Cách tính ngày Hoàng Đạo (ngày tốt) và ngày Hắc Đạo (ngày xấu) theo tháng
Các tháng Giêng – Bảy Hai – Tám Ba – Chín Tư – Mười Năm – Mười một Sáu – Chạp
Ngày Hoàng Đạo (Tốt) Tý – Sửu – Tị – Mùi Dần – Mão – Mùi – Dậu Thìn – Tị – Dậu – Hợi Ngọ – Mùi – Hợi – Sửu Thân – Dậu – Sửu – Mão Tuất – Hợi – Mão – Tị
Ngày Hắc Đạo (Xấu) Ngọ – Mão – Hợi – Dậu Thân – Tị – Hợi – Sửu Tuất – Mùi – Mão – Sửu Tý – Dậu – Mão – Tị Dần – Hợi – Mùi – Tị Thìn – Sửu – Mùi – Dậu
Lịch Vạn Sự xin giới thiệu với bạn đọc: Cách Xem ngày cưới hỏi, xem giờ tốt để đón dâu Quan niệm phong tục tập quán xưa có câu: "Lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông", vì vậy khi muốn tổ chức cưới, hai gia đình sẽ căn cứ vào tuổi của cô dâu. Hầu hết các vị phụ huynh sẽ tránh cưới cho con đúng vào năm tuổi Kim Lâu của cô dâu. Xem tuổi cô dâu có phạm Kim Lâu không Nếu muốn cưới vào những năm Kim Lâu thì phải đợi qua ngày Đông Chí, là ngày rơi vào dịp cuối năm.Ngoài ra, người miền Bắc cũng kiêng cưới xin vào ngày cuối tháng hay đầu tháng âm lịch, còn người miền Nam kiêng cưới vào ngày rằm, mùng một hay ngày Phật đản vì đó là những ngày ăn chay, nhiều người sẽ không tới dự tiệc cưới mặn, và đặc biệt thì những ngày rằm mùng 1 còn kiêng chuyện động phòng, không chọn ngày cưới vào những ngày này. Đầu tiên, Chọn năm đẹp để cưới gả phải kỵ những năm Hung niên Bảng tra năm hung niên tuổi chú rể và cô dâu
Bảng tra năm hung niên tuổi chú rể
Bảng tra năm hung niên tuổi cô dâu Chọn Tháng đẹp để cưới gả. Tháng tốt nhất, đẹp nhất là tháng đại lợi ( tháng đại lợi là tháng tốt nhất, có nhiều lợi nhất, lợi về tiền bạc, công danh, con cái...) , sau đó là tiểu lợi ( Có lợi nhưng không lớn). Nếu không cưới và Đại lợi, tiểu lợi, mà cưới vào các tháng còn lại, thì phải tránh các trường hợp như trong bảng hướng dẫn dưới đây:
Cách chọn Tháng đẹp để cưới gả
Ví dụ, Nữ sinh năm 1985 Tuổi Ất Sửu, tra bảng có Tháng đại lợi là tháng 5 và 11, Phòng Tiểu lợi Mai Nhân: Tức là tháng tiểu lợi và kiêng kỵ tránh gặp người mai mối ( Nếu có người mai mối thì không nên cưới tháng này) Phòng ông cô: Lúc đón dâu, cô dâu tránh gặp mặt bố mẹ chồng Phòng phụ mẫu: Lúc đón dâu, tránh mặt bố mẹ cô dâu Phòng phụ chủ : Lúc đón dâu, tránh mặt người trai Phòng nữ nhân: Lúc đón dâu, tránh mặt người gái Sau khi chọn được tháng đẹp để cưới gả, bạn vào tra cứu xem ngày tốt để cưới hỏi Chọn được ngày tốt, bạn sẽ chọn giờ Hoàng Đạo để đón dâu tại http://lichvansu.wap.vn/xem-gio-tot-xau.html. Chúc các bạn có được thông tin , xem ngày cưới hỏi, xem giờ tốt đón dâu được ưng ý ! Người xưa cho rằng: Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh, tất cả có 9 ngôi sao, cứ 9 năm lại luân phiên trở lại. Mỗi người vào mỗi năm có một ngôi sao chiếu mệnh. Có sao tốt có sao xấu. Nếu gặp sao xấu thì phải cúng dâng sao giải hạn.
