thành phố Cần Thơ (ii) Phát triển cấu trúc không gian cho toàn khu vực với các hành lang và vùng kinh tế được phân bố đồng đều cho các khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vu (iii) Phát triển các đô thị mới với các ngành kinh tế khu vực 2 và 3 mang tính đặc thù địa phương (iv) Phát triển các vùng nông nghiệp hiện đại và các khu công nghiệp công nghệ cao (v) Phát triển các khu du lịch mang tầm quốc gia và quốc tế với danh thắng văn hóa, đô thị và tự nhiên (vi) Tạo sự phát triển hài hòa giữa các khu đô thị và nông thôn (vii) Xây dựng hệ thống xã hội đa dạng và linh hoạt, quan tâm đến bảo vệ môi trường 3.12

Muc tiêu chính được trình bày trong Bảng 3.2.1.

Bảng Các quy hoạch vùng ở cấp quốc gia có liên quan.2

Dân số Xây dựng đô thị và các khu vực công nghiệp

Chỉ tiêu Số dân Đô thị hóa (%) Diện tích xây dựng đô thị (ha) Diện tích công nghiệp (ha)

Mục tiêu phát triển chính 2020 20 - 21 triệu 30 - 32 triệu 100.000 – 110.000 20.000 – 30.000

2050 33 - 35 40 - 50 320.000 – 350.000 40.000 – 50.000

Nguồn: Quy hoạch xây dựng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến 2020

(c) Mô hình phát triển vùng: Phát triển tập trung đa cực phối hợp với các hành lang kinh tế (d) Định hướng phát triển: Về cấu trúc không gian, khu vực đồng bằng sông Cửu Long quan hệ mật thiết với TP HCM và biên giới Campuchia thông qua hệ thống quốc lộ và các tuyến cao tốc nối liền trung tâm khu vực với các tiểu vùng. Về phân bố khu vực theo chức năng, có 3 cấp tổ chức bao gồm khu vực đô thị trung tâm với thành phố Cần Thơ, khu vực ngoại vi trong bán kính 30-50 km từ khu vực đô thị trung tâm, và các khu vực cạnh tranh bao gồm các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Tiền Giang, Hậu Giang, Long An, Bến Tre và Đồng Tháp. (e) Vai trò tỉnh Long An trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long: Ngoại trừ một số trung tâm đô thị trong tỉnh, Long An được kỳ vọng sẽ phát triển dựa vào nông nghiệp.

10


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

Vai trò của tỉnh bao gồm: (i) Thành phố Tân An: Thành phố công nghiệp-dịch vu

(ii) Bến Lức và Đức Hòa: Có chức năng thị trấn công nghiệp, dịch vu, du lịch, dịch vu cảng của tỉnh (iii) Khu vực công nghiệp đông bắc: Công nghiệp chế biến sản phẩm nông-lâm-ngư, sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp vật liệu xây dựng (iv) Đồng Tháp Mười: Khu vực bảo tồn môi sinh và du lịch. (f) Các dự án về hạ tầng: Quy hoạch phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long đề cập đến một số dự án về hạ tầng như sau: (i)

Mạng lưới đường bộ quốc gia: Phát triển QL1A, N2, đường cao tốc, QL50, N1, QL62

(ii) Hệ thống đường sắt: TP HCM– Mỹ Tho –Cần Thơ (iii) Cảng hàng hóa: Xã Tân Lập, huyện Cần Giuộc (iv) Nhà máy nước mặt sông Hậu tại Tân Thạnh – Cần Thơ (v) Nhà máy nhiệt điện tại huyện Cần Đước (công suất 1.200 MW).

11


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

3.3

Rà soát các quy hoạch phát triển của tỉnh 1) Các quy hoạch phát triển theo khu vực quy hoạch (a) Quy hoạch của tỉnh/vùng 3.13 Nhằm hướng tới phát triển bền vững, Long An hiện đã xây dựng 3 đồ án quy hoạch cấp tỉnh bao gồm: (i) Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 (lập năm 2006) 1; (ii) Quy hoạch phát triển toàn diện dân cư đô thị và nông thôn của tỉnh Long An đến năm 2020 (năm 2003)2 (iii) Quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An (năm 2005) (b) Quy hoạch huyện, thị 3.14 Tất cả 14 huyện, thị của tỉnh Long An (gồm thành phố Tân An và 13 huyện) đều đã có Quy hoạch chung, tuy nhiên do các đồ án trên đã được phê duyệt khá lâu (10 năm) nên một số nội dung trong đồ án không còn phù hợp với điều kiện phát triển đô thị hiện nay. Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở XD Long An đang phối hợp với các huyện để lập đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng các thị trấn. Đến nay, có 6 đô thị được UBND tỉnh phê duyệt (thị trấn Mộc Hóa, thị trấn Vĩnh Hưng, thị trấn Thạnh Hóa, thị trấn Bến Lức, thị trấn Hậu Nghĩa, thị trấn Thủ Thừa). Thành phố Tân An và các thị trấn còn lại đang trong quá trình lập nhiệm vu và đồ án quy hoạch. (c) Quy hoạch chi tiết 3.15 Sở Xây dựng đã phối hợp với các chủ đầu tư trong việc tổ chức lập, thẩm định và trình duyệt các đồ án quy hoạch chung xây dựng như khu đô thị Long Hậu, khu cảng Đông Nam Á – Long An, trung tâm thương mại và đô thị huyện Cần Giuộc; khu dân cư và công nghiệp Tân Thành, huyện Thủ Thừa; khu đô thị mới Vàm Cỏ Đông, huyện Bến Lức; khu đô thị – dân cư – công nghiệp xã Long Hựu Đông và xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước. 3.16 Cho đến nay, Sở XD đã thẩm định và đệ trình lên UBND tỉnh xem xét, thông qua 138 đồ án quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 14.249 ha (so với 16.992 ha tổng diện tích dự kiến) gồm3:

(i) 34 đồ án khu công nghiệp (tổng diện tích 5.741 ha) trong tổng số 18 KCN (7.126 ha); (ii) 41 đồ án cum công nghiệp (4.719 ha) trong tổng số 44 cum công nghiệp (5.332 ha); (iii) 63 đồ án khu dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới (3.789 ha) trong tổng số 89 khu (4.533 ha).

