t
4 10 17 20 24 26 29 32
TIN AEP Lễ ra mắt Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE Tin các hoạt động
18
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA Xách ba lô lên và… đi exchange Dr Hamdi Bilici - Professor of educating future financial experts Student Exchange Program – A memorable experience
AEP’S DIARY Giao lưu văn hóa với sinh viên Mỹ Theo chân POHE 54 đi thực tế AEP Master Chef 2014
22
06
AEP’S GOT TALENT K52 - Những tài năng tỏa sáng không đợi tuổi Vũ Thành Lộc - Một trái tim cháy cùng đam mê âm nhạc
GÓC HỌC TẬP Các website tin kinh tế Giải pháp du học Mỹ hiệu quả
14
TIPs...TIPs... Đến hè thì phải làm gì? Principles of writing CV
KÍNH VẠN HOA
12
Nếu tôi biết được khi còn 20 – Bạn có sẵn sàng phá luật?
TRUYỆN NGẮN
10
Lọ đựng ho của mẹ
The AEP World
3
TIN AEP
N
gày 23 tháng 4, tại Hội trường A – trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức lễ ra mắt Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE với sự hoan nghênh của toàn thể các vị đại biểu, các vị khách quý cùng đội ngũ giảng viên, cán bộ viên chức và các bạn sinh viên các khóa. Trải qua tám năm xây dựng và phát triển, Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE đã đạt những thành tích cao trong công cuộc giáo dục và đào tạo sinh viên theo tiêu chuẩn quốc tế. Với mục tiêu nâng cao giáo dục, chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu sinh viên đăng ký vào chương trình ngày càng đông, Chương trình Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE chuyển đổi sang mô hình tổ chức mới và mang tính đột phá, ra mắt Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE. Tham dự buổi lễ có GS.TS Phạm Quang Trung – Phó Hiệu trưởng, trưởng BQL Chương trình Tiên tiến, CLC & POHE; GS.TS Phan Công Nghĩa – Phó Hiệu trưởng, GS.TS. Trần Thọ Đạt – Phó Hiệu trưởng, cùng đông đảo các thầy cô giáo, cán bộ viên chức đã và đang tham gia quản lý và giảng dạy. Về phía các vị khách quốc tế có TS Helen Huntley – Giám đốc
4
The AEP World
Chương trình Đào tạo Quốc tế, ĐH California, San Bernardino, Hoa Kỳ và ông Adam Mc Carter – trưởng đại diện công ty MDF Indochina. Bên cạnh đó còn có sự tham dự của các lãnh đạo của 16 tổ chức và doanh nghiệp có quan hệ hợp tác với Trung tâm, như Honda Việt Nam, KPMG, Kinh Đô… và phóng viên báo đài cùng toàn thể các bạn sinh viên các khóa tham gia chào mừng lễ ra mắt Trung tâm. Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt Đảng ủy, Ban Giám Hiệu Nhà trường, GS.TS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng nhà trường, đã nhiệt liệt chúc mừng buổi ra mắt Trung tâm đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE, đồng thời khẳng định đây là một sự kiện quan trọng, mang tính đột phá trong việc xây dựng mô hình quản lý các chương trình đào tạo đặc thù, có chất lượng cao. GS.TS Phạm Quang Trung cũng nhấn mạnh, việc chuyển đổi mô hình thành Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE là hết sức cần thiết để duy trì và phát triển các Chương trình một cách bền vững, ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, từng bước hướng tới chuẩn trong khu vực và trên thế giới. Nhân dịp này, giáo sư cũng đề nghị đội ngũ cán bộ nhân viên của Trung tâm, các thầy cô giáo phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới phương pháp giảng dạy để ngày càng nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần vào
sự phát triển và ổn định chung của Nhà trường. Cũng trong buổi lễ, ông Hồ Mạnh Tuấn – Phó Tổng Giám đốc thứ nhất Công ty Honda Việt Nam, đại diện cho các đối tác và cộng đồng doanh nghiệp có vài lời chia sẻ: Sự ra đời của Chương trình Tiên tiến là một trong những bước đi vô cùng vững chắc của lãnh đạo trong Ban quản lý và đã mang lại rất nhiều thành công. Trong thời gian tới, Công ty không chỉ tiếp tục tạo điều kiện cho sinh viên của Trung tâm được thực tập, thực tế tại công ty Honda Việt Nam mà còn tài trợ cho sinh viên của Trung tâm học bổng khuyến khích học tập. Thay mặt Trung tâm, PGS.TS Bùi Huy Nhượng gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự chỉ đạo và quan tâm sát sao của Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường, Ban quản lý; sự giúp đỡ và phối hợp của các phòng ban chức năng, các Khoa, Viện, Bộ môn trong trường, sự hợp tác có hiệu quả của các tổ chức và doanh nghiệp trong thời gian qua; đồng thời cũng mong muốn Trung tâm sẽ tiếp tục nhận được sự chỉ đạo, giúp đỡ, hợp tác trong thời gian tới để Trung tâm có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cũng trong dịp này, để cảm ơn sự giúp đỡ phối hợp của các tổ chức và doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, thầy
Phó Hiệu trưởng đã trao tặng cho các doanh nghiệp giấy ghi nhận và tôn vinh những đóng góp của các tổ chức và doanh nghiệp. Hòa chung với bầu không khí hân hoan của lễ ra mắt Trung tâm, tốp ca nam nữ đã mang đến cho khán giả những bài hát của tuổi trẻ và những điệu nhảy flashmob tươi mới và sống động từ các bạn sinh viên. Với phương châm đào tạo một cách toàn diện, trong tương lai, Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE sẽ tiếp tục góp phần nâng cao chất lượng, đào tạo theo hướng chuẩn quốc tế, đẩy mạnh sự hợp tác với các doanh nghiệp giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận với môi trường thực tiễn và các trường đại học uy tín trên thế giới. Kiều Khanh.
The AEP World
5
TIN AEP
Chào mừng 83 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931- 26/3/2014), vào sáng Chủ Nhật ngày 23/3/2014, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã tổ chức hội thao với chủ đề “Ngày hội thể thao sinh viên”. Bằng sự tham gia nhiệt tình ở các phần thi, sinh viên của Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE đã thể hiện được sức trẻ và tinh thần thể thao sôi nổi. Hội thao là một sân chơi lành mạnh cho sinh viên trong trường cũng như cơ hội cho sinh viên giữa các khoa giao lưu và hiểu biết lẫn nhau. Hướng đến chào mừng các ngày lễ lớn và hướng đến Đại hội Đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trường ĐH KTQD lần thứ 33, trong các ngày 22, 23, 24/4 tại Nhà Văn hóa đã diễn ra Hội diễn văn nghệ sinh viên toàn trường năm 2014. Hội diễn văn nghệ sinh viên toàn trường là một sân chơi âm nhạc sôi động với phần trình diễn của 21 đơn vị dự thi với 72 tiết mục được thể hiện trong 2 đêm sơ khảo và 1 đêm chung khảo. Các tiết mục biểu diễn của Liên chi Đoàn Trung tâm ĐTTT, CLC & POHE được chuẩn bị kĩ lưỡng, công phu, mang đến cho hội diễn những tiết mục đặc sắc và giành được nhiều giải cao: Các giải thưởng: - Giải đơn vị: Tập thể tham gia xuất sắc - Giải cá nhân: + Nhất đơn ca nam: Nguyễn Tuấn Phong (Về nghe gió kể) + Nhất đơn nữ: Phạm Thị Thu Phương (Biển cạn) + Nhất top ca nam: Phạm Tuấn Minh, Nguyễn Huy Hoàng, Nguyễn Tuấn Phong (Nhớ về Hà Nội) + Nhất Nhạc cụ Ngoài ra cón có 1 tiết mục flashmob của hơn 20 bạn sinh viên AEP tham gia vòng sơ khảo Văn nghệ toàn trường.
6
The AEP World
Chương trình giao lưu văn hóa do tổ chức REI Việt Nam phối hợp cùng Đại học Kinh tế Quốc dân là chuỗi hoạt động nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau, trải nghiệm các nền văn hóa khác nhau, nghiên cứu ngôn ngữ và phát triển mối quan hệ giữa các sinh viên đại học Việt Nam và Hoa Kỳ. Năm 2014, sinh viên AEP vinh dự trở thành đại diện đón tiếp đoàn sinh viên Hoa Kỳ gồm 5 thành viên với trưởng đoàn là ông Robert Motsay. Đoàn ở tại Việt Nam từ ngày 26/05 đến ngày 17/06/2014.
Đầu tháng 3 năm 2014, Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE trường ĐH Kinh tế Quốc dân tổ chức ngày hội tư vấn tuyển sinh tại một số trường PTTH trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Với mục đích đưa đến cho các em học sinh THPT thông tin về Trung tâm đồng thời giúp các em có thêm những định hướng, thầy cô trong Trung tâm cùng những sinh viên theo hỗ trợ đã nỗ lực rất nhiều từ công tác tiếp cận truyền thông đến giải đáp & tư vấn. Ngày hội diễn ra thành công và thu hút được sự quan tâm đông đảo của thầy cô, phụ huynh và học sinh.
Sau gần 3 tuần thi đấu sôi nổi (11/2 – 5/3/2014), giải bóng đá sinh viên Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE chào mừng tháng Thanh niên đã diễn ra thành công tốt đẹp. Có thể nói thành công của giải đấu năm nay thể hiện ở 42 đội tham dự với 80 trận đấu và gần 200 bàn thắng được ghi: Bóng đá nam: Nhất: Tài chính Tiên tiến 53A; Nhì: Đầu tư CLC K54; Ba: Kiểm toán CLC K53. Bóng đá nữ: Nhất: Tài chính Tiên tiến 54A; Nhì: Tài chính Tiên tiến 52A1; Ba: Kiểm toán CLC K53.
The AEP World
7
TIN AEP
Chương trình du học hè tại ĐH California, San Bernardino sẽ diễn ra trong 3 tuần từ ngày 8/7/2014 đến ngày 28/07/2014. Đây là cơ hội để các sinh viên được trải nghiệm môi trường học tập tại Mỹ, tìm hiểu về văn hóa và ngôn ngữ Mỹ thông qua hoạt động sinh hoạt cùng gia đình bản xứ trong suốt thời gian học tập tại ĐH California, San Bernardino. Đặc biệt hơn sinh viên sẽ được tăng cường khả năng ngoại ngữ với các khóa học tiếng Anh trong kinh doanh được thiết kế riêng. Khóa học này cũng được gắn với 3 chuyến đi trải nghiệm thực tế môi trường sản xuất kinh doanh tại 3 công ty lớn tại California. Danh sách các bạn sinh viên tham gia khóa học gồm có: Nguyễn Thị Phương Anh – (TCTT K53), Nguyễn Phương Linh (KTTT K53), Bùi Thị Hằng (CT 2+2 Khóa 2), Lê Hà Trang, Vũ Ngọc Hân và Võ Hà Phương (Chương trình IBD).