+ Sao Chiếu mệnh:Theo nguyên lý Cửu diệu, các nhà Chiêm tinh xưa cho rằng mỗi năm mỗi người đều có 1 trong 9 sao chiếu. Trong đó có: – 3 sao Tốt: Thái dương, Thái Âm, Mộc đức. – 3 sao Xấu: La hầu, Kế đô, Thái bạch. – 3 sao Trung: Vân hớn, Thổ tú, Thủy diệu.
Khi ở những tuổi nhất định (có Bảng tính sẵn phía dưới) mà gặp sao hạn sẽ không may, cần giải hạn. Do đó dân gian thường làm lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng trong 12 tháng tại nhà hoặc hằng tháng tại Chùa. Khi giải hạn mỗi sao có cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị khác nhau với những ngày nhất định.
Cùng một tuổi, cùng một năm đàn ông và đàn bà lại có sao chiếu mệnh khác nhau. Trong 9 ngôi sao có sao tốt, có sao xấu, năm nào sao xấu chiếu mệnh con người sẽ gặp phải chuyện không may, ốm đau, bệnh tật. . . gọi là vận hạn. Để giảm nhẹ vận hạn người xưa thường làm lễ cúng dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà ở ngoài trời trong 12 tháng hoặc hằng tháng tại Chùa với mục đích cầu xin Thần Sao phù hộ cho bản thân, con cháu, gia đình đều được khoẻ mạnh, bình an, vạn sự tốt lành, may mắn, thành đạt và thịnh vượng. Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày trong 12 tháng như sau: Sao Thái Dương: Ngày 27 âm lịch hàng tháng Sao Thái Âm: Ngày 26 âm lịch hàng tháng
Sao Mộc Đức: Ngày 25 âm lịch hàng tháng Sao Vân Hớn (hoặc Văn Hán): Ngày 29 âm lịch hàng tháng Sao Thổ Tú: Ngày 19 âm lịch hàng tháng Sao Thái Bạch: Ngày 15 âm lịch hàng tháng Sao Thuỷ Diệu: Ngày 21 âm lịch hàng tháng Sao La Hầu: Ngày 8 âm lịch hàng tháng Sao Kế Đô: Ngày 18 âm lịch hàng tháng Tính chất sao Cửu Diêuê và lịch cúng sao giải hạn như sau : 1- Sao La Hầu : Khẩu thiê êt tinh, chủ về ăn nói thị phi, hay liên quan đến công quyền, nhiều chuyê ên phiền muô ên, bê ênh tâ êt về tai mắt, máu huyết. Nam rất kỵ, nữ cũng bi ai chẳng kém. Kỵ tháng giêng, tháng bảy. Sao La Hầu là khẩu thiê êt tinh : sao này ảnh hưởng nặng cho nam giới về tai tiếng, thị phi, kiê ên thưa, bê ênh tật tai nạn. Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 7 âm lịch nên cúng giải vào ngày 08 âm lịch, là sao La Hầu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Thiên Cung Thần Thủ La Hầu Tinh Quân”. Thắp 9 ngọn đèn lạy 9 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm lễ lúc 21 đến 23 giờ . 2- Sao Kế Đô : Hung tinh, kỵ tháng ba và tháng chín nhất là nữ giới. Chủ về ám muô êi, thị phi, đau khổ, hao tài tốn của, họa vô đơn chí; trong gia đình có viê cê mờ ám, đi làm ăn xa lại có tài lô cê mang về. Sao này kỵ nhất nữ giới, nhớ cúng giải hạn mỗi tháng hay vào tháng Kỵ là tháng 1, 3, 9 âm lịch nên cúng giải vào ngày 18 âm lịch ngày sao Kế Đô giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu vàng như sau : “Địa cung Thần Vỉ Kế Đô tinh quân”, thắp 21 ngọn đèn, lạy 21 lạy về hướng Tây . Cách Khấn : Cung thỉnh Thiên Đình Bắc vỉ cung Đại Thánh Thần vỉ Kế đô Tinh quân vị tiền. Cúng lễ vào lúc 21 đến 23 giờ. 3- Sao Thái Dương : Thái dương tinh (măt trời) tốt vào tháng sáu, tháng mười, nhưng không hợp nữ giới. Chủ về an khang thịnh vượng, nam giới gă êp nhiều tin vui, tài lô êc còn nữ giới lại thường gă êp tai ách. Sao Thái Dương: Mỗi tháng cúng ngày 27 âm lịch, khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau : “Nhật Cung Thái Dương Thiên Tử Tinh Quân”. Thắp 12 ngọn đèn, lạy 12 lạy về hướng ĐÔNG mà cúng. Làm lễ lúc 21 tới 23 giờ. Sao Thái Dương là tinh quân Tốt nhất trong các Sao Hạn như Rồng lên mây, chiếu mê ênh tháng 6, tháng 10, lô êc đến túi đầy tiền vô. Mê ênh ai chịu ảnh hưởng của sao này, đi làm ăn xa gă êp nhiều may mắn, tài lô êc hưng vượng, phát đạt. 4- Sao Thái Âm : Chủ dương tinh (mă êt trăng), tốt cho cả nam lẫn nữ vào tháng chín nhưng kỵ tháng mười. Nữ có bê ênh tâ êt, không nên sinh đẻe e có nguy hiểm. Chủ về danh lợi, hỉ sự.