1

2 3

Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 đã được xem xét kỹ trong Báo cáo Tiến độ I (tháng 9 năm 2009). Các muc tiêu phát triển của Quy hoạch được tổng hợp trong Phần 3.3 của Báo cáo cùng với việc rà soát các chiến lược của quy hoạch Quy hoạch tổng thể phát triển các khu đân cư đô thị và nông thôn của Long An được xây dựng cách đây 7 năm nên không phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Chủ yếu tại các huyện Bến Lức, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc và thành phố Tân An.

12


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

2) Quy hoạch xây dựng vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An (1) Khu vực Nghiên cứu 3.17 Vùng Kinh tế trọng điểm của Long An bao gồm thành phố Tân An, các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Tru, Châu Thành, Thủ Thừa, Đức Huệ, và Thạnh Hóa. Đây là các huyện nằm trong khu vực bán kính 30-50km tính từ trung tâm Tp. Hồ Chí Minh và dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ Tp. HCM. (2) Định hướng phát triển 3.18

Định hướng phát triển của vùng KTTĐ Long An trong quy hoạch này như sau:

a) Công nghiệp: Sẽ là trung tâm công nghiệp chính của tỉnh và quốc gia. Nằm kế bên TpHCM, Vùng KTTĐ Long An sẽ thu hút lượng đầu tư đáng kể, thừa hưởng được thị trường lớn và cơ sở hạ tầng từ TpHCM, do đó các khu công nghiệp thuộc các tỉnh giáp ranh như Đức Hòa, Bến Lức và Cần Giuộc luôn được chú trọng. Các ngành công nghiệp mũi nhọn bao gồm: (i) Công nghiệp chế biến (Vùng KTTĐ Long An có vị trí thuận lợi để tập trung nguyên liệu từ các tỉnh ĐBSCL) (ii) Các ngành cần nhiều lao động như may mặc, giầy dép, sản xuất đồ điện tử, đồ chơi trẻ em, chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy sản v.v. có thể phát huy lợi thế từ nguồn lao động giá rẻ dồi dào trong vùng. (iii) Từng bước chuyển đổi sang các ngành sử dung nhiều chất xám và công nghệ cao hơn để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, ổn định với tốc độ cao.

b) Dịch vụ: Sẽ trở thành trung tâm dịch vu chính không chỉ của tỉnh mà của cả thị trường đa dạng thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực khác với hai loại hình dịch vu chính: phổ thông và cao cấp. Dịch vu phổ thông bao gồm thương mại, y tế, văn hóa, giáo duc, và giao thông vận tải v.v. Các dịch vu này đáp ứng các tiêu chuẩn dịch vu thông thường của người dân sống trong khu vực và kinh doanh tại tỉnh. Các ngành dịch vu cao cấp được tổng hợp trong phần dưới đây. (i) Các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu sân golf cấp quốc tế và quốc gia, các trường đua, khu vực đua thuyền v.v (ii) Các dịch vu tài chính, ngân hàng, du lịch, cao ốc văn phòng v.v., trung tâm đào tạo để đào tạo chuyên gia, công nhân kỹ thuật cao, các trung tâm phần mềm, v.v

c) Nông nghiệp: Sẽ phát triển ngành nông nghiệp sạch và chất lượng cao với các muc tiêu chiến lược là phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái bền vững để đáp ứng nhu cầu của công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, các khu đô thị mới và nhất là nhu cầu của người dân Tp. HCM. Các vùng nông nghiệp này sẽ phân bố tại: (i) Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành và Tân Tru (vùng trồng rau và cây ăn quả...) (ii) Đức Hòa, Đức Huệ (vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm) (iii) Cần Giuộc, Tân Tru và Châu Thành (vùng nuôi trồng thủy-hải sản) (3) Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Long An 3.19 Vùng kinh tế trọng điểm tỉnh Long An dự kiến sẽ đóng vai trò dẫn đầu trong phát triển kinh tế và công nghiệp của tỉnh trên cơ sở khai thác lợi thế gần TPHCM cũng như phát triển hạ tầng GTVT chất lượng cao như đường cao tốc và đường Vành đai 3 và Vành đai 4.

13


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

3) Quy hoạch khu Đông Cần Giuộc tỉnh Long An đến năm 2025 3.20 Huyện Cần Giuộc nằm trong khu vực kinh tế năng động nhất của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng cao cũng như đô thị hóa, hiện đại hóa ngày càng tăng. Huyện Cần Giuộc khá lớn nên nếu chỉ có một khu trung tâm là chưa đủ, do đó, định hướng đến 2025 huyện Cần Giuộc được chia thành hai khu riêng: Cần Giuộc Đông và Cần Giuộc Tây. 3.21

Muc tiêu quy hoạch nhằm:

(i) Đảm bảo phát triển ổn định, hài hòa, cân bằng giữa các khu vực phía đông và phía tây huyện Cần Giuộc. (ii) Đảm bảo thống nhất các chức năng hoạt động trong và ngoài tỉnh. (iii) Xác định mô hình phát triển phù hợp giữa các khu vực phía đông và phía tây của huyện Cần Giuộc trong mỗi giai đoạn về mọi mặt như tổ chức sản xuất, tổ chức đời sống, tổ chức không gian kiến trúc, môi trường đô thị (iv) Đảm bảo hài hòa giữa công tác bảo vệ môi trường và phát triển bền vững trên địa bàn toàn huyện. 3.22