Trong số 2000 thí sinh tham dự vòng 2 của cuộc thi Chinh phục Đỉnh cao Nghề nghiệp (lần III) do Công ty CP Tập đoàn Nguồn nhân lực Việt tổ chức, toàn trường KTQD có 7 thí sinh thuộc Trung tâm ĐTTT, CLC & POHE đã được lựa chọn đi tiếp vào vòng 3 vào ngày 7, 8 và 9/5 vừa qua. Danh sách các bạn bao gồm: Nguyễn Minh Dương (KTTT 54B), Đỗ Thu Huyền, Nguyễn Hồng Thái (KTTT 53), Lê Thị Thu, Hoàng Vũ Toàn (KTTT 54B), Lê Thanh Xuân (TCTT 53A) và Trần Khánh Linh. Cuộc thi thu hút nhiều tài năng đến từ các khóa, hứa hẹn sẽ được hưởng ứng mạnh mẽ hơn nữa và mang lại cho sinh viên AEP những trải nghiệm và cơ hội nghề nghiệp hữu ích.
8
The AEP World
Tham gia giao lưu trong buổi toạ đàm ngày 30/6/2014 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân với sinh viên có GS.TS Phạm Quang Trung – Phó Hiệu trưởng; nhà báo Nguyễn Huy Lộc – Tổng Biên tập báo Sinh Viên Việt Nam; ông Jesus Madrazo và bà Natalie DiNicola - Phó chủ tịch tập đoàn Monsanto; ông Vũ Tú Thành – Trưởng đại diện Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ -ASEAN tại Việt Nam cùng các sinh viên Trung tâm ĐTTT, CLC và POHE và nhiều sinh viên đến từ các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội. Trong chương trình, các sinh viên Trung tâm đã rất nhiệt tình đặt câu hỏi và cũng nhận được những câu trả lời chân thực từ các nhà lãnh đạo tập đoàn Monsanto. Kết thúc buổi toạ đàm, sinh viên Trung tâm ĐTTT, CLC và POHE nói riêng và sinh viên các trường nói chung đã có được những kiến thức và kinh nghiệm thực tế và bổ ích về kinh nghiệm lãnh đạo và phát triển bền vững của tập đoàn Đa quốc gia Monsanto.
Đêm “Giao lưu văn hoá” giữa sinh viên ĐH California, Long Beach & sinh viên AEP diễn ra vào tối 13/6/2014 với sự tham gia đông đảo của các sinh viên Trung tâm ĐTTT, CLC, POHE và 7 sinh viên Đại học California, Long Beach. Tham dự buổi tiệc, các sinh viên đã được trải nghiệm những hoạt động văn hoá để tìm hiểu văn hoá hai nước như đuổi hình bắt chữ về những nhân vật, địa danh tại Hoa Kỳ; nhảy flashmob hay kể lại sáng tạo câu chuyện cổ tích Việt Nam,… Chương trình đã khép lại chuỗi hoạt động học tập, giao lưu văn hoá kéo dài 3 tuần của các sinh viên Hoa Kỳ tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Sự kiện nói riêng và chuỗi hoạt động giao lưu đã diễn ra thành công, hứa hẹn sẽ có nhiều chương trình hợp tác hơn nữa trong tương lai giữa Trung tâm ĐTTT, CLC, POHE và trường ĐH California, Long Beach.
The AEP World
9
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA
10
The AEP World
TRƯỚC. Hãy tự mình làm mọi thứ. Hãy bắt đầu bằng việc bạn là một cô gái. Chưa từng đi chơi xa một mình, càng chưa từng bước khỏi Việt Nam một mình. Làm visa thế nào? Đặt vé máy bay ra sao? Đến sân bay thì đi đâu làm gì? Transit là cái gì? Transit thì ngủ ở đâu? Tự mình phải lo hết cả. Rồi quan trọng hơn, bạn còn là một cô con gái, và bố mẹ nào thì cũng thương lo cho những đứa con. Những cái “lần đầu tiên” lúc nào cũng rối tung lên như thế. Tuy nhiên, sau khi sắp xếp hết mọi nỗi lo của người này, người kia, giải quyết hết mọi vấn đề xung quanh, đó chính là lúc mà bạn phải tự thỏa hiệp với chính mình. Một tháng trời nơi xa lạ, không bạn bè Việt Nam, tiếng Trung không biết - rốt cuộc thì cái gì đang chờ đợi bạn? Chỉ mới là khởi đầu thôi.
TRONG. Cuộc sống ý nghĩa. Đó là khi… Dự án của tôi mang tên “Culture carnival and Green new life”, công việc chính là dạy tiếng Anh ở trường mẫu giáo, trao đổi văn hóa Việt Nam, ngoài ra thì còn làm việc cho NGO về vấn đề môi trường. Nhưng có ba điều khiến tôi nhớ nhất, là bọn trẻ con, là Global Village (một sự kiện mang tên “Ngôi làng quốc tế”) và những con người Thiên Tân. Mẫu giáo mà, lại còn là Trung Quốc, nên giao tiếp giữa tôi và bọn nhỏ hết sức hạn chế. Tôi không có những câu chuyện bằng lời, không có những tiếng thủ thỉ thơ ngây về ước mơ của bọn trẻ con. Nhưng từ sự rụt rè xa cách ban đầu, tôi dần nhận được những ánh mắt, nụ cười hồn nhiên và những tiếng ê a vang khắp. Tôi nhớ, khi lũ trẻ ùa vào lòng tôi chơi đùa, tranh nhau thò mặt vào màn hình điện thoại cùng chụp ảnh. Tôi nhớ, lúc chúng mang những sản phẩm cắt dán ra khoe và những bàn tay ríu rít xòe ra đón nhận mấy cái sticker khi trả lời đúng… Tôi còn nhớ, từng cô giáo, từng bác nấu bếp hỏi han liệu ăn có hợp rồi nhắc nhở uống nước, nghỉ ngơi. Cứ bình yên như thế cho đến ngày nhóm chúng tôi bị đuổi khỏi nhà trẻ. Đó đơn giản là khi sự xuất hiện của bạn mang theo một làn gió mới cho một nơi nhàn nhạt màu cũ kĩ. (Tôi đang nói về sự cải cách giáo dục). Đó là khi bạn mang lại sự thay đổi. Trong Global Village, có một bạn người Ba Lan
đứng hỏi tôi rất rất nhiều về Việt Nam, tò mò về mọi thứ được bày trên bàn Việt Nam. Nhưng khi nghe hỏi có muốn đến Việt Nam một lần không, lại lắc đầu “Không”. Chạnh lòng. Đó là khi, không phải ở Việt Nam, bạn bỗng hiểu rõ Việt Nam hơn khi ở trong nó, bạn bỗng yêu Việt Nam hơn, biết tự ái hơn và biết đứng lên bảo vệ Việt Nam của mình hơn. Đó là khi, sau phần thuyết trình của bạn, có cô bé đến xin chụp ảnh cùng và nói rằng bạn rất tuyệt, cô bé ấy thích Việt Nam. Tự hào. Nếu đi exchange, đừng cảm thấy ngạc nhiên khi một tháng liền, bạn có thể mở mắt đúng giờ. Và mỗi khi đó bạn đếm những ngày còn lại, rồi nghĩ, ngày hôm nay phải làm những gì? Vì bạn sợ, sợ đánh mất thời gian. Tôi thề là bạn sẽ sống bằng rất nhiều tháng bình thường gộp lại, và bởi vì được sống “nhiều” như thế, nên dĩ nhiên cuộc đời sẽ không quên tặng bạn cả nước mắt nữa. Bị hiểu lầm, bị đuổi, bị bỏ rơi. Tôi mãi không thể quên chính mình bơ vơ lạc lõng quanh quẩn trong bến tàu điện ngầm không biết phải đi đâu. Và đó là khi bạn hiểu rằng, cuộc đời một con người luôn cần có người đứng bên cạnh. Một nơi có được coi là “tuyệt” hay không phụ thuộc vào những con người ở đó. Tôi nhớ những con người Thiên Tân.
SAU. Câu chuyện quá dài để kể lại. Thiên Tân là một thành phố khá yên bình và lặng lẽ, nhưng một tháng đó cũng đã cho tôi không ít “bão tố” và nhanh chóng dạy cho tôi rất nhiều điều. Tôi hiểu rằng, mình cần phải trưởng thành, chín chắn hơn. Tôi cũng nhận ra những thứ quan trọng, cần được nâng niu thực ra chẳng ở đâu xa, chính là Tổ quốc, gia đình, bạn bè đó thôi. Tôi cũng học được rằng, cứ làm tất cả những gì có thể trong hoàn cảnh đó đi, nhưng đừng quên tận hưởng ý nghĩa trong mỗi việc bé nhỏ - nếu vậy, cho dù kết quả cuối cùng thế nào, bạn cũng đã có sẵn trong tim rất nhiều điều để ghi nhớ. Cuộc sống là cần được sống “hết mình”. Mùa hè năm ấy đã cho tôi hiểu, thế nào là Đi và Trưởng thành. Tú Oanh.
The AEP World
11
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA
Good morning professor! It is very nice for me to interview you! How are you now? Good. I have just finished my class. It lasted 3 hours and a half. But things are still great. How many times have you been teaching AEP students? How do you feel about them? I came to NEU about 6 years ago and I taught 7 classes. My students here are very good. They have good English skills, even though it can be improved more. They are also very hard working, which is shown during class and in their tests. They always try hard to acquire the knowledge. Can you compare AEP students with the US students? The biggest difference is studying time. 60% to 70% of my US students go to work and study at the same time to pay for their tuition fee, while my Vietnamese students tend to put all of their time on studying. So it takes US students longer time to graduate, about 5 to 6 years, compared to 4 year study of Vietnamese students. Besides that, students are always students. It doesn’t matter they are here or they are there. They all behave in the same ways. I don’t really differentiate my American and Vietnamese students. One thing I could say is that my Vietnamese students are very polite and “quiet”. Whenever I ask a question, they are always like: “Don’t ask me, I’m so polite, ask somebody else!” (laugh). Do you have some funny moments with your students? Any moments you find interesting? Oh, every day is interesting. Whenever I try to make sure that they can’t do wrong, somebody proves me wrong because they find another way to do it wrong. Students are very creative. They will do all
12
The AEP World
Dr. Hamdi Bilici Finance Professor at California State University, Long Beach, California, the US.
kinds of things and their creativity is more keen on doing things wrong than doing things right. They have one way to do it right but many ways to do it wrong. And I am used to it (laugh). Nothing can surprise me anymore! Can you share something about your core of teaching method? College of Business is where you get the professional degree when you graduate, which means you will practice your professions. So when you finish your banking and finance course of Advanced Educational Program, I hope that you will work in banking, investment or finance world. So what really matters is that you can practise your professions, not that you memorize the formulas. The problem is you may be able to solve the problems in cases at the end of the book, but you may not be able to solve the problems in the real world. Therefore, it is more important that you learn the problemsolving skills than learn what is already in the book.