Sao Thái Âm: Hàng tháng vào lúc 19 tới 21 giờ tối vào ngày 26 âm lịch, dùng 07 ngọn đèn, hương hoa trà quả làm phẩm vâ êt, cúng day mă êt về hướng Tây vái lạy 7 lạy mà khấn vái. Khi cúng phải có bài vị màu vàng, được viết như sau :”Nguyê êt Cung Thái Âm Hoàng Hâ êu Tinh Quân”. Hạp tháng 9 âl – Kỵ tháng 11 âl. 5- Sao Mô ôc Đức (Mô ôc tinh) :Triều ngươn tinh, chủ về hôn sự, nữ giới đề phòng tâ êt bê ênh phát sinh nhất là máu huyết, nam giới coi chừng bê ênh về mắt. Tốt vào tháng mười và tháng chạp âm lịch. Sao Mô cê Đức tức sao Mộc Tinh. Mỗi tháng cúng ngày 25 âm lịch, sao Mô cê Đức giáng trần. Khi cúng có bài vị màu vàng (hoă êc xanh) được viết như sau : “Đông Phương Giáp Ất Mô êc Đức Tinh Quân”. Lúc cúng thắp 20 ngọn đèn, đă êt bàn day mă êt về hướng chánh Đông lạy 20 lạy. Cúng lễ lúc 19 -21 giờ. 6- Sao Vân Hớn, hoặc Văn Hán (Hỏa tinh) : Tai tinh, chủ về tâ êt ách, xấu vào tháng hai và tháng tám âm lịch. Nam gă êp tai hình, phòng thương tâ êt, bị kiê ên thưa bất lợi; nữ không tốt về thai sản. Sao Vân Hớn tức Hỏa Dực Tinh. Mô êt hung tinh, đến năm hạn gă êp sao này Nữ giới sinh sản khó, vào tháng 2, tháng 8 xấu, nên đề phòng gặp chuyện quan sự, trong nhà không yên, khó nuôi súc vâ êt. Mỗi tháng hoă êc tháng 4 và 5 âm lịch cúng ngày 29 âm lịch, viết bài vị màu đỏ : “Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Tinh Quân”. Thắp 15 ngọn đèn day về hướng Chánh ĐÔNG mà cúng. Lạy 15 lạy. Cúng lúc 21 đến 23 giờ. 7- Sao Thổ Tú (Thổ tinh) : Ách Tinh, chủ về tiểu nhân, xuất hành đi xa không lợi, có kẻ ném đá giấu tay sinh ra thưa kiê ên, gia đạo không yên, chăn nuôi thua lỗ. Xấu tháng tư, tháng tám âm lịch. Sao Thổ Tú tức sao Thổ Tinh. Khắc kỵ vào tháng 4 và tháng 8 âm lịch, trong nhà nhiều chuyê ên thị phi, chiêm bao quái lạ, không nuôi được súc vâ êt, chẳng nên đi xa và đêm vắng. Mỗi tháng cúng ngày 19 âm lịch, lúc 21 giờ, dùng 5 ngọn đèn , hương hoa, trà quả làm phẩm vâ êt day về hướng TÂY mà khấn vái . Lạy 5 lạy . Bài vị viết như sau :”Trung Ương Mâ êu Kỷ Thổ Đức Tinh Quân”. 8- Sao Thái Bạch (Kim tinh) : Triều dương tinh, sao này xấu cần giữ gìn trong công viê êc kinh doanh, có tiểu nhân quấy phá, hao tán tiền của, đề phòng quan sự. Xấu vào tháng năm âm lịch và kỵ màu trắng quanh năm. Thái Bạch: Sao Kim Tinh : Lại rất vui cho những người mang mệnh Thuỷ mệnh Kim, vì có quý nhân giúp, nên gă êp sao này đi làm ăn xa có tiền tài của cải, trong gia đạo thêm người. Đối với người có mệnh Hỏa hay mệnh Mô êc và nữ mạng sẽ gă êp bất lợi, đề phòng tiểu nhân mưu hại hay hao tài tốn của, nhất là ở tháng 5 âm lịch . Mỗi tháng vào ngày rằm (15 âm lịch) sao Thái Bạch giáng trần, khi cúng viết bài vị màu trắng như sau : “Tây Phương Canh Tân Kim Đức Tinh Quân”. Có thể thay 2 chử Kim Đức bằng 2 chữ Thái Bạch cũng được. Làm lễ cúng lúc 19 – 21 giờ . Thắp 8 ngọn đèn , lạy 8 lạy về hướng chánh TÂY . 