Thiên Lý Đồng Nhân Vọng, Cáo Tụng riết Độn Bĩ Trạch Quãi củng Tùy Cách, Khổn Dại Quá Quỵ Hàm Hỏa Hộp Hửu Khuê nử, Lở Tán Tỉnh Dê Tí Lôi Phong Muội Đạn Trái, Dụ Tiểu Quái Gãy Hàng Phong Hoán đến Tiệm Quan, Tiểu Súc Phù Gia Ích Thủy Tỉnh Tỷ Kén chồng, Tiết Nhu Truân Kýt ế Cắn Bác Cổ Mông đùi, Bí Dì Đại Súc Tổn Địa Khiêm Sư ngổng Thăng, Phục Minh Đi Lâm Thái. Bài trên là cách để dể nhớ đến bài dưới này. Thiên Lý Đồng Nhân Vọng, Cấu Tụng Độn Bĩ Trạch Quãi Tùy Cách, Khổn Đại Quá Tụy Hàm Hỏa Hạp Hửu Khuê, Lử Tấn Đỉnh Vị Tế Lôi Phong Muội Đại Tráng, Dự Tiểu Quá Giãi Hằng Phong Hoán Tiêm Quan, Tiểu Súc Phù Gia Ích Thủy Tỉnh Tỉ Kiển, Tiết Nhu Truân Ký Tế Sơn Bác Cổ Mông, Bí Di Đại Súc Tổn Địa Khiêm Sư Thăng, Phục Minh Di Lâm Thái. Thật ra đây là cách đếm theo Ngoại Quái, mỗi câu đều có cùng ngoại quái, kết hợp lần lượt 8 hạ quái. Quan trọng là dùng 5 ngón tay để bấm tới bấm lui, khoảng vài ngày sẻ nhớ hết các quẻ. Ta có Tiên Thiên Bát Quái bài thuận (+: thuận chiều kim đồng hồ), nghịch (: nghịch chiều kim đồng hồ), tức Tứ Chính Nghịch mà Tứ Duy Thuận. [+][][+] [][x][] [+][][+] Tưởng tượng ta dùng 3 ngón tay, mỗi ngón có 3 đốt, nếu dùng tay phải thì ta có [Đoài][Càn][Tốn] [Ly][][Khãm] [Chấn][Khôn][Cấn] Út ÁpÚt Giửa Càn là tứ chính quái nên đi nghịch, Càn Đoài Ly Chấn, sau đó nhảy qua cung đối thì đi thuận, Tốn Khãm Cấn Khôn. Câu của Càn là Thiên Lý Đồng Nhân Vọng (Vô Vọng), Cáo (Cấu) Tụng riết Độn Bĩ thì ta vừa đọc vừa dùng ngón cái để bấm vào đốt tay. [ThiênTrạch Lý][ThiênThiên Càn][ThiênPhong Cấu] [ThiênHỏa ĐồngNhân][][ThiênThủy Tụng]
[ThiênLôi VôVọng][ThiênĐịa Bĩ][ThiênSơn Độn] Đoài là tứ duy quái nên đi thuận, Đoài Càn Chấn Ly, sau đó nhảy qua cung đối thì đi nghịch, Khãm Tốn Khôn Cấn. Câu của Đoài là Trạch Quãi củng Tùy Cách, Khổn Dại Quá (Đại Quá) Quỵ (Tụy) Hàm thì ta củng vừa đọc vừa dùng ngón cái để bấm vào đốt tay. [TrạchTrạch Đoài][TrạchThiên Quãi][TrạchPhong ĐạiQuá] [TrạchHỏa Cách][][TrạchThủy Khổn] [TrạchLôi Tùy][TrạchĐịa Tụy][TrạchSơn Hàm] Ly là tứ chính quái nên đi nghịch, Ly Chấn Càn Đoài, sau đó nhảy qua cung đối thì đi thuận, Cấn Khôn Tốn Khãm. Câu của Ly là Hỏa Hộp (Phê Hạp) Hửu Khuê nử, Lỡ (Lử) Tán (Tấn) Tỉnh (Đỉnh) Dê Tí (Vị Tế) thì ta củng vừa đọc