The world is much more complicated than in the book. Finance world is even more dangerous – there will be a lot of money to be made, and a lot of complex processes. So my ultimate goal is not just helping students to graduate, but helping them to turn into a professional - from a young person to a young professional. What is your educational philosophy? You have two choices – learn now or later. Learning later is going to be very expensive. It will definitely cost you more when you make mistakes at an older age. If you learn now, you will avoid your mistakes in the future. And when you are younger, you have more time to deal with your mistakes. Therefore, I believe going to school, working hard and making mistakes at an early age so that you can avoid those mistakes when you are older. So your teaching style is “being a friend with your students”. Aren’t you afraid that those students will not obey you? No, they are very nice students. In a classroom, some rules must be followed, of course, because I have many students and I want to make sure they all have equal chances to learn. But other than that, it is Ok to have a little fun, to make the class enjoyable because finance by nature is not a funny subject. It is a very serious and boring topic. If you learn music, or theatre, it’s fun. If you love science, you can go to the lab to do the experiment so the class is enjoyable. But finance is not like that. So a little fun goes a long way to make the course more interesting.
Do you have any advice to AEP students? Study harder! It is definitely my advice to all students (laugh). Besides, students in Advanced Program are all very good. You have good preparation and background to do your jobs. But would you achieve your potential? I don’t know. What I only know is that you have good potential. What you would do with your potential is up to individual. Your professor can only show you the way. They can’t make you go the way. So the advice I want to give is to follow the path that your professor shows you because he or she will not direct you to the wrong path. So just follow the right path and you will be just fine. Thank you for a very interesting interview! I wish you health, happiness and luck in your life and hope that you will have better students. Comments from students: Khanh Van – Advanced Finance 54B: Dr Hamdi Bilici has wide and a lot of practical knowledge and understands the core of the course is to help students use the knowledge in the future, not to get high mark. He is also very enthusiastic and never refuses to answer questions from students. Besides, he looks like the Santa Claus!!! Hong Ngoc – Advanced Finance 53A: He is such an enthusiastic teacher as he spends not only the time in class but also after class time to help students understand the lessons. And he is so cute and nice. I like his cute sound “Ùufuuuuuu” when he teaches. Martha Karina Ababneh – Exchange student from California State University, Long Beach: Professor Hamdi is a great teacher. Although Finance is not an easy subject, he tries his best to make it easy for us to understand. He interacts with the students and is always willing to help if someone doesn’t understand. Tram Anh.
The AEP World
13
CẢM XÚC VÀ SẺ CHIA
At 11a.m on 12/4/2014, all 16 hosting members gathered in front of the fountain near Hoan Kiem Lake. Everyone seemed to tremble with excitement. It was really hard to describe the feeling. This showed that sometimes the feeling cannot be described in words but just know that it feels so happy. The Western group was also very on time, they did not let us wait for any minute longer. They were students from ages 19 to 20 with full of youth energy. Immediately, we started to get to know each other and be paired. I was paired with the smallest girl in the group. Her
14
The AEP World
name is Shagana, a Sri Lanka young lady who was born in Germany and now studies in University of Northampton in UK. But all of these young people left us with a good impression. As it had been planned, we took them to Long Bien Bridge and Vietnam Museum of Ethnology. The road from Hoan Kiem Lake to Long Bien Bridge was quite long so that I took time to talk to my “dear little” partner. We mentioned about a lot of things in both cultures on the way. Let’s take the place we choose to hang out with friends as an example. Normally,
in UK, they prefer to go to the cinema because only when watching movie, people can get off their mobile phone. In contrast, not many Vietnamese people have habit of going to cinema. They might prefer to go to restaurants or have a cup of coffee in order to have more time to talk to each other. The Western students seem to be aggressive. We hold some small Vietnamese traditional games during our trip, and all of them were thirst for victory and desired to express themselves, although there was no reward even if they won. They were all so young, fresh, wild and free as they just played with their heart and all they wanted was having fun and good memory.
each other in regret that we did not have more time together. On 15/4/2014, one day before they flight back to UK, we held a party to farewell them. The students were all dressed up very nice. Girls were in beautiful dresses and guys were all like gentlemen in suit. It was great to see all of them again; maybe for the last time. We talked and laughed with each other because we knew that the day after will be a long lasting farewell. We took pictures to store our time together. Even though there were some mistakes, misunderstanding
The English students dream big; they know how to enjoy life and are also very romantic. All of the students love to travel and have fine dining. From our conversation during the trip, we figured out that they were used to traveling in many countries of America, Europe and Asia, namely the US, France, Spain, Turkey, Australia, Italy, England, Germany, Japan, India, China, Thailand and Vietnam. They travel to experience, to get to know new lands and new cultures, and to enjoy exotic cuisines. The students said that after each trip, they had changed the way they look and the way to think of life as well as add new lessons for them. We soon took them to Net Hue restaurants to have lunch since everyone needed to fulfill their energy after traveling such a long way. Unfortunately, my partner and her friends did not like the food so much. Because of religion and culture, some of them could not try pork. That explained why they left almost half of their dishes. Therefore, in order to compensate for them, before they got back to the hotel, we invited them to try coffee in Hanoi Old Quarters. Luckily, they enjoyed it and being much happier. The exchange group had such a low – context – culture habits. If they liked it, they would say that, but if they didn’t, they were not afraid to say it out loud. They were not afraid to show off what they think. We felt that the students here do not know how to lie; what they think in a day, they all speak out; even all those things seem the most secret. After chit – chatting for a while, we said goodbye to
during the trip due to our lack of experience, we still had a great time together and numerous of unforgettable memories. We wished we would have had longer time to know each other better and to join more cross culture activities. For all class 55 students, properly you will have chance to study with Mr. Holger and if he continues to bring his student from UK in his teaching module, then take that opportunity to gain more experience, knowledge and some little sweet memories for yourself. Khánh Huyền.
The AEP World
15
AEP’s DIARY
Sự kiện Giao lưu văn hóa giữa sinh viên Mỹ của trường Đại học Bang Texas và sinh viên Việt Nam của trường Đại học Kinh tế Quốc dân diễn ra từ ngày 26/5 đến ngày 17/6 năm 2014. Đây là lần đầu tiên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân kết hợp tổ chức chương trình với tổ chức REI VN - một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế hoạt động ở Việt Nam từ năm 1992 với phương châm “xây dựng con người, xây dựng một quốc gia”. Trong khoảng thời gian 3 tuần, 5 sinh viên trường Đại học Bang Texas bao gồm 3 nam 2 nữ được tham gia rất nhiều hoạt động bổ ích thú vị mà thông qua đó, các sinh viên Mỹ có cơ hội được tìm hiểu về vẻ đẹp văn hóa, đất nước, con người Việt Nam. Để chuẩn bị cho sự kiện lần này, các sinh viên của chương trình Tiên tiến và chương trình đào tạo 2+2 đã được đại diện của REI giảng dạy các khóa học với chủ đề về ngôn ngữ và văn hóa Mỹ. Một trong những điểm đặc biệt của chương trình lần này là các sinh viên Mỹ được sống và sinh hoạt và có những kỉ niệm vô cùng đáng nhớ cùng gia đình của các bạn học sinh Việt Nam của chương trình
16
The AEP World
Tiên tiến và 2+2. Không những vậy, các sinh viên Mỹ còn được tham gia những chuyến dã ngoại tại những địa điểm mang đậm nét văn hóa tiêu biểu của đất nước Việt Nam như Bảo tàng Dân tộc học, làng gốm Bát Tràng, lăng Bác, hồ Tây, Văn miếu Quốc tử giám, Bảo tàng Mỹ thuật và đặc biệt là chuyến đi Làng cổ Đường Lâm, Sóc Sơn 2 ngày 1 đêm. Những chuyến đi vừa là dịp để các sinh viên Mỹ hiểu thêm về những nét đẹp văn hóa độc đáo của Việt Nam, vừa là cách tạo nên những ấn tượng tốt đẹp về đất nước Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. Ngoài ra, các sinh viên Mỹ còn được tham gia các hoạt động ngoại khóa vô cùng gần gũi nhưng cũng không kém phần thú vị như xem phim, đi dạo phố cổ, đi chợ đêm… Đồng thời, REI VN cũng tạo điều kiện cho các bạn sinh viên Mỹ được giao lưu học hỏi với các thành viên của tổ chức này cùng các bạn sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ. Chương trình giao lưu lần này đã đem lại những điều bổ ích cho các bạn sinh viên Mỹ - Đại học Bang Texas và Việt Nam - Đại học Kinh tế Quốc dân, chương trình
Tiên tiến, chương trình đào tạo 2+2. Thông qua chương trình lần này, không những các sinh viên Mỹ được thực hành nói Tiếng Việt, tìm hiểu thêm về đất nước con người Việt Nam, mà các sinh viên Việt Nam còn được trau dồi vốn tiếng Anh, tìm hiểu về văn hóa Mỹ. Đồng thời, đây cũng là một bước đệm quan trọng trước khi đi du học cho các sinh viên chương trình đào tạo 2+2. Bạn Trần Quốc Thành lớp 2+2 khóa I chia sẻ: "Nhờ có chương trình lần này mà vốn tiếng Anh cũng như kiến thức văn hóa về nước Mỹ của mình tăng lên đáng kể. Mình cảm thấy sẵn sàng hơn cho thời gian 2 năm tới sang Mỹ du học." Sau khoảng thời gian 3 tuần đáng nhớ, Trung tâm ĐTTT, CLC, POHE đã tổ chức một buổi chia tay thân mật, ấm cúng dành cho sinh viên hai nước. Các sinh viên của hai nước tham gia chương trình lần này đều được cấp chứng chỉ. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói chung và Trung tâm ĐTTT, CLC, POHE sẽ tổ chức thêm nhiều chương trình có ý nghĩa như chương trình Giao lưu lần này. Quỳnh Mai.