9- Sao Thủy Diê ôu (Thủy tinh) : Phước lộc tinh, tốt nhưng cũng kỵ tháng tư và tháng tám. Chủ về tài lô êc hỉ. Không nên đi sông biển, giữ gìn lời nói (nhất là nữ giới) nếu không sẽ có tranh cãi, lời tiếng thị phi đàm tiếu. Sao Thủy Diê êu sao Thủy Tinh, là sao Phúc Lô êc tinh. Nữ giới mang mệnh Mô êc sẽ rất vui mừng , đi làm ăn xa có lợi về tiền bạc .
Mỗi tháng hay vào tháng Kỵ tuổi là tháng 4 , 8 âm lịch, nên cúng giải hạn vào ngày 21 âm lịch, sao Thủy Diê êu giáng trần. Khi cúng viết bài vị dùng giấy màu đỏ như sau : “Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Tinh Quân”. Thắp 7 ngọn đèn , lạy 7 lạy về hướng Chánh Bắc. Cúng làm Lễ lúc 21 đến 23 giờ . + Còn về hạn mỗi người hằng năm sẽ gặp một hạn có năm tốt có năm xấu, cách xem như đã chỉ dẫn phần xem sao Cửu Diệu và hạn như bảng trên, còn về tính chất thì: 1- Huỳnh Tiền (Đại hạn) bê ênh nă êng, hao tài. 2- Tam Kheo (Tiểu hạn) tay chân nhức mỏi. 3- Ngũ Môê (Tiểu hạn) hao tiền tốn của. 4- Thiên Tinh (Xấu) bị thưa kiê ên, thị phi. 5- Tán Tâ ôn (Đại hạn) tâ êt bê ênh, hao tài. 6- Thiên La (Xấu) bị phá phách không yên. 7- Địa Võng (Xấu) tai tiếng, coi chừng tù tô êi. 8- Diêm Vương (Xấu) người xa mang tin buồn. + Cách Hóa giải Vận hạn do sao Chiếu mệnh: Theo quan niệm dân gian thì 9 ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng, từ đó hình thành tục dâng sao giải hạn vào các ngày nhất định. Để hóa giải vận hạn, cổ nhân thường cúng hay làm Lễ Dâng sao giải hạn hằng tháng tại nhà hoặc tại chùa. Về thủ tục, mỗi tuổi khác nhau (về cách bài trí nến, mầu sắc Bài vị, nội dung Bài vị, ngày cúng nhất định) nhưng có những điểm chung và riêng như sau: Sắm lễ: + Lễ vật cúng sao đều giống nhau: – Lễ vật gồm: Hương, Hoa, Quả (5 loại). Trầu, rượu, nước. Vàng, Tiền (10), Gạo, Muối. – Lễ xong hóa cả tiền, vàng, văn khấn, bài vị. + Màu sắc bài vị và cách bố trí nến trên bàn lễ khác nhau về chi tiết cụ thể: Khi gặp sao hạn chiếu, tùy tuổi, nam hay nữ mà Sao khác nhau. Tùy Sao mà cúng vào các ngày khác nhau, bàn đặt và hướng lạy, màu sắc Bài vị, nội dung chữ ghi trên Bài vị, số nến và sơ đồ cắm khác nhau, nội dung khấn cũng khác nhau. + Cách bố trí nến (đèn cầy) trên bàn cúng theo sơ đồ từng Sao như sau (còn màu sắc là của Bài vị):
Số nến trên của từng Sao được gắn khoảng giửa trên bàn lễ, bên trong cùng của bàn lễ là Bài vị. + Cách viết bài vị và màu sắc Bài vị cho từng Sao như sau:
Bài vị dán trên chiếc que cắm vào ly gạo và đặt ở khoảng giửa phía trong cùng của bàn lễ. + Mẫu văn khấn cúng giải Sao hạn như sau: Dùng khấn cúng giải sao hạn, lá sớ có nô êi dung tùy theo tên Sao Hạn hàng năm mà ghi theo mẫu sau đây, đốt ba cây nhang quỳ lạy ba lạy rồi đọc : – Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. – Nam mô Hiệu Thiên chí tôn Kim Quyết Ngọc Hoàng Thượng đế. – Con kính lạy Đức Trung Thiện tinh chúa Bắc cựcTử Vi Tràng Sinh Đại đế. – Con kính lạy ngài Tả Nam Tào Lục Ty Duyên Thọ Tinh quân. – Con kính lạy Đức Hữu Bắc Đẩu cửu hàm Giải ách Tinh quân. – Con kính lạy Đức Nhật cung Thái Dương Thiên tử Tinh quân. – Con kính lạy Đức Thượng Thanh Bản mệnh Nguyên Thần Chân quân. Tín chủ (chúng) con là:………………………………………. Tuổi:………………………… Hôm nay là ngày…… tháng………năm….., tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương,
thiết lập linh án tại (địa chỉ)……………………………………………………………để làm lễ giải hạn sao …………………….. chiếu mệnh, và hạn:……………………… Cúi mong chư vị chấp kỳ lễ bạc phù hộ độ trì giải trừ vận hạn; ban phúc,lộc, thọ cho con gặp mọi sự lành, tránh mọi sự dữ, gia nội bình yên, an khang thịnh vượng. Tín chủ con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! (Và quỳ lạy theo số lạy của từng sao theo phần “Tính chất sao Cửu Diê êu…” đã nói ở trên) Phương pháp tính sinh trai hay gái. Sinh trai hay gái là do lẽ tự nhiên của tạo hóa. Nhưng khi cuộc sống phát triển, nhu cầu sinh trai hay gái cũng xuất hiện. Nhiều gia đình sinh con một bề muốn cho “có nếp có tẻ” đối khi rất muốn sinh con theo giới tính được định sẵn. Khoa học hiện đại cũng có nhiều công trình nghiên cứu về việc này. Chúng tôi Tổng Hợp dưới đây là những phương pháp còn lưu truyền trong dân gian thuộc cổ học Đông phương để các bậc phụ huynh tham khảo. Phương pháp thứ I Lấy tuổi vợ chồng theo tuổi Âm lịch, sau đó cộng tuổi vợ chồng trừ đi 40. Nếu số dư trên 40 tiếp tục trừ đi 40. Lấy số dư còn lại đầu tiên trừ 9, tiếp tục trừ 8, lại trừ 9, trừ 8… cho đến khi số dư nhỏ hơn hoặc bằng 9 -8 thì thôi. 1 – Hiệu số cuối cùng còn lại là số chẵn thì cấn bầu trong năm sinh trong trong năm là con trai. Ngược lại cấn bầu ngoài năm sinh trong năm là con gái. 2 – Hiệu số cuối cùng còn lại là số lẻ thì cấn bầu trong năm sinh trong trong năm là con gái. Ngược lại cấn bầu ngoài năm sinh trong năm là con trai. Thí dụ: Tuổi chồng 37. Tuổi vợ 32. Tổng số 69. 69 – 40 = 29. 29 – 9 = 20. 20 – 8 = 12. 12 – 9 = 3. Theo phương pháp này: Nếu hai vợ chồng này cấn bầu trong năm và sinh trong năm sẽ sinh con gái. Ngược lại, cấn bầu trong năm nay và sinh trong năm tới sẽ sinh con trai. Phương pháp thứ II Phương pháp này bắt đầu từ một bài ca quyết lưu truyền sau đây: Nguyên văn: 49 từ xưa đã định rồi.