Định hướng phát triển như sau:

(i) Xác định chức năng của trung tâm huyện, các trung tâm xã, các khu dân cư, truc giao thông chính, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, v.v. (ii) Xây dựng khu đô thị hiện đại, đảm bảo môi trường sống có chất lượng (iii) Bảo vệ và khai thác danh lam thắng cảnh tự nhiên, xây dựng khu đô thị phát triển bền vững. (iv) Cải tạo hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật có chất lượng cao như GTVT, cung cấp điện, nước, hệ thống thoát nước thải và nước mưa (v) Xây dựng khu đô thị hiện đại, hài hòa đảm bảo xanh, sạch với mô hình tổ chức không gian hợp lý. 3.23

Quy hoạch sử dung đất của khu như sau:

(a) Khu dân cư: Kết hợp nâng cấp, xây mới các khu dân cư. Sẽ tiến hành nâng cấp các khu dân cư hiện nay với việc xác định các tuyến giao thông địa phương, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đồng thời sắp xếp lại để có thêm đất xây dựng các công trình công cộng, cải thiện môi trường sống. Xây bổ sung thêm các khu dân cư mới định hướng đô thị có kết cấu hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh đáp ứng các yêu cầu đối với khu đô thị hiện đại. (b) Công nghiệp: Đầu tư tập trung vào các khu/cum công nghiệp hiện hữu cũng như xây mới các khu/cum công nghiệp sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho toàn huyện. Các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm sẽ phải di dời đến các khu/cum công nghiệp tập trung có đầy đủ hệ thống xử lý ô nhiễm, các cơ sở công nghiệp-thủ công nghiệp không hoặc ít gây ô nhiễm sẽ tiếp tuc hoạt động trong các khu dân cư. (c) Không gian xanh-Công viên-Thể thao: Ngoài ra, hệ thống không gian xanh có chức năng tách khu vực dân cư khỏi các khu/cum công nghiệp, nghĩa trang, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật và không gian xanh dọc bờ sông, kênh rạch, v.v.

14


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

4) Đánh giá tình hình quy hoạch đô thị chung của Long An 3.24 Mặc dù đã có sẵn các quy hoạch vùng tại Long An và các quy hoạch đô thị chung của các huyện thị, nhưng các quy hoạch này đã lỗi thời, không còn phù hợp, chính vì thế không thể giữ chức năng là công cu hướng dẫn trong quá trình phát triển đô thị. Mặt khác, với mong muốn thu hút đầu tư, chính quyền Long An phân bổ đất cho quá trình phát triển công nghiệp và đô thị theo phương thức nhằm phuc vu muc đích này, gây ra tình trạng phát triển đô thị lộn xộn trong địa bàn tỉnh. 3.25 Các khu công nghiệp được phân bố chủ yếu tập trung tại các khu vực xung quanh và dọc theo các truc đường chính củaTp. HCM (khu vực giữa Đức Hòa – Hóc Môn, Bình Chánh, các khu vực tại Bến Lức và dọc theo sông Vàm Cỏ Đông, tại Cần Giuộc với 2 khu dọc theo sông Cần Giuộc và sông Soài Rạp, đối diện với huyện Cần Giờ…). Tuy nhiên, việc phân bố các khu CN còn khá lộn xộn và mang tính tự phát. Các cum, khu CN sắp xếp chưa phù hợp với hệ thống hạ tầng giao thông. 3.26 Các khu định cư tập trung ở Tân An, Bến Lức (dọc theo QL1A) và Cần Giuộc (gần huyện Nhà Bè). Trên thực tế, các khu định cư này được quy hoạch tùy tiện, không xem xét đến chất lượng môi trường sống và tính hài hòa với cảnh quan vốn có. 3.27 Phần lớn đất đai của Long An nằm trong khu vực đất trũng, và hầu hết là đất sản xuất nông nghiệp, chính quyền địa phương mong muốn thu hút đầu tư hơn nữa, Long An nên có chiến lược phát triển đô thị thông minh, trong đó khu vực phát triển đô thị cần được lựa chọn kỹ lưỡng để tránh tình trạng phát triển các khu đô thị tràn lan.

5) Đánh giá vị thế của Long An trong các quy hoạch hiện nay 3.28 Cần xác định muc tiêu chung khi xây dựng quy hoạch phát triển tỉnh Long An nhằm hỗ trợ các quy hoạch cao hơn cũng như các định hướng phát triển liên quan. Do đó, có thể đánh giá vai trò và vị thế của tỉnh trong các quy hoạch hiện nay như sau:

6) Đánh giá các quy hoạch vùng của Chính phủ 3.29 Nhìn chung, vị trí chiến lược của tỉnh Long An được gắn kết trong tất cả các quy hoạch vùng. Long An được coi là một phần của nền kinh tế năng động của vùng. Sự phát triển của tỉnh được xem xét trong mối quan hệ với tác động kinh tế của TPHCM. Long An cũng được coi là cửa ngõ kết nối với các tỉnh miền Đông và miền Tây của khu vực phía Nam. 3.30 Các chiến lược kết nối giao thông giữa Long An và toàn vùng được xem xét thông qua việc phát triển các chuyên ngành như: (a) Đường bộ (i) QL 1A và đường cao tốc Tp. HCM– Cần Thơ, đoạn qua Long An từ Bến Lức tới thành phố Tân An, nối Tp. HCM– vùng KTTĐ Long An – Cần Thơ; (ii) QL 50 từ Tp. HCM đi Cần Giuộc, Cần Đước– Gò Công – Mỹ Tho. (iii) Đường Hồ Chí Minh qua Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa, Tân Thạnh. Đường N1 song song với biên giới, từ Tây Ninh tới Đức Huệ, Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng và sau đó là Hà Tiên; và Quốc lộ N2 ở giữa. (iv) Vùng KTTĐ Long An cũng nằm trên tuyến đường vành đai 3 và 4 của Tp. HCM (theo quy hoạch Vùng Tp. HCM).