AEP’s DIARY
Trong 3 ngày từ 7/5/2014 đến 9/5/2014, các bạn sinh viên lớp POHE Khách sạn K54 đã có chuyến đi thực tế đầy bổ ích và lý thú tới thành phố Hạ Long. Chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước, 7h sáng thứ Tư 07/05, các bạn sinh viên cùng 2 cô giảng viên hướng dẫn – cô Thủy Tiên và cô Thu Hà đã lên đường khởi hành tới Hạ Long. Đây là lần đầu tiên cả lớp được đi thực tế cùng nhau nên tâm trạng mọi người đều hào hứng, phấn khởi và tràn ngập niềm vui. Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là khánh sạn Hồng Gai, nơi các “tiền bối” khóa trước cũng đã từng đi thực tế. Trong buổi chiều hôm đó, các bạn đã có cơ hội tiếp xúc và trò chuyện với chị Mai Anh, phó trưởng bộ phận lễ tân, cùng anh Cường – nhân viên lễ tân dày dặn kinh nghiệm của khách sạn Heritage Hạ Long. Xuyên suốt buổi trao đổi kéo dài 90 phút, anh chị đã chia sẻ những kinh nghiệm và bài học về nghiệp vụ khách sạn nói chung và nghiệp vụ lễ tân nói riêng.Ví dụ, các anh chị đưa ra tình huống thực tế cho các bạn : có khách hàng phàn nàn với nhân viên lễ tân là tại sao cùng hạng khách sạn 4 sao mà giá phòng ở Heritage lại đắt hơn ở khách sạn A 10$, cách giải quyết nhấn mạnh vào ưu điểm của khách sạn Heritage là khách sạn 4 sao đầu tiên ở Hạ Long, về cơ sở vật chất tiện nghi có thể ngang nhau nhưng Heritage có đội ngũ
nhân viên tận tình chu đáo hết lòng với khách. Như vậy việc khách bỏ ra thêm 10$ là hoàn toàn xứng đáng với chất lượng dịch vụ. Những bài học như vậy thật sự cần thiết và đáng nhớ đối với mỗi bạn sinh viên ngành Quản trị Khách sạn. Sáng hôm sau, lớp POHE Khách sạn 54 được đến tham quan khách sạn Mường Thanh – khách sạn 4 sao với mặt tiền hướng ra vịnh Hạ Long, thu gọn cảnh quan hùng vĩ và thoáng mát. Tại đây, các bạn được thực hành phần mềm đặt phòng chuyên nghiệp. Đây là kiến thức thực tế rất bổ ích, giúp khách sạn hoạt động một cách trơn tru và tạo sự chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ khách du lịch. Bữa tối hôm đó ở tầng 2 khách sạn Mường Thanh là một kỷ niệm đáng nhớ với mỗi người. Giữa không gian khách sạn được trang hoàng bởi những chùm đèn rực rỡ, hai cô giảng viên cùng ngồi ăn chung thân thiện với các bạn sinh viên, thưởng thức những món ăn ngon, hấp dẫn được chế biến bởi những đầu bếp tay nghề cao. Điểm dừng chân cuối cùng của đoàn là khách sạn Hạ Long Pearl. Toạ lạc bên bờ biển xanh, cát trắng, khách sạn không chỉ sở hữu một không gian lý tưởng mà còn cung cấp những phòng nghỉ sang trọng, tiện nghi, phần lớn các phòng hướng biển, bao quát toàn cảnh
Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Đoàn đã được chị Liên – Phó Tổng giám đốc đích thân tiếp đón và được trưởng bộ phận Lễ tân – chị Hằng dẫn đi tham quan các cơ sở vật chất, trang thiết bị của khách sạn. Sau khi dùng bữa trưa, cả đoàn lên xe trở về Hà Nội, kết thúc chuyến thực tế 3 ngày 2 đêm. Dù mệt nhưng các bạn sinh viên đều thấy vui vẻ, thích thú với chuyến thực tế bổ ích lần này. Bạn Thanh Tâm, sinh viên lớp POHE Khách Sạn 54 chia sẻ : “Từ bé mình đã rất thích đi du lịch và mong muốn được quản lý khách sạn. Sau chuyến đi này, niềm yêu thích ấy lại càng được tăng lên bội phần. Mình rất mong chờ những chuyến đi thực tế khác để được tiếp tục trải nghiệm và học hỏi.” Anh Tuấn.
The AEP World
17
AEP’s DIARY
H
òa chung không khí chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE đã tổ chức cuộc thi khéo tay bạn gái AEP Master Chef cho các bạn sinh viên diễn ra vào chiều 07/03/2014 tại sân nhà 11, kí túc xá, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Cuộc thi đã thu hút sự quan tâm đông đảo của các thầy cô giáo và các chi đoàn khóa 53, 54 và 55 của Trung tâm. Đến tham dự và động viên cho các đội thi có GS.TS Phạm Quang Trung – Phó Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng Ban quản lý Chương trình TT, CLC và POHE; Th.S Hồ Quỳnh Anh – Phó Trưởng Phòng Tổng hợp; TS. Trần Thị Thu Hoài – Phó Trưởng Ban Nữ công, Công Đoàn Trường; PGS.TS Bùi Huy Nhượng – Giám đốc Trung tâm ĐTTT, CLC và POHE; ThS. Đinh Tuấn Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm ĐTTT, CLC và POHE cùng các thầy cô giáo tham gia quản lý và giảng dạy của Trung tâm. AEP Master Chef 2014 có sự góp mặt của gần 1000 sinh viên và 35 đội thi. Mỗi đội thi có năm thành viên chủ chốt, đại diện cho một chi đoàn tham gia trổ tài và ban giám khảo là các thầy cô giáo của Trung tâm. Trong thời gian một tiếng đồng hồ, các đội chơi phải hoàn thành các sản phẩm gồm hoa và các món ăn. Cuộc thi đã diễn ra trong không khí nhộn nhịp và tươi vui. Với chủ đề Hương Việt, các đội thi đã mang đến cho cuộc thi Master Chef năm nay rất nhiều sản phẩm độc đáo và đầy ý nghĩa. Bằng sự khéo tay của mình, các bạn sinh viên đã làm được những món ăn đẹp mắt và bổ dưỡng từ nguyên liệu hoa, củ, quả, đồ hải sản,… các đội chơi đã thể hiện sự sáng tạo trong mỗi
18
The AEP World
sản phẩm từ khâu chế biến đến khâu trang trí. Sau khi các món ăn được hoàn thành, mỗi đội bước vào phần thuyết trình cho ban giám khảo về tác phẩm của mình. Bên cạnh phần thi nấu ăn, một nguồn cổ vũ lớn cho AEP Master Chef chính là những tiết mục văn nghệ đặc sắc của các AEP-ers tài năng cùng với phần đố vui về các món ăn dành cho tất cả các bạn sinh viên. Trong cuộc thi Master Chef năm nay, các chi đoàn tham gia được đánh giá cao cả về sự nhiệt tình và chất lượng các món ăn. Sau những khoảnh khắc hồi hộp chờ đợi, ban tổ chức đã công bố kết quả chung cuộc. Giải siêu đầu bếp AEP Master Chef 2014 đã thuộc về chi đoàn Kiểm toán Chất lượng cao K55. Hai giải nhất thuộc về các lớp Kiểm toán Chất lượng cao K54 và Đầu tư Chất lượng cao K54. Ba giải nhì được trao cho các lớp Tài chính Tiên tiến K54B, lớp sinh viên Chương trình 2+2 và POHE Khách sạn K55. Bốn giải ba thuộc về các
lớp Kế toán Tiên tiến K53, Tài chính Tiên tiến K55A, Kinh doanh quốc tế K53 và Tài chính Tiên tiến K55B. Giải khuyến khích được trao cho các chi đoàn còn lại. AEP Master Chef đã thực sự trở thành một sân chơi thường niên bổ ích dành cho các bạn sinh viên, một sự kiện đầy ý nghĩa chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3. Cuộc thi không chỉ tôn vinh sự đảm đang, khéo léo và sáng tạo của các bạn nữ sinh mà đó còn là kỉ niệm đẹp đối với mỗi AEP-er. Cuộc thi cũng là nơi các bạn sinh viên được thể hiện tài năng, tinh thần tập thể, giao lưu học hỏi cũng như được thư giãn sau những giờ học căng thẳng. Mai Ly.
The AEP World
19
AEP’s GOT TALENT
Đỗ Thị Phương – Kế toán tiên tiến
Thành tích nổi bật - Bằng khen của Tỉnh đoàn tỉnh Bắc Giang cho tình nguyện viên xuất sắc trong chương trình “Em tôi đi thi” năm 2012 - Bằng khen của hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và công tác đoàn thể năm học 2012-2013 - Nguyên chủ nhiệm tập san The AEP World - Bản tin của Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE. Chia sẻ: “Câu nói yêu thích của mình là: Hãy tìm kiếm niềm đam mê đích thực của bạn. Hãy làm điều bạn yêu thích và tạo sự khác biệt. Cách duy nhất để đạt đến thành công tột bậc là yêu thích những gì bạn làm - Steve Jobs. Các bạn đừng ngại ngần đăng ký vào một câu lạc bộ, một khóa học, hoặc đến một nơi bạn chưa từng đặt chân đến, biết đâu hôm nay chính là ngày bạn đặt viên gạch đầu tiên cho Vạn lý trường thành của chính mình.”
Nguyễn Xuân Bách – Kiểm toán CLC
Thành tích nổi bật - Hoàn thành 12/14 môn của chứng chỉ Kế toán quốc tế ACCA - Trưởng dự án Trại hè quốc tế IGROW của AIESEC Hà Nội - Thực tập sinh tại E&Y Vietnam Lời khuyên: “Các em hãy chọn lấy một mục tiêu và sống hết mình vì mục tiêu ấy. Bên cạnh đó, các em cần cân bằng giữa việc học và việc tham gia ngoại khóa, nên lên kế hoạch để sắp xếp công việc hợp lý, quan trọng hơn là cần có sự nghiêm khắc với bản thân. Môi trường AEP đã giúp anh có thêm những người bạn để học hỏi , chia sẻ, trao đổi về kiến thức và kinh nghiệm. Các em nên tận dụng điều đó.”
20
The AEP World
Nguyễn Xuân Quyền – Kiểm toán CLC
Đặng Ngọc Lan – Bí thư Quản trị doanh nghiệp CLC
Thành tích nổi bật - Phó bí thư Liên chi đoàn AEP năm 20132014 - Tham gia ban Sáng lập, đồng thời từng là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thế hệ trẻ AEP – GYC - Đại sứ Sinh viên của CPA Australia tại trường đại học Kinh tế quốc dân nhiệm kỳ 2013 Chia sẻ: “AEP cho chị một môi trường để rèn luyện và thể hiện khả năng của mình, nhờ vậy, chị từng bước được hoàn thiện mình hơn. Chị muốn gửi lời nhắn nhủ nhỏ tới các sinh viên khóa sau rằng các em hãy chủ động hơn trong việc học cũng như tham gia các hoạt động xã hội để trau dồi kiến thức và bồi dưỡng tâm hồn của mình. Hãy luôn dành nhiệt huyết tuổi trẻ để theo đuổi những ước mơ, hoài bão đẹp của mình nhé.”
Thành tích nổi bật - Học bổng dành cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, trao tặng bởi Hiệu trưởng ĐH KTQD năm 2011 - Điểm thi TOEIC 985/990 - Chủ nhiệm CLB Kiểm toán viên tương lai t.FAC - 1 trong 8 Đại sứ KPMG (KPMG Ambassadors) tại Việt Nam năm 20112012 - Thực tập viên tại 2 trong 4 công ty Kiểm toán uy tín nhất thế giới: KPMG (năm thứ 2) và PwC (năm thứ 4) - Giải ba cuộc thi “Chinh phục đỉnh cao nghề nghiệp” và “Plan for your future” năm 2013 Tâm sự: “Anh mong các em khi còn ở trường thì cố gắng học hỏi được nhiều nhất có thể từ thầy cô và bạn bè. Sự tích lũy cả về kiến thức và sự bồi dưỡng tình cảm thầy trò, tình bạn sẽ là hành trang rất tốt cho các em bước vào trường đời sau này.”
Ngô Hoàng Phong – Tài chính tiên tiến A1
Thành tích nổi bật - Một trong 4 sinh viên Việt Nam được chọn sang Nhật tham dự cuộc thi Asian Job Express - Học bổng cho sinh viên có thành tích hoạt động đoàn thể xuất sắc do tập đoàn MK trao tặng - Thực tập: Tư vấn Thuế tại Công ty ECOVIS STT Việt Nam Tâm sự: “Đừng bỏ phí bốn năm học đại học các em ạ. Thứ nhất là phải đi khám phá các vùng đất mới. Thứ hai là đừng có ham chơi mà quên học, sau bốn năm đừng để hối tiếc vì không học được gì. Thứ ba là hãy đi làm thêm hoặc thực tập, thực tập không lương cũng đừng nản vì mình sẽ học thêm được nhiều điều bổ ích, rất tốt khi các em xin việc sau này. Hãy làm việc mình thích, sống với đam mê thì mệt mấy hay khó mấy các em cũng cố gắng phấn đấu được.”