Cộng vào tháng đẻ để mà chơi. Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy! Thêm vào 19 để chia đôi. Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn. Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mười. Như vậy; nếu chúng ta gọi tháng sinh là “n” và tuổI mẹ là “M” thì sẽ có bài toán là: (49 + n – M +19): 2 Giản lược công thức trên , ta có: (68 + n – M) :2. Thí dụ: Mẹ 32 tuổi, sinh con tháng 9 Âm lịch. Thay vào công thức trên ta có: n = 9; M = 32. (68 + 9 – 32): 2 = 22. 5. Lẻ. Theo phương pháp này thì bà mẹ 32 tuổi sinh tháng 9 sẽ là con gái. Phương pháp thứ III Ứng dụng bảng tổng kết theo Lịch Vạn sự về “tháng thụ thai sinh trai hay gái” như sau:
Theo bảng này, chúng ta xem cột tuổi người mẹ phía trên từ 18 đến hết 40. Cột dọc bên trái ứng với tháng thụ thai. Nếu rơi vào ô có dấu “+” là sinh con trai, dấu “0” là con gái. Tương truyền đây là bảng tổng kết của các quan Thái Giám trong cung đình xưa. Cách kết hợp ba phương pháp
Ba phương pháp này lưu truyền rời rạc trong dân gian. Chúng đều khó kiểm định tính hiệu quả cho từng phương pháp. Nhưng chúng tôi nhận xét thấy rằng: 1 – Phương pháp I tính năm sinh con theo ý muốn. 2 – Phương pháp II tính tháng sinh con theo ý muốn. 3 – Phương pháp III tính tháng cấn bầu để sinh con theo ý muốn. Ba phương pháp này tuy khác nhau nhưng không phủ định nhau về nguyên tắc. Bởi vậy, sự kết hợp cả ba phương pháp sẽ cho chúng ta một xác xuất cao hơn. 1 – Trước hết chúng ta áp dụng phương pháp thứ I để xác định một cách tổng quát nên cấn bầu và sinh trong năm hay cấn bầu năm nay sinh năm tới. 2 – Sau đó áp dụng phương pháp thứ II. Giả thiết rằng chúng ta cần một con số chẵn cho tháng sinh thì – Khi tuổi mẹ lẻ, tháng sinh phải lẻ và ngược lại thì kết quả của công thức trên sẽ cho ra một số chẵn. 3 – Sau khi xác định được tháng sinh là lẻ (Hoặc chẵn), lúc đó ta áp dụng phương pháp thứ III. Giả thiết tháng sinh lẻ, ta sẽ chọn trong bảng tháng thụ thai thích hợp với tháng lẻ hoặc chẵn cần tìm. Thí dụ: Chồng 31, vợ 27. * Giả thiết rằng vợ chồng này muốn sinh con trai. I – Ứng dụng phương pháp thứ I Cộng tuổi vợ chồng 31 + 27 = 58. 58 – 40 = 18. 18 – 9 = 9 9 – 8 = 1. Như vậy số dư là 1 là số lẻ. Sang năm vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 3 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con gái và ngoài năm sẽ là con trai. Vậy theo điều kiện của phương pháp I thì muốn sinh con trai phải có bầu trong năm này và sinh vào năm sau. II – Ứng dụng phương pháp II Sau khi xác định phải có bấu trong năm nay và sinh năm sau, ta ứng dụng phương pháp II để chọn tháng sinh con theo công thức: (68 + n – M): 2. Ta có: Tuổi mẹ M = 27.