(b) Đường sắt: Tuyến đường sắt Tp. HCM – Cần Thơ: Theo quyết định của Chính phủ, tuyến đường sắt Tp. HCM – Mỹ Tho sẽ được khôi phuc. Theo quy hoạch do

15


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

TEDISOUTH lập, tuyến đường sắt này sẽ xuất phát từ ga Sóng Thần, chạy qua Quận 12, huyện Bình Chánh, sau đó tới phía nam QL1A (đoạn chạy qua Bến Lức, Tp. Tân An) tới Mỹ Tho. Các ga quan trọng nhất là Gò Đen, Bến Lức, Tân An.

(c) Đường thủy nội dịa: (i) Sông Soài Rạp nối ra biển Đông và cũng nối với sông Nhà Bè, Lòng Tàu, Đồng Nai, Thị Vải trong hệ thống sông lớn thuộc Vùng KTTĐPN (ii) Sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ Tây là hai tuyến đường thủy quan trọng của vùng, nhưng các tuyến sông này chỉ tiếp nhận được tàu 3-5 nghìn tấn (iii) Tuyến kênh vận tải quốc gia từ Tp. HCM tới ĐBSCL gồm hai tuyến chính: Tuyến phía nam xuất phát từ cảng Cây Khô thuộc Nhà Bè, chạy qua Cần Giuộc, Cần Đước và kênh Chợ Gạo tới sông Tiền, sau đó tới Vĩnh Long, Cần Thơ và Cà Mau. Tuyến phía bắc xuất phát từ kênh Tẻ và kênh Đôi, nối ra sông Bến Lức, sông Thủ Thừa, sông Vàm Cỏ Tây, và từ kênh Dương Văn Dương tới sông Tiền, sông Hậu, sau đó tới Rạch Giá – Hà Tiên. 3.31 Phát triển hạ tầng theo quy hoạch của toàn vùng khá bền vững và tạo điều kiện thuận lợi để Long An có thể thu được lợi ích từ tất cả các quy hoạch này. Tuy nhiên, sự phát triển lại chỉ tập trung vào một khu vực rất nhỏ trong tỉnh. Do đó, tỉnh cần chuyển trọng tâm sang thúc đẩy phát triển các khu vực khác và kết nối các khu vực này với sự phát triển chính hoặc làm sao để sự phát triển đó là “cú hích” phát triển khu vực này. 3.32 Quy hoạch vùng TPHCM cho thấy vai trò của Long An trong Quy hoạch còn khá hạn chế. Long An cần tìm cách thức đẩy mạnh tăng trưởng, phát huy nội lực, lợi thế hoặc tính cạnh tranh so với các tỉnh khác trong Vùng Tp. HCM, tất cả những lưu ý về quy hoạch đều tập trung vào Tp. HCM mà quên mất tác động cũng như mối liên hệ với các tỉnh, địa phương lân cận trong vùng KTTĐ phía Nam. 7) Đánh giá các quy hoạch phát triển của tỉnh 3.33 Các quy hoạch phát triển hiện có của tỉnh khá manh mún, tập trung vào các định hướng phát triển cu thể. Quy hoạch đáng chú ý là quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh và quy hoạch các khu đô thị hiện nay. Có thể đánh giá quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Long An như sau: (i) Vùng KTTĐ Long An quá tập trung vào khai thác điều kiện kết nối với Tp. HCM dựa trên lợi thế về vị trí và mạng lưới đường bộ sẵn có. Mặc dù Vùng KTTĐ Long An được quy hoạch trên tuyến đường vành đai 3 và 4 của Tp. HCM nhưng chưa có chiến lược cu thể giúp khai thác lợi thế kết nối từ vành đai này tới các khu vực khác trong tỉnh. (ii) Các điểm phát triển chủ yếu tập trung ở Đức Hòa và khu vực hành lang QL 1A có điều kiện GTVT thuận lợi với Tp. HCM. Các yếu tố “vùng” chưa được làm rõ. (iii) Hiện chưa có kế hoạch kết nối các huyện trong Vùng KTTĐ Long An tới các tỉnh, thành khác. 3.34 Ngoài ra, các quy hoạch đô thị chung hiện nay của Long An lại quá lạc hậu nên không phải là nguồn tham khảo tin cậy. Điều này khiến tỉnh chỉ chú ý tới quy hoạch và đáp ứng các yêu cầu phát triển dựa trên cơ sở nhu cầu mà thiếu bức tranh tổng thể về sự phát triển bền vững. Do hầu hết diện tích đất đai của tỉnh Long An là đất trũng và đất nông nghiệp nên chính quyền tỉnh mong muốn thu hút thêm vốn đầu tư vào tỉnh, tỉnh cần có chiến lược phát triển đô thị “thông minh” trong đó khu vực phát triển đô thị được lựa chọn kỹ nhằm tránh phát triển dàn trải.