Hà Thị Tú Phượng – Lớp trưởng Quản trị doanh nghiệp CLC
Thành tích nổi bật - Học bổng tất cả các kì. - 1 trong 10 sinh viên Tiêu biểu trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2013 - 1 trong 8 Đại sứ sinh viên của Google tại Việt Nam - Đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị “ASEANpreneurs Youth Leaders Exchange 2014” tại Singapore Chia sẻ: “Nhìn lại mình cách đây 4 năm, thật sự quyết định học tập chương trình AEP là một trong những quyết định sáng suốt nhất. Môi trường học tập chủ động, thân thiện và quốc tế của AEP không những giúp mình tự tin hơn rất nhiều mà còn mở ra rất nhiều cơ hội tốt. Hiện mình đang sống và làm việc, tích lũy kinh nghiệm về truyền thông trong thành phố Hồ Chí Minh, và nếu thuận lợi sẽ cố gắng đi du học trong tương lai gần.” Trần Thu Hà.
The AEP World
21
AEP’s GOT TALENT
- Xin chào anh. Em được biết anh vừa dành chiến thắng trong cuộc thi Show Ya 2014 do MEC tổ chức. Hẳn là dư âm về cuộc thi và đêm đăng quang trong lòng anh vẫn còn rất lớn. Em cũng như các độc giả của The AEP World rất muốn được biết thêm về anh và cảm nhận của anh với Show Ya. Anh có thể chia sẻ một chút về động lực khiến anh đến với cuộc thi này không?
người, bạn bè, cha mẹ, những người bạn hữu cùng sở thích,… chính là một trong các yếu tố quan trọng nhất góp phần làm nên thành công và hạnh phúc của mỗi người, không chỉ trong âm nhạc mà còn trong học tập, làm việc và nói chung là cuộc sống thường ngày.
- Xin chào em và độc giả. Thật vui khi anh được tham gia buổi trò chuyện này! Lý do anh đến với Show Ya rất đơn giản thôi. Âm nhạc là niềm đam mê lớn nhất với anh. Anh tham gia cuộc thi vì anh muốn được thể hiện đam mê, và cũng vì Show Ya là dịp để anh được thử sức mình trước một sân khấu lớn và chuyên nghiệp.
- Âm nhạc luôn là người bạn đồng hành thân thiết trong cuộc sống của anh. Những lúc buồn chán hay mệt mỏi, âm nhạc giúp anh cảm thấy vui và lạc quan hơn. Những lúc làm việc hay học tập, âm nhạc giúp anh tập trung và có nhiều ý tưởng sáng tạo. Hơn nữa, anh cảm thấy bản thân tự tin và được là chính mình khi hòa chung với âm nhạc. Nhưng, điều quý giá nhất mà âm nhạc đem lại cho anh chính là cơ hội giao lưu và kết bạn với những người cùng đam mê và sở thích.
- Vậy kỷ niệm đáng nhớ nhất của anh với Show Ya là gì? Và anh có gặp khó khăn gì trong cuộc thi không? - Cảm ơn em vì câu hỏi này! Điều anh trân trọng nhất về Show Ya cho đến giờ phút này chính là cảm giác được đứng trên sân khấu, cùng đón nhận chiến thắng với tất cả anh em trong ban Nhạc cụ của MEC. Đây là lần đầu anh đứng trên một sân khấu lớn như thế. Họ là những người quan trọng với anh, giấc mơ chiến thắng Show Ya sẽ khó có thể thành hiện thực nếu như không có sự ủng hộ và hỗ trợ của họ. Còn nói đến khó khăn, anh gặp khá nhiều, vì anh vốn là người chơi nhạc cụ, không có nhiều kiến thức thanh nhạc. Thêm nữa, thời gian tập luyện và lịch học khá kín, nên cũng gặp vất vả. - Là một thành viên năng động trong MEC, anh nhận thấy câu lạc bộ đóng vai trò và tạo môi trường như thế nào để anh phát triển tài năng âm nhạc? - Thành viên trong MEC nói chung và ban nhạc cụ nói riêng đều là những người anh em thân thiết, cũng như người bảo ban và giúp đỡ anh trong suốt quá trình hoạt động. Hơn nữa mọi người đều có chung niềm đam mê âm nhạc nên rất dễ chia sẻ, thấu hiểu và khích lệ lẫn nhau trong lúc khó khăn. Theo anh, sự tin tưởng và ủng hộ của mọi
- Cảm ơn anh! Vậy âm nhạc mang lại cho anh những gì trong cuộc sống và học tập?
- Yêu thích và luôn tìm đến âm nhạc như vậy, liệu anh có định hướng gì trong tương lai liên quan đến lĩnh vực này không? -Nói thực, hiện tại anh chưa có dự định gì cụ thể. Nhưng có một điều chắc chắn là anh sẽ luôn gắn bó với âm nhạc. - Lời cuối cùng, anh có nhắn nhủ gì đến những bạn trẻ đang theo đuổi ước mơ của mình? Không chỉ trong âm nhạc mà còn trong mọi địa hạt và lĩnh vực của cuộc sống? - Anh chỉ muốn gửi đến mọi người lời khuyên chân thành thế này. Hãy luôn gìn giữ, tin tưởng và theo đuổi ước mơ của mình, bởi vì cuộc sống sẽ chẳng còn màu sắc gì nếu không có ước mơ và đam mê. Và khi có cơ hội đến với các cuộc thi trong lĩnh vực của mình, hãy dũng cảm nắm lấy nó, tự tin thể hiện đam mê và tài năng, thậm chí đừng ngần ngại thử sức trên những đấu trường tầm cỡ. Tất cả ước mơ và khao khát của chúng ta đều sẽ trở thành hiện thực nếu ta luôn giữ cho ngọn lửa đam mê và quyết tâm theo đuổi đam mê trong mình rực cháy. Xin cảm ơn những chia sẻ tuyệt vời từ anh! Mong rằng mỗi người chúng ta sẽ tìm thấy niềm đam mê của riêng mình, luôn có trong tim khao khát mãnh liệt và quyết tâm để bền bỉ thực hiện ước mơ của mình. Chúc anh thành công trên con đường đã chọn! Nguyên Hạnh.
The AEP World
23
Bloomberg
Forbes
Investopedia
Business W
WEBSITE TIN KINH TẾ
TẠI SAO VÀ Ở ĐÂU? Jun 21st 2014, 4:09 by The AEP World
I. TẠI SAO NÊN ĐỌC TIN KINH TẾ thông tin đó trong thời gian ngắn. Về vấn đề này, báo mạng dường như tỏ ra ưu thế vượt trội. TRÊN BÁO MẠNG? Làm rất tốt vai trò của mình, báo mạng tạo điều kiện thoải mái cho độc giả bình luận cũng như thể hiện quan Báo mạng có thể đăng tin bất kể ngày hay đêm, cập điểm riêng của họ. Vì thế khi độc giả vào xem tin tức nhật tin tức nóng hổi ngay lúc sự việc đang diễn ra. Báo và đọc phần bình luận từ những người khác, họ sẽ có mạng là thể loại cập nhật thông tin nhanh chóng, kịp cái nhìn đa chiều, đa diện về một vấn đề kinh tế hơn. thời nhất so với những phương thức đưa tin còn lại như 4. Báo mạng lưu giữ được thông tin báo giấy hay báo phát thanh truyền hình. 1. Báo mạng cập nhật tin tức kịp thời
Trong khi ấy, cứ mỗi giây, mỗi phút lại có một sự kiện kinh tế xảy ra. Dường như báo mạng đang dần chứng tỏ vị trí dẫn đầu của mình về việc chạy đua với những biến động kinh tế này so với các loại hình báo chí khác.
Ngày hôm nay, bạn muốn xem lại thông tin được đăng trên báo giấy từ hai tuần trước, bạn phải làm gì? Bạn đi qua từng sạp báo để hỏi xem họ còn số báo ấy không? Hay bạn phải lên hẳn toà soạn để hỏi về những thông tin tôi cần xem?