Thay thế vào công thức trên ta có: (68 + n – 27): 2 = (41 +n): 2. “n” là tháng sinh. Như vậy để thỏa mãn tháng sinh chẵn con trai thì tháng sinh phải chọn tháng lẻ. III – Ứng dụng phương pháp III. Sau khi xác định phải sinh trong tháng lẻ và phải cấn bầu năm nay (27 tuổi) và sinh năm sau (28 tuổi), ta tra bảng trên để tìm một tháng lẻ trong năm 28 tuổi (Như 1 – 3 – 5 – 7 ….) và tính lùi 9 tháng để rơi vào một tháng cấn bầu thích hợp có dấu +. Cụ thể là: Nhìn vào cột ngang ô người mẹ 28 tuổi (Giả thiết năm hiện tại là 27, sinh vào sang năm là 28). Nhưng tháng lẻ có khả năng sinh con trai theo phương pháp II là 1 – 3 – 5 – 7 . – Trường hợp chọn tháng Giêng năm 28 tuổi thì cấn bầu tháng 6 năm 27 tuổi. Cấn bầu tháng 6 năm 27 tuổi bảng cho biết khả năng sinh con trai (Dấu +). – Trường hợp chọn tháng Ba thì cấn bấu tháng 8 năm 27 tuổi. Cấn bầu tháng 8 năm 27 tuổi, bảng cho biết khả năng sinh con trai (Dấu +) – Trường hợp chọn tháng Năm thì cấn bấu tháng 10 năm 27 tuổi. Cấn bầu tháng 10 năm 27 tuổi, bảng cho biết sinh con gái (Dấu 0). Không thỏa mãn giả thiết trên. Như vậy, khi kết hợp cả ba phương pháp, cho người mẹ 27 tuổi chồng 31 thì điều kiện thỏa mãn cả ba phương pháp là cấn bầu tháng 6 hoặc 8 năm vợ 27 tuổi và sinh vào năm 28 tuổi. * Giả thiết rằng vợ chồng này muốn sinh con gái. I – Ứng dụng phương pháp thứ I Cộng tuổi vợ chồng 31 + 27 = 58. 58 – 40 = 18. 18 – 9 = 9 9 – 8 = 1. Như vậy số dư là 1 là số lẻ. Sang năm vợ chồng đều cộng lên 2 tuổi sẽ có số dư 3 cũng là số lẻ. Do đó nếu có bầu và sinh con trọn năm sẽ là con gái. Vậy theo điều kiện của phương pháp I thì muốn sinh con gái phải có bầu và sinh trọn trong năm nay, hoặc có bầu và sinh trọn trong năm sau. II – Ứng dụng phương pháp II Sau khi xác định phải có bấu và sinh trọn trong năm nay (Hoặc trọn năm sau), ta ứng dụng phương pháp II để chọn tháng sinh con theo công thức: (68 + n – M): 2. Ta có: Tuổi mẹ M = 27. Thay thế vào công thức trên ta có:
(68 + n – 27): 2 = (41 +n): 2. “n” là tháng sinh. Như vậy để thỏa mãn tháng sinh lẻ con gái thì tháng sinh phải chọn tháng chẵn. III – Ứng dụng phương pháp III. Sau khi xác định phải sinh trong tháng chẵn và phải cấn bầu và sinh trọn năm nay (27 tuổi); hoặc trọn năm sau (28 tuổi), ta tra bảng trên để tìm một tháng chẵn trong năm 27 (Hoặc 28) tuổi (Như 2 – 4 – 6 – 8 ….) và tính lùi 9 tháng để rơi vào một tháng cấn bầu thích hợp có dấu +. Như vậy, ta đã ứng dụng cả ba phương pháp cho giả thiết vợ chồng trong thí dụ trên sinh con gái. Nhưng dân gian ta có câu:“Người tính không bằng trời tính” Bởi vậy, cũng xin lưu ý là moị chuyện theo tự nhiên là tốt nhất. Tuy kết quả trên khá chính xác. Nhưng còn số phận người đó có thể sinh trai hay gái hay không lại là chuyện khác. Muốn thay đổi số phận, điều đầu tiên phải tạo phúc đức đã. Chúc vạn sự như ý.