16


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

3.4

Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020 1) Khái quát 3.35 Bản QHTT PTKTXH của Long An đến năm 2020 (lập năm 2007) đã phân tích các lợi thế của Long An trong phát triển tương lai, với các lợi thế chính về vị trí địa lý như sau: (i) Trước tiên, vị trí của Long An nằm gần TP HCM– một trung tâm phát triển nhanh có tác động mạnh mẽ tới các vùng xung quanh. Các tỉnh lân cận, bao gồm cả Long An, hiện đang nhận áp lực tăng trưởng từ Tp. HCM. Với hệ thống hạ tầng có sẵn như QL 1, QL 50, tỉnh lộ trên địa bàn Đức Hòa, Đức Huệ, vùng KTTĐ của Long An được gắn kết với TP HCM nhằm phát huy động lực phát triển từ trung tâm này.

(ii) Hai là, Long An thuộc vùng KTTĐPN nên có tiềm năng kết nối với hệ thống đường bộ, cảng biển, sân bay quốc tế của toàn vùng. Câu hỏi đặt ra là Long An phải phát triển mạng lưới đường bộ sao cho có thể kết nối với đường vành đai 3, 4 và 5 của hệ thống quốc lộ cũng như kết nối với cảng nước sâu của khu vực. (iii) Ba là, Long An nằm trong khu vực thị trường có nhu cầu lớn về năng lượng, cung cấp lao động và tiêu thu hàng hóa của hai vùng: KTTTĐPN và ĐBSCL.

(iv) Bốn là, Long An có một khu vực sinh thái đặc biệt, đặc trưng của vùng ĐBSCL, có tiềm năng lớn về phát triển du lịch và phát triển bền vững. 3.36 QHTT PTKT-XH cũng xác định các nguyên tắc và muc tiêu phát triển cho Long An tới năm 2010, 2020. Các nguyên tắc chính bao gồm:

(i)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp – xây dựng (khu vực 2), thương mại và dịch vu (khu vực 3) và giảm tỷ trọng nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực 1). Tới năm 2020, Long An sẽ phấn đấu trở thành một tỉnh công nghiệp.

(ii) Ưu tiên phát triển và tập trung xây dựng các chiến lược trên cơ sở thế mạnh về đất đai. (iii) Hội nhập kinh tế khu vực: Long An chỉ nên thực hiện các nhiệm vu phù hợp với tỉnh, đáp ứng nhu cầu thị trường và theo nhu cầu phân bổ lao động của khu vực và thế giới. 3.37 (i)

Bản Quy hoạch này xác định các ngành công nghiệp chính cho Long An như sau: Ngành chế biến thực phẩm & đồ uống

(ii) Ngành may mặc (iii) Ngành da giày 3.38 QHTT PTKT-XH đưa ra nhu cầu sử dung đất cho các muc đích phuc vu phát triển công nghiệp tới 2010 và 2020, chỉ ra một số ý tưởng cơ bản về phân bố không gian: (i)

Chỉ tiêu về đất công nghiệp tới 2010 là 10.532 ha, tới năm 2020 là 15.835 ha.

(ii) Công nghiệp nặng (gây ô nhiễm cao, nhiều rác thải công nghiệp và chiếm diện tích lớn) được quy hoạch đặt ở Cần Giuộc, Cần Đước và Tân Tru - gần các cảng và TP HCM. (iii) Công nghiệp nhẹ, sử dung nhiều lao động và ít gây ô nhiễm được quy hoạch đặt gần các khu gần đô thị và tái định cư. Các ngành công nghiệp nhẹ sẽ tập trung trong các khu hoặc cum công nghiệp tại Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Thạnh Hóa và Tân An. (iv) Công nghiệp công nghệ cao, sạch sử dung ít đất và trong sạch với môi trường được quy hoạch đặt tại Bến Lức và Tân An.

17


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

Bảng Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020.3 khu/cụm công nghiệp Huyện/thi Đức Hòa Bến Lức Cần Giuộc Cần Đước Thủ Thừa Tân An Thạnh Hóa Tân Trụ Châu Thành Vĩnh Hưng Mộc Hóa Tân Thạnh Đức Huệ Tổng

Khu vực CN

Khu CN

Cụm CN

4 6 8 4 1 1 2

4 2 1 2 1 1

Tổng DT (ha) 3.706 1.572 2.025 1.382 893 172 450 120 40 40 40 30 40 10.510

1 1 3 2 1 2 9

26

Phân bố các

12

Nguồn: Quy hoạch Phát triển KT-XH tỉnh Long An đến năm 2020

2) Mục tiêu phát triển đến năm 2020 3.39 Các chỉ tiêu chính của Quy hoạch Phát triển KT-XH tỉnh Long An đến năm 2020 được tổng hợp trong phần dưới đây. 3.40 Quy hoạch đã đưa ra dự báo dân số tới năm 2020 cho từng huyện, cả dân số đô thị và nông thôn (xem Bảng 3.4.2). Theo ước tính, tổng dân số của tỉnh sẽ tăng 1,24%/năm trong giai đoạn 2006 – 2020, và đạt 1,7 triệu người vào năm 2020, tương đương với mức tăng 300.000 người. Quy mô dân số tương lai của Long An chịu ảnh hưởng bởi ba yếu tố chính như sau: (i) Mức tăng tự nhiên của dân số hiện tại (ii) Dịch cư giữa các tỉnh/gia tăng dân số cơ học (iii) Quá tải dân số ở Tp. HCM do mở rộng diện tích đô thị 3.41 Ngoài ra, hiện tượng dịch cư trong tỉnh, đặc biệt là từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị cũng sẽ ảnh hưởng nhiều tới quy mô dân số nói chung (xem Bảng 3.4.3). Bảng Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020.4 trong KHPT KT-XH 2020

Chỉ tiêu Sô lượng (triệu) Tăng trưởng (%) Dân sô

Mật độ dân sô (người/km²) Tỷ lệ đô thị hóa (%)