Ngày hôm nay, bạn muốn nghe lại đoạn tin được phát trên đài sáng hôm qua. Bạn cũng chẳng biết tôi Xem tin trên báo mạng, độc giả vừa có thể đọc, vừa phải làm gì. nghe, vừa xem. Những bản tin không chỉ là mấy dòng Lúc này báo mạng có vẻ thắng thế hoàn toàn, chỉ cần chữ đơn thuần nữa mà đôi khi còn là sự dẫn chứng vài cú click chuột kéo xuống bản tin trong quá khứ, độc những video phát biểu của những người liên quan. Chính điều ấy mang lại tính sát thực và tin tưởng cao giả có thể xem được tin từ tận... vài năm trước. Dường như việc lưu giữ thông tin của báo mạng được thực cho những tin tức được đăng tải. hiện dễ dàng, nhanh gọn và tiện lợi hơn. Điều đó cũng 3. Báo mạng có tính tương tác cao lý giải tại sao rất nhiều báo in cũng như các chương trình phát thanh, truyền hình hiện nay có các ấn phẩm Bản chất của kinh tế là phức tạp. Thế nhưng mỗi điện tử đăng tải trên Internet nhằm giúp khán thính giả một bản tin, bài viết được đưa lên thường là ý kiến chủ có cơ hội tiếp cận với thông tin nhanh hơn. quan của người viết. Bởi vậy việc độc giả có nguyện vọng đóng góp quan điểm của mình diễn ra rất thường II. ĐỌC NHỮNG TRANG TIN KINH TẾ xuyên. Với báo in, độc giả có thể gửi thư về toà soạn NÀO? hay gửi qua hòm thư điện tử, tuy nhiên, việc phản hồi lại từ toà soạn có thể mất nhiều thời gian, bên cạnh đó, https:// www.cafef.vn những bạn đọc khác có thể không có cơ hội phản hồi lại CafeF: luôn cập nhật những thông tin chung về các 2. Báo mạng đưa tin rất "sống động"
24
The AEP World
Week
GÓC HỌC TẬP
Business Insider
BBC
CNN
Wall Street Journal
Finance Times
https:// vef.vn vấn đề kinh tế xung quanh Việt Nam và thế giới. Các tin tức rất đa dạng từ tài chính ngân hàng, bất động sản Vef.vn hay còn gọi là Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, cho tới báo cáo phần tích, kinh tế vĩ mô đầu tư và các là chuyên trang hợp tác giữa Vietnam Report và VietNtin tức thời sự. amNet. Ngoài việc cập nhật liên tục những tin tức nóng hổi, Vef.vn còn có những chuyên mục rất độc đáo ví dụ https:// CafeBiz như Đầu Tư Thông Minh - chỉ ra những điểm "hay và Mục tin tức chuyên về thế giới doanh nhân. Trang tin dở" của tình hình đầu tư trên nhiều thị trường. mang đến cho độc giả những câu chuyện khởi nghiệp https:// vietstock.vn lý thú, những sẻ chia bí quyết hay những phong cách sống của các doanh nhân không chỉ Việt Nam mà trên Vietstock.vn có thể nói là một kho vàng thông tin toàn thế giới. cho các nhà đầu tư chứng khoán. Ngoài thông tin giao Bảng giá điện tử: CafeF phát triển bảng giá điện tử dịch, trang tin còn nêu ra những nhận định, phân tích chứng khoán mới thông minh rất hữu ích , tiện dụng của của các chuyên gia với hy vọng giúp các nhà đầu tư và tiết kiệm thời gian cho các nhà đầu tư chứng khoán. có những quyết định sáng suốt. Bên cạnh các bản tin về chứng khoán, Vietstock.vn còn có những chuyên mục https:// vneconomy.vn về tin tức thị trường trong nước - nước ngoài, tài chính VnEconomy là ấn phẩm trực tuyến thuộc nhóm Thời - ngân hàng, bất động sản, kinh tế - đầu tư... báo Kinh tế Việt Nam, với mục tiêu cung cấp thông tin Ngoài ra, có rất nhiều trang đưa tin kinh tế cũng rất cập nhật về các vấn đề, sự kiện kinh tế trong và ngoài hữu ích như: nước, trên cơ sở trung thực, khách quan và đa chiều. Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn - thesaigontimes.vn Với hàng trăm nghìn độc giả truy cập mỗi ngày, đây Báo Đầu Tư - baodautu.vn - Trang tin trực thuộc Bộ còn là diễn đàn thảo luận sôi nổi dành cho giới doanh Kế hoạch và Đầu Tư nhân, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu và những người quan Chuyên mục của báo Dân Trí dantri.com.vn/kinhtâm đến kinh tế. doanh.htm https:// kinhdoanh.vnexpress.net Doanh Nhân Sài Gòn Online - doanhnhansaigon.vn Cộng đồng kinh doanh Saga – saga.vn – Kho kiến Đây là một chuyên mục của trang báo mạng VnExthức Tài chính – Kinh Doanh – Kinhtế press. Từ xưa tới nay, VnExpress luôn thể hiện mình là một trang báo đưa thông tin nhanh, chính xác, hữu ích, Nếu cảm thấy trang tin tiếng Việt là chưa đủ, có rất đa chiều chứ không tạp nham, lá cải như nhiều trang nhiều trang tin kinh tế nước ngoài được thế giới đánh tin hiện giờ. Có lẽ vì thế mà lượng độc giả truy cập giá cao sẽ được trích dẫn dưới đây. Tuy nhiên, để đọc Báo đang liên tục tăng và trang Google Analytics thống và hiểu được, độc giả phải trau dồi cho mình trình độ kê VnExpress hiện có 42 triệu lượt xem (pageviews) Tiếng Anh khá và có kiến thức nền tảng về kinh tế. trung bình mỗi ngày, trong đó 16% từ nước ngoài. Số www.bloomberg.com liệu này tiếp tục khẳng định VnExpress luôn là báo www.forbes.com tiếng Việt có nhiều người xem nhất toàn cầu. www.investopedia.com (Tiếp theo trang 34)
The AEP World
25
GÓC HỌC TẬP
GIẢI PHÁP DU HỌC MỸ HIỆU QUẢ
Sinh viên Trần Thu Trà My – 1 trong 3 sinh viên xuất sắc có điểm IELTS 7.0 chia sẻ: “Ngoài thời gian học trên lớp, chúng em được tham gia rất nhiều các hoạt động ngoại khóa tại American Center, Chương trình Toastmasters, học kĩ năng mềm, các chuyến đi thăm khảo sát các doanh nghiệp. Những hoạt động này giúp chúng em hiểu hơn về văn hóa Mỹ, đồng thời giúp chúng em phát huy được sự năng động, tự tin, sáng tạo”.
Sinh viên Trần Quốc Thành – sinh viên khóa 1 có chia sẻ: “Được học tập tại chương trình 2+2 của ĐH Kinh tế Quốc dân là cơ hội tuyệt vời để thực hiện giấc mơ du học Mỹ mà em ấp ủ đã lâu. Sau 2 năm học tập, em thấy chương trình có rất nhiều môn học mới lạ, lý thú. Ngoài ra em còn được các giảng viên tiếng Anh bản ngữ đầy tâm huyết và hết sức chuyên nghiệp giảng dạy. Các thầy cô không chỉ truyền cảm hứng cho sinh viên chúng em trong từng bài giảng mà còn đào tạo cho chúng em vốn tiếng Anh tốt để chúng em tự tin sang học tập tại ĐH California, San Bernardino”
26
The AEP World
Học đại học tại Mỹ là giấc mơ của phần lớn sinh viên Việt Nam. Nhưng chi phí lên tới vài trăm nghìn USD cho bốn năm học tại Mỹ là con số quá lớn đối với đại đa số gia đình người Việt. Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội học tập tai một trường ĐH danh tiếng, môi trường học tập quốc tế với chi phí hợp lý, thì Chương trình liên kết đào tạo 2+2 tại ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ mang lại cơ hội học tập và nhận bằng cử nhân đại học của trường đại học hàng đầu của Mỹ. Chương trình sẽ mang lại cho sinh viên môi trường học tập quốc tế với chi phí chỉ bằng một phần chi phí của một khóa học tương tự tại trường ĐH được cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng AACSB. Chính xác hơn sinh viên sẽ tiết kiệm được khoảng 50% chi phí so với 1 khóa học tương tự tại ĐH California, San Bernardino. Chương trình đào tạo được thiết kế hoàn toàn theo khung chương trình đào tạo cử nhân đại học của Đại học California, San Bernardino. Ngôn ngữ sử dụng trong giảng dạy và học tập trong 2 năm đầu tại Việt Nam bằng tiếng Việt và trong 2 năm cuối hoàn toàn bằng tiếng Anh. Hai năm đầu, sinh viên sẽ học các môn đại cương và một số môn chuyên ngành tại ĐH Kinh tế Quốc dân dưới sự giảng dạy của các giảng viên giàu kinh nghiệm của trường. Ngoài ra sinh viên sẽ được các giảng viên từ Đại học California San Bernardino trực tiếp giảng dạy các khóa học kỹ năng tiếng Anh bổ trợ và chuyên sâu, giúp sinh viên có đủ trình độ tiếng Anh để học chuyển tiếp và học 2 năm cuối tại Hoa Kỳ. Cuối mỗi năm học, sinh viên sẽ được cấp chứng chỉ tiếng Anh của ĐH California, San Bernardino. Chứng
chỉ này sẽ thay thế cho các chứng chỉ tiếng Anh khác như TOEFL, IELTS,… Sau hai năm học trong nước, sinh viên sẽ được chuyển tiếp sang học giai đoạn 2 tại Đại học California, San Bernardino. Sinh viên có thể đăng ký chuyên ngành hẹp trong số các chuyên ngành quản trị kinh doanh, tài chính, kế toán,... và học tiếp các môn học chuyên ngành dưới sự giảng dạy và đánh giá trực tiếp của các giảng viên Đại học California, San Bernardino. CÁC ƯU ĐIỂM CỦA KHÓA HỌC: Là chương trình liên kết đào tạo giữa 2 trường ĐH danh tiếng của Việt Nam và Mỹ Văn bằng và chất lượng đào tạo được kiểm định chất lượng AACSB Môi trường giáo dục quốc tế Tiết kiệm được chi phí đào tạo khoảng 50% Sinh viên chưa cần đáp ứng ngay về trình độ tiếng Anh Cơ hội tìm việc làm hấp dẫn ngay sau khi tốt nghiệp GIỚI THIỆU VỀ ĐẠI HỌC CALIFORNIA, SAN BERNARDINO ĐH California, San Bernardino là 1 trong 23 trường ĐH nằm trong hệ thống trường ĐH Bang California. Hệ thống trường ĐH California là 1 hệ thống các trường đại học lớn nhất Hoa Kỳ với hơn 65.000 sinh viên tốt nghiệp và hiện đang làm việc tại các quốc gia khác nhau trên thế giới. Năm 2010, Đại học California, San Bernardino đã được tạp chí European CEO đánh giá là Đại học có chương trình đào tạo về kinh doanh nằm trong top 18 chương trình tốt nhất trên thế giới, và đứng trong top 4 của Mỹ.
The AEP World
27
TIPs...TIPs... học được cách quản lý tiền bạc. Ngoài ra, bạn sẽ biết phân bổ và ưu tiên những nhiệm vụ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, tích lũy kinh nghiệm từ những công việc thực tế.
Mùa hè là thời điểm lý tưởng để sinh viên và những người trẻ thỏa sức với những việc làm thêm, vừa có thể kiếm thêm thu nhập, vừa tích lũy kinh nghiệm cho công việc tương lai. Nghỉ hè, đồng nghĩa với việc sinh viên sẽ có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Có bạn sẽ lựa chọn nghỉ ngơi, đi du lịch nhưng không ít bạn trẻ đã tận dụng khoảng thời gian ngắn ngủi này để kiếm những công việc làm thêm phù hợp để có thể “rủng rỉnh” tiền tiêu khi vào kỳ học mới. Với những bạn trẻ năng động thì việc làm thêm ngày hè dường như đã trở thành điều gì đó quen thuộc, bởi họ không muốn thời gian hè trôi qua trong tẻ nhạt và vô vị.
Lợi ích của những công việc hè Khi thử sức với bất kì công việc hè nào bạn sẽ sử dụng thời gian hè một cách hiệu quả, làm những việc có ích bạn sẽ học được nghệ thuật quản lý thời gian và sử dụng thời gian một cách hợp lý. Không những thế bạn còn kiếm được một khoản thu nhập kha khá và
28
The AEP World
Việc gặp gỡ những người bạn mới và tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp sẽ giúp phát triển các kĩ năng giao tiếp, tăng cường sự tự tin, tìm hiểu những kỹ năng sống quan trọng phục vụ cho công việc tương lai. Thêm một ưu điểm nữa là việc làm thêm giúp cải thiện những yếu điểm trong tính cách của bạn (như nhút nhát, ngại giao tiếp, ngại chỗ đông người).
Những cân nhắc trước khi tìm việc Có rất nhiều công việc bán thời gian dành riêng cho sinh viên chính vì vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm kiếm cho mình một công việc hè thực sự lý tưởng. Một số bạn trẻ thích làm việc trong các rạp chiếu phim trong khi một số khác lại thích những công việc như gia sư dạy học. Chính vì vậy để tìm kiếm một công việc hè thực sự lý tưởng bạn hãy xác định rõ ràng mục đích của bản thân nghĩa là: “Bạn mong đợi điều gì từ công việc này?”, “Công việc ấy cung cấp cho bạn những kinh nghiệm gì?” Trước khi đồng ý nhận việc, cần cân nhắc chắc chắn rằng bạn chấp nhận được mức lương tối thiểu mà họ trả cho bạn hàng tháng, cũng có thể ca làm việc của bạn sẽ quyết định chất lượng làm việc cả ngày của bạn, chính vì vậy hãy nghĩ xem bạn làm khoảng thời gian nào là hợp lý nhất (ban ngày, ban đêm hay chỉ làm những ngày cuối tuần). Việc chọn một chỗ làm gần nơi cư trú sẽ là giải pháp thông minh, vì nếu chỗ làm của bạn quá xa nơi ở thì bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề đi lại. Thêm vào đó, cần phải tính toán các khoản chi phí cho việc đi lại và phương tiện giao thông phù hợp nhất với bạn. Việc cuối cùng, hãy tìm một chỗ làm thật sự phù hợp với quỹ thời gian của bạn, nơi đó không nhất thiết phải nổi tiếng nhưng ở đó họ
tạo điều kiện hết mức cho bạn để bạn vừa làm vừa học.