vừa dùng ngón cái để bấm theo. [HỏaTrạch Khuê][HỏaThiên ĐạiHửu][HỏaPhong Đỉnh] [HỏaHỏa Ly][][HỏaThủy VịTế] [HỏaLôi PhệHạp][HỏaĐịa Tấn][HỏaSơn Lữ] Chấn là quẻ tứ duy, nên đi thuận, Chấn Ly Đoài Càn, sau đó nhảy qua cung đối thì đi nghịch, Khôn Cấn Khãm Tốn. Câu của Chấn là Lôi Phong Muội (Qui Muội) Đạn Trái (Đại Tráng), Dụ (Dự) Tiểu Quá Gảy (Giãi) Hàng (Hằng) vừa đọc vừa bấm [LôiTrạch QuiMuội][LôiThiên ĐạiTráng][LôiPhong Hằng] [LôiHỏa Phong][][LôiThủy Giãi] [LôiLôi Chấn][LÔiĐịa Dự][LôiSơn TiểuQuá] Tốn là quẻ tứ duy, nên đi thuận, Tốn Khãm Cấn Khôn, sau đó nhảy qua cung đối thì đi nghịch, Càn Đoài Ly Chấn. Câu của Tốn là Phong Hoán đến Tiệm Quan, Tiểu Súc Phù (Trung Phù) Gia (Gia Nhân) Ích củng vừa đọc vừa bấm [PhongTrạch TrungPhù][PhongThiên TiểuSúc][PhongPhong Tốn] [PhongHỏa GiaNhân][][PhongThủy Hoán] [PhongLôi Ích][PhongĐịa Quan][PhongSơn Tiệm] Khãm là quẻ tứ chính, nên đi nghịch, Khãm Tốn Khôn Cấn, sau đó nhảy qua cung đối thì đi thuận, Đoài Càn Chấn Ly. Câu của Khãm là Thủy Tỉnh Tỉ kến (Kiển) chồng, Tiết Nhu Truân Kýt Ế (Ký Tế), vừa đọc vừa bấm [ThủyTrạch Tiết][ThủyThiên Nhu][ThủyPhong Tỉnh] [ThủyHỏa KýTế][][ThủyThủy Khãm] [ThủyLôi Truân][ThủyĐịa Tỉ][ThủySơn Kiển] Cấn là quẻ tứ duy, nên đi thuận, Cấn Khôn Tốn Khãm, sau đó nhảy qua cung đối thi đi nghịch, Ly Chấn Càn Đoài. Câu của Cấn là
Cắn (Cấn) Bác Cổ Mông đùi, Bí Dì (Di) Đại Súc Tổn [SơnTrạch Tổn][SơnThiên ĐạiSúc][SơnPhong Cổ] [SơnHỏa Bí][][SơnThủy Mông] [SơnLôi Di][SơnĐịa Bác][SơnSơn Cấn] Khôn là quẻ tứ chính, nên đi nghịch, Khôn Cấn Khãm Tốn, sau đó nhảy qua cung đối thì đi thuận, Chấn Ly Đoài Càn. Câu của Khôn là Địa Khiêm Sư ngổng Thăng, Phục Minh Đi (Minh Di) Lâm Thái. [ĐịaTrạch Lâm][ĐịaThiên Thái][ĐịaPhong Thăng] [ĐịaHỏa MinhDi][][ĐịaThủy Sư] [ĐịaLôi Phục][ĐịaĐịa Khôn][ĐịaSơn Khiêm] Tại sao tiểu sinh lại sắp đặt cách đếm lạ như thế nhỉ? Bỡi cách đếm này chính là từ quy luật của hai vòng tròn âm dương thuận nghịch ẩn chứa trong Tiên Thiên Bát Quái, theo đó mà ta sẻ thấy được trật tự quy tắc của các sự ứng dụng trong Dịch, Bát Trạch, Huyền Không 64 Quái. Khi thuộc lòng cách đi của hai vòng lưỡng nghi, thì ta có thể tìm Họ hay Tượng của trùng quái rất dể dàng. Chỉ có một câu: Nội Phản Nội Phản, Ngoại