Hiện trạng 1,4 ('08) 0,71 ('08) 322 ('08) 17,4 ('08)

Dự báo dân số

Mục tiêu KHPT KT-XH 2020 Trung 200620112016bình 2010 2015 2020 (20062020) 1,5 1,6 1,7 1,19

1,30

334

357

35,5

Nguồn: KHPT KT-XH Long An đến năm 2020

18

1,22 378 40-45

1,24


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

19


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

Bảng Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020.5

Dự báo dân số theo

huyện thị trong QHPT KT-XH đến năm 2020

2007

Đô thị 77.895 Nông thôn 44.339 Tổng 122.234 Đô thị 18.592 Bến Lức Nông thôn 112.716 Tổng 131.308 Đô thị 36.304 Vùng KTTĐ của Đức Hòa Nông thôn 168.736 tỉnh Tổng 205.040 Đô thị 14.032 Cần Đước Nông thôn 160.507 Tổng 174.539 Đô thị 11.867 Cần Giuộc Nông thôn 155.112 Tổng 166.979 Đô thị 3.257 Tân Hưng Nông thôn 40.529 Tổng 43.786 Đô thị 9.200 Vĩnh Hưng Nông thôn 36.180 Tổng 45.380 Đô thị 17.955 Mộc Hóa Nông thôn 51.638 Tổng 69.593 Đô thị 6.074 Vùng ĐTM Tân Thạnh Nông thôn 76.121 Tổng 82.195 Đô thị 5.018 Thạnh Hóa Nông thôn 49.651 Tổng 54.669 Đô thị 5.908 Đức Huệ Nông thôn 62.568 Tổng 68.476 Đô thị 16.195 ThủThừa Nông thôn 74.632 Tổng 90.827 Đô thị 6.304 Tân Trụ Nông thôn 57.671 Tổng 63.975 Vùng Hạ Đô thị 6.898 Châu Nông thôn 97.838 Thành Tổng 104.736 Đô thị 235.499 Toàn tỉnh Nông thôn 1.188.238 Tổng 1.423.737 Nguồn: KHPT KT-XH Long An đến năm 2020 Tân An

2008 87.955 40.024 127.979 25.489 107.552 133.041 47.171 160.576 207.747 23.059 153.784 176.843 20.483 148.700 169.183 5.637 39.682 45.319 11.620 34.359 45.979 21.718 48.794 70.512 10.318 72.962 83.280 7.854 47.537 55.391 8.067 61.313 69.380 21.010 71.016 92.026 9.628 55.191 64.819 12.295 93.824 106.119 312.305 1.135.312 1.447.617

20

2009 98.883 35.239 134.122 32.566 102.232 134.798 58.318 152.171 210.489 32.323 146.855 179.178 29.324 142.092 171.416 8.179 38.725 46.904 14.103 32.483 46.586 25.576 45.866 71.442 14.673 69.706 84.379 10.764 45.358 56.122 10.283 60.013 70.296 25.949 67.291 93.240 13.039 52.636 65.675 17.833 89.686 107.519 391.813 1.080.353 1.472.166

2010 110.657 29.903 140.560 39.817 96.733 136.550 69.737 143.488 213.225 41.818 139.688 181.506 38.395 135.284 173.679 10.893 37.653 48.546 16.649 30.552 47.201 29.527 42.844 72.371 19.138 66.338 85.476 13.746 43.105 56.851 12.553 58.657 71.210 31.009 63.443 94.452 16.535 49.994 66.529 23.511 85.406 108.917 473.986 1.023.089 1.497.075

2020 144.163 28.021 172.184 52.5 54 101.296 153.850 90.584 149.655 240.239 57.341 147.161 204.502 53.043 142.639 195.682 15.008 39.689 54.697 21.418 31.763 53.181 37.345 44.195 81.540 26.378 69.928 96.306 18.690 45.364 64.054 16.550 63.681 80.231 40.259 66.160 106.419 22.378 52.580 74.958 32.625 90.091 122.716 628.336 1.072.221 1.700.557

Tỷ lệ tăng trưởng (%/năm) 4,2 -2,9 2,5 6,2 -0,5 1,2 5,6 -0,6 1,2 7,9 -0,4 1,2 8,3 -0,3 1,2 8,5 0 1,6 5,2 -0,7 1,2 4,6 -0,8 1,2 8,1 -0,4 1,2 7,5 -0,4 1,2 6,2 0,3 1,2 5,6 -0,6 1,2 7,3 -0,4 1,2 8,5 -0,3 1,2 6 -0,5 1,4


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

3) Thành tựu đạt được 3.42 Có thể đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Long An bằng cách so sánh các muc tiêu đặt ra với các chỉ tiêu hiện hữu của các lĩnh vực liên quan (xem Bảng 3.4.4). (1) Lĩnh vực kinh tế (i) Muc tiêu tăng trưởng GDP và GDP bình quân/người đã gần như hoàn thành. (ii) Cơ cấu kinh tế đã và đang dịch chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp như quy hoạch. (iii) Sản xuất lúa gạo vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khi rau màu và cây ăn trái chưa đạt muc tiêu đặt ra. Nuôi trồng thủy sản (cá và tôm) chỉ mới tăng nhẹ. (iv) Ngành công nghiệp đã đạt được muc tiêu đặt ra xét từ cả góc độ phát triển sản xuất và phát triển khu công nghiệp. Kim ngạch xuất-nhập khẩu đã tăng với tỷ lệ tăng cao hơn muc tiêu đặt ra. (v) Ngành du lịch cũng tăng trưởng cao hơn muc tiêu quy hoạch. (2) Lĩnh vực xã hội (i) Dân số đã tăng từ 1.412.800 lên 1.444.700 trong giai đoạn 2005- 2008, tức là ở mức cho phép như muc tiêu đề ra cho năm 2010 (chỉ tiêu đề ra là 1,5 triệu dân). (ii) Tỷ lệ số hộ nghèo đã giảm mạnh từ 12,6% xuống còn 3,3% năm 2008, thấp hơn nhiều so với muc tiêu đặt ra là 7%. (iii) Tỷ lệ sinh đã giảm nhanh hơn muc tiêu đặt ra, dẫn đến việc tăng trưởng dân số tự nhiên chậm. (iv) Muc tiêu của ngành y tế về tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi và số giường bệnh cũng như số bác sỹ ở cấp xã đang dần đạt được. (v) Hầu hết các muc tiêu của ngành giáo duc và đào tạo đều đạt được như tỷ lệ trẻ đi học đúng độ tuổi và số giáo viên cấp giáo duc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, ngoại trừ số giáo viên/cô nuôi dạy trẻ. (vi) Muc tiêu về thể duc, thể thao và văn hóa ở cấp huyện/thị cũng đã đạt được. (vii) Về phát triển nguồn nhân lực, việc hình thành các trung tâm phát triển nguồn nhân lực đã không thể đạt được muc tiêu như đã đề ra và muc tiêu về số lượng công ăn việc làm được tạo ra cũng chưa đạt được. (3) Hạ tầng (i) Đã đạt muc tiêu phát triển đường, hiện tất cả các xã đều đã có đường ô tô. (ii) Cần nỗ lực hơn nữa để đạt được muc tiêu về cấp điện, dịch vu thông tin liên lạc và bưu chính. (4) Môi trường (i) Độ che phủ của rừng đã giảm từ 14,9% năm 2005 xuống còn 14,1% năm 2008, thấp hơn nhiều so với muc tiêu đặt ra là nâng độ che phủ của rừng lên 19%. 3.43 Nhìn chung, tỉnh đã đạt được hầu hết muc tiêu đặt ra cho giai đoạn đến năm 2010 như trong Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020.

21


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

Bảng Kế hoạch phát triển Kinh tế-Xã hội tỉnh Long An đến năm 2020.6 KHPT KTXH và thực hiện thực tế Nhóm

Tình hình năm 2005

Chỉ tiêu

Kinh tế

Tỷ đồng (giá năm 1994) Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 Khu vực 1 Khu vực 2

17,0

23

Khu vực 3

8,6

14,2

Tổng

9,4

14

5,2

9,6

2,3 triệu

1,9-2 triệu,

381.106 933.770 15.004 32.248 6.782 28,4 7.783 19,2 9,8 58,1

345.000 1.003.500 61.800 74.700 21.600 25 10.532 25 15 15

18,4

18

Dân số

1.412.834

1.500.000

Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tỷ lệ sinh (%) Suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (%)

12,6 (‘04) 1,73 - 11 80 - - - -

Dưới 7% 1,67 Dưới 18% Ít nhất mỗi 1 trạm/xã 16 100 18 75 99 90

12.777 (‘10) 11,8 (’06-‘10) 36,8 ('10) 33,19 ('10) 30,01 ('10) 4,2 (‘06-’10) 20,9 (’06-‘10) 11,2 (‘06-‘10) 11,8 (’06-‘10) 23,2 ('10) 2,304 triệu, ('10) 244.9 ('10) 895.942('10) 25.381 ('10) 30.509 ('10) 46.818 ('10) 20,93 ('10) 8.982 ('10) 35.7 ('10) 26.5 ('10) 35,3 ('03-‘07) 38,3 (’03-‘07) 1.446.235 (’10) 3,34 (’08) 1,55(‘10) 16,5 Ít nhất 1 trạm/xã ('08) 13,7 ('08) 100 (’08) - - 99,98 ('08) 98,63 ('08)

-

50

88,8 ('08)

GDP Tăng trưởng (%/năm)

Tăng trưởng (%)

GDP bình quân (triệu đồng, giá hiện hành 2010) Lúa

Công nghiệp Thương mại Du lịch Xã hội Xã hội

Y tế

Sản lượng (Tấn/năm)

Rau Mía Thanh long Sản lượng tôm, cá (tấn) Tỷ đồng Sản lượng Tốc độ tăng trưởng (%) Diện tích khu công nghiệp (ha) Tăng trưởng Kim ngạch xuất khẩu (%/năm) Kim ngạch nhập khẩu Khách tới Tốc độ tăng trưởng (%) Doanh thu

Công trình

Tốc độ tăng trưởng (%)

Số trạm xá/xã

-

Số giường bệnh / 10.000 người Xã có bác sĩ (%) Nhà trẻ1) Mẫu giáo2) Tỷ lệ phổ Tiểu học Trường công cập (%) Trung học cơ sở Trung học phổ thông

Giáo dục

Nhà trẻ1)

10,4

Mẫu giáo2)

23,6

Tiểu học

1,21

Trung học cơ sở

1,74

Trung học phổ thông

1,50

Giáo viên và Số giáo viên cơ sở

Thể thao, văn hóa

Hiện tại

14.373

Tỷ trọng khu vực kinh tế (%)

Thủy sản

Mục tiêu năm 2020 20062010

7.334 9,3 (’00–‘05) 42,6 27,9 29,5 6,0

Tổng

Nông nghiệp

So sánh mục tiêu

Cấp xã Cấp huyện

có trung tâm thể thao, văn hóa (%) có trung tâm thể thao, văn hóa (%) Người ở tuổi lao động Số lượng

22

- 100 866.474

14,0 26 43 31 5,5

10 học sinh/GV (2020) 15 học sinh/GV (2020) 1,25 giáo viên/lớp (2020) 1,85 giáo viên/lớp 2,1 giáo viên/lớp (2020) 25 100 915.540