Một số công việc phù hợp với sinh viên thời điểm hiện nay Bán hàng: Việc bán hàng trong các cửa tiệm như tiệm áo quần, giày dép, tiệm tạp hóa hay tiệm sách khá phù hợp với các sinh viên đang mong muốn kiếm việc làm thêm. Bạn T.Linh (Lớp Tài chính Tiên tiến 53A):”Hè qua mình làm ở Tò He và có cơ hội gặp được rất nhiều người, được nghe nhiều câu chuyện, giúp mình cảm thấy cuộc sống tươi mới hơn, ngoài ra còn học được rất nhiều kỹ năng về Marketing nữa.” T.Linh cũng chia sẻ rằng việc làm này rất đơn giản, tuy vậy vẫn gặp đôi chút khó khăn vì chỗ làm quá xa nhà. Phục vụ tại quán ăn, nhà hàng: Nếu công
việc bán hàng khá nhẹ nhàng và hơi nhàm chán thì việc phục vụ tại các quán ăn, nhà hàng, quán cà phê lại khá năng động và nhộn nhịp và vất vả hơn. Công việc này cũng thu hút ở điểm là không cần kinh nghiệm và có thể sắp xếp thời gian làm việc. Hơn nữa, qua công việc này bạn có thể tìm kiếm nhiều trải nghiệm thú vị, tiếp xúc với nhiều người có thể giúp bạn trau dồi kỹ năng mạnh dạn trước đám đông. Tuy nhiên bạn cần
lưu ý là phục vụ ở các quán ăn hay nhà hàng cần sự linh hoạt, nhanh nhẹn và đôi khi bạn sẽ không thể nghỉ ngơi trong suốt ca làm việc của mình.
Làm gia sư: Sở dĩ làm gia sư là công việc được
đánh giá cao nhất bởi thời gian bỏ ra cho công việc này so với những công việc trên ít hơn rất nhiều. Bạn N.Chi (Lớp Tài chính Tiên tiến 54B): ”Mình dạy từ 2 đến 3 buổi/tuần, thời gian mỗi buổi là 1 tiếng rưỡi. Trách nhiệm của mình chỉ là tạo hứng thú học hành cho các em, giúp các em có thành tích học tập tốt hơn.” N.Chi cũng cho biết thêm rằng với việc gia sư này, các bạn có thể tự sắp xếp thời gian một các linh hoạt, mà số tiền kiếm được cũng không hề nhỏ. Các công việc làm thêm tuy rằng rất thú vị và có rất nhiều lợi ích, tuy vậy nếu không biết cách cân bằng, việc học sẽ rất dễ rơi vào đà tụt dốc. Học tập là vấn đề cơ bản của sinh viên, nên đòi hỏi làm bất cứ việc gì thì việc học cũng phải đặt ưu tiên hàng đầu. Đồng thời, làm thêm cũng sẽ lấy đi khá nhiều thời gian của bạn cho các mối quan hệ như bạn bè, gia đình, vì vậy, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có tham gia hay không, bạn nhé! Tâm Long.
The AEP World
29
TIPs...TIPs... information: Personal details Normally these would be your name, address, telephone number and email, may be include date of birth or your photograph. Don’t need to include: gender and nationality. Education and qualifications. Your degree subject and university, plus levels or equivalents. Work experience
There is no standard form for writing CV because of many factors such as personal opinion, types of jobs and particular requirements of different employers. However, we should apply the following rules for writing CV to show the professional style.
Part 1: Principles of writing CV Appearance • Length: 1 - 1.5 page • Structure: clear outline and separated parts, may be using tables. • Font: formal fonts (Times New Roman, Arial…), Font size: 10-15, Unification of bullet, bold and italic. • Converting CV from Word into PDF to avoid any changes. Content • Starting with strong and value verbs. • Digitizing and resulting all content’s sections.
Part 2: CV outline Many students today want to apply to foreign or FDI companies, so an interesting English CV is very important. We now introduce you a CV outline sample as guidelines. Please, seeing it carefully and apply these above rules to have an impressed CV with employers. A resume should consist of the following
30
The AEP World
• Use action words such as developed, planned and organized. • Don't mention the routine, non-people tasks (cleaning the tables) . • Try to relate the skills to the job. • Try to describe detail what your responsibilities in that job. • Organize in timeline order (most recent job comes first). Interests and achievements • Keep this section short and to the point. • Don't put many passive, solitary hobbies (reading, watching TV, stamp collecting) or you may be perceived as lacking people skills. • Any interests relevant to the job and evidences of leadership are worth mentioning. Skills The usual ones to mention are languages, computer skills. References Normally two referees are sufficient: one academic (perhaps your tutor or a project supervisor) and one from an employer (perhaps your last part-time or summer job). Minh Thư.
KÍNH VẠN HOA
B
ạn vừa trải qua những tháng đầu tiên ở trường đại học (ĐH), hay là một sinh viên đang đối mặt với thực tế sắp bị “đá” ra khỏi trường? Bên cạnh những nỗi trăn trở thông thường của một sinh viên về việc học sao cho không phải thi lại môn nào; rục rịch tìm một công việc để không phải dựa dẫm gia đình; bạn bắt đầu thở dài và nhận ra 4 năm đại học sao mà quá ngắn, con đường tìm kiếm đam mê và một nghề nghiệp mơ ước sao mà quá dài? Nếu bạn có “triệu chứng” như vậy, xin chúc mừng bạn đã bước vào giai đoạn “Khủng hoảng tuổi 20” – khoảng thời gian mà hầu hết những người trẻ đều đã và đang trải qua khi đối mặt với vô vàn lựa chọn trước những bước ngoặt của cuộc đời. Tina Seelig, giám đốc điều hành Chương trình kinh doanh kỹ thuật (ĐH Stanford) và cũng là một giáo viên, một nhà khoa học, sẽ giúp bạn vượt qua những suy nghĩ tiêu cực, và tìm ra lời giải sáng tạo nhất cho những bài toán khó thông qua cuốn sách “Nếu tôi biết được khi còn 20”. Ngay cả khi bạn là người quen thuộc với những cuốn sách trau dồi kĩ năng mềm, “Nếu tôi biết được khi còn 20” vẫn sẽ khiến bạn bất ngờ bởi Tina Seelig không đưa ra quá nhiều triết lí mà thay vào đó là trải nghiệm của chính tác giả cùng những câu chuyện vô cùng thú vị trong và ngoài ĐH Stanford. Bài học về việc “cơ hội tồn tại ở muôn nơi và mỗi người luôn có thể nắm bắt nếu chú ý quan sát” có vẻ như đã khá cũ kĩ, nhưng tác giả đã khai thác một cách rất dí dỏm thông qua cách kể chuyện tinh tế của mình. Chẳng hạn như câu chuyện chỉ với 5 USD trong 2 giờ đồng hồ, các sinh viên của Tina đã tạo ra 650 USD như thế nào, nhà văn đã giúp người đọc nhận ra thói quen quan sát cuộc sống thường ngày dẫn đến việc gieo mầm cho các ý tưởng khởi nghiệp ra
sao. Cuốn sách cũng cảnh tỉnh người trẻ về “tính ì” tồn tại trong mỗi chúng ta – rào cản ngăn bạn đến với thành công. Ở tuổi 20, bạn có tuổi trẻ, có sức khỏe, và quan trọng hơn cả là thời gian. Ở tuổi 20, bạn được quyền mắc sai lầm và bắt đầu lại từ đầu. Vì vậy, “hãy tìm kiếm các lỗ hổng trong tổ chức của bạn, tìm cách vận dụng các kỹ năng và kinh nghiệm của mình, sẵn sàng dấn bước đầu tiên” thay vì thấp thỏm chờ người khác trao cơ hội cho mình. “Nếu tôi biết được khi còn 20” là lời động viên dành cho những người trẻ và những ai sắp bắt đầu sự nghiệp: Hãy trở nên táo bạo, hãy không ngừng sáng tạo và hãy tự vượt ra khỏi mọi yếu tố trong và ngoài đang giới hạn chính bạn. Vi Nguyễn.
The AEP World
31
TRUYỆN NGẮN
1. Tôi bắt chuyến xe về quê vào lúc trời chiều muộn. Hôm nay về tôi không báo trước cho mẹ biết, cũng không nhớ rõ đã bao lâu rồi chưa về thăm nhà. Sinh viên bọn tôi kỳ lạ lắm, hồi mới lên đại học thì nức nở nhớ nhà, một tuần không về đã thấy xa xôi. Nhưng lớn dần, có thể làm thêm một vài việc lặt vặt, cũng có ít tiền trang trải cuộc sống thì lại thấy mình quá sức bận rộn. Lúc nào cuộc gọi cũng chỉ kéo dài dăm ba phút, mà câu cuối cùng cũng không chào được hẳn hoi, chỉ là: “Mẹ ơi, con bận lắm, con gọi lại sau nhé!” Có đôi lần tôi còn bỏ ngỏ câu hỏi của mẹ phía bên kia đầu dây: “Bao giờ thì con về?” … Vừa đặt chân xuống cổng làng thấy trời nhá nhem tối, tôi xóc balo trên vai, bước từng bước nhanh
32
The AEP World
và dài, cố về ngay với mẹ. Mẹ tôi không có ở nhà, hỏi hàng xóm thì mọi người bảo mẹ ra đồng tát nước ruộng. Mắt tôi cứ thế cay xè. Nhà có hai mẹ con, tôi đi học ở xa giờ mới về, mẹ tôi tát nước với ai? Tôi lục trong túi tìm được chùm chìa khóa mẹ dặn lúc nào cũng phải mang theo người. Mẹ sợ tôi về quê bất chợt, lúc ấy mẹ không có nhà nên cứ dúi vào túi áo của tôi, tôi mấy lần ấy cứ chậc lưỡi: “Con về thì con báo cho mẹ biết, mẹ chờ, sao phải chìa khóa làm gì cho lách cách.” Mò mẫm mở cửa nhà, tôi cắm nồi cơm cho mẹ, chạy ra sau vườn hái một nắm rau nấu canh đay với
cà. Mẹ tôi về lúc trời tối muộn, khi ấy tôi trải chiếu ra hiên, mâm cơm bày ra sẵn sàng chờ đợi. Mẹ từ phía xa nheo mắt. “Con gái mẹ về rồi đấy à? Sao không gọi cho mẹ hay, mẹ về sớm!” Nói rồi mẹ dong chiếc xe đạp cũ dựng ở gờ giếng, tất tả xắn quần ống thấp ống cao, múc một gáo nước dội rửa trôi bùn đất lấm lem. Tôi ngồi xới cơm cho mẹ, cứ ngoái nhìn ra phía giếng nước. Tôi nghe tiếng mẹ tôi ho sù sụ, ho thành cơn dài, tiếng dội nước không ướt được tiếng ho của mẹ. Mắt tôi lại nhòe nhoẹt nước. 2. Hồi tôi còn nhỏ, chừng lớp
năm lớp sáu, tôi hay cùng lũ bạn ra đồng vào giữa trưa mùa hạ. Vì là thời điểm nghỉ hè, lũ trẻ nông thôn chúng tôi cũng chẳng vướng bận chuyện học thêm học nếm. Lúc bấy giờ, chúng tôi kéo nhau đi, đứa thì vợt ốc, đứa thì mò cua, cứ chân đất lấm bùn tha thẩn mãi ngoài đồng. Mẹ tôi buổi chiều hay rủ tôi đi ra đồng tát nước, gàu nước đỏ au, tôi đứng bên cao, mẹ tôi bên thấp, hai mẹ con đều tay múc từng gàu nước tưới cho đám lúa non. Ngày ấy tôi cứ hay nheo mắt, dõi ra phía bầu trời xa xa. Tôi thấy việc làm đồng là việc cực khổ nhất, bất kể thời tiết, trời nắng chang chang hay trời mưa bão giật, cây lúa mà làm sao thì cả nhà chịu đói. Vậy là tôi nói với mẹ: “Sau này con thoát ly, chả ở quê nữa đâu mẹ ạ!” Mẹ tôi không nói gì, im lặng một lúc lâu. Khi hai mẹ con toan về thì mẹ nói.