Phản Ngoại Phản. Nội là lấy nội quái làm Tượng, Ngoại là lấy ngoại quái làm Tượng. Phản là lấy quái đối xung tức có hào tương phản làm Tượng. Muốn biết hào thế thì chỉ có một dảy số: 6534, 1423 Theo Bát Trạch thì củng 1 câu: Phục Sinh Tuyệt Quỷ, Họa Sát Thiên Diên Tính Quái Vận của 64 quái theo Huyền Không Đại Quái củng chỉ có 1 câu: 1672, 8349 Thí dụ quẻ: Trạch Thủy Khổn thì theo câu Trạch thì là: Trạch Quãi củng Tùy Cách, Khổn Dại Quá Độn Bĩ Tìm tượng thì ta có Trạch (Nội) Quãi (Phản) củng Tùy (Nội) Cách (Phản), Khổn (Ngoại), Trạch Thủy Khổn quẻ Ngoại là Trạch, vậy Trạch Thủy Khổn là thuộc Tượng Đoài. Trạch (6) Quãi (5) củng Tùy (3) Cách (4), Khôn (1), vậy thế hào Sơ.
Trạch (Phục) Quãi (Sinh) củng Tùy (Tuyệt) Cách (Quỷ), Khổn (Họa), vậy Trạch Thủy Khổn là thuộc Bát San Họa Hại Trạch (1) Quãi (6) củng Tùy (7) Cách (2), Khổn (8), vậy Trạch Thủy Khổn theo Huyền Không 64 Quái là quái vận 8 vậy. Nếu ta lấp số Hà Lạc vào Tiên Thiên Bát Quái thì ta sẻ tìm được sự tương ứng của số Tổng. Càn 9, Đoài 4, Ly 3, Chấn 8, Tốn 2, Khãm 7, Cấn 6, Khôn 1 Trong mỗi câu của bài thơ, thì có 8 quẻ, nếu ta nạp lạc số vào Tiên Thiên Bát Quái như trên thì ta sẻ thấy rằng Quẻ 1 luôn là quẻ trùng, Bát San Phục Vị, quẻ quy tàng luôn là Khôn 1, nên Vận là 1 Quẻ 2 luôn cho kết quả là Sinh Thành tức 16, 27, 38, 49, Bát San Sinh Khí, quẻ quy tàng luôn là Cấn 6, nên quái vận là 6 Quẻ thứ 3, tổng (bỏ 10) luôn cho kết quả 2 hoặc 8 (28), Bát San Tuyệt Mạng (Quy Hồn), quẻ quy tàng luôn là quẻ Khãm 7, nên quái vận là 7 Quẻ thứ 4, tổng (bỏ 10) luôn cho kết quả là 3 hoặc 7 (37), Bát San Ngũ Quỷ, quẻ quy tàng luôn là quẻ Tốn 2, nên quái vận là 2 Quẻ thứ 5, tổng (bỏ 10) luôn cho kết quả là 1 hoặc 9 (19), Bát San Họa Hại, quẻ quy tàng luôn là quẻ Chấn 8, nên quái vận là 8 Quẻ thứ 6, tổng (bỏ 10) luôn cho kết quả là 4 hoặc 6 (46), Bát San Lục Sát (Du Hồn), quẻ quy tàng luôn là quẻ Ly 3, nên quái vận là 3 Quẻ thứ 7, tổng (bỏ 10) luôn cho kết quả là 5, Bát San Thiên Y, quẻ quy tàng luôn là quẻ Đoài 4, nên quái vận là 4. Quẻ thứ 8, tổng luôn cho kết quả là 10 (Hợp 10), Bát San Diên Niên, quẻ quy tàng luôn là quẻ Càn 9, nên quái vận là 9. Thuộc bài thơ trên thì 1 công mà tính luôn 3, 4 chuyện là vậy.