- 22,7 HS/GV ('08) 1,2 ('08) 2,0 ('08) 1,8 ('08) - 100 990.973 ('10)


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

Nhóm

Chỉ tiêu Phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực

% dân số HS/SV ở tuổi lao động (người)

Xã hội Cơ cấu lao động (%)

Hạ tầng

Giao thông Nước Thoát nước thải (m3/ngày) Điện Bưu chính, viễn thông

Sử dụng đất Môi trường

Tài chính

Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3

Số trung tâm dạy nghề Việc làm Diện tích đường (ha) % số xã có đường ô tô tới trung tâm sinh hoạt Cấp (m3/ngày) sản xuất Sinh hoạt Công nghiệp Tỷ lệ số hộ có điện (%) Công suất (kW)

Tình hình năm 2005

Mục tiêu năm 2020 20062010

61,3

61

68,5 ('10)

51.408

55.930

56.566 ('08)

54 21 25 - - 4.921 91,6 48.000 - -

42 31 27 5 160.000 7.680 100 79.000 100.000 60.000

- - - 1 ('07) 35.400 ('08) 10.750 (’07) 100 (’10) - -

-

82.000

-

94,6 433.496

99 312.000 1415 3045 -

98,3 ('10) 550.000 ('08) 15,3 (’10) 100 67,5 (’10) 3,96 ('09) 20.891 ('10) 471.058 (’10) 14,1 ('10) 4.187 ('10) 27,8('10) 3,826 ('10) 21,2 ('10)

Cố định

5 (’04)

Di động

-

Số điện thoại /100 dân Bán kính dịch vụ của bưu điện (km/bưu điện) Đất ở nông thôn (ha) Đất trồng lúa (ha) Phạm vi che phủ rừng (%) Doanh thu Tổng (tỷ đồng) Tăng trường (%) Tỷ đồng Tổng Tăng trường (%) Chi phí Đầu tư/GDP (%)

14,475 429.279 14,9 1.566 21,7 1.769 19,2 1.237,6

1,85 15.000 420.000 19 (2020) 2.310 13,5 2.310 9 47-49 (2020)

Hiện tại

42,1 ('10)

Nguồn: Kế hoạch phát triển KTXH 2020, Niên giám thống kê Long An 2010

4) Nhận xét về QHTT PTKTXH và chiến lược sử dụng đất trong quy hoạch này 3.44 Mặc dù đã chỉ ra được hầu hết các lợi thế về vị trí của tỉnh song câu hỏi đặt ra là Long An phải làm thế nào để phát huy các tiềm năng này để có thể cạnh tranh hoặc ít nhất là theo kịp các tỉnh trong khu vực về thu hút đầu tư. Các nguyên tắc phát triển chung trong bản QHTTPT KT-XH là lợp lý nhưng những vấn đề cu thể hơn như nhiệm vu nào hay phân bổ lao động thế nào là hiệu quả và phù hợp nhất về nguồn lực đối với Long An cần được trả lời thấu đáo. 3.45 Bản QHTTPT KT-XH đến năm 2020 chỉ ra các thế mạnh và vai trò của Long An đồng thời nêu ra các chiến lược để phát huy mạng lưới giao thông của vùng. Bản quy hoạch cũng đã phân tích chính xác lợi thế cạnh tranh trong thu hút vốn đầu tư so với các tỉnh thành khác trong vùng TP HCM. Chính sách phát triển kinh tế tập trung vào công nghiệp của Long An đến năm 2020 là thỏa đáng. 3.46 Loại hình công nghiệp được đề cập tới rộng hơn so với nội dung trong quy hoạch vùng Tp. HCM. Bản quy hoạch đề ra một số muc tiêu sử dung đất đến năm 2010, 2020 cho công nghiệp và một số gợi ý về phân bổ không gian cho các ngành công nghiệp như công nghiệp nặng ở vùng Hạ và công nghiệp nhẹ ở vùng KTTĐ Long An. Một số ngành công nghiệp (hạn chế mở rộng) đặt ở vùng sâu, vùng xa như Tân Thạnh, Vĩnh Hưng. Tuy nhiên, quy hoạch này chưa nghiên cứu và đề xuất rõ ràng việc bố trí không gian cho ngành công nghiệp. Việc phân bố các khu công nghiệp như trong quy hoạch đặt ra câu hỏi về hiệu quả phát triển công nghiệp tại các huyện vùng sâu, vùng xa về lĩnh vực đầu tư cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải và khuyến khích đầu tư.

23


Nghiên cứu Quy hoạch Tổng thể tỉnh Long An (LAPIDES) BÁO CÁO CUỐI KY

3.47 Thương mại và dịch vu không được đề cập nhiều trong quy hoạch này. Vấn đề này cần phải được cân nhắc thêm. Xét đến vị trí thuận lợi gần TP HCM của Long An, nhiều loại hình dịch vu cho TP HCM có thể phát triển ở Long An như nhà ở, các công trình thể thao lớn, giáo duc và y tế. Các dịch vu này có thể sử dung lợi thế về hệ sinh thái đặc biệt của Long An, và có thể tạo nguồn thu lớn cho tỉnh. 3.48 Bản QHTT PTKT-XH cũng chưa giải thích nhiều về phân bố không gian của các khu đô thị. Ngoài việc đề cập đến việc nâng cấp mở rộng Tp. Tân An và các đô thị khác trong tương lai, chưa đưa ra được chiến lược rõ ràng về khu đô thị mới, chương trình nhà ở mới.

24


Turn static files into dynamic content formats.

Create a flipbook
Issuu converts static files into: digital portfolios, online yearbooks, online catalogs, digital photo albums and more. Sign up and create your flipbook.