Cách xem và tính tuổi làm nhà Xem tuổi của ai? Theo quan niệm truyền thống “lấy vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”, nguyên nhân là do việc làm nhà (dương trạch) cần phải chọn người nam (thuộc dương) để thuận lý âm dương. Chỉ những gia đình không có người đàn ông thì mới xem tuổi của người nữ đóng vai trò chủ chốt cho sự tồn tại và phát triển của ngôi nhà đó. Ngoài tuổi, cần xem thêm thời điểm động thổ có phù hợp với các thành viên trong gia đình và người đàn ông đứng ra động thổ hay không. Trên thực tế một số gia đình đã dùng phương pháp “không dính líu” để động thổ xây dựng, tức là không cần xem hợp hay không hợp với ai trong nhà, họ mượn tuổi người quen nào đó, thậm chí có thể là chính tuổi của người thầu xây dựng để nhờ làm lễ khởi công động thổ giúp, đến khi dọn về nhà mới thì xem ngày giờ nhập trạch. Xem tuổi như thế nào? Người được tuổi làm nhà năm đó là người có tuổi không phạm vào kim lâu, hoang ốc, tam tai. Mục đích chọn thời điểm đẹp nhất cho việc xây dựng là để mọi việc được thuận buồm xuôi gió, cuộc sống trong nhà được ôn hòa, tài lộc thịnh vượng sau này. Tuổi được tính là tuổi mụ = năm xây nhà năm sinh + 1. Làm nhà năm phạm tam tai dễ gặp điều không may hay gặp các tai họa không lường trước. Năm phạm kim lâu làm nhà, vào tuổi này thì bản thân người làm nhà sẽ bị hại, vợ con, súc vật, công việc sẽ bị tổn hại (tùy vào cung bị phạm). Hoang ốc có nghĩa là địa sát, ngôi nhà nếu phạm phải thì sẽ xấu. Nếu tuổi của một người phạm tam tai mà không phạm kim lâu, hoang ốc thì cũng có thể chấp nhận được. Phạm vào kim lâu hoặc hoang ốc thì tuyệt đối không nên tiến hành xây dựng, sửa chữa nhà cửa mà nên đợi năm khác, hoặc tiến hành thủ tục mượn tuổi. Tuy nhiên, có rất ít tuổi không phạm phải 3 hạn kiêng kỵ một lúc. Do vậy, khi chọn năm làm nhà cần phải cân nhắc kỹ xem năm
rơi vào hạn có thực sự xấu hay không. Cách tính tuổi làm nhà Hoang ốc Theo các tài liệu về Trạch cát dân gian, vòng tính tuổi hoang ốc chia ra làm 6 cung: nhất cát, nhì nghi, tam địa sát, tứ tấn tài, ngũ thọ tử, lục hoang ốc. Cách tính là khởi tuổi bắt đầu 10 tại nhất cát, 20 tại nhì nghi, 30 tại tam đại sát, 40 tại tứ tấn tài, 50 tại ngũ thọ tử, 60 tại lục hoang ốc, 70 lại bắt đầu từ nhất cát… Lục cung hoang ốc có ý nghĩa như sau: Nhất cát: Làm nhà tuổi này sẽ có chốn an cư tốt, mọi việc hanh thông, thuận. Nhì nghi: Làm nhà sẽ có lợi, nhà cửa hưng vượng, giàu có. Tam địa sát: Làm nhà là phạm, gia chủ sẽ mắc bệnh tật. Tứ tấn tài: Làm nhà phúc lộc sẽ tới. Ngũ thọ tử: Làm nhà là phạm, trong nhà chia rẽ, lâm vào cảnh tử biệt sinh ly. Lục hoang ốc: Làm nhà bị phạm, khó thành đạt được. Nhìn vào đây có thể thấy, tuổi gia chủ ở vào các cung: nhất cát, nhì nghi, tứ tấn tài mà làm nhà thì thuận tốt. Còn nếu ở vào các cung: tam địa sát, ngũ thọ tử, lục hoang ốc thì bị phạm, cần kiêng tránh. Kim lâu Tuổi của con người được sắp xếp vào 9 cung gồm 8 cung trong bát quái là càn, đoài, ly, tốn chấn, cấn, cung ngũ trung. Trong 9 cung đó nếu tuổi nào rơi vào cung càn là kim lâu thê gây họa cho vợ người chủ; Cung cấn lâu tử gây họa cho con người chủ: Cung tôn là kim lâu lục súc gây họa cho vật nuôi trong nhà; Cung khôn là kim lâu thân gây hại cho bản thân gia chủ; Các cung còn lại thì tốt hoặc trung dung. Cách đơn giản để tính kim lâu là lấy tuổi mụ của người cần tính chia cho 9 nếu dư 1 là kim lâu thân, dư 3 là kim lâu thê, dư 6 là kim lâu tử, dư 8 là kim lâu lục súc. Tam tai Theo phong thủy ngũ hành, hạn tam tai tức là hạn của 3 năm liên tiếp đến với mỗi tuổi. Trong một đời người, cứ 12 năm thì có 3 năm liên tiếp gặp hạn tam tai. Những người thân, tí, thìn: Tam tai tại các năm dần, mão, thìn. Những người tuổi dần, ngọ, tuất: Tam tai tại các năm thân, dậu, tuất. Những người tuổi hợi, mão, mùi: Tam tai tại những năm tỵ, ngọ, mùi.
Những người tuổi tỵ, dậu, sửu: Tam tai tại những năm hợi, tý, sửu .
Hoàng Nam