“Ừ, gắng học cho giỏi rồi đi!” Mẹ nói thì nói thế chứ tôi không hiểu nhiều. Tôi chỉ biết, là đứa trẻ con, tôi thấy khổ thì nói khổ, thấy chỗ nào sướng thì muốn đi chỗ sướng. Với tôi, bọn thành phố được ăn ngon mặc đẹp là sướng, được ở nhà lầu xe hơi đã là quá tiên rồi. Tôi cứ nhủ, thôi thì tôi chăm chỉ học, sau này chẳng ở quê nữa, mang cả mẹ tôi theo. Mùa hè, ngoài việc theo lũ bạn mò cua bắt ốc, tôi còn theo chân mẹ chăm cho cây lúa ruộng ngô. Có những đêm trăng thanh ngồi ngoài hiên nhà ngắm ông trăng tròn vành
vạnh, mẹ đều tay cắt cà để muối vào hũ to. Tôi ngồi kế bên, thấy mẹ ho thành tràng dài, cảm giác tràng ho của mẹ mãi mà không dứt. Tôi sốt ruột, mẹ tôi quay sang cười, làm động tác vuốt vuốt ngực rồi dốc tay xuống. Mẹ nói: “Đừng lo, mẹ gom ho đựng vào lọ rồi!” Mẹ vừa dứt lời thì một cơn ho khác kéo đến, tôi mếu máo, vùng vằng đòi mẹ mau đi uống thuốc. Tôi không biết nhà nghèo đến nỗi không có tiền để mua bất cứ một viên thuốc ho nào. Và những ngày tháng tuổi thơ của tôi, mẹ đựng ho trong lọ, một cái lọ vô hình, trong suốt, cứ rộng và lớn mênh mang như tình yêu của mẹ.
3. Mẹ ngồi vào mâm cơm, những cơn ho chưa dứt. Tôi quệt nước mắt rồi chạy nhanh vào nhà, lục tung balo để tìm đơn thuốc ho cho mẹ. Lúc quay ra, mẹ ngồi ăn ngon lành, nhìn tôi nhoẻn cười. “Cũng lớn ra phết rồi đấy nhỉ? Còn biết mua thuốc ho cho mẹ. Nhưng mà mẹ cũng chả cần, cái lọ không có đáy, đựng biết bao giờ nó mới đầy…” Nói rồi mẹ ăn cơm ngon lành. Có cảm giác như cơn ho mới ập đến, mẹ cứ thế nuốt trôi cùng cơm với canh. Mặt mẹ đỏ, mắt mẹ đỏ. Tôi ngồi không nuốt nổi cơm vào miệng. Tôi cứ thầm trách mình, cuộc sống của tôi xa xôi ở tận đẩu tận đâu, đến mẹ tôi ở ngay trước mặt mà còn không chăm sóc nổi. Vậy là tôi ôm chầm lấy mẹ, khóc òa như đứa trẻ con chưa kịp lớn, cứ
thút tha thút thít. “Ơ cái cô này, sắp lấy chồng đến nơi rồi mà còn bám quấn lấy mẹ…” Tối đó tôi ngồi ngoài hiên, dõi theo mẹ khâu lại mảnh vá to ở quần. Tôi nén lòng, ngồi ra phía sau đấm bóp vai cho mẹ, cứ thì thà thì thầm, nửa như muốn nói với mẹ, nửa như muốn tự hứa với mình. “Mẹ đừng đựng ho trong lọ nữa. Con lớn rồi, cũng có tiền mua thuốc cho mẹ. Mẹ đau thì phải đi khám bác sĩ, ốm thì mua thuốc mà uống. Cái lọ đựng ho ấy, nó vỡ từ đời nào rồi, mẹ cứ cố sức… Mà, chẳng lẽ con gái mẹ lại không bằng cái lọ đựng ho ấy à?” Mẹ tôi cười thành tiếng, cũng ậm ừ hứa hẹn, lần sau mẹ không thế nữa. Tôi mừng mừng vui vui, ít nhất cũng không còn thấy ghét lọ đựng ho trong suốt mà mẹ hay dùng những ngày còn thơ bé. Bây giờ, tôi lớn, tôi làm lọ đựng ho cho mẹ, đựng cả những tất tả ngược xuôi mẹ tích cóp trong đời. Đêm hè muộn sáng vằng vặc ánh trăng, gió mơn man đùa đám lá na trước hiên nhà, tôi giục mẹ đi ngủ sớm. Cơn ho của mẹ húng hắng lẫn vào gió đêm xào xạc, tôi khép cửa, khép cả những sân si ở đời trôi nổi. Tôi chỉ cần mẹ tôi luôn khỏe, cũng chỉ cần mình có thể trở thành lọ đựng ho của mẹ, rồi thì cho tôi ở đâu cũng ở được, sống khổ thế nào cũng sống được. Tôi chỉ cần có mẹ ở cùng tôi, như những ngày mẹ đã đi qua và những ngày mà tôi đang lớn… Hạc Xanh
The AEP World
33
(Tiếp theo trang 25) www.businessinsider.com www.bbc.co.uk và www.cnn. com Finance Times www.ft.com The Wall Street Journal online. wsj.com Tuy nhiên, bài viết chỉ mong muốn cung cấp thêm cho các bạn sinh viên một kênh thông tin hữu hiệu để cập nhật các tin tức kinh tế - xã hội. Sự tồn tại song song của các loại hình báo chí khác ngoài báo mạng sẽ đem lại sự cạnh tranh lành mạnh cho sự phát triển của báo chí, cũng như giúp độc giả có nhiều nguốn tiếp cận thông tin hơn.
Suy nghĩ từ các bạn trong AEP: Hoàng Lê Phương Lý - Tài chính tiên tiến 53A Theo mình, khi đọc tin kinh tế trên mạng, cần giữ cho mình cái đầu lạnh, luôn cố gắng tìm kiếm thông tin đa chiều chứ không nên tin vào một vài bài nhất định, vì đôi khi các nhà báo luôn cố tung ra tin nhanh nhất, nên nhiều khi tính xác thực còn phải xem xét. Hơn nữa việc ra tin tốt hay xấu cũng tác động ít nhiều đến giá cổ phiếu của 1 số công ty nhất định, đôi khi tin tức là công cụ hữu hiệu để tác động đến thị trường nên có thể bị thao túng. Là người đọc, chúng ta luôn phải ý thức được rằng thông tin chỉ là để tham khảo, nhất là trong lúc báo điện tử đang lên ngôi như hiện
nay. Dương Tùng - KTTT54B - Lớp phó học tập Cafef và stockplus là 2 trang tin kinh tế mà mình cảm thấy hữu ích nhất. Cafef là trang tin có lẽ là phổ biến nhất đối với những người quan tâm đến các sự kiện kinh tế, tài chính, trang này cập nhật thông tin rất nhanh và là một trong những trang có ghi nguồn trích dẫn cụ thể nhất. Bên cạnh đó, học tiên tiến nên mình cũng rất muốn được đọc tin kinh tế - tài chính Việt Nam bằng tiếng anh, stockplus đáp ứng được điều đó. Một gợi ý nữa cho các bạn là Worldbank việt nam và Worldbankgroup. Những thông tin từ trang này giúp người đọc tiếp cận những bài viết có cái nhìn khách quan từ thế giới đối với VN. Vũ Thị Phương Thanh – TCTT K52A2 Cập nhật các thông tin kinh tế thường xuyên ngay từ khi còn là sinh viên không chỉ quan trọng trong việc lấy kiến thức thực tế cho các bài khóa luận trên lớp, tăng cường vốn sống. Duy trì được thói quen ấy sẽ giúp đầu óc bạn trở nên nhạy bén, tầm nhìn xuyên suốt và phản xạ nhanh hơn với những thay đổi về kinh tế. Đó mới thực sự là điều mà những nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên khi xin việc sau này. Hoàng Thảo.
Hòm thư bạn đọc Mọi ý kiến đóng góp cho The AEP World xin gửi về địa chỉ e-mail: banbientap.aep@gmail.com. Trong thư vui lòng để lại thông tin cá nhân của bạn để chúng tôi liên hệ lại. Chúng tôi sẽ cố gắng có câu trả lời sớm cho bạn.
34
The AEP World
The AEP World Bản tin của Trung tâm ĐTTT, CLC & POHE Chịu trách nhiệm xuất bản PGS.TS. Bùi Huy Nhượng Hội đồng cố vấn GS.TS. Phạm Quang Trung GS.TS. Nguyễn Quang Dong Th.S. Đinh Tuấn Dũng Th.S. Chu Văn An Nhóm Biên tập Trần Thuỷ Tiên, Phan Trâm Anh, Nguyễn Thị Ngọc Dung, Phùng Tú Oanh, Trần Thị Trinh, Mai Diệu Ly, Hoàng Phương Thảo, Ngô Minh Thư, Đỗ Thị Phương, Nguyễn Thảo Vi, Phạm Nguyên Hạnh, Phạm Tâm Long, Nguyễn Hải Nghi, Nguyễn Thị Kiều Khanh, Đào Nguyễn Quỳnh Mai, Nguyễn Khánh Huyền, Trần Thu Hà. Nhóm Thiết kế Ngô Hoàng Phong, Hoàng Thế Quyền, Trịnh Thái Sơn, Nguyễn Thành Long E-mail: banbientap.aep@gmail.com Facebook: www.facebook.com/aepworld Phát hành Quý III – 2014 Do Trung tâm Đào tạo Tiên
tiến, Chất lượng cao & POHE xuất bản
Số báo gồm 36 trang tính cả bìa.
Lưu hành nội bộ.
Lễ ra mắt Trung tâm Đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE